You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ

BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA

Môn: Luật Sở Hữu Trí Tuệ


Giảng viên: Đặng Nguyễn Phương Uyên
Lớp: DS44B1
Danh sách thành viên nhóm 7 :

STT HỌ VÀ TÊN MSSV


1 Bùi Minh Thành ( Nhóm Trưởng ) 1953801012245
2 Lê Trọng Nghĩa 1753801012129
3 Thới Thị Minh Thư 1953801012270
4 Nguyễn Xuân Thuỳ 1953801012277
5 Phạm Trần Phi Tiến 1953801012280
6 Đoàn Thị Mỹ Thi 1953801012258

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 3 năm 2022


A. Nội dung thảo luận tại lớp

A.1. Lý thuyết:

1. Nhận định ĐÚNG, SAI, nêu cơ sở pháp lý và giải thích ngắn gọn:

a/ Giải pháp kỹ thuật có tính mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp thì sẽ
được cấp Bằng độc quyền sáng chế khi có đơn yêu cầu được nộp.

Trả lời:

Nhận định Sai.

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định
bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Căn cứ pháp lý tại khoản 1 điều 58 luật sở hữu trí tuệ 2005,
sửa đổi, bổ sung 2009 thì sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp
ứng được ba điều kiện. Đầu tiên sáng chế phải có tính mới được quy định tại điều 60 Luật sở hữu trí tuệ
2005. Thứ hai trình độ sáng tạo của sáng chế được quy định tại điều 61 Luật sở hữu trí tuệ 2005. Thứ
ba, sáng chế phải có khả năng áp dụng kiểu dáng công nghiệp theo quy định tại điều 62 Luật sở hữu trí
tuệ 2005. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp đáp ứng đủ ba điều kiện này đều được cấp bằng
độc quyền sáng chế nếu sáng chế thuộc trường hợp các đối tượng không được bảo hộ sáng chế được
quy định tại điều 59 luật sở hữu trí tuệ 2005 thì sẽ không được cấp bằng độc quyền sáng chế khi có yêu
cầu độc lập.

b/ Bằng độc quyền sáng chế được gia hạn hiệu lực khi chủ văn bằng nộp lệ phí gia hạn hiệu lực.

Trả lời:

Nhận định Sai.

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 93, khoản 1 Điều 94 LSHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2019, Khoản 19 Điều 1
Thông tư 16/2016/TT-BKHCN.

Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn
và không được gia hạn. Nhưng được duy trì hiệu lực nếu chủ văn bảng bảo hộ nộp lệ phí duy trì hiệu
lực cho văn bằng. Vì vậy, bằng độc quyền sáng chế chỉ được duy trì hiệu lực khi chủ văn bằng nộp lệ
phí duy trì hiệu lực cho văn bằng.

c/ Đơn đăng ký sáng chế không được thẩm định nội dung đơn nếu không có yêu cầu từ người nộp
đơn.

Trả lời:

Nhận định đúng.

Cơ sở pháp lý Điều 113 LSHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2019

Việc xét nghiệm nội dung đơn chỉ được tiến hành khi trong thời hạn bốn mươi hai tháng kể từ ngày
nộp đơn hoặc kể từ ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên có yêu cầu xét
nghiệm nội dung của người nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc bất kỳ người thứ ba nào đều có thể yêu cầu
cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thẩm định nội dung đơn với điều kiện phải
nộp phí thẩm định nội dung đơn. Quá thời hạn trên, nếu không có yêu cầu xét nghiệm nội dung, thì
đơn coi như không nộp.

d/ Tính mới của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ là tính mới tuyệt đối.

Trả lời:

Nhận định đúng

CSPL: Điều 65 Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2009

Tính mới trên phạm vi toàn thế giới tương đồng với cách gọi khác là tính mới tuyệt đối. Điều đó có
nghĩa là kiểu dáng công nghiệp muốn được đăng ký phải hoàn toàn mới so với những kiểu dáng công
nghiệp khác đã tồn tại tại bất kỳ địa điểm nào khác trên thế giới vào những thời gian trước đó. Phạm vi
bộc lộ thông tin về kiểu dáng công nghiệp không bị giới hạn bởi phạm vi một quốc gia mà được mở ra
trên phạm vi toàn thế giới

2. Phân tích nguyên tắc nộp đơn đầu tiên và nguyên tắc về quyền ưu tiên. Các nguyên tắc này được
áp dụng cho những đối tượng nào?

