You are on page 1of 24

MỤC LỤC

A.1. Lý thuyết:........................................................................................................................................1
1. Nguyên tắc “sử dụng hợp lý” (“fair use”) là gì? Tìm hiểu quy định của pháp luật nước ngoài về
vấn đề này và so sánh với các quy định hiện hành của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.................1
2. Phân tích mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.............................4
3. Phân tích trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm
quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường Internet.....................................................................5
A.2. Bài tập:............................................................................................................................................6
1. Nghiên cứu tranh chấp quyền tác giả trong vụ việc Truyện tranh Thần Đồng Đất Việt và đánh giá
các vấn đề pháp lý sau:........................................................................................................................6
a) Theo Luật Sở hữu trí tuệ, truyện tranh Thần Đồng Đất Việt có được bảo hộ quyền tác giả
không?..............................................................................................................................................6
b) Ai là chủ sở hữu hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo liên quan đến bộ truyện tranh Thần
đồng đất Việt?..................................................................................................................................6
c) Ai là tác giả hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo?................................................................7
d) Công ty Phan Thị có quyền gì đối với hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo?.......................7
e) Việc công ty Phan Thị cho xuất bản bộ truyện từ tập 79 trở đi có phù hợp với quy định pháp
luật không?.......................................................................................................................................8
2. Nghiên cứu Bản án số 213/2014/DS-ST của Tòa án nhân dân quận Tân Bình ngày 14/8/2014 và
trả lời các câu hỏi sau:.........................................................................................................................8
a) Ai là tác giả tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dân gian”? Tác phẩm này có được bảo hộ
quyền tác giả không? Vì sao?..........................................................................................................8
b) Từng “cụm hình ảnh” trong tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dân gian” có được bảo hộ
quyền tác giả không? Vì sao? .........................................................................................................9
c) Hành vi của bị đơn có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của nguyên đơn không? Nêu cơ sở pháp
lý....................................................................................................................................................10
B. Phần Câu hỏi sinh viên tự làm (có nộp bài) và KHÔNG thảo luận trên lớp:...........................11
Phân tích quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 về Giả
định quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả.....................................................................11
A. Nội dung thảo luận tại lớp:

A.1. Lý thuyết:

1. Nguyên tắc “sử dụng hợp lý” (“fair use”) là gì? Tìm hiểu quy định của pháp
luật nước ngoài về vấn đề này và so sánh với các quy định hiện hành của pháp luật
sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Nguyên tắc “sử dụng hợp lý” là một nguyên tắc cơ bản trong pháp luật về sở hữu
trí tuệ chủ yếu trong hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ cho phép sử dụng hạn chế các tài
liệu, tác phẩm có bản quyền mà không cần phải có sự cho phép từ người nắm giữ bản
quyền. Vì có trường hợp ghi nhận rằng việc áp dụng cứng nhắc các luật sở hữu trí tuệ
trong một số trường hợp nhất định là không phù hợp và có thể kiềm chế sự sáng tạo
hay ngăn người khác tạo tác phẩm gốc không phù hợp. Điều đó có thể gây tổn hại cho
công chúng. Nguyên tắc này thường được áp dụng trong các trường hợp sử dụng tác
phẩm với mục đích giáo dục, báo cáo, bình luận, đánh giá, nghiên cứu và các mục
đích phi lợi nhuận khác.

So sánh pháp luật nước ngoài và pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam về vấn đề này:

Điểm giống:

- Được sử dụng tác phẩm đã được pháp luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả
không cần sự cho phép của tác giả/chủ sở hữu.
- Không phải là hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Điểm khác:

Tiêu chí Pháp luật nước ngoài Pháp luật Việt Nam
Xác định việc sử Luật bản quyền Hoa Kỳ đưa ra 4 Quy định liệt kê các trường hợp “sử
dụng hợp lí yếu tố cụ thể cần phải đáp ứng đủ: dụng hợp lí”.

(1) Mục đích và đặc điểm của việc Ghi nhận tại các điều luật: Điều 25,
sử dụng, bao gồm việc sử dụng đó 25a, 26, 32, 33 Luật Sở hữu trí tuệ
có tính chất thương mại không hay
là chỉ nhằm mục đích giáo dục phi
lợi nhuận;

(2) Bản chất của tác phẩm được


bảo hộ;

(3) Số lượng và thực chất của phần


được sử dụng trong tác phẩm được
bảo hộ như là một tổng thể; và

(4) Vấn đề ảnh hưởng của việc sử


dụng đó đối với tiềm năng thị
trường hoặc đối với giá trị của tác
phẩm được bảo hộ (Điều 107 Luật
bản quyền Hoa Kỳ).

Việc sử dụng đáp ứng đầy đủ 4 yếu


tố trên là sử dụng hợp lí.

Ngoại lệ -Tác phẩm được bảo hộ quyền tác - Tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo
giả thì đều có thể sao chép nếu đáp hình, chương trình máy tính thì cũng
ứng được các yếu tố quy định tại không được sao chép dù là nhằm
Điều 107 Luật bản quyền Hoa Kỳ mục đích nghiên cứu khoa học,
“Điều 107 Luật Bản quyền Hoa Kỳ giảng dạy hay lưu trữ trong thư viện
quy định về giới hạn quyền tác giả (Khoản 3 Điều 25 Luật Sở hữu trí
đối với việc sử dụng tác phẩm tuệ).
(Limitations on exclusive rights)
nhằm mục đích sử dụng hợp lý (fair - Việc sao chép nhằm mục đích học
use); theo đó, việc sử dụng hợp lý tập không được xem là hợp pháp.
tác phẩm phải đáp ứng bốn điều
kiện: Đảm bảo về mục đích và đặc Pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam
điểm của việc sử dụng, bao gồm: có không thừa nhận sao chép nhằm mục
tính chất thương mại hay không đích học tập thuộc trường hợp giới
(commercial nature)? hoặc việc sử hạn quyền tác giả. Cách tiếp cận này
dụng cho mục đích giáo dục phi lợi có cơ sở với giả thiết nếu học sinh,
nhuận (nonprofit educational sinh viên được tự do sao chép mỗi
purposes); Bản chất của tác phẩm người một bản sách giáo khoa, giáo
được bảo hộ; Số lượng và nội dung trình, tài liệu… để phục vụ cho việc
thực chất của phần được sử dụng học tập thì sách in sẽ không bán
liên quan đến toàn bộ tác phẩm được (vì giá thành photocopy tác
được bảo hộ; Tầm ảnh hưởng của phẩm chắc chắn sẽ rẻ hơn mua sách
việc sử dụng đó đối với thị trường in) và điều này chắc chắn sẽ ảnh
tiềm năng hoặc giá trị của tác phẩm hưởng đến quyền lợi của chủ sở hữu
được bảo hộ.” tác phẩm trong việc khai thác tác
phẩm[4]
- Việc sao chép một tác phẩm nhằm
mục đích học tập được pháp luật
quy định là hợp pháp (Điều 107
Luật bản quyền Hoa Kỳ).
Mức độ cụ thể - Luật Bản quyền Anh cho phép Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam không
được xem là sử người sử dụng sao chép tới 10% có quy định mức độ cụ thể.
dụng hợp lí nhưng không quá một chương của
một cuốn sách.

