You are on page 1of 25

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


Khoa Luật Hành Chính
Lớp Hành Chính 46A2

THẢO LUẬN MÔN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ


BUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI
GIẢNG VIÊN: TS. Nguyễn Thái Cường

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5

STT HỌ VÀ TÊN MSSV


1 Huỳnh Ngọc Gia Lê 2153801014117
2 Nguyễn Thị Ngọc Linh 2153801014121
3 Phan Ngọc Trúc Lam 2153801014113
4 Nguyễn Trúc Linh 2153801014122
5 Lê Thị Loan 2153801014124
6 Tôn Nữ Hải Ly 2153801014131
7 Lê Thị Thanh Mai 2153801014133
8 Bùi Hoàng Ngân 2153801014150

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 3 năm 2024

1
MỤC LỤC
I. LÝ THUYẾT...............................................................................................................2
1. Nguyên tắc “sử dụng hợp lý” (“fair use”) là gì? Tìm hiểu quy định của pháp
luật nước ngoài về vấn đề này và so sánh với các quy định hiện hành của pháp
luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.....................................................................................2
2. Phân tích những ngoại lệ của quyền tác giả (Phần sao chép, trích dẫn tác
phẩm)?......................................................................................................................8
3. Hãy phân tích những đặc trưng của quyền sở hữu trí tuệ?...................................9
4. Tìm những tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ trên thực tế.............10
II. BÀI TẬP:.................................................................................................................12
Bài tập 1:................................................................................................................12
Bài tập 2:................................................................................................................18
III. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:............................................................21

2
I. LÝ THUYẾT
1. Nguyên tắc “sử dụng hợp lý” (“fair use”) là gì? Tìm hiểu quy định của pháp
luật nước ngoài về vấn đề này và so sánh với các quy định hiện hành của
pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.
- Nguyên tắc sử dụng hợp lý (fair use) là quyền sử dụng một tác phẩm có bản quyền
trong những điều kiện nhất định mà không cần có sự cho phép của tác giả/chủ sở hữu
quyền tác giả. Học thuyết này giúp ngăn chặn việc áp dụng luật bản quyền một cách
cứng nhắc, ngăn cản tính sáng tạo mà pháp luật khuyến khích. Sử dụng hợp lý cho
phép một người sử dụng và xây dựng tác phẩm mới dựa trên các tác phẩm trước đó mà
không tước đoạt quyền kiểm soát và hưởng lợi ích từ những tác phẩm đó của tác
giả/chủ sở hữu quyền tác giả.

- Các ví dụ phổ biến bao gồm: chỉ trích, bình luận, báo cáo tin tức, bài giảng, học bổng
và nghiên cứu. Sử dụng hợp lí là một trong những giới hạn của luật bản quyền nhằm
hướng đến cân bằng lợi ích của người nắm giữ bản quyền và lợi ích của xã hội, của
3
cộng đồng trong việc phân phối và sử dụng rộng rãi hơn các sản phẩm của lao động
sáng tạo bằng cách cho phép việc sử dụng được coi là xâm phạm các tác phẩm đã được
bảo hộ nhưng sử dụng ở mức độ hạn chế thì không coi là xâm phạm.

- Tìm hiểu quy định của pháp luật nước ngoài về vấn đề này và so sánh với các quy
định hiện hành của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.

+ Hoa Kỳ: Nguyên tắc sử dụng hợp lý ở Hoa Kỳ được quy định trong Đạo luật Bản
quyền năm 1976, với một số cải cách và giải thích trong các văn bản pháp lý khác.
Theo quy định này, sử dụng hợp lý là việc sử dụng một tác phẩm bản quyền mà không
cần phải xin phép hoặc trả tiền cho chủ sở hữu bản quyền. Điều kiện để sử dụng hợp lý
là việc sử dụng tác phẩm đó phải đáp ứng bốn tiêu chí sau: mục đích, tính chất, mối
tương quan và tỉ lệ số lượng và ảnh hưởng đến giá trị thị trường của tác phẩm

+ Canada: Ở Canada, nguyên tắc sử dụng hợp lý được quy định trong Đạo luật Bản
quyền năm 2012. Theo đạo luật này, sử dụng hợp lý được định nghĩa là việc sử dụng
một tác phẩm bản quyền mà không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu bản
quyền. Điều kiện để sử dụng hợp lý là việc sử dụng tác phẩm đó phải đáp ứng ba tiêu
chí sau: mục đích, tính chất và tầm quan trọng của tác phẩm.

+ Anh: Ở Anh, nguyên tắc sử dụng hợp lý được quy định trong Luật Bản quyền năm
1988. Theo luật này, sử dụng hợp lý được định nghĩa là việc sử dụng một tác phẩm bản
quyền mà không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu bản quyền. Điều kiện để
sử dụng hợp lý là việc sử dụng tác phẩm đó phải đáp ứng các tiêu chí như mục đích,
tính chất, lượng và mức độ ảnh hưởng đến giá trị thị trường của tác phẩm.

* Điểm giống:

- Thường không quy định mức độ cụ thể (con số, số phần trăm,..) như thế nào là sử
dụng hợp lí.

- Được sử dụng tác phẩm đã được pháp luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả không cần
sự cho phép của tác giả/chủ sở hữu

4
- Vấn đề “sử dụng hợp lí” đều không có tiêu chí cụ thể, rõ ràng để xác định mà đa số sẽ
dựa vào Tòa án xem xét trong các trường hợp cụ thể mà giải thích. Ví dụ: tại bản án
127/2007/DS-PT Tòa Phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội, cùng một hành vi trích dẫn toàn
bộ 4 tác phẩm văn học nhưng Tòa án cấp sơ thẩm cho có vi phạm quyền tác giả còn
Tòa án cấp Phúc thẩm cho rằng không vi phạm quyền tác giả.

