You are on page 1of 23

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


Khoa Luật Hành Chính
Lớp Hành Chính 46A2

THẢO LUẬN MÔN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ


BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT
GIẢNG VIÊN: TS. Nguyễn Thái Cường

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5

STT HỌ VÀ TÊN MSSV


1 Huỳnh Ngọc Gia Lê 2153801014117
2 Nguyễn Thị Ngọc Linh 2153801014121
3 Phan Ngọc Trúc Lam 2153801014113
4 Nguyễn Trúc Linh 2153801014122
5 Lê Thị Loan 2153801014124
6 Tôn Nữ Hải Ly 2153801014131
7 Lê Thị Thanh Mai 2153801014133
8 Bùi Hoàng Ngân 2153801014150

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 3 năm 2024


MỤC LỤC
I. LÝ THUYẾT...........................................................................................................1
1. Trình bày lịch sử hình thành luật SHTT ở Việt Nam và thế giới?........................1
2. Đối tượng điều chỉnh.............................................................................................3
3. Phương pháp điều chỉnh........................................................................................4
5. Chat GPT và quyền tác giả?..................................................................................5
6. Sản phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo có xâm phạm quyền tác giả hay
không?.......................................................................................................................6
II. BÀI TẬP.................................................................................................................7
1. Tìm các bản án tranh chấp quyền SHTT?..............................................................7
2. Chế tài xử lý hành vi xâm phạm được quy định trong những văn bản nào?.........8
3. Trình bày dưới dạng sơ đồ các văn bản pháp luật quốc tế về SHTT?...................9
4. Trình bày các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến Luật SHTT?................9
5. Thống kê các vụ việc liên quan đến tranh chấp quyền SHTT (Vấn đề pháp lý,
hướng giải quyết của Tòa Án)?...............................................................................10
III. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................13
I. LÝ THUYẾT
1. Trình bày lịch sử hình thành luật SHTT ở Việt Nam và thế giới?
* Lịch sử hình thành luật SHTT ở Việt Nam
- Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989:
+ Pháp luật về sở hữu trí tuệ mang tính đơn hành không có hệ thống, nặng tính bao cấp,
chưa quan tâm điều chỉnh tài sản trí tuệ của cá nhân, tổ chức, chủ yếu bảo vệ quyền
nhân thân của chủ thể. Các văn bản pháp luật chủ yếu là nghị định của Chính phủ,
không có văn bản luật, pháp lệnh. Điển hình là Nghị định số 31/HĐCP ngày
23/01/1981 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ về sáng kiến cải tiến kỹ thuật,
hợp lý hóa sản xuất và sáng chế, được bảo hộ theo cơ chế cấp bằng tác giả sáng chế
hoặc cấp bằng sáng chế độc quyền; Tương tự như vậy, sự bảo hộ đối với quyền tác giả
theo Nghị định số 142/HĐBT ngày 14/12/1986 của Hội đồng bộ trưởng.
+ Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986), một loạt các nghị định
về dân sự và quyền sở hữu trí tuệ được ban hành gồm: Nghị định số 85/HĐBT ngày
13/5/1988 ban hành Điều lệ về kiểu dáng công nghiệp, nghị định số 200/HĐBT ngày
28/12/1988 ban hành Điều lệ về giải pháp hữu ích…
- Giai đoạn từ năm 1989 đến nay:
+ Để bảo hộ quyền lợi của các chủ thể sáng tạo và chủ thể kinh doanh, Nhà nước dần
dần pháp điển hóa pháp luật sở hữu trí tuệ bằng hệ thống pháp lệnh. Pháp lệnh bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp được ban hành ngày 28/01/1989. Tại pháp lệnh này, thuật
ngữ “quyền sở hữu công nghiệp” lần đầu tiên đã được sử dụng ở Việt Nam về mặt
pháp lý. Mặt khác, Pháp lệnh đưa ra nhiều khái niệm về các đối tượng sở hữu công
nghiệp, phân biệt tư cách chủ văn bằng và tác giả, khẳng định quyền độc quyền sử
dụng đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, quyền của người sử dụng trước, cũng như
ghi nhận chế độ bảo hộ sở hữu công nghiệp, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, các
hình thức sở hữu. Tiếp đó, Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả năm 1994 được ban hành để
điều chỉnh các quan hệ về quyền tác giả. Hai lĩnh vực chính của quyền sở hữu trí tuệ là
quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả đã dần được hình thành và hoàn thiện ở
Việt Nam. Tất cả các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ trong hai giai đoạn phát triển
của pháp luật về sở hữu trí tuệ là cơ sở để tập hợp, hệ thống hóa và pháp điển hóa các
quy định về sở hữu trí tuệ trong Bộ luật Dân sự năm 1995. Cụ thể tại Phần thứ VI quy
định về quyền sở hữu trí tuệ gồm 79 điều: Những quy định về quyền tác giả, quy định
về quyền sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ.

