You are on page 1of 91

CHƯƠNG 3.

Một số vấn đề liên quan đến


quyền SHTT trong TMQT
Các nội dung chính

—  Chuyển giao quyền SHTT


—  Nhập khẩu song song
—  Tên miền
—  Thương hiệu
—  Giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền SHTT
I/ Chuyển giao quyền SHTT

—  Tài liệu tham khảo:


- Luật chuyển giao công nghệ năm 2013
I/ Chuyển giao quyền SHTT

1.  Khái niệm


Là việc tổ chức, cá nhân nắm độc quyền sử
dụng một đối tượng SHTT (Bên giao) cho phép
tổ chức, cá nhân khác (Bên nhận) sử dụng đối
tượng SHTT đó thông qua các quan hệ pháp lý
(hợp đồng)
I/ Chuyển giao quyền SHTT

2. Đặc điểm
-  Hợp đồng chuyển giao công nghệ là một loại của
hợp đồng dân sự
-  Điều kiện để HĐDS có hiệu lực:
+ Chủ thể phải có tư cách ký pháp lý
+ Mục đích và nội dung của hợp đồng phải hợp
pháp
+ Đối tượng của hợp đồng phải hợp pháp
+ Hình thức của hợp đồng phải phù hợp với quy
định của pháp luật.
I/ Chuyển giao quyền SHTT

2. Đặc điểm
-  Bên giao, nhận công nghệ là các cá nhân, pháp
nhân và các chủ thể khác có lợi ích hợp pháp
liên quan
-  Người chuyển giao phải có quyền định đoạt tài
sản: + quyền sở hữu
+ quyền được chuyển giao lại (sub-license)
-  Có thể chuyển giao một phần hoặc toàn bộ
quyền SHTT.
-  Chỉ chuyển giao những quyền được pháp luật
bảo hộ.
I/ Chuyển giao quyền SHTT

3. Hợp đồng sử dụng và hợp đồng chuyển


nhượng quyền tác giả, quyền liên quan
3.1. Hình thức chuyển giao
-  Hợp đồng sử dụng (hợp đồng li-xăng): có thời
hạn, một số hoặc toàn bộ quyền tài sản
-  Hợp đồng chuyển nhượng: chuyển giao quyền
sở hữu
*) Tác giả, chủ sở hữu chỉ được chuyển giao quyền tài
sản thuộc quyền tác giả. Không được chuyển giao các
quyền nhân thân (trừ quyền công bố tác phẩm)
3. Hợp đồng sử dụng và hợp đồng chuyển
nhượng quyền tác giả, quyền liên quan

—  Nếu có đồng sở hữu thì chuyển giao phải được sự


đồng ý của tất cả đồng sở hữu
—  Chủ sở hữu quyền tác giả có thể chuyển giao tác
phẩm của mình cho nhiều người sử dụng, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.
—  Bên nhận có thể chuyển quyền sử dụng lại cho người
khác nếu chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan
đồng ý
3. Hợp đồng sử dụng và hợp đồng chuyển
nhượng quyền tác giả, quyền liên quan

3.2. Một số điều khoản của hợp đồng


—  Hợp đồng li-xăng xuất bản: các bên thường ấn định
số lượng bản in, chi phí cho phép bán mức giá lẻ
thông;
—  Hợp đồng li-xăng xuất bản tác phẩm dịch: phải nêu
rõ ngôn ngữ của các lần xuất bản được phép.
—  Quyền phụ trợ: nhằm xúc tiến, phổ biến tác phẩm
được xuất bản.
à Hợp đồng li-xăng có thể quy định về sự toàn vẹn
của tác phẩm được xuất bản,
I/ Chuyển giao quyền SHTT

4. Hợp đồng chuyển giao công nghệ


(SHCN)
-  Hợp đồng chuyển giao công nghệ phải lập
thành văn bản và đăng ký tại cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền
-  Hợp đồng chuyển giao công nghệ có sự can
thiệp của Nhà nước
I/ Chuyển giao quyền SHTT

4. Hợp đồng chuyển giao công nghệ


(SHCN)
4.1. Hình thức chuyển giao
-  Hợp đồng chuyển nhượng (bán)
-  Hợp đồng li – xăng (chuyển giao)
-  Hợp đồng chuyển giao bí quyết
-  Một số hình thức chuyển giao khác
4.1. Hình thức chuyển giao

(1) Hợp đồng chuyển nhượng (bán)


Là việc chủ sở hữu bán tất cả độc quyền liên
quan tới đối tượng quyền SHTT đã được cấp độc
quyền cho chủ thể khác
à Việc chuyển nhượng này không có bất kỳ hạn
chế nào về thời gian hoặc điều kiện nào khác
à Bên chuyển nhượng không còn bất kỳ quyền gì
với bằng độc quyền
à Chủ sở hữu mới (bên nhận chuyển nhượng)
được cấp bằng độc quyền và có quyền thực thi
4.1. Hình thức chuyển giao

