You are on page 1of 40

Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị

Báo Cáo Thực Tập

LỜI NÓI ĐẦU

Kính thưa các thầy cô giáo trong Ban Giám Hiệu nhà trường, đồng kính thưa các thầy cô
giáo bộ môn khoa cấp thoát nước, đặc biệt là các thầy cô giáo trong tổ hướng dẫn thực tập
của nhà trường.

Thưa các thầy cô giáo trong suốt bốn năm học ngành cấp thoát nước, được sự dìu dắt chỉ
bảo của các thầy cô giáo, em đã học được nhiều kiến thức cơ bản về ngành cấp thoát nước
qua các môn học như: cấp thoát nước trong và ngoài nhà,mạng lưới cấp nước, mạng lưới
thoát nước, xử lý nước cấp, các môn học tại xưởng... Đó là những môn học cơ bản và rất
cần thiết cho công việc của em sau này.

Để phát triển đất nước ta, nền khoa học kỹ thuật trong công cuộc xây dựng trên thế giới
đã và đang phát triển với một tốc độ rất mạnh mẽ với hàng loạt những thành tựu mới trong
rất nhiều ngành, trong đó có ngành cấp thoát nước. Với phương châm đi tắt đón đầu, đội
ngũ cán bộ kỹ sư, kiến trúc sư, kỹ thuật viên của chúng ta đã biết vận dụng một cách có
hiệu quả và sáng tạo các thành tựu mới nhất của ngành cấp thoát nước trongquá trình thiết
kế và thi công.Vì vậy mà ngành cấp thoát nước cũng đang có xu hướng phát triển nhanh
gắn liền với sự phát triển của đất nước. Tất cả máy móc, trang thiết bị hiện đại, các công
nghệ tiên tiến đã được đưa vào sử dụng có hiệu quả trong ngành cấp thoát nước góp phần
đẩy nhanh tiến độ thi công, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng công trình và góp
phần nâng cao chất lượng đời sống sinh hoạt của con người.

Trong những năm gần đây, nước ta chủ trương đẩy mạnh công cuộc xây dựng một nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước.Đặc biệt là ngành khoa học
kỹ thuật đã và đang đẩy mạnh công tác nghiên cứu, áp dụng các công nghệ kỹ thuật tiên
tiến để phát triển các ngành nghề mà trong đó có ngành cấp thoát nước.

Vì vậy ngành cấp thoat nước hiện nay ngày càng đòi hỏi đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên có
kiến thức rộng và kinh nghiệm thực tế trong ngành nhiều hơn. Do đó em thiết nghĩ những
kiến thức học trong sách vở khi ngồi trên ghế giảng đường chỉ là những kiến thức căn bản

GVHD: Vũ Thị Ngân


SVTH: Lê Thị Hương Trang
Lớp: k13 CTN 1
Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị
Báo Cáo Thực Tập

chưa đủ để có thể giúp em thực hiện tốt công việc sau này. Chính vì thế quá trình thực tập
này là một khoảng thời gian rất có ích cho bản thân để em có thể tiếp cận thực tế, học hỏi
kinh nghiệm của những người đi trước, biết được sự khác nhau giữa học lý thuyết và khi
vào thực tế, đồng thời là tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.

Trong thời gian làm báo cáo thực tập, nhà trường, khoa kỹ thuật môi trường, các thầy cô
đã tạo điều kiện giúp đỡ để em có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bên cạnh sự nỗ lực
của bản thân, được sự hướng dẫn của thầy Đinh Viết Cường là giáo viên hướng dẫn thực
tập, và các anh chị, cô chú, cán bộ kỹ thuật trong Xí Nghiệp nước sạch Gia Lâm( Chi
nhánh Công Ty nước sạch số 2 Hà Nội) nơi em thực tập trong thời gian vừa qua, em đã
học hỏi thêm được nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế, điều đó sẽ giúp bản thân rất
nhiều cho công việc của sau này.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, cảm ơn khoa kỹ
thuật môi trường , các thầy cô hướng dẫn, đặc biệt là thầy Đinh Viết Cườngđã không quản
ngại khó khăn giúp đỡ em hoàn thành nhiệm vụ học tập và thời gian thực tập vừa qua.

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 17 tháng 9 năm 2016

Sinh viên

TRẦN ĐĂNG VÂN

GVHD: Vũ Thị Ngân


SVTH: Lê Thị Hương Trang
Lớp: k13 CTN 2
Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị
Báo Cáo Thực Tập

BÁO CÁO THỰC TẬP

I. Giới thiệu về công ty cổ phần nước sạch số 2 Hà Nội.


1 Thông tin chung.
- Tên công ty: CTY Cổ Phần Nước Sạch Số 2 Hà Nội.
- Địa chỉ: Km0, Đường Nguyễn Văn Linh, Phường Phúc Đồng, Quận Long Biên, Thành
Phố Hà Nội, Việt Nam.
- Giám Đốc: Nguyễn Hữu Thắng.
- Quá trình hình thành và phát triển:

Công ty kinh doanh nước sạch số 2 Hà Nội được thành lập theo quyết định số 2882/QĐ-UB
ngày 31/8/1996 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội trên cơ sở tách Xí nghiệp kinh doanh
nước sạch Gia Lâm thuộc Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội và tiếp nhận Dự án cấp nước Gia
Lâm thuộc nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản tài trợ, với nhiệm vụ chính là khai thác sản
xuất nước sạch đáp ứng nhu cầu dùng nước của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trên địa bàn phía
bắc Thành phố Hà Nội.

Tháng 10 năm 1996, Công ty chính thức đi vào hoạt động trong điều kiện hết sức khó khăn:
năng lực sản xuất nước lớn với một nhà máy và hai trạm sản xuất có tổng công suất thiết kế
46.000m3/ngày đêm nhưng chỉ khai thác sản xuất được 10% công suất thiết kế với hơn 1.100
khách hàng sử dụng nước; nhận thức và nhu cầu sử dụng nước của nhân dân trên địa bàn còn nhiều
hạn chế. Mặt khác, trên địa bàn Công ty quản lý cấp nước còn tồn tại song song hai mạng cấp nước
cũ và mới: mạng cấp nước cũ chảy vỡ, rò rỉ, xuống cấp nghiêm trọng, tỷ lệ nước thất thoát thất thu
lên đến hơn 70% ; mạng lưới cấp nước mới của dự án cấp nước Gia Lâm chỉ có hơn 600 khách
hàng tư nhân, vừa vận hành vừa tiếp tục thi công các hạng mục còn lại của dự án nên công tác khai
thác sản xuất nước và quản lý mạng chưa đồng bộ, tỷ lệ thất thoát nước cao thường xuyên ở mức
40 đến 50%.

Là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nước sạch - một sản phẩm đặc thù mang mục đích
phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Công ty đã không ngừng khắc phục mọi khó khăn, nỗ

GVHD: Vũ Thị Ngân


SVTH: Lê Thị Hương Trang
Lớp: k13 CTN 3
Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị
Báo Cáo Thực Tập

lực phấn đấu từng bước vươn lên và khẳng định qua kết quả hoạt động từng năm. Từ chỗ hoạt
động với nguồn vốn ít ỏi, nước sản xuất ra thất thoát thất thu lớn, thu không đủ bù chi; sau hai năm
hoạt động, năm 1999 Công ty bắt đầu sản xuất kinh doanh ổn định và bước đầu có lãi, hoàn thành
mọi nghĩa vụ nộp ngân sách đối với Nhà Nước.

Với mục tiêu tập trung nâng cao năng lực sản xuất, phát triển mạng lưới mở rộng diện tích
cấp nước, phát triển khách hàng, trong những năm qua Công ty đã thực hiện hàng loạt các dự án
phát triển nguồn, phát triển mạng đường ống cấp nước từ đó tạo tiền đề tăng trưởng và phát triển
sản xuất kinh doanh, đảm bảo khả năng cung cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho nhân dân
và các cơ quan trên địa bàn quản lý.

Tháng 6/2008, thực hiện Quyết định số 367/QĐ - UBND ngày 22/01/2008 của Uỷ ban nhân
dân Thành phố Hà Nội về việc chuyển Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội sang hoạt động theo
hình thức Công ty Mẹ - Công ty Con. Tiếp đến tháng 7/2010, Công ty kinh doanh nước sạch số 2
Hà Nội chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nước sạch số 2 Hà Nội theo
quyết định số 3464/QĐ-UBND ngày 13/7/2010 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội.Ngày
08/06/2015 UBND Thành Phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2588/QĐ-UBND về việc chuyển
Công ty TNHH MTV Nước Sạch Số 2 Hà Nội thành Công Ty Cổ Phần Nước Sạch Số 2 Hà Nội
với vốn điều lệ 568 tỷ đồng và giữ nguyên tên công ty từ đó đến nay ,việc chuyển đổi doanh
nghiệp theo chủ trương của Chính Phủ là tiền đề tạo ra những nhân tố tích cực giúp cho công tác
chỉ đạo điều hành, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Qua 20 năm xây dựng và phát triển, có thể nói thành tựu nổi bật nhất của Công ty là đã bằng
chính nội lực của mình, phối hợp tốt với chính quyền địa phương tuyên truyền vận động nâng cao
nhận thức của người dân trên địa bàn về sử dụng và bảo vệ công trình cấp nước một cách có hiệu
quả, làm tốt công tác phát triển mạng lưới, phát triển khách hàng với 100% khách hàng được lắp
đặt và thanh toán tiền nước qua đồng hồ, dịch vụ cấp nước đảm bảo, giảm tỷ lệ thất thoát thất thu
nước từ 70% xuống 11,50% năm 2015 và dự kiến xuống 11,32 % vào năm 2016.

