You are on page 1of 5

CƠ SỞ II TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

BỘ MÔN CƠ SỞ - CƠ BẢN Kinh tế vĩ mô


_________________________ __________________________________

ĐỀ SỐ: 01 Học kỳ Năm học:


Hệ: Chính quy
Mã lớp tín chỉ :
Ngày thi: Ca thi:
Hình thức thi : Tự luận và trắc nghiệm
(Sinh viên không được sử dụng tài liệu)

Phần 1. Trắc nghiệm (9 điểm)


Sinh viên chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau (40 câu):

1. Năm 2019 nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,8% cho thấy:
A) GDPn năm 2019 lớn hơn GDPn năm 2018 6,8%
B) GDPr năm 2019 lớn hơn GDPn năm 2018 6,8%
C) Sản lượng năm 2019 lớn hơn sản lượng năm 2018 6,8%
D) GDPr năm 2019 nhỏ hơn GDPr 2018 6,8%
2. Theo qui luật Okun, ut = ut-1 – 0,4(gt – gp), nếu tốc độ tăng trưởng thực tế là gt = 8% mỗi năm và
tốc độ tăng của sản lượng tiềm năng là gp = 6% mỗi năm, thì phải mất bao nhiêu năm mới có thể
giảm 5% tỷ lệ thất nghiệp?
A) 8,5 năm
B) 6,25 năm
C) 14,25 năm
D) 12,25 năm
3. Một quốc gia có dân số trưởng thành là 80 triệu người, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 60%,
tỷ lệ thất nghiệp là 5%. Số người có việc làm là:
A) 50,8 triệu người
B) 45,6 triệu người
C) 48,5triệu người
D) 47,5 triệu người
4. Giả sử nền kinh tế chỉ sản xuất 2 hàng hóa cuối cùng, sản lượng và giá thể hiện trong bảng sau:
Hàng hóa Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3
Po Q0 P1 Q1 P2 Q2 P3 Q3
Bánh mỳ 100 110 110 100 120 140 120 150
Tạp chí 100 100 110 140 130 140 140 160
Lấy năm gốc là 0. Chỉ số khử lạm phát GDPdf ở năm 3 bằng:
A) GDPdf = 130,3
B) GDPdf = 140,4
C) GDPdf = 150
D) GDPdf = 135,2
5. Số liệu như trên, lấy năm gốc là 0, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 3 so với năm 2 là:
A) 10,7%
B) 10,4%
C) 15,5%
D) 15,2%
6. Số liệu như trên, lấy năm gốc là 0, chỉ số CPI ở năm 2 là
A) 124,8
B) 118,4
Page 1 of 5
C) 112.5
D) 116,2
7. Một người mất việc làm từ năm trước và hiện tại anh ta trở nên chán nản nên đã từ bỏ tìm kiếm
việc làm. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, số người thất nghiệp
A) Giảm và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm
B) Tăng và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động không bị ảnh hưởng
C) Không bị ảnh hưởng và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng
D) Và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đều không bị ảnh hưởng
8. Với một nền kinh tế đóng có khu vực chính phủ, cân bằng trong thị trường hàng hóa đạt được
khi:
A) Tiết kiệm (S) bằng đầu tư (I)
B) tổng tiết kiệm lớn hơn đầu tư
C) tổng các khoản rò rỉ lớn hơn các khoản bơm vào
D) sản lượng (Y) bằng tổng cầu (AE)
10. Thu nhập khả dụng (Yd) là thu nhập:
A) mà hộ gia đình có thể tùy ý sử dụng
B) bằng sản phẩm quốc dân ròng (NNP) trừ thuế gián thu (Ti)
C) bằng thu nhập quốc dân (NI) trừ thuế gián thu (Ti)
