You are on page 1of 10

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: KĨ NĂNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH
ÁN LỆ
----------*----------

Chủ đề:

Án lệ Entick v Carrington (1765) EWHC KB


J98
Nhóm : 03

Lớp : N01.TL1

Hà Nội, 2023
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM

MSSV HỌ VÀ TÊN VAI TRÒ ĐÁNH GIÁ CHỮ KÍ

462315 Phạm Ngọc Diệp Nhóm trưởng A

462317 Hoàng Trường Giang Thành viên A

462318 Nguyễn Bảo Giang Thành viên A

462319 Phạm Hương Giang Thành viên A

462320 Nguyễn Vinh Hiển Thành viên A

Kết quả chấm bài của GV 1:……...


Kết quả chấm bài của GV 2:………
Điểm số:………

Hà Nội. ngày 20 tháng 03 năm 2023


Nhóm trưởng
(Kí và ghi rõ họ tên) )

Phạm Ngọc Diệp )

1
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 3

B. NỘI DUNG............................................................................................................... 3

I. TÓM TẮT ÁN LỆ..................................................................................................3

1.1.  Các bên liên quan...........................................................................................3

1.2. Sự kiện pháp lý...............................................................................................3

1.3. Vấn đề pháp lý................................................................................................4

1.4. Kết luận của cơ quan giải quyết tranh chấp.....................................................4

1.5. Lập luận của tòa án.........................................................................................4

1.6. Luật áp dụng...................................................................................................4

1.7. Cấp đưa ra án lệ..............................................................................................4

II. NÊU QUAN ĐIỂM, ĐƯA RA MỘT SỐ LẬP LUẬN VÀ LỜI TUYÊN ÁN
KHÁC........................................................................................................................ 4

III. BÌNH LUẬN NGUYÊN TẮC PHÁP LÝ ĐƯỢC TẠO RA BỞI ÁN LỆ............6

IV. TẦM ẢNH HƯỞNG CỦA ÁN LỆ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT PHÁP
NGÀY NAY..............................................................................................................8

C. KẾT LUẬN............................................................................................................... 9

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................10

2
A. MỞ ĐẦU
Án lệ là một trong những nguồn quan trọng và đặc trưng của hệ thống Common
law và pháp luật nước Anh nói riêng. Án lệ hay bởi tính thực tiễn cao, thể hiện sự
khách quan, công bằng và có khả năng khắc phục những lỗ hổng pháp luật một cách
nhanh chóng và kịp thời. Mỗi bản án đều sẽ trở thành nguyên tắc có giá trị bắt buộc
đòi hỏi thẩm phán trong hệ thống cơ quan Tòa án căn cứ, vận dụng khi xét xử các
trường hợp tương tự. Tuy nhiên, để quá trình xét xử này được diễn ra một cách linh
hoạt, sáng tạo đòi hỏi các nhà làm luật cần phải làm quen với văn hóa án lệ, trau dồi
những kỹ năng nghiên cứu và phân tích những bản án hết sức phức tạp. Hiểu rõ tầm
quan trọng của những kỹ năng trên trong quá trình xây dựng và phát triển án, nhóm
xin làm sáng tỏ vấn đề trên bằng nghiên cứu án lệ: “Entick v Carrington (1765)
EWHC KB J98”. 

B. NỘI DUNG
I. TÓM TẮT ÁN LỆ1
1.1.  Các bên liên quan
- Nguyên đơn: Ông Entick
- Bị đơn: Ông Carrington và 3 người khác
- Nơi giải quyết tranh chấp: Tòa án thỉnh cầu Phổ thông (Court of Common Pleas)
- Thời điểm giải quyết tranh chấp: 1765
- Thẩm phán giải quyết tranh chấp: ông Lord Camden
1.2. Sự kiện pháp lý 
- Năm 1765, chính quyền thời đó nghi ngờ Entick là tác giả của bài viết ẩn danh có
tên: “Những lời xúc phạm đầy tai tiếng với Chính quyền hoàng tộc và hai viện Quốc
hội”
- Bá tước của vùng Halifax đã đưa ra lệnh khám xét nhà Entick
- Theo lệnh khám xét, Carrington và ba sĩ quan khác đã đột nhập vào nhà của Entick
khi “không có sự cho phép của Entick và đi ngược lại với ý chí của ông”