1
+ Sau khi Bộ luật Dân sự năm 1995 được ban hành để thực thi các quy định về sở hữu
trí tuệ, Chính phủ ban hành các nghị định, gồm: Nghị định số 76/CP ngày 29/11/1996
hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả, Nghị định số 63/CP ngày
24/10/1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, Nghị định số 12/1999/NĐ-CP
ngày 16/3/1999 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp,
Nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 01/7/1998 về chuyển giao công nghệ.
+ Một số đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp chưa quy định trong BLDS được
điều chỉnh bằng Nghị định của Chính phủ số 54/2000/NĐ-CP ngày 03/10/2000 về bí
mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý; Nghị định số 60/CP ngày 06/6/1997 về tên thương mại
và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp;
Nghị định của Chính phủ số 13/2001/NĐ-CP ngày 20/4/2001 quy định về bảo hộ giống
cây trồng mới và Nghị định của Chính phủ số 42/2003/NĐ-CP ngày 02/5/2003 quy
định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
+ Một bước tiến trong việc hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao
công nghệ, đó là khi Bộ luật Dân sự năm 2005 được ban hành thay thế Bộ luật Dân sự
năm 1995.
+ Những quy định về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ được quy định
trong Bộ luật Dân sự 2005 gồm có 22 điều giảm 57 điều so với Bộ luật Dân sự năm
1995. Tuy nhiên các quy định này trong Bộ luật Dân sự 2005 mang tính nguyên tắc,
định hướng để xây dựng luật chuyên ngành về sở hữu trí tuệ. Các quy định này còn là
sự bảo đảm về mặt pháp lý cho các chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ thực hiện các
quyền dân sự bình đẳng với chủ thể trong các quan hệ dân sự khác.
+ Luật sở hữu trí tuệ được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2006
đánh dấu bước phát triển của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Luật sở hữu trí tuệ
gồm có sáu phần với 222 điều, gồm những quy định chung; quy định về quyền tác giả
và quyền liên quan; về quyền sở hữu công nghiệp; về quyền đối với giống cây trồng;
về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và điều khoản thi hành. Luật sở hữu trí tuệ điều chỉnh
tương đối toàn diện các quan hệ về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai. Pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ
và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội hiện đại và là
điều kiện thúc đẩy, phát triển quan hệ về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công
nghệ ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập
quốc tế.
* Lịch sử hình thành luật SHTT ở thế giới

2
- Ở Anh, từ năm 1600, đã có văn bản được biết dưới tên gọi “Statute of monopolies”
quy định rằng bằng sáng chế chỉ được cấp cho một mô hình công nghiệp còn chưa
được Hoàng gia biết đến.
- Đối với các tác phẩm văn học, đến năm 1709, với đạo luật có tên gọi là “Statute of
Anne”, đặc quyền đầu tiên được quy định bằng Luật Anne ghi nhận bản quyền bảo hộ
trong thời hạn 14 năm.
- Ở Mỹ, từ năm 1787 Hiến pháp Hoa Kỳ đã có quy định khích lệ phát triển khoa học và
bảo đảm bảo hộ trong một thời gian nhất định đối với sáng tạo của tác giả hay người
sáng tạo.
2. Đối tượng điều chỉnh

- Đối tượng điều chỉnh của ngành luật sở hữu trí tuệ là những quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình sáng tạo, khai thác, sử dụng, định đoạt, bảo vệ và quản lý các đối tượng
sở hữu trí tuệ.
- Căn cứ vào các đối tượng sở hữu trí tuệ do ngành luật sở hữu trí tuệ bảo vệ ta có 3
nhóm:

+ Quan hệ phát sinh trong lĩnh vực quyền tác giả (tác giả, tác phẩm, quyền của chủ
thể…)

Quan hệ về quyền tác giả:

Đối với các tác phẩm được các tác giả sáng tác thì các tác giả được bảo vệ các quyền
đối với các tác phẩm đó. Quan hệ về quyền tác giả là những quan hệ tài sản và nhân
thân được phát sinh từ tác phẩm mà tác giả sáng tác. Quan hệ này phát sinh giữa các cá
nhân, tổ chức sau khi sáng tác ra các tác phẩm thì tác giải sẽ có quyền bảo hộ, quyền sử
dụng, định đoạt, thừa kế và bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm đó.

Quan hệ về quyền liên quan: hay còn gọi là quyền liên quan đến quyền tác giả

Khi các tác phẩm được sáng tác, quá trình truyền tải các tác phẩm này đến công chúng
sẽ phát sinh quyền liên quan đến quyền tác giả. Quan hệ này bao gồm các quan hệ tài
sản và nhân thân phát sinh từ thời điểm các cá nhân, tổ chức tiến hành truyền tải tác
phẩm đến công chúng: thông thường sẽ là biểu diễn tác phẩm; tạo ra bản ghi âm, ghi
hình để thực hiện thương mại hóa tác phẩm; thực hiện phát sóng, khai thác, sử dụng và
đảm bảo thực hiện quyền đối với các đối tượng này.