D) Bằng GNP trừ đi tổng của khấu hao (De) và thuế gián thu (Ti)
11. Merry, một doanh nhân người Mỹ (US), dùng $2000 mua một máy tính từ Trung Quốc để dùng
cho công việc xuất bản, giao dịch trên sẽ làm cho
A) Đầu tư của US tăng và GDP của US tăng
B) Nhập khẩu của US tăng và GDP của US tăng
C) Xuất khẩu ròng của US giảm và GDP của US giảm
D) Đầu tư của US tăng và GDP của US không đổi
12. Theo tác động của số nhân tổng cầu (α), trong một nền kinh tế đóng (X = M = 0) và chính phủ
thu thuế kết hợp, nếu tiêu dùng tự định (Co) tăng một đơn vị (∆Co = 1) thì số tăng của sản lượng ở
vòng 2 bằng:
A) 1
B) mpc
C) mpc(1 - t)
D) mpc (1-t)2
13. Dãy số: 0,6 + 0,62 + 0,63 + … =
A) 2,5
B) 3,5
C) 1,5
D) 2
14. Khuynh hướng nhập khẩu biên (mpm) thể hiện:
A) số tăng lên của nhập khẩu khi sản lượng (Y) tăng 1 đơn vị
B) số tăng lên của nhập khẩu khi Yd tăng 1 đơn vị
C) mpm tăng sẽ làm số nhân tổng cầu (α) tăng
D) mpm giảm sẽ làm số nhân tổng cầu (α) giảm
15. Số liệu của nền kinh tế như sau: C = 100 + 0,8 Yd, I = 80, G = 130, T = -100 + 0,25Y. Tổng
cầu tự định (A) của nền kinh tế là:
A) A = 390 B) A = 376 C) A = 300 D) A = 250
16. Số liệu của nền kinh tế như câu 15. Thu nhập cân bằng (Y) trong mô hình trên là:
A) Y = 900 B) Y = 840 C) Y = 975 D) Y = 940
17. Số liệu của nền kinh tế như câu 15. Nếu muốn tăng thu nhập lên thành Y = 1025, chính phủ
phải tăng thêm chi tiêu (ΔG) là:
A) ΔG = 50 B) ΔG = 20 C) ΔG = 25 D) ΔG = 30
Page 2 of 5
18. Các phát biểu nào sau đây về Cung tiền thực (Ms/P) là sai:
A) phụ thuộc vào lãi suất
B) tăng khi lãi suất chiết khấu giảm
C) tăng khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm
D) Giảm khi dân chúng muốn nắm giữ tiền mặt nhiều hơn tiền gửi
19. Giả sử các giao dịch đều thông qua hệ thống ngân hàng (không có giao dịch tiền mặt), tỷ lệ dự
trữ bắt buộc là d = 0,25. Qua hoạt động thị trường mở (OMO), ngân hàng trung ương (CB) bán ra
một lượng trái phiếu là 200. Cung tiền M1 sẽ:
A) giảm 1000
B) tăng 1200
C) giảm 800
D) tăng 1400
20. Tỷ số tiền nắm giữ bởi công chúng/tiền gửi (C/D) là 0,6, tỷ lệ dự trữ bắt buộc: d = 0,2, tỷ lệ dự
trữ vượt de = 0.1. Hệ số nhân tiền m (money multiplier) trong trương hợp này là:
A) m = 1,8
B) m = 3
C) m = 2
D) m = 2,5
21. Chính phủ tài trợ chi tiêu bằng việc bán cho ngân hàng thương mại một lượng trái phiếu, Cung
tiền (M1) sẽ:
A) tăng
B) giảm
C) không đổi
D) không đủ dữ kiện để đưa ra kết luận cho trường hợp này
22. Trong thị trường tiền tệ, Cung tiền danh nghĩa tăng (Ms≡ M1↑) sẽ làm lãi suất giảm mạnh nếu:
A) Đường cầu tiền dốc
B) Đường cầu tiền thoải (ít dốc)
C) Cầu tiền rất nhạy cảm đối với lãi suất
D) Cầu tiền rất nhạy cảm đối với thu nhập
23. Ngân hàng trung ương sẽ giảm Cung tiền danh nghĩa (Ms) bằng cách:
A) giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
B) tăng lãi suất cho vay chiết khấu
C) in thêm tiền
D) bán ra trái phiếu chính phủ
