You are on page 1of 7

Câu 1: Trình bày hiểu biết của bạn về Trí tuệ nhân tạo (AI)

Theo bạn, AI và Robot học (Robotics) có điểm gì giống và khác nhau?

1.1. Trí tuệ nhân tạo - AI là gì?


Trí tuệ nhân tạo - AI (Artificial Intelligence) là một nhánh mở rộng của khoa học máy
tính liên quan đến việc xây dựng các máy móc thông minh có thể thực hiện một số
khả năng phân tích, ra quyết định và học hỏi nhiệm vụ mà trước giờ được thực hiện
bởi trí tuệ của con người; không chỉ từ góc độ kỹ thuật mà còn từ góc độ triết học và
tâm lý học.
Trí tuệ nhân tạo là khoa học liên ngành với các cách tiếp cận đa dạng, nhưng các đột
phá ở việc học máy và phương pháp học sâu đang tạo ra sự chuyển đổi mô hình trong
hầu hết tất cả các ngành công nghiệp có sử dụng công nghệ.

1.2. Câu chuyện vươn mình trong thời đại mới:


Mặc dù Trí tuệ nhân tạo đã được công bố và phát triển từ năm 1956 tại hội nghị
Dartmouth (Dartmouth Summer Research Project on Artificial Intelligence), thuật ngữ
Trí tuệ nhân tạo lần đầu tiên được sử dụng bởi một nhóm các nhà khoa học máy tính;
nhưng sức mạnh và tầm ảnh hưởng của nó vẫn mờ nhạt, phải mất gần 25 năm sau ứng
dụng thương mại đầu tiên mới có thể nhìn thấy “ánh sáng” với một tác nhân thông
minh giúp định cấu hình đơn đặt hàng cho các hệ thống máy tính mới tại Digital
Equipment Corporation.
Tuy nhiên, chỉ trong gần một thập kỷ trở lại đây, cụ thể là từ năm 2015, Trí tuệ nhân
tạo dần khẳng định vị thế của mình với các bước đột phá và thành tích ngoạn mục về
khả năng xử lý và lưu trữ và phân loại dữ liệu vô hạn. AI mở rộng ứng dụng trong hầu
hết các ngành và được dự đoán sẽ tăng lợi nhuận của doanh nghiệp trong 16 ngành
trên 12 nền kinh tế lên trung bình 38% vào năm 2035. AI cải thiện năng suất bằng
cách thay thế các nhiệm vụ của con người có thể được thực hiện liên tục mà không tốn
kém. Ví dụ, chatbot cung cấp hỗ trợ từ trợ lý ảo suốt ngày đêm. Ngoài ra, AI cho phép
thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi kiến thức chuyên môn, chẳng hạn như chẩn đoán y tế
chuyên biệt.

Vậy, AI có thể hoạt động thay thế con người như thế nào?
1) Xử lý lượng lớn dữ liệu, với tốc độ và dung lượng cao hơn con người;
2) Học hỏi từ dữ liệu mẫu;
3) Nhận biết các đối tượng và sự liên kết của chúng với một tình huống cụ thể;
4) Suy luận ra trạng thái tương lai của một đối tượng hoặc tình huống;
5) Xác định một quyết định tối ưu dựa trên các trạng thái được suy ra trong quá
khứ, hiện tại và tương lai.
1.3. Xem xét về sức mạnh của AI: AI “mạnh” và “yếu”:
Một trong những ứng dụng AI tiên tiến nhất là lái xe tự động. Mặc dù sự thông minh
của bộ phận lái tự động được thể hiện rõ trong việc đưa ra các quyết định lái xe phức
tạp. Nhưng so với con người, “bộ não nhân tạo” tương tự sẽ không thể hoàn thành các
nhiệm vụ khác, chẳng hạn như chọn cổ phiếu hoặc chơi cờ, nếu không có sự gia tăng
sức mạnh tính toán vào nó.
“Sự thông minh” của AI tỷ lệ thuận với lượng dữ liệu mà nó được “học” và không dựa
trên các khái niệm ngữ nghĩa cấp cao như “rủi ro”, “cạnh tranh”, “hoà vốn”, “mục
tiêu”, “công bằng”,... Trong khi đó, con người, có thể học các khái niệm mới mà
không cần mở rộng bộ não của họ hoặc nhất thiết phải xem các ví dụ như AI. Con
người có thể học các khái niệm mới và khai thác quá trình sáng tạo. Sự khác biệt như
vậy giữa cách AI và con người học hỏi và hình thành khái niệm thế giới là điểm khác
biệt giữa các hệ thống AI hiện tại (AI “yếu”) với các hệ thống AI trong tương lai (AI
“mạnh”).