- New Zealand vấn đề sao chép tác


phẩm tại thư viện phải tuân thủ Luật
Bản quyền 1994. Trong luật này
giới hạn về quyền tác giả với số
phần trăm tác phẩm hợp lý dành cho
mục đích học tập, nghiên cứu của
các cá nhân; giới hạn việc sao chép
của các tổ chức giáo dục phi lợi
nhuận nhằm mục đích giáo dục và
giới hạn số lượng tư liệu sao chép từ
những tác phẩm có bản quyền tại
các thư viện. Thư viện có thể làm
một bản sao của một tác phẩm hoặc
một bài báo định kỳ cho người sử
dụng sử dụng với mức độ sao chép
hợp lý; Phần trăm (%) sao chép hợp
lý được dựa trên sao chép sử dụng
cho mục đích nghiên cứu hoặc tự
học, sao chép sử dụng cho mục đích
giáo dục

Xin phép - Luật Bản quyền 1994 của New - Việc sử dụng hợp lí không phải xin
Zealand sao chép phải được sự cho phép, ghi nhận tại các Điều 25, 26,
phép của chủ sở hữu bản quyền; sự 32, 33 Luật Sở hữu trí tuệ
sao chép cơ sở dữ liệu điện tử chỉ có
thể được thực hiện dưới dạng hợp
đồng giữa thư viện với nhà cung
cấp cơ sở dữ liệu; muốn sao chép
các buổi phát thanh, truyền hình và
chương trình truyền hình cáp phải
có giấy phép bản quyền từ
Screenrights….[6]
2. Phân tích mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác
giả

Khi một tác phẩm được ra đời và công bố, đôi khi sẽ khó đạt được hiệu quả
đón nhận và tiếp thu những thông tin, giá trị của tác phẩm đó từ cộng đồng. Vì vậy,
quyền liên quan đến quyền tác giả hay còn gọi quyền trung gian đã ra đời. Thông qua
các hình thức như: tổ chức phát sóng, ghi âm, ghi hình, kỹ xảo,... để giúp gia tăng mức
độ truyền tải các thông tin và giá trị của tác phẩm đến với công chúng.

Để có được quyền liên quan, những chủ thể như: người biểu diễn, nhà sản xuất
bản ghi âm, ghi hình… phải biểu diễn, thể hiện, tổ chức, phát sóng dựa trên tác phẩm
gốc của chủ sở hữu quyền tác giả. Họ không phải là người sáng tạo ra tác phẩm, cũng
không phải là chủ sở hữu quyền tác giả nhưng vẫn được hưởng sự bảo hộ của pháp
luật. Quyền của họ được gọi là quyền liên quan đến quyền tác giả. Và cũng tương tự
như quyền tác giả, những chủ thể của quyền liên quan cũng được bảo vệ quyền nhân
thân, quyền tài sản đối với sản phẩm của mình.

Trong mối quan hệ của quyền liên quan và quyền tác giả, quyền liên quan chỉ
được bảo hộ với điều kiện không được gây tổn hại quyền tác giả. Khoản 4 điều 17
Luật SHTT quy định: Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng,
tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa chỉ được bảo hộ theo quy định tại các
khoản 1, 2 và 3, điều này với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả.

Kết luận, quyền liên quan đến quyền tác giả tồn tại song song và mật thiết với
quyền tác giả. Việc sáng tạo ra tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả là cơ sở để các
chủ thể quyền liên quan tiến hành các hoạt động của mình và từ đó làm phát sinh
quyền này. Hai loại quyền này luôn gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời. Có thể nói
quyền liên quan đóng vai trò quan trọng trong việc đưa tác phẩm tiếp cận đến công
chúng và nâng cao giá trị tác phẩm..

3. Phân tích trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian đối với
hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường Internet.

Theo Khoản 1 Điều 198b Luật SHTT 2022 quy định doanh nghiệp cung cấp trung
gian là “Doanh nghiệp cung cấp phương tiện kỹ thuật để tổ chức, cá nhân sử dụng
dịch vụ đưa nội dung thông tin số lên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet;
cung cấp kết nối trực tuyến cho công chúng tiếp cận, sử dụng nội dung thông tin số
trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet.” (gọi tắt là ISP)

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian (ISP) có trách nhiệm bảo vệ và trách
nhiệm pháp lý với hành vi xâm phạm với quyền tác giả, quyền liên quan trên không
gian mạng internet
Thứ nhất, đối với trách nhiệm bảo vệ của bên doanh nghiệp với quyền tác giả quy
định tại Điều 111 Nghị định số 17/2023.

ISP có trách nhiệm xây dựng công cụ tiếp nhận yêu cầu gỡ bỏ hoặc ngăn chặn
việc truy nhập tới nội dung thông tin số xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan cơ
chế tiếp nhận khiếu nại, phản ánh về xâm phạm QTG (Khoản 1 Điều 111 NĐ số
17/2023). Đồng thời, ISP phải thông báo đầu mối liên lạc của cơ quan tiếp nhận khiếu
nại, phản ánh về xâm phạm QTG đến cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về QTG
thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đồng thời công khai trên trang thông tin điện
tử của mình. (Khoản 2 Điều 111 NĐ số 17/2023).

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian có trách nhiệm cảnh báo cho người sử
dụng dịch vụ về trách nhiệm pháp lý của họ nếu thực hiện hành vi xâm phạm quyền
tác giả, quyền liên quan và xác thực thông tin khi người dùng đăng ký… (Khoản 3
Điều 111 NĐ số 17/2023).

ISP có trách nhiệm gỡ bỏ hoặc ngăn chặn việc truy cập tới nội dung thông tin số
khi biết nội dung thông tin số đó xâm phạm QTG thông qua việc nhận được yêu cầu
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hồ sơ báo cáo vi phạm của chủ thể quyền.
(Khoản 4 Điều 111 NĐ số 17/2023).

Thứ hai, đối với trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung
gian đối có hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường internet
quy định tại Điều 112 NĐ số 17/2023

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian không thực hiện hoặc thực hiện không
đầy đủ quy định để được miễn trừ trách nhiệm pháp lý theo quy định tại khoản 3 Điều
198b Luật SHTT và các Điều 112, 113 và 114 của Nghị định 17/2023 sẽ phải chịu
trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền
liên quan của người sử dụng dịch vụ gây ra. Ngoài ra, ISP trực tiếp thực hiện hành vi
xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại các điều 28 và 35 của Luật Sở
hữu trí tuệ thì phải chịu các trách nhiệm pháp lý tương ứng theo quy định của pháp
luật.

Như vậy, Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian tuân thủ và thực hiện đầy đủ
các nội dung quy định tại Điều 198b Luật SHTT, Điều 112, 113, 114 Nghị định
17/2023 sẽ được miễn trừ trách nhiệm pháp lý do hành vi xâm phạm quyền tác giả,
quyền liên quan của người sử dụng dịch vụ gây ra.

A.2. Bài tập:

1. Nghiên cứu tranh chấp quyền tác giả trong vụ việc Truyện tranh Thần Đồng
Đất Việt và đánh giá các vấn đề pháp lý sau:
a) Theo Luật Sở hữu trí tuệ, truyện tranh Thần Đồng Đất Việt có được bảo hộ
quyền tác giả không?

Theo Luật SHTT, truyện tranh Thần Đồng Đất Việt có được bảo hộ quyền tác giả.
Vì theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật SHTT, tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong
lĩnh vực văn học, nghệ thuật thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.
Theo đó, truyện tranh Thần Đồng Đất Việt là tác phẩm trong lĩnh vực văn học và nghệ
thuật được thể hiện dưới dạng viết và tạo hình nên đây được coi là một tác phẩm văn
học. Vì vậy, truyện tranh Thần Đồng Đất Việt thuộc loại hình tác phẩm được thể hiện
dưới dạng viết và được bảo hộ theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 14 Luật SHTT.

b) Ai là chủ sở hữu hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo liên quan đến bộ
truyện tranh Thần đồng đất Việt?

Căn cứ vào Luật SHTT hiện hành, Chủ sở hữu quyền tác giả sẽ bao gồm hai loại:
Chủ sở hữu đồng thời là tác giả hoặc Chủ sở hữu không đồng thời là quyền tác giả.
Theo đó, nếu tác phẩm được sáng tạo ra bằng chính công sức và tài chính của bản thân
thì đó là chủ sở hữu đồng thời là tác giả. Còn chủ sở hữu không đồng thời là tác giả sẽ
bao gồm hai trường hợp:

Trường hợp 1: Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho
tác giả hay thông qua giao kết hợp đồng được quy định tại Điều 39 Luật SHTT.

