You are on page 1of 10

Họ và tên; Nguyễn Anh Tuấn

Lớp: 1950A02

Mã sinh viên: 19A50010221

Môn: Kỹ năng tư vấn pháp luật sở hữu hữu trí tuệ trong lĩnh vực thương
mại

Đề 4

Câu 1: Công ty Shiseido tại Nhật Bản là chủ sở hữu nhãn hiệu “Shiseido” đăng
ký cho sản phẩm mỹ phẩm. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đang ccos hiệu
lực tại Việt Nam. Công ty Shiseido Nhật Bản muốn chuyển giao quyền sử dụng
nhãn hiệu “Shiseido” cho công ty shiseido Việt Nam trong thời hạn 10 năm.
Anh/ chị soạn thảo nội dung cơ bản của hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn
hiệu nói trên và tư vấn các thủ tục cần thiết để hợp đồng đó có hiệu lực trên lãnh
thổ Việt Nam.

Câu 2: Trường Đai học A ký hợp đồng với một số giảng viên Bộ môn Luật sở
hữu trí tuệ để viết Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ. Theo đó, nhà trường đầu tư
toàn bộ kinh phí cho việc trả thù lao cho tác giả, nghiệm thu và chi phí cho việc
xuất bản Giáo trình ra thị trường. Tháng 01 năm 2023, Giáo trình Luật sở hữu
trí tuệ của Trường Đại học A được xuất bản. Tháng 3 năm 2023, Trường Đại
học A phát hiện thư viện của Trường Đại học B đã sao chép toàn bộ Giáo trình
thành nhiều bản và bán bản sao Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ của trường A cho
sinh viên Trường B để học tập mà không có sự đồng ý của Trường A.

a. Theo anh chị, Trường Đại học A cần chuẩn bị những tài liệu gì để đăng
ký quyền tác già đối với Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ tại Cục bản quyền
tác giả
b. Là Luật sư của trường đại học A, anh chị hãy soạn thảo tư thư khuyến
cáo gửi đến trường B yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm

BÀI LÀM
Câu 1

Nội dung cơ bản của hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu “ Shiseido”
CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU “ Shiseido”
Số: ………………./HĐCGQSDNH
 
Hợp đồng này được lập vào ngày …… tháng …… năm
……… tại ................................., giữa các bên sau đây:
Bên A: 
- Tên doanh nghiệp
- Trụ sở chính: .
- Điện thoại: 
- Mã số thuế
- Tài khoản số: 
- Đại diện là
- Chức vụ: 
- Theo giấy uỷ quyền số (nếu có):  (sau đây gọi tắt là Bên Giao)
Bên B:
- Tên doanh nghiệp
- Trụ sở chính: 
- Điện thoại: 
- Mã số thuế
- Tài khoản số: 
- Đại diện là: 
- Chức vụ: 
- Theo giấy uỷ quyền số (nếu có):  (Sau đây gọi tắt là Bên Nhận)
ĐIỀU 1: CĂN CỨ CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU
Bên giao cam kết là chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu sau đây tại Việt Nam:
Nhãn hiệu      
Nhóm       
Sản phẩm         
Số đơn           
Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ ngày 
ĐIỀU 2 -  CHUYỀN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU “ Shiseido”
Bên Giao bằng văn bản này chuyển giao cho Bên nhận quyền sử dụng Nhãn
hiệu tại Việt  Nam cho sản phẩm đã được đăng kí theo Số đơn  được nêu trên,
và Bên Nhận bằng văn bản này tiếp nhận quyền sử dụng nhãn hiệu theo đúng
phương thức quy định trong Hợp đồng này.
 
ĐIỀU 3 -  PHẠM VI CHUYỂN GIAO “ Shiseido”
3.1. Hình thức chuyển giao:  Độc quyền 
3.2. Lãnh thổ : Việt Nam.
3.3. Thời hạn: Hợp đồng sẽ có hiệu lực trong vòng 10 năm kể từ ngày Hợp đồng
này được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp bị huỷ bỏ hoặc chấm
dứt trước thời hạn theo các điều  kiện nêu tại Điều 5 dưới đây.
ĐIỀU 4 -  PHÍ CHUYỂN GIAO VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
4.1. Phí chuyển giao: Ghi rõ phí chuyển giao và phương thức thanh toán (nếu
có).
Phí chuyển giao: .
Phương thức thanh toán: tiền mặt
4.2. Nghĩa vụ nộp thuế liên quan đến việc chuyển quyền của “ Shiseido”
Bên Nhận sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế liên
quan đến việc chuyển giao “ Shiseido”
ĐIỀU 5 -  QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN 

