You are on page 1of 8

- Giới thiệu vị trí vai trò của chủ đề nghiên cứu được chọn

Trí tuệ nhân tạo đang biến đổi toàn bộ thế giới công nghệ, nhưng AI không phải là cái gì
đó mới mẻ. Nó đã tồn tại trong nhiều thập kỷ qua, nhưng cho đến hiện nay với xu hướng gia
tăng của dữ liệu và sự xuất hiện các công nghệ lưu trữ, phần cứng xử lý hiệu suất cao và các
nền tảng phân tích hiện đại, AI đã chuyển sang một giai đoạn mới, khả năng ứng dụng của
AI được mở rộng vào mọi lĩnh vực. Phần lớn tiến trình này là do khả năng học các thuật toán
để phát hiện các mẫu hình trong khối lượng dữ liệu đồ sộ và liên tục được bổ sung.

Trí tuệ nhân tạo là một bộ công cụ tuyệt vời giúp mọi người tạo ra các ứng dụng thú vị và tạo
ra những cách thức mới để phục vụ khách hàng, chữa bệnh, ngăn chặn các mối đe dọa bảo
mật và hơn thế nữa. Tiến bộ nhanh chóng tiếp tục mở ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh
nghiệp và nghiên cứu khoa học nơi AI có thể tạo ra tác động lớn.

Phát biểu tại hội thảo AI 2016 tại London, Giám đốc điều hành của Microsoft, Dave Coplin
đã nhận định “Công nghệ này sẽ thay đổi cách chúng ta tương tác với công nghệ. Nó sẽ thay
đổi cách chúng ta liên hệ với nhau. Tôi cho rằng nó thậm chí sẽ thay đổi cách chúng ta nhận
thức được ý nghĩa của nó đối với con người”. Rõ ràng, điều tốt nhất sẽ đến.

Công nghệ AI (Artificial Intelligence) được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như nhận
dạng khuôn mặt, xử lý giọng nói, kỹ thuật ước tính đám đông … đến các hệ thống an
ninh, bảo mật, hay hệ thống pháp luật, chính phủ.

Theo dòng chảy của cuộc cách mạng 4.0, trí tuệ nhân tạo ngày càng được phổ biến và ứng
dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, mặc dù được John McCarthy – nhà khoa
học máy tính người Mỹ đề cập lần đầu tiên vào những năm 1950 nhưng đến ngày nay thuật
ngữ trí tuệ nhân tạo mới thực sự được biết đến rộng rãi và được các “ông lớn” của làng công
nghệ chạy đua phát triển.

AI là công nghệ sử dụng đến kỹ thuật số có khả năng thực hiện những nhiệm vụ mà bình
thường phải cần tới trí thông minh của con người, được xem là phổ biến nhất. Đặc trưng của
công nghệ AI là năng lực “tự học” của máy tính, do đó có thể tự phán đoán, phân tích trước
các dữ liệu mới mà không cần sự hỗ trợ của con người, đồng thời có khả năng xử lý dữ liệu
với số lượng rất lớn và tốc độ cao. Hiện mỗi ngày trên toàn cầu có khoảng 2,2 tỷ Gb dữ liệu
mới (tương đương 165.000 tỷ trang tài liệu) được tạo ra và được các công ty, như Google,
Twitter, Facebook, Amazon, Baidu, Weibo, Tencent hay Alibaba thu thập để tạo thành “dữ
liệu lớn” (big data). Trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành khoa học
máy tính và công nghệ thông tin, bản chất của trí tuệ nhân tạo vẫn do con người làm ra, họ
xây dựng các thuật toán, lập trình bằng các công cụ phần mềm công nghệ thông tin, giúp các
máy tính có thể tự động xử lý các hành vi thông minh như con người.

