You are on page 1of 18

PHÁP LUẬT THỰC THI

THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

QUYỀN
TÁC GIẢ
ĐỐI VỚI
CÁC TÁC
PHẨM DO
AI TẠO RA
VÀ KIẾN
NGHỊ GIẢI
PHÁP
HOÀN
THIỆN Bùi Thị
Ngọc Ánh
Trần Hà Mỹ
Diễm
Nguyễn Thị
Kim Nhung
Lê Huyền
Trâm
Nguyễn Thị
Thanh Vy

K185031757 K180531762 K185031795 K18503180 K18503185


LỜI MỞ ĐẦU

Thực thi quyền SHTT là hoạt động thực hiện những công việc cụ thể nhằm hiện
thực hóa quyền đối với đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ của mình. Ngoài ra, hoạt
động thực thi quyền SHTT còn bao gồm hoạt động của người được bảo hộ quyền SHTT
nắm giữ quyền ngăn chặn đối tượng thứ ba nào đó thực hiện hành vi trái phép, xâm phạm
đến quyền SHTT của mình theo quy định của pháp luật SHTT. Theo quy định tại khoản 1
Điều 4 Luật SHTT hiện hành (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019) thì quyền sở hữu trí tuệ là
“quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên
quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.”
Theo Hiệp định TRIPS, tại Điều 41 có quy định rằng thực thi quyền SHTT chính là “cho
phép thực hiện các biện pháp hiệu quả để chống lại bất kỳ hành vi nào vi phạm quyền
SHTT, bao gồm cả các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm và ngăn ngừa hành vi vi
phạm có thể xảy ra trong tương lai”. Có thể thấy rằng vai trò của hoạt động thực thi
quyền SHTT bằng các biện pháp ngăn chặn theo luật định vô cùng quan trọng nhằm đảm
bảo quyền lợi, lợi ích chính đáng của chủ thể quyền SHTT nói chung và chủ thể quyền
tác giả nói riêng.

Vai trò của hoạt động thực thi quyền tác giả nói riêng đóng vai trò to lớn trong
việc thúc đẩy sự sáng tạo, cải thiện trình độ khoa học - công nghệ, thiết bị kỹ thuật; đồng
thời bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ, quyền lợi chính đáng của cá nhân, tổ chức đối với sản
phẩm trí tuệ. Hoạt động nghiên cứu khoa học về SHTT tạo ra những sản phẩm trí tuệ
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho sự phát triển của toàn xã hội. Từ đó đưa nước
ta ngày một hòa nhập, song hành cùng hệ thống pháp luật SHTT trên thế giới bằng cách
tham gia ký kết các Hiệp định Thương mại, Điều ước quốc tế về SHTT. Trong đó, hoạt
động thực thi quyền tác giả đối với các tác phẩm trí tuệ do trí tuệ nhân tạo (Artificial
intelligence – viết tắt là AI) tạo ra đang là một chủ đề rất mới mẻ đối với đại đa số nhận
thức hiểu biết chúng ta. Ngày nay, trí tuệ nhân tạo có thể dễ dàng tìm thấy ở bất kỳ một
lĩnh vực trong đời sống xã hội từ kinh tế, du lịch, khoa học máy tính, nông nghiệp, sản
xuất, tư vấn, quản lý cho đến nghệ thuật ứng dụng. Ứng dụng AI vào việc tạo ra các sản
phẩm mang đến nhiều thách thức vì tính mới, song trí tuệ nhân tạo đang được áp dụng
rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kể cả lĩnh vực SHTT nên chúng ta cần có một cách nhìn
nhận phổ quát hơn về vấn đề này.

Mặc dù hệ thống pháp luật nước ta ngày càng được hoàn thiện song trong quá
trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền SHTT thì vẫn phát sinh những
vấn đề khó lường trước trên thực tiễn. Việc thực thi quyền tác giả đối với các tác phẩm
1
do AI tạo ra trên thực tế là cơ sở để “hiện thực hóa” quyền và lợi ích hợp pháp của chủ
thể quyền tác giả. Do đó, hoạt động thực thi quyền tác giả đóng vai trò rất quan trọng, tác
động đáng kể đến niềm tin của người dân vào luật pháp và chế độ Nhà nước. Trong đó
vấn đề pháp lý về việc thực thi quyền tác giả đối với các tác phẩm do AI tạo ra đang là xu
hướng mới mẻ trên thị trường và cần được quan tâm trong bối cảnh hội nhập sâu rộng
giữa các nước trên thế giới với sự phát triển của công nghệ số 4.0. Vì vậy, chúng ta
không thể bỏ qua việc sử dụng AI để tạo ra một tác phẩm mới đã có những vai trò to lớn
đến đời sống con người. Từ đó biến những thực tiễn xảy ra xoay quanh đời sống xã hội
thành nhu cầu cấp thiết phải xây dựng bộ khung pháp lý về SHTT các tác phẩm AI tạo ra
vừa vững vàng, vừa cập nhật xu thế với sự biến đổi không ngừng của ngành khoa học trí
tuệ.

Vì vậy, nhóm đã quyết định chọn đề tài “Thực thi quyền tác giả đối với các tác
phẩm do AI tạo ra và kiến nghị giải pháp hoàn thiện” với mục đích nhằm làm rõ một
số vấn đề lý luận về quyền tác giả đối với các tác phẩm do AI tạo ra; nghiên cứu từ quy
định pháp luật đến thực tiễn áp dụng quyền tác giả đối với các sản phẩm do AI tạo ra này;
phát hiện những thiếu sót, hạn chế của pháp luật khi thực hiện hoạt động thực thi quyền
tác giả đối với loại hình tác phẩm trên. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp, kiến nghị
để các quy định pháp luật về SHTT được hoàn thiện hơn, nhằm góp phần giải quyết
những khó khăn của việc thực thi quyền SHTT đối với các tác phẩm do AI tạo ra trong
bối cảnh xã hội tiến bộ, hội nhập với công nghệ số và phản ánh chính xác tình hình hội
nhập của đất nước ta trong những năm vừa qua. Hội nhập là bối cảnh vô cùng thuận lợi
để pháp luật Việt Nam được hoàn thiện hơn trong hệ thống pháp luật về thực thi quyền
SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng, đặc biệt là thực hiện hoạt động thực thi
quyền tác giả đối với các tác phẩm do AI tạo ra.

Trong bài viết này nhóm chúng tôi sẽ tập trung phân tích hai phần nội dung chính
như sau: Thứ nhất là một số vấn đề chung về thực thi quyền tác giả các sản phẩm từ trí
tuệ nhân tạo; Thứ hai là pháp luật về thực thi quyền tác giả đối với các tác phẩm của AI
theo pháp luật nước ngoài & Việt Nam và kiến nghị giải pháp hoàn thiện.

2
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC THI QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI
VỚI CÁC TÁC PHẨM DO TRÍ TUỆ NHÂN TẠO RA

1.1. Khái quát về trí tuệ nhân tạo

Ngày nay khoa học xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ bằng sự nỗ lực sáng tạo
và tư duy không ngừng của trí tuệ của con người. Với những phát minh ngày càng tân
tiến đã dần đưa con người chúng ta dần đến với nền văn minh mới mẻ nhiều sự thuận tiện
hơn. Trong đó không thể không kể đến trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – viết tắt là
AI) đang đóng góp một phần rất lớn cho sự phát triển của nhân loại ngày nay bất kể mọi
lĩnh vực. Trí tuệ nhân tạo (AI) dần trở thành một yếu tố tiềm năng không thể thiếu để
khẳng định sự phát triển của một đất nước.