Trường hợp 2: Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế được quy định tại Điều
40 Luật SHTT

Thông qua bản án, thì ông Lê Linh làm việc cho Công ty Phan Thị, và Công ty
Phan Thị đã giao nhiệm vụ cho ông Linh sáng tạo các nhân vật này. Căn cứ tại khoản
1 Điều 39 Luật SHTT: “1. Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là
người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3
Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác”. Chính vì vậy, Công ty
Phan Thị là chủ sở hữu hình tượng Tí, Sửu, Dần, Mẹo.

c) Ai là tác giả hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12a Luật Sở hữu trí tuệ “ Tác giả là người
trực tiếp sáng tạo tác phẩm” do đó ông Lê Phong Linh là tác giả hình tượng nhân vật
Tí, Sửu, Dần, Mẹo.

Tại bản án sơ thẩm và phúc thẩm, Tòa án cũng đã công nhận ông Lê Phong Linh
là tác giả duy nhất của hình thức thể hiện của các nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo trong bộ
truyện tranh Thần Đồng Đất Việt từ tập 01 đến tập 78 theo các Giấy chứng nhận bản
quyền tác giả số 246/2002/QTG, 247/2002/QTG, 248/2002/QTG.
Việc bà Phan Thị Mỹ Hạnh nói mình là tác giả thông qua việc bà đã góp ý cho
ông Linh vẽ các nhân vật là không phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 12a Luật Sở
hữu trí tuệ: “ Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo
tác phẩm không phải là tác giả, đồng tác giả.”

d) Công ty Phan Thị có quyền gì đối với hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần,
Mẹo?

Căn cứ vào điều 39 LSHTT và dựa vào vụ tranh chấp trên có thể thấy Phan Thị là
chủ sở hữu quyền tác giả trên cơ sở một tổ chức giao nhiệm vụ cho ông Lê Linh thực
hiện bộ truyện tranh nên công ty sẽ có các quyền tài sản và một phần quyền nhân thân
gắn với tài sản của tác giả. Cụ thể trong trường hợp này, chủ sở hữu có toàn bộ quyền
tài sản bao gồm: quyền làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
sao chép tác phẩm; phân phối, nhập khẩu, bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; truyền đạt
tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, phương tiện thông
tin điện tử hoặc bất kì phương tiện nào khác; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm
điện ảnh, chương trình máy tính. Đồng thời, chủ sở hữu cũng có thêm quyền nhân
thân là quyền công bố tác phẩm.

Phan Thị được công nhận là chủ sở hữu quyền tác giả, do đó Phan Thị có quyền
sao chép và làm tác phẩm phái sinh, tức tiếp tục phát hành các tập truyện tranh “Thần
đồng đất Việt” từ tập 78 trở về trước và sử dụng nguyên mẫu 4 hình tượng Tí, Sửu,
Dần, Mẹo để sáng tạo nội dung cho những tập tiếp theo. Tuy nhiên, theo các bằng
chứng tại tòa, Phan Thị đã có các hành vi sửa chữa và cắt xén các hình tượng nhân vật
này, tạo nên những đặc điểm khác với hình thức thể hiện gốc mà Lê Linh đã đăng ký.
Chính cách thể hiện khác biệt này làm thay đổi ý tưởng của tác giả truyền đạt vào hình
tượng từ lúc đầu, làm giảm đi uy tín và danh dự của tác giả và đồng thời có thể gây sự
nhầm lẫn với độc giả, tức phương hại đến quyền nhân thân của tác giả.

e) Việc công ty Phan Thị cho xuất bản bộ truyện từ tập 79 trở đi có phù hợp với
quy định pháp luật không?

Việc công ty Phan Thị cho xuất bản bộ truyện từ tập 79 trở đi là không phù hợp
với quy định của pháp luật.

Thứ nhất, tại phần nhận định số [20] và [21] trong phần nhận định của tòa án đã
phân tích và xác định có cơ sở công ty Phan Thị thừa nhận ông Lê Linh là người duy
nhất trực tiếp sáng tạo nên hình thức thể hiện của các nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo.
Song, tại nhận định [25] tòa án nhận định ông Lê Linh là tác giả duy nhất và bà Phan
Thị Mỹ Hạnh không phải là tác giả.
Thứ hai, tại phần nhận định số [36] tòa án nêu “ Công ty Phan Thị được quyền
làm tác phẩm phái sinh nhưng không được sửa chữa, cắt xén hình thức thể hiện của
các nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo hoặc xuyên tạc các tác phẩm này
dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của ông Lê Phong
Linh.” mà công ty Phan Thị đã làm thay đổi hình thức thể hiện gốc của các nhân vật
Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo để phù hợp với cốt truyện, bối cảnh, nội dung cụ
thể của từng tập truyện của các tập từ tập 79 trở đi của bộ truyện tranh Thần Đồng Đất
Việt cũng như của bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt Mỹ Thuật, Thần Đồng Đất
Việt Khoa Học cũng là hoạt động làm tác phẩm phái sinh có sửa chữa tác phẩm gốc
nhưng không có thỏa thuận với ông Linh và không được ông Linh đồng ý (ngay cả
trong trường hợp ông Linh là đồng tác giả) là xâm phạm quyền tác giả được quy định
tại khoản 5 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ.

2. Nghiên cứu Bản án số 213/2014/DS-ST của Tòa án nhân dân quận Tân
Bình ngày 14/8/2014 và trả lời các câu hỏi sau:

a) Ai là tác giả tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dân gian”? Tác phẩm
này có được bảo hộ quyền tác giả không? Vì sao?

Tác giả của tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dân gian” là ông Nguyễn V L.

Tác phẩm này không được bảo hộ quyền tác giả. Vì:

1. Ông L - tác giả chưa chứng minh được các bức tranh tại showroom là đúng
nguyên bản với các bức tranh của mình

HĐXX xét thấy tác phẩm của ông L - Nguyên đơn và hình ảnh trang trí tại
showroom của Bị đơn có bố cục và hình thức thể hiện là khác nhau, những hình ảnh
này do ông chụp bằng điện thoại và không có gì chứng minh là các bức tranh được
trang trí tại showroom đúng với nguyên bản là các bức tranh của ông.

2. Quyền tác giả của các hình ảnh riêng rẽ đã được lưu truyền lâu đời trong văn
hóa dân gian không thể xác định là của ai

Theo Tòa án, cả tác phẩm “hình thức thể hiện tranh tết dân gian” của ông L (dù đã
được Cục bản quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả số 169/2013/QTG
ngày 07/01/2013) và tác phẩm bị nghi ngờ xâm phạm đều không có tính nguyên gốc
vì cả hai đều lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian, trong khi đó, quyền tác giả của các
hình ảnh riêng rẽ đã được lưu truyền lâu đời trong văn hóa dân gian không thể xác
định là của ai.

b) Từng “cụm hình ảnh” trong tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dân
gian” có được bảo hộ quyền tác giả không? Vì sao?
Từng “cụm hình ảnh” trong tác phẩm “Hình thức thể hiện tết dân gian” không
được bảo hộ quyền tác giả.

Trong tác phẩm của ông Lộc là tập hợp những hình ảnh của các nhân vật có nguồn
gốc từ dân gian được sắp xếp lại để thể hiện không khí ngày tết của Việt Nam, thuộc
loại hình mỹ thuật ứng dụng. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản
1 Điều 14 Luật SHTT là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối,
bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất
hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy. Quyền tác giả đối với tác phẩm của ông Lộc được
xác định chính là bố cục sắp xếp, hình thức thể hiện trong một tổng thể thống nhất
không thể tách rời ra theo từng bộ phận.

