You are on page 1of 39

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO


KHOA LUẬT QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoàng Trang
Lớp: LTMQT50C1
Mã sinh viên: LTMQT50C10978
Lớp tín chỉ PPNCKH-LTMQT50.4_LT

HÀ NỘI - 2024
BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA LUẬT QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học

KHUNG PHÁP LÝ QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG


PHÒNG CHỐNG VÀ XỬ LÝ TỘI PHẠM BUÔN BÁN TRÁI PHÉP ĐỘNG
VẬT HOANG DÃ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Ngọc Trang


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoàng Trang
Lớp: LTMQT50C1
Mã lớp tín chỉ: PPNCKH-LTMQT50.4_LT
Mã sinh viên: LTMQT50C10978

HÀ NỘI - 2024
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, số
liệu, kết luận trong tiểu luận là hoàn toàn trung thực và khách quan. Tôi hoàn toàn
chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Nguyễn Hoàng Trang


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “Khung pháp lý quốc tế và pháp luật
Việt Nam trong phòng chống và xử lý tội phạm buôn bán trái phép động vật hoang
dã trên không gian mạng”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của
thầy cô và bạn bè tại Học viện Ngoại giao.
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt tới ThS. Vũ Thị
Ngọc Trang – giảng viên trực tiếp đứng lớp, giảng dạy môn Phương pháp nghiên
cứu khoa học, Khoá 50, ngành Luật thương mại quốc tế, cùng ThS. Phạm Thanh
Tùng – giảng viên chủ nhiệm ngành Luật thương mại quốc tế đã luôn nhiệt tình
hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Bên cạnh đó
là sự ủng hộ, giúp đỡ, động viên từ gia đình và bạn bè, đã trở thành nguồn động lực
lớn thúc đẩy tôi hoàn thiện bài nghiên cứu dưới đây.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng bài nghiên cứu không thể tránh khỏi nhiều hạn
chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được thêm nhiều ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn từ
quý thầy cô để có thêm cơ hội hoàn thiện bài nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS Bộ luật Hình sự


CBD Công ước Đa dạng sinh học
CITES Công ước quốc tế về buôn bán các
loại động, thực vật hoang dã nguy cấp
ĐVHD Động vật hoang dã
ENV Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên
ICCWC Liên minh phòng chống tội phạm về
các loài động, thực vật hoang dã toàn
cầu
KGM Không gian mạng
NGO Tổ chức phi chính phủ
TRAFFIC Tổ chức TRAFFIC
UNTOC Công ước của Liên hợp quốc về chống
tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia
WCS Hiệp hội bảo tồn Động vật hoang dã
MỤC LỤC
Lời cam đoan....................................................................................................................i

Lời cảm ơn......................................................................................................................ii

Danh mục từ viết tắt.......................................................................................................iii

Mục lục...........................................................................................................................iv

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ BUÔN BÁN TRÁI PHÉP ĐỘNG VẬT HOANG DÃ


TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG...........................................................................................4

1.1. Khái niệm về ĐVHD............................................................................................4

1.2. Khái niệm về Tội phạm buôn bán trái phép ĐVHD.............................................6

1.3. Khái niệm Tội phạm buôn bán trái phép ĐVHD trên không gian mạng..............8

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH VỀ BUÔN BÁN TRÁI PHÉP ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
VÀ BUÔN BÁN TRÁI PHÉP ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRÊN KHÔNG GIAN
MẠNG.................................................................................................................................10

2.1. Văn bản pháp lý quốc tế.........................................................................................10

2.2. Văn bản pháp lý Việt Nam......................................................................................15

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN VÀ KHUYẾN NGHỊ TRONG XỬ LÝ VI PHẠM VỀ


BUÔN BÁN TRÁI PHÉP ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG20

3.1. Thực trạng về tội phạm buôn bán trái phép ĐVHD trên KGM tại Việt Nam........20

3.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật xử lý tội phạm buôn bán trái phép ĐVHD trên không
gian mạng.............................................................................................................................22

3.3. Khuyến nghị về nâng cao hiệu quả xử lý và hoàn thiện khung pháp lý xử lý hành
vi vi phạm pháp luật về buôn bán trái phép ĐVHD trên KGM...........................................23

KẾT LUẬN..................................................................................................................26

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................27

DANH MỤC BẢNG THAM KHẢO


Bảng 1. 1. Tội danh về ĐVHD tại các quốc gia nguồn, trung gian và điểm đến..8

Bảng 2. 1 Phân loại Giấy phép và Chứng nhận sử dụng trong thủ tục về hoạt
động thương mại ĐVHD trong Phụ lục CITES .......................................................12

DANH MỤC HÌNH ẢNH THAM KHẢO


Hình 1. 1. Website quảng cáo, rao bán mật gấu..................................................21
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Hiện nay, buôn bán trái phép ĐVHD là một trong những loại hình tội phạm
mang lại nhiều lợi nhuận nhất trên thế giới 1. Theo báo cáo từ UNODC, gần 6,000
loài động, thực vật khác nhau đã rơi vào tình trạng khai thác trái phép từ 1999 đến
2018, với phạm vi trải dài gần như là toàn cầu 2. Do vậy, thực hành nghiên cứu,
phân tích và xây dựng pháp luật là thiết yếu đối với thực tiễn phòng, chống buôn bái
trái phép ĐVHD trên thế giới.
Nằm tại vị trí thuận lợi, Việt Nam trở thành một trong những nước mắt xích,
trung gian kết nối những mạng lưới buôn bán trái phép ĐVHD trong khu vực 3. Sự
phát triển của công nghệ đã tạo điều kiện cho các hành vi trên trở nên thêm tinh vi,
khó lường, bao gồm việc sử dụng các nền tảng trực tuyến để tham gia và vận hành
các thị trường mua bán trái phép.
Tới nay, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong công tác phòng chống
và xử lý tội phạm về buôn bán trái phép ĐVHD. Tuy nhiên, cần khẳng định rằng bất
cập vẫn còn tồn tại trong những quy định hiện hành. Bởi vậy, thực tiễn quá trình
điều tra, xử lý tội phạm về buôn bán trái phép ĐVHD vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
2. Tình hình nghiên cứu
Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về đề tài pháp luật phòng
chống buôn bán trái phép ĐVHD như:
- Cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về bảo vệ động, thực vật
hoang dã dưới góc độ hoàn thiện pháp luật hình sự và tố tụng hình sự. Lê
Tiến, Nguyễn Cẩm Tú; Tạp chí Kiểm sát
- Sự tương thích của pháp luật Việt Nam với yêu cầu của Công ước CITES về
bảo vệ động vật hoang dã. Nguyễn Phương Anh, Tạp chí Kiểm sát

