You are on page 1of 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

1.1 Trí tuệ nhân tạo là gì?

 AI - Artificial Intelligence hay còn gọi là Trí tuệ nhân tạo là một


ngành khoa học, kỹ thuật chế tạo máy móc thông minh, đặc biệt là các
chương trình máy tính thông minh.
 AI được thực hiện bằng cách nghiên cứu cách suy nghĩ của con
người, cách con người học hỏi, quyết định và làm việc trong khi giải quyết
một vấn đề nào đó, và sử dụng những kết quả nghiên cứu này như một nền
tảng để phát triển các phần mềm và hệ thống thông minh, từ đó áp dụng
vào các mục đích khác nhau trong cuộc sống. Nói một cách dễ hiểu thì AI
là việc sử dụng, phân tích các dữ liệu đầu vào nhằm đưa ra sự dự đoán rồi
đi đến quyết định cuối cùng.

 AI có ba mức độ khác nhau:


o Narrow AI: Trí tuệ nhân tạo được cho là hẹp khi máy có thể thực
hiện một nhiệm vụ cụ thể tốt hơn so với con người. Nghiên cứu
hiện tại về AI hiện đang ở cấp độ này.
o General AI: Trí tuệ nhân tạo đạt đến trạng thái chung khi nó có thể
thực hiện bất kỳ nhiệm vụ sử dụng trí tuệ nào có cùng độ chính xác
như con người.
o Strong AI: AI rất mạnh khi nó có thể đánh bại con người trong
nhiều nhiệm vụ cụ thể.

Hình 1.1 AI là gì?


1.2 Mục đích của AI?

- Tạo ra các hệ thống chuyên gia - là các ứng dụng máy tính được phát
triển để giải quyết các vấn đề phức tạp trong một lĩnh vực cụ thể, ở mức độ
thông minh và chuyên môn của con người.

- Thực hiện trí thông minh của con người trong máy móc - Tạo ra các hệ
thống có thể hiểu, suy nghĩ, học hỏi và hành xử như con người.

1.3. Những đóng góp của AI trong các lĩnh vực trong cuộc sống

AI là một ngành khoa học và công nghệ dựa trên nhiều ngành khác như
Khoa học máy tính, Toán học, Sinh học, Kỹ thuật…

Hình 1.2: AI trong các lĩnh vực cuộc sống

1.4 Kỹ thuật của AI là gì?

Trong thực tế, dữ liệu có một vài tính chất không mong muốn:

- Khối lượng của nó lớn

- Nó không được cấu trúc hay định dạng tốt

- Nó có thể liên tục thay đổi

- Kỹ thuật AI là một cách thức để tổ chức và sử dụng kiến thức một cách
hiệu quả. Bên cạnh đó các kỹ thuật AI nâng cao tốc độ thực hiện chương trình
phức tạp mà nó được trang bị.
1.5 Phân loại trí tuệ nhân tạo AI?
Trí tuệ nhân tạo được phân loại theo nhiều cách khác nhau:
+ Đầu tiên là phân loại trí tuệ nhân tạo AI theo hệ thống bao gồm trí tuệ nhân tạo
mạnh hoặc yếu. Trí tuệ nhân tạo yếu hay còn được gọi là Narrow AI, là hệ thống trí tuệ
nhân tạo được thiết kế và đào tạo cho các tác vụ cụ thể. Các trợ lý ảo chẳng hạn như
Siri của Apple là một dạng trí tuệ nhân tạo yếu.
+ Trí tuệ nhân tạo mạnh còn được gọi là Artificial General Intelligence hay trí
tuệ nhân tạo tổng hợp, là hệ thống AI được trang bị khả năng nhận thức tổng quát của
con người để khi thực hiện các tác vụ không quen thuộc, nó đủ thông minh để tìm ra
các giải pháp.
Có hai cách mà AI thường được phân loại. Một loại dựa trên việc phân loại các
máy có hỗ trợ AI và AI dựa trên sự giống nhau của chúng với tâm trí con người, và
khả năng của chúng để nghĩ và thậm chí có thể cảm thấy giống như con người. Theo
hệ thống phân loại này, có bốn loại hệ thống dựa trên AI: máy phản ứng, máy bộ nhớ
hạn chế, lý thuyết về tâm trí và AI tự nhận thức.