20 năm xây dựng và trưởng thành, với sự phấn đấu bền bỉ, liên tục và đạt được nhiều thành tích
xuất sắc về mọi mặt, Công ty đã được Nhà nước, Chính phủ, các Bộ, Ngành khen tặng nhiều phần

GVHD: Vũ Thị Ngân


SVTH: Lê Thị Hương Trang
Lớp: k13 CTN 4
Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị
Báo Cáo Thực Tập

thưởng cao quý. Đặc biệt, ghi nhận quá trình phấn đấu vươn lên không ngừng của một doanh
nghiệp trong thời kỳ đổi mới: năm 2004, Công ty được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động
hạng Ba và năm 2013 vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì là đơn vị
có thành tích xuất sắc, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.

Tự hào với kết quả được xây đắp bởi sức lực, trí tuệ của mỗi thành viên, kế thừa và phát huy
truyền thống tốt đẹp; đoàn kết, đồng lòng để phát triển, khẳng định vị trí, vai trò và thương hiệu
của Công ty trên địa bàn được giao quản lý, Công ty Nước sạch số 2 Hà Nội tiếp tục vươn lên,
xứng đáng là doanh nghiệp có uy tín, có trách nhiệm, thực hiện cung cấp nước sạch đảm bảo chất
lượng, dịch vụ tốt; góp phần cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao tính văn minh đô thị và sự
nghiệp phát triển của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.

GVHD: Vũ Thị Ngân


SVTH: Lê Thị Hương Trang
Lớp: k13 CTN 5
Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị
Báo Cáo Thực Tập

2. Mô hình tổ chức Công Ty Nước Sạch Số 2 Hà Nội.

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

GIÁM ĐỐC CÔNG TY

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG TỔ PHÒNG TÀI PHÒNG KẾ PHÒNG


BAN QUẢN
CHỨC HÀNH CHÍNH KẾ HOẠCH KINH
LÝ DỰ ÁN
CHÍNH TOÁN KỸ THUẬT DOANH

XÍ XÍ XÍ NGHIỆP XÍ
TRUNG XÍ NGHIỆP XÍ NGHIỆP
NGHIỆP NGHIỆP NƯỚC NGHIỆP
TÂM KIỂM KHẢO SÁT XÂY LẮP
KINH NƯỚC SẠCH NƯỚC
ĐỊNH, SỬA TƯ VẤN CÔNG
DOANH SẠCH GIA LONG SẠCH
ĐỒNG HỒ THIẾT KẾ TRÌNH
DỊCH VỤ LÂM BIÊN ĐÔNG
ANH

GVHD: Vũ Thị Ngân


SVTH: Lê Thị Hương Trang
Lớp: k13 CTN 6
Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị
Báo Cáo Thực Tập

II. Giới thiệu về Xí Nghiệp nước sạch Gia Lâm.


- Tên Xí Nghiệp: Xí Nghiệp Nước Sạch Gia Lâm(Chi nhánh Công ty cổ phần
nước sạch số 2 Hà Nội).
- Địa Chỉ : Thôn 7,Xã Đình Xuyên,Huyện Gia Lâm,Thành Phố Hà Nội.
- Giám Đốc Chi Nhánh: Ông Kiều Quốc Hoàn.

1,Quá trình hình thành và phát triển :

 Xí nghiệp nước sạch Gia Lâm được thành lập theo quyết định số 30/QĐ-HĐQT ngày
07/01/2016 của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần nước sạch số 2 Hà Nội về việc thành lập
chi nhánh Công ty cổ phần nước sạch số 2 Hà Nội –Xí nghiệp Nước sạch Gia Lâm.
 Tính đến tháng 6-2016 toàn xí nghiệp có 88 lao động. Số lao động ký hợp đồng
không xác định thời hạn là 56 người, số lao động ký hợp đồng có thời hạn là 31
người và số lao động kí hợp đồng thử việc là 01 người.
 Xí nghiệp gồm có 2 trạm sản xuất nước là trạm Yên Viên(Công suất thiết kế 7200
m3/ngđ nhưng chỉ hoạt động với 50% công suất) cấp nước cho khu vực phía Bắc
Đuống Huyện Gia Lâm. Trạm Kiêu Kỵ ( Công suất 4500 m3/ngđ) cấp nước cho các
xã Kiêu Kỵ,Dương Xá, Dương Quang, Đặng Xá, Phú Thị.
 Nguồn cấp nước từ nhà máy Gia Lâm thông qua 3 đồng hồ (Trâu Quỳ DN-350 từ,
Cầu Bây –DN300 cơ,Đông Dư –DN 250 từ) với sản lượng cấp bình quân ngày thong
qua 3 đồng hồ tổng chia nước từ 10.000÷11.000 m3/ngđ.
 Mạng lưới chiều dài tuyến ống của Xí nghiệp Gia Lâm đang quản lý tính đến ngày
30/6/2016 là 562.239 m.
- Tại khu vực Trâu Quỳ tổng chiều dài đường ống từ(DN20÷DN400) là:438.669m,
171 tru cứu hỏa và 24 đồng hồ chia nước và phân tuyến (DN100÷DN400), có 9

GVHD: Vũ Thị Ngân


SVTH: Lê Thị Hương Trang
Lớp: k13 CTN 7
Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị
Báo Cáo Thực Tập

điểm quan trắc áp lực 54 điểm xả cặn đường kính từ DN(80÷200),24 điểm xả khí
cấp nước cho 23.390 khách hàng.Tổng sản lượng cấp bình quân 14.500 m3/ngđ.
- Tại khu vực Yên Viên tổng chiều dài đường ống từ (DN20 ÷DN400) là 124.570 m,
34 trụ cứu hỏa,9 đồng hồ phân tuyến (DN150 ÷ DN200), có 5 điểm quan trắc áp lực
57 điểm xả cặn đường kính từ DN(80 ÷ 100), 28 điểm xả khí cấp nước cho 9.055
khách hàng.

2.Mô hình tổ chức Xí Nghiệp

Giám Đốc

PGĐ Kinh Doanh PGĐ Kỹ Thuật

Bộ Phận Phòng Bộ Phận Bộ Phận Phòng Trạm Yên Đội Quản Lý


Kĩ Thuật Thiết Kế Quản Lý 1 Cửa Kế Toán Viên,Trạm địa bàn :Yên
-Thi Khách Kiêu Kỵ Viên Và
Công Hàng Trâu Quỳ

3. Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban.

- Bộ phận kĩ thuật:

 Tiếp nhận, theo dõi, yêu cầu các bộ phận thực hiện theo quy định về công tác
cấp nước mới, cải tạo chuyển nguồn, nâng cốt đồng hồ…cho các khách hàng từ
nhân, cơ quan trên địa bàn Xí nghiệp theo phân cấp của Công ty.
 Thực hiện công tác khảo sát, thiết kế các công trình lắp mới, cải tạo…cho các
khách hàng tư nhân, cơ quan trên địa bàn Xí nghiệp quản lý theo phân cấp của
Công ty.

GVHD: Vũ Thị Ngân


SVTH: Lê Thị Hương Trang
Lớp: k13 CTN 8
Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị
Báo Cáo Thực Tập

 Thực hiện công tác giám sát thiết kế, thử áp lực, đấu giáp, xúc xả và nghiệm thu
các công trình cấp nước trên địa bàn Xí nghiệp.
 Nghiên cứu, đề xuất và xây dựng các biện pháp nhằm bảo vệ an toàn lao động –
vệ sinh lao động đối với người và máy móc thiết bị trong Xí nghiệp.
 Xây dựng quy trình làm việc trong nội bộ và các quy trình giải quyết các công
việc có liên quan tới bộ phận khác trong Xí nghiệp.
 Thực hiện các công việc khác do Xí nghiệp giao liên quan đến công tác kỹ thuật
trên toàn bộ HTCN.
 Đề xuất mua sắm vật tư dự phòng phục vụ công tác sản xuất kinh doanh, theo
dõi quản lý cấp phát vật tư.
 Thực hiện việc thống kê, phân tích và báo cáo các số liệu liên quan đến quản lý
nước thất thoát.
 Lưu trữ các tài liệu, hồ sơ kỹ thuật của các dự án cấp nước trên địa bàn. Quản lý
bản vẽ hoàn công, quản lý sơ đồ hệ thống cấp nước.
 Cung cấp thông tin hệ thống kỹ thuật công trình ngầm theo quy định.