1
INTERPOL, Poaching and the illegal wildlife trade has become a major area of activity for organized
crime groups, https://www.interpol.int/en/News-and-Events/News/2023/Illegal-wildlife-trade-has-become-
one-of-the-world-s-largest-criminal-activities, truy cập ngày 20/01/2024
2
UNODC (2020), World Wildlife Crime Report 2020: Trafficking in Protected species, May 2020
3
Global Initiative Against Transnational Organized Crime (2022), Vietnam’s virtual landscape for illicit
wildlife trading: A snapshot of e-commerce and social media, October 2022
1
Cụ thể về Tội phạm buôn bán trái phép ĐVHD trên không gian mạng, tác giả đã
nghiên cứu và tham khảo các công trình khoa học dưới đây:
- Nhận diện các thủ đoạn sử dụng công nghệ thông tin, truyền thông để buôn
bán trái phép động vật hoang dã. Hoàng Hải Yến, Tạp chí Kiểm sát
- Khung pháp lý xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã trên
không gian mạng tại Việt Nam. Trần Thị Thu Hiền, Nguyễn Đào Mai Khánh,
Nguyễn Lương Nguyên; Kỷ yếu Hội thảo khoa học
Các nghiên cứu trên tập trung đánh giá và bình luận về hệ thống pháp luật Việt
Nam trong phòng chống, xử lý hành vi buôn bán động vật hoang dã. Do đó, đề tài
tiểu luận của tác giả không trùng lặp với nội dung, hướng nghiên cứu của các công
trình kể trên.
3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
- Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu khung pháp lý quốc tế về phòng chống tội phạm buôn bán trái phép
ĐVHD nói chung và cụ thể thực tiễn áp dụng pháp luật phòng chống và xử lý tội
phạm buôn bán trái phép ĐVHD trên KGM nói riêng. Từ đó, rút ra khuyến nghị cho
Việt Nam.
- Nhiệm vụ của đề tài:
+ Nghiên cứu làm rõ những quy định của pháp luật quốc tế về tội phạm buôn
bán trái phép ĐVHD trên KGM
+ Nghiên cứu tình hình áp dụng pháp luật quốc tế vào quá trình xây dựng hệ
thống pháp luật về buôn bán trái phép ĐVHD tại Việt Nam
+ Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật tại Việt Nam
+ Nêu ra một số khuyến nghị cho Việt Nam trong hoàn thiện khung pháp lý và
nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những văn bản pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam
và thực tiễn đấu tranh phòng chống và xử lý tội phạm.

2
- Phạm vi nghiên cứu: Các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt
Nam về ĐVHD; thực tiễn hoạt động phòng chống và xử lý tội phạm về
ĐVHD.
4. Nội dung tiểu luận
Ngoài phần Mở đầu, Tiểu luận có bố cục như sau
Chương 1. Lý luận về buôn bán trái phép ĐVHD trên KGM
Nêu lên và giải thích các khái niệm về ĐHVD, tội phạm về ĐVHD và tội phạm
về ĐVHD trên KGM. Theo đó, phân loại các nhóm loài ĐVHD dựa trên một số cơ
sở pháp lý quốc tế và phân loại tội phạm về ĐVHD theo địa điểm mà chúng bắt
nguồn.
Chương 2. Quy định về buôn bán trái phép ĐVHD và buôn bán trái phép
ĐVHD trên KGM
Làm rõ nội dung một số văn bản pháp lý quốc tế và bộ công cụ chính yếu trong
giải quyết tội phạm liên quan đến ĐVHD trên không gian mạng. Nêu lên những quy
định hiện hành của pháp luật Việt Nam trong phạm vi nêu trên.
Chương 3. Thực tiễn và khuyến nghị trong xử lý tội phạm về buôn bán trái
phép ĐVHD trên KGM
Khái quát tình hình tội phạm về buôn bán trái phép ĐVHD trên KGM thông qua
số liệu thống kê về các vụ án, sản phẩm được buôn bán trái phép và các phương
thức, thủ đoạn được sử dụng trong các hoạt động buôn bán bất hợp pháp. Theo đó,
đưa ra tổng quan về tình hình xử lý các hành vi vi phạm theo pháp luật hành chính
và hình sự. Cuối cùng, tiểu luận đưa ra khuyến nghị cho Việt Nam trong nâng cao
hiệu quả xử lý và hoàn thiện khung pháp lý.

3
4
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ BUÔN BÁN TRÁI PHÉP ĐỘNG VẬT HOANG
DÃ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

1.1. Khái niệm về ĐVHD


1.1.1. Định nghĩa “Động vật hoang dã”
Cụm từ “Loài hoàng dã” trong Tiếng Anh là “Wildlife”, được từ điển Oxford
định nghĩa như sau: “Animals, birds, insects, etc. that are wild and live in a natural
environment” 4. Theo đó, ĐVHD cũng có thể được hiểu là những loài động vật,
chim muông, côn trùng, v.v. sống hoang dã trong môi trường tự nhiên và không chịu
sự tác động từ con người.
Tuy nhiên định nghĩa về ĐVHD trong các văn bản pháp lý có nhiều biến thể từ
quốc gia này tới quốc gia khác 5, nhưng từ góc nhìn quốc tế, chúng đã được kết tinh
lại dưới quan điểm của một số tổ chức quốc tế như sau. Hiệp hội quốc tế bảo vệ
động vật hoang dã (ICCWC) cho rằng Loài hoang dã bao gồm tất cả các quần thể
động vật và thực vật bao gồm các loài động vật, chim muông, cá, lâm sản từ gỗ và
lâm sản ngoài gỗ 6. Theo một nghiên cứu từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp
Liên Hợp Quốc (FAO), Loài hoang dã, thường được hiểu theo nghĩa hẹp là Động
vật hoang dã, bao gồm cả động vật không xương và có xương nhưng loại trừ cá 7.
Để có thể nghiên cứu, hiểu biết chuyên sâu về ĐVHD, cần phải nắm rõ định
nghĩa về ĐVHD được quy định trong các văn bản pháp lý Việt Nam. Luật Đa dạng
sinh học năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2018) quy định: Loài hoang dã là loài
động vật, thực vật, vi sinh vật và nấm sinh sống và phát triển theo quy luật 8. Luật
Lâm nghiệp 2017 quy định: Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

