You are on page 1of 26

LUẬT

SỞ HỮU TRÍ TUỆ


• ThS. NGUYỄN NGỌC DUY MỸ

duymy@ueh.edu.vn
0908179594

1
GIỚI THIỆU
✓ Mô tả môn học
✓ Mục tiêu môn học
✓ Phương pháp làm việc
✓ Kế hoạch làm việc
✓ Yêu cầu đối với người học
✓ Tài liệu môn học
✓ Thông tin giảng viên

2
Mô tả môn học

TÀI SẢN TRÍ Quyền tác Quyền sở


TUỆ VÀ giả và Quyền hữu công
QSHTT liên quan nghiệp

Quyền đối Giải quyết


Bảo vệ
với giống QSHTT
tranh chấp về
cây trồng QSHTT

3
Mục tiêu môn học

1. Sinh viên biết và hiểu vai trò của tài sản trí tuệ và biết
cách vận dụng quy định của pháp luật để làm tăng giá
trị của tài sản trí tuệ
2. Sinh viên biết và hiểu được những quy định chủ yếu
về quyền sở hữu trí tuệ; vấn đề bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ, về chuyển giao quyền SHTT, bảo vệ quyền
SHTT và giải quyết tranh chấp về SHTT;
3. Sinh viên sử dụng đúng các thuật ngữ pháp lý;
4. Sinh viên áp dụng kiến thức vào việc giải quyết tình
huống đơn giản;
5. Sinh viên có ý thức và biết cách chấp hành pháp
luật và hướng dẫn cho người khác.
Phương pháp làm việc cơ bản

✓ Trình bày bài giảng


✓ Hỏi- đáp
✓ Thảo luận nhóm
✓ Thuyết trình của sinh viên
✓ Nghiên cứu và giải quyết tình huống
✓ Trò chơi ứng dụng
✓ Mô phỏng, đóng vai
✓ Bài tập
✓ Tranh luận
✓ Viết bài nghiên cứu…
Kế hoạch làm việc
1. CHƯƠNG 1: TÀI SẢN TRÍ TUỆ VÀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ: BUỔI 1
2. CHƯƠNG 2: QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN: BUỔI 2-3
3. CHƯƠNG 3: QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP: BUỔI 4-5-6
4. CHƯƠNG 4: QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY
TRỒNG: Sinh viên tự nghiên cứu
5. CHƯƠNG 5: BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ: BUỔI 7
6. CHƯƠNG 6: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ:
BUỔI 8
7. ÔN TẬP: BUỔI 8

 Đối với lớp có 6 buổi hoặc 11 buổi: kế hoạch sẽ điều chỉnh đôi chút.
Yêu cầu đối với người học

✓ Có sẵn kiến thức về nhà nước và pháp luật, kiến


thức của các môn Luật Dân sự, Luật Thương mại,
Luật Tố tụng dân sự;
✓ Đọc trước khi lên lớp các tài liệu liên quan;
✓ Chuẩn bị câu trả lời cho phần câu hỏi từng bài,
chuẩn bị các việc theo yêu cầu của giáo viên;
✓ Tích cực tham gia đóng góp ý kiến;
✓ Có khả năng làm việc theo nhóm;
✓ Trình bày và phát biểu quan điểm nhóm và cá nhân.
Tài liệu chủ yếu của môn học

➢ Văn bản pháp luật


➢ Đề cương môn học
➢ Giáo trình
➢ Trang WEB:
o Cục Sở hữu trí tuệ VN: www.noip.gov.vn
o Cục Bản quyền tác giả: www.cov.gov.vn
o Văn phòng bảo hộ Giống cây trồng:
www.pvpo.mard.gov.vn
Giảng viên

Th.S. Nguyễn Ngọc Duy Mỹ


0908179594
duymy@ueh.edu.vn
QUY ĐỊNH VỀ

HOẠT ĐỘNG BẮT BUỘC ĐỂ


TÍNH ĐIỂM QUÁ TRÌNH

MÔN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ


Điểm thi và Điểm QT

▪ Điểm thi cuối kỳ: được sử dụng VBPL:


▪ CQ: 60%
▪ VB2, VHVL: 70%
▪ Điểm quá trình: CQ: 40%; VB2: 30%:
▪ Tính theo hoạt động nhóm và/hoặc cá nhân
▪ GV sẽ thông báo riêng cho từng lớp
▪ Lớp chính quy:
▪ Hoạt động nhóm: mỗi nhóm tối đa 06 thành viên do sinh
viên tự lập nhóm: làm 02 bài tại lớp theo yêu cầu của
GV;
▪ Kiểm tra cá nhân trên LMS 02 bài
▪ LớP VB2 và VHVL: Hoạt động cá nhân: kiểm tra cá nhân
trên LMS 03 bài
Ngoài ra, có thể có điểm cộng khuyến khích cho các cá nhân
xuất sắc.
CÁC VẤN ĐỀ SINH VIÊN
CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC ĐỂ
THẢO LUẬN TRÊN LỚP

MÔN

LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ


Vụ việc có thể thảo luận

MỘT SỐ VỤ VIỆC THỰC TẾ SẼ THẢO LUẬN TRÊN LỚP, SINH


VIÊN CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC NỘI DUNG VỤ TRANH CHẤP:
• Về quyền tác giả và QLQ: Vụ “Thần Đồng Đất
Việt”; vụ “Chạm khẽ tim anh một chút thôi”; vụ
“Ngôi nhà bươm bướm”; vụ “Ngày xưa” (Cty tuần
Châu và đạo diễn Việt Tú)… ;
• Về KDCN: vụ The Melon Winter Wonderfarm (Cty
Interfood) và Winter Melon Mita (Công ty Chấn
Vinh); vụ về kiểu dáng áo quan giữa Nhã Quán và
Ý Thiên; vụ Công ty Cửa cuốn Úc Smartdoor và
Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hưng
Phát (Austdoor)…;
Vụ việc có thể thảo luận (tt)

MỘT SỐ VỤ VIỆC THỰC TẾ SẼ THẢO LUẬN TRÊN LỚP, SINH


VIÊN CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC NỘI DUNG VỤ TRANH CHẤP
(tt):
• Về nhãn hiệu/tên thương mại: vụ “Grow Plus” (giữa Vinamilk
và Nutifood); vụ “Sườn Cây” (Cty Viên Ngọc Mới và Cty Anh
Em); Cty CP nhựa Bình Minh và Cty TNHH TM-DV-SX nhựa
ống Bình Minh; vụ Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) và
Công ty Cổ phần Thép Đông Nam Á (ASC); vụ Cty Hán Sinh
và Cty Hàn Sinh, Vụ nước mắm Hưng Thịnh; vụ kiểu dáng xe
máy trong bản án số 36/2018/KDTM-ST ngày 19/10/2018 …;

• Về chỉ dẫn địa lý: vụ café Buôn Ma Thuộc Daklak và Trung


Quốc, vụ Nước mắm Phú Quốc…

Lưu ý: Có thể thảo luận một số vụ khác tùy từng thời điểm.
CHƯƠNG 1- TÀI SẢN TRÍ TUỆ VÀ QSHTT

1. Tài sản trí tuệ là gì? Đặc điểm của chúng.


2. Xác định tài sản trí tuệ trong hệ thống các tài sản của
doanh nghiệp.
3. Việc sở hữu tài sản hữu hình và sở hữu tài sản trí tuệ
có giống nhau không?
4. Những sản phẩm trí tuệ nào không được bảo hộ quyền
SHTT?
5. Phân tích vai trò của tài sản trí tuệ trong nền kinh tế.
6. Phân tích vai trò của quyền SHTT.
7. Hệ thống các văn bản pháp luật về SHTT của VN và
trên thế giới.
8. Tóm tắt nội dung các điều ước quốc tế song phương và
đa phương mà VN là thành viên.
CHƯƠNG 2- QUYỀN TÁC GIẢ

