You are on page 1of 11

LUẬT HỌC ANH VĂN PHÁP LÝ – SHARE TO BE SHARED

TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ CUC CU – ĐỒNG HÀNH CÙNG SINH VIÊN LUẬT
Panpage: https://www.facebook.com/toeicgiaotiepieltscuccu. LH: 0969548829
Nguồn: DeThiLuat.Com.; Page: https://www.facebook.com/dethiluat.vn/

Thời gian làm bài 75 phút

Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật

Phần câu hỏi nhận định

Những nhận định sau đây đúng hay sai?. Giải thích ngắn gọn tại sao?.

Nhận định số 1

Quyền tác giả được bảo hộ trên cơ sở cấp văn bằng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nhận định số 2

Mọi giải pháp kỹ thuật có trình độ sáng tạo đều được cấp văn bằng bảo hộ khi có yêu cầu.

Nhận định số 3

Mọi giống cây trồng có tính mới đều phải được cấp văn bằng bảo hộ khi có yêu cầu.

Nhận định số 4

Không ai được sử dụng sáng chế đang được bảo hộ của người khác nếu không có sự đồng
ý của chủ văn bằng bảo hộ.

Phần câu hỏi tự luận

Quyền tác giả là gì và vì sao phải bảo hộ quyền tác giả?

Phần bài tập tình huống

A nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho dịch vụ ăn uống với dấu hiệu yêu cầu bảo hộ là
(Bún bò huế). Nhưng Cục sở hữu trí tuệ đã từ chối vì cho rằng không đủ điều kiện bảo
hộ. A không đồng ý với lý do cho đến ngày nộp đơn, dấu hiệu này chưa có ai yêu cầu bảo
hộ nên Cục Sở hữu trí tuệ không thể từ chối. Tranh chấp xảy ra.

Câu hỏi

Theo anh chị việc từ chối của Cục có cơ sở pháp lý không?. Tại sao?.

Giảng viên ra đề: Thầy Nguyễn Xuân Quang


LUẬT HỌC ANH VĂN PHÁP LÝ – SHARE TO BE SHARED
TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ CUC CU – ĐỒNG HÀNH CÙNG SINH VIÊN LUẬT
Panpage: https://www.facebook.com/toeicgiaotiepieltscuccu. LH: 0969548829
Nguồn: DeThiLuat.Com.; Page: https://www.facebook.com/dethiluat.vn/

Câu hỏi số 1

Sở hữu trí tuệ là gì? Vì sao phải bảo hộ sở hữu trí tuệ?

Câu hỏi số 2

Anh chị hãy trình bày ý nghĩa pháp lý của việc quy định các trường hợp sử dụng tác
phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao (Điều 25
Luật Sở hữu trí tuệ).

Phần bài tập tình huống

A là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm X không may bị tai nạn qua đời. Vì tác
phẩm được rất nhiều độc giả yêu thích nên B đã viết tiếp theo cốt truyện của A. Những
người thừa kế quyền tác giả của A không đồng ý vì cho rằng như thế là vi phạm quyền
tác giả. Còn B cho rằng mình có quyền tác giả đối với phần viết mới này, phần này độc
lập với phần của A và được độc giả cũng rất yêu thích.

Câu hỏi 1

Theo anh chị anh B có vi phạm quyền tác giả của anh A không?. Tại sao?.

Câu hỏi 2

Tranh chấp này được giải quyết như thế nào?. Vì sao?.

Giảng viên ra đề: Thầy Nguyễn Xuân Quang

Nguồn: Nhóm FB – Ngân hàng đề

Đề thi kết thúc môn Luật Sở hữu trí tuệ

Lớp: Chất lượng cao 38B

Thời gian làm bài: 60 phút

(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

1 – Anh chị hãy trả lời đúng hoặc sai và giải thích ngắn gọn các nhận định sau:

A – Sáng chế, phát minh có tính mới được pháp luật bảo hộ.

B – Thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu là 10 năm và được gia hạn tối đa 3 lần.
LUẬT HỌC ANH VĂN PHÁP LÝ – SHARE TO BE SHARED
TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ CUC CU – ĐỒNG HÀNH CÙNG SINH VIÊN LUẬT
Panpage: https://www.facebook.com/toeicgiaotiepieltscuccu. LH: 0969548829
Nguồn: DeThiLuat.Com.; Page: https://www.facebook.com/dethiluat.vn/

C – Chủ sở hữu đối với tên thương mại có quyền chuyển giao tên thương mại cho nhiều
chủ thể nếu thỏa thuận được.

D – Cá nhân tiến hành sản xuất kinh doanh có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý cho hàng hóa
sản phẩm của mình.

E – Mọi tác phẩm có tính nguyên gốc được pháp luật Việt Nam bảo hộ.

2 – Sáng chế là gì, vì sao phải bảo hộ sáng chế.

3 – Bạn hãy nêu những hạn chế của pháp luật hiện hành về bảo hộ sáng chế và hướng
hoàn thiện.

Gv ra đề: ThS Nguyễn Xuân Quang

Nguồn: Group FB – Ngân hàng đề thi HCMULA

Đề thi có đáp án Luật Sở hữu trí tuệ

Lớp: Chất lượng cao 38A

Thời gian làm bài: 75 phút

(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

I – Anh chị hãy trả lời đúng hoặc sai và giải thích ngắn gọn các nhận định sau:

A – Mọi sáng chế đều được Nhà nước Việt Nam khi có yêu cầu.

B – Hành vi sử dụng giống cây trồng đang được bảo hộ của người khác là hành vi vi
phạm pháp luật về bảo hộ giống cây trồng.

C – Chủ sở hữu đối với tên thương mại có quyền chuyển giao tên thương mại cho nhiều
chủ thể nếu thỏa thuận được.

D – Mọi dấu hiệu có khả năng phân biệt đều có thể được nhà nước Việt Nam cấp văn
bằng bảo hộ là nhãn hiệu nếu chủ thể có yêu cầu.

C – Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là suốt đời tác giả và 50 năm tiếp theo sau năm tác giả
chết.

II – Quyền tác giả là gì, vì sao phải bảo hộ quyền tác giả.
LUẬT HỌC ANH VĂN PHÁP LÝ – SHARE TO BE SHARED
TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ CUC CU – ĐỒNG HÀNH CÙNG SINH VIÊN LUẬT
Panpage: https://www.facebook.com/toeicgiaotiepieltscuccu. LH: 0969548829
Nguồn: DeThiLuat.Com.; Page: https://www.facebook.com/dethiluat.vn/

III – Bạn hãy nêu những hạn chế của pháp luật hiện hành về bảo hộ quyền tác giả và
hướng hoàn thiện.

Gv ra đề: ThS Nguyễn Xuân Quang

Nguồn: Group FB – Ngân hàng đề thi HCMULAW

ĐỀ THI MÔN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Lớp TM-DS-QT38B

Thời gian làm bài 75 phút

Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật

Câu 1 – 4 điểm: Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao? Nêu cơ sở pháp
lý?

1 – Cá nhân trực tiếp sáng tạo hoặc hỗ trợ, góp ý kiến, cung cấp tư liệu để hình thành nên
một phần hoặc toàn bộ tác phẩm được xem là tác giả của tác phẩm đó.

2 – Việc đăng ký tên doanh nghiệp trong thủ tục đăng ký kinh doanh là một trong những
hành vi sử dụng tên doanh nghiệp và là thủ tục bắt buộc để được bảo hộ tên thương mại.

3 – Tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích kinh
doanh, thương mại phải xin phép và trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở
hữu quyền liên quan.