Nguồn gốc của các cụm hình ảnh được thể hiện trong tác phẩm của ông Lộc là
những hình ảnh đã được lưu truyền trong văn hóa dân gian từ lâu đời (hình ảnh múa
lân, ông địa, liễn chúc Tết, ông đồ viết chữ…), tác giả chỉ thay đổi một số đường nét
và sắp xếp theo một bố cục và hình thức thể hiện để tạo nên tác phẩm riêng của mình.
Chính ông Lộc cũng thừa nhận tạo nên bức tranh từ việc lấy cảm hứng từ văn hóa dân
gian, tranh Tết dân gian đã được nhiều tác giả thể hiện, mỗi tác giả có bố cục và hình
thức thể hiện riêng của mình. Do đó, Tòa án nhận định quyền tác giả của các hình ảnh
riêng rẽ đã được lưu truyền lâu đời trong văn hóa dân gian không thể xác định là của
ai.

Như vậy, ông Lộc không được bảo hộ quyền tác giả đối với từng hình ảnh trong
tác phẩm trên mà những hình ảnh này được bảo hộ với vai trò là tác phẩm văn học,
nghệ thuật dân gian. Tác phẩm của ông Lộc cần phải hiểu Luật SHTT bảo hộ cho ông
Lộc là tác phẩm có bố cục tổng thể các cụm hình ảnh chứ không bảo vệ riêng lẻ “cụm
hình ảnh” trong tác phẩm “Hình thức thể hiện tết dân gian”.

c) Hành vi của bị đơn có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của nguyên đơn
không? Nêu cơ sở pháp lý.

Theo nhóm em, hành vi của bị đơn không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của
nguyên đơn vì những lý lẽ sau:

Thứ nhất,về đối tượng quyền tác giả và căn cứ xác lập quyền tác giả.

(i) Đối tượng quyền tác giả trong bản án là tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết
dân gian” của ông Lộc theo quy định tại khoản 1 Điều 3 LSHTT. Tác phẩm này của
ông Lộc được xếp vào loại hình tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thuộc loại hình tác phẩm
được bảo hộ quyền tác giả theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 LSHTT.

(ii) Căn cứ xác lập quyền tác giả. Tại phần Xét thấy của bản án số: 213/2014/DS-
ST và theo giấy chứng nhận đăng ký bản quyền số 169/2013/QTG ngày 07/01/2013
do ông Lộc cung cấp, Tòa án nhân dân quận Tân Bình ghi nhận ông Lộc là tác giả của
tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dân gian” là hợp lý. Vì vậy, quyền tác giả của
ông Lộc phát sinh từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới hình thức vật
chất nhất định chứ không phụ thuộc vào giấy chứng nhận đăng ký theo quy định tại
khoản 1 Điều 6 LSHTT. Tòa án nhân dân quận Tân Bình lập luận “quyền tác giả của
ông Lộc đối với từng cụm hình riêng rẽ chưa được xác lập” là hợp lý vì ông Lộc đăng
ký quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm cả năm cụm hình được sắp xếp có bố cục
và không thể tách rời từng cụm hình. Tác phẩm được bảo hộ của ông Lộc là tác phẩm
hoàn chỉnh bao gồm 5 cụm hình được thể hiện với bố cục, theo quy định tại khoản 2
Điều 15 Nghị định 100/2016/NĐ-CP tác phẩm này không thể tách rời từng cụm hình
ra để bảo hộ.

Thứ hai, về hành vi xâm phạm quyền tác giả nhóm chúng em xin trình bày qua hai
ý sau.

(i) Hành vi xâm phạm xâm phạm quyền tác giả trong vụ việc. Ông Lộc cho rằng:
“bị đơn đã sử dụng hình ảnh trong tác phẩm của ông để trang trí tết và không được sự
đồng ý của ông. Điều này là hành vi xâm phạm quyền tác giả theo qui định tại điều 28
của Luật sở hữu trí tuệ.” . Như đã trình bày tại phần thứ nhất, ông Lộc là tác giả của
tác phẩm và được bảo hộ quyền tác giả, vì vậy để có thể xác định có hay không hành
vi xâm phạm quyền tác giả cần dựa vào việc so sánh hai đối tượng tranh chấp.

(ii) So sánh hai đối tượng tranh chấp. Theo phần Xét thấy của Bản án số:
213/2014/DS-ST, Tòa án đã xác định là hai đối tượng tranh chấp có bố cục và hình
thức thể hiện là khác nhau. Tác phẩm của ông Lộc trong tranh chấp trên được bảo hộ
với bản chất là tác phẩm gồm 5 cụm hình hoàn chỉnh và không thể tách rời. Do đó
hình ảnh trang trí ở “Showroom Honda ô tô Cộng Hòa” trực thuộc chi nhánh Công ty
CP xuất nhập khẩu & dịch vụ ô tô mặt trời mọc có bố cục và hình thức thể hiện khác
với tác phẩm của ông Lộc.

Vì vậy, không thể xác định được bị đơn có hành vi xâm phạm quyền tác giả như
ông Lộc trình bày.

B. Phần Câu hỏi sinh viên tự làm (có nộp bài) và KHÔNG thảo luận trên lớp:

Phân tích quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí
tuệ năm 2022 về Giả định quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả.

“Điều 198a. Giả định về quyền tác giả, quyền liên quan
Trong các thủ tục tố tụng dân sự, hành chính, hình sự về quyền tác giả và quyền liên
quan, nếu không có chứng cứ ngược lại thì quyền tác giả, quyền liên quan được giả
định như sau:

1. Cá nhân, tổ chức được nêu tên theo cách thông thường là tác giả, người biểu diễn,
nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng, nhà sản xuất tác phẩm điện
ảnh, nhà xuất bản được coi là chủ thể quyền đối với tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản
ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đó;

2. Nêu tên theo cách thông thường quy định tại khoản 1 Điều này được hiểu là được
nêu tên trên bản gốc tác phẩm, bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi
hình, chương trình phát sóng và các tài liệu liên quan (nếu có) hoặc trên các bản sao
tương ứng được công bố hợp pháp trong trường hợp bản gốc tác phẩm, bản định hình
đầu tiên cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và các tài liệu
liên quan không còn tồn tại;

3. Cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng quyền tác giả hoặc
quyền liên quan tương ứng.”

Đây là quy định có ý nghĩa trong việc xác định chủ thể quyền, quy định này giúp
xác định người hoặc tổ chức được coi là chủ thể quyền đối với tác phẩm, cuộc biểu
diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đó. Điều này có ý nghĩa quan trọng
trong việc xác định ai có quyền kiểm soát, bảo vệ và khai thác tác phẩm hoặc sản
phẩm liên quan đó.

Quy định về việc giả định quyền tác giả, quyền liên quan này đặt ra yêu cầu về
việc nêu tên chủ thể quyền theo cách thông thường trên các tài liệu và bản sao tương
ứng của tác phẩm hoặc sản phẩm liên quan. Điều này giúp đảm bảo tính minh bạch và
tránh tranh chấp về quyền sau này

Bảo vệ quyền khi bản gốc không còn tồn tại: trong một số trường hợp, bản gốc
của tác phẩm hoặc sản phẩm liên quan có thể không còn tồn tại hoặc bị mất thì quy
định tại Điều này cho phép các cá nhân, tổ chức được ghi tên vẫn có quyền bảo vệ
quyền của họ trên các bản sao tương ứng được công bố hợp pháp

Các quy định về giả định về quyền tác giả, quyền liên quan giúp xác định rõ ràng
cá nhân, tổ chức nắm giữ quyền và trách nhiệm đối với tác phẩm và sản phẩm liên
quan khi không có tài liệu chứng minh cụ thể. Điều này có lợi cho cả tác giả, chủ sở
hữu và những người liên quan trong việc bảo vệ và quản lý quyền sở hữu trí tuệ của
họ.

Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định tương đối chi tiết về xác định quyền tác
giả, quyền liên quan, hay các nhiệm vụ quyền hạn trong vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn có
một vài trường hợp không thể xác định được quyền tác giả hay các quyền liên quan.
Cụ thể, ở một vài trường hợp, khi có tranh chấp về các quyền này, thì cần phải giả
định về quyền tác giả và quyền liên quan để giải quyết các tranh chấp. Luật sửa đổi bổ
sung luật sở hữu trí tuệ đã quy định giả định về quyền tác giả, quyền liên quan tại
Điều 198a. Các quyền tác giả và quyền liên quan nếu không có chứng cứ chứng minh
thì sẽ được giả định như sau:

Cá nhân, tổ chức được nêu tên một cách thông thường như: tác giả, người biểu
diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng, nhà sản xuất tác phẩm điện
ảnh, nhà xuất bản được coi là chủ thể quyền đối với các quyền tác giả hay quyền liên
quan.

Việc nêu tên một cách thông thường là việc nêu tên trên bản gốc, hay các bản biểu
diễn, ghi âm, ghi hình,… lần đầu tiên được công bố hợp pháp. Đối với các trường hợp
bản gốc không còn thì sẽ là bản định hình đầu tiên của cuộc biểu diễn, ghi âm, ghi
hình, chương trình phát sóng.

Về hưởng quyền: Các cá nhân, tổ chức thỏa mãn được điều kiện trên thì sẽ được
hưởng quyền tác giả hoặc quyền liên quan tương ứng với các điều luật.

Tóm lại, Giả định quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả sẽ được sử
dụng khi không có chứng cứ để giải quyết vụ án hay vụ việc liên quan, đồng thời qua
đó sẽ xác định được các quyền tương ứng của các chủ thể khi được giả định các quyền
này.
vvv

TÒA ÁN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT


NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TÒA ÁN NHÂN DÂN

QUẬN TÂN BÌNH

Bản án số: 213/2014/DS-ST

Ngày: 14/8/2014
Vụ án: Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ.

NHÂN DANH

NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN TÂN BÌNH – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Với Hội đồng xét xử gồm có:

Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Ông Võ Văn Đức

Các Hội thẩm nhân dân:

1. Ông Trần Văn Từ


2. Ông Nguyễn Văn Sơn
Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên tòa: Ông Ngô Trương Bảo - Cán bộ Tòa án
nhân dân quận Tân Bình – Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 14 tháng 8 năm 2014 tại Tòa án nhân dân quận Tân Bình mở phiên tòa xét
xử sơ thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 239/2013/TLST-DS ngày 01 tháng 7 năm
2013 về việc “Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ” theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số
420/2014/QĐST-DS ngày 29 tháng 7 năm 2014 giữa các đương sự:
Nguyên đơn: Ông Nguyễn Văn Lộc
Địa chỉ : 117 Ba Tháng Hai, phường 11, quận 10, Tp. Hồ Chí Minh
Bị đơn : CÔNG TY CP Xuất Nhập Khẩu và Dịch Vụ Ô Tô Mặt Trời Mọc
Đại diện theo pháp luật : Ông Nguyễn Công
Người đại diện theo ủy quyền : Ông Lê Tấn Đạt
Địa chỉ : 39/28/2C KP Bến Cát, P. Phước Bình, Quận 9, Tp Hồ Chí Minh
(Giấy ủy quyền lập ngày 19/02/2014 và ngày 20/2/2014)
Người có quyền, nghĩa vụ liên quan :
Công Ty TNHH Dịch Vụ Quảng Cáo Đăng Viễn (VẮNG MẶT)
Địa chỉ : 339/1 Tô Hiến Thành, phường 13, quận 10, Tp Hồ Chí Minh
Người đại diện theo pháp luật : Ông Đặng Vĩnh Lộc – Chức vụ : Giám đốc.
NHẬN THẤY:
Theo đơn khởi kiện kèm theo các chứng cứ được Tòa án nhân dân quận Tân Bình tiếp
nhận, trong các bản tự khai và trong các biên bản hòa giải tại Tòa án nhân dân quận
Tân Bình;

Nguyên đơn trình bày:

Ông là tác giả của tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dân gian” Loại hình: Mỹ
thuật ứng dụng, tác phẩm đã được Cục bản quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký bản
quyền số 169/2013/QTG ngày 07/01/2013, có kèm theo hình ảnh đăng ký bản quyền,
nội dung tác phẩm là tập hợp những hình ảnh của các nhân vật có nguồn gốc từ dân
gian (hình ảnh ông thầy đồ, múa lân, ông địa …) được sắp xếp lại để thể hiện không
khí ngày tết của Việt Nam. Tranh tết dân gian đã được nhiều tác giả khác thể hiện,
nhưng với mong muốn có cách thể hiện riêng của mình ông đã tập hợp các hình ảnh
có nguồn gốc từ dân gian và thể hiện mới theo phong cách của riêng ông để cho nhân
vật sinh động hơn. Trên cơ sở như vậy, ông đã hình thành 05 cụm hình vẽ để gộp
chung lại trong 01 tác phẩm với chủ đề : “Hình thức thể hiện tranh Tết dân gian” cụm
từ này ông cũng sử dụng để đặt tên cho tác phẩm. Đây là tác phẩm thuộc loại hình mỹ
thuật ứng dụng nên hình ảnh sẽ có nhiều phiên bản thay đổi nhưng về cơ bản thì hình
gốc vẫn là theo tác phẩm đã đăng ký. Ngoài tác phẩm này (bao gồm 05 cụm hình) ông
không còn có tác phẩm nào khác có tên gọi là hình thức thể hiện tranh dân gian ngày
tết. Theo trình tự đăng ký, ông phải đăng ký quyền tác giả đối với từng cụm hình
riêng. Nhưng như vậy thì sẽ phải lập 05 bộ hồ sơ cho năm cụm hình, điều này sẽ mất
nhiều thời gian vì vậy ông quyết định gộp chung cả 05 cụm hình vào trong một tác
phẩm để thể hiện không khí ngày Tết dân gian để đăng ký quyền tác giả đối với tác
phẩm này. Vì đây là tác phẩm thể hiện không khí Tết dân gian nên nếu tách rời từng
cụm hình riêng rẽ sẽ không thể hiện được tranh chủ đề Tết.

Vào dịp trước Tết quý tỵ (2013), ông phát hiện tại địa điểm “Showroom Honda ô tô
Cộng Hòa” trực thuộc chi nhánh Công ty CP xuất nhập khẩu & dịch vụ ô tô mặt trời
mọc đã sử dụng hình ảnh trong tác phẩm của ông để trang trí tết và không được sự
đồng ý của ông. Điều này là hành vi xâm phạm quyền tác giả theo qui định tại điều 28
của Luật sở hữu trí tuệ.

Ngày 03/4/2013 ông đã gởi văn bản đến Ban giám đốc Công ty ô tô Mặt Trời Mọc
nêu rõ vấn đế sai phạm của công ty, yêu cầu công ty có văn bản trả lời và liên hệ với
ông để giải quyết vấn đề nhưng phía công ty không thực hiện.

Nay ông yêu cầu Tòa án buộc Công ty CP XNK & DV Ô tô Mặt Trời Mọc phải:

Công khai xin lỗi trên 03 tờ báo (Báo tuổi trẻ, Báo thanh niên và báo Pháp luật).
Bồi thường số tiền 20.000.000 đồng do việc sử dụng hình ảnh trong tác phẩm của ông
gây ảnh hưởng đến giá trị của tác phẩm và công việc của ông.