(2) Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng


(Hợp đồng li – xăng)
Phân loại hợp đồng li-xăng:

(1) (2)
Li-xăng tự Li-xăng
nguyện độc quyền

Li-xăng
Li-xăng
không độc
bắt buộc
quyền
(2) Hợp đồng li-xăng

Li – xăng (tự nguyện)


Là việc chủ sở hữu đối tượng SHCN cho phép
chủ thể khác thực hiện trong thời hạn của quyền
SHCN, một hoặc nhiều hành vi thuộc phạm vi các
độc quyền đã được cấp bằng bảo hộ.
(2) Hợp đồng li-xăng

Hợp đồng Li-xăng thường kèm theo một số


điều kiện:
-  Thanh toán tiền
-  Sử dụng Li-xăng cho những mục đích xác định
-  Bán sản phẩm ở những vùng lãnh thổ nhất
định
-  Bên Li-xăng phải bảo vệ bên nhận Li-xăng
trước tranh chấp với bên thứ 3…
-  Ngăn cản không cho các bên nhận Li-xăng ở
lãnh thổ khác xuất khẩu sản phẩm được Li-xăng
vào lãnh thổ bên nhận Li-xăng độc quyền
4.1. Hình thức chuyển giao

(3) Hợp đồng chuyển giao bí quyết


Theo đó, một bên – cung cấp bí quyết – thực
hiện hoặc cam kết truyền đạt bí quyết cho bên
khác – bên tiếp nhận bí quyết – để bên đó sử
dụng.
4.1. Hình thức chuyển giao

(3) Hợp đồng chuyển giao bí quyết


Bí quyết có thể truyền đạt dưới dạng
+ Hình thể: máy móc, thiết bị, bản vẽ, bản thiết
kế máy, chỉ dẫn về đóng gói và lưu kho…;
+ Phi hình thể : giải thích 1 quy trình hoặc hỗ
trợ đào tạo nhân viên, tham quan nhà máy…
4.1. Hình thức chuyển giao

(4) Bán và nhập khẩu tư liệu sản xuất


Tư liệu sản xuất:
-  Thiết bị, máy móc
-  Nguyên liệu thô: xăng dầu, phân bón
-  Hàng hóa bán thành phẩm: vải, phụ tùng xe
à Mua bán tư liệu sản xuất có thể được coi là
giao dịch chuyển giao công nghệ nếu gắn liền
hoặc quy định trong hợp đồng li-xăng hoặc hợp
đồng bí quyết sản xuất.
4.1. Hình thức chuyển giao

(5) Franchising
Franchising (hay quan hệ phân phối) là thỏa
thuận kinh doanh, qua đó danh tiếng, thông tin kỹ
thuật và kỹ năng của 1 bên được kết hợp với sự
đầu tư của 1 bên khác cho mục tiêu bán hàng hoặc
cung ứng dịch vụ trực tiếp tới người tiêu dùng.
Franchising là một hình thức của hợp đồng li-
xăng tiêu chuẩn
4.1. Hình thức chuyển giao

(5) Franchising

Sự khác nhau giữa franchising và license?


4.1. Hình thức chuyển giao

(5) Franchising
Bên nhượng quyền Bên nhận quyền

-  Cung cấp thông tin về tài -  Được sử dụng nhãn hiệu


chính hàng hóa, thông tin kỹ thuật,
-  Điều kiện tham gia hệ thống quản lý…
nhượng quyền -  Phân chia lợi nhuận.
-  Được quyền kiểm soát chất -  Không được phép chuyển
lượng của hệ thống giao nhượng quyền cho bên
thứ 3 khi chưa có sự đồng ý
của bên nhượng quyền.
4.1. Hình thức chuyển giao

(5) Franchising
Các loại hợp đồng franchising:
-  Franchising gia công chế biến
-  Franchising dịch vụ
-  Franchising phân phối
4.1. Hình thức chuyển giao

(5) Franchising
Đặc điểm của hợp đồng franchising:
-  Một li-xăng sử dụng hệ thống
-  Quan hệ tương tác trong quá trình kinh doanh
-  Quyền của bên cấp franchising quy định cách
thức điều hành kinh doanh
4.1. Hình thức chuyển giao

(6) Thỏa thuận tư vấn


Cung cấp ý kiến tư vấn và cung ứng các dịch vụ
khác cho việc lập kế hoạch và thu nhận một công
nghệ nhất định hữu ích.
Theo nghĩa nào đó, các hợp đồng dịch vụ tư
vấn là một trong những hình thức của hợp đồng
bí quyết (hợp đồng về dịch vụ kỹ thuật)
4.1. Hình thức chuyển giao

(6) Thỏa thuận tư vấn


Một số lĩnh vực của tư vấn.
-  Tư vấn lập kế hoạch: lựa chọn sản phẩm, công
nghệ, suất đầu tư, tổ chức kinh doanh…
-  Tư vấn thực hiện dự án: chuẩn bị bản vẽ, thiết
kế, xây dựng mặt bằng, nhà máy, giám sát, thẩm
định hồ sơ dự thầu, đánh giá tác động môi
trường…
4.1. Hình thức chuyển giao