4
Oxford University Press ,wildlife,
https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/definition/american_english/wildlife, truy cập
01/01/2024
5
Miaomiao Tian, Gary R. Potter, Jacob Phelps (2023), “What is “wildlife”? Legal definitions that
matter to conservation”, Biological Conservation, Volume 287 (110339)
6
ICCWC, definition of wildlife, https://www.iccwc-wildlifecrime.org, truy cập 01/01/2024
7
Yaa Ntiamoa-Baidu, Wildlife and food security in Africa, FAO Conservationation Guide
8
Luật Đa dạng sinh học, 13 tháng 11 năm 2008, điều 3, khoản 13
5
là loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học, y tế,
sinh thái, cảnh quan và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ
bị tuyệt chủng 9.
Như vậy, ĐVHD là các cá thể, quần thể động vật sống trong môi trường tự
nhiên, phát triển tự do, tham gia quá trình chọn lọc tự nhiên và không chịu kiểm
soát trực tiếp từ con người.
Các tổ chức quốc tế và các quốc gia thường sử dụng định nghĩa “Loài hoang dã”
trong các văn bản pháp lý của mình thay vì “Động vật hoang dã” bởi tính khái quát
cao của cụm từ. Bài nghiên cứu dưới đây tập trung khai thác các khía cạnh liên
quan đến ĐVHD, bởi vậy, các định nghĩa về “Loài hoang dã” cũng đã bao hàm định
nghĩa về “Động vật hoang dã”.
1.1.2. Phân loại các loài ĐVHD
Hiện nay có nhiều phương pháp, tiêu chí để phân loại các loài ĐVHD ngoài môi
trường tự nhiên. Trong các ngành khoa học tự nhiên, để nghiên cứu chuyên sâu về
ĐVHD, cần phải có kiến thức về giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài của từng cá thể
10
. Bên cạnh đó, trong quá trình phân loại, cũng cần quan tâm đến khu vực sinh
sống, quy mô, xu hướng vận động hay tình trạng sinh tồn của các loài ĐVHD trong
môi trường tự nhiên11.
Đặc biệt, trong ngành khoa học pháp lý, cần chú ý tới một số Công ước quốc tế
đã phân loại các loài ĐVHD. Các Công ước đã trở thành nguồn pháp luật vững
chắc, thúc đẩy sự thống nhất trong pháp luật quốc tế và hỗ trợ các quốc gia xây
dựng, ban hành các điều luật phù hợp, cập nhật với quy định quốc tế về phân loại
ĐVHD. Các công ước kể trên bao gồm:
- Công ước về buôn bán quốc tế các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp
- Công ước về các Loài di cư
Sách đỏ IUCN cũng là nguồn đảm bảo và uy tín, cung cấp, cập nhật thông tin về
tình trạng sinh tồn của các loài động, thực vật, nấm trên thế giới.
9
Luật Lâm nghiệp, 15 tháng 11 năm 2017, điều 2, khoản 14
10
Vernell Leavings, Wendy McDougal, Animal Classification Systems: History & Examples,
https://study.com/academy/lesson/what-is-animal, truy cập 20/01/2024
11
Nothern Territory Government, Classification of wildlife, 2024 Nothern Territory Government of
Australia, https://nt.gov.au/environment/animals/classification-of-wildlife, truy cập 08/01/2024
6
Theo đó, Việt Nam đã ban hành một số trong văn bản pháp lý nhằm áp dụng
điều khoản Công ước quốc tế, thống nhất về cách phân loại ĐVHD trong phạm vi
quốc gia:
- Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (Nghị định số
64/2019/NĐ-CP)
- Danh mục Động vật rừng thuộc nhóm I và nhóm II (Nghị định 06/2019/NĐ-
CP)
- Danh mục các loài ĐVHD quy định trong phụ lục của CITES (Thông tư số
04/2017/TT-BNNPTNT)
1.2. Khái niệm về Tội phạm buôn bán trái phép ĐVHD
1.2.1. Định nghĩa Tội phạm buôn bán trái phép ĐVHD
Buôn bán ĐVHD là các hoạt động thương mại mua bán, trao đổi cá thể, mẫu
vật, sản phẩm trích xuất từ các loài sống trong môi trường tự nhiên.
Giống với các định nghĩa về “Loài hoang dã” và “Động vật hoang dã”,
không có một định nghĩa thống nhất giữa các cơ quan quốc tế về như thế nào là
“Tội phạm buôn bán trái phép ĐVHD” , các định nghĩa được đưa ra sao cho phù
hợp với hoạt động, mục đích của từng cơ quan. Để khái quát, tội phạm buôn bán trái
phép động, thực vật hoang dã là một điển hình cho tội phạm về môi trường 12. Trong
đó, bao gồm những hành vi vi phạm pháp luật quốc tế hoặc pháp luật quốc gia về
bảo vệ, bảo tồn các loài động, thực vật. Theo Văn phòng Liên Hợp Quốc về chống
Ma tuý và Tội phạm (UNODC), buôn bán trái phép ĐVHD bao gồm các hành vi
trao đổi; mua bán trái phép; buôn lậu; săn bắt; nuôi nhốt; tàng trữ các loài nguy
cấp, cần được bảo tồn hoặc các mẫu vật, sản phẩm bắt nguồn từ các loài nói trên
13
. Thêm vào đó, Liên mình phòng chống tội phạm về các loài động thực vật hoang
dã toàn cầu (ICCWC) đã làm rõ thêm khái niệm bằng cách bổ sung thêm rằng: Tội
phạm về ĐVHD còn liên quan tới cả những hoạt động xuất, nhập khẩu trái phép
ĐVHD 14.
12
Ola Jennersten, Wildlife Crime, 2022 WWF – World Wild Fund For Nature,
https://www.wwf.eu/what_we_do/biodiversity/wildlife_crime/#:~:text=Wildlife%20crime%20is
%20a%20major,legislation%20that%20protects%20wildlife%20species, truy cập 08/01/2024
13
The Education for Justice (2019) Teaching Module Series: Wildlife Crime, UNODC, Module 3
14
ICCWC (2022), Wildlife and Forest Crime: Analytic Toolkit, Second Edition
7
Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội phạm liên quan bảo vệ động vật
nguy cấp, quý, hiếm 15. Trong đó, quy định một số tội danh liên quan trực tiếp tới tội
phạm về buôn bán trái phép ĐVHD: Săn bắn, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán trái phép ĐVHD; bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm từ động vật.
1.2.2. Phân loại Tội phạm buôn bán trái phép ĐVHD
Các hoạt động vi phạm pháp luật liên quan đến buôn bán trái phép ĐVHD
không chỉ được thực hiện, tiến hành trong phạm vi từng quốc gia mà còn có quy mô
vượt biên giới. Các nhóm tội phạm trên hoạt động sôi nổi không chỉ tại các nước
nguồn, quê hương các loài mà còn tại các nước trung gian, các nước là điểm đến
tiêu thụ các cá thể, mẫu vật ĐVHD 16.
Để đạt được hiệu quả cao trong phòng chống tội phạm buôn bán trái phép
ĐVHD, cần phân loại rõ ràng, cụ thể các tội danh liên quan. Trong Bộ công cụ Phân
tích về Tội phạm về động, thực vật hoang dã và vi phạm lâm luật, ICCWC đã phân
loại tội phạm buôn bán trái phép ĐVHD tại các nước nguồn, nước trung gian và
nước điểm đến như sau 17:
Tội danh liên quan đến Tội phạm buôn bán trái phép ĐVHD
Nước nguồn  Săn bắt trái phép
 Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm
 Bắt nhốt con mồi (phối giống con cái, cá thể con non)
 Sở hữu trái phép
 Chế biến sản phẩm từ ĐVHD
 Xuất, nhập khẩu trái phép
 Nuôi nhốt trái phép vì mục đích phối giống
 Phá hoại trái phép
Nước trung  Nhập khẩu trái phép
gian  Sở hữu trái phép
 Cung cấp và buôn bán trái phép
 Chế biến trái phép
 Xuất khẩu trái phép
Nước điểm dến  Nhập khẩu trái phép
 Chế biến trái phép
 Sở hữu trái phép
 Cung cấp và buôn bán trái phép
15
Bộ luật Hình sự, ngày 20 tháng 6 năm 2017, điều 234, điều 244
16
ICCWC (2022), Wildlife and Forest Crime: Analytic Toolkit, Second Edition
17
ICCWC (2022), Wildlife and Forest Crime: Analytic Toolkit, Second Edition
8
 Mua và tiêu thụ trái phép
Bảng 1. 1. Tội danh về ĐVHD tại các quốc gia nguồn, trung gian và điểm đến
Cụ thể trong pháp luật Việt Nam, bên cạnh Điều 234 và 244 BLHS quy định cụ
thể các Tội danh liên quan đến quản lý, bảo vệ ĐVHD, một số điều khoản liên quan
trực tiếp tới buôn bán trái phép ĐVHD có thể tìm thấy trong các văn bản Nghị định,
Nghị quyết, Thông tư của cơ quan có thẩm quyền liên quan. Cụ thể sẽ được phân
tích chuyên sâu hơn trong phần II của tiểu luận.
1.3. Khái niệm Tội phạm buôn bán trái phép ĐVHD trên không gian mạng
Là một trong những nhóm tội phạm có tổ chức lớn nhất thế giới cùng với tội
phạm buôn bán trái phép chất ma tuý và tội phạm mua bán người 18, tội phạm về
buôn bán trái phép ĐVHD dần trở nên tinh vi hơn trong hành động và thủ đoạn của
mình. Những hành vi buôn bán trái phép ĐVHD không chỉ xuất hiện trong những
giao dịch truyền thống, trực tiếp mà giờ đây đã phát triển cả trên nền tảng số, thông
qua các trang mạng xã hội, hội chợ online, v.v.
CITES đưa ra khái niệm như sau: Tội phạm buôn bán trái phép ĐVHD trên
không gian mạng là các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến mua bán, trao đổi
bất hợp pháp các cá thể, mẫu vật, sản phẩm bắt nguồn từ ĐVHD, thông qua các
kênh thông tin truyền thông; nền tảng số; các trang web (bao gồm cả trang web
công cộng và trang web đen); hội chợ số; nền tảng mạng xã hội; ứng dụng nhắn
tin, mạng ngang hàng P2P hoặc dịch vụ email 19.
Pháp luật Việt Nam định nghĩa Không gian mạng (KGM) là mạng lưới kết nối
của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet,
mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ
liệu; là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không
gian và thời gian 20. Trên cơ sở nhận thức này về KGM, có thể hiểu hành vi vi phạm
pháp luật về buôn bán ĐVHD trên KGM là những hoạt động thương mại bất hợp
pháp, xâm phạm đến quy định của Nhà nước về bảo vệ và quản lý ĐVHD, đặc biệt
bao gồm các loài nguy cấp, quý, hiếm được pháp luật quốc gia công nhận; sử dụng
18
UNODC, Transnational organized crime: the globalized illegal economy,
https://www.unodc.org/toc/en/crimes/organized-crime.html, truy cập ngày 04/01/2024
19
CITES, CITES glossary, https://cites.org/eng/resources/terms/glossary.php, truy cập 08/01/2024
20
Luật An ninh mạng, 12 tháng 6 năm 2018, điều 1, khoản 3
9
KGM như một phương tiện, công cụ thúc đẩy thực hiện các hoạt động trên. Có thể
liệt kê một số hành vi vi phạm pháp luật điển hình về ĐVHD trên KGM như: Đăng
tin quảng cáo rao bán ĐVHD và sản phẩm từ ĐVHD; Sử dụng KGM làm phương
tiện liên lạc trong hoạt động mua bán bất hợp pháp và Đăng hình ảnh giết mổ, hành
hạ, tàng trữ ĐVHD lên không gian mạng 21.
Sự phát triển của Internet đã vô tình trở thành kênh phương tiện hữu hiệu, tạo
điều kiện cho phép các nhóm tội phạm lách luật, thực hiện hành vi trái pháp luật của
mình. Cho tới hiện nay, đã đưa tới không ít khó khăn cho các quốc gia trong quá
trình điều tra và truy bắt bởi tình phức tạp của nó. Tiểu luận của tác giả tập trung
nghiên cứu các hành vi liên quan trực tiếp đến hoạt động thương mại nên sẽ làm rõ
hơn về các hành vi đăng tin quảng cáo nhằm rao bán và liên lạc thông qua KGM ở
các phần sau.