Trí tuệ nhân tạo có khả năng tự thích nghi, tự học và tự phát triển, tự đưa ra các lập luận để
giải quyết vấn đề, có thể giao tiếp như người…tất cả là do AI được cài một cơ sở dữ liệu lớn,
được lập trình trên cơ sở dữ liệu đó và tái lập trình trên cơ sở dữ liệu mới sinh ra. Cứ như
vậy cấu trúc của AI luôn luôn thay đổi và thích nghi trong điều kiện và hoàn cảnh mới. Dự
báo đến năm 2030 của công ty kiểm toán và tư vấn tài chính PwC, GDP toàn cầu có thể tăng
trưởng thêm 14% từ sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo, AI đã xuất hiện trong nhiều ngành, từ
cung cấp dịch vụ mua sắm ảo và ngân hàng trực tuyến đến giảm chi phí đầu tư trong sản xuất
và hợp lý hóa chẩn đoán trong chăm sóc sức khỏe. AI đã thúc đẩy hầu hết các ngành công
nghiệp tiến lên và thay đổi cuộc sống của nhiều người.
Các mô tả kỹ thuật/ công nghệ

AI được thực hiện bằng cách nghiên cứu cách suy nghĩ của con người, cách con người học
hỏi, quyết định và làm việc trong khi giải quyết một vấn đề nào đó, và sử dụng những kết
quả nghiên cứu này như một nền tảng để phát triển các phần mềm và hệ thống thông minh,
từ đó áp dụng vào các mục đích khác nhau trong cuộc sống. Nói một cách dễ hiểu thì AI là
việc sử dụng, phân tích các dữ liệu đầu vào nhằm đưa ra sự dự đoán rồi đi đến quyết định
cuối cùng.

Thực tế, AI được phân chia thành 4 dạng từ thấp đến cao. Trong đó, tương tự như tháp nhu
cầu Maslow, cấp độ đơn giản nhất chỉ yêu cầu các hoạt động cơ bản và cấp độ cao cấp nhất
cho thấy khả năng tự nhận thức, biết tất cả và thấy được tất cả. Bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ 04
cấp độ phát triển của AI.

1. Reactive Machines

Reactive Machines (AI phản ứng): Ở cấp độ đơn giản nhất này, AI chỉ thực hiện các hoạt
động cơ bản như phản ứng với một số kích thích. Mô hình không lưu trữ đầu vào và không
thực hiện học tập. Đây là giai đoạn đầu tiên của bất kỳ hệ thống AI nào. Ví dụ cụ thể cho AI
phản ứng là Static model (mô hình tĩnh), với kiến trúc đơn giản và dễ dàng được tìm thấy
trên các kho lưu trữ GitHub. Do đó, các mô hình này có thể được tải xuống, chuyển đi và
nạp vào bộ công cụ của các nhà phát triển không một chút phức tạp.

2. Limited Memory

Limited Memory (AI với bộ nhớ hạn chế): Ở cấp độ này, AI sử dụng dữ liệu đã lưu trữ để
đưa ra các dự đoán. So với AI phản ứng, AI với bộ nhớ hạn chế có cấu trúc phức tạp hơn.
Mọi mô hình học máy hiện nay đều yêu cầu dạng AI này. AI với bộ nhớ hạn chế cũng được
chia thành 03 phân loại nhỏ:

+ Học tăng cường (Reinforcement learning): Các mô hình này học cách đưa ra dự đoán từ
chính những chu kỳ thử nghiệm, thậm chí là những sai sót đã xảy ra.
+ Bộ nhớ ngắn hạn-dài hạn (LSTM): Để dự đoán các kết quả tiếp theo trong một trình tự,
LSTM gắn thẻ quan trọng hơn dành cho thông tin diễn ra trong thời gian gần, và mức độ
quan trọng này lần lượt giảm xuống theo trình tự xa dần về quá khứ.

+ Mạng đối nghịch phát sinh (E-GAN) gồm hai mạng thần kinh (mạng phân biệt và
mạng tạo sinh). Trong đó mô hình tạo sinh (mô hình sinh mẫu) tạo ra các dữ liệu ứng
viên), còn mô hình phân biệt (discriminative model) sẽ đánh giá chúng. Sự cạnh tranh giữa
2 mô hình này sẽ vận hành theo cách phân phối dữ liệu. Trong thực tế, AI với bộ nhớ ngắn
hạn vận hành theo 2 cách: Thứ nhất, mô hình liên tục được đào tạo dựa trên dữ liệu mới. Thứ
hai, mô hình tự động học tập từ hành vi của chính nó.

3. Theory of Mind

Theory of Mind (AI dựa trên lý thuyết tâm lý): Hiện nay, chúng ta mới đang tiệm cận được
cấp độ AI này. Những dấu hiệu đầu tiên của AI ToM có thể thấy ở các phương tiện tự hành,
khi AI bắt đầu tương tác với suy nghĩ và cảm xúc của con người. Được phát triển dựa trên lý
thuyết tâm lý, AI sẽ trở thành một người bạn đồng hành tốt hơn, chứ không đơn giản chỉ thực
hiện những câu lệnh của người dùng mà không quan tâm đến vấn đề của họ.