5.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên Giao:


- Bên giao có nghĩa vụ giao đủ toàn bộ giấy tờ liên quan đến Nhãn hiệu kể từ
khi Hợp đồng này có hiệu lực trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày ký kết, tại địa
điểm và bằng phương thức như hai bên đã thỏa thuận.
- Bên giao phải đảm bảo điều kiện về quyền sở hữu cho Bên nhận đối với Nhãn
hiệu không bị tranh chấp bởi bên thứ ba, không vi phạm bản quyền.
- Nếu bên Nhận chậm thanh toán tiền và các chi phí khác thì bên Nhận phải trả
tiền lãi theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh
toán tương ứng với thời gian chậm trả.
5.2. Nghĩa vụ của Bên Nhận:
- Bên nhận có trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ liên quan đến Nhãn hiệu sau
khi được Bên giao chuyển quyền đối với nhãn hiệu đang đăng ký bảo hộ….....
ĐIỀU 6- ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG, THỜI HẠN VÀ CHẤM DỨT HỢP
ĐỒNG
Bên Nhận có nghĩa vụ tiến hành các thủ tục cần thiết để đăng ký việc
chuyển quyền “ Shiseido” này với Cục Sở hữu Trí tuệ của Việt Nam và tự chịu
mọi chi phí liên quan.
Hợp đồng này được xem như có hiệu lực kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ
Việt Nam xác nhận đăng ký và sẽ duy trì hiệu lực đầy đủ trừ khi chấm dứt trước
thời hạn theo các điều khoản khác của Hợp đồng.
Hợp đồng có thể được gia hạn theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa các bên
trên cơ sở các điều khoản và điều kiện do hai bên thỏa thuận và được đăng ký
tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
ĐIỀU 7 – DUY TRÌ HIỆU LỰC CỦA NHÃN HIỆU
Bên Giao đảm bảo có đầy đủ quyền hợp pháp và chính đáng đối với Nhãn hiệu,
cũng như quyền cấp sử dụng nhãn hiệu tại thời điểm kí kết hợp đồng này. Đồng
thời, Bên Giao cam kết nỗ lực hết sức trong việc đảm bảo và duy việc hiệu lực
của đăng ký Nhãn hiệu tại Việt Nam trong suốt thời hạn của Hợp đồng. 
ĐIỀU 8 –  CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ SỬA ĐỔI, ĐÌNH CHỈ, VÔ HI ỆU HỢP
ĐỒNG
Mọi sửa đổi hoặc bổ sung đối với Hợp đồng này sẽ chỉ có hiệu lực khi lập thành
văn bản, chữ ký bời đại diện có thẩm quyền của các Bên và được đăng ký tại
Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Hợp đồng sẽ bị đình chỉ hiệu lực nếu quyền sở hữu công nghiệp của Bên giao bị
đình chỉ hoặc trong trường hợp bất khả kháng.
Hợp  đồng này sẽ vô hiệu nếu quyền sở hữu công nghiệp của Bên giao đối với
Nhãn hiệu bị hủy bỏ theo quy định của pháp luật hiện hành.
ĐIỀU 9 – GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ LUẬT ÁP DỤNG
Hợp  đồng này được điều chỉnh và áp dụng theo luật pháp nước CHXHCN Việt.
Mọi tranh chấp phát sinh giữa các bên sẽ được giải quyết trước tiên bằng thỏa
thuận. Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, các bên đồng ý sẽ đưa vụ
việc ra giải quyết tại Tòa án nơi có trụ sở chính của bên bị kiện. Hợp đồng này
được làm thành 3 (ba) bản gốc có giá trị pháp lý ngang nhau, mỗi bên giữ 1
(một) bản, 1 (một) bản được nộp vào Cụ Sở hữu trí tuệ để đăng ký.
 