21
Trần Thị Thu Hiền, Nguyễn Đào Mai Khánh, Nguyễn Lương Nguyên (2023), “Khung pháp lý xử
lý vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã trên không gian mạng tại Việt Nam”, Hội thảo
Pháp luật về phòng ngừa, xử lý các hành vi vi phạm quy định về bảo bệ động vật hoang dã, từ ngày
17/03/2023 đến 19/03/2023, Hà Nội và Ninh Bình, 194 -211
10
CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH VỀ BUÔN BÁN TRÁI PHÉP ĐỘNG VẬT HOANG
DÃ VÀ BUÔN BÁN TRÁI PHÉP ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

2.1. Văn bản pháp lý quốc tế


Hiện nay, không có văn bản pháp lý quốc tế cụ thể quy định trực tiếp về tội
phạm buôn bán trái phép ĐVHD trên KGM và các chế tài liên quan. Các công ước
quốc tế chỉ đưa ra khung pháp lý chung nhất về bảo vệ, quản lý, kiểm soát hoạt
động buôn bán liên quan đến các loài ĐVHD. Bên cạnh đó, còn có các Bộ công cụ
cũng được ban hành bởi các tổ chức quốc tế có thẩm quyền nhằm hỗ trợ các quốc
gia áp dụng điều khoản công ước đặt ra vào thực tiễn áp dụng pháp luật.
2.1.1. Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp
Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp
(CITES) được ký tại Washington D.C ngày 01 tháng 03 năm 1973. Là Hiệp định
giữa các Chính phủ, được thiết lập nhằm kiểm soát các hoạt động thương mại liên
quan đến động, thực vật hoang dã; đảm bảo không khai thác quá mức, dẫn đến tình
trạng tuyệt chủng của các loài 22. Gồm 25 điều, quy định các nguyên tắc cơ bản
trong hoạt động trao đổi và mua bán ĐVHD, phạm vi bảo vệ của CITES đã lên tới
xấp xỉ 34,000 loài 23. Và với số lượng thành viên là 175 quốc gia, CITES đã trở
thành Công ước chính nhất trong bảo vệ và quản lý các hoạt động thương mại về
động, thực vật hoang dã.
Các quy định do CITES đề ra có hiệu lực trên toàn thế giới, đối với cả các quốc
gia không phải là thành viên của Công ước 24. Theo đó, CITES yêu cầu các quốc gia