- Không phải là hành vi xâm phạm quyền tác giả.

- Ngoài Hoa Kỳ thì một số quốc gia khi nhóm tìm hiểu thì xác định việc sử dụng hợp lý
được liệt kê giống như Luật SHTT Việt Nam, cụ thể như Luật quyền tác giả của Nhật
Bản từ Điều 30 đến Điều 50 hay từ Điều 11 đến Điều 26 Luật Quyền tác giả tác phẩm
văn học và nghệ thuật của Thụy Điển.

* Điểm khác:

- Tiêu chí

- Pháp luật các quốc gia khác

- Pháp luật SHTT Việt Nam

- Xác định việc sử dụng hợp lí

- Luật bản quyền Hoa Kỳ đưa ra 4 yếu tố cụ thể cần phải đáp ứng đủ:

Tiêu chí Pháp luật các quốc gia Pháp luật SHTT Việt Nam
khác

Xác định việc sử dụng hợp Luật bản quyền Hoa Kỳ Quy định liệt kê các
lí đưa ra 4 yếu tố cụ thể cần trường hợp “sử dụng hợp
phải đáp ứng đủ: lí”.

(1) Mục đích và đặc điểm Ghi nhận tại các điều luật:
của việc sử dụng, bao gồm Điều 25, 26, 32, 33 Luật
việc sử dụng đó có tính

5
chất thương mại không Sở hữu trí tuệ
hay là chỉ nhằm mục đích
giáo dục phi lợi nhuận;

(2) Bản chất của tác phẩm


được bảo hộ;

(3) Số lượng và thực chất


của phần được sử dụng
trong tác phẩm được bảo
hộ như là một tổng thể; và

(4) Vấn đề ảnh hưởng của


việc sử dụng đó đối với
tiềm năng thị trường hoặc
đối với giá trị của tác
phẩm được bảo hộ (Điều
107 Luật bản quyền Hoa
Kỳ).

Việc sử dụng đáp ứng đầy


đủ 4 yếu tố trên là sử dụng
hợp lí.

6
Ngoại lệ Tác phẩm được bảo hộ - Tác phẩm kiến trúc, tác
quyền tác giả thì đều có phẩm tạo hình, chương
thể sao chép nếu đáp ứng trình máy tính thì cũng
được các yếu tố quy định không được sao chép dù là
tại Điều 107 Luật bản nhằm mục đích nghiên cứu
quyền Hoa Kỳ. khoa học, giảng dạy hay
lưu trữ trong thư viện
(Khoản 3 Điều 25 Luật
- Việc sao chép một tác SHTT).
phẩm nhằm mục đích học
tập được pháp luật quy
định là hợp pháp (Điều - Việc sao chép nhằm mục
107 Luật bản quyền Hoa đích học tập không được
Kỳ). xem là hợp pháp.

- Bình luận thời sự chính Pháp luật sở hữu trí tuệ


trị, kinh tế hoặc xã hội Việt Nam không thừa nhận
đăng tải trên báo hoặc tạp sao chép nhằm mục đích
chí không được sao chép học tập thuộc trường hợp
vào các bài viết mang tính giới hạn quyền tác giả.
nghiên cứu khoa Cách tiếp cận này có cơ sở
học( Điều 39 Luật quyền với giả thiết nếu học sinh,
tác giả Nhật Bản) sinh viên được tự do sao
chép mỗi người một bản
sách giáo khoa, giáo trình,
- Quyền tác giả không tài liệu… để phục vụ cho
ngăn cản việc sử dụng tác việc học tập thì sách in sẽ
phẩm trong việc quản lý không bán được (vì giá
của cơ quan tư pháp hoặc thành photocopy tác phẩm

7
công an( Điều 26b Luật chắc chắn sẽ rẻ hơn mua
Quyền tác giả tác phẩm sách in) và điều này chắc
văn học và nghệ thuật của chắn sẽ ảnh hưởng đến
Thụy Điển) quyền lợi của chủ sở hữu
tác phẩm trong việc khai
thác tác phẩm

Mức độ cụ thể được xem - Luật Bản quyền Anh cho Luật SHTT Việt Nam
là sử dụng hợp lí phép người sử dụng sao không có quy định mực độ
chép tới 10% nhưng không cụ thể.
quá một chương của một
cuốn sách.

- New Zealand vấn đề sao


chép tác phẩm tại thư viện
phải tuân thủ Luật Bản
quyền 1994. Trong luật
này giới hạn về quyền tác
giả với số % tác phẩm hợp
lý dành cho mục đích học
tập, nghiên cứu của các cá
nhân; giới hạn việc sao
chép của các tổ chức giáo
dục phi lợi nhuận nhằm
mục đích giáo dục và giới
hạn số lượng tư liệu sao
chép từ những tác phẩm có
8
bản quyền tại các thư viện.
Thư viện có thể làm một
bản sao của một tác phẩm
hoặc một bài báo định kỳ
cho NSD sử dụng với mức
độ sao chép hợp lý; Phần
trăm (%) sao chép hợp lý
được dựa trên sao chép sử
dụng cho mục đích nghiên
cứu hoặc tự học, sao chép
sử dụng cho mục đích giáo
dục; Sao chép cho mục
đích giáo dục có thể được
thực hiện dựa theo thỏa
thuận chuyển nhượng bản
quyền với CLL,...