Hiện nay có rất nhiều khái niệm để giải thích về AI. Tuy nhiên, trên thế giới chưa
có một định nghĩa chung chính thức nào về AI. AI có thể được hiểu là một lĩnh vực khoa
học máy tính sử dụng trí tuệ con người để lập trình tạo nên một chương trình được mô
phỏng như trí tuệ con người. Nó có thể một số xử lý những hành vi giống như con người
qua hệ thống, máy móc mô phỏng hoạt động học và xử lý trí tuệ. Từ thực tế, chúng ta có
thể nhìn nhận một cách khách quan rằng AI là lĩnh vực nghiên cứu triển khai, hướng tới
phát triển máy tính với năng lực trí tuệ có thể cảm nhận, đối sánh, đánh giá được. Nói
một cách cụ thể AI được áp dụng ngoài đời sống thực tế như: xử lý những tình huống
phức tạp; xử lý, thao tác ký hiệu; sáng tạo và có trí tưởng tượng;...1

Mặc dù những khái niệm về AI xuất hiện từ rất lâu nhưng mãi đến năm 1950 mới
xuất hiện những công trình nghiên cứu xây dựng về một chương trình AI. Một nhà khoa
học người Anh tên là Alan Turing đã đưa ra khái niệm “phép thử Turing” để kiểm chứng
liệu rằng máy tính có khả năng suy nghĩ như cách con người tư duy hay không? Và ý
tưởng của ông đã thực sự được sự quan tâm lớn đến từ các nhà nghiên cứu trên thế giới
và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Kể từ thời điểm đó đã xuất hiện nhiều Hội nghị liên quan
đến AI được triển khai. Từ đó tạo động lực rất lớn cho các nhà nghiên cứu tạo ra thật
nhiều thành tựu lớn trong lĩnh vực AI 2. Giai đoạn này được xem là thời kỳ phát triển sôi
nổi nhất với nhiều nội dung khác nhau trong lĩnh vực AI như dịch văn bản từ một ngôn

1 Nguyễn Thanh Thúy, Trí tuệ nhân tạo trong thời đại số: Bối cảnh thế giới và liên hệ với Việt Nam,
https://uet.vnu.edu.vn/~thuyhq/PPNCKH/AI.pdf , truy cập ngày 06/12/2021
2 Nguyễn Thị Hoài Thương, Kiểm soát hệ thống trí tuệ nhân tạo nhằm bảo vệ quyền con người,
https://bitly.com.vn/o0zbir, truy cập ngày 06/12/2021

3
ngữ này sang ngôn ngữ khác, các giải thuật di truyền, các tác từ tự trị và thông minh,... 3
Đến thời điểm hiện tại sự cạnh tranh khốc liệt của các hãng công nghệ trên toàn cầu đã
làm cho công cuộc nghiên cứu phát triển về AI ngày càng hấp dẫn hơn bao giờ hết. Hiện
nay có thể nói AI đóng vai trò cốt lõi trong cuộc cách mạng 4.0 bởi vì sự ứng dụng trong
đời sống ngày nay của nó quá mạnh mẽ theo hai hướng. Thứ nhất là sử dụng máy tính để
bắt chước quá trình xử lý của con người và thiết kế những máy tính thông minh độc lập
với suy nghĩ giống như con người. Thứ hai là sử dụng chúng vào những thiết bị thông
minh được sử dụng hằng ngày như điện thoại thông minh, các công cụ tìm kiếm trên
Internet,...

1.2. Đặt ra vấn đề thực thi quyền tác giả của các tác phẩm do AI tạo ra trong bối
cảnh Việt Nam hiện nay

Khoa học công nghệ hiện đã có những tiến bộ vượt bậc. Trước kia con người chỉ
nghiên cứu AI nhằm mục đích hỗ trợ, giúp đỡ con người. Giúp cho công việc của con
người trở nên nhẹ nhàng hơn trong một số công đoạn trong giai đoạn làm việc. Thế
nhưng hiện nay, trong kỷ nguyên công nghệ, AI có thể tự học hỏi, cải thiện dựa trên đầu
vào do các lập trình viên cung cấp để đưa ra các quyết định độc lập theo từng ngữ cảnh
cụ thể, tự động thực hiện các tác vụ đồng thời xử lý một lượng dữ liệu lớn trong suốt quá
trình để “sáng tạo” ra một tác phẩm mới mà hầu như không có bất kỳ sự tác động nào của
con người. Minh họa là vào năm 2016, một AI là Microsoft Azure đã phân tích hàng trăm
tác phẩm của Rembrandt4 và tạo ra một bức chân dung mới có tên “The Next Rembrandt”
theo phong cách của người họa sĩ nổi tiếng này 5. Bức tranh được tạo ra thông qua một
quá trình chi tiết, phức tạp mất hơn 18 tháng và sử dụng 150 gigabyte đồ họa kỹ thuật số.
Điều này bắt đầu bằng việc phân tích tất cả 346 bức tranh của Rembrandt bằng cách sử
dụng bản quét 3D có độ phân giải cao và các tệp kỹ thuật số. Thuật toán được sử dụng để
phân tích các bức tranh Rembrandt chạy các máy ảo Linux trên Microsoft Azure có thể
tạo ra các đặc điểm điển hình và phát hiện hơn 60 điểm trong một bức tranh, xác định
khoảng cách giữa các điểm này trên khuôn mặt của chủ thể. Bên cạnh đó, AI hiện còn có
thể tạo ra những bức tranh đầy ấn tượng, sắc sảo từng chi tiết được trưng bày trong nhiều

3 Hồ Tú Bảo, Trí tuệ nhân tạo và Chặng đường 50 năm, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam & Viện Khoa học
và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản, http://www.jaist.ac.jp/~bao/Writings/AI50years.pdf, truy cập ngày 06/12/2021
4 Rembrandt van Rijn (15 tháng 7 năm 1606 - 4 tháng 10 năm 1669) được coi là một trong những họa sĩ vĩ đại nhất
thế giới và là nhân vật quan trọng trong lịch sử Hà Lan, đại diện cho Thời kỳ Hoàng kim của hội họa ở Hà Lan
5 Microsoft reporter, The Next Rembrandt, https://news.microsoft.com/europe/features/next-rembrandt, truy cập
ngày 8/12/2021

4
bảo tàng6; viết tiểu thuyết ngắn và “suýt” giành được giải thưởng văn học 7; thơ8; soạn
nhạc9 hay phát hành album nhạc10; v.v. Các tác phẩm này có độ hoàn thiện cao đến mức
chúng ta khó có thể phân biệt được đây là nội dung do AI hay con người tạo ra.

