You are on page 1of 16

MÔN : LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

ĐỀ TÀI: BẮT BUỘC CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG


ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ DƯỢC PHẨM THEO QUY ĐỊNH CỦA
LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM –
LIÊN HỆ THỰC TIỄN

GVHD: NGUYỄN VĂN PHÚC


NHÓM : 3
LỚP: LAW 376 A

ĐÀ NẴNG ,THÁNG 9 NĂM 2021


DANH SÁCH NHÓM 3
STT MSSV HỌ VÀ TÊN NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÁNH
GIÁ
1 2971 Phan Thị Thanh Nga Tổng hợp word, thực tiễn, 100%
thuyết trình
2 8065 Nguyễn Hoàng Nguyên Mở đầu, kết thúc, các khái 100%
niệm liên quan, làm slide
3 5662 Đinh Thị Minh Lượng Căn cứ chuyển giao, ý nghĩa, 100%
làm slide
4 6343 Huỳnh Công Nhật Minh Các quy định của pháp luật, 100%
thẩm quyền và thủ tục
5 1374 Lê Thị Thúy Nga Thực trạng pháp luật, làm slide 100%

6 8560 Đặng Thị Minh Ngọc Thực tiễn hiện nay, thuyết trình 100%

7 0361 Phạm Thành Long Những bất cập, nguyên nhân 100%
và khuyến nghị
8 3134 Nguyễn Thị Bích Ngọc Giải pháp hoàn thiện 100%
9 1740 Nguyễn Thị Thanh Nhi Khuyến nghị 100%

2
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................4
MỞ ĐẦU...............................................................................................................5
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẮT BUỘC CHUYỂN
GIAO QUYỀN SỬ DỤNG ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ..............................................6
1.1. Khái quát chung về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế
...........................................................................................................................6
1.1.1. Các khái niệm liên quan......................................................................6
1.1.2 Thẩm quyền và thủ tục về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với
sáng chế..........................................................................................................6
1.1.3. Ý nghĩa của việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế. 7
1.2. Pháp luật về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế.........7
II. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN VỀ BẮT BUỘC CHUYỂN
GIAO QUYỀN SỬ DỤNG ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ DƯỢC PHẨM.....................9
2.1. Thực trạng pháp luật việt nam về việc bắt buộc chuyển giao quyền sử
dụng đối với sáng chế dược phẩm.....................................................................9
2.2. Thực tiễn về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế dược
phẩm................................................................................................................10
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
NÂNG CAO CÔNG TÁC CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG ĐỐI VỚI
SÁNG CHẾ DƯỢC PHẨM TẠI VIỆT NAM....................................................13
3.1. Đối với các quy định pháp luật về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng
đối với sáng chế dược phẩm............................................................................13
3.2. Đối với việc nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về công tác chuyển
giao quyền sử dụng đối với sáng chế dược phẩm tại Việt Nam......................14
KẾT LUẬN.........................................................................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................16

3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nội dung được viết tắt
1 BBCGQSDSC Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
2 LXBB Li-Xăng bắt buộc
3 LSHTT Luật Sở hữu trí tuệ
4 SHCN Sở hữu công nghiệp
5 SHTT Sở hữu trí tuệ
6 TRIPS Hiệp ước về các khía cạnh thương mại của quyền SHTT
7 WHO Tổ chức Y tế Thế giới
8 WTO Tổ chức thương mại thế giới
9 WIPO Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới

4
MỞ ĐẦU
Sáng chế dược phẩm chính là một giải pháp kĩ thuật dưới dạng sáng chế hay
quy trình.Nó được tạo ra nhằm mục đích phục vụ cho lĩnh vực y tế, giúp đỡ cứu chữa
bệnh cho người và động vật. Trong khoa học pháp lí của nhiều quốc gia trên thế
giới,bắt buộc chuyển quyền sử dụng sáng chế không phải là vấn đề mới.Sự ra đời của
khái niệm bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế được xem là bắt nguồn từ
nghĩa vụ sử dụng sáng chế của chủ sở hữu sáng chế được ra bởi Luật độc quyền.Bắt
buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế như là biện pháp thúc đẩy những lợi ích của
hệ thống sáng chế trong khi giảm tối thiểu các rủi ro của hệ thống này.Đạo luật đầu
tiên trên thế giới có quy định trực tiếp về BBCGQSDSC là luật sáng chế của nhiều
quốc gia trên thế giới và ảnh hưởng đến sự phát triển của Công ước Paris liên quán đến
vấn đề này.Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có quy định về
BBCGQSDSC.
Tuy nhiên tại Việt Nam và một số quốc gia khác,BBCGQSDSC dường như là
vấn đề mới.Tại Việt nam có rất ít công trình nghiên cứu vấn đề này.Trong khi đó trong
những năm gần đây,BBCGQSDSC là vấn đề gây tranh cãi trong các cuộc đàm phán
quốc tế và thu hút được sự quan tâm của các quốc gia phát triển,và các quốc gia đang
phát triển.Đặc biệt,trong thời điểm hiện nay,BBCGQSDSC cho việc xuất khẩu các
dược phẩm đến các quốc gia thành viên không có hoặc không có đủ năng lực sản xuất
dược phẩm đang để ngỏ cho các quốc gia thành viên phê chuẩn thì việc nghiên cứu về
BBCGQSDSC càng có ý nghĩa quan trọng.