2. Phân tích những ngoại lệ của quyền tác giả (Phần sao chép, trích dẫn tác
phẩm)?
- Sao chép hợp pháp: Trong một số trường hợp nhất định, việc sao chép, sử dụng tác
phẩm có thể được coi là hợp pháp mà không cần sự đồng ý của tác giả. Các yếu tố
được xem xét khi đánh giá sự hợp pháp của việc sao chép bao gồm mục đích sử dụng,
tính chất của tác phẩm, lượng và tính chất của phần được sao chép và tác động tiềm ẩn
đến thị trường cho tác phẩm gốc.

- Trích dẫn: Trong nhiều trường hợp, việc trích dẫn tác phẩm để hỗ trợ quan điểm,
nghiên cứu hoặc giáo dục được xem là hợp pháp. Trích dẫn yêu cầu rõ ràng chỉ ra
nguồn gốc của thông tin được trích dẫn và không vi phạm quyền tác giả.

9
- Sử dụng vì lợi ích công cộng: Trong một số tình huống, việc sử dụng tác phẩm mà
không cần sự đồng ý của tác giả có thể được cho phép nếu nó được xem là có ích cho
lợi ích công cộng, như việc sử dụng tác phẩm để nghiên cứu, giảng dạy, báo cáo tin tức
hoặc sử dụng trong sản xuất công nghiệp hoặc thương mại.

- Sử dụng cho mục đích giáo dục và nghiên cứu: Trong một số trường hợp, việc sử
dụng tác phẩm cho mục đích giáo dục hoặc nghiên cứu có thể được cho phép mà không
cần sự đồng ý của tác giả. Điều này thường áp dụng cho việc sử dụng tác phẩm trong
lớp học, nghiên cứu khoa học và tài liệu học tập.

- Tác phẩm thuộc miễn bản quyền: Một số tác phẩm, như tác phẩm trong miễn bản
quyền công cộng hoặc tác phẩm không đáng kể về tính sáng tạo, có thể không được
bảo vệ bởi quyền tác giả và do đó có thể sử dụng mà không cần sự đồng ý của tác giả.

3. Hãy phân tích những đặc trưng của quyền sở hữu trí tuệ?
- Quyền sở hữu trí tuệ mang đặc tính vô hình. Khác với các tài sản hữu hình thường
được tồn tại dưới một hình thái vật chất cụ thể mà chúng ta có thể nhìn thấy và cầm,
nắm được. Tài sản trí tuệ mang đặc tính của tài sản vô hình. Nó không tồn tại dưới một
hình thái vật chất cụ thể, con người không thể cầm, nắm được. Nó không thể được nhìn
thấy hay cảm nhận bằng mùi vị, màu sắc những chúng ta có thể cảm nhận bằng trực
giác của mình. Chính do đặc tính này mà tài sản trí tuệ khó kiểm soát hơn so với các tài
sản hữu hình.

- Các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt trong quyền sở hữu trí tuệ được chia
thành hai nhóm: đó là quyền tài sản và quyền nhân thân. Giữa quyền nhân thân và
quyền tài sản luôn tồn tại mối quan hệ hữu cơ. Quyền này là tiền đề của quyền kia.
Quyền tài sản chỉ có thể xác định cho một chủ thể nhất định dựa trên căn cứ quyền
nhân thân có mối liên hệ trực tiếp với tài sản. Những quyền liên quan đến nhân thân
người sáng tạo không thể tách rời và thuộc về người sáng tạo vĩnh viễn như quyền
đứng tên tác giả, quyền đặt tên tác phẩm, những quyền tài sản có thể chuyển giao cho
người khác thông qua các hợp đồng chuyển giao quyền.

10
- Quyền sở hữu trí tuệ có giới hạn nhất định về mặt không gian, thời gian. Quyền sở
hữu trí tuệ có giới hạn nhất định về mặt không gian; chỉ được ghi nhận bảo hộ trong
phạm vi các nước mà quyền đó đã đăng ký bảo hộ. Trừ trường hợp khi có tham gia
điều ước quốc tế về quyền Sở hữu trí tuệ thì lúc đó phạm vi bảo hộ mới được mở rộng
ra các quốc gia thành viên của Công ước. Quyền sở hữu trí tuệ cũng có những giới hạn
nhất định về thời gian: Trong thời hạn bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ thuộc về chủ sở
hữu, tác giả, không một chủ thể nào được xâm phạm quyền này. Tuy nhiên khi hết thời
hạn bảo hộ, tài sản sở hữu trí tuệ sẽ là tài sản chung của mọi người, ai cũng có quyền
khai thác, sử dụng.

- Quyền sở hữu trí tuệ dễ bị xâm phạm: Những sản phẩm sáng tạo của trí tuệ một khi
đã được công khai sẽ dễ dàng được phổ biến và bị khai thác giá trị kinh tế. Quyền sở
hữu trí tuệ được ghi nhận và bảo hộ ở một quốc gia không có nghĩa là sẽ được bảo hộ ở
quốc gia khác. Vì vậy, trong điều kiện hiện nay, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên
quy mô quốc tế thông qua các điều ước quốc tế là cần thiết.