-Phòng thiết kế - thi công:

 Quản lý mạng và chống thất thoát, thất thu.

 Thực hiện công tác giám sát thiết kế, thử áp lực, đấu giáp, xúc xả và nghiệm thu
các công trình cấp nước trên địa bàn Xí nghiệp.
 Nghiên cứu, đề xuất và xây dựng các biện pháp nhằm bảo vệ an toàn lao động –
vệ sinh lao động đối với người và máy móc thiết bị trong Xí nghiệp.
 Xây dựng quy trình làm việc trong nội bộ và các quy trình giải quyết các công
việc có liên quan tới bộ phận khác trong Xí nghiệp.
 Thực hiện các công việc khác do Xí nghiệp giao liên quan đến công tác kỹ thuật
trên toàn bộ HTCN.
 Đề xuất mua sắm vật tư dự phòng phục vụ công tác sản xuất kinh doanh, theo
dõi quản lý cấp phát vật tư.
 Thực hiện việc thống kê, phân tích và báo cáo các số liệu liên quan đến quản lý
nước thất thoát.

GVHD: Vũ Thị Ngân


SVTH: Lê Thị Hương Trang
Lớp: k13 CTN 9
Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị
Báo Cáo Thực Tập

 Lưu trữ các tài liệu, hồ sơ kỹ thuật của các dự án cấp nước trên địa bàn. Quản lý
bản vẽ hoàn công, quản lý sơ đồ hệ thống cấp nước.
 Cung cấp thông tin hệ thống kỹ thuật công trình ngầm theo quy định.

-Bộ phận quản lý khách hàng:

 Xây dựng phương án kinh doanh nước sạch cho phù hợp với từng thời kỳ phát
triển của Xí nghiệp.
 Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch ghi thu tiền nước. Tổng hợp, phân tích, đánh giá
tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của các đội quản lý khách hàng và toàn
xí nghiệp theo định kỳ.
 Quản lý hóa đơn đặc thù do công ty in theo quy định của Bộ tài chính. Quyết
toán sử dụng hóa đơn nước của Xí nghiệp với Công ty theo định kỳ.
 Theo dõi dữ liệu khách hàng truyền về Công ty, đảm bảo dữ liệu đồng bộ, thống
nhất từ Xí nghiệp đến Công ty.
 Quản lý, duy trì, vận hành phần mềm, xử lý các sự cố đột xuất, lỗi hệ thống phần
mềm ghi thu và dịch vụ khách hàng.
 Lập kế hoạch mua sắm máy móc, thiết bị, bảo dưỡng định kỳ duy trì Hệ thống
phần mềm.
 Xây dựng giá nước bình quân, tỷ lệ nước và kế hoạch doanh thu cho các đội
quản lý khách hàng trong Xí nghiệp.
-Phòng kế toán:

 Tổ chức công tác kế toán, thống kê và bộ máy kế toán phù hợp với công tác tổ
chức SXKD theo yêu cầu hoạt động và phát triển của Xí nghiệp.
 Thực hiện ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển, sử
dụng tài sản, vật tư, tiền vốn của Xí nghiệp, do Công ty cấp trong quá trình thực
hiện và kết quả từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện thu chi tài chính, việc giữ gìn và sử dụng
tài sản, vật tư, tiền vốn; giảm thiểu lãng phí, vi phạm chế độ, quy định của Tài
chính, Công ty, Xí nghiệp.

GVHD: Vũ Thị Ngân


SVTH: Lê Thị Hương Trang
Lớp: k13 CTN 10
Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị
Báo Cáo Thực Tập

 Xây dựng kế hoạch tài chính của Xí nghiệp. Thực hiện công tác kế toán hạch
toán chi phí nội bộ, do Công ty cấp theo đúng quy định của Tài chính, Công ty,
Xí nghiệp.
 Thực hiện đúng và phổ biến chính sách chế độ quản lý tài chính của Nhà nước
với các bộ phận liên quan khi cần thiết.
 Xây dựng quy trình làm việc với các bộ phận liên quan và ra các văn bản kịp
thời theo yêu cầu của công việc, quy định của Tài chính, Công ty.
 Cung cấp số liệu, tài liệu cho Ban lãnh đạo Xí nghiệp điều hành hoạt động sản
xuất kinh doanh.
 Báo cáo bằng bảng biểu các số liệu cho Ban lãnh đạo Xí nghiệp, Công ty theo
đúng yêu cầu, quy định của Xí nghiệp, Công ty, Tài chính.
 Tổ chức lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán, bảo mật số liệu kế toán.

 Thực hiện các công việc khác liên quan đến công tác Tài chính kế toán.

 Chịu sự chỉ đạo theo ngành dọc của Công ty và chủ động thực hiện công việc do
Công ty yêu cầu, báo cáo Giám đốc kết quả thực hiện.
-Bộ phận 1 cửa:

 Thỏa thuận đấu nối nguồn cấp nước cho cơ quan.

 Lắp đặt đồng hồ nước cho cơ quan, hộ gia đình.

 Di dời thay đổi đường ống cấp nước, vị trí cụm đồng hồ đo nước.

 Thay đổi đồng hồ đo nước.

 Kiểm tra, kiểm định đồng hồ đo nước.

 Tạm ngừng, mở lại nguồn cấp nước.

 Thay đổi thông tin; Kí lại hợp đồng dịch vụ cấp nước; Xác định đơn giá bán
nước theo mục đích sử dụng; Thay đổi mục đích sử dụng.

- Đội quản lý ĐB Yên Viên:

GVHD: Vũ Thị Ngân


SVTH: Lê Thị Hương Trang
Lớp: k13 CTN 11
Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị
Báo Cáo Thực Tập

 Đảm bảo mục tiêu cấp nước an toàn, ổn định chống thất thoatsthaats tu sảnha ẩm
nước sạch, an toàn tài sản, vật tư, thiết bị được giao quản lý; an toàn vệ sinh lao
động phòng chống cháy nổ.
 Tổ chức và thực hiện quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng vận hành an toàn toàn bộ hệ
thống mạng lưới cấp nước và Trạm bơm tăng áp khu vực được giao quản lý theo
đúng quy, trình quy định chế độ vận hành .v.v.v., của Xí nghiệp và Công ty.
 Tổ chức và thực hiện ghi, thu tiền nước , quản lý khách hang theo đúng quy
định.
 Đầu mối giáo dịch với các cấp chính quyền địa phương từ cấp xã thị trấn xuống
các tổ dân phố, thôn, cụm dân cư…để thực hiện công tác phối hợp trong quá
trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ và phát triện khách hàng.
 Thực hiện các nhiệm vụ khác được Xí nghiệp giao.

III. Giới thiệu công nghệ( Trạm cấp nước Yên Viên thuộc xí nghiệpNước sạch Gia Lâm
)
1. Dây chuyền công nghệ của trạm cấp nước Yên Viên

GVHD: Vũ Thị Ngân


SVTH: Lê Thị Hương Trang
Lớp: k13 CTN 12
Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị
Báo Cáo Thực Tập

SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ TRẠM CẤP NƯỚC YÊN VIÊN

Trạm bơm Nhà hóa


giếng chất
Nhà clo

xút phèn

Dàn mưa Bể trộn và Bể phản Bể lọc Bể chứa


ứng+lắng tự rửa nước sạch
Bể tiếp
xúc lamen

Trạm bơm
GVHD: Vũ Thị Ngân Hệ thống xử lý bùn
cấp 2
SVTH: Lê Thị Hương Trang căn, máy ép cặn
Lớp: k13 CTN 13
Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị
Báo Cáo Thực Tập

Hướng của các dung dịch hóa chất

Hướng nước chảy qua các

Công trình xử lý nước sạch

Hướng nước qua các công trình

xử lý nước xả lắng, rửa lọc

2. Hệ thống trang thiết bị


2.1 Giếng khai thác nước.

* QUY TRÌNH VẬN HÀNH GIẾNG YV 1+2+4+5+6

a.Công tác chuẩn bị:


Kiểm tra tình trang thiết bị, tuyến ống và hệ thống điện, tủ điện, thông số kỹ thuật trước
khi vận hành.
Giếng YV1 gồm có 1 động cơ bơm ITALY:
U : 375 ÷ 415 V ; I : 40 A
Công suất : 18,5 Kw ; Q : 85 m3/h ; P : 4 bar
+ Kiểm tra điện áp đảm bảo 375V ÷ 415V tại đồng hồ vôn kế trên tủ điện (xoay công
tắc để kiểm tra từng pha).
+ Độ lệch giữa các pha 10V
+ Kiểm tra tổng thể các tủ điện, dây cáp điện của giếng kịp thời phát hiện các hiện
tượng lạ.