4. Self-Aware

Self-Aware (AI tự nhận thức): Đây được cho là cấp độ phát triển cao nhất của AI. Tương tự
như trong các phim khoa học viễn tưởng, khi đạt đến cấp độ này, AI có khả năng tự nhận
thức và tư duy một cách độc lập so với con người.

Như vậy, AI có 04 cấp độ phát triển và phần lớn các ứng dụng hiện nay đang dừng ở cấp thứ
2 (AI với bộ nhớ hạn chế). Dựa trên công nghệ này, có thể xây dựng nhiều giải pháp khác
nhau, tương ứng với các lĩnh vực y tế, dịch vụ, giáo dục, sản xuất,…
Chất lượng – Năng suất dự đoán
Vai trò của trí tuệ nhân tạo đầu tiên là giảm thiểu các hao tổn trong sản xuất và ngăn ngừa
các quy trình sản xuất kém hiệu quả. Khi nhu cầu ngày càng tăng để đáp ứng sự cạnh tranh
thì trí tuệ nhân tạo là điều vô cùng cần thiết. 

Bảo trì sự dự đoán


Một trong những lợi ích của trí tuệ nhân tạo nữa là bảo trì dự đoán. Thay vì việc bảo trì
theo lịch trình định trước thì bảo trì dự đoán sẽ sử dụng thuật toán để dự đoán lỗi tiếp theo
của một bộ phận/máy móc/hệ thống. Nhờ đó có thể cảnh báo nhân viên thực hiện các quy
trình bảo trì tập trung để ngăn chặn sự cố. 
Bảo trì dự đoán có ưu điểm là giảm đáng kể chi phí trong khi loại bỏ nhu cầu về thời gian
ngừng hoạt động theo kế hoạch trong nhiều trường hợp. Ngoài ra, nhờ nó mà Tuổi thọ hữu
dụng còn lại của máy móc và thiết bị lâu hơn.

Kết hợp giữa robot và con người


Tính đến năm 2020, ước tính có khoảng 1,64 triệu robot công nghiệp đang hoạt động trên
toàn thế giới. Robot sản xuất được chấp thuận làm việc cùng với con người để tăng năng suất
công việc. 
Khi áp dụng robot ngày càng nhiều thì AI sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo
an toàn cho con người. Đồng thời trao cho robot nhiều trách nhiệm hơn trong việc đưa ra các
quyết định có thể tối ưu hóa các quy trình dựa trên dữ liệu thời gian thực được thu thập từ
sàn sản xuất.

Thiết kế sáng tạo


Nhà sản xuất có thể tận dụng trí tuệ nhân tạo vào giai đoạn thiết kế. Khi có bản tóm tắt thiết
kế được xác định rõ rành làm đầu vào thì các nhà kỹ sư, thiết kế có thể sử dụng thuật toán al.
Mục đích để khám phá tất cả các cấu hình có thể có của một giải pháp.

Nhu cầu cung ứng thị trường


Vai trò của trí tuệ nhân tạo cuối cùng là cung ứng thị trường. Hiện nay trí tuệ nhân tạo
đang hiện hữu ở mọi nơi trong hệ sinh thái công nghiệp 4.0. Nhà sản xuất có thể sử dụng các
thuật toán AI để tối ưu hóa chuỗi cung ứng của các hoạt động sản xuất. Đồng thời giúp họ
phản ứng và dự đoán tốt hơn những thay đổi trên thị trường.

Có bao nhiêu loại AI?


Trên thế giới hiện nay đã nhiều sản phẩm của trí tuệ nhân tạo, mỗi sản phẩm đều đều có
những ứng dụng khác nhau tùy từng loại thuật toán (code) AI áp dụng vào sản phẩm. Công
nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) được chia làm 4 loại chính:

Loại 1: Công nghệ AI phản ứng.


Loại 1 này có khả năng phân tích những động thái khả thi nhất của chính mình và của đối
thủ, từ đó đưa ra được giải pháp tối ưu nhất.
Ví dụ: Ứng dụng chơi cờ vua tự động Deep Blue. Với khả năng xác định các nước cờ đồng
thời dự đoán những bước đi tiếp theo của đối thủ. Deep Blue đưa ra những nước đi thích hợp
nhất.