4 – Khi các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng của sản phẩm mang chỉ dẫn
địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng của sản phẩm đó thì văn bằng bảo hộ
chỉ dẫn địa lý bị hủy bỏ hiệu lực, vù không đáp ứng các điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Câu 2: 6 điểm

Công ty GB kinh doanh sản phẩm bánh đậu xanh tại tỉnh Hải Dương. Vào tháng 11/2005
công ty GB được Cục SHTT cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (KDCN) cho
Kiểu dáng “Hộp đựng bánh” (hộp bánh đậu xanh). Công ty MN cũng kinh doanh bánh
đậu xanh tại tỉnh Hải Dương và vào tháng 11/2007 công ty này cũng được cục SHTT cấp
Bằng độc quyền KDCN với kiểu dáng là “Hộp đựng bánh đậu xanh”.
LUẬT HỌC ANH VĂN PHÁP LÝ – SHARE TO BE SHARED
TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ CUC CU – ĐỒNG HÀNH CÙNG SINH VIÊN LUẬT
Panpage: https://www.facebook.com/toeicgiaotiepieltscuccu. LH: 0969548829
Nguồn: DeThiLuat.Com.; Page: https://www.facebook.com/dethiluat.vn/

Tháng 12/2009, Công ty GB phải hiện hộp bánh đậu xanh của Công ty MN đang lưu
thông trên thị trường có hình dáng, mẫu mà hoàn toàn tương tự với kiểu dáng hộp bánh
đậu xanh mà công ty GB đang sử dụng nên sẽ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Cụ thể,
công ty GB cho rằng hai kiểu dáng hộp bánh tương tự về các đặc điểm tạo dáng cơ bản,
như hình khối (cả hai hộp bánh đều mô phỏng hình thỏi vàng dài, chữ nhật); màu sắc
(toàn bộ hai hộp bánh đều sử dụng màu vàng ánh kim, chữ màu vàng đồng đậm); đường
nét (tương tự nhau, bốn mặt bên là hình thang, mặt trên và mặt dưới là hình chữ nhật),
kích thước (kích cỡ dài, rộng của hai hộp bánh tương tự nhưng hộp của Công ty GB dài
và to hơn của công ty MN chút ít) và bố trí tương quan hình ảnh, chữ viết trên hộp bánh
(mặt trên hai hộp bánh đều thể hiện tên sản phẩm “bánh đậu xanh” bằng Tiếng Việt và
Tiếng Anh, đều ghi dòng chữ “đặc sản Hải Dương”, chỉ khác về nhãn hiệu là “GB” và
“MN”; hai mặt bên đều có bốn số “9999” để mô phỏng loại vàng).

Từ đó, Công ty GB cho rằng công ty MN có hành vi xâm phạm quyền đối với KDCN
được bảo hộ của mình nên đã khởi kiện lên Tòa án, yêu cầu Công ty MN chấm dứt hành
vi sử dụng KDCN vi phạm, thu hồi toàn bộ sản phẩm bánh đậu xanh có KDCN vi phạm
lưu hành trên thị trường. Tuy nhiên, công ty MN phản bác lại yêu cầu của công ty GB vì
cho rằng mình cũng được bảo hộ KDCN “hộp đựng bánh” này nên không có hành vi xâm
phạm đến công ty GB.

Dựa vào những thông tin trong tình huống trên, hãy trả lời các câu hỏi sau:

1 – Hãy cho biết KDCN của hai hộp bánh đậu xanh đang tranh chấp có tương tự với nhau
đến mức gây nhầm lẫn hay không? Giải thích tại sao? (Nêu cơ sở pháp lý)

2 – Giữa hai chủ thể là Công ty GB và Công ty MN đều được Cục SHTT cấp Bằng độc
quyền KDCN, vậy theo bạn chủ thể nào mới là chủ thể có quyền đối với KDCN được bảo
hộ theo quy định của Pháp luật SHTT? Vì sao?

3 – Giả sử bạn là luật sư tư vấn bảo vệ cho công ty GB, theo bạn thì công ty GB cần phải
thực hiện các bước nào để có thể khẳng định công ty MN không được bảo hộ KDCN và
có hành vi xâm phạm? Nêu và giải thích ngắn gọn các bước này?