(7) Chìa khóa trao tay (turnkey)


Là thỏa thuận tổng thể của các biện pháp pháp
lý nhất định, qua đó một bên cam kết trao cho
khách hàng của mình – bên nhận công nghệ -
toàn bộ nhà máy công nghiệp có khả năng hoạt
động phù hợp với các chỉ tiêu vận hành đã thỏa
thuận.
4.1. Hình thức chuyển giao

(7) Chìa khóa trao tay (turnkey)


Dự án chìa khóa trao tay thường bao gồm:
-  Thiết kế của nhà máy công nghiệp, và
-  Thông tin kỹ thuật về hoạt động của nhà máy
4.1. Hình thức chuyển giao

(8) Thỏa thuận liên doanh (franchising


theo lãnh thổ)
Có 2 loại liên doanh cơ bản:
-  Thành lập doanh nghiệp liên doanh
-  Ký hợp đồng hợp tác kinh doanh
Các bên có thể góp vốn bằng: sáng chế, mẫu
hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, bí mật
kinh doanh, cấp li-xăng
4.2. Đàm phán, ký kết hợp đồng

Khi ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp


đồng li-xăng thì cần lưu ý các điều khoản:
—  Xác định rõ tư cách pháp lý của các bên ký hợp đồng
—  Mục đích của hợp đồng: chuyển giao 1 công nghệ
nhất định, sản xuất 1 sản phẩm cụ thể, ứng dụng 1
quy trình nhất định (phạm vi của hợp đồng)
—  Đối tượng của hợp đồng: mô tả công nghệ sẽ
chuyển giao, tiến độ, thời hạn chuyển giao, những
quyền sử dụng với đối tượng SHCN
4.2. Đàm phán, ký kết hợp đồng

Một số điều khoản khác:


—  Tiêu chuẩn chất lượng của hàng hóa
—  Điều khoản bảo mật, thời hạn bảo mật
—  Độc quyền theo lãnh thổ
—  Lĩnh vực sử dụng được phép
—  Thanh toán: trọn gói hay kỳ vụ
—  Giải quyết tranh chấp
II. Nhập khẩu song song (parallel
importing)

1.  Khái niệm


Nhập khẩu song song là việc tổ chức, cá nhân
nhập khẩu sản phẩm do chính chủ sở hữu hoặc tổ
chức, cá nhân được chuyển giao quyền sử dụng, kể
cả chuyển giao quyền sử dụng theo quyết định bắt
buộc, người có quyền sử dụng trước đối tượng sở
hữu công nghiệp đã đưa ra thị trường nước ngoài,
mặc dù không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở
hữu công nghiệp.
(Điều 10 Thông tư 37/2011)
II. Nhập khẩu song song (parallel
importing)

2. Đặc điểm:.
(i)  Đây là một quan hệ kinh tế;
(ii)  Xảy ra đối với tất cả các loại hàng hoá hợp pháp;
(iii)  Hoạt động này có hai nhà kinh doanh, đó là nhà
kinh doanh được uỷ quyền và nhà kinh doanh
không được uỷ quyền
(iv)  Hoạt động này có thể xảy ra giữa hai nước trở
lên
3.
Nhập khẩu song song:

—  A là nước sản xuất (xuất khẩu)


—  B là nước nhập khẩu
—  Nhà phân phối không được uỷ quyền (của A và
B) nhập khẩu sản phẩm từ nước A vào nước B.
—  Điều kiện nhập khẩu song song

P1 + T < P2

P1: giá bán sản phẩm ở nước A;


P2: giá bán sản phẩm ở nước B;
T : các chi phí cần thiết
Ví dụ 1:

—  Công ty A là chủ Bằng độc quyền sáng chế cho sản
phẩm X đang được bảo hộ tại Việt Nam.
—  Công ty A ủy quyền cho Công ty B (Việt Nam) là đại
lý được phép nhập khẩu và phân phối độc quyền sản
phẩm X tại Việt Nam.
—  Công ty C mua và nhập khẩu vào Việt Nam sản
phẩm X do Công ty A sản xuất và bán ở thị trường
nước ngoài (không được ủy quyền của A và B)
à hành vi của Công ty C được coi là
nhập khẩu song song
Ví dụ 2:

—  Công ty A là chủ Bằng độc quyền kiểu dáng công


nghiệp Y đang được bảo hộ cho kiểu dáng sản phẩm
G tại Việt Nam.
—  Công ty A cấp Li-xăng cho Công ty B để sản xuất sản
phẩm G (mang KDCN Y) tại Việt Nam (1)
—  A cũng cấp li-xăng cho Công ty C để sản xuất sản
phẩm G (mang KDCN Y) tại nước khác (2)
—  Công ty D mua và nhập khẩu sản phẩm G (2) vào
Việt Nam (không được sự đồng ý của A, B, C
à hành vi của Công ty D được coi là
nhập khẩu song song
Ví dụ 3:

—  Công ty A là chủ nhãn hiệu Z được bảo hộ cho sản phẩm T
tại nước ngoài.
—  Công ty A thành lập chi nhánh là Công ty B tại Việt Nam và
đồng ý cho Công ty B nộp đơn đăng ký và đứng tên chủ
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Z cho sản phẩm T tại
Việt Nam.
—  Công ty C mua và nhập khẩu vào Việt Nam sản phẩm T
(nhãn hiệu Z) do Công ty A sản xuất và bán ở thị trường
nước ngoài (không được sự đồng ý của A và B).
à hành vi của Công ty C được coi là
nhập khẩu song song
2. Đặc điểm

—  Hàng hóa được nhập khẩu song song là hàng hóa
hợp pháp, nhưng không có bảo hành của nhà sản
xuất gốc, có thể đóng gói  khác nhau.
3. Hết quyền sở hữu trí tuệ

3.1. Khái niệm:


Hết quyền sở hữu trí tuệ là trạng thái chủ sở hữu
quyền sở hữu trí tuệ không còn quyền phân phối
đối với một sản phẩm cụ thể, khi sản phẩm đã được
đưa ra thị trường bởi chính chủ sở hữu quyền sở hữu
trí tuệ, hoặc với sự đồng ý của chủ thể này.
3. Hết quyền sở hữu trí tuệ

3.2. Đặc điểm:


-  Áp dụng đối với sản phẩm đã được đưa ra thị
trường hợp pháp
-  Chỉ hết quyền phân phối đối với sản phẩm cụ thể
đã đưa ra thị trường;
-  Quyền sản xuất sản phẩm và những sản phẩm chưa
được đưa ra thị trường không bị ảnh hưởng
3. Hết quyền sở hữu trí tuệ

3.2. Đặc điểm:


Hành động tái chế sản phẩm hàng hóa mang nhãn
hiệu có được coi là bất hợp pháp không?
3.3. Một số cơ chế hết quyền SHTT

Việc lựa chọn cơ chế hết quyền SHTT phụ thuộc


vào ba yếu tố:
—  điều kiện kinh tế-xã hội cụ thể của mỗi quốc gia;
—  chính sách của mỗi quốc gia;
—  đặc điểm của mỗi đối tượng SHTT.
3.3. Một số cơ chế hết quyền SHTT

3.3.1. Hết quyền quốc gia (the national exhaustion


regime)
-  Chủ sở hữu không được phép kiểm soát việc khai
thác thương mại hàng hoá được đưa ra thị trường
trong nước một cách hợp pháp (mất quyền phân
phối trong phạm vi quốc gia)
-  Không công nhận nhập khẩu song song.
3.3. Một số cơ chế hết quyền SHTT

3.3.2. Hết quyền khu vực (the regional exhaustion


regime)
-  Chủ thể nắm giữ quyền SHTT mất quyền kiểm soát
việc phân phối và khai thác thương mại sản phẩm
trong phạm vi khu vực.
-  Mất quyền phân phối trong phạm vi khu vực
-  Nhập khẩu song song chỉ được thừa nhận trong
phạm vi khu vực.
-  VD: liên minh châu Âu - Eu
3.3. Một số cơ chế hết quyền SHTT

3.3.3. Hết quyền quốc tế (the international


exhaustion regime)
-  Chủ thể nắm giữ quyền SHTT không còn quyền
kiểm soát việc phân phối và khai thác thương mại
sản phẩm trên toàn thế giới.
-  Nhập khẩu song song được thừa nhận.
III. Tên miền (domain)

1.  Khái niệm tên miền


Tên miền thường chứa tên, nhãn hiệu và những
thứ tương tự của các công ty.
III. Tên miền (domain)

Một số tranh chấp điển hình:


-  samsungmobile.com.vn
-  ebay.vn
-  Visa.com.vn
III. Tên miền

2. Bảo vệ tên miền:


Tranh chấp tên miền có thể giải quyết bằng các
cách thức sau:
—  Thông qua thương lượng, hòa giải;
—  Thông qua trọng tài;
—  Khởi kiện tại Tòa án
2. Bảo vệ tên miền:

Nguyên đơn phải chứng minh:


—  Tên miền giống hoặc tương tự đến mức gây
nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa hoặc dịch vụ
mà người khiếu kiện có quyền với nhãn hiệu đó
—  Người đăng ký tên miền không có quyền
hoặc lợi ích hợp pháp đối với tên miền
—  Tên miền đã được đăng ký và hiện đang được sử
dụng với ý đồ xấu,
2. Bảo vệ tên miền:

Ý đồ xấu, được hiểu là:


—  Cho thuê hay chuyển giao tên miền cho Người khiếu kiện là
người chủ của tên, nhãn hiệu hoặc chuyển giao cho đối thủ
cạnh tranh của Người khiếu kiện
—  Chiếm dụng, ngăn không cho người chủ của tên, nhãn hiệu
đăng ký tên miền tương ứng
—  Hủy hoại danh tiếng của Người khiếu kiện, cản trở hoạt động
kinh doanh của Người khiếu kiện hoặc gây sự nhầm lẫn, gây
mất lòng tin cho công chúng đối với tên, nhãn hiệu của
người khiếu kiện.
—  Các trường hợp khác chứng minh được việc sử dụng tên
miền với ý đồ xấu.
2. Bảo vệ tên miền:

Bị đơn chứng minh:


—  Đã sử dụng hoặc có bằng chứng rõ ràng đang chuẩn bị sử
dụng tên miền hoặc tên tương ứng với tên miền đó liên quan
đến việc cung cấp sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ
—  Được công chúng biết đến bởi tên miền đó cho dù không có
quyền nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu dịch vụ; hoặc
—  Đang sử dụng tên miền một cách hợp pháp không liên quan
tới thương mại hoặc sử dụng tên miền một cách chính đáng,
không vì mục đích thương mại hoặc làm cho công chúng
hiểu sai hoặc nhầm lẫn, ảnh hưởng tới tên, nhãn hiệu thương
mại, nhãn hiệu dịch vụ của Người khiếu kiện….
IV/ Thương hiệu

1. Khái niệm:
Hiệp hội Marketing Mỹ:
Thương hiệu là: Một cái tên, từ ngữ ký hiệu,
biểu tượng hoặc hình vẽ kiểu thiết kế… hoặc tập hợp
của các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng
hóa hoặc dịch vụ của một người bán hoặc một nhóm
người bán với hàng hóa và dịch vụ của các đối thủ
cạnh tranh
IV/ Thương hiệu

Các yếu tố thương hiệu của một sản phẩm hoặc


dịch vụ để được pháp luật bảo hộ dưới dạng là các
đối tượng sở hữu trí tuệ như:
-  Nhãn hiệu hàng hóa,
-  Tên thương mại,
-  Tên gọi xuất xứ hàng hóa,
-  Chỉ dẫn địa lý,
-  Kiểu dáng công nghiệp
-  Bản quyền
2. Bảo hộ thương hiệu

-  Lựa chọn mô hình thương hiệu hợp lý và hình


thành chiến lược tổng thể cho xây dựng và phát triển
thương hiệu
-  Thiết kế các yếu tố thương hiệu phù hợp với thị
trường mục tiêu
-  Tăng cường tuyên truyền và quảng bá cho hình ảnh
thương hiệu
-  Doanh nghiệp cần đăng ký bảo hộ các yếu tố
thương hiệu
-  Một số biện pháp khác để bảo vệ và phát triển
thương hiệu (li-xăng, franchising…)
V/ Giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền SHTT
trong TMQT

Ví dụ 1:
-  Năm 1993, ở Hoa Kỳ, Microsoft đã bị kiện vị tội ăn
cắp bản quyền phát minh của hãng Stac Electronics. Các
kỹ sư của Microsoft đã dùng kỹ thuật phân tích ngược
(reverse engineering) để mô phỏng lại phát minh của
Stac Electronic về kỹ thuật phần mềm làm ổ đĩa nén
(compressed drive) tên là Stacker từ năm 1991 mà không
trả phí tổn cho Stac.
-  Kết quả vụ kiện là Microsoft phải hủy bỏ các phiên
bản MS-DOS 6.0 và 6.2 của mình thay vào đó là phiên
bản 6.21 không hỗ trợ ổ đĩa nén và bồi thường thiệt hại
Phạm Thị Diệp Hạnh Sở hữu trí tuệ
Ví dụ 2:

—  Năm 1994, Bảo Chấn sáng tác bài hát “Tình thôi Xót
xa”
—  Năm 2004, một du học sinh Việt Nam ở Nhật Bản tình
cờ phát hiện giai điệu của bài hát này giống với bản
nhạc của bài Frontiers do nữ nhạc sỹ trẻ Kenko
Matsui sáng tác và biểu diễn năm 1991.
—  Nhạc sỹ Bảo Chấn cho rằng việc hai bài hát có giai điệu
trùng nhau là việc “ý tưởng lớn gặp nhau (Hội nhạc sỹ
đã giám định và kết luận 2 tác phẩm giống nhau đến
90%)
Ví dụ 3:

Ca sĩ Mỹ Tâm gửi thư yêu cầu các nhà mạng Mobifone,


Vinaphone, Viettel không được sử dụng bài hát có giọng
Mỹ Tâm làm nhạc chuông chờ và yêu cầu trả bản quyền.
Các bài hát này được cung cấp bởi Hiệp hội Công
nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV). RIAV cho rằng các bản
ghi âm, ghi hình biểu diễn của Mỹ Tâm đều do bốn hãng
sản xuất Phương nam phim, Bến Thành Audio, Sài gòn
Vafaco và Rạng đông đầu tư toàn bộ. Các hãng sản xuất
này đã trả tiền thù lao cho Mỹ Tâm
Ví dụ 4:

—  Công ty Marvel Chracters Inc. (Mỹ) là một trong


những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất
phim hoạt hình giải trí.
—  Marvel là chủ sở hữu nhãn hiệu X-MEN (nhãn hiệu
chữ) đối với các sản phẩm:
-  Video thu sẵn; băng, đĩa nghe nhìn… (Nhóm 9);
-  Các loại xuất bản phẩm, truyện và truyện tranh …
(Nhóm 16);
-  Quần áo…(Nhóm 25);
-  Đồ chơi các loại (Nhóm 28).
Ví dụ 4:

—  Công ty Hàng gia dụng Quốc tế (Việt Nam) được Cục
SHTT cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu “X-MEN,
hình” cho các sản phẩm hoá mỹ phẩm gia dụng
(Nhóm 3).
—  Công ty Marvel Chracters yêu cầu huỷ văn bằng bảo
hộ cấp cho Cty Hàng gia dụng quốc tế vì cho rằng
nhãn hiệu “X-MEN” là nhãn hiệu nổi tiếng Công ty
Hàng gia dụng quốc tế lợi dụng để quảng cáo cho sản
phẩm của mình.
Ý kiến của bạn?
Ví dụ 4:

Điều 18.22 – Khoản 2 (TPP): hàng hóa hoặc dịch


vụ không giống hệt hoặc tương tự với những hàng
hóa dịch vụ được nhận diện bởi một nhãn hiệu nổi
tiếng ,dù đã đăng ký hay chưa, miễn là việc sử dụng
nhãn hiệu đó trong mối liên hệ với những hàng hóa
hoặc dịch vụ đó sẽ chỉ ra sự kết nối giữa những hàng
hóa, dịch vụ này và chủ sở hữu của nhãn hiệu, và với
điều kiện là quyền lợi của chủ sở hữu nhãn hiệu có
khả năng bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng đó.
Ví dụ 5:
—  Công ty D của Đức nộp đơn bảo hộ nhãn hiệu
“DONATI” cho sản phẩm nhóm 6: Các đường ray
trượt bằng kim loại. Cụ thể:
-  Những loại dùng cho băng tải treo cao, cần trục (xe
tời) và cáp kéo theo;
-  Ray trượt bằng kim loại dùng cho băng tải trên cao
và cho cần trục như các bộ phận của hệ thống mô
đun;
-  Ray trượt bằng kim loại dùng cho băng tải treo cao
dưới dạng thanh thẳng và thanh hình quạt, ghi tầu
và vòng đệm;
-  Ray kim loại định hình
Ví dụ 5:

—  Cục SHTT đã cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu
“MP, DONATI, hình” của Công ty DONATI SPA
(Italy) cho các sản phẩm cùng thuộc nhóm 6 gồm:
-  Trụ đỡ và cơ cấu bằng kim loại dùng cho đồ đạc văn
phòng;
-  Các bánh xe nhỏ bằng kim loại dùng cho đồ đạc văn
phòng”.

(?): Nhãn hiệu DONATI (Đức) có được


chấp nhận đăng ký bảo hộ không
1. Đặc điểm của tranh chấp quyền SHTT

—  Phần lớn đều phức tạp.


—  Có tính đa quốc gia
—  Thường đòi hỏi tính bảo mật rất cao:
2. Căn cứ xác định hành vi xâm phạm

2.1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi bảo


hộ của quyền sở hữu trí tuệ.

Làm cách nào để chứng minh?


2. Căn cứ xác định hành vi xâm phạm

2.1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi bảo


hộ của quyền sở hữu trí tuệ.

•  Giấy chứng nhận đăng ký,


Đã đăng ký bảo •  Văn bằng bảo hộ
hộ •  Các giấy tờ kèm theo

•  Bản gốc, bản định hình đầu tiên


Quyền tác giả và •  Bản sao được công bố hợp pháp
quyền liên quan
2. Căn cứ xác định hành vi xâm phạm

2.1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi bảo


hộ của quyền sở hữu trí tuệ.
•  Quá trình sử dụng,
Tên thương mại •  Lĩnh vực sử dụng
•  Lãnh thổ sử dụng

•  Các tài liệu thể hiện nội dung, bản chất


Bí mật kinh doanh của bí mật kinh doanh và thuyết minh, mô
tả về biện pháp bảo mật tương ứng.