3
+ Quan hệ phát sinh trong lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp (sáng chế, kiểu dáng…)

Quan hệ về quyền sở hữu công nghiệp:

Cũng như các quyền khác thì quyền sở hữu công nghiệp cũng bao gồm các quan hệ tài
sản và quan hệ nhân thân phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức từ việc các cá nhân, tổ
chức này tạo ra các đối tượng sở hữu công nghiệp. Từ khi sáng tạo ra các đối tượng sở
hữu công nghiệp thì các cá nhân, tổ chức có các quyền bảo hộ, sử dụng, định đoạt và
bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng mà mình đã sáng tạo.

Để phân biệt rõ về các quan hệ quyền sở hữu công nghiệp thì các điều luật cũng đã quy
định rõ ràng có hai loại đối tượng về sở hữu công nghiệp: đầu tiên là nhóm đối tượng là
kết quả sáng tạo kỹ thuật – công nghệ, nghệ thuật (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bí
quyết kỹ thuật, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn) và nhóm đối tượng là các chỉ dẫn
thương mại (nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và các chỉ dẫn thương mại
khác). Về quyền sở hữu công nghiệp là quyền phổ biến nhất chúng ta thường thấy hiện
nay khi các sản phẩm chúng ta đang dùng hằng ngày đều là các sản phẩm sáng tạo trí
tuệ.

+ Quan hệ phát sinh trong lĩnh vực quyền đối với giống cây trồng.

Quan hệ về quyền đối với giống cây trồng: cũng giống như các quan hệ khác, đối với
giống cây trồng cũng sẽ phát sinh quyền nhân thân và quyền tài sản khi các cá nhân, tổ
chức thành công trong việc tạo ra giống cây trồng mới; bảo hộ đối với giống cây trồng,
sử dụng, định đoạt, chuyển giao thừa kế và bảo vệ quyền đối với giống cây trồng mới.

3. Phương pháp điều chỉnh

- Phương pháp điều chỉnh của Luật sở hữu trí tuệ là cách thức, biện pháp mà nhà nước
sử dụng để điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền sở
hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

- Có 2 phương pháp để điều chỉnh Luật sở hữu trí tuệ là phương pháp thoả thuận và
phương pháp mệnh lệnh. Phương pháp thoả thuận được áp dụng giữa các tổ chức, cá
nhân với nhau trong việc chuyển giao quyền hay trong việc giải quyết tranh chấp trên
cơ sở bình đẳng, thoả thuận. Phương pháp mệnh lệnh xuất hiện giữa cơ quan nhà nước

4
có thẩm quyền và các tổ chức, cá nhân trong việc đăng ký xác lập quyền trong việc xử
lý vi phạm.

4. Khung pháp luật quốc tế về SHTT

Hiện nay, toàn cầu hóa và thương mại quốc tế hiện nay có sự phát triển mạnh mẽ. Thực
tế này va chạm với một trong những nguyên tắc của SHTT, đó là tính lãnh thổ. Ở hầu
hết mọi quốc gia, quyền SHTT mang tính này. Có nghĩa, bằng sáng chế được cấp ở
một quốc gia cho phép chủ sở hữu chỉ có quyền sử dụng độc quyền sáng chế tại quốc
gia này. Nếu chủ sở hữu quan tâm đến việc tiếp thị sản phẩm độc quyền bằng sáng chế
ở quốc gia khác, thì họ phải xin được quyền cho phép sử dụng bằng sáng chế tại quốc
gia đó. Nguyên tắc lãnh thổ này là một trở ngại cho quá trình quốc tế hóa bảo hộ. Sự
khác biệt trong luật pháp quốc gia cũng vậy. Do đó, các Điều ước quốc tế ra đời với
mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quốc tế hóa và đưa luật pháp quốc gia
xích lại gần nhau hơn.

- Các điều ước quốc tế đa phương về SHTT như: Công ước Rome về bảo hộ người
biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng (Công ước Rome); Công ước
Brussels về phân phối tín hiệu mang chương trình mã hóa truyền qua vệ tinh (Công
ước Brussels); Công ước Geneva bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống việc sao chép
trái phép (Công ước Geneva); Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (Công
ước UPOV); Hiệp ước WIPO về quyền tác giả (WCT)...
- Các điều ước quốc tế song phương có quy định về SHTT: Hiệp định về bảo hộ SHTT
và hợp tác trong lĩnh vực giữa Việt Nam và Thụy Sĩ; Hiệp định Thương mại Việt Nam
- Mỹ; Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản; Hiệp định giữa Việt Nam và
Liên Bang Nga về hợp tác trong lĩnh vực SHTT; Hiệp định khung về Hợp tác và Đối
tác toàn diện Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU); Hiệp định thương mại tự do Việt
Nam - Hàn Quốc; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)...

- Các hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương: Hiệp định khung ASEAN về hợp
tác SHTT; Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc; Hiệp
định khu vực thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand; Hiệp định Đối tác
Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

5
5. Chat GPT và quyền tác giả?

