You are on page 1of 5

TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI)

1. Khái niệm về Trí tuệ nhân tạo? VD

- Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (Artificial intelligence – viết tắt là AI) là một
ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính (Computer science). Là trí tuệ do con người lập
trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con
người.

Trí tuệ nhân tạo khác với việc lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình là ở việc ứng dụng
các hệ thống học máy (machine learning) để mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý
mà con người làm tốt hơn máy tính.

Cụ thể, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như: biết suy nghĩ
và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự
thích nghi,…

Tuy rằng trí thông minh nhân tạo có nghĩa rộng như là trí thông minh trong các tác
phẩm khoa học viễn tưởng, nó là một trong những ngành trọng yếu của tin học. Trí thông
minh nhân tạo liên quan đến cách cư xử, sự học hỏi và khả năng thích ứng thông minh của
máy móc.
- VD: Ai trong lĩnh vực y học, chăm sóc sức khỏe: có thể thấy công nghệ sẽ làm thay
đổi hoàn toàn bộ mặt của ngành y tế. Những ứng dụng của AI trong lĩnh vực y học
mang lại cho con người những giá trị đáng kinh ngạc. AI được sử dụng như trợ lý
chăm sóc sức khỏe cá nhân, chúng được sử dụng cho nghiên cứu và phân tích ví dụ
như: Bệnh nhân có thể dùng các app trên điện thoại chụp hình và điền các thông tin
gửi lên một hệ thống trí tuệ nhân tạo và gần như tức thì kết quả chuẩn bệnh cũng như
cách điều trị có thể được trả về.