Nguồn: Group FB – Ngân hàng đề thi HCMULAW

ĐỀ THI 2016 MÔN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Lớp CJL 38
LUẬT HỌC ANH VĂN PHÁP LÝ – SHARE TO BE SHARED
TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ CUC CU – ĐỒNG HÀNH CÙNG SINH VIÊN LUẬT
Panpage: https://www.facebook.com/toeicgiaotiepieltscuccu. LH: 0969548829
Nguồn: DeThiLuat.Com.; Page: https://www.facebook.com/dethiluat.vn/

Thời gian làm bài 75 phút

Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật

Câu 1: 4 điểm – Hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn tại
sao và nêu cơ sở pháp lý?

1 – Trong thời hạn bảo hộ nhãn hiệu, việc nhập khẩu sản phẩm mang nhãn hiệu đó để bán
tại Việt Nam mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu bị xem là hành vi vi phạm.

2 – Tính mới của giống cây trồng là tính mới tuyệt đối.

3 – Một tác phẩm nếu đáp ứng được tính sáng tạo và tính nguyên gốc thì được bảo hộ
quyền tác giả.

4 – Các đối tượng sở hữu công nghiệp muốn được bảo hộ tại Việt Nam phải được Cục Sở
hữu trí tuệ cấp văn bằng.

Câu 2: 3 điểm – Trả lời các câu hỏi trong tình huống sau:

Bị cáo Lan bị Viện kiểm sát nhân dân quận 12 truy tố về hành vi phạm tội như sau: Vào
ngày 28/01/2015 tại nhà của bị cáo Lan, công an đã thu giữ 4608 sản phẩm mang nhãn
hiệu D. các sản phẩm này đã được đóng gói, đóng thùng trên đó có gắn nhãn hiệu
Kimberty-Clark Việt Nam. Theo lời khai của bị cáo, bị cáo đã thực hiện việc gia công,
đóng gói sản phẩm D để lấy tiền công và ban đầu khi nhận lời gia công thì không biết
việc mình làm là sản xuất hàng giả, sau đó trong quá trình đóng gói mới biết sản phẩm D
khá nổi tiếng và biết mình tiếp tay sản xuất hàng giả.

Công ty TNHH Kimberty-Clark Việt Nam cho biết sản phẩm D đã được cấp giấy chứng
nhận đăng ký nhãn hiệu số 93193 ngày 17/12/2007 cho công ty cổ phần D (công ty con
của công ty Kimberty-Clark Việt Nam). Theo kết luận giám định số 106/KLGĐ ngày
10/3/2015 của Hội đồng giám định tài sản trong tố tụng hình sự quận 12 thì tổng số sản
phẩm D trị giá 59.443.000 đồng.

Hỏi:

1 – Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu D nói trên có hiệu lực đến thời điểm
nào? Có thể được gia hạn hiệu lực hay không?

2 – Hành vi của bị cáo Lan đã xâm phạm quyền nào của chủ sở hữu nhãn hiệu D?
LUẬT HỌC ANH VĂN PHÁP LÝ – SHARE TO BE SHARED
TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ CUC CU – ĐỒNG HÀNH CÙNG SINH VIÊN LUẬT
Panpage: https://www.facebook.com/toeicgiaotiepieltscuccu. LH: 0969548829
Nguồn: DeThiLuat.Com.; Page: https://www.facebook.com/dethiluat.vn/

3 – Nếu bạn là luật sư của công ty cổ phần D, theo bạn những biện pháp bảo vệ quyền đối
với nhãn hiệu nào nên được sử dụng? Căn cứ pháp lý của những biện pháp này là gì?

Nguồn: Group FB – Ngân hàng đề thi HCMULA

ĐỀ THI MÔN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Thời gian 75 phút

Lớp AUF38

Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật

Câu 1:

Những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? 3 điểm

1 – Một nhãn hiệu muốn được bảo hộ tại Việt Nam phải được Cục sở hữu trí tuệ cấp văn
bằng.