24. Khi ngân hàng trung ương thực hiện mua trái phiếu trên thị trường mở, dự trữ của các ngân
hàng sẽ:
A) Tăng và các ngân hàng có thể tăng cho vay
B) Tăng và các ngân hàng có thể giảm cho vay
C) Giảm và các ngân hàng có thể tăng cho vay
D) Giảm và các ngân hàng có thể giảm cho vay
25. Giả sử ngân hàng thương mại quyết định nắm giữ dự trữ vượt (de) ít hơn trước. Các yếu tố khác
không đổi, hành động trên của ngân hàng sẽ khiến cho:
A) Cung tiền giảm, làm giảm ảnh hưởng của việc ngân hàng trung ương (NHTW) bán trái chính
phủ
B) Cung tiền giảm, làm giảm ảnh hưởng của việc NHTW mua trái chính phủ
C) Cung tiền tăng, làm giảm ảnh hưởng của việc NHTW bán trái chính phủ
D) Cung tiền tăng, làm giảm ảnh hưởng của việc NHTW mua trái chính phủ
26. Đường IS sẽ trở nên dốc hơn nếu như:
A) thuế suất biên (t) tăng
B) số nhân tổng cầu (α ) tăng
Page 3 of 5
C) chính phủ tăng chi tiêu
D) Đầu tư nhạy cảm hơn đối với lãi suất
27. Độ đốc đường LM sẽ không đổi nếu như:
A) Cầu tiền nhạy cảm hơn đối với thu nhập
B) độ nhạy cảm của đầu tư đối với lãi suất tăng
C) độ nhạy cảm của Cầu tiền đối với lãi suất giảm
D) độ nhạy cảm của Cầu tiền đối với lãi suất tăng
28. Điểm nằm ngoài và phía bên trái đường LM thể hiện:
A) thị trường hàng hóa dư thừa
B) thị trường tiền tệ dư thừa
C) thị trường hàng hóa đang thiếu hụt
D) thị trường tiền tệ thiếu hụt
29. Trong mô hình IS – LM, giảm Cung tiền (Ms) và giảm chi tiêu của chính phủ (G) làm cho:
A) sản lượng giảm
B) sản lượng tăng và lãi suất giảm
C) sản lượng giảm và lãi suất không đổi
D) sản lượng tăng và lãi suất tăng
30. Trong thị trường vốn vay, chính phủ giảm chi tiêu sẽ làm cho:
A) lãi suất giảm và sản lượng giảm
B) lãi suất giảm và sản lượng tăng
C) lãi suất tăng và sản lượng tăng
D) lãi suất tăng và sản lượng giảm
31. Nhận định nào sau đây về đường AD là sai? Khi mức giá chung (P) tăng sản lượng có nhu cầu
tiêu dùng (Y) sẽ giảm là do
A) làm người dân cảm thấy nghèo đi và họ sẽ tiêu dùng ít hơn
B) làm cung tiền thực giảm do đó làm lãi suất tăng và đầu tư giảm
C) làm hàng trong nước rẻ hơn so với hàng nước ngoài và do đó xuất khẩu giảm
D) làm dân chúng trì hoãn tiêu dùng vì họ tin rằng mức giá trong tương lai sẽ giảm
32. Lý do nào sau đây không gây ra lạm phát do cầu kéo
A) Ngân hàng trung ương mua vào trái phiếu
B) Chính phủ giảm thuế
C) Giá nguyên liệu nhập khẩu tăng
D) Chỉ số lòng tin của doanh nghiệp tăng
33. Tăng chi tiêu của chính phủ (G) sẽ làm đường AD dịch sang phải do hai tác động: tác động số
nhân (multiplier effect) và tác động chèn lấn đầu tư (crowding-out effect). Nhận định nào sau đây
là đúng:
A) Tác động chèn lấn đầu tư mạnh hơn tác động số nhân do đó AD dịch phải
B) Tác động chèn lấn đầu tư yếu hơn tác động số nhân do đó AD dịch phải
C) Tác động chèn lấn đầu tư mạnh hơn tác động số nhân do đó AD dịch trái
D) Tác động chèn lấn đầu tư yếu hơn tác động số nhân do đó AD dịch trái