22
Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp, 01 tháng 3 năm 1973,
Lời tựa
23
ThS. Tạ Đình Tuyên, Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp
và các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan, Trường đại học Kiểm sát Hà Nội ,
https://hpu.vn/thong-tin-khoa-hoc/cong-uoc-ve-buon-ban-quoc-te-cac-loai-dong-thuc-vat-hoang-
da-nguy-cap-va-cac-quy-dinh-cua-phap-luat-viet-nam-co-lien-quan-8630.html, truy cập ngày
20/01/2024
11
thành viên tham gia Công ước phải có các biện pháp phù hợp, áp dụng điều khoản
Công ước cũng như hài hoà hoá các điều khoản với pháp luật quốc gia 25.
Việt Nam tham gia CITES năm 1994, trở thành thành viên thứ 172 của Công
ước với Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES là Tổng cục Lâm nghiệp, trực thuộc
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 26. Tới nay, Việt Nam đã xây dựng và đang
trong quá trình hoàn thiện một hệ thống pháp luật về bảo vệ, quản lý ĐVHD dựa
trên khuôn khổ CITES.
Công ước CITES được đánh giá là nguồn pháp luật quốc tế hữu hiệu nhất trong
áp dụng pháp luật phòng chống buôn bán trái phép ĐVHD bởi CITES đã tạo ra một
thiết chế bền vững trong công cuộc quản lý và kiểm soát các hoạt động thương mại
liên quan đến ĐVHD. Đặc biệt, là Công ước quốc tế duy nhất quy định cụ thể các
hoạt động thương mại nào là bất hợp pháp, trao quyền tới các nước thành viên được
phép tịch thu, triệt phá những nguồn cung ĐVHD và sản phẩm từ ĐVHD bất hợp
pháp 27.
2.1.1.1. Hoạt động thương mại trong CITES 28
Các hoạt động chính yếu về buôn bán được đề cập đến trong CITES bao gồm:
xuất khẩu, tái xuất khẩu, nhập khẩu và nhập nội từ biển.
Trong đó, tái xuất khẩu được hiểu là xuất khẩu mẫu vật mà đã được nhập khẩu
trước đó. Nhập nội từ biển được định nghĩa là vận chuyển tới quốc gia, những mẫu
vật của bất kỳ loài được khai thác từ môi trường biển không thuộc chủ quyền quản
lý của bất kỳ quốc gia nào.
2.1.1.2. Phụ lục CITES 29
24
Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp, 01 tháng 3 năm 1973,
điều 10
25
Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp, 01 tháng 3 năm 1973,
điều 8
26
Quyết định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyèn hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thẩm quyền
quản lý CITES Việt Nam thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, ngày 23 tháng 10 năm 2020, điều 1, khoản 1
27
UNODC, CITES and the international trade in endangered species,
https://sherloc.unodc.org/cld/en/education/tertiary/wildlife-crime/module-2/key-issues/cites-and-
the-international-trade-in-endangered-species.html, truy cập ngày 20/01/2024
28
Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp, 01 tháng 3 năm 1973,
điều 1
29
Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp, 01 tháng 3 năm 1973,
Phụ lục I, II, III

12
Công ước CITES phân loại gần 5 nghìn loài ĐVHD theo 03 Phụ lục, chia theo
mức độ cho phép buôn bán, trao đổi:
- Phụ lục I: Bao gồm những loài ĐVHD bị đe doạ tuyệt diệt hoặc có thể do
buôn bán. Việc buôn bán mẫu vật của những loài này phải tuân theo những
quy chế nghiêm ngặt để không tiếp tục đe doạ sự tồn tại của loài và chỉ được
thực hiện trong những trường hợp nhất định được quy định trong Công ước.
Tất cả các hoạt động liên quan tới loài trong Phụ lục I cần phải được cấp
phép bởi cả nước xuất khẩu và nhập khẩu loài.
- Phụ lục II: Bao gồm những loài ĐVHD tuy chưa bị đe doạ tuyệt chủng
nhưng sẽ có nguy cơ nếu các hoạt động thương mại liên quan tới những loài
này không được quy định chặt chẽ. Các hoạt động xuất khẩu cần phải được
cấp phép thông qua Giấy phép và chấp thuận bởi quốc gia nhập khẩu.
- Phụ lục III: Bao gồm những loài ĐVHD được các quốc gia thành viên yêu
cầu CITES hỗ trợ kiểm soát hoạt động thương mại. Các hoạt động trên phải
được cấp phép bởi Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES.
2.1.1.3. Giấy phép và Chứng nhận CITES
Giấy phép CITES là một phần quan trọng và tất yếu trong các chế định của
CITES. Như đã nêu trên, tất cả các hoạt động buôn bán, trao đổi các loài liệt kê
trong Phụ lục I, II và III đều phải được cấp phép, nhằm đảm bảo tính hợp pháp và
bền vững của các giao dịch. Giấy phép thường được cung cấp qua Cơ quan thẩm
quyền quản lý CITES của mỗi quốc gia dưới sự tham vấn của Cơ quan khoa học
CITES
Cấp bởi Cơ quan thẩm  Giấy phép Xuất khẩu (Phụ lục I và II)
quyền quản lý với sự tham  Giấy phép Nhập khẩu (Phụ lục I)
vấn từ Cơ quan khoa học  Chứng nhận Nhập nội từ biển (Phụ lục I và
II)
Cấp bởi Cơ quan thẩm  Giấy phép Xuất khẩu
quyền quản lý, không cần sự  Chứng nhận Tái xuất khẩu (Phụ lục I, II và
tham vấn từ Cơ quan khoa III)
học  Chứng nhận Nguồn gốc (Phụ lục III)