Phía bị đơn trình bày :

Vào dịp Tết hàng năm, công ty Mặt Trời Mọc cũng như những công ty khác đều trang
trí phòng trưng bày trong dịp Tết. Ngày 24/12/2012 công ty Mặt trời mọc có ký hợp
đồng số 241212/DV-MTM thuê công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Đăng Viễn (Sau
đây gọi tắt là công ty Đăng Viễn) thi công, lắp đặt, trang trí trong trưng bày tại số 18
Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình (Chi nhánh công ty CP xuất nhập khẩu và dịch
vụ ô tô Mặt Trời Mọc). Nay ông Nguyễn Văn Lộc khởi kiện yêu cầu công ty xin lỗi
trên báo chí do vi phạm quyền tác giả của ông đối với tác phẩm hình thức thể hiện
tranh tết dân gian công ty Mặt Trời Mọc không đồng ý vì các lẽ sau :

Căn cứ theo hợp đồng đã ký kết giữa hai bên, công ty Đăng Viễn chịu trách nhiệm về
phần hình ảnh và thiết kế cho việc trang trí tại showroom của công ty nên nếu có vi
phạm quyền tác giải của ông Nguyễn Văn Lộc thì trách nhiệm bồi thường và xin lỗi là
của công ty Đăng Viễn. Mặt khác, căn cứ theo tác phẩm do ông Lộc xuất trình tại Tòa
án so sánh với phần trang trí của Công ty Đăng Viễn tại showroom của Công ty Mặt
Trời Mọc thì nội dung, bố cục, hình thức thể hiện là không giống nhau nên công ty
cho rằng không có việc vi phạm quyền tác giả ở đây.

Người có quyền, nghĩa vụ liên quan, công ty TNHH Dịch vụ quảng cáo Đăng Viễn do
ông Đặng Vĩnh Lộc trình bày :

Ngày 24/12/2012 Công ty Đăng Viễn có ký với công ty Mặt Trời Mọc hợp đồng cung
cấp dịch vụ số 241212/ĐV-MTM, theo đó công ty Đăng Viễn chịu trách nhiệm thiết
kế, thi công trang trí cho showroom của công ty Mặt Trời Mọc tại 18 Cộng Hòa,
phường 4, quận Tân Bình. Để thực hiện hợp đồng, công ty Đăng ‘Viễn đã tìm mua và
tải các hình ảnh rời rạc từ các website (nguyenthehien.com ; vectordep.vn …) trong đó
có những hình ảnh như trống đồng, tranh dân gian, ông đồ, liễn chúc tết, hoa mai, hoa
đào … để thiết kế, sắp xếp thành một bố cục và hình thức thể hiện riêng của mình
nhằm phục vụ cho việc trang trí tại showroom của công ty Mặt Trời Mọc. Nay ông
Nguyễn Văn Lộc xuất trình tác phẩm " Hình thức thể hiện tranh tết dân gian" được
cục bản quyền tác giả chứng nhận quyền tác giả của ông đối với tác phẩm này để cho
rằng công ty Mặt Trời Mọc sử dụng tác phẩm của ông để trang trí tại showroom của
mình là vi phạm quyền tác giả của ông nên yêu cầu bồi thường và xin lỗi trên báo chí,
phía công ty Đăng Viễn có ý kiến như sau :

Thể hiện tranh không khí tết dân gian, từ trước đến nay đã có nhiều tác giả thể hiện
trên cơ sở những hình ảnh thuộc về văn hóa dân gian từ đó mỗi tác giả có bố cục và
hình thức thể hiện riêng của mình. So sánh tác phẩm của ông Lộc với tác phẩm của
công ty Đăng Viễn trang trí showroom của công ty Mặt Trời Mọc thì nhận thấy bố cục
và hình thức thể hiện của hai tác phẩm là khác nhau nên việc ông Lộc cho rằng công
ty Mặt Trời Mọc vi phạm quyền tác giả của ông Lộc là không đúng. Do không có việc
vi phạm quyền tác giả ở đây nên yêu cầu của ông Lộc là không có cơ sở để chấp nhận.

Tại phiên tòa hôm nay:

Nguyên đơn:

- Ông Lộc căn cứ vào khoản 3, 6, 8 của Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ sữa đổi bổ sung để
cho rằng Công ty Mặt Trời Mọc vi phạm quyền tác giả của ông

- Ông Lộc cho rằng các hình ảnh đăng ký bản quyền kèm theo giấy chứng nhận
bàn quyền là do ông tự tạo, tự vẽ và vẽ vào năm 2012, ông lấy cảm hứng từ văn hóa
dân gian, tranh tết dân gian đã được nhiều tác giả thể hiện, mỗi tác giả có bố cục và
hình thức thể hiện riêng của mình, do vậy, hình ảnh đăng ký bản quyền này là tác
phẩm đã được Cục bản quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền số
169/2013/QTG ngày 07/01/2013 là thuộc quyền sở hữu trí tuệ của ông.
- Không có gì chứng minh là các bức tranh được trang trí tại cửa hàng trưng bày
18 Cộng Hòa, phường 4, Tân Bình đúng với nguyên bản là các bức tranh của ông.
- Xuất trình văn bản số 202/BQTG-QLQTG-QLQ về việc trả lời đơn thư của ông
Nguyễn Văn Lộc của Cục bản quyền tác giả ngày 29/7/2014, ông cho rằng Tác phẩm
mỹ thuật ứng dụng của ông được cấp Giấy chứng nhận và bảo hộ tổng thể, ông không
cần phải chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp.
- Các bức tranh trang trí tại cửa hàng trưng bày 18 Cộng Hòa, phường 4, Tân
Bình do ông chụp hình bằng điện thoại.

Giữ nguyên yêu cầu công ty CP XNK & DV ô tô Mặt Trời Mọc phải công khai xin lỗi
trên 03 tờ báo (Báo tuổi trẻ, Báo thanh niên và báo Pháp luật), mỗi tờ 3 kỳ và bồi
thường số tiền 20.000.000 đồng do việc sử dụng hình ảnh trong tác phẩm của ông gây
ảnh hưởng đến giá trị của tác phẩm và công việc của ông.

Bị đơn:

- Việc trang trí tại phòng trưng bày Ô tô số 18 Cộng Hòa trong dịp Tết 2013 là Công
ty Mặt Trời Mọc ký hợp đồng số 241212/DV-MTM ngày 24/12/2012 thuê công ty
TNHH dịch vụ quảng cáo Đăng Viễn thi công, lắp đặt, trang trí. Nay ông Nguyễn Văn
Lộc khởi kiện yêu cầu công ty xin lỗi trên báo chí và yêu cầu bồi thường quyền lợi
cho ông do vi phạm quyền tác giả của ông đối với tác phẩm hình thức thể hiện tranh
tết dân gian công ty Mặt Trời Mọc không đồng ý vì nếu có vi phạm quyền tác giải của
ông Nguyễn Văn Lộc thì trách nhiệm bồi thường và xin lỗi là của Công ty Đăng Viễn.
Mặt khác, căn cứ theo tác phẩm do ông Lộc xuất trình tại Tòa án so sánh với phần
trang trí của Công ty Đăng Viễn tại phòng trưng bày Công Hòa của Công ty Mặt Trời
Mọc thì nội dung, bố cục, hình thức thể hiện là không giống nhau nên công ty CP
XNK & DV ô tô Mặt Trời Mọc không vi phạm quyền tác giả của ông Lộc, không
đống xin lỗi trên báo và không đồng ý bồi thường.

