You are on page 1of 4

Họ và tên: Nguyễn Hồng Sơn

Mã SV: 19A5021681

Lớp: K43C- Luật Kinh tế

BÀI KIỂM TRA

Câu 1. (3 điểm) Các khẳng định sau đây đúng hay sai. Giải thích tại sao?

1. Nội dung hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp chỉ cần có tên và địa chỉ
đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.

Khẳng định Sai. Căn cứ tại khoản 1 Điều 144 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định thì
hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

- Thứ nhất, tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;

- Thứ hai, căn cứ chuyển giao quyền sử dụng;

- Thứ ba, dạng hợp đồng;

- Thứ tư, phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;

- Thứ năm, thời hạn hợp đồng;

- Thứ sáu, giá chuyển giao quyền sử dụng;

- Thứ bảy, quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.

2. Bên được chuyển quyền có quyền khiếu kiện về hiệu lực của quyền sở hữu công
nghiệp.
Khẳng định Sai. Căn cứ tại điểm d khoản 2 Điều 144 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy
định thì cấm bên được chuyển quyền khiếu kiện về hiệu lực của quyền sở hữu công
nghiệp hoặc quyền chuyển giao của bên chuyển quyền.

3. Quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế hoặc từ chối chuyển giao quyền sử
dụng sáng chế không thể bị khiếu nại, khiếu kiện.

Khẳng định Sai. Căn cứ tại khoản 4 Điều 147 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định thì
quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế hoặc từ chối chuyển giao quyền sử dụng
sáng chế có thể bị khiếu nại, bị khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Câu 2. (3 điểm) Nhóm sinh viên nghiên cứu K của Trường Đại học Bách Khoa HN do
thầy H làm chủ nhiệm. Chế tạo thành công “Công nghệ Sọt rác thông minh – có khả năng
tự động phân loại rác thải” bằng kinh phí từ ngân sách của Trường. Sau khi hoàn thành
việc nghiên cứu đã có nhiều doanh nghiệp đến đặt hàng mua công nghệ này để chế tạo
thành sản phẩm xuất khẩu.

1. Nếu công nghệ này chưa được đăng ký dưới dạng sáng chế/ giải pháp hữu ích có
được chuyển giao không? Vì sao?

Có. Căn cứ tại Điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định thì:

Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp
chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Và việc chuyển giao
quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản
(sau đây gọi là hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp). Vì vậy, công nghệ này
mặc dù chưa được đăng ký dưới dạng sáng chế/ giải pháp hữu ích vẫn được chuyển giao.

2. Có những hình thức hợp đồng nào có thể xác lập hợp đồng chuyển giao công nghệ
trên?
- Thứ nhất, hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. Chủ sở hữu quyền sở
hữu công nghiệp có quyền chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân
khác. Và việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức
hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công
nghiệp).

- Thứ hai, hợp đồng chuyển giao bí quyết kỹ thuật. Chủ sở hữu có thể lựa chọn chuyển
giao một phần quyền của mình để thu lợi là thông qua hợp đồng chuyển giao bí quyết kỹ
thuật, theo đó các bên chuyển giao và tiếp nhận công nghệ là liên quan đến bí quyết kỹ
thuật. Nhìn chung bí quyết kỹ thuật đề cập đến kiến thức về việc thực hiện một công việc
cụ thể hoặc kiến thức chuyên môn thu nhận được trong một lĩnh vực nhất định. Trên cơ
sở hợp đồng chuyển giao bí quyết kỹ thuật có thể được trao đổi dưới dạng hữu hình như
tài liệu, hình ảnh, kế hoạch, thẻ nhớ của máy tính hoặc các hình thức khác, nhưng cũng
có thể được trao đổi dưới dạng vô hình.

- Thứ ba, hợp đồng liên doanh, liên kết. Liên doanh là hình thức liên kết giữa hai công
ty độc lập. Có các hình thức liên doanh cơ bản: liên doanh theo phương thức đóng góp cổ
phần là liên doanh theo hợp đồng hợp tác. Liên doanh theo phương thức đóng góp cổ
phần là thỏa thuận của các bên nhằm tạo ra một pháp nhân độc lập được hình thành dựa
trên sự thỏa thuận của hai hay nhiều bên. Liên doanh theo hợp đồng có thể được sử dụng
khi không cần hoặc không thể thành lập pháp nhân độc lập mà các bên thỏa thuận sự hợp
tác, liên doanh liên kết trên cơ sở các điều khoản của hợp đồng.

- Thứ tư, hợp đồng tư vấn. Nhìn chung thỏa thuận tư vấn liên quan đến việc hỗ trợ, tư
vấn hoặc cung cấp dịch vụ khác do nhà tư vấn cung cấp (dù là cá nhân hay doanh nghiệp)
khi lập kế hoạch tiếp nhận công nghệ, thiết kế một cơ sở kinh doanh mới, chuẩn bị đấu
thầu xây dựng công trình mới nhà xưởng hoặc thiết bị, tìm kiến biện pháp cải tiến công
nghệ sẵn có hoặc các hoạt động khác cần phải có sự tư vấn chuyên nghiệp liên quan đến
bí quyết kỹ thuật.
Câu 3. (4 điểm) Hãy xác lập hợp đồng chuyển giao công nghệ trên.

You might also like