13
Bảng 2. 1 Phân loại Giấy phép và Chứng nhận sử dụng trong thủ tục về hoạt
động thương mại ĐVHD trong Phụ lục CITES 30
2.1.1.4. Nghị quyết 11.3 về Tuân thủ và thực thi 31
Nghị quyết 11.3 về Tuân thủ và thực thi của CITES khuyến khích các quốc gia
thành viên thành lập các đơn vị chuyên trách điều tra tội phạm buôn bán trái phép
ĐVHD trên KGM hoặc phối hợp với các đơn vị có thẩm quyền về ĐVHD nhằm
điều tra và phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về buôn bán trái phép ĐVHD
trên KGM.
2.1.2. Công ước của Liên hợp quốc về phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên
quốc gia
Hiện nay, Tội phạm về buôn bán trái phép ĐVHD được đánh giá là nhóm tội
phạm xuyên quốc gia lớn thứ tư trên thế giới 32. Xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ mà
những mẫu vật ĐVHD có thể được vận chuyển trái phép từ quốc gia này tới quốc
gia khác. Do vậy mà nhóm tội phạm trên cũng được công nhận điều chỉnh bởi Công
ước của Liên hợp quốc về phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia
(UNTOC). UNTOC là công ước quốc tế duy nhất đặt vấn đề phòng, chống tội phạm
có tổ chức xuyên quốc gia, đã được Việt Nam tham gia ký kết vào năm 2003.
UNTOC được xây dựng với mục tiêu thúc đẩy hợp tác để ngăn ngừa và phòng
33
chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia một cách hiệu quả hơn . Theo đó,
khuyến khích các quốc gia thành viên các biện pháp áp chế tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia. UNTOC xây dựng khung pháp lý, hỗ trợ các quốc gia thành viên
trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử thông qua các điều khoản về: Dẫn độ
(Điều 16); Tương trợ tư pháp (Điều 18); Kỹ thuật điều tra đặc biệt (Điều 20) và
Phối hợp điều tra (Điều 19). Đặc biệt, UNTOC đã thúc đẩy các quốc gia thành viên

30
CITES, CITES Permit system, https://cites.org/eng/prog/Permit_system, truy cập 20/01/2024
31
Nghị quyết 11.3 về Tuân thủ và thực thi, điều 12, khoản b
32
TRAFFIC, The span of our work against wildlife crime,
https://www.traffic.org/what-we-do/thematic-issues/wildlife-crime/, truy cập 20/01/2024
33
Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, 13 tháng 12 năm
2016, điều 1

14
34
công ước công nhận tội phạm về buôn bán trái phép ĐVHD là Tội phạm nghiêm
trọng 35.
2.1.3. Công ước về Đa dạng sinh học
Công ước về Đa dạng sinh học (CBD) năm 1992, công nhận bảo tồn đa dạng
sinh học là vấn đề của toàn nhân loại, được Việt Nam tham gia ký kết năm 1994.
Mục tiêu của CBD nhằm bảo toàn đa dạng sinh học, sử dụng lâu bền các bộ phận
hợp thành của nó và phân phối công bằng, hợp lý lợi ích có được từ quá trình khai
thác 36. Công ước đã tạo cơ sở cho sự kết hợp hài hoà giữa công tác truyền thống
bảo vệ đa dạng sinh học và lợi ích kinh tế thu được từ khai thác bền vững nguồn lực
thiên nhiên 37.
CBD bao quát nhiều vấn đề về lĩnh vực đa dạng sinh học (hệ sinh thái, các loài,
nguồn gen,…), nhưng tập trung chủ yếu điều chỉnh, quản lý hoạt động quốc gia liên
quan trực tiếp đến môi trường thiên nhiên. Thông qua sự ràng buộc về pháp lý,
CBD yêu cầu các quốc gia thành viên phải có các biện pháp nhất định nhằm bảo
toàn nội vi (in-situ) 38, phần nào hạn chế tình trạng gây nguy hiểm tới ĐVHD thông
qua hành vi buôn bán trái phép 39. Bên cạnh đó, các quốc gia thành viên còn được
yêu cầu triển khai chiến lược, kế hoạch, chương trình quốc gia (Điều 6) và áp dụng
biện pháp bảo toàn ngoại vi (Điều 9) nhằm củng cố nền đa dạng sinh học.
Có thể thấy, mục tiêu của CBD và CITES là không giống nhau, tuy nhiên lại vô
cùng tương thích. Bởi vậy mà sự kết hợp áp dụng điều khoản của cả hai công ước
trong phòng chống buôn bán trái phép ĐVHD đã chứng minh được sự hiệu quả của
nó trong thực tiễn 40.

34
Resolurion 10/6 on Preventing and combating crimes that affect the environment falling within
the scope of the United Nations Convention against Transnational Organized Crime, 2020
35
Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, 13 tháng 12 năm
2016, điều 2
36
Công ước về Đa dạng sinh học, 05 tháng 6 năm 1992, điều 1
37
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Công ước CBD và sự tham gia của Việt Nam,
https://monre.gov.vn/Pages/cong-uoc-cbd-va-su-tham-gia-cua-viet-nam.aspx, truy cập ngày
18/01/2024
38
Công ước về Đa dạng sinh học, 05 tháng 6 năm 1992, điều 2
39
Công ước về Đa dạng sinh học, 05 tháng 6 năm 1992, điều 8
40
International Academy of Nature Conservation (2004) “Expert workshop promoting CITES-CBD
co-operation and synergy”, April 20-24 2004, Germany
15
2.1.4. Bộ công cụ hỗ trợ pháp lý
Bên cạnh các công ước quốc tế trực tiếp điều chỉnh các quan hệ liên quan đến
Tội phạm buôn bán trái phép ĐVHD, các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, trong đó
tiêu biểu là Liên minh phòng chống tội phạm về các loài động thực vật hoang dã
toàn cầu (ICCWC) đã ban hành một số bộ công cụ nhằm hỗ trợ các nước trong xây
dựng và hoàn thiện pháp luật quốc gia. Trong đó, một số bộ công cụ có thể kể đến:
- Wildlife and Forest Crime: Analytic Toolkit
- Wildlife and Forest Crime: Indicator Framework
- Guide on drafting legislation to combat Wildlife crime
2.2. Văn bản pháp lý Việt Nam
Pháp luật Việt Nam về tội phạm buôn bán trái phép ĐVHD được phân chia
thành hai nhóm chính là Điều ước quốc tế và Pháp luật quốc gia. Đối với các Điều
ước quốc tế, nước ta đã ban hành các văn bản luật và văn bản dưới luật nhằm nội
luật hoá điều khoản trong các công ước quốc tế. Về phần Pháp luật quốc gia, tiểu
luận tập trung nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ
ĐVHD và về xử lý hành vi vi phạm hành chính và hình sự liên quan đến buôn bán
ĐVHD nói chung và buôn bán ĐVHD trên không gian mạng nói riêng.
2.2.1. Pháp luật về quản lý
2.2.1.1. Luật Đa dạng sinh học năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2018)
Tới nay, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện cam kết quốc tế, nội luật
hoá các quy định của công ước. Các nội dung cơ bản của CBD đã phần nào được
bao quát trong 78 điều thuộc Luật Đa dạng sinh học. Một số nội dung đáng chú ý về
các hoạt động thương mại liên quan đến ĐVHD trong Luật Đa dạng sinh học gồm
có:
- Chính sách ưu tiên bảo tồn hệ sinh thái và bảo tồn loài 41
- Nghiêm cấm săn bắt, đánh bắt, khai thác loài và bộ phận cơ thể ĐVHD hoặc
có các hành vi giết tiêu thụ, vận chuyển, mua, bán trái phép các loài ĐVHD
42