GVHD: Vũ Thị Ngân


SVTH: Lê Thị Hương Trang
Lớp: k13 CTN 14
Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị
Báo Cáo Thực Tập

+ Kiểm tra các van khóa trong trạm bơm giếng, trên đường ống nước thô yêu cầu các
van phải đảm bảo đóng mở nhẹ nhàng, kín khít.
+ Kiểm tra tín hiệu mức nước, đồng hồ đo nhiệt độ động cơ, các lỗi ( nếu có ) hiển thị
trên tủ điều khiển.
+ Đóng các attomat điều khiển của bơm vận hành.
+ Chuẩn bị các phơi, sổ sách để thực hiện ghi chép đầy đủ các thông số kỹ thuật, theo
yêu cầu.
b. Kỹ thuật vận hành
 VẬN HÀNH TẠI CHỖ :
1. Xoay khóa chuyển mạch Tại chỗ - Từ xa về vị trí Tại chỗ.
2. Kiểm tra van đẩy của giếng đóng hết, sau đó mở 0,5 vòng, mở van xả khí (vòi đồng
15 dưới đồng hồ P). Van đồng hồ áp lực P và van xả khí luôn mở.
3. Nhấn nút “ON” tại tủ điển điều khiển khởi động bơm giếng. Đóng van xả khí sau
khi đã lên nước.
4. Mở từ từ van đẩy (khoảng 1,5 vòng) theo dõi dòng vận hành I qua đồng hồ Ampe,
đồng hồ áp lực, lưu lượng qua đồng hồ ở mức đảm bảo theo quy định.
5. Ghi chính xác các chỉ số nước, các chỉ tiêu kỹ thuật như U, I cả 3 pha, P từng giờ vào
phơi phiếu theo dõi vận hành của giếng.
 VẬN HÀNH TỪ XA :
1. Xoay khóa chuyển mạch Tại chỗ - Từ xa về vị trí Từ xa.
2. Mở van đầu đẩy đã được định vị trước về áp lực.
3. Ấn nút chạy bơm trên bảng điện trong nhà điều hành, đèn tín hiệu bật sáng báo bơm
đang chạy, và tín hiệu dòng chảy cùng lưu lượng hiển thị trên máy tính.
 Lưu ý : Việc vận hành từ xa chỉ được thực hiện khi đảm bảo tất cả các vấn đề kỹ
thuật giếng vận hành tốt. Người vận hành tại trạm bơm cấp II cần phối hợp chặt chẽ
với người trực giếng để đảm bảo vấn đề kỹ thuật.

c. Dừng bơm
1. Từ từ khép van đẩy đến gần hết, nhấn nút “OFF”. Giếng dừng khép hết van đẩy lại.
2. Ghi sổ nhật ký các thông số kỹ thuật của giếng để bàn giao ca sau theo dõi.

d. Các điểm lưu ý


1. Khi công nhân vận hành phát hiện thấy hiện tượng lạ thì dừng giếng báo cáo Trạm
trưởng.

GVHD: Vũ Thị Ngân


SVTH: Lê Thị Hương Trang
Lớp: k13 CTN 15
Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị
Báo Cáo Thực Tập

2. Thường xuyên kiểm tra các thông số kỹ thuật và các đầu cốt nối dây, cáp điện động
lực nếu thấy quá nóng, có mùi khét thì dừng giếng báo cáo lãnh đạo vận hành giếng
khác.
3. Bơm giếng đang chạy tự nhả:
+ Do chất lượng điện, báo cáo Trạm trưởng và kiểm tra lại điện áp trong khung vận
hành (kiểm tra các pha ở mức Ud=380-400V, Up=200-220A), nhấn phím RESET và
vận hành lại theo đúng quy trình.
+ Do cạn nước, đợi nước phục hồi, vận hành lại khép bớt van đẩy, ghi chỉ số đồng hồ
áp lực P và số vòng van mở báo cáo Trạm trưởng.
+ Do nhiệt độ động cơ cao hơn bình thường ( hiển thị trên đồng hồ đo nhiệt độ t o>
45oC) cần báo cáo Trạm trưởng để có phương án xử lý.
+ Đèn sự cố sáng, kiểm tra lại chế độ mở van và điện áp có nằm trong khung vận hành
không, nếu chưa xác định được nguyên nhân, dừng giếng và báo cáo Trạm trưởng,
vận hành giếng khác.
Theo dõi tuyến ống nước thô từ giếng về trạm, bất cứ hiện tượng lạ xảy ra trên tuyến
ống phải báo cáo Trạm trưởng để có phương án thích hợp

2.2: Giàn mưa.

- Dàn mưa có 2 sàn đập 1 sàn thu


- Kết cấu: Bêtông cốt thép
- Nguyên lí: Chia thành ống nhỏ, tia nhỏ ( ống xương cá ) chia nhỏ lượng nước, tiếp xúc
không khísàn đập làm vỡ nước hút không khí tang lượng ôxi ( hố thu châm phèn và sút ),
bơm phèn và sút lên ống chảy cùng với nước ( bể trộn ) hòa lẫn phèn sút và lượng nước xử
lý sơ bộ.

- Mục đích của quá trình làm thoáng là cân bằng lại áp lực của khí quyển cho nước, làm giàu
ôxi cho nước, giải phóng các khí hoà tan có mặt trong nước như:CO2, H2S, làm tăng độ pH
của nước, chuyển sắt hoá trị II thành sắt hoá trị III.
Khi trong nước có ôxi hoà tan sắt ( II ) ở dạng hoà tan sẽ bị ôxi hoá chuyển thành sắt ( III )
ở dạng không tan.
Ống phun mưa có nhiệm vụ tạo ra các tia nước nhỏ để tăng cường tiếp xúc giữa nước với
không khí.
GVHD: Vũ Thị Ngân
SVTH: Lê Thị Hương Trang
Lớp: k13 CTN 16
Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị
Báo Cáo Thực Tập

Sàn đập có nhiệm vụ chuyển hình dạng nước từ dòng tia sang dạng hạt đường ống va đập
và được lập lại để tăng cường tiếp xúc giữa nước với không khí.
Sàn thu nước có nhiệm vụ tập trung thu nước sau khi qua dàn mưa để dẫn nước vào bể
lắng.
 Hình ảnh giàn mưa kết hợp bể trộn:

2.3: Bể phản ứng + lắng Lamen.


- Trạm gồm có 4 bể lắng lamen được lắp ghép hoàn toàn bằng thép rất thuận tiện cho việc
di chuyển và tháo lắp, giá thành rẻ hiệu quả sử dụng cao và độ bền cao
* Nguyên tắc hoạt động

GVHD: Vũ Thị Ngân


SVTH: Lê Thị Hương Trang
Lớp: k13 CTN 17
Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị
Báo Cáo Thực Tập

Nguyên lý hoạt động của bể lắng lamen:


Bể lắng lamen hoạt động dựa trên sự kết hợp giữa hai cùng làm việc trong cùng một
bể đó là vùng keo tụ - tạo bông và vùng lắng lớp mỏng.
Nước sau bể phản ứng qua dàn ống (4) đục lỗ được phân phối đều khắp bề mặt bể
lắng. Dòng nước dâng lên khoang (5) theo modul tấm lắng (6), phần lớp bùn được
lắng xuống khoang thu cặn (9), các bông cặn có tính chất lơ lửng khó lắng còn lại
được tách tại tấm lắng (6). Phần nước trong được thu trên bề mặt tấm lắng (6) bằng
máng thu răng cưa (7)đưasang bể lọc qua ống dẫn (8).
Tấm lắng (6) đặt nghiêng một góc 60độ so với phương ngang được ghép tạo thành
các hình lục giác có đường kính 50mm, tấm lắng này làm tăng diện tích bề mặt đáy
bể lắng, (Diện tích bể lắng lamen thường giảm 5,26 lần so với bể lắng ngang) và
không bị uốn cong dưới tác động của trọng lượng bùn.

Để đảm bảo thu nước đều trên toàn bộ chiều dài bể lắng các máng thu nước (7) xẻ
hình răng cưa. Nước chảy trong máng luôn là chế độ chảy tầng và dòng luôn ở trạng
thái ổn định.
Phần bùn lắng dưới khoang thu cặn (9) được xả ra hồ chứa bùn theo định kỳ qua van
điều khiển trên đường ống xả. Khoang thu cặn (9) được thiết kế với đáy côn có góc
rất nhỏ do vậy phần bùnđược nén xuống và xả ra ngoài rất triệt để.