2 – Khi một tác phẩm được định hình dưới một hình thức nhất định thì tác phẩm đó được
bảo hộ.

3 – Trong thời hạn bảo hộ quyền đối với giống cây trồng, mọi hành vi sử dụng giống cây
trồng đều bị xem là vi phạm quyền đối với giống cây tròng nếu nhưu không được sự
đồng ý của chủ sở hữu.

4 – Tính mới của thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là tính mới tuyệt đối.

Câu 2: 3 điểm

Ý nghĩa pháp lý của việc bảo hộ quyền đối với sáng chế trong bối cảnh của Việt Nam
hiện nay?

Câu 3: 3 điểm

Trả lời các câu hỏi trong tình huống sau:

Ngày 11/4/2007, ông Thái là tác giả của 2 cuốn sách Tâm Thức (tập 1) và Tài Lực (tập 2)
đã ký hợp đồng với ông Tân là chủ DNTN TN, theo đó ông Tân chỉ được quyền khai thác
bản thảo, phát hành các cuốn sách trên với số lượng 1000 bản cho mỗi tập trong vòng 2
năm tính từ ngày ký kết hợp đồng.
LUẬT HỌC ANH VĂN PHÁP LÝ – SHARE TO BE SHARED
TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ CUC CU – ĐỒNG HÀNH CÙNG SINH VIÊN LUẬT
Panpage: https://www.facebook.com/toeicgiaotiepieltscuccu. LH: 0969548829
Nguồn: DeThiLuat.Com.; Page: https://www.facebook.com/dethiluat.vn/

Thực tế từ ngày ký hợp đồng đến ngày nộp đơn khởi kiện (23/1/2013) các tập sách trên
được phát hành công khai với số lượng in ấn đã bán hết ghi ngoài bìa sách là trên 15000
bản/tập chưa được sự chấp thuận của tác giả. Như vậy số lượng sách vi phạm là 14000
bản/tập cùng với việc tự ý thay đổi hình thức mẫu bìa sách.

Do việc cố tình vi phạm đã gây thiệt hại cho tác giả nên ông đã yêu cầu bằng văn bản
nhưng ông Tân không giải quyết. Và do đó ông Thái yêu cầu tòa buộc ông Tân phải trả
tiền bồi thường thiệt hại về tinh thần là 5 triệu đồng, tiền nhuận bút là 15% giá bìa (giá
bìa 50.000 đồng/cuốn).

Theo lời khai của ông Tân, thì việc ghi ngoài bìa sách là “đã bán hết trên 15000 bản” chỉ
vì mục đích quảng cáo, nên không chấp nhận yêu cầu. Theo công ty in ấn TG thì DNTN
TN có in lần đầu vào đầu năm 2007 2 cuốn sách trên tổng số là 2000 cuốn. Các cuốn có
hình thức mẫu bìa khác không phải do công ty in TG thực hiện.

Tòa nhận định “có cơ sở cho rằng ông Tân đã in nhiều lần mà không được phép của tác
giả, căn cứ vào số liệu in trên logo của 2 cuốn sách nêu trên có cơ sở xác định ông Tân đã
in trên 30.000 cuốn sách”.

1 – Ai là chủ sở hữu các tác phẩm nói trên? Hành vi của ông Tân đã xâm phạm quyền
nào của chủ sở hữu quyền tác giả?

2 – Theo quan điểm của bạn, lập luận của ông Thái có hợp lý không? Vì sao?

3 – Nếu bạn là luật sư của ông Thái, theo bạn những biện pháp bảo vệ quyền tác giả nào
nên được sử dụng? Căn cứ pháp lý của những biện pháp này là gì?