Tất cả các ứng dụng AI hiện có đều được xây dựng dựa trên các tác nhân AI
“yếu”, thể hiện khả năng nhận thức giống như con người trong các lĩnh vực năng lực
cụ thể, chẳng hạn như lái xe ô tô, giải câu đố, đề xuất sản phẩm hoặc hành động hoặc
chẩn đoán y tế. Các tác nhân AI “yếu” như vậy có thể giải quyết các vấn đề trong các
miền phức tạp nhưng được phân định cụ thể. Ví dụ cụ thể về các tác nhân AI “yếu”
trong ngành bảo hiểm là các chatbot dịch vụ khách hàng. Ví dụ, Allianz đã phát triển
Allie, một trợ lý trực tuyến hoạt động 24/7 để trả lời các câu hỏi của khách hàng. Nó
cũng đã phát triển một chatbot yêu cầu ở Singapore.
Mặt khác, các tác nhân AI “mạnh” thể hiện trí thông minh giống con người và
khả năng nội tại để khái quát hóa và tạo ra các khái niệm mới. Các tác nhân AI
“mạnh” không nhất thiết phải có ý thức như con người trong việc trải nghiệm bản thân
và bối cảnh xung quanh, nhưng nó có khả năng khái quát hóa các khái niệm và giải
quyết các vấn đề chưa từng thấy trước đây, khá giống con người. Các tác nhân AI
“mạnh” dự kiến sẽ có mặt trên thị trường vào khoảng năm 2040. Chúng là một cỗ máy
giả định thể hiện hành vi ít nhất một cách khéo léo và linh hoạt như con người.

Hiện tại, các tác nhân AI “mạnh” không tồn tại. Mặc dù sự chú ý hiện tại xung quanh
AI đang tập trung vào các ứng dụng AI “yếu” hiện có, nhưng một cách tiếp cận hướng
tới tương lai AI sẽ coi các tác nhân AI “mạnh” là thứ mang lại rủi ro, vì sự ra đời của
chúng rất có thể tạo ra những bước đột phá mới và cũng có thể làm mai một sự sáng
tạo vốn có của con người, sẽ phá vỡ xã hội như chúng ta đã biết, điều này sẽ được đề
cập chi tiết ở câu sau.
Tóm lại, có thể hiểu đơn giản AI “mạnh” và “yếu” như sau:
+ AI "yếu" hoặc "hẹp" đề cập đến AI đang được triển khai trong kinh doanh ngày
nay, ví dụ: chatbots, xe tự lái,...
+ Ngược lại, AI “mạnh”, một cỗ máy có ý thức, có sự cảm giác và trí tuệ độc lập-
hay trí thông minh nhân tạo có thể tiếp cận khả năng nhận thức của con người -
chỉ là lý thuyết và chưa được triển khai trong kinh doanh.

1.4. Phân biệt Trí tuệ nhân tạo (AI) và Robot học (Robotics):
- Điểm giống nhau: Đều là những nhánh nhỏ, có nguồn gốc từ ngành Khoa học máy
tính. Chúng ra đời nhằm hỗ trợ, thay thế và giải quyết những nhu cầu cần thiết con
người trong bất kỳ một lĩnh vực nào.

- Điểm khác nhau:


● Trí tuệ nhân tạo AI:
+ Là phần mềm, được vận hành để sử dụng trong thế giới giả lập trên máy tính.
+ Dữ liệu đầu vào dưới dạng các biểu tượng và quy tắc.
+ Vận hành thông qua điều khiển phần mềm máy tính, AI sẽ tự động đưa ra
những phân tích, đánh giá, lập trình phức tạp để lý luận.