- Chat GPT là một công nghệ chatbot, có nghĩa nó là một chương trình máy tính sử
dụng AI và xử lý ngôn ngữ tự nhiên để hiểu các câu hỏi và sau đó tự động hóa các câu
trả lời. Chatbot được cung cấp một lượng lớn dữ liệu và kỹ thuật máy học, cuối cùng
cho phép chúng đưa ra dự đoán về câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi, sau đó được
xây dựng và cung cấp cho người dùng.
- Mối quan hệ giữa Chat GPT và quyền tác giả: Chưa ghi nhận quyền tác giả đối với
tác phẩm được tạo ra bởi AI.
- Quy định pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có bất kỳ quy định nào liên quan đến
các tác phẩm được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo hoặc dựa trên các nền tảng AI như Chat
GPT.
- Tuy nhiên, theo Luật Sở hữu Trí tuệ năm 2005, sửa đổi năm 2009, 2019 và 2022, khái
niệm "tác giả" vẫn chỉ có thể là con người tự nhiên, là người trực tiếp sáng tạo ra tác
phẩm.
- Trong cách hiểu thông thường, sáng tạo tác phẩm được hiểu là quá trình tác giả trực
tiếp sử dụng những kỹ năng của bản thân như viết, vẽ, ngâm thơ, phổ nhạc… nhằm tạo
ra tác phẩm thông qua các công cụ như giấy, bút, mực, máy ảnh, thậm chí máy tính,
phần mềm… và thể hiện dấu ấn cá nhân như phong cách hội họa, văn phong của tác
giả trong tác phẩm.
- Theo đó, với những quy định pháp luật hiện hành và cách hiểu thông thường về sáng
tạo tác phẩm, các tác phẩm do AI tạo ra mà không có bất kỳ đóng góp đáng kể nào của
tác giả là con người tự nhiên bằng các kỹ năng bản thân, không mang dấu ấn cá nhân
của tác giả trong tác phẩm thì có thể không được bảo hộ sở hữu trí tuệ.
- Một trong những điều kiện để tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của
Luật Sở hữu trí tuệ đó là "phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của
mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác".
- Với quy định hiện hành về chủ thể của quyền tác giả bị giới hạn như nêu ở trên thì
AI, robot hay các hình thức tương tự bị loại trừ khả năng được xem là tác giả. Do đó,
tác phẩm do chúng tạo ra chưa đủ điều kiện để được bảo hộ quyền tác giả.

Nghị định 17/2023

Hiện nay pháp luật k công nhận chat gpt là quyền tác giả

Điều 12a, 25 luật shtt

6
PL ko công nhận AI là 1 thực thể

6. Sản phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo có xâm phạm quyền tác giả hay
không?

Theo đó, nghiên cứu pháp luật sở hữu trí tuệ trên thế giới đều chưa công nhận trí tuệ
nhân tạo (Al) là chủ thể của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hay nói cách khác những sản
phẩm do Al tạo ra không được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và trong đó có cả Việt
Nam.

- Theo từ điển Anh ngữ Oxford Living Dictionary đưa ra định nghĩa rằng Al là lý
thuyết và sự phát triển của các hệ thống máy tính có thể thực hiện các nhiệm vụ thông
thường đòi hỏi trí thông minh của con người, chẳng hạn như nhận thức thị giác, nhận
dạng giọng nói, ra quyết định và phiên dịch các ngôn ngữ.
- Ngày nay, AI đã có thể cho ra đời những tác phẩm văn học, nghệ thuật khiến cho
chúng ta phải thực sự ngỡ ngàng và thán phục. Năm 2016, một dự án hợp tác giữa
Microsoft và Bảo tàng Rembrandt đã công bố một tác phẩm là bức chân dung 3D có
tên “The Next Rembrandt” do máy tính tạo ra dựa trên thuật toán nhận dạng khuôn mặt
bằng việc quét dữ liệu từ 346 bức tranh được biết đến của họa sĩ người Hà Lan
Rembrandt thế kỷ XVII. Cũng trong năm 2016, cuốn tiểu thuyết ngắn được viết bởi
một chương trình máy tính của Nhật Bản đã lọt vào vòng thứ hai giải thưởng văn học
quốc gia. Google đã tài trợ một dự án sử dụng AI để viết các bài báo đưa tin tức cho
một tờ báo địa phương. Công ty trí tuệ nhân tạo Deep Mind thuộc sở hữu của Google
cũng đã tạo ra phần mềm có thể sáng tác nhạc bằng cách nghe các bản ghi âm.
- Tại Việt Nam, mặc dù AI đã bắt đầu được phát triển và ứng dụng trong nhiều lĩnh
vực khác nhau và được xem như một động lực quan trọng cho định hướng phát triển
kinh tế - xã hội. Minh chứng là, các công trình nghiên cứu và các sản phẩm, thực thể
gắn liền với AI xuất hiện ngày càng nhiều. Chính phủ đã nhận định AI sẽ là công nghệ
có tính đột phá trong 10 năm tới.

- Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể xác định tư cách pháp lý của AI khi tham gia vào
các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh. Pháp luật dân sự ở Việt Nam quy định
chủ thể phải là cá nhân hoặc tổ chức (Bộ luật Dân sự 2015), chưa ghi nhận dạng chủ
thể là máy móc hay chương trình máy tính, do vậy sẽ là không thể nếu xác định tư cách
pháp lý của AI là những chủ thể trong pháp luật và theo Điều 13, Luật Sở hữu trí tuệ

7
2005 thì chỉ có tổ chức, cá nhân hay con người mới là chủ thể được nắm quyền tác giả;
các đối tượng như máy tính, robot, hay Al chưa thể là chủ thể được nắm quyền tác giả.