- Quyền sở hữu trí tuệ Không mang tính loại trừ việc sử dụng (tính sử dụng). Có thể
cho nhiều người cùng một lúc sử dụng mà không gây hao mòn, tổn hại. So với các tài
sản hữu hình thông thường không thể sử dụng bởi nhiều người một cách độc lập được.
Ví dụ: Một bài hát đăng tải trên Youtube, thì cũng một thời điểm có rất nhiều người có
thể cũng nghe mà không ảnh hưởng đến quyền của ai cả.

4. Tìm những tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ trên thực tế.
- “Bản án số 18/2016/KDTM-ST của Tòa án nhân dân thành phố Hà nội” tranh chấp về
Sử dụng nhãn hiệu của công ty khác đã được đăng ký bảo hộ. Sơ lược nội dung: “Công
ty TNHH M trong quá trình hoạt động kinh doanh có sử dụng dấu hiệu F mà Công ty
Cổ phần H là chủ thể đang trong thời hạn được pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp để gắn vào tên gọi, biển hiệu, giấy tờ giao dịch, phương tiện quảng cáo kinh
doanh, có cùng kênh tiêu thụ dịch vụ du lịch, là có dấu hiệu tượng tự đến mức gây
nhầm lẫn với nhãn hiệu “F” mà Công ty CP H đang được pháp luật bảo hộ”.

11
- “Bản án số 36/2018/KDTM-ST của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội” tranh chấp
về Sản xuất xe máy tương tự xe đã được đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Sơ
lược nội dung: “Khoa học Sở hữu trí tuệ đã ban hành Kết luận giám định số KD001 -
17YC/KLGĐ ngày 13/01/2017 và kết luận là kiểu dáng xe máy điện sản xuất bởi bị
đơn là yếu tố xâm phạm quyền đối với Văn bằng số 20652. Căn cứ vào khoản 1 Điều
126 Luật Sở hữu trí tuệ thì hành vi sản xuất và kinh doanh sản phẩm xe máy điện của
bị đơn mang kiểu dáng như đã phân tích ở trên cấu thành hành vi xâm phạm quyền đối
với kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ của nguyên đơn. Hội đồng xét xử thấy đủ
căn cứ xác định kiểu dáng xe máy điện sản xuất bởi bị đơn là xâm phạm quyền bảo hộ
tại Văn bằng số 20652 của nguyên đơn”.

- “Bản án số 213/2014/DS-ST của Tòa án nhân dân quận Tân Bình thành phố Hồ Chí
Minh” tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Sơ lược
nội dung: “Xét nguồn gốc của các cụm hình ảnh được thể hiện trong tác phẩm của ông
D là những hình ảnh đã được lưu truyền trong văn hóa dân gian từ lâu, tác giả chỉ thay
đổi một số đường nét và sắp xếp theo một bố cục và hình thức thể hiện để tạo nên tác
phẩm riêng của mình. Do đó, quyền tác giả của các hình ảnh riêng rẽ đã được lưu
truyền lâu đời trong văn hóa dân gian không thể xác định được là của ai”.

- “Bản án số 136/2011/KDTM-PT của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại
Thành phố Hồ Chí Minh” tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ đối với giải pháp hữu ích
Hệ thống vận chuyển xi măng. Sơ lược nội dung: “Kết luận giám định: Bản chất kỹ
thuật của hệ thống vận chuyển xi măng bằng xà lan của BĐ khác so với bản chất kỹ
thuật và yêu cầu bảo hộ của Bằng độc quyền giải pháp hữu ích 622 như sau: Không có
trục vít, chỉ có 1 hệ thống nén khí và một hệ thống bồn. Nguyên lý hoạt động của bồn
chịu áp theo Bằng độc quyền giải pháp hữu ích 622 là xi măng rời và không có khí nén
chuyển động ngược chiều nên dễ tạo sự hòa trộn xi măng rời và không khí nén.
Nguyên lý này chỉ là hiểu biết kỹ thuật thông thường và cũng không được nêu trong
yêu cầu bảo hộ. Do đó, không thể xem là một nội dung so sánh. Vì vậy, thiết kế của
BĐ không tương tự với thiết kế của NĐ”.

12
- “Bản án số 29/2018/KDTM-PT của Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí
Minh” tranh chấp về nghĩa vụ thanh toán trong Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả
và Hợp đồng sản xuất kịch bản. Sơ lược nội dung: “Vào ngày 09/6/2015 hai bên đã ký
02 hợp đồng gồm Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả và Hợp đồng sản xuất kịch
bản. Theo nội dung hai hợp đồng này thì nghĩa vụ của bà Đ khác nhau và giá trị của
mỗi hợp đồng ghi rõ bằng 195.000.000đ bao gồm cả tiền đóng thuế thu nhập cá nhân.
Như vậy, có căn cứ xác định đối với Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả thì bà Đ
đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình, còn Công ty Cổ phần Hãng Phim V chưa thực
hiện nghĩa vụ trả tiền cho bà Đ; Công ty Cổ phần Hãng Phim V không đưa ra được
chứng cứ chứng minh hai hợp đồng này là một. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm xét xử buộc
Công ty Cổ phần Hãng Phim V phải trả cho bà Đ số tiền 175.500.000đ, đóng tiền thuế
thu nhập cá nhân cho bà Đ 19.500.000đ và bác yêu cầu của bà Đ về việc buộc Công ty
Cổ phần Hãng Phim V bồi thường số tiền 246.000.000đ là có căn cứ”.

II. BÀI TẬP:


Bài tập 1:
Anh/Chị nghiên cứu Bản án số 03/2013/KDTM-ST về tranh chấp quyền tác giả
đối với công trình kiến trúc và trả lời các câu hỏi:

1/ Theo quy định của pháp luật SHTT, công trình kiến trúc có phải là đối tượng
của quyền SHTT không? Tại sao ?

