You are on page 1of 3

ĐẠI HỌC HUẾ BÀI KIỂM TRA MÔN PL TMH TSTT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ THUỲ TRÂM


Ngày, tháng, năm sinh: 05/5/1985
Lớp: K2021 Quảng Ngãi -LT-VHVL
Nhóm: 3

Câu 1. Khẳng định sau đây đúng hay sai. Giải thích tại sao?
1. Theo hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp thì bên
nhận được quyền chuyển tiếp đối tượng sỡ hữu công nghiệp đó cho bên thứ
ba nếu được bên chuyển quyền đồng ý.
Trả lời: Đúng. Theo quy định tại Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ 2005,
chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp được định nghĩa như sau:
1. Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở
hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối
tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.
2. Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được
thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng sử
dụng đối tượng sở hữu công nghiệp).
Căn cứ tại khoản 3 Điều 142 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:
Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ
ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.
2. Được phép xác lập hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối với chỉ dẫn
địa lý.
Trả lời: Sai. Căn cứ tại khoản 1 Điều 142 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về
Hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, như sau:
Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao.
3. Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan không
công chứng tại văn phòng công chứng.
Trả lời: Đúng. Căn cứ điều 46 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Hợp đồng
chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan, như sau:
1. Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành
văn bản gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
b) Căn cứ chuyển nhượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
đ) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
2. Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền tác
giả, quyền liên quan được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự.
Câu 2: Trả lời:
1. Không được chuyển giao, nếu công nghệ này chưa được đăng ký
dưới dạng sáng chế/giải pháp hữu ích.
Vì: Theo Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 25
Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2023) quy
định như sau:
Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
1. Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,
thiết kế bố trí:
a) Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức
và chi phí của mình;
b) Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình
thức giao việc, thuê việc, tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen cung
cấp nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen theo hợp đồng tiếp cận nguồn
gen và chia sẻ lợi ích, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc trường
hợp quy định tại Điều 86a của Luật này.
2. Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều
có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ
chức, cá nhân đó đồng ý.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký quy định tại Điều này có quyền chuyển
giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng
văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp
đã nộp đơn đăng ký.
Như vậy, “ Công nghệ sọt rác thông minh-có khả năng tự động phân loại
rác thải” do nhóm sinh viên nghiên cứu k của Trường Đại học Bách Khoa HN
do thầy H làm chủ nhiệm. Chế tạo thành công bằng kinh phí từ ngân sách của
Trường. Mà chưa được đăng ký dưới dạng sáng chế/giải pháp hữu ích thì không
được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác mà chưa có sự thống nhất của bên
đầu tư và bên nghiên cứu làm ra sản phẩm.
2. Có 02 hình thức hợp đồng có thể xác lập hợp đồng chuyển giao công
nghệ trên đó là: Hợp đồng chuyển nhượng và hợp đồng chuyển quyền sử dụng.
3. Xác lập hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công
nghiệp sáng chế trên:
…….

You might also like