 Hình ảnh bể lắng lamen kết hợp với bể phản ứng:

GVHD: Vũ Thị Ngân


SVTH: Lê Thị Hương Trang
Lớp: k13 CTN 18
Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị
Báo Cáo Thực Tập

GVHD: Vũ Thị Ngân


SVTH: Lê Thị Hương Trang
Lớp: k13 CTN 19
Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị
Báo Cáo Thực Tập

2.4 Bể lọc.

- Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình làm trong, nhằm tách các cặn bẩn, hạt keo và 1
phần các vi sinh vật trong nước. Quá trình này được thực hiện tại khu bể lọc. Bể lắng xử lý
sơ bộ và bể lọc xử lý các bông cặn nhỏ.
1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bể lọc tự rửa

GVHD: Vũ Thị Ngân


SVTH: Lê Thị Hương Trang
Lớp: k13 CTN 20
Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị
Báo Cáo Thực Tập

Quá trình lọc:


Nước thô từ ống 1 chảy vào bể lắng 2, thông qua ống 3 đến trên bề mặt vật liệu lọc 5, chảy
trên bản khuyếch tán và phân bố đều trên tầng lọc sau đó tự lọc xuống. Nước sau khi lọc

GVHD: Vũ Thị Ngân


SVTH: Lê Thị Hương Trang
Lớp: k13 CTN 21
Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị
Báo Cáo Thực Tập

qua tầng đỡ chảy vào hệ thống, chảy từ phía dưới 8 rồi thông qua vách 9 chảy lên đến két
nước rửa lọc 10. Khi mực nước trong két nước rửa lọc 10 cao hơn miệng ống 11 dẫn nước
sạch qua ống 12 đến bể chứa nước sạch. Quán trình tự rửa: Trong quá trình lọc, tạp chất
không ngừng tăng lên dẫn đến tổn thất áp lực cũng tăng lên theo, do đó mực nước ở ống xi
phông ngược 13 không ngừng lên cao. Khi mực nước lên đến đỉnh ống 13, tổn thất áp lực
lên đến 1,5 ÷ 2m thì nước chảy từ xi phông xuống ống 16, ống hút khí 15 cũng không
ngừng giảm, từ đó chân không của ống xi phông 13 tăng, lúc này mực nước trong ống xi
phông tăng lên rất nhanh và lên đến đỉnh ống. Khi ống 13 được thoát hết khí và hình thành
xi phông. Sau khi ống xi phông hình thành, áp lực trên bề mặt vật liệu lọc giảm, nước sạch
ở két nước rửa lọc 10 theo vách 9 chảy vào ngăn lọc qua ống xi phông 13 chảy ra ngoài
theo ống 16 và hình thành sự tự rửa vật liệu.Nước rửa qua ống xi phông chảy vào hố 17
thoát qua ống 18 chảy vào cống thoát nước. Khi rửa lọc, nước trong két 10 hạ thấp đến vị
trí cuối ống 15, lúc đó không khí qua ống 15 vào ống 13 làm phá vỡ chân không, quá trình
rửa lọc ngưng và lại bắt đầu quá trình lọc tiếp theo. Trong thời gian rửa lọc, để tránh lượng
chảy theo hướng nước rửa, có thể dùng động cơ hay thuỷ lực khống chế nước chảy vào bể
lọc. Khi rửa hệ thống tự động ngừng cấp nước nguồn vào bể lọc, kết thúc quá trình rửa hệ
thống mở van cho nước nguồn vào bể lọc.
2. Ưu điểm của bể lọc tự rửa
- Tự động rửa lọc khi vật liệu lọc bẩn. - Thiết kế nhỏ gọn, được chế tạo sẵn, quá trình rửa
lọc được thực hiện tự động hoàn toàn, không có yêu cầu về bảo trì, bảo dưỡng thiết bị
thường xuyên quản lý vận hành đơn giản, khả năng tự động hoá cao, chỉ cần một người
đảm nhận công tác định kỳ kiểm tra thiết bị. - Thiết bị có đủ điều kiện về công nghệ và kỹ
thuật để thay thế các dạng bể lọc truyền thống cải tạo và nâng cấp quy mô, hiệu quả hoạt
động của các mô hình cấp nước nông thôn phổ biến hiện nay. - Công nghệ này phù hợp với
mô hình cấp nước quy mô vừa và nhỏ cho các khu vực nông thôn, vùng trung du, vùng sâu
vùng xa.

GVHD: Vũ Thị Ngân


SVTH: Lê Thị Hương Trang
Lớp: k13 CTN 22
Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị
Báo Cáo Thực Tập

 Hình ảnh bể lọc:

Rửa bể nhằm mục đích: khôi phục chức năng làm việc của bể, đảm bảo chất lượng nước
và tốc độ lọc theo quy định, sắp xếp lại vật liệu lọc( do quá trình lọc làm cho vật liệu
nhỏ chiu xuống dưới, vật liệu lọc không còn độ xốp ban đầu.

 An toàn lao động khi làm việc tại bể lắng và bể lọc


- Tuân thủ các quy định về an toàn lao động trên cao:
- Người không nhiệm vụ thì không được lên bể
- Đúng quy định về trang thiết bị bảo hộ lao động
- Không đi guốc, dép cao khi làm việc trên bể
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ hành lang, lan can xung quanh các bể, không để rêu mọc,
nước đọng.
- Không làm việc trên các bể khi mưa to, bão lớn
- Vận hành thiết bị, thiết bị đóng mở các van của bể: Phải thực hiện các quy trình kĩ thuật
để tránh hỏng hóc và gây tai nạn lao động.
GVHD: Vũ Thị Ngân
SVTH: Lê Thị Hương Trang
Lớp: k13 CTN 23
Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị
Báo Cáo Thực Tập

- Khi vận hành hoặc kiểm tra các bể: Phải có ít nhất hai người để khi xảy ra tai nạn lao
động thì có người hỗ trợ hoặc thông báo cho người khác biết
Khi xảy ra tai nạn lao động: Báo ngay cho người phụ trách biết, đồng thời sơ cứu cho
người bị nạn. Nếu tai nạn nghiêm trọng thì phải đưa ngay tới bệnh viện
2.5 Nhà clo
- Phương pháp này có tính sát trùng rất cao, chống được nhiễm trùng trở lại của nước.
Tuy nhiên vốn đầu tư ban đầu rất lớn. Chi phí quản lý vận hành phức tạp nhưng khi sử
dụng thì giá thành lại rẻ
- Mục đích của khử trùng:
+Loại trừ những vi sinh vật và vi khuẩn mà bể lọc không giữ lại được đẩm bảo chất lượng
vệ sinh của nước đã xử lý trước khi đưa ra mạng.
+Cung cấp một lượng Clo dư để tiếp tục khử trùng nếu xảy ra tái ô nhiễm trong quá trình
vận chuyển nước đến các hộ tiêu thụ.
+Lượng Clo dư chỉ thay đổi khi có dịch bệnh hoặc ô nhiếm đường ống.
- Bảo quản bình clo:
+ Bình clo đang sử dụng nhất thiết phải còn trong thời gian kiểm định

+ Khi vận chuyển trên xe nhất thiết không được xếp bình dọc theo chiều vận chuyển của xe

+ Không lăn bình từ trên oto xuống mà phải cẩu nhẹ nhàng

+ Khi sử dụng nên lần lượt theo thứ tự nhận về, tránh để quá lâu làm van đầu bị tắc cứng

+ Phòng chứa clo phải thoáng và không để ánh nắng chiếu vào

2.6 Bể chứa

GVHD: Vũ Thị Ngân


SVTH: Lê Thị Hương Trang
Lớp: k13 CTN 24
Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị
Báo Cáo Thực Tập

- Trạm cấp nước Yên Viên có 1 bể chứa, cấu tạo bằng sắt thép có dạng hình trụ tròn và đặt
nổi hoàn toàn trên mặt đất điều này giúp tăng cốt chiều cao đặt bơm không phải đào đắp
nhiều.

 Chức năng của bể chứa:


- Là công trình chứa nước sạch và điều hòa lượng nước giữa trạm bơm cấp I ( giếng) và
trạm bơm cấp II ( bơm vào mạng lưới cấp nước ).

- Giúp lưu lại nước trong bể tối thiểu để đảm bảo cho việc hòa trộn và khử trùng.

- Dự trữ một lượng nước chưa qua khử trùng để dùng cho nội bộ nhà máy( như rửa bể lọc,
xì cọ bể, mồi bơm....) thông thường ngăn chứa này chứa bằng hai lần rử bể.

- Dự trữ một lượng nước đủ để phục vụ công tác chữa cháy ở những nơi mạng lưới nhà
máy cung cấp khi cần thiết.

2.7 Trạm bơm cấp II

- Chức năng và tác dụng của trạm bơm cấp II.


+Nhận và lấy nước trực tiếp từ bể chứa nước sạch để bơm và cung cấp ra mạng lưới truyền
dẫn và phân phối.
GVHD: Vũ Thị Ngân
SVTH: Lê Thị Hương Trang
Lớp: k13 CTN 25
Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị
Báo Cáo Thực Tập

+ Cung cấp lưu lượng nước ra mạng theo trong giờ căn cứ vào nhu cầu của khách hàng để
sử dụng sinh hoạt sản xuất, kinh doanh.

+Trong một số nơi, trạm bơm có thể cung cấp trực tiếp cho chữa cháy.