1
The Case of Seizure of Papers, being an Action of Trespass by JoHN ENTICK, Clerk, against NATHAN
CARRINGTON and three other Messengers in ordinary to the King, Court of Common-Pleas, Mich. Term: 6
GEORGIE III. A. D. 1765
https://archive.law.upenn.edu/live/files/2509-entick-v-carrington

3
- Carrington và ba sĩ quan đã phá cửa, khóa, và các vật dụng khác như thùng, hộp, tủ,
lục soát nhà của Entick trong 4 tiếng để tìm chứng cứ, lục soát nhiều giấy tờ cá nhân
và gây ra thiệt hại đáng kể
- Nhiều tài liệu và vật dụng cá nhân đã bị mất, cụ thể như: 100 biểu đồ in, 100 tờ
rơi,... 
- Entick đã kiện họ vì gây thiệt hại và yêu cầu đền bù £2000
1.3. Vấn đề pháp lý 
- Xem xét rằng bên bị đơn có thật sự đã “xâm phạm trái phép” không 
- Liệu chính phủ có được phép thực hiện các hành vi vi phạm quyền riêng tư và quyền
sở hữu tài sản của công dân không.
1.4. Kết luận của cơ quan giải quyết tranh chấp
Tòa án đưa ra kết luận rằng bị đơn đã xâm phạm trái phép vào nơi ở của nguyên đơn.
Một cá nhân có quyền ngăn cản bất kỳ ai xâm phạm vào nơi ở của mình trừ khi việc
xâm phạm đó được pháp luật cho phép. Chỉ khi pháp luật cho phép một người thực thi
pháp luật được xâm phạm thì điều đó mới xảy ra. Còn không thì bất kỳ sự xâm phạm
nào đều là xâm phạm trái phép. Tất cả hành vi tiến vào nơi ở của người khác mà không
có giấy phép đều bị cấm.
1.5. Lập luận của tòa án
Thẩm phán Camden đưa ra lập luận “…nếu điều này được cho phép thì nó đã được
viết trong bộ luật, nhưng trên thực tế lại không luật nào cho phép điều này trong nước
ta. Pháp luật Anh rất tôn trọng quyền sở hữu tài sản của cá nhân, đến mức chẳng ai
dám đặt chân vào nhà hàng xóm nếu không có sự đồng ý của người đó…”
1.6. Luật áp dụng
Luật được áp dụng trong vụ tranh chấp là là Luật Xâm phạm. Ngoài ra thẩm phán
Camden còn dùng nguyên tắc áp dụng pháp luật của Dicey để củng cố những lập luận
của ông. Nguyên tắc này nói về việc pháp luật được xây dựng và phải áp dụng đúng
theo quy định và bình đẳng luôn phải được ưu tiên trong pháp luật. Điều này đồng
nghĩa rằng không ai ở trên pháp luật, bất kể địa vị, quyền hạn của người đó.
1.7. Cấp đưa ra án lệ
Court of Common Pleas là một trong những tòa án cấp cao của Anh thời đó. Án lệ
được đưa ra từ tòa án này sẽ có hiệu lực với những tòa án ở cấp thấp hơn.