2. Phân tích một số vấn đề đạo đức trong AI và các yêu cầu chính mà hệ thống AI cần đáp
ứng để được coi là đáng tin cậy?
Trong sáng và minh bạch: Hệ thống AI cần phải hoạt động trong sáng và mình bạch để người
dùng có thể hiểu cách nó hoạt động và quyết định của nó được thực hiện như thế nào. Cần
công bố thông tin về sữ liệu sử dụng, thuật toán và quy trình đào tạo.
Tôn trọng quyền riêng tư: Hệ thống AI đảm bảo bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Phải
có các biện pháp an ninh và quản lý dữ liệu để đam rbaor thông tin cá nhân không bị lộ ra
ngoài một cách trái phép.
Không gây thiệt hại: Hệ thống AI không nên gây thiệt hại về thể xác tinh thần hoặc tài sản
của con người. Điều này đặc biệt quan trọng khi sử dụng AI trong các lĩnh vực như y tế, quân
sự và an ninh.
Công bằng và đa dạng: Hệ thống AI không nên gây ra phân biệt đối xử dựa trên giới tính,
chủng tộc, tôn giáo, hoặc các yếu tố các nhân khác. Nó cần được đào tạo và kiểm tra để đảm
bảo rằng quyết định của nó là công bằng và đa dạng.
Trách nhiệm và điều hướng: Hệ thống AI cần có khả năng đảm bảo trách nhiệm cho hành
động của nó và phải có khả năng điều hướng trong trường hợp xảy ra tình huống không
mong muốn hoặc không rõ ràng.
Giới hạn tự động hóa: Hệ thống AI không nên tự động hóa mọi quyết định mà cần phải cho
phép sự ca thiệp của con người trong các trường hợp quan trọng, như trong lĩnh vực chăm
sóc sức khỏe hoặc quyết định pháp lý quan trọng.
Kiểm tra và đánh giá định kỳ: Hệ thống AI cần được kiểm tra và đánh giá định kỳ để đảm
bảo rằng nó vẫn đáng tin cậy và tuân theo các nguyên tắc đạo đức. Nó cũng cần cập nhật để
phản ánh các phát triển mới trong lĩnh vực AI và đạo đức.
Tạo đối thoại và hợp tác: Hệ thống AI cần có khả năng tạo ra đối thoại với con người và hợp
tác trong cac nhiệm vụ cụ thể. Điều này đặc biệt quan trọng khi sử dụng AI trong các lĩnh
vực cần sự tương tác giữa con người và máy móc.
3. Khái niệm về chiến lược, về lợi thế cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh? Mục tiêu của
chiến lược cạnh tranh? Phân tích các tác động của AI đến chiến lược? Phân tích vấn đề ứng
dụng AI mang lại lời thế cạnh tranh về chi phí và sự khác biệt hóa tương lai vào doanh
nghiệp?
Chiến lược: Là tập hợp các quyết định của ban lãnh đạo cấp cao, nhà quản lí về các mục tiêu
dài hạn. Đồng thời đưa, đưa ra các biện pháp, cách thức, con đường thực hiện kế hoạch hoàn
thành mục tiêu đó với hiệu quả cao nhất.
Chiến lược cạnh tranh: Chiến lược cạnh tranh là hệ thống các kế hoạch triển khai ngắn hạn
và dài hạn mà tổ chức vạch ra với mong muốn đạt được mục tiêu là gia tăng lợi thế cạnh
tranh của mình so với các đối thủ khác, đồng thời chủ động đánh giá được những điểm
mạnh, điểm yếu, mọi cơ hội và thách thức trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh và thực hiện
so sánh với chính mình trong cách thức triển khai trước kia.
Mục tiêu của chiến lược cạnh tranh: nhằm tạo dựng một vị trí của doanh nghiệp trong
ngành, lĩnh vực của họ và tạo ra sự vượt trội đối với lợi tức đầu tư (ROI). Hiện nay, chiến
lược cạnh tranh có vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là khi ngành công nghiệp đang ngày
càng phát triển, thay đổi với tốc độ nhanh, nhu cầu người tiêu dùng ngày càng cao đối với
những sản phẩm, dịch vụ đang được các doanh nghiệp cung cấp gần như giống nhau.
Các tác động của AI đến chiến lược :
Tạo ra sự cạnh tranh mới: AI đã tạo ra các cơ hội mới trong lĩnh vực cạnh tranh. Các doanh
nghiệp và quốc gia có khả năng sử dụng AI một cách hiệu quả có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh
vượt trội trong nhiều ngành công nghiệp, từ sản xuất đến dịch vụ tài chính và y tế.
Tối ưu hóa quá trình ra quyết định: AI có khả năng xử lý và phân tích lượng dữ liệu lớn
nhanh chóng và giúp cải thiện quyết định chiến lược. Điều này có thể áp dụng trog việc lựa
chọn thị trường, và quản lý chuỗi cung ứng, giúp tối ưu hóa lựa chọn chiến lược.
Tích hợp quy trình sản xuất: AI có thể được sử dụng để tối ưu hóa quy trình sản xuất và tự
động hóa nhiều công việc. Điều này có thể dẫn đến sự linh hoạt và hiệu suất tăng cao trong
sản xuất hàng hóa và dịch vụ, ảnh hưởng đến quyết định về chiến lược về sản phẩm và dịch
vụ.
Tạo ra dịch vụ mới và mô hình kinh doanh: AI đã tạo ra cơ hội để phát triển các sản phẩm và
dịch vụ mới. CÁc công ty có thể sử dụng khả năng dự đoán của AI để cung cấp giá trị tốt
hơn cho khách hàng và phát triển các mooh ình kinh doanh mới dựa trên dữ liệu và thông tin
từ AI.
Tác động đến an ninh thông tin: AI có thể được sử dụng để tạo ra các công cụ tấn công mạnh
mẽ hơn và cải thiện khả năng phòng ngự của các tổ chức. Điều này có thể tác động đến chiến
lược an ninh thông tin và đòi quyết định về bảo mật được điều chỉnh lại.
Thách thức về đạo đức và pháp lí: AI đặt ra các câu hỏi đạo đức và pháp lí mới liên quan đến
việc sử dụng dữ liệu cá nhân, quyền riêng tư và trách nhiệm về sự tự động hóa. Điều này yêu
cầu các quyết định chiến lược về quẩn lý và đảm bảo tuần thủ các quy định pháp luật.
Biến đổi nguồn nhân lực: AI có thể thay đổi cách làm việc và yêu cầu nhân lực có kỹ năng và
kiến thức mới. Điều này đòi hỏi quyết định chiến lược về đào ạo và phát triển nguồn nhân
lực.
Sự khác biệt hóa tương lai vào doanh nghiệp
Tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới: AI có thể được sử dụng để ohats triển các sản phẩm và dịch
vụ mới mà trước đây không có. Ví dụ, các ứng dụng Ai trong y tế co thể tạp ra các phương
pháp chuẩn đóa và điều trị tiên tiến hơn.
Cải thiện trải nghiệm khách hàng: AI có thể tạo ra trải nghiệm khách hàng cá nhân hóa và
tương tác tốt hơn. Điều này có thể giúp doanh nghiệp tạo ra mối liên kết chặt chẽ với khách
hàng và khách biệt hóa mình trong thị trường.
Nghiên cứu và phát triển mới: AI có thể được sử dụng để phân tích dữ liệu và tạo ra thông tin
cơ bản cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. điều này có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh
trong việc phát triển sản phẩm tiên tiến.
Tối ưu hóa mô hình kinh doanh: AI có thể giúp doanh nghiệp cải thiện mô hình kinh doanh
của họ, từ chiến lược giá cả đến quản lý chuỗi cung ứng. Điều này có thể giúp cải thiện hiệu
suất và tăng cường sự khác biệt hóa.
4. Xếp hạng tín dụng dựa trên AI giải quyết được các vấn đề gì so với xếp hạng tín dụng
truyền thông?
Phân tích dữ liệu lớn,Phát hiện gian lận,Dự đoán khả năng trả nợ.
Tối ưu hóa quyết định về tín dụng,Cải thiện trải nghiệm khách hàng,Dự báo rủi ro tín
dụng,Cải thiện công bằng tài chính.