Quy trình vận hành trạm bơm cấp II

1:Chuẩn bị
- Nhà bơm cấp II gồm : 03 động cơ bơm ITALY
U : 375 ÷ 415 V ; I : 98 A ;
Công suất : 55 Kw ; Q : 280 m3/h ; P : 2 bar
Tần số : 50 Hz ; Tốc độ vòng quay : 1480 rpm ; to = 150oC
- Kiểm tra hệ thống cấp điện:
+ Atômat cấp điện cho biến tần đóng.
+ Atômát cấp điện cho mạch điều khiển bơm vận hành đóng.
+ Quan sát bao quát tổng hệ thống điện của bơm vận hành để phát hiện các hiện
tượng lạ như lỏng đầu cốt dây rơ le điều khiển không đóng, trạng thái của khởi
động từ v.v. để xử lý trước khi vận hành
- Kiểm tra điện nguồn:
+ Điện áp từ 360  400V (điện áp dây)
+ Độ lệch các pha 10 V.
- Kiểm tra độ ổn định của bơm.
+ Kiểm tra hệ thống bu lông, định vị bơm vận hành, nếu có hiện tượngbất thường
phải báo cáo Trạm trưởng để có phương án xử lý.
+ Quay thử bơm bằng tay tại vị trí khớp nối trục xem có hiện tượng ma sát kẹt
cứng không, nếu có phải xử lý theo quy định hoặc báo cáo Trạm trưởng để có
phương án xử lý.
-Kiểm tra hệ thống van, mức nước bể chứa:
a. Hệ thống van:
+ Van trên đường ống hút ( V1A, V1B, V1C) mở 100%.
+ Van tổng cấp nước vào mạng V4 mở.

GVHD: Vũ Thị Ngân


SVTH: Lê Thị Hương Trang
Lớp: k13 CTN 26
Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị
Báo Cáo Thực Tập

A B C

 Mở van xả khí của bơm vận hành cho đến khi ra hết khí trong buồng bơm
 Van hai chiều cấp nước vào mạng ( V3A, V3B, V3C ) mở 1 phần.
b. Mức nước bể chứa:
+ Mức nước bể chứa tối thiểu đạt độ cao 1,5m.
2: Vận hành bơm thông qua máy biến tần
 VẬN HÀNH CHẾ ĐỘ TỰ ĐỘNG(màn hình hiển thị “AUTO”) :
Vận hành bơm thông qua máy tính hoặc màn hình điện tử cảm ứng :
- Xoay khóa chuyển mạch Bằng Tay – Tự Động về Tự Động.
Bấm phím AUTO ở chiết áp đặt trên mặt tủ
- Chuyển chế độ vận hành về AUTO trên máy tính ( hoặc màn hình điện tử cảm ứng).
- Cài đặt áp lực thông qua bàn phím máy tính (hoặc trên màn hình cảm ứng) , khống
chế 2.0 bar và ấn START.
- Kiểm tra chiều quay của động cơ (cùng chiều kim đồng hồ).
- Từ từ mở van (V3A, V3B, V3C) trên ống đẩy, mở đến mức Ampe kế chỉ giá trị ≤ dòng
điện định mức của động cơ.
 Dòng điện định mức của bơm vận hành: I <98A.
 Nhiệt độ động cơ của bơm vận hành: to150oC.
- Khi bơm vận hành đó ổn định các thông số kỹ thuật cho phép P, I, to công nhân vận
hành phải thường xuyên theo dõi kiểm tra tình trạng điện áp, hệ thống điện ổn định
của bơm và các thông số kỹ thuật cho phép, phát hiện kịp thời sự cố và hiện tượng
khác lạ trong quá trình vận hành để xử lý kịp thời. Ghi nhật ký vận hành từng giờ
chính xác theo quy định.

GVHD: Vũ Thị Ngân


SVTH: Lê Thị Hương Trang
Lớp: k13 CTN 27
Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị
Báo Cáo Thực Tập

- Số bơm vận hành, lưu lượng cấp ra mạng sẽ phụ thuộc vào chế độ sử dụng nước ngoài
mạng, biến tần sẽ tự điều chỉnh tần số của bơm để đảm bảo cho áp lực ổn định 2.0 bar,
đáp ứng nhu cầu sử dụng nước ngoài mạng.

- Muốn thay đổi bơm vận hành, sử dụng phím NEXT.


- Theo dõi, ghi chép đầy đủ thông số kỹ thuật vào sổ nhật ký vận hành 1h/lần.
* Lưu ý : Quá trình tăng áp lực là tăng dần ( 1.0 → 1.5 → 2.0 bar ) kết hợp mở van trên
đường ống đẩy, tránh trường hợp để áp lực cao nước vào mạng đột ngột,gây xáo trộn
trên đường ống, ảnh hưởng đến chất lượng nước.
 VẬN HÀNH CHẾ ĐỘ BẰNG TAY (màn hình hiển thị “HAND”)
Vận hành bằng bàn phím của biến tần hoặc vận hành bằng chiết áp đặt trên mặt tủ:
- Xoay khóa chuyển mạch Bằng Tay – Tự Động về vị trí bằng tay.
- Nhấn phím HAND trên bàn phím của biến tần hoặc chiết áp.
- Cài đặt tần số bơm thông qua bàn phím của biến tần hoặc chiết áp và nhấn phím
START ( kí hiệu tròn, màu xanh ).
- Kiểm tra chiều quay của động cơ (cùng chiều kim đồng hồ).
- Từ từ mở van (V3A, V3B, V3C) trên ống đẩy và điều chỉnh tần số để đạt áp lực
mong muốn. Quá trình điều chỉnh tần số phải lưu ý không được vượt quá thông số kỹ
thuật của bơm :
 Dòng điện định mức của bơm vận hành: I < 98A.
+ Nhiệt độ động cơ của bơm vận hành: to 150oC
- Điều chỉnh tần số theo yêu cầu áp lực thực tế bằng phím của biến tần hoặc chiết áp.
- Theo dõi, ghi chép đầy đủ thông số kỹ thuật vào sổ nhật ký vận hành 1h/lần.
3: Dừng bơm
1. Từ từ đóng van V3A, V3B, trên đường ống đẩy.
2. Ngắt điện máy bơm, ấn STOP.
3. Khi bơm dừng hẳn, đóng van tổng cấp nước V4.
4. Ghi chép, thống kê đầy đủ các thông số kỹ thuật vào sổ nhật ký vận hành.

4: Các trường hợp lưu ý


- Bơm đang vận hành tự dừng do các nguyên nhân:
+ Nháy điện.
+ Các thông số kỹ thuật vượt mức quy định.
+ Sự cố kẹt bơm hoặc hệ thống điện.
Công nhân vận hành phải thường xuyên trực theo dõi vận hành để phát hiện kịp thời
các nguyên nhân để xử lý và báo cáo Trạm trưởng.
GVHD: Vũ Thị Ngân
SVTH: Lê Thị Hương Trang
Lớp: k13 CTN 28
Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị
Báo Cáo Thực Tập

- Hiện tượng mất pha điện :


+ Động cơ bơm sẽ đột ngột hoạt động cường độ cao, gây tiếng rú động cơ.Cần
nhanh chóng ngắt attomat tổng, đề phòng cháy động cơ.
- Mất điện đột ngột:
Khi bơm đang vận hành bị mất điện đột ngột phải đóng van trên đường ống đẩy, sau
khi có điện chờ 10p để điện ổn định thì vận hành theo quy trình bình thường.
- Đổi bơm vận hành:
+ Quá trình vận hành tự động, biến tần tự đổi bơm 6h/lần.
+ Quá trình vận hành bằng tay, đổi bơm theo kế hoạch Xí nghiệp do Trạm trưởng
chỉ đạo, phổ biến.
- Các máy móc thiết bị của trạm bơm phải được kiểm tra lau chùi vệ sinh sạch sẽ, bổ
sung dầu mỡ theo quy định.

5: Công tác kiểm tra báo cáo


- Mỗi giờ một lần công nhân vận hành bơm 2 chốt chỉ số, tổng hợp thông số kỹ thuật,
giờ vận hành tại các khu vực một lần và kiểm tra sự hoạt động của máy móc thiết bị.
Thường xuyên nghe tiếng kêu động cơ và các thông số kỹ thuật tại tủ điện để phát hiện kịp
thời các sự cố, hiện tượng lạ. Nếu có hiện tượng bất thường phải báo cáo Trạm trưởng để
có phương án xử lý.
- Khi đang vận hành thấy sự cố đột ngột chưa xử lý kịp phải hạ ngay attomat tổng,
báo cáo Trạm trưởng xin ý kiến chỉ đạo.
- Hàng tháng có tổng kết đánh giá đối với tổ ca thực hiện tốt và phạt các ca vi phạm
theo quy chế hiện hành của Xí nghiệp.

III. Nguyên tắc an toàn lao động

III.1 Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động đối với công tác an toàn và vệ sinh lao
động:
1.1.Nghĩa vụ của người lao động:

- Chấp hành các nội quy và quy định về ATLĐ, VSLĐ có liên quan đến công việc được
giao.

- Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị các thiết bị an
toàn, vệ sinh nơi làm việc; nếu làm mất hay hư hỏn thì phải bồi thường.

GVHD: Vũ Thị Ngân


SVTH: Lê Thị Hương Trang
Lớp: k13 CTN 29
Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị
Báo Cáo Thực Tập

- Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy có gây tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp gây độchại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục
hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.

1.2: Quyền của người lao động:

- Yêu cầu người sử dụng lao động phải đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, cải
thiện điều kiện lao động, trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhâ, huấn luyện thực hiện
biện pháp ATLĐ, VSLĐ.

- Từ chối công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ tai nạn lao động, đe dọa
nghiêm trọng tính mạng và sức khỏe của mình, và phảo báo với người phụ trách trực tiếp,
từ chối trở lại nơi nói trên nếu những nguy cơ đó vẫn chưa được khắc phục.

- Khiếu nại hay tố cáo với cơ quan nhà nướccó thẩm quyền khi người sử dụng lao động vi
phạm quy định của nhà nước hoặc không thực hiện đúng giao kết về ATLĐ, VSLĐ trong
hợp đồng lao động thỏa ước lao động.

 Người lao động phân công vận hành máy móc thiết bị phải được trang bị đày đủ bảo
hộ.
- Quần áo mặc gọn gàng, không đi dép lê, guốc hoặc giày cao gót khi làm việc.

- Đối với công nhân nữ tóc phải buộc gọn gàng.

- Khi tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại, phải được trang bị bảo hộ tối thiểu như: quẩn
áo, ủng giày, găng tay, đeo khẩu trang ( hoặc mặt nạ chóng độc....)

 Khi thực hiện vệ sinh công nghiệp máy móc, thiết bị phải đảm bảo tuyệt đối an toàn:
- Khi vệ sinh thân máy, động cơ, bơm.... Phải dừng hoạt động tắt áp tô mát sau đó mới vệ
sinh lau chùi.

- Khi làm việc ở vị trí cáo pahir có thang và dây an toàn, không được bám vào ác dây cáp
điện, đặc biệt là dây tiếp địa, cáp nguồn của máy....

GVHD: Vũ Thị Ngân


SVTH: Lê Thị Hương Trang
Lớp: k13 CTN 30
Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị
Báo Cáo Thực Tập

 Khi thực hiện thao tác khởi động máy:


- Không được đứng đối diện với áp tô mát, khởi động từ, phải đứng trên bục cách điện,...

- Không sử dụng gậy, que, các vật dụng khác để thao tác đóng cắt áp tô mát, khi thao tác
kiểm tra khởi đọng từ, mạch điều khiển phải cắt áp tô mát mạch động lực.

 Khi thực hiện sửa chữa hoặc kiểm tra, tiếp xúc trực tiếp với những thiết bị có mang điện
áp:
- Phải có ít nhất 2 người. Khi sửa chữa trên cao phải có thang giáo, dây an toàn...

- Được trang bị những dụng cụ về điện như: kìm điện, bút điện, đồng hồ đo....có vỏ bọc
cách điện an toàn, không được dùng tay để thử điện.

- Đối với những thiết bị khi sửa chữa phải cắt điện như sửa chữa trên cao, sửa chữa phụ tải
đầu – cuối... phải đặt biển “ Đang sửa chữa cấm đóng điên” hoặc của người đứng canh bên
cạnh.

 Nội quy an toàn lao động.

 An toàn lao động đối với công nhân vận hành giếng.
- Người không nhiệm vụ không được vào trạm bơm giếng.

- Khi vận hành và kiểm tra giếng nếu thấymột trong các thông số của giếng như điện áp,
dòng điện, áp lực, tiếng ồn của bơm khác thường có thể xảy ra không đảm bảo an toàn lao
động phải xử lý ngay hoặc báo cáo cho cán bộ phụ trách để khắc phục.

- Thường xuyên làm vệ sinh và định kỳ tu sửa tường, mái nhà, cửa chính, cửa sổ để tránh
mưa gió vào giếng hoặc bảng điều khiển.

 An toàn lao động với công nhân khu vực giàn mưa, bể lắng,
- Trang bị bảo hộ lao độngtheo quy định: Quần áo, đội mũ, đi dày.

- Không làm việc trên cao khi có mưa bão lớn, không đủ ánh sáng.

GVHD: Vũ Thị Ngân


SVTH: Lê Thị Hương Trang
Lớp: k13 CTN 31
Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị
Báo Cáo Thực Tập

- Phải bố trí tối thiểu 2 người để hỗ trợ nhau.

- Người không có nhiệm vụ không được vào khu vực xử lý, lên các bể.

- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ hành lang, lan can xung quanh các bể, không để rêu mọc
nước đọng.

- Thực hiện vận hành thiết bị, đóng mở các van an toàn theo quy định.

- Khi xảy ra tai nạn phải báo cho cán bộ phụ trách đồng thời sơ cứu người bị nạn, nếu bị
nặng phải đưa ngay đến bệnh viện.

 An toàn lao động đối với công nhân vận hành hệ thống clo.

- Trong khi làm việc mặc đủ quần áo bảo hộ và đi dày cao su.

- Đeo mặt nạ phòng độc khi vận hành hệ thống, thay bình clo hoặc sửa chữa rò rỉ của khí
clo.

- Sẵn sàng dung dịch amôniác 15% để kiểm tra rò rỉ của khí clo.

- Sẵn sàng các dụng cụ làm việc nhất là mặt nạ phòng độc phải để nơi khô ráo, dễ lấy và
thường được kiểm tra.

- Vận hành hệ thống theo quy định của công ty.

- Người vận hành phải được đào tạo theo quy định.

 An toàn lao động đối với công nhân vận hành trạm bơm II.

- Người không có nhiệm vụ không được vào trạm bơm, phòng điều khiển trung tâm.
- Không được phơi quần áo trên bơm hoặc các thiết bị khác.
- Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động do nhà
nước và công ty ban hành.
- Công nhân khi vận hành phải thao tác đúng quy trình kỹ thuật để trách hỏng hóc máy
móc thiết bị và xảy ra tai nạn lao động.

GVHD: Vũ Thị Ngân


SVTH: Lê Thị Hương Trang
Lớp: k13 CTN 32
Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị
Báo Cáo Thực Tập

- Khi thao tác đóng cắt thiết bị phải đứng trên bục cách điện và chếch về 1 phía góc 450
mắt nhìn theo hướng khác.
- Thường xuyên theo dõi mọi hoạt động của hệ thống bơm và các thiết bị khác để phát
hiện xử lý kịp thời sự cố không đảm bảo an toàn lao động hoặc báo cáo cán bộ phụ trách
biết để khắc phục.
- Không tự động điều chỉnh hoặc tháo rời các phụ kiện lắp đặt trên bơm và các thiết bị
trong trạm bơm.
- Những công nhân hợp đồng hoặc tay nghề thấp ít kinh nghiệm khi vận hành máy móc
thiết bị phải được hướng dẫn cặn kẽ trước và có sự đồng ý của cán bộ phụ trách ( từ đốc
công trở lên ).
- Không được uống rượu bia trong giờ làm việc. Không đi guốc, dép lê, quần áo, đầu tóc
phải gọn gàng…
 An toàn điện
 Nguyên nhân gây tai nạn điện.
- Chạm phải vật dẫn điện có mang điện áp

- Chạm phải những bộ phận vỏ thiết bị có điện áp do bị hỏng cách điện.

- Tổn thương do điện áp bước

- Do phóng điện hồ quang khi ở mạng điện áp có khoảng cách giữa người và thiết bị quá
nhỏ hoặc thao tác đóng cắt thiết bị không đúng quy định, bộ phận dập hồ quang bị hỏng…

 Biện pháp phòng tai nạn điện.


- Cách điện đối với các thiết bị điện.

- Có rào chắn, treo cao, biển báo nguy hiểm.

- Phân chia mạng điện.

- Cắt điện bảo vệ khi có sự cố.

- Cân bằng và nối không.


GVHD: Vũ Thị Ngân
SVTH: Lê Thị Hương Trang
Lớp: k13 CTN 33
Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị
Báo Cáo Thực Tập

- Các biện pháp phòng hộ khác.

 Phòng cháy chữa cháy


- Nhà máy trang bị đầy đủ dụng cụ chữa cháy khi xảy ra hỏa hoạn như: bình chữa cháy,
bồn cát, cột nước chữa cháy.

- Nhà máy thường xuyên tập huấn cho cán bộ công nhân viên về công tác phòng cháy
chữa cháy.

- Tuân thủ nguyên tắc về phòng cháy chữa cháy theo pháp lệnh PCCC

III.2.An toàn cho máy móc thiết bị

1. Công nhân vận hành:


- Luôn luôn phải trực ở vị trí phân công nhiệm vụ, kiểm tra những sự cố khác thường của
thiết bị tủ, bảng điện, máy móc, thiết bị và toàn bộ hệ thống tiếp điện an toàn cho thiết bị.