ĐẠI DIỆN BÊN GIAO Đại diện bên nhận
( Ghi tên, chức vụ người ký, đóng dấu) ( Ghi tên, chức vụ người ký, đóng dấu)
Các thủ tục cần thiết để hợp đồng có hiệu lực trên lãnh thổ Việt Nam

Cần phải đem hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu “ Shiseido” trên đến
cục sở hữu trí tuệ để tiến hành đăng ký và có hiệu lực tại lãnh thổ Việt Nam

- Hồ sơ đăng ký hơp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp:


Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở
hữu công nghiệp bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
+ Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng
+ Bản gốc văn bằng bảo hộ đối với trường hợp chuyển nhượng sở hữu công
nghiệp;
+ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng
ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu
công nghiệp thuộc sở hữu chung;
Chứng từ nộp phí, lệ phí;
Giấy ủy quyền nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện.
Bản sao, bản dịch tài liệu phải có xác nhận sao y bản chính/ dịch nguyên văn từ
bản gốc
Trình tự nộp hồ sơ:
Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công
nghiệp không có các thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các công việc sau
đây:
Ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở
hữu công nghiệp/chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp;
Ghi nhận vào văn bằng bảo hộ về bên nhận chuyển quyền sở hữu mới
Câu 2:
a) Trường Đại học A cần chuẩn bị các tài liệu để đăng ký quyền tác giả:
Hồ sơ đăng ký:
- Tờ khai đăng ký Quyền Tác giả
Chủ thể nộp đơn cần tiến hành thu thập thông tin liên quan đến đối tượng,
chủ thể và căn cứ phát sịnh QTG, để điền vào các mục trong Tờ khai đăng
ký QTG, theo mẫu ban hành theo Thông tư số 08 /2016/TT-BVHTTDL
ngày 02 tháng 07 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Đối với tờ khai đăng ký QTG, chủ thể nộp đơn cần cung cấp các thông
tin sau:
+ Người nộp tờ khai:

- Họ và tên/Tên tổ chức; Là (tác giả/tác giả đồng thời là chủ sở hữu/chủ sở


hữu QTG);
- Ngày tháng năm sinh;
- Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số
đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức), ngày cấp, cơ
quan cấp;
- Địa chỉ; Số điện thoại; Email; Nộp Tờ khai đăng ký QTG cho (tác giả/ tác
giả đồng thời là chủ sở hữu/chủ sở hữu QTG).

+ Tác phẩm đăng ký:

- Tên tác phẩm; Loại hình (theo Điều 14 Luật SHTT)


- Ngày hoàn thành tác phẩm
- Hình thức công bố (hình thức phát hành bản sao như xuất bản, ghi âm,
ghi hình),
- Nơi công bố:
- Nội dung chính của tác phẩm (nêu tóm tắt nội dung tác phẩm - nội

dung tác phẩm do tác giả/đồng tác giả sáng tạo, không sao chép từ tác phẩm

của người khác, không vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam).

- 2 bản sao tác phẩm;


- Giấy ủy quyền (trường hợp ủy quyền cho người khác nộp);
- Văn bản đồng ý của đồng tác giả (trường hợp có đồng tác giả);
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu (trường hợp quyền tác giả thuộc
sở hữu chung);
- Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ;
b) Soạn thảo thư khuyến cáo gửi đến trường đại học B yêu cầu chấm dứt
hành vi vi phạm
Trường đại học A Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Số:..... /TDHA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THƯ KHUYẾN CÁO


V/v: Xâm phạm quyền tác giả đã được bảo hộ

Kính gửi: Trường Đại học B


Địa chỉ: ................................................................................................................
Nhân danh Trường đại học A chúng tôi xin thông báo đến Trường Đại học B
rằn: Bên Trường đã có hành vi xâm phạm quyền tác giả giáo trình Luật sở hữu
trí tuệ đã được pháp luật bảo hộ.

Hiện nay, Trường đại học A đang là chủ sở hữu quyền tác giả cho sản phẩm
giáo trình Luật sở hữu trí tuệ được căn cứ theo văn bản số:.......................do cục
sở hữu trí tuệ cấp ngày............ Thời gian qua, Trường Đại học A phát hiện trên
thị trường xuất hiện một số sản phẩm giáo trình Luật sở hữu trí tuệ với cách
trình bày và nội dung tương tự gây nhầm lẫn với giáo trình của trường Đại học
A đang sở hữu và được bảo hộ.