● Robot học (Robotics):


+ Là lĩnh vực nghiên về phần cứng có các thành phần của cơ điện tử (kỹ thuật cơ
khí và điện tử), được sử dụng hoạt động trong thế giới thực.
+ Dữ liệu đầu vào dưới dạng tín hiệu điện tử và ở dạng dạng sóng giọng nói,...
+ Vận hành thông qua các tín hiệu, cảm biến từ kết nối điện tử. Về cơ bản, robot
không cần phải suy luận (xem xét các cánh tay robot trong dây chuyền lắp ráp),
chúng chỉ cần thực hiện các lệnh được cài đặt sẵn.
+ Robotics là một nhánh của AI, bao gồm các nhánh và ứng dụng khác nhau của
robot.

=> Không phải tất cả các robot đều yêu cầu AI và không phải tất cả AI đều được triển
khai trong robot. Robotics liên quan đến thiết kế của robot, không nhất thiết phải có
AI. Robot có thể là một máy tự động thực hiện một nhiệm vụ bằng cách sử dụng logic
được lập trình sẵn, chẳng hạn như máy hút bụi robot làm sạch, robot phát hiện chướng
ngại vật,... AI là một vấn đề khác, nó liên quan đến trí tuệ nhân tạo - một chương trình
máy tính có khả năng “học hỏi” như con người. Trong khi cả hai thường được liên kết
cao dễ dẫn đến lầm tưởng AI và Robotics là một, ngày ngay có rất nhiều robot được
triển khai AI tạo thành Robot AI (Robot trí tuệ nhân tạo).
Câu 2: Theo bạn, sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo giúp con người tạo ra những
bước đột phá mới hay làm mai một sự sáng tạo vốn có của con người?

2.1. Sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo giúp con người tạo ra những bước đột phá mới:

Giới hạn của trí tuệ con người nằm ở đâu, đây vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp. So
với thời “ăn lông ở lỗ”, ngày nay con người đã có những bước phát triển vượt bậc,
chất lượng cuộc sống được cải thiện rõ rệt. Sự phát triển này có sự hỗ trợ không ít của
các yếu tố công nghệ. Từ lao động thủ công tiêu tốn nhiều sức người nhưng năng suất
thấp, trải qua các cuộc cách mạng công nghiệp, máy móc đã trở thành công cụ đắc lực
trong sản xuất, nâng cao sản lượng đầu ra và giúp tiết kiệm sức người. Đến thế kỷ thứ
XXI, dưới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thế giới đã chứng kiến bước đột phá của
công nghệ số mà biểu tượng là trí tuệ nhân tạo (AI). Đây là thành quả của quá trình
nghiên cứu, phát triển không ngừng nghỉ của con người trong lĩnh vực khoa học, công
nghệ… So với trí tuệ con người, trí tuệ nhân tạo có hiệu suất và độ chính xác cao hơn,
dung lượng thông tin ghi nhớ cũng nhiều hơn gấp nhiều lần. AI hiện đang được ứng
dụng rộng rãi trong nhiều các lĩnh vực như giáo dục, truyền thông, dịch vụ,... và đang
trở thành “cánh tay phải” của con người mà trước đây hiếm có máy móc cơ khí nào có
thể làm được.

Sự ra đời của trí tuệ nhân tạo còn thể hiện sự đột phá trong tư duy của con
người. Chúng ta đã tạo ra những cây con từ tế bào mô thực vật của cây gốc và cả sinh
sản vô tính ở động vật. Còn vấn đề nhân bản con người là điều chưa thể thực hiện
nhưng dựa trên cơ sở nhân bản vô tính ở động thực vật, chúng ta hoàn toàn có thể tạo
ra những cá thể “gần giống người” ở khả năng tư duy từ đó thay thế, hỗ trợ con người
trong những công việc đơn giản chính là AI.

Trí tuệ nhân tạo có thể làm việc liên tục với năng suất cao mà không mệt mỏi như con
người. Chúng cũng không có độ tuổi giới hạn, ngay cả khi người tạo ra chúng mất đi,
những người đương thời vẫn có thể tiếp tục phát triển chúng và tạo ra những bước tiến
mới. Vì vậy, trí tuệ nhân tạo ra đời chứng tỏ con người muốn đột phá mọi giới hạn
về thời gian, sức lực và khả năng của chính mình. Từ những ý tưởng về AI mà con
người sáng tạo thêm, có những phát minh công nghệ mới thì đó chính là minh chứng
cho sự sáng tạo không giới hạn của chính bản thân và bộ não con người. Ví dụ như,
công nghệ nhận diện vật thể của Google Lens hay "Mạng xã hội" não bộ đầu tiên -
BrainNet cho phép ba người truyền ý nghĩ tới đầu nhau, từ đó cho thấy những điều với
năng lực vốn có của con người tưởng chừng như bất khả thi thì chính sự sáng tạo ra
AI đã giúp con người bức phá ra khỏi “vùng an toàn”.