Hình 1.3: Phân loại AI

Loại 1: Máy phản ứng

Đây là những dạng hệ thống trí tuệ nhân tạo lâu đời nhất có khả năng cực
kỳ hạn chế. Chúng mô phỏng khả năng của tâm trí con người để đáp ứng với các
loại kích thích khác nhau. Những máy này không có chức năng dựa trên bộ
nhớ. Điều này có nghĩa là những máy như vậy không thể sử dụng kinh nghiệm
có được trước đó để thông báo cho các hành động hiện tại của họ, nghĩa là,
những máy này không có khả năng học hỏi. Những máy này chỉ có thể được sử
dụng để tự động đáp ứng với một bộ hoặc kết hợp đầu vào hạn chế. Chúng
không thể được sử dụng để dựa vào bộ nhớ để cải thiện hoạt động. Một ví dụ
phổ biến về máy AI phản ứng là Deep Blue của IBM, cỗ máy đánh bại kì thủ cờ
vua Grandmaster Garry Kasparov vào năm 1997.

Loại 2: Bộ nhớ hạn chế

Máy bộ nhớ hạn chế là những máy ngoài khả năng của máy phản ứng
thuần túy, còn có khả năng học hỏi từ dữ liệu lịch sử để đưa ra quyết định. Gần
như tất cả các ứng dụng hiện có mà chúng ta biết đều thuộc thể loại trí tuệ nhân
tạo này. Tất cả các hệ thống AI ngày nay, chẳng hạn như những hệ thống sử
dụng deep learning, được đào tạo bởi khối lượng lớn dữ liệu đào tạo mà chúng
lưu trữ trong bộ nhớ để tạo thành một mô hình tham chiếu để giải quyết các vấn
đề trong tương lai. Chẳng hạn, AI nhận dạng hình ảnh được đào tạo bằng cách sử
dụng hàng ngàn hình ảnh và nhãn của chúng để dạy nó đặt tên cho các đối tượng
mà nó quét. Khi một hình ảnh được quét bởi một AI như vậy, nó sử dụng các
hình ảnh đào tạo làm tài liệu tham khảo để hiểu nội dung của hình ảnh được trình
bày và dựa trên kinh nghiệm học tập của nó.

Hình 1.4 : Xe không người lái

Ví dụ như đối với xe không người lái, nhiều cảm biến được trang bị xung
quanh xe và ở đầu xe để tính toán khoảng cách với các xe phía trước, công nghệ
AI sẽ dự đoán khả năng xảy ra va chạm, từ đó điều chỉnh tốc độ xe phù hợp để
giữ an toàn cho xe.
Hầu như tất cả các ứng dụng AI hiện nay, từ chatbot và trợ lý ảo cho đến
các phương tiện tự lái đều được điều khiển bởi bộ nhớ AI hạn chế.

Loại 3: Lý thuyết của tâm trí

Đây là một thuật ngữ tâm lý. Lý thuyết về mức độ trí tuệ của AI cũng sẽ cần sự
phát triển trong các nhánh khác của AI. Điều này là do để thực sự hiểu nhu cầu của con
người, các máy AI sẽ phải nhận thức con người như những cá nhân mà tâm trí của họ có
thể được định hình bởi nhiều yếu tố, về cơ bản là hiểu về con người. Hiện nay, công
nghệ AI này vẫn trở thành một phương án khả thi.
Loại 4: Tự nhận thức

Với phân loại này, hệ thống AI có ý thức về bản thân. Các máy có ý thức tự giác
hiểu được trạng thái hiện tại của chúng và có thể sử dụng thông tin để suy ra những gì
người khác đang cảm nhận  Đây được xem là bước phát triển cao nhất của công nghệ AI
và đến thời điểm hiện tại, công nghệ này vẫn chưa khả thi.