- Theo quy định của pháp luật SHTT, công trình kiến trúc là đối tượng của quyền
SHTT.

- CSPL: điểm i khoản 1 Điều 14; Điều 19; Điều 20 Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung
2009.

- Theo đó thì điểm i đã quy định rõ các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được
bảo hộ có bao gồm tác phẩm kiến trúc. Tác phẩm kiến trúc cũng là do tác giả trực tiếp
sáng tạo ra. Tác giả có quyền nhân thân nếu chỉ là tác giả của công trình kiến trúc; có
cả quyền nhân thân và quyền tài sản nếu tác giả đồng thời là chủ sở hữu của công trình

13
kiến trúc. Trong trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc,
tức là tác giả sáng tạo tác phẩm trên cơ sở hợp đồng với cá nhân, tổ chức hoặc nhiệm
vụ do tổ chức của mình giao cho thì tác giả chỉ có quyền nhân thân quy định tại khoản
1,2,4 Điều 19, còn chủ sở hữu quyền tác giả có quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và
Điều 20 Luật SHTT.

2/ Trình bày điều kiện bảo hộ quyền tác giả đối với công trình kiến trúc (Tính
sáng tạo có phải là một điều kiện để bảo hộ tác phẩm không)? Tại sao? Quy định
của pháp luật Hoa Kỳ như thế nào?

- Điều kiện bảo hộ quyền tác giả đối với công trình kiến trúc:

+ Đối tượng bảo hộ quyền tác giả trong vụ án này là những tác phẩm kiến trúc, bản vẽ
thiết kế nhà vọng nguyệt lục giác, cổng tam quan cửu lầu, nhà ngũ gian tứ hạ.

+ Tác giả của tác phẩm kiến trúc đó là ông Nguyễn Văn Minh và ông Lê Văn Vĩnh.
Tác giả đã thực hiện việc đăng ký sau đó được Cục bản quyền tác giả cấp giấy chứng
nhận quyền tác giả.

- Tính sáng tạo là một điều kiện để bảo hộ tác phẩm vì theo khoản 7 Điều 4 Luật sở
hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022 thì việc thừa nhận tác phẩm hoàn
toàn không phụ thuộc vào chất lượng của tác phẩm. Tác phẩm đã được tạo ra dù có nội
dung với chất lượng thế nào đều được thừa nhận, miễn là tác phẩm đó mang tính sáng
tạo. Quy định của pháp luật về tính sáng tạo của tác phẩm ở các nước có sự khác nhau
về mức độ nhưng nhìn chung đều là yêu cầu về tính mới của tác phẩm.

- Quy định của pháp luật Hoa Kỳ:

Điều 101 Luật Quyền tác giả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

"Tác phẩm kiến trúc" là thiết kế của một công trình xây dựng được thể hiện dưới bất
kỳ một hình thái thể hiện vật chất nào bao gồm nhà, công trình xây dựng, sơ đồ, bản vẽ
thiết kế. Tác phẩm loại này bao hàm cả hình dạng tổng thể cũng như việc bố trí và sắp

14
đặt các không gian, yếu tố trong thiết kế nhưng không bao hàm các đặc điểm cá biệt
đã tiêu chuẩn hoá.”

Điều 102 Luật Quyền tác giả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

“(a). Theo quy định của Điều luật này, Luật quyền tác giả bảo hộ tác phẩm nguyên
thuỷ độc đáo hoàn chỉnh của tác giả đã được định hình dưới bất kỳ một dạng vật chất
thể hiện hữu hình nào hiện đã được biết hoặc sẽ được phát triển trong tương lai, mà từ
các dạng vật chất thể hiện hữu hình này tác phẩm có thể được cảm nhận, tái bản, hoặc
phổ biến khác hoặc là trực tiếp hoặc là với sự trợ giúp của các máy móc thiết bị. Các
tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm các thể loại sau:

(1) Tác phẩm văn học;

(2) Tác phẩm âm nhạc bao hàm tác phẩm kèm theo bất kỳ một từ nào;

(3) Tác phẩm sân khấu bao hàm các tác phẩm kèm theo bất kỳ âm thanh nào;

(4) Tác phẩm kịch câm và vũ ba lê;

(5) Tác phẩm về nghệ thuật, mỹ thuật, điêu khắc;

(6) Tác phẩm điện ảnh và các tác phẩm nghe nhìn khác;

(7) Bản ghi âm, và

(8) Tác phẩm kiến trúc

(b). Trong bất kỳ trường hợp nào sự bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm nguyên
thuỷ độc đáo hoàn chỉnh của tác giả không mở rộng đến các ý tưởng, các biện pháp,
phương pháp, nguyên lý hoạt động, khái niệm, quy luật, phát minh, không phân biệt
hình thức mà chúng được miêu tả, giải thích, minh hoạ hoặc diễn đạt trong tác phẩm
đó.”

3/ Có hành vi xâm phạm quyền tác giả không ?

- Trong trường hợp này có hành vi vi phạm quyền tác giả

15
- CSPL: khoản 2 điều 28 và điểm c khoản 1 điều 20 Luật SHTT

- Đầu tiên, bản vẽ kiến trúc của ông Vĩnh và ông Minh là thuộc đối tượng được bảo hộ
quyền tác giả.