Cuối cùng, trí tuệ nhân tạo thể hiện sự đột phá trong cuộc sống tương lai. Tỷ phú
Bill Gates đã nhận định rằng, 3 lĩnh vực quan trọng có thể tạo ra những bước đột phá
lớn trong cuộc sống tương lai của con người chính là trí tuệ nhân tạo, năng lượng và
khoa học sinh học. Thật vậy, trong tương lai chúng ta hoàn toàn có thể nhìn thấy
khung cảnh con người và trí tuệ nhân tạo cùng sống và cùng làm việc như trong
những bộ phim khoa học viễn tưởng. Trên thế giới đã có 2 sản phẩm của trí tuệ nhân
tạo được xem là thành tựu nổi bật nhất chính là Sophia với hình thù và cách tư duy
gần giống con người nhất và Trí Nhân của Việt Nam với trí tuệ tương đương “cỗ máy
tìm kiếm” Google, tầm hiểu biết vượt xa cả người đã tạo ra nó. Trong tương lai,
những trí tuệ nhân tạo này sẽ phát triển đến đâu, điều này phụ thuộc rất lớn vào sự lập
trình và sáng tạo của con người. AI là sản phẩm do con người sáng tạo ra nên một khi
AI chuyển từ “yếu” sang “mạnh”, càng tiên tiến và đa nhiệm thì con người cũng buộc
phải “nâng cấp” trình độ bản thân. Sự sáng tạo của con người sẽ được mở rộng, phát
huy dựa trên những hỗ trợ từ AI, AI sẽ là công cụ trợ làm nền tảng để cho sự sáng tạo
của con người được hiện thực hóa, khai thác khả năng sáng tạo của con người. Đó là
nền móng của nền “kinh tế tri thức” trong tương lai khi mà số lượng nguồn nhân lực
có trình độ cao ngày càng tăng và vượt trội so với trình độ thấp.

Câu hỏi đặt ra là: “Nếu cho rằng sự xuất hiện AI làm mai một khả năng sáng tạo của
con người thì tại sao tồn tại những phát minh mới trên nền tảng AI?” Phải nhìn nhận
thêm một sự thật là nếu AI làm mai một khả năng sáng tạo của con người thì đã không
có sự ra đời thêm của các sản phẩm công nghệ AI mà chỉ tồn tại một thuật ngữ mang
tên “Trí tuệ nhân tạo” như trong lịch sử.

2.2. Thế nhưng, liệu trong tương lai xa, trí tuệ nhân tạo sẽ soán ngôi về sức sáng tạo
của con người và dần khiến cho khả năng đó của con người bị mai một?

Ngày nay trí tuệ nhân tạo đã bỏ xa con người trong vấn đề tìm kiếm và lưu trữ
thông tin. Trước tiên, về mặt lý thuyết, sự sáng tạo chính là khả năng tìm kiếm và liên
kết các thông tin cũng như kiến thức lại với nhau để tạo ra một thứ mới lạ và hữu ích.
Rõ ràng, khả năng tìm kiếm, lưu trữ và liên kết thông tin dữ liệu chính là thế mạnh của
trí tuệ nhân tạo. Không giống như con người, trí tuệ nhân tạo được vận hành bởi một
hệ thống chung duy nhất nên phát huy tối đa sức liên kết giữa các dữ liệu thông tin.
Một ví dụ điển hình là con người hiện đại đang ngày càng phụ thuộc vào công cụ tìm
kiếm như Google và các ứng dụng nhắc nhở, ghi chú thay vì tự mình tìm tòi và ghi
nhớ thông tin. Từ đó, con người dần mất đi khả năng liên kết và lưu trữ thông tin, và
dĩ nhiên khả năng tự sáng tạo và đưa ra đột phá mới cũng dần bị mai một.