- Không được tự ý điều chỉnh các thiết bị quá dòng, quá nhiệt.....

2. Trước khi vận hành:


- Phải kiểm tra đày đủ mọi điều kiện an toàn cho thiết bị.

- Kiểm tra về điện áp, không quá cáo, không quá thấp, không mất pha - lệch

pha, ngược pha..

- Kiểm tra các thiết bị điện như: áp tô mát, khởi động từ, rơ le nhiệt... các điểm đầu nối,
dây tiếp địa..

- Kiểm tra van hai chiều, kiểm tra van một chiều, các bu lông, khớp nối....

- Đối với các bơm cấp II, bơm kỹ thuật, quạt gió phải quat tay có nhẹ không.

- Kiểm tra các hệ thống báo sự cố, ghi sở và giả trừ trước khi vận hành đối với sự cố thông
thường về điện áp, báo khô, báo cạn,...

GVHD: Vũ Thị Ngân


SVTH: Lê Thị Hương Trang
Lớp: k13 CTN 34
Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị
Báo Cáo Thực Tập

- Thực hiện quy trình khởi động thiết bị theo quy trình vận hành đã được đào tạo của từng
thiết bị.

- Khi máy đã khởi động thì kiểm tra dòn làm việc. Tiếng ồn, độ rung,....( trong trương hợp
thực hiện rửa lọc, công nhân vận hành bơm cấp II có trách nhiệm giám sát hoạt động của
hệ thống bơm cấp II, máy rửa trong khu vực phòng điều khiển và nhà bơm II ) để có biện
pháp kịp thời khi có sự cố xảy ra.

 Khi máy đã hoạt động:


- Điều chỉnh lưu lượng và áp lực để phù hợp với quy định và an toàn của thiết bị.

- Phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra điện áp, dòng làm việc, nhiệt độ, độ rung, tiếng ồn,
áp lực....

- Khi xảy ra bất cứ một sự cố nàotrước hoặc trong khi vận hành đều phải kiểm tra kỹ, xác
định rõ nguyên nhân, ghi chép đầy đủ vào sở sách, chỉ được giải trừ và vận hành theo quy
định hoặc báo cáo cho người có trách nhiệm để kịp thời giải quyết.

 Khi dừng máy:


- Phải thực hiện theo đúng quy trình đã được đào tạo của từng thiết bị

- Quét dọn vệ sinh, lau chùi máy móc, thiết bị, đảm bảo an toàn vệ sinh công nghiệp.

IV. Bài học kinh nghiệm

- Thông qua đợt thực tập cán bộ kỹ thuật lần này, em đã học được cách tổ chức kỉ luật
của Công ty, Xí nghiệp, cách bố trí nhân lực trong một ngày để làm việc hiệu quả cao
nhất một cách linh hoạt và khoa học
- Củng cố thêm kiến thức đã được học tại trườngĐại học xây dựng.
- Nắm bắt thêm về quá trình vận hành hệ thống của nhà máy, cũng như biết thêm về các
sự cố xảy ra trong nhà máy và cách khắc phục.
Sau quá trình thực tập cán bộ kỹ thuật(từ ngày 20/08/2016 đến ngày 17/09/2016) tại Xí
nghiệp nước sạch Gia lâm, với sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của ban giám đốc và các
GVHD: Vũ Thị Ngân
SVTH: Lê Thị Hương Trang
Lớp: k13 CTN 35
Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị
Báo Cáo Thực Tập

anh (chị) của các phòng ban trong xí nghiệp, em đã có cơ hội được tiếp xúc, làm quen và
tìm hiểu dây chuyền sản xuất nước sạch và các kiến thức thực tế về chuyên nghành
trong quá trình vận hành và quản lý các thiết bị, các công việc về kỹ thuật của khối văn
phòng và nắm được tình hình kinh doanh và sản xuất của Xí nghiệp nước sạch Gia
Lâm.Các bước của một hạng mục cải tạo và lắp đặt mới đượng ống trên mạng lưới cấp
nước ngoài nhà .

Qua thời gian thực tập, được làm việc trong môi trường doanh nghiệp, tôi đã học
hỏi được rất nhiều điều quý báu về những mối quan hệ cũng như tác phong cần có
để làm việc trong môi trường công ty. Bản thân tôi đã có thể ý thức rõ ràng hơn về
thái độ làm việc nghiêm túc, chăm chỉ, có thể hỗ trợ, giúp đỡ mọi người nếu có thể.
Bên cạnh đó, bản thân tôi cũng học hỏi được những kỹ năng giao tiếp, ứng xử đối
với cấp trên, các chú, anh chị đồng nghiệp mà trước đây bản thân chưa biết.
Những điều đã học tập được tại Xí Nghiệp sẽ giúp ích rất lớn cho bản thân tôi sau
khi ra trường

IV. Bài học kinh nghiệm

Nắm chắc kiến thức lý thuyết là yếu tố quan trọng để làm việc, tuy nhiên thực tế và lý
thuyết có nhiều điểm khác biệt nhau. Môn học Thực tập cán bộ kỹ thuật của bộ môn Cấp
thoát nước, Khoa Kỹ thuật môi trường, trường Đại học Xây dựng là môn học rất quan
trọng và cần thiết cho sinh viên, giúp sinh viên có cái nhìn rõ ràng hơn về việc áp dụng
kiến thức lý thuyết đã học vào công việc thực tế.

Công ty CP Nước Sạch số 2 Hà Nội nói chung cũng như Xí nghiệp nước sạch Gia Lâm
nói riêng là một trong những địa điểm hàng đầu về lĩnh vực cấp thoát nước và môi trường.
Đây là môi trường tuyệt vời đối với môn học thực tập cán bộ kỹ thuật của sinh viên.

Đây là nơi mang lại cho sinh viên cái nhìn trực tiếp nhất về môi trường làm việc, về
công việc chuyên môn thực tế, về kỹ năng cũng như kiến thức chuyên môn mà sinh viên
sau khi ra trường cần có để có thể đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Hơn nữa, tại
đây luôn có các chú và anh chị đang công tác tại đây nhiêt tình chỉ bảo, tạo điều kiện để

GVHD: Vũ Thị Ngân


SVTH: Lê Thị Hương Trang
Lớp: k13 CTN 36
Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị
Báo Cáo Thực Tập

sinh viên có thể học hỏi, làm quen với môi trường công việc, bản thân tôi nhận thấy đây là
một địa điểm đối với môn học Thực tập cán bộ kỹ thuật của sinh viên.

Em xin được bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến:

-Ban giám hiệu trường Đại học xây dựng

- Ban chủ nhiệm khoa Kỹ thuật môi trường

- Bộ môn Cấp Thoát Nước

- Các thầy giáo hướng dẫn thực tập.

- Ban giám đốc cùng toàn thể các cán bộ công nhân viên, PGĐ: Phạm Đình Tân phụ trách
kỹ thuật Xí nghiệp nước sạch Gia Lâm.

Đã tạo điều kiện cho em được tiếp xúc với công việc thực tế của chuyên nghành và nghề
nghiệp sau này; giúp đõ và chỉ bảo tận tình cho chúng em trong thời gian thực tập tại Xí
nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 17 tháng 09 năm 2016

Sinh viên thực hiện

Trần Đăng Vân

GVHD: Vũ Thị Ngân


SVTH: Lê Thị Hương Trang
Lớp: k13 CTN 37
Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị
Báo Cáo Thực Tập

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Ngày…. tháng…. năm 2016

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


( ký tên)

GVHD: Vũ Thị Ngân


SVTH: Lê Thị Hương Trang
Lớp: k13 CTN 38
Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị
Báo Cáo Thực Tập

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

KẾT QUẢ THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN

Họ và tên sinh viên: ................................................................................................................... ................


Trường: ...................................................................................................................................... ................
Ngành nghề đào tạo: .................................................................................................................. ................
Thời gian thực tập: Từ ngày ................................Đến ngày ...................................................... ................
Đơn vị thực tập: ......................................................................................................................... ................
........................ ........................................................................................................................... ................

NỘI DUNG NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP


1. Về đạo đức:
................................................................................................................................................... ................
2. Về ý thức : ............................................................................................................................. ................
................................................................................................................................................... ................
3. Kết quả nhận xét chung: ........................................................................................................ ................
................................................................................................................................................... ................
................................................................................................................................................... ................

Ngày….tháng…..năm 2016

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN XÍ NGHIỆP NƯỚC SẠCH GIA LÂM CÔNG TY NƯỚC SẠCH SỐ

GVHD: Vũ Thị Ngân


SVTH: Lê Thị Hương Trang
Lớp: k13 CTN 39
Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Và Đô Thị
Báo Cáo Thực Tập

2 HÀ NỘI

( Ký tên, đóng dấu) ( Ký tên, đóng dấu)

GVHD: Vũ Thị Ngân


SVTH: Lê Thị Hương Trang
Lớp: k13 CTN 40

You might also like