Tùy từng trường hợp, tùy thuộc dữ liệu đầu vào

Nghị định 13 về personal data

GDPR của châu âu

II. BÀI TẬP


1. Tìm các bản án tranh chấp quyền SHTT?

- Bản án về tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp số 18/2016/KDTM-ST:


+ Nguyên đơn: Công ty cổ phần H.
+ Bị đơn: Công ty TNHH M.
+ Nội dung: Công ty CP H khởi kiện và xuất trình các chứng cứ chứng minh Công ty
TNHH M đã sử dụng nhãn hiệu “F” trong nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch mà Công ty
CP H đã đăng ký quyền sở hữu công nghiệp và được pháp luật bảo hộ.
+ Kết quả: Chấm dứt hành vi sử dụng nhãn hiệu F trong nhóm sản phẩm: Dịch vụ du
lịch. Buộc tiêu hủy card visit, tờ quảng cáo, bản đồ du lịch, tháo bỏ biển hiệu có sử
dụng nhãn hiệu F trong nhóm sản phẩm: Dịch vụ du lịch. Chấm dứt sử dụng nhãn hiệu
F trong nhóm sản phẩm Dịch vụ du lịch trong tên trang web www.Ftravel.com.vn và
trong trang web này. Buộc đăng lời xin lỗi và cải chính công khai về việc sử dụng nhãn
hiệu F của Công ty CP H trong nhóm sản phẩm Dịch vụ du lịch trên báo Nhân dân và
Hà Nội Mới trong 3 số liên tiếp.
- Bản án về tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ số 774/2019/DS-PT:
+ Nguyên đơn: Ông Lê Phong L.
+ Bị đơn:
1/ Công ty TNHH Thương mại dịch vụ kỹ thuật và phát triển tin học PT (tên hiện nay
là Công ty TNHH Truyền thông giáo dục và Giải trí PT).
2/ Bà Phan Thị Mỹ H1.
+ Nội dung: ông Lê Phong L khởi kiện yêu cầu Tòa án công nhận ông là tác giả duy
nhất của hình thức thể hiện của các nhân vật O, P, Q, R trong bộ truyện tranh E từ tập
01 đến tập 78. Yêu cầu Công ty TNHH Truyền thông Giáo dục và Giải trí PT chấm dứt
hành vi tự tạo ra và sử dụng những biến thể khác nhau của các hình tượng O, P, Q, R
8
trên các tập E tiếp theo tập 78 và trên các ấn bản khác như E Khoa Học, E Mỹ Thuật.
Buộc Công ty TNHH Truyền thông Giáo dục và Giải trí PT xin lỗi công khai.
+ Kết quả: Công nhận ông Lê Phong L là tác giả duy nhất của hình thức thể hiện của
các nhân vật O, P, Q, R trong bộ truyện tranh E từ tập 01 đến tập 78. Chấp nhận 01
phần các yêu cầu của Nguyên đơn đối với Bị đơn Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ
Kỹ thuật và Phát triển Tin học PT (tên hiện nay là Công ty TNHH Truyền thông giáo
dục và giải trí PT).
- Bản án số 36/2018/KDTM-ST về việc tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ.
+ Nguyên đơn: PC.
+ Bị đơn: Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ D.
+ Nội dung: Yêu cầu Bị đơn chấm dứt việc sử dụng trái phép kiểu dáng công nghiệp
“XE MÁY” được bảo hộ theo Văn bằng số 20652 của Nguyên đơn và các kiểu dáng
khác không khác biệt đáng kể đối với kiểu dáng “XE MÁY” được bảo hộ tại Văn bằng
số 20652.
+ Kết quả: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty P & C.S.p.A đối với Công ty cổ
phần hỗ trợ phát triển công nghệ D về tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ.

2. Chế tài xử lý hành vi xâm phạm được quy định trong những văn bản nào?

Căn cứ theo Điều 199 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2019, 2022), quy định:
“Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân
khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự,
hành chính hoặc hình sự”

Biện pháp dân sự

Theo Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 ((sửa đổi 2009, 2019, 2022) quy định: “Tòa
án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ:

1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

4. Buộc bồi thường thiệt hại;

9
5. Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích
thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ
yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện
không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.”

Biện pháp hành chính

Các hành vi và mức xử phạt hành chính được quy định tại:

- Luật Sở hữu Trí tuệ hiện hành


- Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả,
quyền liên quan
- Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở
hữu công nghiệp
- Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trồng trọt

Đối với hình thức xử phạt chính là: Cảnh cáo hoặc phạt tiền;

Đối với hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không có
thời hạn giấy phép có liên quan đến hoạt động sở hữu trí tuệ; Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ.

Các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu huỷ vật phẩm, hàng hoá vi phạm; buộc
loại bỏ yếu tố vi phạm trên sản phẩm, hàng hoá, phương tiện kinh doanh; buộc phân
phối hoặc sử dụng vào mục đích phi thương mại với điều kiện không làm ảnh hưởng
đến khả năng khai thác thương mại bình thường của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ.