4
II. NÊU QUAN ĐIỂM, ĐƯA RA MỘT SỐ LẬP LUẬN VÀ LỜI TUYÊN ÁN KHÁC
Nhóm không hoàn toàn đồng ý với quan điểm của Thẩm phán Lord Camden
khi kết luận rằng: “Carrington và 3 sĩ quan còn lại phải chịu trách nhiệm về việc khám
xét nhà của Entick”. Nhóm tự đặt ra những câu hỏi rằng liệu tất cả các quy định được
áp dụng trong cuộc sống đều phải căn cứ vào văn bản luật? Bá tước Halifax có phải
chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc xâm phạm nhà của Entick hay không trong khi
đang có nghi ngờ nguyên đơn có tài liệu phỉ báng?
Thứ nhất, về lập luận, thẩm phán Camden cho rằng: “Nếu đó là luật, nó sẽ
được tìm thấy trong sách của chúng tôi. Nếu nó không được tìm thấy ở đó, thì đó
không phải là luật”. Lập luận này khẳng định ý chí thượng tôn pháp luật của thẩm
phán cũng như đồng tình ý chí với bộ quy tắc của Albert Venn Dicey2 mà ông ấy đã sử
dụng. Thế nhưng, đặt vào chế độ quân chủ lập hiến của Anh thì lập luận này của ông
Camen là không hợp lý. 
Sở dĩ, Anh vốn là một nước có Hiến pháp không thành văn 3. Trong bộ máy
chính trị nước Anh, Nghị viện được coi là cơ quan quyền lực tối cao, nghĩa là, Nghị
viện có khả năng phán xét mọi vấn đề pháp luật và không bị hạn chế quyền lực theo
những quyết định của các cơ quan tiền nhiệm. Do đó Nghị viện có toàn quyền trong
việc ban hành đạo luật mà không ai có thể ngăn cản và không phải chịu bất cứ sự ràng
buộc của Hiến pháp. Cũng bởi vì vậy mà các quy phạm pháp luật của Anh không được
hệ thống hóa mà hình thành trong tục lệ, án lệ. Ngoài ra, người Anh định nghĩa pháp
luật là đại diện của công bằng, công lý nên pháp luật là các quy tắc do cuộc sống tạo
lập nên, không thể tìm thấy trong luật thành văn. Cũng vì lẽ đó mà người Anh từ rất
lâu đã thừa nhận tập quán hiến pháp. Đó là những quy tắc bắt buộc đối với một số
hành vi chính trị được hình thành từ lâu trong đời sống chính trị. 
Như vậy có thể thấy, không phải bất cứ điều luật nào được sử dụng ở nước Anh
đều là điều luật thành văn hay được ghi chép lại trong một văn bản luật bất kì nào đó.
Những điều luật được thực thi hoàn toàn có thể là tập quán pháp và nó được công nhận
như một nguồn, quy phạm pháp luật. Điều này trái ngược hoàn toàn với quan điểm
“nếu không tìm thấy ở trong sách, thì đó không phải luật” của thẩm phán Camden.
Thứ hai, nếu thật sự trong lúc khám xét họ phát hiện ra Entick đã viết những tài
liệu bôi nhọ, phỉ báng nhà nước thật, thậm chí có ý định phản quốc thì liệu hành động
2
(2011) Nguyễn Ngọc Tuệ, Dicey và pháp quyền của Vương quốc Anh, Nghiên cứu lập pháp
http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207516#:~:text=Dicey%20cho%20r%E1%BA
%B1ng%3A%E2%80%9CN%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Anh,c%E1%BB%A7a%20b%E1%BB%99%20m
%C3%A1y%20nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc
3
NXB Thống Kê, Tuyển tập Hiến pháp một số nước trên thế giới
https://thuvien.quochoi.vn/sites/default/files/ruot_hien_phap_mot_so_nuoc_12-1_layout_1.pdf