5
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẮT BUỘC CHUYỂN
GIAO QUYỀN SỬ DỤNG ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ
1.1. Khái quát chung về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế
1.1.1. Các khái niệm liên quan.
Ở khía cạnh pháp lý, tài liệu do Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) phát
hành, định nghĩa: “Sáng chế là sản phẩm mới hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn
đề kỹ thuật”. Theo pháp LSHTT Việt Nam quy định tại khoản 12 điều 4 LSHTT năm
2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019) quy định “Sáng chế là giải pháp kỹ
thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng
việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.”
Theo Khoản 2 Điều 2 Luật dược năm 2016 quy định: “Thuốc là chế phẩm có
chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chẩn đoán
bệnh, chữa bệnh, Điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể
người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh
phẩm”
Từ khái niệm sáng chế và dược phẩm ta có thể đưa ra định nghĩa sáng chế dược
phẩm như sau: “Sáng chế dược phẩm là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sáng chế hoặc
quy trình nhằm phục vụ phục vụ trong lĩnh vực y tế bằng việc ứng dụng các quy luật tự
nhiên”.
Sau khi đăng ký bảo hộ sáng chế, chủ sở hữu sáng chế có quyền sử dụng, cho
phép người khác sử dụng sáng chế, ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế, định đoạt
sáng chế. Mặt khác bên cạnh việc đăng ký bảo hộ sáng chế thì trường hợp hạn chế
quyền này của chủ sở hữu sáng chế đó là BBCGQSDSC. Bắt buộc chuyển giao được
hiểu là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế, buộc chủ sở
hữu sáng chế chuyển giao quyền của mình cho tổ chức, cá nhân, Chính phủ. Tổ chức
Inwent (Liên bang Đức) định nghĩa BBCGQSDSC là “sự cho phép bởi chính phủ hoặc
tòa án, cho phép cơ quan chính phủ hoặc một bên tư nhân sử dụng đối tượng được bảo
hộ sáng chế không cần sự cho phép của người nắm độc quyền sáng chế vì lợi ích công
cộng. Nói cách khác, chủ sở hữu sáng chế bị bắt buộc chuyển giao, chống lại ý chí của
họ, sự khai thác đối tượng được bảo hộ sáng chế”1.
1.1.2 Thẩm quyền và thủ tục về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế
Đối với thẩm quyền BBCGQSDSC thì BBCGQSDSC là một quan hệ phức tạp với
sự tham gia quản lý của nhiều cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, trên nguyên tắc tập trung dân
chủ, đồng thời có sự phân công phù hợp với chức năng quản lý của từng cơ quan, thẩm
quyền chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng sáng chế được phân chia một cách linh hoạt cho
từng cơ quan chủ quản có thẩm quyền chung trong từng lĩnh vực tùy theo căn cứ nào được
áp dụng để BBCGQSDSC. Theo khoản 1 Điều 147 LSHTT năm 2005 (sđ, bs 2009,2019) ,
thẩm quyền chuyển giao được quy định như sau:

1
Tài liệu offline cung cấp cho khóa học “Những quy định linh hoạt của Hiệp định TRIPS” (Flexibilities of the
TRIPS Agreement) của Inwent, theo Lê Thị Nam Giang “Một số vấn đề pháp lý cơ bản về bắt buộc chuyển giao
quyền sử dụng sáng chế”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 09 năm 2010.

6
- Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế trên
cơ sở xem xét yêu cầu được chuyển giao quyền sử dụng đối với trường hợp quy định tại các
điểm b, c và d khoản 1 Điều 145.
- Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế thuộc
lĩnh vực quản lý nhà nước của mình khi xảy ra trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 điều
145, trên cơ sở tham khảo ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Như vậy, cách phân chia thẩm quyền trên đây đã có sự tương thích với hai trường hợp
BBCGQSDSC (vì cộng đồng và nhằm chế tài đối với chủ sở hữu). Điều này có ý nghĩa
quan trọng đối với trường hợp BBCGQSDSC khi cộng đồng bị đặt trong tình thế cấp thiết
và cần có sự giải quyết chuẩn xác của cơ quan trực tiếp quản lý.
Về thủ tục về BBCGQSDSC theo quy định theo K5 Điều 147 LSHTT năm 2005
(sđ, bs 2009,2019) và điều 25 NĐ 103/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của LSHTT về sở hữu công nghiệp. Hồ sơ và thủ tục chuyển giao quyền sử dụng sáng
chế theo quyết định bắt buộc:
- Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết về hình thức, nội dung hồ sơ yêu cầu được
chuyển giao quyền sử dụng sáng chế quy định tại khoản 1 Điều 147 của LSHTT, trừ quy
định tại khoản 2 Điều này; quy định và tổ chức thực hiện thủ tục tiếp nhận và xử lý yêu cầu
được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.
- Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và
Công nghệ hướng dẫn thi hành, tổ chức thực hiện thủ tục BBCGQSDSC và sử dụng sáng
chế nhân danh Nhà nước nhằm đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng cho nhân
dân.
1.1.3. Ý nghĩa của việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế
Việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế dược phẩm. Mục đích
này có thể hiểu là cung cấp một cách để giới thiệu các loại thuốc gốc chi phí thấp ra thị
trường mà nếu không sẽ được cấp bằng sáng chế.vàcó thể cung cấp những loại thuốc mới
thường không thể tiếp cận được với người tiêu dùng có thu nhập thấp, đặc biệt là ở các
nước đang phát triển và kém phát triển nhất. Chính phủ có thể vượt qua các rào cản về tiếp
cận và giá cả. Thông qua đó cân bằng lợi ích của các công ty dược phẩm và người bệnh.
Có thể thấy hiện nay trong trường hợp xảy ra đại dịch, sự can thiệp của nhà nước
thông qua các giấy phép bắt buộc được coi là cần thiết và thiết yếu. Ví dụ một nhà nghiên
cứu nước ta đã nghiên cứu ra vắc xin đối covid 19 thì nhà nước có thể áp dụng quyền bắt
buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế này. Để có thể giúp mức giá của loại vắc
xin sẽ rẻ hơn và người dân có thể tiếp cận dễ hơn. Việc này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối
với xã hội trong những lúc khó khăn.
1.2. Pháp luật về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế
Thứ nhất, pháp luật quốc tế về BBCGQSDSC dược phẩm. Hiệp định về các
khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) là một điều ước quốc tế đa
phương của tổ chức thương mại thế giới (WTO) , quy định các tiêu chuẩn tối thiểu đối
với việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ , áp dụng cho tất cả các nước thành viên của
WTO , không phụ thuộc vào mức độ phát triển của các thành viên đó . Hiệp định có