Trí tuệ nhân tạo đã và đang được sử dụng để tạo ra các tác phẩm trong nhiều lĩnh
vực. Với công dụng hiệu quả, tính năng vượt trội dự đoán sẽ mang lại nguồn lợi nhuận
khổng lồ đối với chủ sử hữu. Tuy nhiên, đặt ra trường hợp nếu các tác phẩm tạo ra bởi AI
không có bản quyền thì khả năng cao chúng sẽ được sử dụng miễn phí và tái sử dụng bởi
bất kỳ ai. Bên cạnh đó, để AI tạo ra một sản phẩm cần phải có một quá trình tốn nhiều chi
phí và công sức thế nhưng thứ mà họ dành cả tâm huyết và tiền bạc lại không được pháp
luật bảo vệ và có thể được sử dụng mà không cần thanh toán bởi bất kỳ ai trên thế giới.

Những doanh nghiệp đầu tư công nghệ để tạo ra các tác phẩm đó không có quyền
ngăn cấm người khác sử dụng, cũng không được thu phí hay các lợi ích vật chất từ việc
khai thác tác phẩm. Điều này không chỉ gây cho họ những tổn thất về kinh tế, những nỗ
lực, đầu tư của họ không được đền bù xứng đáng, mà còn sẽ có tác động tiêu cực đến nền
công nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ không còn đầu tư, nghiên cứu công sức và tiền bạc khi
thành quả đầu tư của họ không được đền đáp thỏa đáng. Như vậy, những ưu thế của trí
tuệ nhân tạo về tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc đầu tư nguồn lực con người trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng không được tận dụng hiệu quả.

Không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của chủ thể đầu tư phát triển trí tuệ nhân
tạo và sự phát triển của nền công nghiệp máy tính, việc không bảo hộ quyền tác giả cho
các sản phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra có thể ảnh hưởng đến lợi ích của xã hội trong việc
khuyến khích làm giàu có, phong phú thêm đời sống văn hóa - tinh thần. Những thành
tựu về khoa học kỹ thuật ngày nay đang mang lại nhiều cơ hội trong cách thức sáng tạo
cũng như hình thức thể hiện tác phẩm. Các nghệ sĩ ngày càng có xu hướng tận dụng máy
móc, phương tiện hiện đại, kể cả việc sử dụng trí thông minh nhân tạo để hỗ trợ hoạt
động sáng tác của họ.

6 Jane Wakefield, Intelligent Machines: AI Art is Taking On the Experts, BBC News, 18 September 2015,
https://www.bbc.com/news/technology-33677271, truy cập ngày 8/12/2021
7 Olewitz Chloe, A Japanese AI Program Just Wrote a Short Novel, and It Almost Won a Literary Prize, Digital
Trends, 23 March 2016, https://bitly.com.vn/mqq0xl, truy cập ngày 8/12/2021
8 Alison Flood, ‘A box of light’: AI inspired by British verse attempts to write poetry, The Guardian, 20 March
2021, https://bitly.com.vn/744vwy, truy cập ngày 8/12/2021
9 Quế Sơn, Cuộc thi sáng tác âm nhạc bằng trí tuệ nhân tạo đầu tiên trên thế giới, Báo điện tử Tiền phong
16/05/2020, https://bitly.com.vn/hffs5c, truy cập ngày 8/12/2021
10Dom Galeon, The World’s First Album Composed and Produced by an AI Has Been Unveiled, Futurism
8/12/2017, https://bitly.com.vn/uzxutz, truy cập ngày 8/12/2021

5
“Tác giả AI” đã và đang tạo ra nhiều tác phẩm tiêu biểu kể từ khi nó bắt đầu phát
triển và chúng hiện đang có tác động không nhỏ đến vấn đề thực thi quyền tác giả đối với
các tác phẩm do AI tạo ra. Cho đến thời điểm hiện tại, Luật Bản quyền hầu hết các nước
trên thế giới vẫn chưa có một câu trả lời rõ ràng liệu ai sẽ được đăng ký quyền tác giả đối
với tác phẩm do AI tạo ra. Trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo khi mà AI có thể tự mình
sáng tạo ra các tác phẩm dường như mức độ hoàn thiện tương đương với các tác phẩm do
con người tạo ra thì càng đặt ra yêu cầu đối với việc thực thi quyền tác giả đối với dạng
tác phẩm đặc biệt này.

CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT VỀ THỰC THI QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI CÁC
TÁC PHẨM CỦA AI THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI & VIỆT NAM, KIẾN
NGHỊ VÀ HOÀN THIỆN

2.1. Quy định pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm được tạo ra
bởi trí tuệ nhân tạo ở các nước trên thế giới

2.1.1. Tính sáng tạo

Trong khi con người được tiếp xúc với lượng thông tin vô hạn thì AI hiện nay
đang phát triển với giai đoạn học máy chỉ nhận dạng các mẫu và tạo ra các sản phẩm dựa
trên các dữ liệu đầu vào. Nếu tập dữ liệu bị hạn chế, AI sẽ chỉ có thể cho ra các sản phẩm
bị bó hẹp trong một khuôn khổ nhất định và một khi các tác phẩm càng giống với các tác
phẩm dữ liệu đầu vào thì độ tương đồng càng cao, tính sáng tạo càng thấp. Trường hợp
quá nhiều dữ kiện đầu vào, các tác phẩm này có thể không thống nhất, vô nghĩa. Yếu tố
đầu vào của con người vẫn có ảnh hưởng nhất định trong việc tạo ra một tác phẩm. Các
nhà nghiên cứu AI đang cố gắng khắc phục hạn chế này thông qua việc nghiên cứu sáng
tạo tính toán (computational creativity). Theo Ban chỉ đạo Hội nghị sáng tạo Máy tính
(Computational Creativity Conference Steering Committee), sáng tạo máy tính là một nỗ
lực đa ngành giữa: trí tuệ nhân tạo, tâm lý học nhận thức, triết học và nghệ thuật. Mục
tiêu của tính sáng tạo trong mô hình hóa, mô phỏng hoặc tái tạo khả năng sáng tạo bằng
máy tính để đạt được một trong số các mục đích 11: (i) Để xây dựng một chương trình
hoặc máy tính có khả năng sáng tạo ở cấp độ con người; (ii) Để hiểu rõ hơn về khả năng
sáng tạo của con người và hình thành quan điểm thuật toán về hành vi sáng tạo ở con
người; (iii) Để thiết kế các chương trình có thể nâng cao khả năng sáng tạo của con người
mà không nhất thiết phải tự mình sáng tạo.

11 Anna Jordanous, Ph.D. (10 April 2014), “What is Computational Creativity?”,


https://www.creativitypost.com/science/what_is_computational_creativity, truy cập ngày 6/12/2021

6
Những phát triển này sẽ dẫn chúng ta đến những sự liên tưởng trong tương lai khi
mà AI không chỉ dừng lại trong việc trả lời những câu hỏi thực tế ví dụ Siri hay Alexa mà
chúng còn có nhận thức riêng. Khi AI đạt đến trình độ có nhận thức riêng, những tác
phẩm do chúng tạo ra có thể thoát ra khỏi phạm vi “tác phẩm của tác giả con người”.