5
này có đáng lên án không? Mối nguy hiểm chính ở đây không phải là sự xâm phạm
ngắn ngủi mà Halifax đề nghị mà là thiệt hại lâu dài hơn mà Entick có thể gây ra cho
chính phủ. Nhóm cho rằng, mục đích chủ yếu của Halifax có thể chấp nhận được nếu
đứng trên cương vị là một bá tước, là người nắm giữ quyền lực trong đất nước. Ông có
sự nghi ngờ chính đáng thông qua những sự kiện đã tìm hiểu được, có căn cứ để yêu
cầu lệnh khám xét và điều tra Entick. Nếu Entick thật sự có những tài liệu phỉ báng đất
nước thì việc làm của Carrington và các sĩ quan cũng chỉ nhằm mục đích chung đang
hy sinh lợi ích cá nhân để bảo vệ lợi ích chung. Entick thừa nhận rằng bá tước vùng
Halifax có quyền ban hành lệnh bắt chung đối với tội phản quốc nhưng không phải đối
với tội nhẹ hơn là phỉ báng nổi loạn4. Lord Camden đồng ý với quan điểm này bởi ông
sẽ không cấm việc sử dụng lệnh khám xét đối với “tội phản quốc” nhưng trong vụ án
này, Entick rõ ràng không bị nghi ngờ kết vào tội nghiêm trọng như vậy.
Theo quan điểm của nhóm, lời tuyên án khác nên là: Bá tước Halifax chỉ nên bị
xét xử do yêu cầu các sĩ quan thực hiện việc khám xét quá tàn nhẫn và hung bạo thông
qua việc phá cửa, phá rương còn việc đưa ra lệnh khám xét là hợp lý, đặc biệt là trong
bối cảnh chính trị phức tạp của nước Anh lúc bấy giờ. 
III. BÌNH LUẬN NGUYÊN TẮC PHÁP LÝ ĐƯỢC TẠO RA BỞI ÁN LỆ
Án lệ Entick v Carrington đã tạo ra một nguyên tắc pháp lý mới trong hệ thống
luật pháp nước Anh, đó là nguyên tắc giới hạn quyền lực của ngành hành pháp.
Nguyên tắc này có ý nghĩa sâu sắc đối với các quốc gia theo hệ thống Common law
nói chung và nền tư pháp nước Anh nói riêng. Nguyên tắc này đã xác định phạm vi
quyền lực Nhà nước và khẳng định rằng quyền riêng tư là quyền cơ bản của mỗi
người. 
Thứ nhất, nguyên tắc này đã xác định phạm vi quyền lực Nhà nước, nghĩa là
chính quyền chỉ được phép hành xử và quyết định theo đúng các quy định của pháp
luật. Cụ thể, trong vụ án Entick v Carrington (1765) nêu trên, Quốc vương và Chính
phủ chỉ được phép hoạt động  trong lĩnh vực hành pháp, không thể thực thi công quyền
trừ khi việc thực thi quyền lực ấy đã được quy định trong một số điều luật cụ thể.
Chính phủ thực thi quyền lực của mình trên cơ sở các đạo luật do Nghị viện ban hành
và theo nguyên tắc “hành chính phải hợp pháp” tức  phải phù hợp với các đạo luật đó.
Trong án lệ này, quyết định của thẩm phán Camden như một phương thức để kiểm
soát quyền lực của nhánh hành pháp và ngăn chặn các cá nhân, cơ quan hành pháp
vượt thẩm quyền, quyền hạn được pháp luật cho phép. Hơn nữa, bất kì tình huống, vụ
việc đặc biệt hay cấp bậc nào cũng không cho phép một cá nhân có thể “đứng trên”
4
Xem id. tại 814. Sau đó, Glynn nhắc lại rằng quyền lực của chính phủ mở rộng hơn trong
trường hợp phản quốc được biện minh bởi vì nó “đòi hỏi [d] sự can thiệp ngay lập tức vì lợi ích
của công chúng.” 815