7
hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các thành viên WTO, TRIPS là một thỏa thuận quốc tế
toàn diện nhất về sở hữu trí tuệ, được áp dụng bắt buộc trên diện rộng đối với tất cả các
thành viên của WTO.
Trong hiệp định TRIPS đã đặt ra một số giới hạn trước khi cấp bằng sáng chế
thông qua việc quy định một số đối tượng không được bảo hộ, trong đó có phương
pháp chẩn đoán bệnh, các phương pháp nội và ngoại khoa để chữa bệnh phẫu thuật
cho người và động vật. Bên cạnh đó, quyền sáng chế dược phẩm không phải là tuyệt
đối mà còn có thể bị hạn chế hoặc có các ngoại lệ đó: ngoại lệ đối với quyền sáng chế
được bảo hộ (điều 30); BBCGQSDSC (điều 31). Vì vậy, các quy tắc tối thiểu và loại
trừ được đề cập trong hiệp định trips, các quốc gia thành viên có quyền tự quyết định
các tiêu chuẩn bảo hộ riêng, còn quy định và lựa chọn cách tiếp cận bảo mật rộng hẹp
đối với sáng chế trong lĩnh vực dược phẩm, đứng từ khía cạnh vì sức khoẻ cộng đồng,
sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến sức mạnh của hệ thống dược phẩm.
Thứ hai, các quy định của pháp luật Việt Nam về BBCGQSDSC
Một là, căn cứ BBCGQSDSC bao gồm: sử dụng sáng chế vì mục đích công
cộng, phi thương mại; người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa
vụ sử dụng sáng chế; người có nhu cầu sử dụng sáng chế không đạt được thỏa thuận
với người nắm độc quyền sử dụng sáng chế về việc ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế;
người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh
bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh; BBCGQSDSC là một công cụ quan trọng
của quốc gia
Hai là, Điều kiện BBCGQSDSC: được quy định tại Điều 146 LSHTT. Điều
kiện BBCGQSDSC thực chất là những quy định nhằm hạn chế quyền sử dụng sáng
chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc. Đối với hình thức chuyển giao: điểm a
khoản 1 Điều 164 LSHTT ghi nhận: “Quyền sử dụng được chuyển giao thuộc dạng
không độc quyền”. Đây là hình thức mà bên chuyển giao vẫn có quyền sử dụng sáng
chế, quyền ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế không độc quyền với người khác. Xuất
phát từ mục đích của việc BBCGQSDSC và trên nguyên tắc “cân bằng lợi ích” Nội
dung nguyên tắc này yêu cầu: việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ phải tạo
được sự hài hòa giữa chủ sở hữu và cộng đồng. Mặc dù BBCGQSDSC là sự cưỡng
chế đối với chủ sở hữu, nhưng nó không thể quá nghiêm khắc ở mức độ phải áp dụng
hình thức chuyển giao độc quyền. Điều này rõ ràng đã “hy sinh” lợi ích của chủ sở hữu
một cách không thỏa đáng, vi phạm nguyên tắc “cân bằng lợi ích”. Còn đối với hình
thức chuyển giao thứ cấp, đây là hình thức được tiến hành sau khi đã tồn tại ít nhất
một quan hệ pháp luật có hiệu lực về chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đang được
xin cấp phép sử dụng. Điều này có nghĩa rằng, trước thời điểm nộp đơn xin cấp phép
sử dụng sáng chế bắt buộc của cá nhân, tổ chức khác, chủ sở hữu đã thực hiện nghĩa
vụ sử dụng sáng chế. Do đó, không thể cưỡng chế đối với người nắm độc quyền với lý
do không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế. Như vậy, sự ràng buộc hình thức
chuyển giao không độc quyền vừa hợp logic với căn cứ BBCGQSDSC vừa đảm bảo
được lợi ích của chủ sở hữu.