Trả lời:

a. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên:

* CSPL: Điều 90 Luật SHTT 2005 Sửa đổi bổ sung 2009.

Nguyên tắc này bao gồm các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng hoặc tương đương với nhau, các
kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp
cho sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm
nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

Thứ hai, trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc
tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau
hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản
phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu
tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo
hộ.

Thứ ba, trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký trong hai trường hợp trên cùng đáp ứng các điều kiện
để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ
chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thoả thuận của tất cả những
người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp
văn bằng bảo hộ.

* Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên là nguyên tắc được dùng để bảo hộ cho quyền sở hữu công nghiệp bao
gồm:
- Sáng chế.

- Kiểu dáng công nghiệp.

- Thiết kế, bố trí mạch tích hợp bán dẫn.

- Nhãn hiệu.

- Tên thương mại.

- Chỉ dẫn địa lý.

- Bí mật kinh doanh.

b. Nguyên tắc về quyền ưu tiên:

* CSPL: Điều 91 LSHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2019

Nguyên tắc ưu tiên bảo hộ sáng chế của chủ thể có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn
đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng là sáng chế, nếu đáp ứng được các điều kiện:

Thứ nhất, đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước thành viên của điều ước quốc tế có quy
định về quyền ưu tiên mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thỏa thuận
áp dụng quy định như vậy với Việt Nam.

Thứ hai, chủ thể nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân nước khác cư trú hoặc có cơ sở sản xuất,
kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước khác là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền
ưu tiên mà Việt Nam cũng là thành viên của điều ước này hoặc có thỏa thuận áp dụng quy định như vậy
với Việt Nam.

Thứ ba, đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế phải thể hiện rõ nội dung yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và
có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn yêu cầu đầu tiên (như Cục Sở hữu trí
tuệ).

* Nguyên tắc quyền ưu tiên cho các nhóm đối tượng là sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công
nghiệp, nhãn hiệu, còn các đối tượng khác không được hưởng quyền ưu tiên trong sở hữu trí tuệ. Và
quyền ưu tiên trong sở hữu trí tuệ chỉ được áp dụng dựa trên cơ sở của đơn đăng ký bảo hộ hợp lệ đầu
tiên. Đơn đăng ký bảo hộ này phải được nộp tại một quốc gia là thành viên của điều ước quốc tế quy
định về quyền ưu tiên. Sau đó một khoảng thời gian theo quy định của luật; tổ chức, cá nhân này lại
tiến hành yêu cầu xin bảo hộ cho cùng đối tượng đó tại một hoặc một số quốc gia khác là thành viên
của điều ước quốc tế đó. Và đơn nộp sau này được coi như là đã được nộp cùng ngày với đơn yêu cầu
bảo hộ đầu tiên.

3. Vẽ sơ đồ tóm tắt các bước trong quy trình tiếp nhận đơn, xử lý đơn và cấp Bằng độc quyền sáng
chế.

Trả lời:
(Điều 108)

Thẩm định hình thức đơn 1 tháng tính từ ngày nộp đơn

( Điều 109 LSHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2019 )

Công bố đơn Tháng thứ 19 tính từ ngày nộp đơn hoặc

Ngày ưu tiên (Điều 110 LSHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2019 )

Yêu cầu thẩm định nội


dung đơn Trong thời hạn 42 tháng tính từ

ngày nộp đơn Hoặc ngày ưu tiên (Điều 113 LSHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2019)

12 từ ngày nhận được


Thẩm định nội dung
đơn yêu cầu thẩm định nội dung

( Điều 114 LSHTT 2005 sửa đổi bổ sung


2019)

Cấp hoặc từ chối cấp


bằng đọc quyền sáng
( Điều 117,118 LSHTT 2005 sửa đổi
chế
bổ sung 2019)
Công bố đơn

A.2. Bài tập:


1. Ông A là chuyên viên thiết kế nội thất trong công ty M. Giữa ông A và công ty M có ký kết hợp
đồng lao động thỏa thuận về phạm vi công việc, mức lương và các nội dung khác. Trong quá
trình làm việc, ông A được công ty giao nhiệm vụ thiết kế một bộ bàn ghế (có đầu tư về kinh phí,
cơ sở vật chất). Bộ bàn ghế này sau đó được đăng ký bảo hộ và được cấp Bằng độc quyền kiểu
dáng công nghiệp.