2.1.2. AI có được xem là “tác giả” tạo ra các tác phẩm có tính nguyên gốc hay không?

Theo Điều 2.6 công ước Berne thì việc bảo hộ sẽ dựa trên lợi ích của tác giả và
những người sở hữu quyền tác giả”. Mặc dù chưa có định nghĩa cụ thể khái niệm “tác
giả” nhưng đọc điều luật trên có thể hiểu tác giả phải là con người vì chỉ con người mới
có nhu cầu về lợi ích cho bản thân. Luật Bản quyền của Hoa Kỳ cũng không có định
nghĩa về tác giả. Tuy nhiên, sau vụ án nổi tiếng “Monkey-selfie” 12, cụ thể là một bức hình
“selfie” ngẫu nhiên được thực hiện bởi một chú khỉ sử dụng máy ảnh đã được thiết lập
sẵn bởi Slater, một nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh thiên nhiên người Anh, cơ quan bản
quyền Hoa Kỳ đã tuyên bố “chỉ những tác phẩm do con người tạo nên mới được bảo hộ
theo pháp luật Hoa Kỳ”13. Vào tháng 1 năm 201614, thẩm phán xét xử vụ án đã khẳng
định sẽ không bảo hộ cho tác phẩm trên ngay cả khi chú khỉ trên đã thực hiện bằng “hành
động độc lập, tự chủ”, vụ kiện không thể tiếp tục vì động vật không thể dùng tiền và kiện
khi có vi phạm bản quyền. Tòa án Hoa Kỳ giải thích lý do không trao bản quyền cho một
tác phẩm được tạo ra bởi một con khỉ bởi khỉ không được khuyến khích về mặt tài chính
để tạo ra các tác phẩm và quyền nhân thân, quyền tài sản cho tác giả, chủ sở hữu quyền
tác giả không dành cho động vật.

Tòa án Tư pháp của Liên minh Châu Âu (Court of Justice of the European Union -
CJEU) tuyên bố bản quyền chỉ áp dụng đối với các tác phẩm gốc và sáng tạo và phải
phản ánh sự sáng tạo của chính của tác giả. Qua vụ án Painer 15, Tòa án Công lý Châu âu
(European Court of Justice - EJC) đã tuyên bố một tác phẩm được bảo hộ khi nó phải là
kết quả của sự lựa chọn tự do và sáng tạo của tác giả và thể hiện “dấu ấn cá nhân” của tác
giả. Eva-Maria Painer - một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đã tạo ra những bức ảnh chân
dung của Natascha Kampusch trước khi cô bé bị bắt cóc vào năm 1998. Sau khi Natascha
bị bắt cóc, các cơ quan an ninh có thẩm quyền ở Áo đã phát động một cuộc truy tìm bằng
những bức ảnh chân dung đó. Năm 2006, sau khi Natascha trốn thoát khỏi kẻ bắt cóc, để
viết các bài báo xung quanh vụ việc này, nhiều nhà xuất bản báo ở Đức và Áo đã dùng
12 Naruto v. Slater, 888 F.3d 418 (9th Cir. 2018)
13 Paulina Julia Perkal (IViR), Monkey business finally settled: the ‘monkey selfie’ disputes,
https://bitly.com.vn/s2uc2h, truy cập ngày 8/12/2021
14 Andres Guadamuz,Can the monkey selfie case teach us anything about copyright law?
, WIPO Magazine, https://bitly.com.vn/jdboic, truy cập ngày 8/12/2021
15 CJEU Case 145/10, Painer v. Standard Verlags GmBH and others
7
những bức ảnh chân dung do Painer tạo ra. Những bức hình của Painer đã bị sao chép mà
không có sự đồng ý cũng như ghi tên tác giả vì vậy Painer đã khởi kiện các nhà xuất bản
báo. Theo các luật sư quốc gia (Advocates General)16, trong trường hợp một bức hình
chân dung, nhiếp ảnh gia vẫn có sự sáng tạo của chính họ trong việc xác định góc chụp
mặc dù mức độ cá nhân hóa trong bức hình chân dung là không cao, đặc biệt là hình chân
dung truyền thống. ECJ khẳng định17: Trong giai đoạn chuẩn bị, nhiếp ảnh gia có thể
chọn phông nền, tư thế của đối tượng và ánh sáng. Khi chụp hình chân dung, họ có thể
chọn khung hình, góc chụp và không gian. Cuối cùng, khi sao lưu file ảnh, nhiếp ảnh gia
có thể chọn các kỹ thuật tiên tiến khác nhau mà họ muốn áp dụng hoặc sử dụng phần
mềm máy tính phù hợp. Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều 1 Chỉ thị 2009/24/EC 18 “Một
chương trình máy tính sẽ được bảo vệ bản quyền nếu nó nguyên gốc có nghĩa tác phẩm
đó là sự sáng tạo trí tuệ của chính tác giả”.

Ngoài các lý do như Tòa án Hoa Kỳ và EU, Tòa án Singapore cũng nêu thêm một
quan điểm để củng cố cho việc một AI không thể được coi là tác giả của một tác phẩm có
bản quyền rằng19: Việc không đăng ký quyền tác giả cho AI sẽ ngăn một thực thể không
phải là con người nắm giữ bản quyền vô thời hạn, vì bảo vệ bản quyền được giới hạn
trong khoảng thời gian tác giả còn sống cộng thêm 70 năm. Việc này sẽ đảm bảo rằng tác
phẩm sẽ không bị giữ lại khỏi phạm vi công cộng một cách bất hợp lý.

Các tác phẩm của AI vẫn còn những tranh cãi liệu chúng có tính nguyên gốc
không khi mà vẫn có sự can thiệp của con người trong việc thiết kế các thuật toán và
“đào tạo” AI. Các dữ liệu AI sử dụng để tạo ra tác phẩm cũng do con người tạo ra và
cung cấp. Chúng cũng không có một động lực kinh tế nào để tạo ra một tác phẩm. Bên
cạnh đó tư cách pháp lý của AI ở hầu hết các nước còn chưa được xác lập một cách rõ
ràng. Và việc chuyển giao hoặc cấp phép quyền tác giả cho AI đối với các tác phẩm do
nó tạo ra cũng cần phải có sự can thiệp của con người. Như đã lập luận, cả luật pháp của
EU, Hoa Kỳ hay Singapore đều quy định việc sáng tác phải là kết quả một hành động của

16 Luật sư quốc gia là người hỗ trợ Thẩm phán trong CJEU. Họ phụ trách việc trình bày các lập luận pháp lý trong
các vụ án được giao nhằm mục đích cung cấp cho các bên có liên quan những ý kiến pháp lý độc lập và vô tư liên
quan đến các vụ việc mà Tòa án Công lý châu Âu đang xem xét. Từ năm 2003, luật sư quốc gia chỉ còn được yêu
cầu đưa ý kiến tư vấn trong các vụ việc mà Tòa án Công lý châu Âu xét thấy có thể gây ra những tranh cãi trong luật
Liên minh châu Âu.
17 Brad Spitz (REALEX), In breach of EU copyright law, Paris Court refuses to protect Mankowitz’s photo of Jimi
Hendrix, https://bitly.com.vn/akxgv8, truy cập ngày 5/12/2021
18 Chỉ thị Chương trình máy tính của Liên minh Châu Âu kiểm soát việc bảo vệ pháp lý các chương trình máy tính
theo luật bản quyền của Liên minh Châu Âu.
19 Asia Law Network, Benita Lau, How Copyright applies to AI-Generated Works, Taylor Vinters Via,
https://bitly.com.vn/lbiba8, truy cập ngày 5/12/2021

8
con người. Điều này ngụ ý rằng AI được hoàn thiện hoàn toàn thông qua các thuật toán,
không thể tự mình đưa ra các lựa chọn tự do và sáng tạo và khái niệm tự do sáng tạo
không thể áp dụng cho động vật hay máy móc. Sẽ không có một tác phẩm gốc nào được
tạo ra bởi lý do đơn giản không có tác giả có tư cách pháp lý. Với những lập luận trên, ở
hầu hết các nước trên thế giới, việc AI được đăng ký với tư cách là tác giả ở thời điểm
hiện tại là trường hợp rất khó có thể xảy ra.