6
các quy định của luật pháp. Những trường hợp cá nhân tuân theo mệnh lệnh của cấp
trên mà trái với luật thì cá nhân đó cũng phải chịu trách nhiệm, chịu những hình phạt
mà pháp luật quy định. 
Thứ hai, nguyên tắc này có giá trị trong việc tôn trọng và đề cao các quyền cơ
bản của con người. Tất cả các quyền riêng tư, quyền tài sản, quyền tự do, quyền nhân
thân đều được pháp luật bảo vệ một cách tối đa. Lệnh khám xét chỉ có thể được đề ra
trong trường hợp đối tượng, địa điểm, hàng hóa dự định khám xét nằm trong nghi vấn
phạm vào những tội đặc biệt nghiêm trọng. Việc khám xét này cũng phải do cơ quan,
cá nhân có đúng thẩm quyền được phép khám xét ra quyết định và phải được thực hiện
theo đúng trình tự, thủ tục. Cần lưu ý rằng quá trình khám xét không làm phương hại
đến các quyền cơ bản của mỗi cá nhân. Nghĩa là, một cá nhân có quyền ngăn cản bất
kỳ ai tiếp cận đất đai (tài sản) của mình trừ khi quyền tiếp cận đó được pháp luật cho
phép. Từ xa xưa, pháp luật Anh  luôn đề cao vai trò của người đàn ông trong việc bảo
vệ “tổ ấm” của mình. Ví dụ như theo truyền thống cổ luật Anh, nếu bị can giết người
để tự vệ chính đáng, anh ta vô tội, tuy nhiên lại bị tước hết những quyền về tài sản.
Nhưng trong vụ Semayne năm 1605, bị can không bị tước những quyền đó, vì thẩm
phán lập luận, anh ta buộc phải giết người để bảo vệ “home” - tổ ấm của mình. Hoặc
vào năm 1606, thẩm phán trong một vụ khác đã tuyên bố, gió hay mưa có thể lọt vào
nhà, nhưng Vua cũng không được vào nhà thường dân nếu chưa được chủ nhà cho
phép. Và trong vụ Entick kiện Carrington năm 1765, cái tinh thần “nhà là pháo đài bất
khả xâm phạm” đã được thẩm phán viện dẫn để xét xử.  Thậm chí, không thể biện
minh rằng việc xâm phạm tư gia của một công dân là hy sinh lợi ích của cá nhân để
đảm bảo cho lợi ích chung của cộng đồng như trong án lệ trên bởi bảo vệ tài sản cá
nhân có mối liên hệ mật thiết với bảo vệ quyền tự do tư tưởng và biểu đạt chính trị.
Đây là một quyền cơ bản, thiêng liêng và quan trọng của mỗi con người mà không thể
bị xâm phạm.
IV. TẦM ẢNH HƯỞNG CỦA ÁN LỆ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT PHÁP
NGÀY NAY
Án lệ đã ăn sâu vào thực tiễn xét xử của tòa án Anh quốc, trở thành một nguồn
pháp luật quan trọng hàng đầu ở nước này thời bấy giờ và cả tương lai về sau. “Entick
v Carrington” là một án lệ có sức ảnh hưởng và tầm quan trọng như vậy. Không chỉ
ảnh hưởng đến pháp luật Anh mà còn tạo tiền đề cho nhiều phán quyết của các thẩm
phán các quốc gia trên thế giới trong những vụ án sau này. 
Thứ nhất, án lệ Entick v Carrington là bước đệm đầu tiên trong sự phát triển của
học thuyết về nhà nước pháp quyền, đặt nền móng ban đầu cho sự phân định quyền lực
giữa tòa án và cơ quan hành pháp. Giám sát tư pháp có một lịch sử lâu dài, ở Anh, án

7
lệ Entick v Carrington từ những năm 1765 đã khẳng định nguyên tắc bó buộc chính
quyền phải hành xử và quyết định theo đúng các quy định của pháp luật. Phán quyết
trong án lệ Entick v Carrington đã thiết lập các giới hạn của quyền hành pháp trong
luật pháp Anh rằng nhà nước chỉ có thể hành động hợp pháp theo cách được quy định
bởi quy chế hoặc thông luật. Tòa án tối cao của Anh và xứ Wales cho rằng các cơ quan
công quyền chỉ có thể hành động theo quyền hạn mà luật pháp trao cho họ. Và sau đó,
chế định này dần dần được củng cố và phát triển qua thời gian. Người Anh, theo bước
chân chinh phục, đã mang cả truyền thống pháp luật của mình đến các vùng đất mới
như Mỹ, Úc, New Zealand, Singapore, Hồng Kông v.v.. Tòa án Tối cao Hoa Kỳ vận
dụng khéo léo thẩm quyền tư pháp được trao trong bản Hiến pháp thành văn đầu tiên
của thế giới năm 1787 đã khéo léo nâng tầm giám sát tư pháp thông thường đối với
nhánh hành pháp, thành tài phán hiến pháp áp dụng cho cả luật của Quốc hội. Có lẽ lấy
cảm hứng từ chế định này, các quốc gia khác dần dần kiến tạo ra các mô hình bảo hiến
khác sử dụng Tòa án Hiến pháp và Hội đồng Hiến pháp độc lập.  
Thứ hai, án lệ Entick v Carrington cũng đặt nền móng cho Tu chính án thứ tư
(The fourth Amendment) đối với Hiến pháp Hoa Kỳ. Tu chính án thứ tư của Hoa Kỳ
với nội dung chính về việc đảm bảo quyền của mọi người trước những cuộc khám xét
và tịch thu vô lý của các cấp chính quyền. Nằm trong 10 Tu chính án đầu tiên của Hoa
Kỳ và được phê chuẩn thành Đạo luật nhân quyền, Tu chính án thứ tư bàn về sự hạn
chế quyền lực của chính quyền liên bang, bảo vệ quyền của tất cả công dân và những
người sinh sống trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Tuyên ngôn nhân quyền cũng hạn chế quyền
của các chính quyền liên bang bằng cách cấm chính quyền liên bang tước quyền tự do
hay tài sản của bất cứ người nào mà không thông qua tố tụng pháp luật. Cụ thể, trong
Khoản 6 Tu chính án thứ tư của Hoa Kỳ quy định rằng: “Quyền của con người được
đảm bảo về thân thể, nhà cửa, giấy tờ và tài sản khỏi mọi sự khám xét và thu giữ sẽ
không bị vi phạm. Không một lệnh bắt giam hoặc khám xét nào được cấp nếu không
có lý do xác đáng căn cứ vào lời tuyên thệ hoặc sự xác nhận trong đó đặc biệt miêu tả
rõ địa điểm khám xét, người và đồ vật bắt giữ.”5 