8
II. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN VỀ BẮT BUỘC CHUYỂN
GIAO QUYỀN SỬ DỤNG ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ DƯỢC PHẨM.
2.1. Thực trạng pháp luật việt nam về việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng
đối với sáng chế dược phẩm
Những bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam về BBCGQSD, cụ thể :
Một là, theo quy định Điều 145 của LSHTT năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm
2009 và 2019), có thể nhận ra rằng các nhà lập pháp đã không thừa nhận việc không thực hiện
đầy đủ sáng chế là căn cứ BBCGQSDSC. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, thiệt hại cho cộng đồng
trong trường hợp không thực hiện sáng chế đầy đủ cũng không kém hơn so với việc không thực
hiện sáng chế. Nếu không thực hiện đầy đủ sáng chế cơ bản, thì sự thiếu hụt thông tin từ sáng
chế này có thể đưa đến hệ quả vô hiệu hóa sáng chế phụ thuộc. Chúng ta có thể thấy rõ nguyên
nhân của vấn đề trên là do những lỗ hổng của quy định về BBCGQSDSC. Và so với giới hạn
cho phép của Công ước Paris và Hiệp định TRIPs, nước ta hoàn toàn có thể ghi nhận thêm các
căn cứ BBCGQSDSC như không thực hiện đầy đủ sáng chế.
Hai là, vấn đề liên quan đến Luật Cạnh Tranh: mặc dù Luật SHTT được ban hành sau
Luật Cạnh tranh, nhưng giới hạn điều chỉnh của Luật Cạnh tranh trong chế định BBCGQSDSC
vẫn chưa được xác định rõ ràng. Dẫn chiếu từ Luật SHTT, quan điểm các nhà lập pháp Việt
Nam xem những hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo Luật Cạnh tranh là căn cứ để xin cấp
phép sử dụng sáng chế. Tuy nhiên cần nhận thấy rằng, trong số tất cả những hành vi này có
những trường hợp ngoại lệ cho phép hạn chế cạnh tranh mà không vi phạm Luật Cạnh tranh
như “Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ” theo quy
định tại Khoản 1 Điều 10 LSHTT năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019). Do
đó, Điểm d Khoản 1 Điều 145 Luật SHTT không thể chế định căn cứ chuyển giao theo tất cả
hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo Luật Cạnh tranh. Chính vì vậy, trong thời gian tới, nhà
nước nên xem xét và cần phải ghi nhận rõ hơn giới hạn điều chỉnh của Luật Cạnh tranh trong
việc xác định căn cứ BBCGQSDSC.
Và hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế nên giữa các quốc gia luôn tồn tại
quan hệ tương trợ lẫn nhau, cùng giải quyết các thách thức của thời đại. Trước mắt, cần nhận
thấy rằng, việc xác minh các căn cứ để bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế là một
quá trình phức tạp và dẫn đến nhiều khó khăn:
Thứ nhất, đây là lĩnh vực mới đối với các nước ta cũng như đang và kém phát triển, các
nước này thiếu kinh nghiệm không chỉ trong việc điều chỉnh pháp luật mà còn trong việc vận
hành có hiệu quả các quy định về về việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế.
Thứ hai, Việt Nam cũng như các nước đang và kém phát triển thiếu nguồn nhân lực có
chuyên môn sâu về lĩnh vực này. Nguồn nhân lực thiếu hụt không chỉ từ các cơ quan có thẩm
quyền ra quyết định về việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế mà còn từ cơ
quan tư pháp trong việc xem xét lại các quyết định về việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng
đối với sáng chế hoặc quyết định về khoản tiền đền bù khi có khiếu nại.
Thứ ba, trình độ phát triển khoa học kĩ thuật ở các nước ta chưa phát triển mạnh mẽ
cũng là thách thức lớn trong việc vận dụng có hiệu quả các quy định của điều ước quốc tế về
việc về việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế.

9
Thứ tư, khi hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa, chúng ta phải hòa nhập với luật chơi
chung. Điều này yêu cầu chúng ta phải tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan vốn có thuộc
về cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường. Luật SHTT cần ghi nhận nhiều phương án phản
ánh đúng bản chất quy luật giá trị hơn nữa để xác định tiền đền bù thực sự thỏa đáng cho người
nắm độc quyền khi áp dụng về việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế đối
với chủ thể này.
Đối với thẩm quyền chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc, cần
nhận thấy rằng, việc xác minh các căn cứ để về việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối
với sáng chế là một quá trình phức tạp, đồng thời không thuộc chức năng chính của các bộ và
cơ quan ngang bộ (trừ căn cứ theo điểm a, khoản 1, Điều 145 Luật SHTT). Do đó, giữa các cơ
quan, tổ chức quản lý nhà nước phải có sự phối hợp với nhau một cách chặt chẽ.
2.2. Thực tiễn về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế dược
phẩm
Trong thời đại ngày nay, khi thế giới xuất hiện ngày càng nhiều mần bệnh và
dịch bệnh phát sinh tràn lan trong cộng đồng như: ung thư, lao phồi, HIV/AIDS, và
đặc biệt là dịch bệnh covid 19 vấn đề sức khỏe được đặt lên hàng đầu ở các nước đặc
biệt là các quốc gia đang phát tiển hoặc kém phát triển. Tuy nhiên, rào cản đối với các
nước này khi tiếp cận là giá cả của các dược phẩm vì hầu hết các loại thuốc này có giá
trên thị trường khá cao, thậm chí là rất cao vì vậy chi phí phải bỏ ra cho một quá trình
chữa bệnh rất tốn kém. Để cân bằng được quyền và lợi ích giữa các công ty dược
phẩm và người bệnh, trong một số trường hợp WTO đã cho phép các quốc gia được
tiến hành “các hình thức sử dụng không được phép của người năm quyền” hay còn gọi
là Li xăng bắt buộc. Hiện nay, tại Việt Nam chưa có bất kỳ một văn bản pháp lý nào
sử dụng thuật ngữ “li – xăng bắt buộc”. Thay vào đó, pháp luật Việt Nam sử dụng
thuật ngữ “bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế”. Như vậy, có thể
hiểu li – xăng bắt buộc là bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế. Đối
với sáng chế là dược phẩm được ghi nhận tại điều 31 TRIPs. Vận dụng linh hoạt điều
31 TRIPs, Thái Lan và Ấn Độ là hai quốc gia đang phát triển ở Châu Á thực hiện
nhiều lần biện pháp này để đảm bảo việc tiếp cận dược phẩm trong nước bằng cách tự
do quy định và áp dụng các điều kiện để cấp li- xăng bắt buộc:
Thứ nhất, pháp luật Ấn Độ và vụ Natco Pharma v. Bayer. Ấn Độ đã cấp li-
xăng bắt buộc đầu tiên vào ngày 9/3/ 2012: Pharma Ltd là một công ty sản xuất thuốc
generic của Ấn Độ được cấp LXBB để sản xuất và bán trên lãnh thổ Ấn Độ dược
phẩm sorafenib2 đã được Bayer đăng kí bảo hộ sáng chế 2008. Trong vụ này Ấn Độ đã
đánh giá điều kiện cấp LXBB nêu trên và nhận thấy rằng tình huống cấp LXBB đã
được thỏa mãn do Bayer, mặc dù là người năm giữ sáng chế nhưng đã không bán loại
dược phẩm này trên thị trường Ấn Độ vào năm 2008 và bán một lượng nhỏ vào năm
2009, 2010. Như vậy có thể thấy khi các quốc gia áp dụng cơ chế LXBB thông qua
việc tự do quy dịnh tình huống nào có thể áp dụng biện pháp này. Tự do này cho phép
các quốc gia có thể dự trù tình huống có thể phát sinh nhằm bảo đảm quyền tiếp cận
dược phẩm ở mức tối đa. Tinh thần Hiệp định Trips công nhận rằng trong một số
trường hợp đặt biệt là các quốc gia đang phát triển, lợi ích công cộng trong việc tiếp
2
Dưới nhãn hiệu Nexavar thuốc Sorafenib được sử dụng để điều trị bệnh ung thư gan và thận. Thuốc không phải
để chữa khỏi bệnh mà nhằm kéo dài thêm sự sống của bệnh nhân ung thư gan, thận giai đoạn cuối.