•  Các tài liệu, chứng cứ thể hiện sự nổi


Nhãn hiệu nổi tiếng của nhãn hiệu
tiếng
2. Căn cứ xác định hành vi xâm phạm

2.2. Có yếu tố xâm phạm đối tượng bị xem xét.


—  Các yếu tố xâm phạm đến quyền SHTT: Điều 7 đến
Đ14 Nghị Định 105
—  Phạm vi bảo hộ dựa vào văn bằng bảo hộ hoặc Giấy
chứng nhận đăng ký, hoặc dựa trên cơ sở chứng cứ
thể hiện việc đã sử dụng hợp pháp
2. Căn cứ xác định hành vi xâm phạm

2.3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không


phải là chủ thể hợp pháp

2.4. Hành vi vi phạm xảy ra ở Việt Nam


3. Xác định thiệt hại

3.1 Nguyên tắc xác định thiệt hại


Được coi là có tổn thất thực tế nếu có đủ các căn cứ sau
đây:
a) Thiệt hại (vật chất và tinh thần) là có thực và thuộc về
người bị thiệt hại;
b) Người bị thiệt hại có khả năng đạt được lợi ích đó;
c) Có sự giảm sút hoặc mất lợi ích của người bị thiệt hại
sau khi hành vi xâm phạm xảy ra so với khả năng đạt
được lợi ích đó khi không có hành vi xâm phạm
d) Hành vi xâm phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự
giảm sút, mất lợi ích đó.
e) Mức độ thiệt hại phù hợp với hành vi xâm phạm
3. Xác định thiệt hại

—  Tổn thất về tài sản: giá chuyển nhượng, giá trị góp
vốn, giá trị đầu tư…
—  Giảm sút về thu nhập, lợi nhuận: so sánh giữa
mức doanh thu, sản lượng, số lượng, giá bán trước
và sau khi có hành vi vi phạm
—  Tổn thất về cơ hội kinh doanh: khoản thu nhập
đáng nhẽ người bị thiệt hại được hưởng
—  Chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt
hại
4. Giải quyết tranh chấp

Văn bản pháp luật:


—  Bộ luật hình sự 1999.
—  Bộ luật dân sự 2005
—  Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012
—  Luật Hải quan 2001
—  Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006
hướng dẫn thi hành 1 số điều của Luật SHTT về bảo
vệ quyền SHTT và quản lý nhà nước về SHTT
—  Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
4. Giải quyết tranh chấp

Điều 198 Luật SHTT, chủ thể quyền có thể áp dụng


các biện pháp sau để bảo vệ quyền lợi của mình:
—  Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành
vi xâm phạm
—  Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm chấm
dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai,
bồi thường
—  Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành
vi xâm phạm theo quy định của PL
—  Khởi kiện ra Tòa án hoặc Trọng tài.
4. Giải quyết tranh chấp
Khiếu nại tại
cơ quan có
Hoà giải thẩm quyền
Thương lượng

Vi Biện pháp
phạm Dân sự
Kiểm soát quyền
hàng hoá SHTT
XNK

Biện pháp Biện pháp


hình sự Hành chính
4. Giải quyết tranh chấp

Bạn chọn cách nào?


4. Giải quyết tranh chấp

—  Căn cứ vào mục tiêu, lợi ích được ưu tiên trong
việc giải quyết tranh chấp:
¡  tính chuyên môn cao,
¡  tính bảo mật,

¡  tính trung lập do tranh chấp có yếu tố nước ngoài,

¡  nhu cầu chấm dứt khẩn cấp hành vi vi phạm hay mối quan
tâm đến việc duy trì quan hệ tranh chấp v.v..
4. Giải quyết tranh chấp

Các bên đương sự cần chuẩn bị trước các chứng cư:


—  Chứng cứ văn bản: lịch sử hồ sơ, các bản tường
trình, báo cáo thí nghiệm, số lượng bán ra…
—  Chứng cứ có thực: kiểu mẫu, máy móc có thật dựa
trên bản vẽ
—  Chứng cứ chuyên môn: ý kiến chuyên gia, kỹ
thuật viên
—  Chứng cứ điều tra thị trường: thường là “quan
điểm cộng đồng” liên quan đến nhãn hiệu…
4. Giải quyết tranh chấp

4.1.Liên hệ với đối thủ cạnh tranh


—  Chỉ ra sự tồn tại quyền của mình, đây là hành động
bắt buộc theo pháp luật của một số nước.
—  Cân nhắc những việc nên làm:
-  Hòa giải
-  Ký hợp đồng li – xăng
-  Giải thích rõ các điều khoản của hợp đồng li –
xăng…
4. Giải quyết tranh chấp

4.2. Khiếu nại tại cơ quan Nhà nước có thẩm


quyền
Các quan quản lý Nhà nước về quyền SHTT có chức
năng trao quyền thì cũng có thể thu hồi lại văn bằng bảo
hộ.
à Một số nước gọi là “thủ tục phản đối”.
—  Thường áp dụng đối với sáng chế và nhãn hiệu
4. Giải quyết tranh chấp:

4.3 Biện pháp hành chính


Việc áp dụng xử phạt VPHC cần tuân thủ nguyên tắc:
—  Hành vi trái PL vi phạm các nguyên tắc quản lý nhà
nước,
—  Hành vi do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý
—  Mức độ nguy hiểm của hành vi thấp hơn tội phạm
—  PL quy định hành vi đó phải bị xử phạt hành chính
4.3. Biện pháp hành chính:

Điều kiện áp dụng biện pháp hành chính:


- Có căn cứ pháp lý để áp dụng biện pháp hành chính đối
với hành vi xâm phạm quyền: hình thức xử phạt, biện pháp
xử lý
-  Chủ thể tiến hành áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải
được trao thẩm quyền và phải được trang bị/hỗ trợ kiến
thức chuyên môn đầy đủ và kịp thời để có đủ khả năng xác
định hành vi xâm phạm và áp dụng biện pháp xử lý phù hợp
đối với hành vi xâm phạm.
-  Căn cứ thực hiện: chủ thể bị vi phạm yêu cầu; cơ quan có
thẩm quyền chủ động phát hiện; công dân tố cáo
4. Giải quyết tranh chấp:

4.3. Biện pháp hành chính

Hình phạt chính Hình phạt bổ sung


•  Cảnh cáo •  Tịch thu tang vật ,
•  Phạt tiền (dưới 500 tr) phương tiện vi phạm;
•  Đình chỉ có thời hạn
hoạt động SXKD vi
phạm;
•  Buộc loại bỏ yếu tố vi
phạm;
•  Buộc tiêu hủy
•  Buộc đưa ra khỏi lãnh
thổ VN đối với hàng
hóa quá cảnh xâm
phạm quyền SHTT…
4. Giải quyết tranh chấp

4.4. Biện pháp dân sự


—  Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm
- Áp dụng trong bản án hoặc
-  Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
—  Buộc xin lỗi, cải chính công khai
-  Áp dụng đối với hành vi xâm phạm, gây thiệt hại
về uy tín, danh dự cho chủ thể có quyền
-  Áp dụng theo cách thức mà các bên thỏa thuận
-  Đăng trên 3 số báo Trung ương hoặc địa phương
liên tiếp
4. Giải quyết tranh chấp

4.4. Biện pháp dân sự


—  Buộc thực hiên nghĩa vụ dân sự
- Áp dụng trong bản án hoặc
-  Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
—  Buộc bồi thường thiệt hại (không quá 500tr)
- Lợi ích vật chất và tinh thần là có thực và thuộc về
người bị thiệt hại
- Người bị thiệt hại có khả năng đạt được lợi ích đó.
- Có mối liên hệ trực tiếp giữa hành vi vi phạm và thiệt
hại xảy ra.
4. Giải quyết tranh chấp

4.4. Biện pháp dân sự


—  Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử
dụng không nhằm mục đích thương mại
-  Áp dụng đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và
phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh
doanh hàng hóa xâm phạm quyền SHTT
-  Người có hành vi xâm phạm phải chịu chi phí tiêu
hủy
•  Một số biện pháp khác: thu giữ, kê biên, niêm phong,
cấm thay đổi hiện trạng, cấm di chuyển và cấm
chuyển dịch quyền sở hữu..
4. Giải quyết tranh chấp

4.5. Biện pháp hình sự


Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
—  Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156)
—  Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực,
thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh
(Điều 157)
—  Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng
để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ
thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158)
4. Giải quyết tranh chấp

4.5. Biện pháp hình sự


Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
—  Tội lừa dối khách hàng (Điều 162)
—  Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ
quyền SHCN (Điều 170)
—  Tội xâm phạm quyền SHCN (Điều 171): xâm phạm
đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được
bảo hộ tại Việt Nam nhằm mục đích kinh doanh
4. Giải quyết tranh chấp

4.5. Biện pháp hình sự


—  Ở các nước phát triển, xâm phạm quyền SHTT đặc
biệt là làm hàng giả, hàng gian bị coi là phạm tội
hình sự.
—  Hiệp định TRIPS cũng có quy định việc thực thi
quyền SHTT có thể bằng thủ tục tố tụng hình sự,
đặc biệt là khi là hành vi cố ý hoặc có quy mô
thương mại.
4. Giải quyết tranh chấp

4.6. Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu liên quan đến SHCN
—  Thực hiện theo yêu cầu của chủ thể có quyền
-  Đơn
-  xuất trình các bằng chứng về quyền sở hữu trí tuệ hợp pháp
của mình được pháp luật bảo hộ,
-  bằng chứng về việc hàng hóa đã xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ.
-  nộp một khoản tiền bảo chứng
Thời gian tạm giữ là 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định,
có thể gia hạn thêm 10 ngày nữa nếu người đề nghị nộp bổ
sung một khoản tiền tạm ứng bằng 20% giá trị lô hàng tạm
giữ
4. Giải quyết tranh chấp

4.6. Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu,


nhập khẩu liên quan đến SHCN
Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra hàng hóa XNK
bằng biện pháp hành chính
—  Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị
nghi ngờ xâm phạm quyền SHCN
—  Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu
xâm phạm quyền SHCN.
Mối quan hệ giữa các biện pháp bảo vệ quyền
SHTT

(1) Biện pháp (2) Biện pháp


dân sự hành chính

Giám định, xác


Xác lập
(6) định đại diện (5) quyền SHTT
SHTT

Kiểm soát hàng hóa


(3) Biện pháp
XNK liên quan đến (4)
SHTT hình sự
Sở hữu trí tuệ

You might also like