2.1.3. Quyền tác giả thuộc về chủ sở hữu, người dùng, người tạo ra AI

Ở một số quốc gia như Ireland, New Zealand và đặc biệt là Vương quốc Anh thì
quyền tác giả đối với các tác phẩm do AI tạo ra được trao cho lập trình viên, chủ sở hữu,
người dùng AI. Tại mục 178 của Đạo luật Bản quyền, Kiểu dáng công nghiệp và sáng
chế (CDPA) Vương quốc Anh 1988 đã định nghĩa tác phẩm do máy tính tạo ra
(Computer generate works - CGW) là tác phẩm “được tạo ra bằng máy tính nếu không có
tác giả là con người của tác phẩm này”. Vương quốc Anh được xem là nước đi trước
trong các quy định liên quan đến AI. Điểm cần nhấn mạnh ở điều luật này là nó đã giả
định hình thức sáng tạo bởi chỉ một chương trình máy tính mà không có sự can thiệp của
con người. Theo Giáo sư Lionel Bently 20, quyền sở hữu của CGW thuộc về “người đã
tiến hành những sắp xếp cần thiết để tạo ra nó, thời hạn của quyền bảo hộ được giới hạn
trong 50 năm và không có quyền nhân thân nào được công nhận”. Và cũng theo mục 9
(3) của CDPA thì “Trong trường hợp một tác phẩm văn học, kịch, âm nhạc hoặc nghệ
thuật do máy tính tạo ra, tác giả sẽ được coi là người thực hiện các sắp xếp cần thiết đối
với việc tạo ra tác phẩm”.

Tuy nhiên, Luật Bản quyền Vương quốc Anh chưa có một quy định cụ thể rằng
các hoạt động “tự chủ và độc lập” của AI có nằm trong nội hàm của CGW không. Hơn
nữa “những sắp xếp cần thiết” để tạo ra tác phẩm có thể không bao gồm việc tạo ra và
phát triển AI và/hoặc rô bốt tự động. Luật Bản quyền cũng cần phải có ngoại lệ về tính
nguyên gốc thì các tác phẩm CGW mới có thể được bảo hộ 21. Lập trình viên chỉ phải
chứng minh họ là người tạo ra hệ thống AI. Chủ thể thực hiện sắp xếp cần thiết được nêu
trong điều trên vẫn chưa cụ thể và khó xác định. Nó có thể là: Người cung cấp dữ liệu
đầu vào cho AI, người đã thiết kế thuật toán, người lắp ráp, người điều hành AI và cung
cấp cho nó một nhiệm vụ hay nhà đầu tư? Thêm nữa, người tiến hành có thể hiểu chỉ là
“con người tự nhiên” hay AI khi có tư cách pháp lý vẫn thỏa mãn. Ngoài ra có thể giảm

20 Erika Hubert (2020), Artificial Intelligence and Copyright Law in a European context, JAEM03 Master Thesis,
European Business Law, trang 51
21 Erika Hubert (2020), tlđd, trang 51
9
bớt thời gian bảo hộ và các độc quyền để hạn chế cạnh tranh. Lập trình viên sẽ chịu trách
nhiệm về các hệ thống AI và quá trình tạo ra các tác phẩm của AI.

Việc cấp quyền tác giả các tác phẩm được tạo ra bởi AI cho các lập trình viên chủ
sở hữu hay người dùng AI là giải pháp hợp lý và nhận được sự đồng tình cao trên thế
giới. Cách giải quyết này một mặt thỏa mãn mục tiêu đền bù tương xứng và tạo động lực
cho sáng tạo trí óc, mặt khác thể hiện tính tương thích với hệ thống pháp luật hiện hành
của đa số các quốc gia22. Với tác động thương mại của trí tuệ nhân tạo, các công ty phát
triển AI đang dành hàng tỷ, nghìn tỷ USD trong việc nghiên cứu và phát triển. Theo IDC
- Tập đoàn dữ liệu quốc tế, dự báo chi tiêu toàn cầu cho các hệ thống AI sẽ tăng từ 85,3
tỷ USD vào năm 2021 lên hơn 204 tỷ USD vào năm 2025. Tốc độ tăng trưởng kép hàng
năm (CAGR) trong giai đoạn 2021-2025 đạt 24,5% 23. Cách tiếp cận này của Vương quốc
Anh sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư phát triển AI trong hành trình đẩy mạnh cuộc cách
mạng công nghệ.

2.2. Quy định pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam liên quan đến các tác phẩm được
sáng tạo bởi AI

2.2.1. Thực trạng pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam liên quan đến các tác phẩm được
sáng tạo bởi AI

Tháng 6 năm 2021, Thủ tướng đã ban hành chiến lược quốc gia về nghiên cứu,
phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030. Chiến lược đưa ra nhằm "đẩy mạnh nghiên cứu,
phát triển và ứng dụng AI, đưa AI trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam
trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư". Mới đây, việc ra mắt Trung tâm Nghiên
cứu quốc tế về trí tuệ nhân tạo đặt tại Đại học Bách khoa Hà Nội; chương trình Đào tạo
trí tuệ nhân tạo và Công nghệ Robot (AIC) tại Khu công nghệ phần mềm - Đại học Quốc
gia TPHCM; Chương trình đào tạo kỹ sư AI Vingroup… đã đánh dấu những bước khởi
động của Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến
năm 2030.24 Những nỗ lực này cho thấy việc từ chối bảo hộ quyền tác giả đối với các tác
phẩm của AI không phải là một giải pháp bền vững.