Câu hỏi:

a) Xác định tác giả và chủ sở hữu của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trên. Chủ thể nào có
quyền đăng ký đối với kiểu dáng công nghiệp này? Giải thích và nêu cơ sở pháp lý.
Trả lời:
Tác giả là ông A vì theo điều 122 khoản 1 luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2019 có quy định :
“Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là người trực tiếp sáng tạo ra đối tượng
sở hữu công nghiệp “ Như vậy, ta thấy ông A là người trực tiếp thiết kế ra bộ bàn ghế vì có đầu
tư về kinh phí , cơ sở vật chất, trí tuệ do đó ông A là tác giả của kiểu dáng công nghiệp trên .
Theo khoản 1 điều 121 luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định : “ Chủ sở hữu sáng chế,
kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn
bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng.” Và điểm b khoản 1 điều 86 luật
SHTT 2005 quy định : “Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới
hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thỏa thuận đó
không trái với quy định tại khoản 2 Điều này thì có quyền đăng kí kiểu dáng công nghiệp .”Do
đó chủ sở hữu có thể là ông A và công ty M .
Theo khoản 1 điều 86 luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định :
“1. Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
a) Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của
mình;
b) Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc,
thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định
tại khoản 2 Điều này.” Do đó , cả ông A và công ty M đều có thể có quyền đăng kí đối với kiểu
dáng công nghiệp này .
b) Ông A và công ty M có những quyền gì đối với kiểu dáng công nghiệp trên?
Trả lời:
Quyền chung của ông A và công ty M :
- Quyền đăng kí kiểu dáng công nghiệp trên ( Điều 86 luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2019 )
và rút đơn đăng kí ( Điều 116 luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung năm 2019 )
Quyền của ông A :
- Quyền nhân thân ( điều 122 luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2019 ) bao gồm :
“a) Được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích,
Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích
hợp bán dẫn;
b) Được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp, thiết kế bố trí.”
- Quyền tài sản ( điều 135 luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2019 ) quy định ông A sẽ được trả
thù lao .
Quyền công ty M :
- Quyền tài sản ( điều 123 luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2019 ) bao gồm :
“a) Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều
124 và Chương X của Luật này;
b) Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 125 của
Luật này;
c) Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Chương X của Luật này.”

c) Trong những trường hợp nào chủ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp bộ bàn ghế trên
không có quyền ngăn cấm các tổ chức, cá nhân khác sử dụng kiểu dáng công nghiệp do
mình sở hữu?
Trả lời:
Theo điều 125 luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2019 thì những trường hợp sau chủ Bằng độc
quyền kiểu dáng công nghiệp bộ bàn ghế trên không có quyền ngăn cấm các tổ chức, cá nhân
khác sử dụng kiểu dáng công nghiệp do mình sở hữu:
“a) Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc
mục đích phi thương mại hoặc nhằm mục đích đánh giá, phân tích, nghiên cứu, giảng dạy, thử
nghiệm, sản xuất thử hoặc thu thập thông tin để thực hiện thủ tục xin phép sản xuất, nhập khẩu,
lưu hành sản phẩm;
b) Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị
trường nước ngoài một cách hợp pháp, trừ sản phẩm không phải do chính chủ sở hữu nhãn hiệu
hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài;
c) Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động
của các phương tiện vận tải của nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời nằm trong lãnh thổ
Việt Nam;
d) Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp do người có quyền sử dụng trước thực hiện theo
quy định tại Điều 134 của Luật này;
đ) Sử dụng sáng chế do người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện theo
quy định tại Điều 145 và Điều 146 của Luật này;
e) Sử dụng thiết kế bố trí khi không biết hoặc không có nghĩa vụ phải biết thiết kế bố trí đó được
bảo hộ;
g) Sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu nhãn hiệu đó đã
đạt được sự bảo hộ một cách trung thực trước ngày nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý đó;
h) Sử dụng một cách trung thực tên người, dấu hiệu mô tả chủng loại, số lượng, chất lượng,
công dụng, giá trị, nguồn gốc địa lý và các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.”

2. Nghiên cứu Bản án số 9 “Bảo vệ quyền đối với sáng chế” (Bản án số 96/2010/KDTM-PT ngày
03/6/2010 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội) trong Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt
Nam và trả lời câu hỏi:

a) Sáng chế và kiểu dáng công nghiệp “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” do ai tạo ra? Sáng chế, kiểu
dáng công nghiệp này đã được đăng ký bảo hộ chưa?