- Trình Biên bản nhiệm thu và thanh lý ngày 05/12/2012 đã nộp cho Tòa án nhân dân
quận Tân Bình ngày 17/7/2013 để chứng minh rằng Hợp đồng số 241212/DV-MTM
ngày 24/12/2012 thuê Công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Đăng Viễn thi công, lắp đặt,
trang trí tại cửa hàng trưng bày 18 Cộng Hòa, phường 4, Tân Bình, Công ty TNHH
dịch vụ quảng cáo Đăng Viễn đã hoàn thành và hai bên đã nhiệm thu, thanh lý ngày
05/12/2012 ; trước ngày ông Lộc được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền số
169/2013/QTG ngày 07/01/2013, nên không chịu trách nhiệm theo yêu cầu của ông
Lộc.
Người có quyền, nghĩa vụ liên quan (Công ty TNHH Dịch vụ quảng cáo Đăng Viễn) :

Có đơn xin vắng mặt trong các phiên hòa giải, phiên tòa xét xử vụ án, Hội đồng xét
xử công bố đơn xin vắng mặt và hai bản tự khai của ông Đặng Vĩnh Lộc ngày
19/5/2014 (là người đại diện Công ty TNHH Dịch vụ quảng cáo Đăng Viễn) có nội
dung không chịu trách nhiệm theo yêu cầu của ông Nguyễn Văn Lộc
XÉT THẤY:
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa
và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:
Quan hệ tranh chấp giữa ông Nguyễn Văn Lộc và Công ty CP xuất nhập khẩu
và dịch vụ ô tô Mặt Trời Mọc là tranh chấp “quyền sở hữu trí tuệ”. Xét việc khởi kiện
của nguyên đơn phù hợp quy định tại khoản 4 điều 25, điểm a khoản 1 Điều 33; điểm
a khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự (Đã sửa đổi, bổ sung năm 2011); vụ án này
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân quận Tân Bình.

Về thời hiệu khởi kiện : Ông Lộc cho rằng căn cứ hình ảnh do ông chụp tại
phòng trưng bày Ô tô Cộng Hòa của Công ty CP XNK & DV Ô tô Mặt Trời Mọc vào
năm 2013, ngày 03/6/2013 ông nộp đơn khởi kiện là còn trong thời hiệu khởi kiện
được quy định tại điểm b, khoản 3 Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi,
bổ sung năm 2011.

Về người tham gia tố tụng :

- Bị đơn là Công ty CP XNK & DV Ô tô Mặt Trời Mọc ủy quyền cho ông Lê
Tấn Đạt, chức vụ trưởng phòng kinh doanh. Giấy ủy quyền do người đại diện theo
pháp luật của Công ty ký là hợp lệ.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan : Căn cứ hợp đồng số 241212/DV-
MTM ngày 24/12/2012 là Công ty Mặt trời mọc thuê công ty TNHH dịch vụ quảng
cáo Đăng Viễn trang trí tết 2013 tại phòng trưng bày Ô tô số 18 Cộng Hòa nên Tòa án
đưa Công ty TNHH Dịch vụ quảng cáo Đăng Viễn vào tham gia tố tụng là phù hợp
với khoản 4 Điều 56 Bộ luật tố tụng dân sự (Đã sửa đổi, bổ sung năm 2011)

Công ty TNHH Dịch vụ quảng cáo Đăng Viễn do ông Đặng Vĩnh Lộc là người
đại diện theo pháp luật của Công ty trực tiếp tham gia tố tụng là hợp lệ.

Về nội dung tranh chấp :

Quan hệ tranh chấp trong vụ án này là quan hệ tranh chấp về quyền sở hữu trí
tuệ, cụ thể là quyền tác giả đối với tác phẩm. Nguyên đơn khởi kiện vì cho rằng bị đơn
là Công ty CP XNK & DV Ô tô Mặt Trời Mọc có hành vi vi phạm quyền tác giả đối
với tác phẩm nên yêu cầu bồi thường và xin lỗi công khai trên báo chí. Do đó, cần
phải xem xét có hay không hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ. Đây
là nội dung cần xem xét giải quyết của vụ án.

Hội đồng xét xử xét : Có hay không hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền sở
hữu trí tuệ.
Ông Lộc cho rằng các hình ảnh đăng ký bản quyền kèm theo giấy chứng nhận
bàn quyền là do ông tự tạo, tự vẽ và vẽ vào năm 2012 nhưng không có gì chứng minh
mà ông được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền ngày 07/01/2013; ông xuất
trình văn bản số 202/BQTG-QLQTG-QLQ về việc trả lời đơn thư của ông Nguyễn
Văn Lộc của Cục bản quyền tác giả ngày 29/7/2014, ông cho rằng Tác phẩm mỹ thuật
ứng dụng của ông cho dù có các phần riêng biệt của tác phẩm thì được cấp Giấy
chứng nhận và bảo hộ tổng thể, ông không cần phải chứng minh quyền tác giả thuộc
về mình khi có tranh chấp; do vậy ông căn cứ vào khoản 3, 6, 8 của Điều 28 Luật sở
hữu trí tuệ sữa đổi bổ sung để cho rằng Công ty Mặt Trời Mọc vi phạm quyền tác giả
của ông đối với tác phẩm Hình thức thể hiện tranh tết dân gian” Loại hình: Mỹ thuật
ứng dụng, tác phẩm đã được Cục bản quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền
số 169/2013/QTG ngày 07/01/2013, có kèm theo bản photo hình ảnh đăng ký bản
quyền. Căn cứ chứng cứ do ông Lộc cung cấp hình ảnh đã được trang trí tại
showroom của công ty Mặt Trời Mọc tại 18 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình Hội
đồng xét xử xét thấy tác phẩm của ông Nguyễn Văn Lộc và hình ảnh trang trí tại
showroom của Công ty Mặt Trời Mọc có bố cục và hình thức thể hiện là khác nhau,
những hình ảnh này do ông chụp bằng điện thoại và không có gì chứng minh là các
bức tranh được trang trí tại cửa hàng trưng bày 18 Cộng Hòa, phường 4, Tân Bình
đúng với nguyên bản là các bức tranh của ông.
Theo ông Lộc trình bày, tác phẩm của ông là tập hợp gồm 05 cụm hình ảnh
được đặt tên là “Hình thức thể hiện tranh Tết dân gian”, các cụm hình ảnh này có
nguồn gốc từ văn hóa dân gian được ông thể hiện theo phong cách riêng để hình thành
nên tác phẩm của mình. Theo trình bày của ông Đặng Vĩnh Lộc, người đại diện theo
pháp luật của công ty Đăng Viễn, lời trình bày này cũng được ông Nguyễn Văn Lộc
thừa nhận là lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian, tranh tết dân gian đã được nhiều tác
giả thể hiện, mỗi tác giả có bố cục và hình thức thể hiện riêng của mình.

