You are on page 1of 5

Mỗi ngày qua đi, AI vẫn tiếp tục phát triển một cách nhanh chóng,

len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống, sự thuận tiện của trí thông
minh nhân tạo khiến nó được áp dụng rộng rãi, làm thay một số công việc
cho con người trong vô số các ngành nghề. Khắp nơi, truyền thông rầm rộ
đưa tin về những tác động to lớn mà AI đem đến cho toàn xã hội. Tuy
nhiên, vẫn luôn tồn tại hai quan điểm đối lập khi đánh giá về tác động của
AI.
Trong bài báo : “ BÌNH LUẬN VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI)
LÀ TƯƠNG LAI HAY TẬN THẾ?”Cũng đã bình luận và đưa ra hai
góc nhìn đối lập về việc áp dụng trí tuệ nhân tạo trong thời đại Cách
mạng Công nghệ 4.0
 Trí tuệ nhân tạo AI là gì?
Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) là một lĩnh vực trong
khoa học máy tính mà mục tiêu chính là tạo ra các hệ thống máy tính
hoặc máy móc. Có khả năng thực hiện các nhiệm vụ mà trước đây chỉ có
thể được thực hiện bởi con người.
Mục tiêu của AI là giúp máy tính có khả năng “tư duy” và học hỏi
từ dữ liệu để tự động thực hiện các nhiệm vụ, đưa ra quyết định, giải
quyết vấn đề, và làm việc một cách hiệu quả và chính xác.
Trong quá trình phát triển AI, người ta đã đưa ra nhiều phương
pháp và kỹ thuật khác nhau để tạo ra các hệ thống thông minh. Các
phương pháp phổ biến trong AI bao gồm: machine learning, artificial
neural networks, natural language processing, computer vision…
 Ứng dụng cuả AI trong đời sống
Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang chạm đến nhiều lĩnh
vực trong đời sống thực tế, mang lại những ứng dụng đáng kể và tạo ra
những tiện ích hữu ích cho con người. Dưới đây là một số ví dụ về ứng
dụng của AI trong các lĩnh vực khác nhau:
 Khoa học và nghiên cứu:
Phân tích dữ liệu khoa học: AI giúp phân tích dữ liệu lớn từ các thí
nghiệm và nghiên cứu khoa học để tìm ra mô hình, xu hướng và thông tin
quan trọng.
Dự đoán và mô phỏng: AI được sử dụng để dự đoán các kết quả trong
các lĩnh vực như thời tiết, tác động của biến đổi khí hậu, và địa chất học.
Nghiên cứu dược phẩm: AI hỗ trợ trong tìm kiếm và phát triển các loại
thuốc mới, từ khám phá chất hoạt chất đến thử nghiệm trên con người.
 Y tế:
Chẩn đoán bệnh: Hệ thống AI có khả năng chẩn đoán các bệnh dựa trên
hình ảnh y khoa như chụp X-quang, MRI, hay CT scan.
Điều phối điều trị: AI có thể phân tích dữ liệu bệnh lý của bệnh nhân và
đề xuất phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Chăm sóc sức khỏe thông minh: Các ứng dụng AI trong thiết bị đeo
thông minh và ứng dụng di động giúp theo dõi sức khỏe, đánh giá mức độ
hoạt động, và đề xuất các biện pháp cải thiện sức khỏe cá nhân.
 Giáo dục
Học tập cá nhân hóa: AI có thể phân tích kiểu học tập và sở thích của
học sinh để đề xuất các nội dung giảng dạy phù hợp.
Cải thiện đánh giá và phân loại: AI có thể tự động chấm bài kiểm tra và
phân loại học sinh dựa trên thành tích học tập.
 Sản xuất công nghiệp
Tự động hóa: Các hệ thống AI được tích hợp vào dây chuyền sản xuất
giúp tăng hiệu suất, giảm sai sót và tiết kiệm chi phí nhờ khả năng làm
việc liên tục và không cần nghỉ ngơi.
Quản lý tồn kho và dự báo nhu cầu: AI giúp dự báo nhu cầu của sản
phẩm và quản lý tồn kho một cách chính xác, tránh tình trạng thiếu hàng
hoặc thừa hàng trong quá trình sản xuất.
Lợi ích của việc ứng dụng trong đời sống
 Phát hiện rủi ro
Trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tài chính và bảo hiểm, việc phát
hiện các rủi ro tiềm ẩn có thể là một thách thức lớn. Tuy nhiên, công nghệ
trí tuệ nhân tạo có thể giúp phân tích dữ liệu lớn và phát hiện các xu
hướng, mô hình và đối tượng có khả năng gây rủi ro. Điều này giúp các
doanh nghiệp và tổ chức đưa ra các biện pháp phòng ngừa và quản lý rủi
ro một cách hiệu quả hơn, giảm thiểu thiệt hại tiềm tàng và đảm bảo an
toàn cho hoạt động kinh doanh.
 Tiết kiệm sức lao động
Trong nhiều quy trình sản xuất công nghiệp và dịch vụ, có nhiều
công việc lặp đi lặp lại và đòi hỏi sức lao động lớn. Nhưng với sự phát
triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo, các hệ thống tự động hóa có khả