22 Nguyễn Lương Sỹ, Quyền tác giả đối với tác phẩm hình thành bởi trí tuệ nhân tạo, Tạp chí Pháp luật và Thực
tiễn số 01/2018, trang 80, https://vjol.info.vn/index.php/pltt/article/view/38229, truy cập ngày 8/12/2021
23 NEEDHAM, Mass (August 30, 2021), Investment in Artificial Intelligence Solutions Will Accelerate as
Businesses Seek Insights, Efficiency, and Innovation, According to a New IDC Spending Guide,
https://bitly.com.vn/hpj8l8, truy cập ngày 8/12/2021
24 Hoàng Giang, Từng bước đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về trí tuệ nhân tạo, Báo điện tử của Chính phủ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 10/07/2021, https://bitly.com.vn/i31kg0, truy cập ngày 8/12/2021

10
Trong thời đại 4.0 ngày nay, mọi rủi ro liên quan đến việc bảo hộ quyền tác giả
đối với tác phẩm ngày càng rủi ro. Việc sử dụng AI để sáng tạo nên một tác phẩm mới
được xem là một bước tiến mới của nhân loại đồng thời cũng để lại một thách thức lớn
đối với pháp luật Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Nhờ vào sự phát triển của AI
mà hành lang pháp lý này đã được mở rộng hơn về chủ thể, quyền lợi của các bên liên
quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm. Vì vậy, việc tạo nên một hành lang pháp
lý mới, chắc chắn hơn liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm là một điều
hết sức là cần thiết đối với pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Theo quy định hiện hành, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 25 quy định tổ chức, cá
nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và
chủ sở hữu quyền tác giả. Mặc dù có định nghĩa tác giả nhưng Luật SHTT Việt Nam
chưa quy định rõ như thế nào là sáng tạo. Các tác phẩm do AI tạo ra có thể phân biệt
thành 2 dạng: (i) tác phẩm do AI tạo ra với sự can thiệp của con người và (ii) tác phẩm do
AI tạo ra mà không có sự can thiệp của con người. Với tác phẩm AI tạo ra có sự can thiệp
của con người thì AI sẽ được xem là một công cụ hỗ trợ cho quá trình sáng tạo của “tác
giả con người”, vì vậy quyền tác giả sẽ thuộc về người tạo ra AI. Đối với tác phẩm AI tạo
ra không có sự can thiệp của con người trong quá trình sáng tạo hoặc con người chỉ là
người cung cấp dữ liệu đầu vào thì liệu AI thỏa mãn điều kiện “sáng tạo”, tính nguyên
gốc theo quy định luật SHTT Việt Nam không khi mà bản chất AI vẫn là một thuật toán
do con người tạo ra để thực hiện một mục đích nhất định của con người. Ngoài ra, từ
“trực tiếp” trong điều luật có nghĩa là tác giả sẽ là người đóng vai trò quyết định trong
việc thể hiện ý tưởng và tạo nên tác phẩm 26. Như đã biết hiện nay, AI hầu như vẫn chưa
có nhận thức riêng. AI vẫn đang tạo ra tác phẩm theo mong muốn của lập trình viên hay
người dùng chứ không phải AI mong muốn tạo ra một tác phẩm với một ý tưởng của
riêng chúng. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện chưa có một quy định nào quy định rằng
tác giả phải là con người. Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo Luật Sở hữu trí tuệ
Việt Nam được quy định dưới dạng liệt kê mà không có một định nghĩa hay phân loại cụ
thể. Việc này dẫn đến sẽ có người cho rằng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, v.v được
tạo ra từ AI có thể được bảo hộ nếu nó có tính sáng tạo, có tính nguyên gốc và được thể
hiện dưới một hình thức nhất định nhưng cũng có người không đồng ý vì cho rằng loại
tác phẩm này không được liệt kê bởi nó được tạo ra từ một chủ thể đặc biệt là AI.

25 Khoản 1 Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 và năm 2019
26 Lê Nết, Quyền sở hữu trí tuệ, Tài liệu bài giảng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM, 2006, trang 58
11
Ở thời điểm hiện tại, thị trường trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam còn khá nhỏ, chỉ có
khoảng 65 startup trong lĩnh vực này27. Điều này cho thấy sự phát triển khá chậm của
Việt Nam trong lĩnh vực này, vì thế có rất ít sản phẩm trí tuệ nhân tạo có khả năng sáng
tác một tác phẩm. Nhưng nói như thế thì không phải Việt Nam không có những người có
khả năng tạo ra những trí tuệ nhân tạo có khả năng đặc biệt như vậy. NYM - Tôi của
tương lai (2020) là sản phẩm sách đầu tiên đánh dấu sự kết hợp giữa con người và AI.
Tác giả Nguyễn Phi Vân đã kết hợp với AI để đưa ra những quan điểm về các chủ đề mà
giới trẻ Việt Nam hiện nay đang quan tâm. Trong cuốn sách chương về tình dục là do
chính trí tuệ nhân tạo NYM viết và những phần còn lại do Nguyễn Phi Vân đóng vai
NYM hành văn28. Ngoài lĩnh vực văn học, AI tại Việt Nam còn xuất hiện trong lĩnh vực
âm nhạc. Một chàng kỹ sư 9x Hoàng Đại Bảo vừa mới cho ra mắt một mô hình AI có thể
sáng tác nhạc hiện đại. Với mô hình này trong vòng 1 giây có thể viết 10 giai điệu khác
nhau29. Điều này cho thấy xu hướng áp dụng AI để sáng tác một tác phẩm tại Việt Nam
đang dần phát triển. Mặc dù, hiện nay tại Việt Nam chưa xuất hiện một tranh chấp nào
liên quan đến bảo hộ quyền tác giả về trí tuệ nhân tạo do xu hướng này chưa phát triển
mạnh mẽ nhưng trong tương lai chắc hẳn sẽ xảy ra nếu như không có một cơ chế bảo hộ
các chủ thể trong mối quan hệ giữa người tạo ra AI - AI - tác phẩm do AI tạo ra.

2.2.2 Kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam liên quan đến
các tác phẩm được sáng tạo bởi AI

Hiện nay, công nghệ khoa học kỹ thuật ngày càng tiên tiến bởi sự phát triển vượt
trội của con người. Đấy cũng chính là một trong những lý do chính khiến cho cuộc đua trí
tuệ nhân tạo phát triển ngày càng mạnh mẽ. Điều này góp phần sự thay đổi rất lớn cho
toàn thế giới đến mọi lĩnh vực. Và những vấn đề liên quan đến pháp luật sở hữu trí tuệ
nói chung và bảo hộ quyền tác giả đối với sản phẩm trí tuệ nhân tạo nói riêng cũng không
thể không bị ảnh hưởng. Vậy, trí tuệ nhân tạo có ảnh hưởng đến như thế nào đến pháp
luật sở hữu trí tuệ của các quốc gia hiện nay, đặc biệt là đối với pháp luật Việt Nam? Quả
thực từ những lập luận và dẫn chứng mà nhóm tác giả đã đưa ra phía trên cho thấy hiện
nay trên thế giới có hai luồng ý kiến khác nhau về việc công nhận quyền tác giả đối với
tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra. Luồng ý kiến thứ nhất là trao quyền tác giả cho chính
những trí tuệ nhân tạo tạo ra sản phẩm đó. Luồng ý kiến thứ hai thì ngược lại, họ trao

27 Trọng Đạt, Việt Nam hiện chỉ có 300 chuyên gia về trí tuệ nhân tạo, Báo Vietnamnet 27/10/2021,
https://bitly.com.vn/k33zgu, ngày truy cập 9/12/2021
28 Huyền Châu, AI có thể thay thế con người làm nghệ thuật, Tạp chí Du lịch TP.HCM,
https://bitly.com.vn/2b4qj0, ngày truy cập: 9/12/2021
29 Nguyễn Quang Long, Âm nhạc sẽ ra sao khi AI sáng tác, Báo Thanh niên, https://bitly.com.vn/dyjtr1, ngày truy
cập: 9/12/2021

12
quyền tác giả cho những tác giả tạo nên trí tuệ nhân tạo đã tạo nên sản phẩm. Hiện nay,
pháp luật Việt Nam chưa đưa ra một quy định pháp luật hay xuất hiện một vụ tranh chấp
nào liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo nên.
Nhưng để bắt kịp được xu hướng của thế giới và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong
tương lai chúng ta cần đưa ra một số quy định liên quan đến vấn đề này.