Hình 1.5: AI tự nhận thức

- Machine Learning là khoa học để một máy tính thực hiện các hành động mà không
cần lập trình. Máy sẽ được “học” bằng cách train nó với một lượng dữ liệu khổng lồ với
một thuật toán, thuật toán có khả năng điều chỉnh và xây dựng model. Tuy nhiên, nếu
như trong training dữ liệu có ngôn ngữ khác trong thực tế (tiếng Việt thay vì tiếng
Anh…) thì rất có thể máy sẽ dự báo không chính xác nữa.
- Deep Learning được bắt nguồn từ thuật toán Neural network của AI, là một ngành nhỏ
của Machine Learning. Deep learning tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến mạng
thần kinh nhân tạo nhằm nâng cấp các công nghệ như nhận diện giọng nói, tầm nhìn máy
tính và xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
- Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (natural language processing - NLP) là một nhánh của trí
tuệ nhân tạo tập trung vào các ứng dụng trên ngôn ngữ của con người. Trong trí tuệ
nhân tạo thì xử lý ngôn ngữ tự nhiên là một trong những phần khó nhất vì nó liên quan
đến việc phải hiểu ý nghĩa ngôn ngữ-công cụ hoàn hảo nhất của tư duy và giao tiếp.
1.6. Một số ứng dụng điển hình của AI

- Trong ngành vận tải: Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trên những phương tiện
vận tải tự lái, điển hình là ô tô. Sự ứng dụng này góp phần mang lại lợi ích kinh
tế cao hơn nhờ khả năng cắt giảm chi phí cũng như hạn chế những tai nạn nguy
hiểm đến tính mạng.
Vào năm 2016, Otto, hãng phát triển xe tự lái thuộc Uber đã vận chuyển
thành công 50.000 lon bia Budweisers bằng xe tự lái trên quãng đường dài 193
km. Theo dự đoán của công ty tư vấn công nghệ thông tin Gartner, trong tương
lai, những chiếc xe có thể kết nối với nhau thông qua Wifi để đưa ra những lộ
trình vận tải tốt nhất.

Hình 1.6: Xe tự lái Uber Freight

-Trong sản xuất: : Đây là lĩnh vực đi đầu trong việc kết hợp robot vào luồng công
việc. Robot công nghiệp được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ đơn lẻ và đã được tách
ra khỏi con người.
- Trong y tế: Ứng dụng tiêu biểu của trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế là máy
bay thiết bị bay không người lái được sử dụng trong những trường hợp cứu hộ
khẩn cấp. Thiết bị bay không người lái có tốc độ nhanh hơn xe chuyên dụng đến
40% và vô cùng thích hợp để sử dụng ở những nơi có địa hình hiểm trở.
Hình 1.7: Thiết bị máy bay không người lái

-Trong giáo dục: Các hoạt động giáo dục như chấm điểm hay dạy kèm học sinh
có thể được tự động hóa nhờ công nghệ AI. Nhiều trò chơi, phần mềm giáo dục
ra đời đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng học sinh, giúp học sinh cải thiện tình
hình học tập theo tốc độ riêng của mình.Trí tuệ nhân tạo còn có thể chỉ ra những
vấn đề mà các khóa học cần phải cải thiện. Công nghệ AI còn có khả năng theo
dõi sự tiến bộ của học sinh và thông báo đến giáo viên khi phát hiện ra vấn đề
đối với kết quả học tập của học sinh.

Hình 1.8: AI trong giáo dục

Hơn nữa, sinh viên còn có thể học hỏi từ bất cứ nơi nào trên thế giới thông
qua việc sử dụng những phần mềm có hỗ trợ AI. Công nghệ AI cũng cung cấp
dữ liệu nhằm giúp sinh viên lựa chọn được những khóa học tốt nhất cho mình.