5. Có các công cụ chăm sóc khách hàng nào và ứng dụng AI chăm sóc khách hàng nào?
Các công cụ chăm sóc khách hàng
Chatbot và Hệ thống Tự động hối đáp (Auto-Response) : Chatbot dựa trên AI có khả năng trả
lời câu hỏi của khách hàng, ucng cấp thông tin của sản phẩm và dịch vụ, và giải qyết các vấn
đề cơ bản mà không cần sự can thiệp của nhân viên. Điều này giúp cung cấp hỗ trợ 24/7 và
giảm thời gian chờ của khách hàng.
Phân loại và ưu tiên yêu cầu: AI có thể phân loại và ưu tiên các yêu cầu và truy vấn của
khách hàng dựa trên nội dung và quan trọng. Điều này giúp địn hướng tài nguyên nhân viên
cho các vấn đề quan trọng hơn.
Tự động hóa gửi thông báo và Email: AI có thể tự động tạo và gửi thông báo, email, và tin
nhắn đến khách hàng về các sự kiện, khuyến mã, và cập nật sản phẩm. Điều này giúp duy trì
mối quan hệ với khách hàng và tạo sự tương tác liên tục.
Phân tích tình cảm và Phản đối khách hàng: AI có thể phân tích phản đối của khách hàng từ
các cuộc trò chuyện, email, và mạng xã hội để đo lường tình cảm của họ và đánh giá sự hài
lòng. Điều này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về yskieens của khách hàng và đưa ra biện
pháp cải thiện.
Dự đoán HÀnh vi khách hàng: AI sử dụng dữ liệu lịch sử và hành vi khách hàng để dự đoán
hành vi tương lai và cá nhân hóa kế hoạch chăm sóc. Điều này giúp tạo ra các chương trình
tiếp thị và quản lý mối quan hệ khách hàng hiệu quả hơn.
Ứng dụng AI trong chăm sóc khách hàng cụ thể:
Trong ngành bán lẻ: AI được sử dụng để tạo trải nghiệm mua sắm cá nhân óa, gợi ý sản
phẩm, và hỗ trợ tư vấn cho khách hàng.
Trong ngành dịch cụ tài chính: Ai giúp xác định rủi ro tài chính của khách hàng, cung cấp
dịch vụ tài chính trực tuyến và hỗ trợ quản lí tài chính cá nhân.
Trong lính vực y tế: AI có thể được sử dụng để theo dõi sức khỏe của bệnh nhân, gợi ý phắc
đồ điều trị, và cung cấp thông tin về thuốc.
Trong dịch vụ du lịch và khách sạn: AI có thể giúp đặt phòng, gợi ý điểm đến và tạo ra trải
nghiệm du lịch cá nhân hóa.
Trong ngành công nghiệp hỗ trợ kỹ thuật: AI có thể hỗ trợ khách hàng thông qua sự việc tự
động phân tích và sửa lỗi kỹ thuật trên sản phẩm hoặc dịch vụ.
6. Chatbot là gì?Nếu một số ứng dụng và xu hướng của Chatbot?
Chatbot là một chương trình kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI) để tương tác với con
người. Công cụ này thay thế cho nhân viên để tư vấn trả lời những gì khách hàng thắc mắc.
chatbot được ứng dụng rất rộng rãi để thực hiện các công việc sau:

 Trợ lý cá nhân (Personal Assitant)


 Giới thiệu sản phẩm, bán hàng, đặt chỗ
 Chăm sóc khách hàng
 Thanh toán trực tuyến (Chức năng này đang được sử dụng cho nền tảng Facebook
Messenger phiên bản thử nghiệm tại Mỹ)
 Đưa ra kết quả tìm kiếm, cập nhật tin tức

Chatbot được ứng dụng rất nhiều trong công việc kinh doanh bán hàng ngày nay.
Xu hướng của Chatbot:
Xu hướng mới hiện nay chính là tinh giảm lượng nhân viên tiếp thị, tư vấn, chăm sóc khách
hàng. Thay vào đó, các doanh nghiệp sẽ sử dụng Chatbot trong việc giao tiếp riêng tư với
từng đối tượng.

You might also like