10
cận và khai thác công nghệ được bảo hộ sáng chế ưu tiên hơn lợi lích cá nhân của chủ
sở hữu.
Thứ hai, Thái Lan và các quyết định li- xăng bắt buộc đối với dược phẩm điều
trị HIV/AIDS, bệnh tim và ung thư: tuy không phải là quốc gia đầu tiên sử dụng quyết
định BBCGQSDSC nhưng từ năm 2006 Thái lan đã liên tiếp ban hành LXBB đối với
nhiều loại thuốc khác nhau như HIV/AIDS, bệnh tim, ung thư các loại thuốc có thể kể
đến như dược phẩm Efavirenz3 do Merck Sharp and Dohme ( MSD) nắm quyền
SDSC và được chuyển giao quyền SDSC cho tổ chức dược phẩm chính phủ Thái Lan
(GPO); thuốc Clopidogrel4 ( hoặc là Plavix) do Sanofi-Aventis nắm quyền SDSC và
bên được chuyển giao quyền SDSC là GPO. Căn cứ vào điều 31 Hiệp định TRIPs và
điều 51 Luật sáng chế5 Thái Lan, Nước này đã đưa ra quyết định cấp LXBB nhằm “sử
dụng cho mục đích công cộng và phi thương mại” và kèm theo mục tiêu khi tiến hành
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng là để ngăn ngừa sự thiếu hụt nghiêm trọng
của thuốc. Như vậy có thể thấy “sử dụng vào mục đích công cộng và thương mại” đã
không còn là căn cứ chung mà chính phủ nước này đã xem xét trong từng trường hợp
cụ thể đối với từng loại thuốc, giá cả và nhu cầu sử dụng để áp dụng LXBB
Qua thực tiễn của Ấn Độ và Thái lạn có thể thấy, Ấn Độ là quốc gia có khả
năng và điều kiện sản xuất dược phẩm tốt trong các quốc gia đang phát triển như lẽ tự
nhiên đối với Việt Nam một trong những nước gặp phải khó khăn tliên quan điều kiện
cơ sở hạ tầng trong việc đảm bảo quyền tiếp cận dược phẩm theo cơ chế LXBB rất có
nhu cầu nhập khẩu các loại thuốc từ những quốc gia trên. Tạo cầu nối cung cầu thực
sự bảo vệ quyền tiếp cận dược phẩm, Một quyền nằm trong quyền bảo đảm sức khỏe
con người. Từ góc độ nước đang phát triển trên, Việt Nam cần rà soát tổng thể và hoàn
thiện các quy định pháp luật được sử dụng như công cụ nhằm đạt đến mục tiêu cân
bằng lợi ích trong bảo hộ quyền SHTT gồm: các quy định về BBCGQSDSC
Tính từ thời điểm LSHTT ra đời (năm 2005) cho tới nay không có nhiều vụ
việc Nhà nước áp dụng quy định BBCGQSDSC. Sau đây là một trong những trường
hợp điển hình để chứng minh rằng, trong một số trường hợp nhất định, cơ quan nhà
nước có quyền yêu cầu chuyển giao quyền sử dụng sáng chế bất kể ý chí chủ quan của
chủ thể nắm quyền ra sao:
Vụ việc điển hình diễn ra vào năm 2005, khi Việt Nam rơi vào đại dịch cúm gia
cầm, sau đó bệnh dịch này phát triển nhanh chóng không chỉ tại Việt Nam mà còn tại
3
(tên thương mại stocrin) thuốc dùng điều trị HIV/AIDS trong giao đoạn đầu.
4
Clopidogrel (hoặc là Plavix) Dùng để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cơ tim (myocardial ischemia), tai biến
mạch máu não (cerebro-vascular accident), ức chế ngưng tập tiểu cầu khi đặt ống đỡ động mạch vành.
5
Điều 51 Luật SC Thái Lan: Để thực hiện bất kỳ dịch vụ nào cho tiêu dùng công cộng hoặc có tầm đặc biệt quan
trọng còn đối với quốc phòng của đất nước hoặc để bảo tồn, thực hiện các tài nguyên thiên nhiên, môi trường
hoặc để ngăn ngừa hoặc làm giảm sự thiếu hụt nghiêm trọng của thực phẩm, thuốc hoặc các mặt hàng tiêu dùng
khác hoặc cho bất kỳ dịch vụ công khác thì bất kỳ Bộ, Cục, hoặc ban ngành của Chính phủ có thể tự mình hoặc
thông qua người khác, thực hiện bất kỳ quyền hạn theo Điều 36 với việc trả tiền đền bù cho CSH SC hoặc người
nắm giữ độc quyền SC theo đoạn 2 của Điều 48 và sẽ phải thông báo không chậm trễ cho chủ SC bằng văn bản,
bỏ qua quy định tại Điều 46, Điều 47 và 47 bis. Điều 46 quy định về việc LXBB được áp dụng sau ba năm kể từ
ngày cấp bằng SC hoặc sau bốn năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký SC khi chủ SC không thực hiện một số hoạt
động nhất định và sau khi bên muốn sử dụng SC đã nỗ lực đàm phán trước với chủ SC nhưng không thành công.
Và Điều 47 quy định về việc cấp phép sử dụng một SC để tạo điều kiện khai thác một SC khác kèm theo một số
yêu cầu sau khi bên muốn sử dụng SC đã nỗ lực đàm phán trước với chủ SC nhưng không thành công.