Nguồn: Group FB – Ngân hàng đề thi HCMULA

Đề năm 2016 Luật Sở hữu trí tuệ

Lớp: Hành chính 38A – Hình sự 38A

Thời gian làm bài: 75 phút

(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

I – NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI, GIẢI THÍCH TẠI SAO? (5đ)

A – Tác phẩm điện ảnh được bảo hộ bảy mươi lăm năm kể từ khi công bố lần đầu tiên.
LUẬT HỌC ANH VĂN PHÁP LÝ – SHARE TO BE SHARED
TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ CUC CU – ĐỒNG HÀNH CÙNG SINH VIÊN LUẬT
Panpage: https://www.facebook.com/toeicgiaotiepieltscuccu. LH: 0969548829
Nguồn: DeThiLuat.Com.; Page: https://www.facebook.com/dethiluat.vn/

B – Khi chủ văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp không còn tại thì văn bằng bị
hủy bỏ hiệu lực.

C – Sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian để sưu tầm, giới thiệu không phải xin
phép, không phải trả tiền.

D – Quyền sử dụng giống cây trồng có thể được chuyển giao mà không cần sự đồng ý
của chủ bằng bảo hộ.

E – Nhãn hiệu liên kết là nhãn hiệu do nhiều chủ thể cùng đăng ký cho một loại hàng
hóa, dịch vụ.

II – BÀI TẬP: (5đ)

Cty TNHH Thuận Lê hoạt động kinh doanh mua bán hoa và cây cảnh, đăng ký bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu “Flower box, not just flower, we deliver your
feelings” ngày 14.04.2011 và đã được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ. Đầu
năm 2015, Cty Thuận Lê phát hiện công ty TNHH Anh Quân kinh doanh trong cùng lĩnh
vực sử dụng dấu hiệu “Flowerbox.vn” trên biển hiệu đồng thời sử dụng tên website là
“Flowerbox.vn”. Cho rằng Cty Anh Quân vi phạm quyền của mình, Cty Thuận Lê đã
khởi kiện Cty Anh Quân tại Tòa án.

Cty Thuận Lê đưa ra các yêu cầu:

(1) Buộc Cty Anh Quân chấm dứt hành vi xâm phạm quyền SHTT của Cty Thuận Lê;

(2) Buộc bồi thường thiệt hại 400 triệu đồng, trong đó 300 triệu đồng tương ứng với thiệt
hại vật chất do giảm doanh thu, lợi nhuận và 100 triệu đồng thiệt hại về tinh thần;

(3) Buộc Cty Anh Quân phải xin lỗi công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Câu hỏi:

A – Hành vi của Cty Anh Quân sử dụng dấu hiệu “Flowerbox.vn” có xâm phạm quyền
của Cty Thuận Lê không? Nêu CSPL? (2.5đ)

B – Nhận xét về các yêu cầu của Cty Thuận Lê. (2.5đ)

Nguồn: Group FB – Ngân hàng đề thi HCMULAW


LUẬT HỌC ANH VĂN PHÁP LÝ – SHARE TO BE SHARED
TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ CUC CU – ĐỒNG HÀNH CÙNG SINH VIÊN LUẬT
Panpage: https://www.facebook.com/toeicgiaotiepieltscuccu. LH: 0969548829
Nguồn: DeThiLuat.Com.; Page: https://www.facebook.com/dethiluat.vn/

Trang chủ » đề thi môn luật sở hữu trí tuệ » Đề thi kết thúc môn Luật Sở hữu trí tuệ lớp
Hành chính 38B

Đề thi kết thúc môn Luật Sở hữu trí tuệ lớp Hành chính 38B

12/11/2016 12/11/2016 dethiluat 0 Comment

Dưới đây là Đề thi kết thúc môn Luật Sở hữu trí tuệ lớp Hành chính 38B trường ĐH Luật
TPHCM, ra thi năm 2015 do dethiluat.com sưu tầm, thân gửi bạn đọc tham khảo:

Đề thi kết thúc môn Luật Sở hữu trí tuệ

Lớp: Hành chính 38B – Hình sự 38B

Thời gian làm bài: 75 phút

(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

Câu 1: (4đ) Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích vì sao? (Nêu cơ sở pháp lý)

1.1 – Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các quyền tài sản của người biểu diễn thì phải
trả thù lao cho người biểu diễn.