Như vậy, chế tài xử lý hành vi xâm phạm được quy định tại Điều 202, 211, 212, 214
Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm
hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan, Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Nghị định 31/2023/NĐ-
CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trồng trọt.

Biện pháp hình sự

10
Trường hợp vi phạm nghiêm trọng, có dấu hiệu nguy hiểm cho xã hội, phù hợp với tính
chất của tội phạm thì cơ quan thụ lý vụ án tiến hành điều tra, truy tố, xét xử theo quy
định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.

Căn cứ Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 quy định
cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm
sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

Theo Điều 225 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định Tội xâm phạm
quyền tác giả, quyền liên quan và Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy
định tại Điều 226 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã xác định một cách
cụ thể, trong đó đã quy định rõ khung giá trị vi phạm để áp dụng hình phạt.

3. Trình bày dưới dạng sơ đồ các văn bản pháp luật quốc tế về SHTT?

Văn bản pháp


luật quốc tế về
SHTT

Công ước UPOV (Union


internationale pour la
Công ước Berne năm
Protection des Obtentions
1886 về bảo hộ các tác
Végétales). Tên tiếng Anh:
phẩm văn học và nghệ
International Union for the
thuật
Protection of New Varieties
of Plants

Công ước Paris


Công ước Rome năm 1961 năm 1883 về bảo Hiệp định TRIPS năm
về bảo hộ người biểu diễn, hộ sở hữu công 1994 về các khía cạnh của
nhà xuất bản ghi âm và tổ nghiệp quyền sở hữu trí tuệ liên
chức phát sóng quan đến thương mại

4. Trình bày các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến Luật SHTT?
Các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến Luật SHTT:

- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.

11
- Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 hướng dẫn Luật Sở hữu trí
tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
- Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 08 năm 2013 Quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
- Nghị định 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm
hành chính về quyền tác giả.
- Nghị định 18/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 03 năm 2014 quy định về chế độ nhuận
bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản.
- Nghị định 85/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 100/2006/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật
Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.
- Nghị định 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 05 2016 quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và và kiểm dịch thực vật.

- Nghị định 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 quy định chi tiết một số điều
của Luật Khiếu nại.
5. Thống kê các vụ việc liên quan đến tranh chấp quyền SHTT (Vấn đề pháp lý,
hướng giải quyết của Tòa Án)?

Hướng giải quyết của Tòa


STT Bản án Vấn đề pháp lý
án
1 1209/2022/KDTM-ST Bà Candida Jennifer - Không chấp nhận yêu cầu
L kiện công ty TNHH khởi kiện của nguyên đơn bà
MTV R vì hành vi C1 Jennifer Lobo về việc
xâm phạm quyền tác yêu cầu bị đơn công ty
giả của bà C1 Jennifer TNHH MTV R chấm dứt
Lob đối với sản phẩm mọi hành vi xâm phạm
SafeheadBABY được quyền sở hữu trí tuệ của bà
bảo hộ tại Việt Nam. C1 đối với mũ bảo hiểm trẻ
Cụ thể, công ty R có em SafeBaBy và yêu cầu
hành vi sao chép trái tiêu hủy mọi sản phẩm vi
phép sản phẩm phạm quyền sở hữu trí tuệ
SafeheadBABY. của bà Candida Jennifer L1,
gỡ bỏ và tiêu hủy toàn bộ
các hình ảnh, thông tin về

12
sản phẩm vi phạm (bao gồm
các hình ảnh và thông tin
trên mạng).

- Không chấp nhận yêu cầu


khởi kiện của nguyên đơn bà
C1 Jennifer Lobo về việc
yêu cầu bị đơn công ty
TNHH MTV R bồi thường
thiệt hại cho bà C1 khoản
tiền là 375 triệu đồng.

Công ty cổ phần tập Chấp nhận yêu cầu khởi kiện


đoàn ĐX kiện công ty của nguyên đơn Công ty cổ
TNHH Bất động sản phần tập đoàn ĐX, buộc bị
ĐX 47 vì công ty đơn công ty TNHH Bất động
TNHH Bất động sản sản ĐX 47 chấm dứt hành vi
ĐX 47 đã vi phạm sử dụng tên doanh nghiệp có
nghiêm trọng việc sử cụm từ “ĐX”. Buộc bị đơn
dụng nhãn hiệu “ĐX” công ty TNHH Bất động sản
2 01/2023/KDTM-ST
mà DXG đã đăng ký, ĐX 47 xin lỗi, cải chính
cụ thể là công ty công khai trên 03 số liên tiếp
TNHH Bất động sản của báo Trung ương và báo
ĐX 47 xâm phạm địa phương tại tỉnh Đắk Lắk
quyền sở hữu công vì đã có hành vi xâm phạm
nghiệp đối với nhãn và sử dụng nhãn hiệu “ĐX”
hiệu với công ty cổ của nguyên đơn công ty cổ
phần tập đoàn ĐX. phần tập đoàn ĐX.