11
nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới, đặc biệt ở các nước Đông Nam Á. Riêng tại Việt
Nam, tính từ thời điểm phát hiện ra trường hợp mắc cúm A đầu tiên đến ngày
30/11/2005, đã có 3 đợt dịch với 91 trường hợp mắc bệnh, trong đó 42 trường hợp tử
vong tại 32 tỉnh/thành phố. Theo cảnh báo của WHO, nếu dịch cúm xảy ra, khoảng
10% dân số Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng và 1% trong số đó sẽ bị chết vì căn bệnh này.
Vì vậy, Việt Nam sẽ cần một số lượng lớn Tamiflu. Tuy nhiên, La Roche đã không thể
đáp ứng được nhu cầu trên. Ngày 26/10/2005, Cục Quản lý Dược Việt Nam đã trình
lên Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị sẽ thương lượng với F. Hoffmann La Roche Ltd. để
triển khai ngay kế hoạch sản xuất Tamiflu tại Việt Nam theo hợp đồng chuyển giao
quyền sử dụng tự nguyện hoặc theo li-xăng bắt buộc. Nhưng quá trình thương lượng
đề La Roche tự nguyện chuyển giao quyền sản xuất thuốc cho Việt Nam đã không
thành công. Phía Việt Nam khẳng định, nếu La Roche không cấp phép cho Việt Nam
sản xuất thuốc, trong trường hợp có tuyên bố về tình trạng khẩn cấp quốc gia, Việt
Nam có thể sản xuất thuốc mà không cần sự đồng ý của La Roche. Dựa trên cơ sở
pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, căn cứ trên tình hình thực tiễn tại Việt Nam,
Chính phủ Việt Nam hoàn toàn có quyền BBCGQSDSC đối với dược phẩm này mà
không cần thương lượng với người nắm độc quyền sáng chế. Tuy nhiên, cơ quan chức
năng Việt Nam đã chủ động đàm phán với La Roche để có thể đạt được một thỏa
thuận hợp lý trước khi quyết định BBCGQSDSC. Ngày 8/11/2005, La Roche chính
thức đồng ý với Bộ Y tế Việt Nam về nhượng quyền sản xuất thuốc Tamiflu và cam
kết chuyển giao công nghệ cần thiết để việc sản xuất thuốc này sẽ được tiến hành sau 2
tháng. Cùng với việc đồng ý nhượng quyền sản xuất thuốc Tamiflu, Roche cũng đồng
ý xuất 25 triệu viên mà Việt Nam đặt hàng. Số thuốc này sẽ được chuyển đến Việt
Nam theo 3 giai đoạn: từ nay đến cuối năm 2006 (2 triệu viên); từ tháng 1-30/6/2006 (8
triệu viên) và từ tháng 7 – 12/2006 (15 triệu viên).
Kết quả, hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng tự nguyện đã được ký kết. Mặc
dù Tamiflu chưa phải là trường hợp BBCGQSDSC, nhưng thông qua việc dự định
BBCGQSDSC đã mang lại những kết quả khả quan. Không chỉ tại Việt Nam, chính
phủ các quốc gia đang phát triển cũng thường có một quá trình thương lượng với
người nắm độc quyền sáng chế trong những trường hợp tương tự như Việt Nam.
Từ trường hợp Tamiflu có thể thấy rằng nhu cầu sử dụng BBCGQSDSC nhằm
mục đích tăng cường khả năng có thuốc chữa bệnh là nhu cầu có thực tại Việt Nam.
Vai trò của BBCGQSDSC không chỉ thể hiện trong thực tiễn sử dụng mà còn là một
biện pháp mang tính “ngăn ngừa”. Việc đe dọa sử dụng BBCGQSDSC không những
ngăn chặn sự lạm dụng độc quyền từ người nắm độc quyền sáng chế mà còn có thể
thúc đẩy việc chuyển giao tự nguyện quyền sử dụng sáng chế. Trong điều kiện của các
nước đang phát triển như Việt Nam, trình độ phát triển công nghệ còn chưa cao, kinh
nghiệm sử dụng BBCGQSDSC còn hạn chế, với mục đích thu hút đầu tư nước ngoài
thì việc thương lượng với người nắm độc quyền sử dụng sáng chế trước khi cấp quyết
định BBCGQSDSC là việc làm cần thiết.