1.2 – Trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng
có đồng chủ sở hữu thì khi chuyển nhượng những đối tượng này phải có sự đồng ý của tất
các các đồng chủ sở hữu.

1.3 – Giá đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế bị chuyển giao bắt buộc theo quyết định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải bằng với lợi nhuận thu được do sử dụng sáng
chế.

1.4 – Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ có thể được bảo hộ là chỉ dẫn
địa lý hoặc nhãn hiệu.

Câu 2: (6đ): Công ty TNHH Quốc Tế Phúc Sinh được Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM
cấp GCNĐKKD ngày 13/09/2001. Công ty hoạt động tại TPHCM và một số tỉnh thành
phía Nam, với các ngành nghề kinh doanh đăng ký là: (i) Mua bán máy móc, thiết bị –
linh kiện điện tử…, hàng thủ công mỹ nghệ, lương thực, thực phẩm công nghệ, thực
phẩm chế biến, thức ăn gia súc, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, hàng nông sản, vải sợi,
… ;(ii) Đại lý mua bán ký gửi hàng hóa, dịch vụ giao nhận hàng hóa, dịch vụ thương mại,
dịch vụ vận tải hàng hóa, dịch vụ đóng gói bao bì,…; (iii) Sản xuất chế biến hàng nông
LUẬT HỌC ANH VĂN PHÁP LÝ – SHARE TO BE SHARED
TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ CUC CU – ĐỒNG HÀNH CÙNG SINH VIÊN LUẬT
Panpage: https://www.facebook.com/toeicgiaotiepieltscuccu. LH: 0969548829
Nguồn: DeThiLuat.Com.; Page: https://www.facebook.com/dethiluat.vn/

sản, gia vị. Đến ngày 05/04/2007 đổi tên thành Công ty TNHH Phúc Sinh. Ngày
31/05/2010 chuyển đổi thành Cty Cổ Phần Phúc Sinh.

Công ty Cổ Phần Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Phúc Sinh được Sở Kế hoạch
và Đầu tư TPHCM cấp GCNĐKKD ngày 12/10/2008. Hoạt động của Công ty tại
TPHCM và các ngành nghề đăng ký kinh doanh gồm: (i) bán buôn nông, lâm sản nguyên
liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống (trừ kinh doanh động vật hoang dã); bán lẻ lương
thực, thực phẩm,… bán buôn cà phê, thủy sản, gạo, thực phẩm; (ii) Sản xuất bột thô; sản
xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột,…; (iii) Vận tải hàng hóa, dịch vụ giao nhận
hàng hóa, đại lý ký gửi hàng hóa.

Vào cuối năm 2010, Công ty Cổ Phần Phúc Sinh (Nguyên đơn) phát hiện hoạt động của
Cty CP TM XNK Nông sản Phúc Sinh (Bị đơn) nên đã khởi kiện ra Tòa án vì cho rằng
cho rằng Bị đơn có hành vi xâm phạm quyền sở hữu đối với tên thương mại của Nguyên
đơn.

Hãy trả lời các câu hỏi sau:

A – Tên thương mại của chủ thể nào thỏa mãn điều kiện bảo hộ theo quy định của Luật
Sở hữu trí tuệ? Hãy phân tích cụ thể các điều kiện bảo hộ dựa vào những dữ liệu đã đề
cập trong tranh chấp trên.

B – Nếu là thẩm phán, hãy xác định Bị đơn có hành vi xâm phạm quyền đối với tên
thương mại của Nguyên đơn không? Tại sao?

C – Theo bạn, việc Nguyên đơn thay đổi loại hình doanh nghiệp dẫn đến việc tên doanh
nghiệp của Nguyên đơn cũng có sự thay đổi, thì có làm thay đổi quyền sở hữu đối với tên
thương mại của Nguyên đơn không? Vì sao?

Nguồn: Group FB – Ngân hàng đề thi HCMULAW

You might also like