Loại 2: Lý thuyết trí tuệ nhân tạo.


Loại 2 này có thể học hỏi cũng như tự suy nghĩ và áp dụng những gì học được để thực hiện
một việc cụ thể.

Loại 3: Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế.


Đặc điểm của Loại 3 là khả năng sử dụng những kinh nghiệm trong quá khứ để đưa ra những
quyết định trong tương lai. Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế thường kết hợp với cảm biến
môi trường xung quanh nhằm mục đích dự đoán những trường hợp có thể xảy ra và đưa ra
quyết định tốt nhất.
Ví dụ: Xe không người lái. Các cảm biến được trang bị xung quanh xe và ở đầu xe để tính
toán khoảng cách với các xe phía trước, công nghệ AI sẽ dự đoán khả năng xảy ra va chạm,
từ đó điều chỉnh tốc độ xe phù hợp để giữ an toàn cho xe.

Loại 4: Tự nhận thức.


Loại 4 này có khả năng tự nhận thức về bản thân, có ý thức, hành động và có thể bộc lộ cảm
xúc như con người - đó là robot. Hiện tại công nghệ này vẫn chưa thực sự khả thi, có lẽ đây
chính là bước phát triển cao nhất của Trí Tuệ Nhân Tạo.

Trong lịch sử phát triển của mình từ năm 1960 đến năm 2018, thế giới đã có gần 340.000
sáng chế đồng dạng và hơn 1,6 triệu bài báo khoa học liên quan đến phát triển trí tuệ nhân
tạo được công bố. Trong thập niên 80, AI đã bắt đầu được quan tâm, nhưng đến những năm
2012 sự tăng tốc mới trở nên mạnh mẽ. Giai đoạn 2006-2012, số công bố sáng chế bình quân
tăng 8% trong một năm, nhưng đến giai đoạn 2012-2017 mức tăng đã đạt 28% trong một
năm. Số lượng đơn sáng chế liên quan đến AI tăng từ 8.515 trong năm 2006 lên đến 12.473
năm 2011 và 55.660 năm 2017 (tăng gấp 6, 5 lần trong vòng 12 năm).
Trong nghiên cứu khoa học, các công bố bài báo liên quan đến AI cũng tăng lên rất nhanh
chóng, đặc biệt trong thời gian đến năm 2018 gần đây với 1.636.649 bài báo được công bố.
Sự xuất hiện của các bài báo khoa học về AI bắt đầu sớm hơn 10 năm trước khi diễn ra cuộc
chạy đua bảo hộ sáng chế công nghệ AI. Chứng tỏ, kết quả của nghiên cứu khoa học cơ bản
về AI đã có hiệu quả về mặt ứng dụng khi các cuộc đua đăng ký bảo hộ sáng chế gia tăng sau
đó.
 
Theo hệ thống phân loại của Hiệp hội Máy tính Quốc tế ACM (Computing Analysis
Scheme) có một khung phân tích rõ ràng phù hợp để tổng hợp và đại diện cho công nghệ
đang thay đổi AI theo thời gian. Phân loại này đã được sử dụng trong hơn 50 năm và bản cập
nhật cuối cùng vào năm 2012 đã bổ sung các công nghệ mới. Theo đó, công nghệ AI được
chia thành 3 hướng chính:
- Kỹ thuật AI (AI Technique): là các mô hình tính toán và thống kê tiên tiến như học máy,
logic mờ và hệ thống cơ sở tri thức cho phép tính toán, nhiệm vụ do con người thực hiện;
Các kỹ thuật trí tuệ nhân tạo khác nhau được sử dụng để thực hiện các chức năng khác nhau.
 - Ứng dụng chức năng của trí tuệ nhân tạo (AI functions application): chẳng hạn như thị
giác máy tính (computer vision) có thể chứa một hoặc nhiều kỹ thuật trí tuệ khác nhau.
- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo theo lĩnh vực (AI Application field ): là việc sử dụng các kỹ thuật
hoặc ứng dụng trí tuệ nhân tạo chức năng trong các lĩnh vực, ngành nghề cụ thể như giao
thông vận tải, nông nghiệp, khoa học đời sống, y tế ...

You might also like