1. Khái niệm và đặc điểm của quyền tác giả, quyền liên quan.
2. Xác định các đối tượng được bảo hộ và không được bảo hộ của quyền
tác giả, quyền liên quan.
3. Xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan.
4. Xác định cơ chế bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.
5. Phân tích các trường hợp xác lập quyền của chủ sở hữu quyền tác giả.
6. Cho ví dụ về quyền tác giả của tác giả bất kỳ và tác phẩm được bảo hộ
của tác giả đó.
7. Phân tích đặc điểm “quyền tác giả là một quyền dân sự”.
8. Cá heo, voi, hải cẩu, sư tử biển vẽ tranh trong các buổi xiếc có phải là
tác giả của tranh đó?
9. GV nêu ý tưởng cho SV viết luận văn. Ai là tác giả?
CHƯƠNG 2- QUYỀN TÁC GIẢ (tt)

10. Phân tích vấn đề chủ sở hữu quyền tác giả là nhà nước và
công chúng. Phân tích ý nghĩa của quy định này.
11. Xác định cách thức sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà
nước và tác phẩm thuộc về công chúng
12. Phân tích vấn đề quyền tác giả trong các trường hợp: (1)
câu hát, câu thơ… được đưa vào thiệp, vào tranh, vào văn
bản khác… để bán; (2) các slide bài giảng dùng hình ảnh
liên quan lấy từ trên mạng; (3) các bài tham luận tại hội
thảo: thuộc về ai?
13. Các bí quyết, kỹ thuật nấu ăn có được bảo hộ?
CHƯƠNG 2- QUYỀN TÁC GIẢ (tt)

14. Xác định các quyền nhân thân có thể chuyển giao
và không thể chuyển giao.
15. Đưa hình 1 bức tranh bị mất lên báo: (1) đưa tin bị
mất, (2) bình luận: hành vi nào vi phạm quyền tác giả?
16. Chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm văn
học nghệ thuật dân gian.
17. Một số điểm tương đồng và khác biệt giữa LSHTT VN
và Công ước Berne.
18. Một số điểm tương đồng và khác biệt giữa Công ước
Berne và Hiệp định TRIPs.
CHƯƠNG 2- QUYỀN TÁC GIẢ (tt)

20. Phân biệt quyền tác giả và quyền liên quan.


21. Mối quan hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan.
22. Tại sao phải bảo hộ quyền liên quan?
23. Tại sao pháp luật quy định quyền của người được chuyển
quyền sử dụng QTG-QLQ như ở k4 đ.47 mà không quy
định như vậy đối với việc chuyển nhượng?
24. Xem xét tính hợp lý của điều 32 và 33 Luật SHTT.
25. Phân biệt chuyển nhượng và chuyển quyền sử dụng quyền
tác giả, quyền liên quan.
CHƯƠNG 3- QUYỀN SHCN

1. Xác định các đối tượng được bảo hộ quyền SHCN.


2. Xác định cơ chế bảo hộ đối với từng đối tượng.
3. Tại sao phải bảo hộ quyền SHCN?
4. Gía trị trí tuệ trong sản phẩm công nghiệp?
5. Ý nghĩa của việc bảo hộ sáng chế?
6. Phân biệt giữa sáng chế và giải pháp hữu ích.
7. Quan hệ giữa điều 8 Luật SHTT với điều 27.2 TRIPs.
8. Việc bảo hộ sáng chế, bí mật kinh doanh: hình thức nào có lợi hơn?
9. Tại sao có quy định về việc chuyển giao quyền sử dụng bắt buộc đối với
sáng chế?
10. Cty CP A lai tạo được một giống gà mới. Cty có thể yêu cầu bảo hộ với
hình thức sáng chế được không?
CHƯƠNG 3- QUYỀN SHCN (tt)