năng thay thế nhân công trong những công việc đơn giản và lặp lại. Điều
này giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào lao động, tiết kiệm chi phí và tăng
hiệu suất sản xuất.
 Giúp kích thích sự sáng tạo của con người
AI có thể hỗ trợ con người trong việc tạo ra những ý tưởng mới và
sáng tạo hơn. Công nghệ AI có thể phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn và
cung cấp thông tin cần thiết, giúp con người hiểu rõ hơn về môi trường,
thị trường, và xu hướng. Nhờ vào những thông tin này, con người có thể
tập trung vào những khía cạnh sáng tạo, đưa ra các giải pháp đột phá và
phát triển những ý tưởng mới đáng giá.
Rủi ro của trí tuệ nhân tạo
Bên cạnh những ưu điểm và được coi là bước phát triển nhảy vọt
của nhân loại thì cuộc cách mạng này cũng tồn tại nhiều hạn chế và cả
những rủi ro không thể lường trước
 Chi phí cao
Việc tạo ra trí thông minh nhân tạo đòi hỏi chi phí rất lớn với
những loại máy móc phức tạp. Việc sửa chữa và bảo trì cũng đòi hỏi chi
phí cao.
 Không có tính linh hoạt.
Máy móc chỉ thực hiện những gì được lập trình sẵn và không thể
đưa ra phán quyết đúng hay sai, thậm chí không thể đưa ra quyết định
thực hiện nhiệm vụ nếu gặp phải những tình huống không quen thuộc.
Máy móc khó có thể thay đổi phản ứng của chúng trước những sự thay
đổi của môi trường.
 Nguy cơ bảo mật cá nhân và an ninh mạng.
Khi mà mọi dữ liệu đều được số hóa và chuyển vào máy tính, các
thiết bị IoT dễ bị đe dọa và đôi khi những mối đe dọa này có thể là gây ra
thảm họa khi bị đánh cắp những dữ liệu bảo mật quan trọng mang vị trí
chiến lược. Do vậy, thông tin cá nhân của chúng ta ngày càng có giá trị,
dễ dàng trở thành mục tiêu cho bọn tin tặc, hacker, thậm chí là khủng bố,
chúng sẽ dùng mọi cách để tấn công các máy chủ dữ liệu hoặc máy tính
cá nhân của chúng ta để đánh cắp những dữ liệu đó.
 Gây ra tình trạng thất nghiệp
Lao động tay chân sẽ từng bước bị thay thế hoàn toàn bởi công
nghệ và robot. Hơn nữa, số lượng công việc con người có thể làm sẽ bị
giới hạn lại, chỉ còn lại những việc có yêu cầu chất lượng khắt khe, đòi
hỏi trình độ lao động cao. Lao động trình độ thấp hoặc không được đào
tạo kỹ lưỡng sẽ không còn chỗ đứng trong xã hội nữa. Vì vậy, dưới sự
thay đổi vượt trội của khoa học công nghệ, con người cũng phải thay đổi
liên tục và cập nhật để có thể bắt kịp, hòa nhập vào thời đại.
 Làm con người thiếu sự linh hoạt, phụ thuộc máy móc.
Sự phát triển của AI có thể dẫn đến việc con người dựa quá nhiều
vào công nghệ, giảm sự linh hoạt và sáng tạo. Điều này có thể làm con
người trở nên thiếu khả năng thích ứng với các tình huống phức tạp mà
không có sự can thiệp của máy móc.
 Kiểm soát xã hội:
Một số người lo ngại rằng việc sử dụng AI trong quy trình quyết
định và lĩnh vực quản lý có thể dẫn đến việc kiểm soát quá mức và ảnh
hưởng đến tự do cá nhân và quyền lợi của con người. Các hệ thống AI
không thể hiểu đầy đủ về con người và có thể dẫn đến việc ra các quyết
định không công bằng và không nhân văn.
 Deep fake, an ninh chính trị
Phần mềm tái tạo khuôn mặt thường được gọi là công nghệ Deep
fake ngày càng trở nên khó phân biệt với thực tế. Mối nguy hiểm của
những trò lừa đảo sâu sắc đã và đang ảnh hưởng đến những người nổi
tiếng và các nhà lãnh đạo thế giới và không lâu nữa sẽ đến những người
dân bình thường .Ví dụ những kẻ lừa đảo đã tống tiền mọi người bằng
các video ít tách được tạo từ thứ gì đó đơn giản và dễ tiếp cận như ảnh hồ
sơ Facebook và đó không phải là rủi ro duy nhất.
Kết luận
Trí tuệ nhân tạo đã và đang thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 và hứa hẹn tiềm năng không giới hạn trong tương lai. Tuy nhiên, đối
mặt với lợi ích và tác hại của AI ngay trước mắt, chúng ta cần tập trung
vào việc sử dụng trí tuệ nhân tạo một cách đúng đắn và có trách nhiệm.
Thông qua việc áp dụng công nghệ AI một cách có chủ đích, chúng
ta mới có thể khai thác toàn bộ tiềm năng của trí tuệ nhân tạo. Góp phần
vào sự tiến bộ và phát triển bền vững của loài người trong tương lai.

You might also like