12
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
NÂNG CAO CÔNG TÁC CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG ĐỐI VỚI SÁNG
CHẾ DƯỢC PHẨM TẠI VIỆT NAM
3.1. Đối với các quy định pháp luật về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối
với sáng chế dược phẩm
Thứ nhất, kiến nghị sửa đổi Khoản 1 Điều 136 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi bổ
sung năm 2009 và 2019 quy định gắn nghĩa vụ sử dụng sáng chế của chủ sở hữu sáng
chế với mục đích ―đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh,
dinh dưỡng cho nhân dân hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội” bộc lộ một số
hạn chế nhất định như việc hạn chế khả năng sử dụng bắt buộc chuyển giao quyền sử
sụng sáng chế trong trường hợp người nắm độc quyền vi phạm nghĩa vụ sử dụng sáng
chế. Vì vậy, cần sửa đổi lại Khoản 1 Điều 136 theo hướng quy định thêm trường hợp:
“Chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ sản xuất sản phẩm được bảo hộ hoặc áp dụng quy
trình được bảo hộ phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội của đất nước, đáp ứng
nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc
các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội. Trong trường hợp chủ sở hữu sáng chế không sử
dụng hoặc sử dụng sáng chế không phù hợp với nghĩa vụ đó thì cơ quan nhà nước có
thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho người khác mà không cần
được phép của chủ sở hữu sáng chế theo quy định tại Điều 145, 146, của Luật này”.
Cơ sở của kiến nghị này dựa trên cơ sở: Việt Nam trong quá trình gia nhập
WTO, Việt Nam cũng khẳng định chủ sở hữu sáng chế hoặc bên nhận trong hợp đồng
chuyển giao quyền sử dụng độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế phù hợp với yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu pháp luật các
nước, việc sử dụng sáng chế vì lý do “lợi ích công cộng” được quy định như những lý
do độc lập, không phụ thuộc vào việc người nắm độc quyền sáng chế có vi phạm nghĩa
vụ sáng chế hay không; dưới góc độ quyền con người việc quy định như vậy góp phần
điều tiết giá sao cho người dân có điều kiện kinh tế trung bình đều có quyền sử dụng
dược phẩm.
Thứ hai, cần sửa đổi Điểm b Khoản 1 Điều 146 Luật SHTT 2005, Sửa đổi bổ
sung 2009 và 2019. Việt Nam đã phê chuẩn Nghị định thư sửa đổi Hiệp định TRIPS
và Tuyên bố sử dụng Cơ chế theo Nghị định vào ngày 16/01/2017 về việc thiết lập một
cơ chế tạm thời nhằm cho phép các thành viên WTO được sản xuất dược phẩm theo
quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng để xuất khẩu sang các nước không đủ
hoặc không có năng lực sản xuất trong lĩnh vực dược phẩm. Tuy nhiên, pháp luật Việt
Nam hiện hành cụ thể tại Điểm b Khoản 1 Điều 146 Luật SHTT 2005, Sửa đổi bổ
sung 2009 và 2019 chỉ cho phép BBCGQSDSC nhằm cung cấp chủ yếu cho thị trường
trong nước. Trong khi Hiệp định TRIPS sửa đổi cho phép sử dụng BBCGQSDSC
nhằm mục đích xuất khẩu đến các nước khó khăn hơn trong WTO không đủ trình độ
sản xuất thuốc khi áp dụng BBCGQSDSC. Vì vậy, kiến nghị cần sửa lại quy định tại
Điều 146, Khoản 1 (b) Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2009 và 2019 theo hướng
quyền sử dụng dược phẩm được cấp BBCGQSDSC ngoài đáp ứng mục tiêu để cung
cấp cho thị trường trong nước trước tiên, còn có thể cung cấp ra thị trường các nước
không có đủ điều kiện sản xuất thuốc theo quyết định BBCGQSDSC của quốc gia sở tại
là thành viên của WTO.

13
3.2. Đối với việc nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về công tác chuyển giao
quyền sử dụng đối với sáng chế dược phẩm tại Việt Nam
Trong quá trình hội nhập kinh tế, dễ dàng nhận thấy rằng, giữa các quốc gia
luôn tồn tại quan hệ tương trợ lẫn nhau, cùng giải quyết các thách thức của thời đại.
Do đó, sẽ không tránh khỏi những trường hợp đòi hỏi phải xuất khẩu sản phẩm được
sản xuất từ sáng chế được cấp phép bắt buộc giữa các quốc gia. Ví dụ điển hình về vấn
đề này là: Theo Quyết định ngày 30/8/2003, các thành viên của TRIPs đã thống nhất
cho phép xuất khẩu thuốc chữa bệnh HIV/AIDS được sản xuất từ những quốc gia nhận
được giấy phép sử dụng sáng chế bắt buộc sang những nước thành viên không có và
không đủ khả năng sản xuất, nhằm giúp những nước này vượt qua khó khăn. Và để
khai thác có hiệu quả các quyền lợi về phía đất nước ta, thông qua chế định
BBCGQSDSC, nước ta nên thừa nhận cho phép khai thác quyền sử dụng được chuyển
giao để cung cấp cho thị trường nước ngoài, trên cơ sở nguyên tắc “có đi có lại” giữa
các quốc gia. Đây cũng là cách thức hợp lý mà các Quốc gia trên thế giới đang áp
dụng.
Vào 1/2007 Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO (Tổ chức Thương mại thế
giới), việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp tất yếu sẽ
tăng cao. Để vừa tạo được điều kiện đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và
ngoài nước, vừa kiểm soát được tình hình khai thác sáng chế được cấp phép. Để có thể
mang về nhiều lợi ích hơn, Luật SHTT nên ghi nhận thêm những trường hợp cho phép
chuyển nhượng quyền sử dụng sáng chế được cấp phép. Tương tự như Hiệp định
thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, nhà làm luật có thể ghi nhận cả hai trường hợp
chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh của mình hoặc uy tín gắn với việc sử dụng
sáng chế được chuyển giao.
Ưu tiên việc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế dược phẩm bằng cách thông
qua hợp đồng chuyển giao tự nguyện
Cá nhân, tổ chức được nhận chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế dược
phẩm phải trả cho người nắm giữ độc quyền một khoản tiền đền bù thỏa đáng
Bản chất quan hệ BBCGQSDSC vừa mang tính chất quan hệ pháp luật hành
chính vừa mang tính chất quan hệ pháp luật dân sự, cho nên, bên cạnh việc tạo môi
trường cho các quan hệ tư diễn ra lành mạnh, đồng thời có thể giúp cơ quan chức năng
linh hoạt giải quyết bồi thường hợp lý cho chủ sở hữu, Luật SHTT cần ghi nhận nhiều
phương án phản ánh đúng bản chất quy luật giá trị hơn nữa để xác định tiền đền bù
thực sự thỏa đáng cho người nắm độc quyền khi áp dụng BBCGQSDSC đối với chủ
thể này.Ưu tiên việc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế dược phẩm bằng cách thông
qua hợp đồng chuyển giao tự nguyện