- Theo báo cáo kết quả giám định 31/12/2012 của kiến trúc sư Phan Đức Hải so sánh
các bản vẽ thiết kế ( kết quả báo cáo này chỉ đóng vai trò tham khảo) Cho thấy công
trình xây dựng và bản vẽ nhà của ông Vĩnh và ông Minh rất giống nhau về kiến trúc,
kích thước mới là chi tiết khác nhau.

- Việc mà công ty Tường Phát cho rằng đơn vị không xâm phạm là không đúng bởi vì
trong điều kiện độc lập sáng tạo bản vẽ thiết kế thì không thể tạo ra bản vẽ có sự giống
nhau như thế và họ cũng thừa nhận rằng có tham khảo bản vẽ ông Vĩnh và ông Minh.
Như vậy, về căn cứ nguyên đơn cho rằng bị đơn có hành vi sao chép mà chưa có ý kiến
chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm và buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm
với các tác phẩm kiến trúc : Bản vẽ thiết kế Nhà ngũ gian tứ hạ, Bản vẽ thiết kế Nhà
vọng nguyệt lục giác, Bản vẽ thiết kế Cổng tam quan cổ lầu và Bản vẽ thiết kế khu nhà
rường Việt Nam là hợp lý, phù hợp với khoản 1 điều 202 Luật SHTT.

4/ Anh chị có đồng ý với quan điểm của Tòa không ?

- Em đồng tình với quan điểm của Tòa vì:

- Các bản vẽ thiết kế của tác giả Nguyễn Văn Minh và Lê Văn Vĩnh là các tác phẩm
kiến trúc, thuộc đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo điểm i khoản 1 Điều 14 Luật
SHTT. Do đó, việc Tòa án nhận định công ty Tường Phát có hành vi xâm phạm quyền
tác giả đối với các tác phẩm kiến trúc của ông Minh và ông Vĩnh là phù hợp với quy
định của pháp luật.

- Theo quy định tại Điều 202 Luật SHTT thì các biện pháp áp dụng đối với các tổ chức,
cá nhân xâm phạm quyền tác giả không bao gồm biện pháp mà đồng nguyên đơn yêu
cầu, đó là biện pháp buộc tháo dỡ công trình xây dựng. Nên việc Hội đồng xét xử
không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn là đúng theo quy định của pháp luật.

- CSPL: Điều 14, Điều 202 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung 2009.
16
5/ Các căn cứ bồi thường cho hành vi xâm phạm (nếu có)?

- CSPL: Điều 205 Luật SHTT

- Căn cứ bồi thường cho hành vi xâm phạm: Tổng thiệt hại vật chất + khoản lợi nhuận
mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Vậy, căn
cứ bồi thường cho hành vi xâm phạm các tác phẩm kiến trúc của công ty Tường Phát
đối với ông Nguyễn Văn Minh và ông Lê Văn Vĩnh là: Tổng thiệt hại vật chất của ông
Minh và ông Vĩnh + Khoản lợi nhuận mà công ty Tượng Phát đã thu được khi sử dụng
nguyên mẫu bản vẽ thiết kế kiến trúc của ông Minh và ông Vĩnh để sản xuất và lắp
dựng sản phẩm tại công trình “Nhà ăn bằng gỗ, Hồ nước, Hòn non bộ - Sân vườn, Khu
nhà ăn”

6/Án lệ của Tòa Aix-en-provence, ngày 22/11/2018 của CH Pháp quy định như thế
nào về việc tu bổ, sửa chữa công trình kiến trúc Vélodrome?

- Án lệ của Tòa Aix-en-provence, ngày 22/11/2018 của CH Pháp quy định về việc tu
bổ, sửa chữa công trình kiến trúc Vélodrome:

- Để tuân thủ các thông số kỹ thuật này, việc tăng số ghế không thể được coi là việc bổ
sung đơn giản số ghế cho khán đài hiện có vì những hạn chế của các quy tắc chống
động đất được nêu dưới đây đòi hỏi phải phá dỡ một phần /xây dựng lại giá đỡ NO (có
độ bám và chiều cao tăng lên).

- Sự gia tăng cơ sở vật chất khách sạn cho VlP.

- Sự gia tăng số lượng nhà nghỉ.

- Từ quan điểm an toàn công cộng, điều cần thiết là Thành phố Marseille phải thực
hiện các sửa đổi đối với sân vận động Vélodrome, với Thông số kỹ thuật Euro 2016
đặc biệt chú trọng đến sự an toàn trong sân vận động.

- Để bảo vệ tòa nhà hiện có của sân vận động Velodrome, giải pháp mái nhà điêu khắc
là cần thiết, giống như một thực thể sống động và mờ. Để có thể hoàn thiện lớp vỏ
nhấp nhô này, toàn bộ cấu trúc lưới cá mịn được thiết kế giống như những chiếc giá đỡ

17
bằng ren theo đường cong của giá đỡ. Được hỗ trợ bởi bốn điểm chịu lực, những siêu
cấu trúc hỗ trợ toàn bộ lớp phủ này nhấn mạnh bằng lực kiến trúc của chúng ý tưởng về
sự trừu tượng nổi và mạnh mẽ như thể mái nhà rộng lớn này chỉ lơ lửng, sờ thấy được,
sống động'…

- Về bìa, thiết kế của nó đáp ứng 3 mệnh lệnh :

- Mệnh lệnh kiến trúc (hình ảnh sân vận động),

- Sự cần thiết của tấm che phải đi theo đường cong của khán đài càng gần càng tốt
bằng cách che chúng,

- Sự cần thiết phải có cấu trúc hoàn toàn độc lập với cấu trúc của khán đài (hiện có
hoặc mới) để tránh mọi tương tác.