34. Hành vi sử dụng lao động của doanh nghiệp tuân theo điều gì sau đây:
A) Tiền lương danh nghĩa càng cao, doanh nghiệp mua lao động càng ít
B) Tiền lương thực càng cao, lượng cung lao động càng lớn
C) Tiền lương thực càng cao, doanh nghiệp mua lao động càng nhiều
D) Tiền lương thực bằng với sản lượng biên theo lao động
35. Các nhận định nào sau đây về đường tổng cầu AD là sai :
A) dịch chuyển sang phải khi cung tiền danh nghĩa tăng
B) dịch chuyển sang trái khi chi tiêu của chính phủ giảm
C) dịch chuyển sang phải khi mức giá giảm
D) phản ánh tác động của mức giá (P) tới sản lượng có nhu cầu tiêu dùng (Y)
Page 4 of 5
36. Đường tổng cung cổ điển là đường thẳng song song với trục mức giá (P) vì:
A) tiền lương là cứng nhắc (không linh hoạt)
B) doanh nghiệp và người lao động có cùng kỳ vọng về mức giá thị trường (Pe)
C) tác động của nghiệp đoàn lao động
D) thị trường lao động luôn đạt cân bằng với thông tin hoàn hảo
37. Trong trung hạn, phát biểu nào sau đây về sự trung tính của tiền (neutrality of money) là sai :
A) chính sách tiền tệ mở rộng làm sản lượng và lãi suất không đổi
B) chính sách tiền tệ mở rộng không gây ra hiện tượng chèn lấn đầu tư (crowding out)
C) chính sách tiền tệ thắt chặt làm giá tăng, sản lượng và lãi suất không đổi
D) chính sách tiền tệ thắt chặt làm giá giảm, sản lượng và lãi suất không đổi
38. Nếu như mức giá (P) lớn hơn mức giá kỳ vọng (Pe) thì
A) Sản lượng thực tế (Y) nhỏ hơn sản lượng tự nhiên (Yn)
B) Sản lượng thực tế (Y) bằng sản lượng tự nhiên (Yn)
C) Đường AS dịch xuống dưới
D) Sản lượng thực tế (Y) lớn hơn sản lượng tự nhiên (Yn)
39. Tỷ giá hối đoái thực tăng dẫn tới
A) Hàng nước ngoài trở nên rẻ hơn tương đối so với hàng trong nước
B) Hàng nước ngoài trở nên rẻ hơn tương đối so với hàng trong nước và làm nhập khẩu tang
C) Hàng nước ngoài trở nên đắt hơn tương đối so với hàng trong nước
D) Hàng nước ngoài trở nên đắt hơn tương đối so với hàng trong nước và làm nhập khẩu tăng
40. Một sự giảm giá thực (real depreciation), từ góc nhìn của người Việt Nam, cho thấy:
A) Giá của hàng VN tính theo hàng US tăng
B) Giá của hàng US tính theo hàng VN giảm
C) Giá của hàng US tính theo hàng VN tăng
D) Tỷ giá hối đoái thực giữa VN và Mỹ giảm

Phần 2. Tự luận (1 điểm)

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn 27/7/2017, “Hơn 3 tỉ đô la Mỹ là số tiền mà người Việt đã chi ra để
mua nhà ở Mỹ từ tháng 4-2016 đến tháng 3-2017 theo dữ liệu vừa được Hiệp hội Quốc gia chuyên
viên địa ốc Mỹ công bố…”1.
Theo bạn dòng vốn đi ra ảnh hưởng như thế nào tới nền tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại (NX)
của Việt Nam?
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Note: sinh viên không cần làm các câu hỏi của mô hình IS - LM

1
http://www.thesaigontimes.vn/162919/Muon-neo-duong-tien-ra-di.html
Page 5 of 5

You might also like