- Trong truyền thông: Đối với lĩnh vực truyền thông, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo
góp phần làm thay đổi cách thức tiếp cận đối với khách hàng mục tiêu. Nhờ những ưu
điểm của công nghệ AI, các công ty có thể cung cấp quảng cáo vào đúng thời điểm,
đúng khách hàng tiềm năng, dựa trên việc phân tích các đặc điểm về nhân khẩu học,
thói quen hoạt động trực tuyến và những nội dung mà khách hàng thường xem trên
quảng cáo. 
- Trong ngàng dịch vụ: Công nghệ AI giúp ngành dịch vụ hoạt động tối ưu hơn và góp
phần mang đến những trải nghiệm mới mẻ hơn và tốt hơn cho khách hàng. Thông qua
việc thu thập và phân tích dữ liệu, công nghệ AI có thể nắm bắt thông tin về hành vi sử
dụng dịch vụ của khách hàng, từ đó mang lại những giải pháp phù hợp với nhu cầu của
từng khách hàng. 
- Trong lĩnh vực tài chính: AI áp dụng cho các ứng dụng tài chính cá nhân như Mint
hay Turbo Tax, tăng cường các định chế tài chính. Một số ứng dụng khác như IBM
Watson được áp dụng AI này cho các giao dịch mua bán nhà.
1.7 Hạn chế của AI
Trí tuệ nhân tạo mang lại rất nhiều giá trị cho cuộc sống loài người, nhưng
cũng tiềm ẩn những nguy cơ.
-Chi phí cao: Việc tạo ra trí thông minh nhân tạo đòi hỏi chi phí rất lớn với những loại
máy móc phức tạp. Việc sửa chữa và bảo trì cũng đòi hỏi chi phí cao. Không chỉ vậy,
trong trường hợp có hỏng hóc nghiêm trọng, thủ tục khôi phục lại các mã và tái kích
hoạt hệ thống cũng đòi hỏi một khoảng thời gian lớn và chi phí đắt đỏ.
- Không có tính linh hoạt: Trí thông minh là do tạo hóa mang lại cho mỗi người. Máy
móc thì không có bất kì cảm xúc hay tính đạo đức nào. Máy móc chỉ thực hiện những
gì được lập trình sẵn và không thể đưa ra phán quyết đúng hay sai, thậm chí không thể
đưa ra quyết định thực hiện nhiệm vụ nếu gặp phải những tình huống không quen
thuộc.
- Không cải thiện nhờ vào kinh nghiệm: Không giống như con người trí tuệ nhân tạo
không thể được cải thiện bằng việc rút ra kinh nghiệm. Qua thời gian nó còn có thể bị
hao mòn. Tuy lưu trữ khối lượng lớn dữ liệu nhưng cách chúng có thể được sử dụng rất
khác với con người. Máy móc khó có thể thay đổi phản ứng của chúng trước những sự
thay đổi của môi trường. 
- Không có sáng tạo ban đầu: Sáng tạo hay trí tưởng tượng không phải sở trường của
trí tuệ nhân tạo. Con người là trí thức với độ nhạy cảm cao. Ta có thể thấy, nghe, suy
nghĩ và cảm nhận. Suy nghĩ của con người được hướng dẫn bởi những cảm xúc cái mà
hoàn toàn thiếu với máy móc. Các khả năng trực quan vốn có của con người khó có thể
được nhân rộng.
- Thất nghiệp: Việc máy móc có thể thay thế con người có thể dẫn đến tình trạng thấy
nghiệp quy mô lớn, trầm cảm, nghèo đói và các tệ nạn xã hội. Con người bị tước đoạt
công việc, bị bỏ lại với thời gian trống rỗng. Nếu việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trở nên
tràn lan, con người sẽ mất đi sức sáng tạo và trở nên lười biếng.

You might also like