- Ba điểm này dẫn đến việc sửa đổi hoàn toàn hình ảnh bên ngoài của sân vận động,
nơi có khối lượng “hữu ích” không thể đo lường được với khối lượng hiện có.

Tóm lại, rõ ràng là:

- Nhu cầu sửa đổi sâu sắc kiến trúc của sân vận động hiện tại, có chương trình chức
năng khác xa so với EURO 2016. Đặc biệt là về mặt vận hành và tiện nghi.

- Các ràng buộc kỹ thuật và quy định mới do thông số kỹ thuật EURO 2016 không cho
phép giữ lại cấu trúc hiện có.

- Đã bảo tồn càng nhiều càng tốt các cấu trúc hiện có.

- Tóm lại, chương trình và các ràng buộc kỹ thuật không tương thích với việc bảo tồn
cấu trúc hiện có hoặc đơn giản là trong phạm vi của nó.

7/Chế tài yêu cầu buộc tháo dỡ công trình xây dựng được thực hiện như thế nào?

- Căn cứ quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, Nghị định số
139/2017/NĐ-CP và Nghị định số 166/2013/NĐ-CP; quy trình buộc tháo dỡ công trình
xây dựng trái phép:

18
- Khi phát hiện hành vi vi phạm, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
lập 02 bản trong đó 01 bản giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm. Trường hợp vi phạm
không thuộc hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản
phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt.

- Người có thẩm quyền xử phạt tiến hành xác minh hành vi vi phạm;

- Người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong đó nêu
rõ biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng là buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái
phép.

- Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt, người ra quyết định xử
phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và các cơ quan liên quan quyết định xử
phạt để thi hành.

- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10
ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trừ trường hợp quyết định có ghi thời hạn thi
hành nhiều hơn 10 ngày.

- Nếu tổ chức, cá nhân không tự nguyện tháo dỡ công trình xây dựng trái phép trong
thời hạn trên; người có thẩm quyền sẽ ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định vi
phạm hành chính.

- Gửi ngay quyết định cưỡng chế cho cá nhân, tổ chức vi phạm và các cá nhân, tổ chức
liên quan (ở đây là Ủy ban Nhân dân cấp xã nơi tiến hành việc tháo dỡ công trình xây
dựng trái phép).

- Trước khi tiến hành cưỡng chế, nếu cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế tự nguyện thi hành
thì cơ quan chủ trì cưỡng chế lập biên bản công nhận sự tự nguyện thi hành.

- Khi thực hiện cưỡng chế phải có đại diện chính quyền địa phương và người chứng
kiến.

19
Bài tập 2:
Đọc, nghiên cứu Bản án số 774/2019/DSPT về tranh chấp quyền tác giả đối với
hình tượng nhân vật hoạt hình. Và trả lời các câu hỏi sau:

1/ Theo quy định của pháp luật SHTT, đối tượng tranh chấp trong bản án là gì?
Phân tích? Nêu cơ sở pháp lý.

- Đối tượng tranh chấp trong bản án trên là: quyền tác giả đối với bốn hình tượng nhân
vật O, P, Q, R

- CSPL: khoản 1 điều 3, khoản 2 điều 4 Luật SHTT 2023

- Nguyên đơn là ông Lê Phong L cho rằng lý do ông ký tên vào Đơn đăng ký bản
quyền ngày 29/3/2002 gửi Cục bản quyền tác giả là làm theo yêu cầu bà Phan Thị Mỹ
H1, mục đích của việc đăng ký này là ghi nhận quyền sở hữu của Công ty PT đối với
hình thức thể hiện các nhân vật O, P, Q, R, chứ không phải ghi nhận quyền tác giả cho
bà Phan Thị Mỹ H1 hay ghi nhận ông chuyển quyền tác giả đối với 4 hình tượng nhân
vật trên cho Công ty PT hay bất kỳ ai khác. Do đó, ông yêu cầu công nhận ông là tác
giả duy nhất, buộc công ty chấm dứt việc tự tạo ra những biến thể khác của các hình
tượng, buộc công ty xin lỗi công khai trên báo, và thanh toán chi phí thuê luật sư.

- Về phía bị đơn, bà Phan Thị Mỹ H1 không đồng ý với yêu cầu của nguyên đơn về
công nhận ông Lê Phong L là tác giả duy nhất vì: Tại văn bản ngày 29/3/2002, ông L
đã ký cam kết, thỏa thuận với bà Phan Thị Mỹ H1 công nhận bà Phan Thị Mỹ H1 là
đồng tác giả của 4 hình tượng nhân vật O, P, Q, R và chuyển toàn bộ quyền sở hữu 4
hình tượng trên cho Công ty PT. Văn bản này về bản chất là một giao dịch dân sự được
ông L tự nguyện xác lập, phù hợp quy định tại Điều 130, 131, 132, 133 Bộ luật dân sự
1995 và có giá trị ràng buộc thực hiện theo quy định tại Điều 7 Bộ luật dân sự 1995.
Việc ông L khởi kiện ra tòa yêu cầu công nhận mình là tác giả duy nhất là vi phạm cam
kết trên.

2/ Hành vi xâm phạm trong bản án này là gì? Vì sao?