Với những lập luận trên, nhóm tác giả xin được đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn
thiện một số quy định pháp lý liên quan đến việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm
của AI:

Thứ nhất, cần làm rõ về khái niệm “tác phẩm” để xác định rõ hơn về tính nguyên
gốc của tác phẩm được bảo hộ. Việc làm rõ khái niệm “tác phẩm” sẽ giúp cho các nhà
làm luật và các chủ thể liên quan đến sở hữu trí tuệ có thể nhận biết được như thế nào là
một tác phẩm do chính con người tạo ra hay đó là tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo thành.
Từ đó là hạn chế tranh chấp đến bảo hộ tác phẩm giữa chủ thể là con người hay là một trí
tuệ nhân tạo.

Thứ hai, làm rõ khái niệm “tác giả” để xác định được liệu AI tạo nên một tác
phẩm liệu có phải là một tác giả hay không? Việc làm rõ khái niệm “tác giả” sẽ giúp cho
những nhà làm luật không phải bối rối khi xác định chủ thể bảo hộ quyền tác giả đối với
tác phẩm. Đồng thời, nó giúp xác định trí tuệ nhân tạo có phải là một trong những chủ thể
mới được coi là tác giả hay không.

Thứ ba, thiết lập cơ chế trao quyền tác giả đối với các tác phẩm do AI tạo ra cho
chủ sở hữu, người phát triển, người sử dụng trí tuệ nhân tạo. Đồng thời nên xem xét thời
hạn bảo hộ đối với các tác phẩm do AI tạo ra. Sau khi hết thời hạn bảo hộ thì tác phẩm ấy
sẽ như thế nào?

Thứ tư, Việt Nam cần gia nhập vào một số điều ước quốc tế đa phương trong lĩnh
vực quyền tác giả, trực tiếp điều chỉnh vấn đề quyền tác giả 30. Hiện nay, Việt Nam chưa
gia nhập ký kết bất kỳ một điều ước quốc tế đa phương nào trong lĩnh vực quyền tác giả.
Một trong những hiệp ước đa phương trong lĩnh vực này có thể nói Hiệp ước WIPO về
quyền tác giả là nổi trội nhất. Bởi khi tham gia hiệp ước này các nhà làm luật tại Việt
Nam sẽ ít gặp khó khăn hơn khi giải quyết những tranh chấp liên quan đến quyền tác giả
về trí tuệ nhân tạo. Hiện vẫn chưa có một quy định pháp luật cụ thể nào để điều chỉnh vấn

30 Luật sư Việt Nam, Trí tuệ nhân tạo và những tác động tới Luật sở hữu trí tuệ trong cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0, https://bitly.com.vn/wrvhkf, truy cập ngày 8/12/2021

13
đề này và khi xảy ra tranh chấp thì không rõ sẽ được giải quyết tại cơ quan nào, áp dụng
quy định pháp luật nào.

Thứ năm, cần đưa ra một số quy định tranh chấp liên quan đến lĩnh vực quyền tác
giả về trí tuệ nhân tạo31. Theo Bộ luật TTDS 2015 quy định các tranh chấp liên quan đến
sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau có mục đích lợi
nhuận sẽ giải quyết tại tòa án nhân dân cấp tỉnh. Đồng thời tại Điều 45 Bộ luật TTDS khi
chưa có điều luật áp dụng tòa án sẽ phải áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân
sự, án lệ, lẽ công bằng các án lệ mà Hội đồng thẩm phán công bố để giải quyết tranh chấp
này. Tuy nhiên, tranh chấp quyền tác giả về trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam hiện còn khá
mới lạ, trên thực tế chưa có một tranh chấp nào liên quan đến vấn đề này. Cho nên nói
việc áp dụng án lệ để giải quyết hoàn toàn là không thể tại thời điểm này.

Thứ sáu, cần đưa ra những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên quan
về AI . Khi xảy ra tranh chấp quyền tác giả về trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam sẽ có ít nhất
32

một chủ thể bị thiệt hại và cần xác định chủ thể để đứng ra bồi thường phần thiệt hại đó.
Cụ thể cần xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về ai như chủ sở hữu
AI, nhà sản xuất, người chiếm hữu hợp pháp hoặc trái pháp tác phẩm của AI tạo nên và
những chủ thể có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Đồng thời, cũng cần chuẩn bị một số
quy định liên quan đến mức bồi thường thiệt hại liên quan đến quyền tác giả về trí tuệ
nhân tạo.

Ở thời điểm hiện tại, việc cấp quyền tác giả đối với các tác phẩm của AI cho chủ
sở hữu, người dùng, người tạo ra AI là cách tiếp cận đảm bảo tăng trưởng, đổi mới hệ
thống AI đồng thời cho phép con người được hưởng những lợi ích cho sự sáng tạo của
họ. Tuy nhiên, với những quy định pháp luật hiện hành tại Việt Nam thì để giải quyết các
tranh chấp liên quan đến quyền tác giả về trí tuệ nhân tạo còn khá là mông lung. Hoặc có
thể nói đây là một thách thức khá lớn đối với các nhà làm luật trong lĩnh vực sở hữu trí
tuệ tại thời điểm này. Vì vậy, trong thời gian tới Việt Nam cần có những thay đổi tích cực
để việc bảo hộ quyền tác giả nói chung và quyền tác giả về trí tuệ nhân tạo nói riêng đạt
một hiệu quả tốt nhất.

31 Luật sư Việt Nam, tlđd, https://bitly.com.vn/wrvhkf, truy cập ngày 8/12/2021


32 Lưu Minh Sang, Trần Đức Thành, Trí tuệ nhân tạo và những thách thức pháp lý, Tạp chí Khoa học và Công
nghệ Việt Nam, số 8 năm 2020, trang 20, https://bitly.com.vn/52jg9p, ngày truy cập: 10/12/2021

14
KẾT LUẬN

Với tinh thần kế thừa, chọn lọc và xây dựng ngày càng hoàn thiện hơn các quy
định của pháp luật thực thi quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam, Luật SHTT hiện hành (được
sửa đổi, bổ sung 2009, 2019) đã có thêm nhiều quy định mới chi tiết hơn và khắc phục
được những hạn chế, thiếu sót so với quy định tại Luật SHTT 2009. Tuy nhiên trong quá
trình triển khai thực hiện việc áp dụng pháp luật về thực thi SHTT trên thực tế đã có
không ít những bất cập cũ chưa được giải quyết triệt để kèm theo phát sinh những vấn đề
mới, đặt ra nhiều thách thức đối với sự thích ứng nhanh chóng của lĩnh vực liên quan đến
pháp luật SHTT của Việt Nam với các nước trên thế giới.