Chúng tôi được biết quý trường là cơ sở đã sao chép thành nhiều bản và bán ra
thị trường với sản phẩm là giáo trình Luật sở hữu trí tuệ được nêu trên. Việc
trường đại học B cho sao chép, phân phối bán các bản sao là hành vi xâm phạm
quyền tác giả đối với của Trường đại học A. Việc Trường đại học A chúng tôi
viết thư khuyến cáo yêu cầu quý Trường đại học B phải chấm dứt hành vi xâm
phạm quyền sở hữu về tác giả dựa trên căn cứ sau:

1. Quyền đối với tác giả


Trước hết, chúng tôi xin khẳng định, Trường đại học A là chủ sở hữu hợp pháp
và độc quyền về tác giả đối với sản phẩm Giáo trình luật sở hữu trí tuệ .
Ngày…...........Cục sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả
cho tác phẩm “Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ” của chúng tôi văn bằng số
….......Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả có nội dung ghi rõ: chủ sở hữu
quyền tác giả là trường đại học A.
Đối tượng bảo hộ là: Giáo trình và hình” (bao gồm cả màu sắc) cho tác phẩm
Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ
Phạm vi bảo hộ bao gồm phần chữ và hình theo mẫu đính kèm thư này.
Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả của chúng tôi được cấp ngày, đến nay
vẫn còn hiệu lực bảo hộ nhãn hiệu. Căn cứ theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ,
chủ sở hữu đối tượng sở hữu quyền tác giả có các quyền tài sản:
Quyền làm tác phẩm phái sinh

Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác
phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.

Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng

Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng là quyền của chủ sở hữu quyền tác
giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện biểu diễn tác phẩm
một cách trực tiếp hoặc thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương
tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được. Biểu diễn tác phẩm trước
công chúng bao gồm việc biểu diễn tác phẩm tại bất cứ nơi nào mà công chúng
có thể tiếp cận được.

Quyền sao chép tác phẩm

Quyền sao chép tác phẩm là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực
hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất
kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo ra bản sao dưới hình
thức điện tử.

Quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm

Quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm là quyền của chủ sở hữu quyền
tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện bằng bất kỳ
hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được để bán,
cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác
phẩm. Khác với nhập khẩu song song
Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô
tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác

Đây là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép
người khác thực hiện việc đưa tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng
mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa
chọn.

Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính

Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính
là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép
người khác thực hiện việc cho thuê để khai thác, sử dụng có thời hạn.

Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền
trên phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho
chủ sở hữu quyền tác giả.

2. Căn cứ pháp luật 


Chúng tôi cho rằng hành vi sao chép thành nhiều bản sao, bán bản sao ra thị
trường với cách trình bày tương tự gây nhầm lẫn với quyền tác giả là hành vi
xâm phạm quyền tác giả của Trường đại học A.
3: Yêu cầu của Trường đại học A
Dựa trên những phân tích nêu trên, Chúng tôi kính đề nghị Trường Đại học B :
Thứ nhất, Quý trường chấm dứt sử dụng dấu hiệu tương tự bảo hộ, chấm dứt
việc sao chép , bán ra đối với tác phẩm có các dấu hiệu tương tự đó để tránh sự
nhầm lẫn của người sử dụng, sinh viên, tôn trọng quyền tác giả hợp pháp của
Trường đại học A.
Thứ hai, Đề nghị Trường Đại học B thu hồi các tác phẩm đã sao chép đã phân
phối trên thị trường, tiêu hủy trong thời gian sớm nhất (tối đa 03 tháng kể từ
ngày nhận được thư khuyến cáo này).
Thứ ba, Trường hợp quý Trường vẫn tiếp tục sản xuất/không tiến hành thu hồi
theo đúng thời hạn mà Trường Đại A đã đưa ra. Chúng tôi Đại học A … tiến
hành gửi công văn đến Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xử lý vi
phạm của quý Trường. Những thiệt hại về tiền bồi thường của Trường sẽ chỉ
tăng thêm, như vậy Chúng tôi kính đề nghị quý Trường thực hiện hành vi phù
hợp, tuân thủ tuyệt đối quy định của pháp luật.
Thứ tư, Chúng tôi đề nghị quý Trường sử dụng tác giả riêng cho tác phẩm riêng
của Trường Đại học B và tiến hành đăng ký bảo về tác giả, tránh trường hợp
xảy ra vi vi phạm quyền tác giả như hiện nay.

You might also like