Trả lời:
Ông Đỗ Thành Đồng sáng chế ra “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn”. Ngày 01-7-2004, Công ty Thành
Đồng đăng ký bảo hộ sáng chế và kiểu dáng công nghiệp đối với sản phẩm “Bạt chắn nắng mưa tự
cuốn” tại Cục sở hữu trí tuệ.

b) Việc Công ty Thành Đồng đã đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đối với “Bạt chắn
nắng mưa tự cuốn” thì Cơ sở Ngọc Thanh có biết hay không? Đoạn nào trong bản án thể hiện điều
này?

Trả lời:
Việc Công ty Thành Đồng đã đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đối với “Bạt chắn
nắng mưa tự cuốn” thì Cơ sở Ngọc Thanh có biết.

Tại phần Xét thấy của Bản án, ông Ninh Ngọc Thanh và luật sư bảo vệ quyền lợi cho Cơ sở sản
xuất Ngọc Thanh đều thừa nhận việc Cơ sở sản xuất Ngọc Thanh sản xuất và lưu hành trên thị
trường loại “bạt chắn nắng mưa tự cuốn” là vi phạm bản quyền của Công ty Thành Đồng đã được
Cục sở hữu trí tuệ cấp Bằng độc quyền sáng chế và Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

c) Cơ sở Ngọc Thanh khi sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn”
có được Công ty Thành Đồng đồng ý hay không? Đoạn nào của bản án thể hiện điều này?

Trả lời:
Việc cơ sở Ngọc Thanh khi sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn”
không có được sự đồng ý của Công ty Thành Đồng.

Tại phần xét thấy của Bản án, sản phẩm “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” đang có tranh chấp đã được
Cục sở hữu trí tuệ - Bộ khoa học và công nghệ cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp số 8595
ngày 29/9/2005 và Bằng độc quyền sáng chế số 5633 ngày 09/5/2006 cho Công ty Thành Đồng, sản
phẩm này được bảo hộ độc quyền trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Việc thẩm định và cấp bằng độc
quyền, Cục sở hữu trí tuệ đã tiến hành đúng và đầy đủ các trình tự theo quy định của pháp luật,
chính cơ sở Ngọc Thành có biết nhưng không khiếu nại gì. Tuy nhiên cơ sở Ngọc Thanh vẫn sản
xuất và lưu hành trên thị trường loại bạt chắn nắng mưa tự cuốn trong thời hạn có hiệu lực của Bằng
độc quyền sáng chế công nghiệp và Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp mà không được sự đồng
ý của Công ty Thành Đồng và khi có tranh chấp không xuất trình được bất kỳ loại giấy tờ nào thể
hiện việc sản xuất kinh doanh loại sản phẩm này là hợp pháp.

d) Cơ sở Ngọc Thanh sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” có
thỏa mãn các điều kiện của quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hay
không?

Trả lời:
Việc sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” của cơ sở Ngọc
Thanh thỏa mãn các điều kiện của quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp
theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2019 vì việc sản xuất, kinh
doanh bạt chắn nắng mưa tự cuốn đã được cơ sở Ngọc Thanh thực hiện từ năm 2002 nhưng đến
ngày 01/07/2004 thì ông Đỗ Thành Đồng mới nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp đối với sáng chế này.

e) Hành vi của cơ sở Ngọc Thanh sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp “bạt chắn nắng mưa
tự cuốn” có vi phạm Luật SHTT không? Cơ sở pháp lý.

Trả lời:

Việc sử dụng “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” của cơ sở Ngọc Thanh là hành vi vi phạm Luật sở hữu
trí tuệ cụ thể là hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp theo quy định tại
khoản 2 Điều 126, khoản 3 Điều 131 Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2019 . Theo đó, cơ sở Ngọc
Thanh đã tiếp tục sản xuất và kinh doanh sáng chế “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” sau khi ông Đồng
được cấp bằng độc quyền sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tại thời điểm đó cơ sở Ngọc Thanh đã
hết điều kiện về quyền sử dụng trước đối với “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” nhưng không có hợp
đồng chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, không đền bù khoản tiền tương
ứng với thời gian sử dụng sáng chế.