Xét nguồn gốc của các cụm hình ảnh được thể hiện trong tác phẩm của ông
Nguyễn Văn Lộc là những hình ảnh đã được lưu truyền trong văn hóa dân gian từ lâu
đời (hình ảnh múa lân, ông địa, liễn chúc tết, ông đồ viết chữ …) các tác giả chỉ thay
đổi một số đường nét và sắp xếp theo một bố cục và hình thức thể hiện để tạo nên tác
phẩm riêng của mình. Do đó, quyền tác giả của các hình ảnh riêng rẽ đã được lưu
truyền lâu đời trong văn hóa dân gian không thể xác định là của ai. Quyền tác giả đối
với tác phẩm ở đây được xác định chính là bố cục sắp xếp, hình thức thể hiện trong
một tổng thể thống nhất không thể tách rời ra theo từng bộ phận để xác định quyền tác
giả. Mặt khác, ông Nguyễn Văn Lộc cũng trình bày do trình bày, theo trình tự đăng ký
quyền tác giả nếu muốn bảo hộ cho từng cụm hình ảnh ông phải lập từng hồ sơ tương
ứng với từng cụm hình ảnh (ở đây là 05 cụm hình ảnh tương ứng với 05 hồ sơ) để
đăng ký quyền tác giả. Điều này sẽ mất nhiều thời gian nên ông đã gộp chung cả 05
cụm hình vào trong một tác phẩm để đăng ký quyền tác giả. Từ đó có thể nhận thấy
quyền tác giả của ông Nguyễn Văn Lộc đối với từng cụm hình riêng rẽ chưa được xác
lập. Ngoài ra, theo lời trình bày của công ty Đăng Viễn thì công ty Đăng Viễn không
sử dụng tác phẩm của ông Lộc để trang trí tại showroom của công ty Mặt Trời Mọc,
mà công ty Đăng Viễn sưu tầm, mua lại các hình ảnh riêng rẽ tại các websites
(vectordep.vn, nguyenthehien.com) từ đó thiết kế, sắp xếp, bố cục hình thành hình
thức thể hiện không khí Tết dân gian cho tác phẩm trang trí của mình, Hội đồng xét xử
nhận thấy biểu tượng thuộc về văn hóa dân gian được lưu truyền lâu đời (như thầy đồ
viết chữ, múa lân, liễn chúc tết, hoa mai, hoa đào, trẻ em vui chơi với pháo ….) thì
mỗi người có sự hình dung và thể hiện riêng của mình nhưng bản thân mỗi một biểu
tượng riêng rẽ không thể tự thân tạo nên một tác phẩm để thể hiện không khí tết dân
gian mà các biểu tượng này phải được sắp xếp, thể hiện trong những bố cục chỉnh thể
thì mới có hình thành nên tác phẩm mang thông điệp và nội dung cụ thể. Do đó, việc
công ty Đăng Viễn cho rằng không sử dụng tác phẩm và không vi phạm quyền tác giả
của ông Nguyễn Văn Lộc là có cơ sở để chấp nhận.

Mặt khác tại phiên tòa hôm nay, phía bị đơn trình Biên bản nhiệm thu và thanh
lý ngày 05/12/2012 đã nộp cho Tòa án nhân dân quận Tân Bình ngày 17/7/2013 để
chứng minh rằng Hợp đồng số 241212/DV-MTM ngày 24/12/2012 thuê Công ty
TNHH dịch vụ quảng cáo Đăng Viễn thi công, lắp đặt, trang trí tại cửa hàng trưng bày
18 Cộng Hòa, phường 4, Tân Bình; Công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Đăng Viễn đã
hoàn thành và hai bên đã nhiệm thu, thanh lý ngày 05/12/2012 ; trước ngày ông Lộc
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền số 169/2013/QTG ngày 07/01/2013, có
kèm theo hình ảnh đăng ký bản quyền, do vậy không thể nói Công ty TNHH dịch vụ
quảng cáo Đăng Viễn hay Công ty CP XNK & DV Ô tô Mặt Trời Mọc vi phạm quyền
tác giả của ông Nguyễn Văn Lộc nên không chịu trách nhiệm theo yêu cầu của ông
Lộc.

Từ những nhận định nêu trên, Hội đồng xét xử xét thấy không có hành vi phạm
quyền tác giả trong vụ án này. Do không có hành vi phạm quyền tác giả đối với tác
phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dân gian” Loại hình: Mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm
đã được Cục bản quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền số 169/2013/QTG
ngày 07/01/2013 có kèm theo hình ảnh đăng ký bản quyền được duyệt nên yêu cầu
của ông Nguyễn Văn Lộc yêu cầu công ty CP XNK & DV ô tô Mặt Trời Mọc công
khai xin lỗi trên 03 tờ báo (Báo tuổi trẻ, Báo thanh niên và báo Pháp luật), mỗi tờ 3 kỳ
và bồi thường số tiền 20.000.000 đồng không được chấp nhận là hợp lẽ.

Về án phí:

Do ông Nguyễn Văn Lộc yêu cầu công khai xin lỗi trên 03 tờ báo; đây là yêu cầu
tranh chấp dân sự không có giá ngạch không được Tòa án chấp nhận nên ông Lộc phải
chịu án phí dân sự sơ thẩm là 200.000 (hai trăm nghìn) đồng theo quy định tại mục 1
Phần I về án phí dân sự không có giá ngạch theo Danh mục mức án phí, lệ phí tòa án
ban hành kèm theo Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 ngày 27/2/2009 ;

Đối với yêu cầu bồi thường số tiền 20.000.000 đồng không được Tòa án chấp
nhận nên ông Lộc phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 1.000.000 (một triệu) đồng theo
quy định tại khoản 1 Điều 131 Bộ luật tố tụng dân sự (Đã sửa đổi, bổ sung năm 2011),
khoản 3 Điều 27 Pháp lệnh Án phí, lệ phí Tòa án; và điểm a mục 3 phần I Danh mục
mức án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 ngày
27/2/2009.

Tổng cộng ông Lộc phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 1.200.000 (một triệu, hai
trăm nghìn) đồng.
Bởi các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH:

Căn cứ khoản 4 điều 25; Điều 33; Điều 35, khoản 1 Điều 131 và Điều 245 Bộ
luật tố tụng dân sự Bộ luật tố tụng dân sự (Đã sửa đổi, bổ sung năm 2011).
- Căn cứ khoản 3 Điều 27 Pháp lệnh Án phí, lệ phí Tòa án; mục 1 Phần I về án
phí dân sự không có giá ngạch, và căn cứ điểm a mục 3 phần I Danh mục mức án phí,
lệ phí tòa án ban hành kèm theo Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 ngày 27/2/2009.

- Căn cứ Điều 26 Luật thi hành án dân sự.

TUYÊN XỬ:

1. Bác yêu cầu của ông Nguyễn Văn Lộc về việc yêu cầu Công ty CP XNK &
DV Ô tô Mặt Trời Mọc phải công khai xin lỗi trên 03 tờ báo: Báo tuổi trẻ, Báo thanh
niên và báo Pháp luật và bồi thường cho ông số tiền 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng
do việc sử dụng hình ảnh trong tác phẩm của ông gây ảnh hưởng đến giá trị của tác
phẩm và công việc của ông.

2. Về án phí dân sự sơ thẩm:


Ông Nguyễn Văn Lộc phải chịu án phí là 1.200.000 (một triệu, hai trăm nghìn)
đồng, nhưng ông đã nộp tiền tạm ứng án phí là 500.000 đồng theo biên lai thu số
AH/2011/02436 ngày 12/6/2013 của Chi cục Thi hành án dân sự quận Tân Bình, ông
Lộc còn phải nộp bổ sung 700.000 (bảy trăm nghìn) đồng, nộp tại Chi cục Thi hành án
dân sự quận Tân Bình.

3. Xác định Công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Đăng Viễn không phải chịu trách
nhiệm, nghĩa vụ gì trong vụ án này.
4. Về quyền kháng cáo:
Án xử công khai, đương sự có mặt được quyền kháng cáo lên Tòa án nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án, đương sự vắng mặt
được quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày được tống đạt, niêm yết hợp lệ
bản sao án. Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp được quyền kháng nghị bản
án theo quy định của luật pháp.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo qui định tại Điều 2 Luật Thi
hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có
quyền thỏa thuận thi hành án,quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị
cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6,7 và 9 Luật Thi hành án dân sự;
thời hiệu thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành
án dân sự

THAY MẶT HỘI ĐỒNG XÉT XỬ SƠ THẨM


THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA

Nơi nhận :

- TAND TP. Hồ Chí Minh

- VKSND Q. Tân Bình

- THA DS Q. Tân Bình

- Các đương sự

- Lưu văn phòng, hồ sơ

VÕ VĂN ĐỨC

HỘI ĐỒNG XÉT XỬ SƠ THẨM

HỘI THẨM NHÂN DÂN THẨM PHÁN CHỦ TỌA

VÕ VĂN ĐỨC

You might also like