11. Vận dụng quyền nhân thân của tác giả KDCN đối
với trường hợp một người sáng tạo ra 1 kiểu
ĐTDĐ.
12. So sánh hạn chế quyền đối với sáng chế- KDCN-
thiết kế bố trí.
13. Ý nghĩa của việc bảo hộ kiểu dáng, nhãn hiệu.
14. Ý nghĩa thương mại của nhãn hiệu, KDCN.
15. Mục đích của việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng?
16. Tìm ví dụ về các nhãn hiệu theo tên riêng, tên
địa danh, từ ngữ hàng ngày, chữ số, hình ảnh,
chữ kết hợp hình ảnh…
CHƯƠNG 3- QUYỀN SHCN (tt)

17. So sánh và phân tích mối quan hệ giữa tên


thương mại và nhãn hiệu.
18. So sánh và phân tích mối quan hệ giữa tên
thương mại và tên doanh nghiệp.
19. Tại sao nên đăng ký tên miền trùng với tên
thương mại?
20. Một người đăng ký 1 tên miền có phải là chủ
sở hữu hợp pháp của tên miền đó?
21. Phân biệt nhượng quyền thương mại với
chuyển giao tên thương mại.
CHƯƠNG 3- QUYỀN SHCN (tt)

22.Ý nghĩa của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý.


23.Tìm ví dụ về các sản phẩm được bảo hộ chỉ
dẫn địa lý tại Việt Nam và các nước.
24.Tại sao phải bảo hộ bí mật kinh doanh?
25.Tại sao cơ chế bảo hộ bí mật kinh doanh là tự
động?
26.Phân biệt chuyển giao quyền sử dụng và
chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.
CHƯƠNG 4- QUYỀN ĐỐI VỚI GiỐNG CÂY TRỒNG

1. Xác định đối tượng được bảo hộ và không được


bảo hộ đối với giống cây trồng.
2. Xác định cơ chế bảo hộ đối với giống cây trồng.
3. Xác định các hình thức chuyển giao quyền đối
với giống cây trồng.
4. Quyền của tác giả đối với giống cây trồng.
5. Quyền của chủ sở hữu giống cây trồng.
6. Ý nghĩa của việc bảo hộ giống cây trồng trong
điều kiện nước ta.
7. Tại sao có quy định về việc chuyển giao quyền
sử dụng bắt buộc đối với giống cây trồng?
CHƯƠNG 5- BẢO VỆ QUYỀN SHTT

1. Tại sao phải bảo vệ quyền SHTT?


2. Tại sao pháp luật lại quy định quyền chống cạnh tranh không lành
mạnh?
3. Phân biệt hàng hóa giả mạo và hàng hóa vi phạm quyền SHTT.
4. Các biện pháp bảo vệ quyền SHTT.
5. Phân biệt bảo vệ quyền SHTT và bảo hộ quyền SHTT.
6. Mối liên hệ giữa biện pháp tự bảo vệ và các biện pháp khác.
7. Các biện pháp bảo vệ nào có thể áp dụng song song với nhau?
8. Việc bảo vệ bằng biện pháp dân sự có thể được thực hiện song
song với các hình thức bảo vệ khác không?
CHƯƠNG 6- GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ QUYỀN SHTT

1. Các hình thức giải quyết tranh chấp về SHTT.


2. Ưu điểm của các hình thức thương lượng và hòa giải.
3. Phân biệt tranh chấp ở k4 đ26 và k2đ30 BLTTDS 2015.
4. Việc giải quyết tranh chấp về SHTT bằng tòa án và trọng tài
thương mại có gì khác so với việc giải quyết tranh chấp về các
vụ việc khác không?
5. Tại sao việc xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền
SHTT bao gồm cả thiệt hại vật chất lẫn tinh thần?
6. Vấn đề chứng cứ trong việc giải quyết tranh chấp về SHTT.
7. Vấn đề định giá tài sản xâm phạm.
8. Tìm thêm ví dụ về một số vụ tranh chấp về SHTT đã hoặc đang
được giải quyết.

You might also like