Nâng cao chất lượng hoạt động thực thi quyền tác giả đối với các tác phẩm do AI
tạo ra chính là thách thức nhưng cũng là cơ hội thuận lợi nhất cho Việt Nam tiến tới quá
trình hội nhập sâu rộng hơn với mọi quốc gia trên thế giới. Từ việc mở cửa, nhìn nhận
thực tiễn, rút kinh nghiệm để làm bài học cho mình đến việc xây dựng hệ thống khung
pháp lý và thực thi hoạt động là cả một quá trình học hỏi lâu dài. Trước đó Việt Nam phải
có tầm nhìn chiến lược lớn, cùng lúc chiếm được lòng tin của cộng đồng các nước bạn để
cùng nhau xây dựng những cam kết, hiệp định quốc tế; tiếp thu những cái mới mẻ nhưng
có sự chọn lọc, cân nhắc phải phù hợp với tình hình thực tiễn nước ta nhất.

Biết rằng các quy định của pháp luật về SHTT chưa thực sự được cập nhật nhanh
chóng, gây khó khăn trong quá trình áp dụng trong thực tiễn hoạt động thực thi SHTT.
Nhìn ở mặt tiêu cực thì việc thực thi quyền tác giả trên thực tiễn nói chung và hiệu quả
bảo đảm quyền lợi của chủ thể quyền tác giả nói riêng vẫn còn những mặt hạn chế nhất
định như nhóm đã phân tích ở trên. Chúng tôi đã khái quát một cách khá toàn diện về lý
thuyết, bất cập trên thực tiễn và đề xuất của pháp luật SHTT về AI khi áp dụng. Có thể
thấy cơ sở áp dụng các quy định của pháp luật chưa thật sát sao với thực tiễn đời sống
đang biến động không ngừng nên quá trình áp dụng hoạt động thực thi quyền SHTT gặp
khá nhiều thách thức và nhóm cũng đã đặt ra sự cần thiết phải bổ sung cũng như sửa đổi
một số các quy định pháp luật nhằm hoàn thiện hơn những quy định khi áp dụng trên
thực tiễn áp dụng quyền tác giả về AI này.

Trên đây là toàn bộ những nghiên cứu, đánh giá và đề xuất một số biện pháp nâng
cao hoạt động thực thi quyền tác giả các sản phẩm AI tạo ra của nhóm dựa trên thực tiễn
áp dụng nhằm giúp pháp luật về sở hữu trí tuệ dần được hoàn thiện hơn. Từ đó làm tiền

15
đề cho việc vận dụng, triển khai hoạt động thực thi quyền SHTT nói chung và quyền tác
giả nói riêng ngày một hiệu quả và dễ dàng áp dụng hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

❖ Danh mục văn bản quy phạm pháp luật


1. Bộ luật tố tụng dân sự 2015
2. Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009, 2019
3. Hiệp định TRIPS
❖ Danh mục sách, báo, tạp chí
4. Nguyễn Thanh Thúy, Trí tuệ nhân tạo trong thời đại số: Bối cảnh thế giới và
liên hệ với Việt Nam
5. Nguyễn Thị Hoài Thương, Kiểm soát hệ thống trí tuệ nhân tạo nhằm bảo vệ
quyền con người
6. Hồ Tú Bảo, Trí tuệ nhân tạo và Chặng đường 50 năm, Viện Khoa học và
Công nghệ Việt Nam & Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản
7. Lê Nết, Quyền sở hữu trí tuệ, Tài liệu bài giảng, Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia TP.HCM, 2006
8. Nguyễn Lương Sỹ, Quyền tác giả đối với tác phẩm hình thành bởi trí tuệ nhân
tạo, Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn số 01/2018
9. Erika Hubert (2020), Artificial Intelligence and Copyright Law in a European
context, JAEM03 Master Thesis, European Business Law
10. Huyền Châu, AI có thể thay thế con người làm nghệ thuật, Tạp chí Du lịch
TP.HCM
11. Lưu Minh Sang, Trần Đức Thành, Trí tuệ nhân tạo và những thách thức pháp
lý, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số 8 năm 2020
❖ Danh mục trang thông tin điện tử
12. Hoàng Giang, Từng bước đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về trí tuệ nhân
tạo, Báo điện tử của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
10/07/2021, https://bitly.com.vn/i31kg0
13. Microsoft reporter, The Next Rembrandt,
https://news.microsoft.com/europe/features/next-rembrandt
14. Jane Wakefield, Intelligent Machines: AI Art is Taking On the Experts, BBC
News, 18 September 2015, https://www.bbc.com/news/technology-33677271

16
15. Olewitz Chloe, A Japanese AI Program Just Wrote a Short Novel, and It
Almost Won a Literary Prize, Digital Trends, 23 March 2016,
https://bitly.com.vn/mqq0xl
16. Alison Flood, ‘A box of light’: AI inspired by British verse attempts to write
poetry, The Guardian, 20 March 2021, https://bitly.com.vn/744vwy
17. Dom Galeon, The World’s First Album Composed and Produced by an AI Has
Been Unveiled, Futurism 8/12/2017, https://bitly.com.vn/uzxutz
18. Anna Jordanous, Ph.D. (10 April 2014), “What is Computational
Creativity?”,
https://www.creativitypost.com/science/what_is_computational_creativity
19. Naruto v. Slater, 888 F.3d 418 (9th Cir. 2018)
20. Andres Guadamuz, Can the monkey selfie case teach us anything about
copyright law?, WIPO Magazine, https://bitly.com.vn/jdboic
21. CJEU Case 145/10, Painer v. Standard Verlags GmBH and others
22. Brad Spitz (REALEX), In breach of EU copyright law, Paris Court refuses to
protect Mankowitz’s photo of Jimi Hendrix, https://bitly.com.vn/akxgv8
23. Asia Law Network, Benita Lau, How Copyright applies to AI-Generated
Works, Taylor Vinters Via, https://bitly.com.vn/lbiba8
24. NEEDHAM, Mass (August 30, 2021), Investment in Artificial Intelligence
Solutions Will Accelerate as Businesses Seek Insights, Efficiency, and
Innovation, According to a New IDC Spending Guide,
https://bitly.com.vn/hpj8l8
25. Luật sư Việt Nam, Trí tuệ nhân tạo và những tác động tới Luật sở hữu trí tuệ
trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, https://bitly.com.vn/wrvhkf
26. Quế Sơn, Cuộc thi sáng tác âm nhạc bằng trí tuệ nhân tạo đầu tiên trên thế
giới, Báo điện tử Tiền phong 16/05/2020, https://bitly.com.vn/hffs5c
27. Paulina Julia Perkal (IViR), Monkey business finally settled: the ‘monkey
selfie’ disputes, https://bitly.com.vn/s2uc2h
28. Trọng Đạt, Việt Nam hiện chỉ có 300 chuyên gia về trí tuệ nhân tạo, Báo
Vietnamnet 27/10/2021, https://bitly.com.vn/k33zgu
29. Nguyễn Quang Long, Âm nhạc sẽ ra sao khi AI sáng tác, Báo Thanh Niên,
https://bitly.com.vn/dyjtr1
30. Huyền Châu, AI có thể thay thế con người làm nghệ thuật, Tạp chí Du lịch
TP.HCM, https://bitly.com.vn/2b4qj0

17

You might also like