C. KẾT LUẬN
Trên đây là toàn bộ những nghiên cứu của nhóm thông qua án lệ “Entick v
Carrington (1765) EWHC KB J98”. Khi tiến hành nghiên cứu án lệ, nhóm nhận thấy
rõ sự cần thiết và tính ứng dụng của việc phải thành thạo kỹ năng phân tích một vụ
việc, bản án. Điều này không những giúp chúng ta hiểu rõ hơn về pháp luật của một
quốc gia lớn và tầm ảnh hưởng của nó đến hệ thống luật pháp các nước khác trên thế

5
NXB Thống Kê, Tuyển tập Hiến pháp một số nước trên thế giới
https://thuvien.quochoi.vn/sites/default/files/ruot_hien_phap_mot_so_nuoc_12-1_layout_1.pdf

8
giới. Đây cũng là tiền đề để chúng ta xây dựng và phát triển hệ thống án lệ trong nền
tư pháp Việt Nam. 
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. The Case of Seizure of Papers, being an Action of Trespass by JoHN ENTICK,
Clerk, against NATHAN CARRINGTON and three other Messengers in ordinary to
the King, Court of Common-Pleas, Mich. Term: 6 GEORGIE III. A. D. 1765
https://archive.law.upenn.edu/live/files/2509-entick-v-carrington
2. (2022) T.T. Arvind and Christian R. Burset, A New Report Of Entick V.Carrington
(1765), Kentucky Law Journal. ISSN 0023-026X
https://eprints.whiterose.ac.uk/192751/1/A_New_Report_of_Entick_v_Carrington.pdf
3. (2015) Baranger, Denis, 'Law, Liberty and Entick V. Carrington'. Adam Tomkins &
Paul Scott (ed.) Entick v Carrington 250 Years of the Rule of Law, Hart Publishing,
2015
https://ssrn.com/abstract=3316580 / http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.33165806
4. (2018) Endicott, Timothy A.O., Was Entick v Carrington a Landmark? Đăng trên
Adam Tomkins and Paul Scott, eds, Entick v Carrington: 250 Years of the Rule of
Law (Hart Publishing 2015) pp 109-130
https://ssrn.com/abstract=3304132
5. Paul Burgess, Should Entick v. Carrington be on our Rule of Law Radar?, Jus
Politicum, n°16
http://juspoliticum.com/article/Should-Entick-v-Carrington-be-on-our-Rule-of-Law-
Radar-1106.html
6. NXB Thống Kê, Tuyển tập Hiến pháp một số nước trên thế giới
https://thuvien.quochoi.vn/sites/default/files/ruot_hien_phap_mot_so_nuoc_12-
1_layout_1.pdf
7. (2011) Nguyễn Ngọc Tuệ, Dicey và pháp quyền của Vương quốc Anh, Nghiên cứu
lập pháp
http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207516#:~:text=Dicey
%20cho%20r%E1%BA%B1ng%3A%E2%80%9CN%C6%B0%E1%BB%9Bc
%20Anh,c%E1%BB%A7a%20b%E1%BB%99%20m%C3%A1y%20nh
%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc
8. (2009) Bùi Ngọc Sơn, Bàn Về Lập Hiến, Nghiên cứu Lập pháp, số 23(160), 24(161)
https://quochoi.vn/tulieuquochoi/anpham/Pages/anpham.aspx?AnPhamItemID=65

You might also like