Sẽ có một số lập luận cho rằng: “Sức sáng tạo không chỉ về tính mới lạ, mà có còn
liên quan đến tính hữu dụng. Sức sáng tạo của trí tuệ nhân tạo có thể vượt xa con
người nhưng chưa chắc gì những phát minh của nó là hữu dụng” Đồng ý là vào giai
đoạn đầu, khi khả năng phân tích mong muốn và nhu cầu của con người từ các thông
tin có sẵn của các máy tính sẽ không chính xác 100% và đôi khi sẽ gặp nhiều vấn đề.
Tuy nhiên, trong tương lai xa, việc nắm bắt chính xác nhu cầu và mong muốn của con
người cũng như phân tích các vấn đề mà họ đang gặp phải, phải trở nên cực kỳ chuẩn
xác và tinh xảo, việc trí tuệ nhân tạo đưa ra các giải pháp vừa mang tính đột phá
vừa mang tính hữu dụng không còn là một vấn đề quá khó khăn. Vậy nên trong
tương lai, con người sẽ dần phụ thuộc vào sự sáng tạo được cung cấp sẵn bởi AI, con
người sẽ thiếu nỗ lực để kích thích sự sáng tạo của chính mình.

Tuy nhiên, quá trình tạo lập AI sẽ quyết định kết quả đầu ra của nó, một số người cho
rằng: “Trong trường hợp các thông tin lập trình mà con người nạp vào trí tuệ nhân tạo
ở giai đoạn đầu là những thông tin sai lệch hay thiếu chuẩn xác thì sự sáng tạo của trí
tuệ nhân tạo coi như vô nghĩa”. Ta phải thừa nhận rằng, khi ta đưa những thông tin sai
lệch vào máy tính, thì kết quả trả ra cũng sẽ sai lệch theo. Mới đây có một thử nghiệm
là đặt một số nhãn dán dọc đường, nhằm đánh lừa phần mềm tự động lái trong một
chiếc xe của hãng Tesla, kết quả là chiếc xe đã tự động chuyển làn đường mà không
có bất cứ cảnh báo trước nào. Điều này có thể đe dọa đến tính mạng của con người. Vì
vậy, việc con người cố gắng đưa thông tin sai lệch cho Trí tuệ nhân tạo là điều khó mà
xảy ra.

Hai thế mạnh khác khiến cho AI đang dần vượt qua con người về tính sáng tạo đó
chính là khả năng tự học và tự nâng cấp một cách đồng bộ. Bởi vì con người là
những cá thể riêng biệt nên rất khó để có thể nâng cấp họ một cách đồng bộ và nhất
quán. Tuy nhiên, trí tuệ nhân tạo là một hệ thống hợp nhất có thể giúp cho máy tính
cập nhật những luật lệ, những phát triển mới nhất của nhân loại, từ đó mang lại các giá
trị sáng tạo tiên tiến nhất. Tuy nhiên, cũng sẽ có một số lập luận cho rằng: “Chung quy
lại, những luật lệ và những phát triển mới của nhân loại mà trí tuệ nhân tạo cập nhật
cũng do con người đề ra”. Thực tế, khả năng tự học, tự kiểm tra và tự đưa ra giải pháp
đã được chứng minh thông qua sự kiện chương trình máy tính AlphaZero của Google
đánh bại chương trình máy tính Stockfish 8. Stockfish 8 là nhà vô địch cờ vua máy
tính vào năm 2016. Nó đã được tiếp cận với những kinh nghiệm cờ vua được tích lũy
hàng thế kỷ của loài người. Nó có thể tính toán 70 triệu nước cờ trong vòng một giây.
Trong khi đó, AlphaZero chỉ thực hiện được 80 ngàn nước đi trong vòng 1 giây, và nó
không nhận được bất kỳ sự chỉ dạy nào của con người về chiến lược và màn mở đầu
mang tính tiêu chuẩn. Thay vào đó, AlphaZero sử dụng nguyên lý học máy mới nhất
để tự học bằng cách tự đánh bại chính nó. Và kết quả là, trong 100 trận, AlphaZero
thắng 28 trận và hòa 72 trận và không để thua bất cứ một trận nào. Bởi vì AlphaZero
không học từ con người, nên hầu hết các hướng đi và chiến lược của nó rất lạ đối với
con người.