20
- Hành vi xâm phạm trong bản án này là Công ty PT đã có hành vi xâm phạm quyền
nhân thân của tác giả Lê Phong L theo quy định tại Điều 19, khoản 5 Điều 28 Luật Sở
hữu trí tuệ. Vì các bị đơn không nêu được việc thực hiện các tập từ tập 79 trở đi của bộ
truyện tranh E cũng như thực hiện các bộ truyện tranh E Mỹ Thuật, E Khoa Học là
hoạt động nào trong hoạt động làm tác phẩm phái sinh nên Hội đồng xét xử không có
cơ sở xem đây là hoạt động làm tác phẩm phái sinh. Ông L chỉ là tác giả của hình thức
thể hiện gốc của bốn nhân vật O, P, Q, R theo các Giấy chứng nhận bản quyền tác giả
số 246, 247, 248, 249/2002/QTG ngày 07 tháng 5 năm 2002. Bộ truyện E là do Công
ty PT phát hành, có sử dụng hình thức thể hiện của 4 nhân vật này. Tuy Công ty PT là
chủ sở hữu tác phẩm là hình thức thể hiện của 4 nhân vật, được quyền sử dụng hình
tượng 4 nhân vật này vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình nhưng phải tôn
trọng quyền nhân thân của tác giả là sự toàn vẹn của tác phẩm. Việc đưa hình ảnh các
nhân vật này vào nội dung truyện cần thể hiện các nét mặt, tư thế, hành động phù hợp
với nội dung cốt truyện sẽ làm sai lệch so với hình thức thể hiện gốc. Việc làm sai lệch
so với hình thức thể hiện gốc không có sự đồng ý của tác giả, đồng thời Công ty PT
không ghi chú rõ việc sử dụng hình thức thể hiện của 4 nhân vật O, P, Q, R là tác phẩm
của tác giả L.

3/ Anh/ chị hãy nêu chế tài? (nếu có).

- Chế tài được nêu ra trong Bản án số 774/2019/DSST là:

- Buộc Công ty TNHH Truyền thông Giáo dục và Giải trí PT chấm dứt việc tự tạo ra
và sử dụng các biến thể của hình thức thể hiện của các nhân vật O, Q, P, R trên các tập
tiếp theo từ tập 79 của truyện tranh E cũng như trên các ấn bản khác như E Khoa Học,
E Mỹ Thuật.

- Buộc Công ty TNHH Truyền thông Giáo dục và Giải trí PT phải xin lỗi ông Lê
Phong L trên Báo Thanh Niên và Báo Tuổi Trẻ trong 03 số liên tiếp với nội dung như
sau: Công ty TNHH Truyền thông Giáo dục và Giải trí PT xin lỗi ông Lê Phong L (bút
danh Lê L) do đã có hành vi xâm phạm quyền tác giả của ông L đối với hình thức thể
hiện của các nhân vật O, P, Q, R.

21
- Buộc Công ty TNHH Truyền thông Giáo dục và Giải trí PT thanh toán cho ông Lê
Phong L chi phí thuê luật sư là 15.000.000 đồng.

4/ Theo quan điểm của bạn, hướng giải quyết của Tòa án trong tranh chấp này có
phù hợp không? Giải thích vì sao.

- Theo quan điểm của bạn, hướng giải quyết của Tòa án trong tranh chấp này là phù
hợp. Đối tượng tranh chấp trong vụ án là hình thức thể hiện của các nhân vật là tác
phẩm mỹ thuật ứng dụng, đây là loại hình thức tác phẩm được bảo hộ theo quy định tại
điểm i khoản 2 Điều 14. Nghị định số 100 thì tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một
phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học tổ chức cá nhân làm công
việc hỗ trợ đóng góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo tác phẩm
không được công nhận là tác giả đây là một cái quy định rất quan trọng và có tính then
chốt trong việc giải quyết vụ án này. Vì trong bối cảnh tranh chấp ai là tác giả duy nhất
trong việc mà vẽ ra 4 nhân vật thì ông Lê Linh là người vẽ, công ty Phan Thị là người
hỗ trợ đóng góp ý kiến cung cấp hình tượng như những người hỗ trợ trong các bức vẽ
thì sẽ không là đồng tác giả.

III. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022.

2. Luật Quyền tác giả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

3. Bản án số 03/2013/KDTM-ST về tranh chấp quyền tác giả đối với công trình kiến
trúc.

4. Bản án số 774/2019/DSPT về tranh chấp quyền tác giả đối với hình tượng nhân vật
hoạt hình.

5.Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

22
6.Luật Nhân Hòa, BÀN VỀ NGUYÊN TẮC "SỬ DỤNG HỢP LÝ" FAIR USE, từ:
https://luatnhanhoa.vn/kien-thuc-phap-luat/372/ban-ve-nguyen-tac-su-dung-hop-ly-
fair-use.html

7.AMI LAW FIRM, Tuyển tập các Bản án tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, 2019,
Luật sư Phạm Ngọc Hải, từ: https://amilawfirm.com/tuyen-tap-cac-ban-an-tranh-chap-
ve-quyen-so-huu-tri-tue/

SỬA BÀI (10’)

LT1.

Điều 9,10 công ước berne 1886

Điều 25,26 luật shtt

Điều 107 USC  Mĩ

L122.5  PHÁP

Điều 60.a  Đức

PP 3 bước thử

B1: xem xét bản chất của tác phẩm này là gì (khoa học, …)

B2: xem xét mục đích của việc sd tác phẩm này (mục đích giáo dục, phi thương mại)

B3: giới hạn tỉ lệ % sao chép, chỉ sao chép 10% tác phẩm

23
24
25

You might also like