14
KẾT LUẬN
Sáng chế trong lĩnh vực dược phẩm tạo nên động lực nghiên cứu và triển khai,
thương mại hóa các sáng tạo trong lĩnh vực dược phẩm, nhằm cung cấp các dược
phẩm mới phòng chống bệnh tật. Trong khi đó, những người bệnh tại các nước có nền
kinh tế kém và đang phát triển trong đó có Việt Nam cần phải được sử dụng các dược
phẩm mới này với giá hợp lý, có thể chấp nhận được so với thu nhập của họ. Đây là
một nghịch lý mà các quốc gia và các tổ chức quốc tế đang phải đối mặt. Vấn đề đặt ra
cần phải cân bằng lợi ích giữa chủ sáng chế dược phẩm và người bệnh trong vấn đề
tiếp cận dược phẩm nhằm đảm bảo chất lượng, số lượng và giá cả hợp lý của dược
phẩm, qua đó duy trì và bảo vệ các quyền con người nói chung là một vấn đề không dễ
dàng, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội của một quốc gia.
BBCGQSDSC được quy định rất rộng rãi trong pháp luật các quốc gia đồng
thời thực tiễn các quốc gia cũng cho thấy có sự sử dụng phong phú các quy định này.
Cần nhìn nhận rằng BBCGQSDSC có những tác động tiêu cực và tích cực đến không
chỉ bản thân người nắm độc quyền sáng chế mà còn đối với hệ thống sáng chế và cao
hơn là đến sự phát triển kinh tế xã hội. BBCGQSDSC thực chất là một trong những
trường hợp hạn chế quyền của người nắm độc quyền sáng chế cho nên nếu lạm dụng
vấn đề này có thể sẽ ảnh hưởng tới việc nghiên cứu và triển khai các sản phẩm mới,
ảnh hưởng đến đầu tư nhà nước từ đó ảnh hưởng đến không chỉ hệ thống sáng chế mà
còn đến nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, nếu sử dụng có hiệu quả, BBCGQSDSC
được xem là một công cụ hữu hiệu cho việc bảo đảm sự cân bằng giữa lợi ích của chủ
sở hữu sáng chế và lợi ích của xã hội. Đề sử dụng có hiệu quả BBCGQSDSC đòi hỏi
không chỉ có một khung pháp luật đầy đủ và hiệu quả về BBCGQSDSC nói riêng,
quyền SHTT nói chung mà đòi hỏi điều kiện kinh tế, công nghệ, nguồn nhân lực.Điều
đó đòi hỏi Việt Nam nói riêng, các quốc gia đang phát triển nói chung cần có sự nhìn
nhận nghiêm túc về BBCGQSDSC và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng một
cách có hiệu quả công cụ này.

15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Minh Trường (2021), bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo pháp
luật Việt Nam. https://luatminhkhue.vn/bat-buoc-chuyen-giao-quyen-su-dung-sang-
che-theo-luat-so-huu-tri-tue-viet-nam.aspx.
2.Lê Thị Ngọc Hà, Lê Tấn Phát (2013), vận dụng linh hoạt các các quy định tại điều
31 trips về li-xăng bắt buộc để đảm bảo vấn đề tiếp cận dược phẩm của cộng đồng -
kinh nghiệm từ ấn độ và thái lan, tạp chí khoa học pháp lý Việt Nam.
3. Lê Thị Nam Giang (2010), “Một số vấn đề pháp lý cơ bản về bắt buộc chuyển giao
quyền sử dụng sáng chế”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 09 năm 2010.
4.Nguyễn Thanh Tú, Phan Huy Hồng (2011), quyền sở hữu trí tuệ và quyền tiếp cận
dược phẩm dưới góc độ quyền con người, tạp chí nghiên cứu lập pháp số 17 tháng 9
năm 2011.
5. Trung tâm Thẩm định Sáng chế (2020), Tình hình xử lý đơn đăng ký sáng chế năm
2020, https://www.noip.gov.vn/vi_VN/web/guest/tin-tuc-su-kien/-/asset_publisher/
7xsjBfqhCDAV/content/tinh-hinh-xu-ly-on-ang-ky-sang-che-nam-2020.

16

You might also like