B. Phần Câu hỏi sinh viên tự làm (có nộp bài) và KHÔNG thảo luận trên lớp:

Đọc, nghiên cứu Bản án số 12 “Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp” Chương 3 (Bản án số 03/2006/HC-
PT ngày 01/3/2006 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại TP.HCM) (gồm cả phần tình huống và bình
luận) trong Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và trả lời các câu hỏi sau đây:

1/ Phân tích các điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

Trả lời:
Căn cứ Điều 63 Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2019, các điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
bao gồm:
- Có tính mới: có sự khác biệt đáng kể, chưa bị bộc lộ, công khai và có thể phân biệt được với các
kiểu dáng công nghiệp đã được công khai khác
- Có tính sáng tạo: không thể tạo ra dễ dàng đối với người hiểu biết trung bình trong lĩnh vực tương
ứng
- Có khả năng áp dụng công nghiệp: có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt kiểu dáng tương tự
bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. Chế tạo một cách lặp đi lặp lại và thu được
kết quả ổn định

2/ Kiểu dáng công nghiệp hộp đèn taxi của Công ty Mai Linh có được pháp luật bảo hộ không? Vì
sao?

Trả lời:
CSPL: Điều 63,64,65,66,67 LSHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2019, Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.
Kiểu dáng công nghiệp hộp đèn taxi của Công ty Mai Linh được pháp luật SHTT bảo hộ. Vì đảm bảo
được điều kiện về tính sáng tạo, tính mới và có khả năng áp dụng công nghiệp, đồng thời không
thuộc các trường hợp không được bảo hộ của Luật SHTT(Điều 64).
- Căn cứ theo Thông tư 01/2007/TT-BKHCN để được xem là có tính mới khi:
+ Không tìm thấy kiểu dáng công nghiệp đối chứng trong nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc;
hoặc
+ Mặc dù có tìm thấy kiểu dáng công nghiệp đối chứng trong nguồn thông tin tối thiểu bắt
buộc nhưng kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn có ít nhất một đặc điểm tạo dáng cơ bản
không có mặt trong (không thuộc) tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng
công nghiệp đối chứng, hoặc
+ Kiểu dáng công nghiệp đối chứng chính là kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn được
công bố/bộc lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 65 của Luật Sở hữu
trí tuệ.
Ở đây, hộp đèn của Vinasun khác với Mai Linh về các điểm tạo dáng cơ bản, cũng như màu
sắc là khác nhau.
- Tính sáng tạo thì kiểu dáng công nghiệp này không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với
người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
- Và hoàn toàn có khả năng áp dụng công nghiệp.

3/ Trong tranh chấp trên, để xem xét hành vi của Công ty Ánh Dương (Vinasun) có xâm phạm
quyền đối với kiểu dáng công nghiệp của Công ty Mai Linh hay không, Tòa án đã làm gì?

Trả lời:

Để xem xét hành vi của Công ty Ánh Dương (Vinasun) có xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công
nghiệp của Công ty Mai Linh hay không, Tòa án đã so sánh kiểu dáng công nghiệp của hộp đèn taxi
của Vinasun với Mai Linh và từ đó đưa ra nhận xét là chúng khác nhau. Cụ thể: “Về các điểm tạo
dáng cơ bản như hình khối (độ dài, độ cao và độ cong); đường nét (mặt trước và mặt sau của hộp
đèn bảo hộ có hình oovan để dán nhãn hiệu mà hộp đèn taxi Vinasun không có); cũng như màu
sắc khác nhau(hộp đèn taxi Vinasun chỉ có một màu xanh đậm, cò hộp đèn taxi được bảo hộ có
hai màu phía ngoài hình oovan có màu xanh lá cây nhạt, hình oovan màu xanh lá cây hơi đậm)”.
Ngoài ra, Tòa án còn so sánh kiểu dáng công nghiệp với các hãng xe khác trên thị trường và cho
rằng các hộp đèn taxi là giống nhau đó là 1 tấm nhựa hình chữ nhật có bầu tròn ở 2 đầu (chỉ khác
nhau kích thước, màu sắc,…) vì đây là đặc tính của mui xe nên phải có hình dáng như vậy. Từ đó,
Tòa án đã rút ra kết luận là Công ty Ánh Dương(Vinasun) không có xâm phạm quyền đối với kiểu
dáng công nghiệp của Công ty Mai Linh.

❖❖❖
Tài liệu tham khảo
Luật Quyền tác giả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
Luật Quyền tác giả tác phẩm văn học và nghệ thuật Thụy Điển năm 1960 (sửa đổi, bổ sung năm
2000)
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 số 50/2005/QH11
Nghị định 22/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018
Nghị định 105/2006 / NĐ-CP
Luật Quyền tác giả Nhật Bản
Bộ luật SHTT của Pháp
Danh mục từ viết tắt
SHTT : Sở hữu trí tuệ
LSHTT : Luật sở hữu trí tuệ

You might also like