3 10/2022/KDTM-ST Nguyên đơn P khởi Tuyên bố hành vi của Công


kiện Công ty TNHH ty TNHH H sao chép phần
Khóa kéo H vì hành mềm PTC1 không được
vi sao chép, cài đặt, phép của P là hành vi xâm
sử dụng phần mềm phạm quyền tác giả đối với
PTC1 không được phần mềm này của P. Buộc
phép của PTC và bị Công ty TNHH H chấm dứt
13
xem là xâm phạm việc sử dụng bất kỳ phần
quyền tác giả cụ thể là
mềm nào không có bản
bị đơn đã có hành vi
quyền xâm phạm quyền sở
sao chép các phần hữu trí tuệ của P. Buộc Công
mềm không bản
ty TNHH H loại bỏ tất cả
quyền, bao gồm: các phần mềm PTC1 không
có bản quyền trên các máy
- 01 bản phần mềm
tính của Công ty TNHH H
PTC1 P 2.0
và cam kết không xâm phạm
- 02 bản phần mềm bất kỳ quyền sở hữu trí tuệ
PTC1 P 3.0 nào của P. Buộc Công ty
TNHH H bồi thường thiệt
hại cho P.

Nguyên đơn là Công Chấp nhận các yêu cầu khởi


ty S đã khởi kiện bị kiện của nguyên đơn Công
đơn là Công ty T do ty S: Tuyên bố hành vi của
hành vi xâm phạm Công ty T sử dụng phần
quyền tác giả; cụ thể mềm Siemens NX không
là Công ty T đã có được phép là hành vi xâm
hành vi sao chép, sử phạm quyền tác giả đối với
dụng trái phép các phần mềm máy tính Siemens
phần mềm không bản NX của Công ty S; Buộc
4 03/2023/KDTM-ST quyền, bao gồm: 01 Công ty T xin lỗi công khai
bản phần mềm về những hành vi xâm phạm
Siemens NX9.0.0.19 quyền tác giả với phần mềm
(phần mềm NX9). máy tính Siemens NX trên
báo Tuổi trẻ, báo Nhân dân
trong 03 số liên tiếp; Buộc
Công ty T phải bồi thường
thiệt hại cho Công ty S với
khoản tiền là 2.001.020.910
đồng.

5 04/2021/KDTM-ST Bị đơn đã đăng ký Chấp nhận yêu cầu khởi kiện

14
Giấy chứng nhận của nguyên đơn Công ty Cổ
đăng kí doanh nghiệp phần TĐ ĐX. Buộc bị đơn
với tên gọi mà nguyên Công ty TNHH ĐTPTĐO
đơn đăng đăng kí bảo ĐX chấm dứt hành vi sử
hộ cả tên thương mại dụng tên doanh nghiệp có
và nhãn hiệu. cụm từ “ĐX”, “ĐX”. Buộc
bị đơn Công ty TNHH
ĐTPTĐO ĐX xin lỗi, cải
chính công khai đối với
nguyên đơn Công ty Cổ
phần TĐ ĐX trên 03 (ba) số
liên tiếp của Báo Công lý vì
đã có hành vi xâm phạm và
sử dụng nhãn hiệu “ĐX”,
“ĐX” của Công ty Cổ phần
TĐ ĐX để đăng ký tên
doanh nghiệp.

Công ty P kiện Công Chấp nhận yêu cầu khởi kiện


ty cổ phần E Việt của Nguyên đơn Công ty P.
Nam vì có hành vi Buộc công ty cổ phần E Việt
xâm phạm quyền đối Nam chấm dứt việc sử dụng
với kiểu dáng công kiểu dáng công nghiệp XE
6 01/2018/KDTM-ST
nghiệp xe máy của MÁY, các nhãn hiệu “P2”,
công ty P. V”, “P và hình” của Công ty
P được bảo hộ bằng độc
quyền kiểu dáng công
nghiệp số 20652.

7 210/2018/HC-PT Công ty cổ phần kỹ Bác kháng cáo của Công ty


thuật BZ kiện Bộ cổ phần kỹ thuật BZ.
trưởng Bộ Khoa học
và công nghệ vì Bộ
trưởng Bộ Khoa học
và công nghệ không

15
chấp nhận khiếu nại
của Công ty cổ phần
kỹ thuật BZ.

8 28/2019/KDTM-ST OSR GMBH (nguyên - Chấp nhận yêu cầu khởi


đơn) khởi kiện đề kiện của OSR... GMBH về
nghị Tòa án tuyên thu việc tranh chấp quyền sở
hồi các tên tranh chấp hữu trí tuệ về tên miền đối
đang được đăng ký với ông Nguyễn Đức T...
dưới tên ông Nguyễn
- Thu hồi tên miền quốc gia
Đức T (bị đơn) để ưu
và của ông Nguyễn Đức T...
tiên cho nguyên đơn
đăng ký, sử dụng ngày
đăng ký, sử dụng.
03/3/2014 tại Trung tâm
Internet Việt Nam, Bộ thông
tin truyền thông. Ưu tiên cho
OSR...GMBH đăng ký sử
dụng trong thời hạn 15 ngày
làm việc kể từ ngày Bản án
có hiệu lực pháp luật theo
quy định của pháp luật.