Không thể phủ nhận rằng, để phát triển sự sáng tạo, con người cần có môi trường và
điều kiện thích hợp. Tuy nhiên, trên thực tế trí tuệ nhân tạo đang dần lấy đi các cơ
hội việc làm của con người. Tự động hóa đã khiến cho đại bộ phận lao động chân tay
bị thất nghiệp. Khi đó, nỗi lo thiếu hụt tài chính sẽ không tạo một điều kiện lý tưởng
để giúp con người phát triển sự sáng tạo của mình. Sẽ có lập luận cho rằng: “Tự động
hóa chỉ ảnh hưởng bộ phận người lao động không có trình độ hoặc trình độ thấp, còn
các công việc đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm lâu năm như bác sĩ, kỹ sư hoặc các
công việc đòi hỏi sự sáng tạo như nhạc sĩ, ca sĩ vẫn sẽ tồn tại”. Tuy nhiên, trong tương
lai, không ai có thể đảm bảo sự tồn tại của bất cứ nghề nghiệp nào. Chúng ta đang dần
chứng kiến sự xuất hiện của các bác sĩ “thông minh”, các ứng dụng sức khỏe, bác sĩ
“nhân tạo” được lập trình và giám sát bởi một hệ thống thuật toán chung. Các bài hát
và giai điệu hoàn toàn có thể được tạo ra bởi thuật toán như cách mà hai nhạc sĩ
Damien Riehl và Noah Rubin sử dụng thuật toán để tạo ra các giai điệu âm nhạc. Tuy
nhiên, có lập luận khác cho rằng: “Khi tự động hóa loại bỏ một việc làm, nó sẽ tạo ra
một việc làm mới đòi hỏi có kỹ năng và trình độ cao hơn, chứ không hoàn toàn tước đi
các việc làm của con người”. Đồng ý rằng con người có thể tự chuyển hóa, học tập
các kinh nghiệm mới để đảm nhận các công việc có yêu cầu cao hơn. Tuy nhiên, cũng
cần nhận thấy rằng, việc chuyển hóa đó sẽ mất rất nhiều thời gian và sự nỗ lực. Không
phải ai cũng vượt qua được những thử thách như vậy. Trong trường hợp, có một số cá
nhân vượt qua được và nắm giữ các vị trí mới, điều đó cho thấy con người đang chạy
theo sự phát triển của trí tuệ nhân tạo chứ không phải tạo ra những giá trị sáng tạo cho
cả bản thân và xã hội. Và nếu trong trường hợp, bằng một cách nào đó, một phần tử
nhỏ có thể tạo ra những sáng kiến cho xã hội, thì ta cũng không thể dựa vào đó và cho
rằng sự sáng tạo của nhân loại được cải thiện.

Quan trọng hơn hết, quyền lực đang dần rơi vào tay của trí tuệ nhân tạo và thuật
toán. Chúng ta không thể làm ngơ trước một sự thật rằng ngày nay con người đang
dần phó thác quyền quyết định cho các thuật toán trong các vấn đề từ việc cơ bản như
“Hôm nay ăn gì?” cho đến các việc lớn lao hơn như “Mình nên học ngành nào?” và
mới đây nhất là câu chuyện “Mình nên hẹn hò với ai?” của các bạn trẻ đang dần được
giải quyết bởi các ứng dụng hẹn hò như Tinder. Trong một thế giới mà con người bị
kiểm soát và định đoạt số mệnh bởi các ứng dụng trí tuệ nhân tạo thì không gian để
con người sáng tạo sẽ dần bị biến mất. Ví dụ như một công ty muốn tạo ra những nội
dung trang web thật sáng tạo và đột phá, tuy nhiên nếu những câu từ trong nội dung
đó không được thuật toán của Google chấp nhận và ưu tiên, những nội dung đó sẽ
không được đẩy lên trang nhất và không tiếp cận được với nhiều người, không mang
lại lợi ích cho bản thân và doanh nghiệp của họ. Từ đó, họ không còn động lực nào để
tiếp tục phát huy sức sáng tạo của mình nữa.

You might also like