- Buộc ông Nguyễn Đức T...


phải bồi thường cho OSR....
GMBH tổng số tiền là
203.960.000 (hai trăm linh
ba triệu chín trăm sáu mươi
nghìn đồng). Buộc ông
Nguyễn Đức T... phải đăng
lời xin lỗi công khai OSR...
BMBH trên các phương tiện
thông tin đại chúng, cụ thể là
trên báo điện tử
www.vnexpress.net, báo
điện tử www.dantri.com.vn
và trên ba kỳ liên tiếp của
16
Báo Tuổi trẻ.

Công ty CP H khởi - Chấm dứt hành vi sử dụng


kiện và xuất trình các nhãn hiệu F trong nhóm sản
chứng cứ chứng minh phẩm: Dịch vụ du lịch.
Công ty TNHH M đã
- Buộc tiêu hủy card visit, tờ
sử dụng nhãn hiệu
quảng cáo, bản đồ du lịch,
“F” trong nhóm sản
tháo bỏ biển hiệu có sử dụng
phẩm dịch vụ du lịch
nhãn hiệu F trong nhóm sản
mà Công ty CP H đã
phẩm: Dịch vụ du lịch.
đăng ký quyền sở hữu
công nghiệp và được - Chấm dứt sử dụng nhãn
pháp luật bảo hộ. hiệu F trong nhóm sản phẩm
Dịch vụ du lịch trong
9 18/2016/KDTM-ST tên trang web
www.Ftravel.com.vn và
trong trang web này. Buộc
đăng lời xin lỗi và cải chính
công khai về việc sử dụng
nhãn hiệu F của Công ty CP
H trong nhóm sản phẩm
Dịch vụ du lịch trên báo
Nhân dân và Hà Nội Mới
trong 3 số liên tiếp.

- Bị đơn phải chịu án phí


kinh doanh thương mại sơ
thẩm.

10 36/2018/KDTM-ST P & C.S.P.A khởi - Buộc Công ty cổ phần hỗ


kiện Công ty cổ phần trợ phát triển công nghệ D
hỗ trợ phát triển công chấm dứt việc sử dụng trái
nghệ Detech vì nhận phép kiểu dáng công nghiệp
thấy kiểu dáng xe “XE MÁY” được bảo hộ
máy điện của Công ty theo Bằng độc quyền kiểu
cổ phần hỗ trợ phát dáng công nghiệp số 20652

17
triển công nghệ D của Công ty P & C.S.p.A và
không khác biệt đáng các kiểu dáng khác không
kể với kiểu dáng “XE khác biệt đáng kể đối với
MÁY” đang được bảo kiểu dáng “XE MÁY” được
hộ tại Văn bằng số bảo hộ bằng độc quyền kiểu
20652 của nguyên dáng công nghiệp số 20652.
đơn.
- Buộc Công ty cổ phần hỗ
trợ phát triển công nghệ D
phải bồi thường cho Công ty
P & C.S.p.A các khoản tiền
như sau:

+ Tiền thuê Luật sư là


200.000.000 (hai trăm triệu
đồng);

+ Tiền mua xe mẫu để mang


đi giám định là 7.227.000
(bảy triệu hai trăm hai mươi
bảy nghìn đồng);

- Tiền lập vi bằng là


3.960.000 (ba triệu chín trăm
sáu mươi nghìn đồng);

- Tiền giám định về sở hữu


trí tuệ là 6.397.500 (sáu triệu
ba trăm chín mươi bảy nghìn
lăm trăm đồng). Tổng cộng
là 217.584.500 (hai trăm
mười bảy triệu năm trăm tám
mươi tư nghìn năm trăm
đồng).

- Buộc Công ty cổ phần hỗ


trợ phát triển công nghệ D

18
phải tiến hành thủ tục tại
Cục đăng kiểm để hủy bỏ
Giấy chứng nhận chất lượng
kiểu loại xe cho xe máy
mang kiểu dáng xâm phạm
quyền đối với kiểu dáng
được bảo hộ theo Bằng độc
quyền kiểu dáng công
nghiệp số 20652.

- Buộc Công ty cổ phần hỗ


trợ phát triển công nghệ D
phải đăng công khai xin lỗi
trên báo Thanh Niên trong
ba số liên tiếp về việc vi
phạm quyền sở hữu trí tuệ.

- Buộc Công ty cổ phần hỗ


trợ phát triển công nghệ D
loại bỏ, tiêu hủy các yếu tố
xâm phạm quyền đối với
kiểu dáng công nghiệp “XE
MÁY” được bảo hộ theo
Bằng độc quyền kiểu dáng
công nghiệp số 20652 trên
các sản phẩm xe điện đã
được sản xuất, bao gồm các
sản phẩm xe điện đang tồn
kho của Công ty cổ phần hỗ
trợ phát triển công nghệ D
và các xe hiện đang còn tại
các đại lý bán hàng cho
Công ty cổ phần hỗ trợ phát
triển công nghệ D.

19
III. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2023), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, Nhà
xuất bản Hồng Đức.

Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản
Công an nhân dân.

20
21

You might also like