2.2.1.2. Luật Lâm nghiệp năm 2017


41
Luật Đa dạng sinh học, 13 tháng 11 năm 2008, điều 5
42
Luật Đa dạng sinh học, 13 tháng 11 năm 2008, điều 7, khoản 1 và khoản 4
16
Luật Lâm nghiệp năm 2017 liệt kê các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động
lâm nghiệp. Nêu pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thực hiện hành vi săn, bắt, nuôi,
nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài
thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật 43.
2.2.1.3. Luật Đầu tư năm 2020
Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020 quy định về các ngành, nghề cấm đầu tư kinh
doanh. Cụ thể, cấm kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, ĐVHD có nguồn gốc khai
thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của CITES 44.
2.2.1.4. Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ
Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động,
thực vật hoang dã nguy cấp
Nghị định nhằm nội luật hoá các điều khoản CITES, xây dựng hệ thống quy
định riêng về bảo vệ các loài ĐVHD. Theo đó phân loại động vật rừng nguy cấp,
quý hiếm theo hai nhóm là nhóm IB (gồm 105 loài đang bị đe doạ tuyệt chủng
nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại; loài thuộc Phụ lục I
CITES) và nhóm IIB (gồm 81 loài và nhóm động vật rừng chưa bị đe doạ tuyệt
chủng nhưng có nguy cơ bị đe doạ nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai
thác, sử dụng vì mục đích thương mại; thuộc Phụ lục II CITES) 45
2.2.1.5. Nghị định số 160/2013/NĐ-CP của Chính phủ
Nghị định số 160/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tiêu chí xác định loài
và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo
vệ, được sửa đổi. Căn cứ vào Nghị định, xác định loài được đưa vào Danh mục loài
nguy cấp, quý hiếm là loài có số lượng cá thể còn ít, bị đe doạ tuyệt chủng hoặc có
giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường, văn hoá
– lịch sử 46.
2.2.2. Pháp luật về xử lý hành vi vi phạm hình sự

43
Luật Lâm nghiệp, 15 tháng 11 năm 2017, điều 9, khoản 3
44
Luật Đầu tư, 17 tháng 6 năm 2020, điều 6, khoản 1, điểm c
45
Nghị định số 06/2019/NĐ-CP, 22 tháng 1 năm 2019, điều 4, khoản 1, điểm a và điểm b
46
Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, 12 tháng 11 năm 2013, điều 5 và điều 6
17
2.2.2.1. Bộ luật Hình sự năm 2015
Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định chế tài hình sự đối với hai tội danh quy
định tại:
- Điều 234: Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã
- Điều 244: Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
Theo đó, nghiêm cấm thực hiện các hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận
chuyển, buôn bán, tàng trữ trái phép ĐVHD, cơ thể và sản phẩm từ ĐVHD.
2.2.2.2. Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân
dân tối cao 47
Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối
cao hướng dẫn áp dụng Điều 234 và Điều 244 của Bộ luật Hình sự 2015.
2.2.3. Pháp luật về xử lý hành vi vi phạm hành chính
2.2.3.1. Luật Xử lý vi phạm hành chính
Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định về xử phạt hành chính và các biện
pháp xử lý hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật, tuy nhiên chưa
nghiêm trọng đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự 48
2.2.3.2. Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ
Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng, quy định các hành vi vi phạm hành chính, cũng như hình
thức xử phạt và mức xử phạt đối với các hoạt động nêu trên.
Nghị định đề cập đến hành vi vi phạm kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn
gốc, xuất xứ, liên quan đến ĐVHD và sản phẩm từ ĐVHD 49. Ngoài ra, quy định rõ
mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong vận chuyển, tàng trữ và
giao nhận hàng cấm 50.
2.2.3.3. Nghị định số 35/2019/NĐ-CP của Chính phủ

47
Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP, 5 tháng 11 năm 2018
48
Luật xử lý vi phạm hành chính, 20 tháng 6 năm 2012, điều 1
49
Nghị định 98/2020/NĐ-CP, 26 tháng 8 năm 2020, điều 17
50
Nghị định 98/2020/NĐ-CP, 26 tháng 8 năm 2020, điều 8, khoản 10
18
Nghị định số 35/2019/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực Lâm nghiệp trực tiếp quy định áp dụng xử phạt hành chính các hành vi vi
phạm đối với ĐVHD thuộc Phụ lục I, II, III Công ước CITES 51.
Dựa trên nền tảng cũ của Nghị định 157/2013/NĐ-CP, bãi bỏ một số điều khoản
chưa phù hợp và bổ sung một vài điểm mới tăng cường chặt chẽ trong xử lý vi
phạm hành chính, cụ thể: mở rộng phạm vi đối tượng áp dụng; tăng mức tiền phạt
hành chính,… 52
2.2.4. Pháp luật về buôn bán ĐVHD trên KGM
Các hành vi vi phạm pháp luật về buôn bán ĐVHD trên KGM được nêu lên ở
Chương I là các hành vi sử dụng KGM là công cụ, phương tiện, thúc đẩy các hoạt
động thương mại bất hợp pháp. Do vậy, các hành vi vi phạm pháp luật này không
chỉ được điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên mà còn bởi cả các
văn bản liên quan trực tiếp đến hoạt động sử dụng KGM được nghiên cứu sâu hơn
sau đây.
2.2.4.1. Luật An ninh mạng năm 2018
Luật An ninh mạng 2018 quy định về các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã
hội trên không gian mạng và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
53
. Hành vi liên quan đến sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương
tiện điện tử để vi phạm pháp luật gắn với ĐVHD trong luật này là: Tuyên truyền,
quảng cáo, mua bán hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định pháp luật
54
.
2.2.4.2. Luật Giao dịch điện tử năm 2023
Luật Giao dịch điện tử năm 2023 quy định việc thực hiện giao dịch bằng
phương thức điện thử, trong đó nghiêm cấm các hành vi sau có thể ảnh hướng tới
ĐVHD trong giao dịch điện tử55:

51
Nghị định 35/2019/NĐ-CP, 25 tháng 4 năm 2019, điều 6
52
TS. Lại Viết Quang – PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh (2021), Giáo trình Hoạt động của Viện Kiểm
sát Nhân dân trong giải quyết vụ án về động vật hoang dã, NXB ĐHQGHN, Hà Nội
53
Luật An ninh mạng, 12 tháng 6 năm 2018, điều 1
54
Luật An ninh mạng, 12 tháng 6 năm 2018, điều 18, khoản 1, điểm d
55
Luật Giao dịch điện tử, 22 tháng 6 năm 2023, điều 1
19
- Lợi dụng giao dịch điện tử xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc,…, lợi
ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân 56
- Tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật 57
2.2.4.3. Nghị định số 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ
Nghị định số 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực văn hoá và quảng cáo nêu nội dung phạt tiền từ 70.000.000
đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo hàng hoá, dịch vụ cấm kinh
doanh theo quy định 58, trong đó bao gồm các hành vi quảng cáo nhằm mục đích rao
bán ĐVHD và sản phẩm từ ĐVHD trên KGM
2.2.4.4. Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ
Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thương mại điện tử được sửa
đổi, bổ sung bởi Nghị định số 85/2021/NĐ-CP, quy định việc phát triển, ứng dụng
và quản lý hoạt động thương mại. Nghị định đã nêu rõ nghiêm cấm lợi dụng thương
mại điện tử để kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh 59, bao gồm các hàng
hoá liên quan đến ĐVHD.
2.2.4.5. Chỉ thị 29/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ 60
Chỉ thị 29/CT-TTg của Thủ tưởng Chính phủ được ban hành với mục tiêu ngăn
chặn triệt để, chấm dứt tình trạng nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản
phẩm động vật hoang dã thông qua công tác tăng cường giám sát kiểm tra và phối
hợp nhịp nhàng giữa các bộ ban ngành.

56
Luật Giao dịch điện tử, 22 tháng 6 năm 2023, điều 6, khoản 1
57
Luật Giao dịch điện tử, 22 tháng 6 năm 2023, điều 6, khoản 5
58
Nghị định 38/2021/NĐ-CP, 29 tháng 3 năm 2021, điều 33, khoản 2, điểm a
59
Nghị định 52/2013/NĐ-CP, ngày 16 tháng 5 năm 2013, điều 4
60
Chỉ thị 29/CT-TTg, ngày 23 tháng 7 năm 2020

20
CHƯƠNG 3
THỰC TIỄN VÀ KHUYẾN NGHỊ TRONG XỬ LÝ VI PHẠM
VỀ BUÔN BÁN TRÁI PHÉP ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRÊN
KHÔNG GIAN MẠNG

3.1. Thực trạng về tội phạm buôn bán trái phép ĐVHD trên KGM tại Việt
Nam
Sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay đã mang lại nhiều tiện ích
cho con người nhưng cũng đồng thời làm nảy sinh nhiều vấn đề pháp lý mà pháp
luật chưa thể có khả năng điều chỉnh kịp thời. Mặc dù các đối tượng quảng cáo, rao
bán ĐVHD trên không gian mạng nhận thức được hành vi của họ là vi phạm pháp
luật, tuy nhiên, vì họ vẫn bất chấp vì tính chất rủi ro thấp và lợi nhuận cao mà các
giao dịch đem lại. Những sản phẩm như trên phần nào đã trở thành thói quen của
người dân Việt Nam từ xưa tới nay, bởi vậy, công tác phòng chống, xử lý vi phạm
về buôn bán trái phép ĐVHD, đặc biệt trên không gian mạng vẫn luôn là một vấn
đề đòi hỏi nhiều nỗ lực.
Tại Việt Nam, tình trạng quảng cáo, giao dịch bất hợp pháp ĐVHD trên KGM
diễn biến ngày càng phức tạp. Trong giai đoạn từ 2017 đến 2021, ENV ghi nhận
6,300 vụ việc vi phạm liên quan đến ĐVHD trên KGM, chiếm 54% tổng số vụ việc.
Hơn thế, chỉ trong 5 tháng đầu năm 2022 đã phát hiện 1,862 vụ việc như trên 61.
Theo khảo sát từ TRAFFIC Vietnam với tất cả các nền tảng trực tuyến, trang mạng
xã hội và sàn thương mại điện tử, ghi nhận con số 8000 bài viết, quảng cáo công
khai buôn bán sản phẩm từ ĐVHD, giai đoạn từ 07/2021 đến 06/202262. Những con
số, dữ liệu đã tạo cơ sở khẳng định xu hướng về hành vi vi phạm liên quan đến
buôn bán ĐVHD trên KGM đang ngày càng tăng cao.

61
ENV, Cách thức xử lý vi phạm về động vật hoang dã trên Internet, Hà Nội
62
VTV4 (2023), Ngăn chặn hành vi buôn bán động vật hoang dã trên không gian mạng (Video), Hà
Nội

21
Theo một bài nghiên cứu từ Global Initiative against Transnational Organized
Crime 63, điều tra 930 vụ việc có liên quan, một số loài động vật như Voi, Hổ, Tê tê,
Gấu,… là một số loài tiêu biểu, đã trở thành mục tiêu nhắm đến của các đối tượng
muốn kiếm lời thông qua giao dịch trái phép ĐVHD trên không gian mạng. Theo
đó, các sản phẩm được giao bán bao gồm đa dạng các cá thể và sản phẩm từ ĐVHD
(ngà voi, cao hổ, vẩy tê tê, sừng tê giác,…) với mục đích chủ yếu là dùng làm thuốc
chữa bệnh; trang sức, đồ trang trí, sưu tầm; làm thú cảnh.
Nhiều website bán lẻ với bề ngoài uy tín được dựng nên, thông tin về các dịch
vụ cung cấp sản phẩm từ các loài ĐVHD, bao gồm cả các loài nguy cấp, quý, hiếm
được pháp luật bảo vệ 64.

Hình 1. 1. Website quảng cáo, rao bán mật gấu


Các đối tượng sử dụng các nền tảng mạng xã hội thông dụng như Facebook,
Zalo, Tiktok, Youtube 65,.. làm phương tiện trung gian mở ra thị trường rao bán
ĐVHD cũng như làm phương tiện trao đổi giữa người mua và người bán.
Nhằm tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng và sự kiểm duyệt của các
trang mạng xã hội, các đối tượng thường sử dụng nhiều từ ngữ “lóng” hoặc biểu

63
Global Initiative Against Transnational Organized Crime (2022), Vietnam’s virtual landscape for
illicit wildlife trading: A snapshot of e-commerce and social media, October 2022
64
Global Initiative Against Transnational Organized Crime (2022), Vietnam’s virtual landscape for
illicit wildlife trading: A snapshot of e-commerce and social media, October 2022
65
ENV, Cách thức xử lý vi phạm về động vật hoang dã trên Internet, Hà Nội
22
66
tượng cảm xúc để gọi tên loài ĐVHD hay “cải trang” cho các hội nhóm bất hợp
pháp thông qua đặt những cái tên như: “Câu lạc bộ yêu động vật”, “Hội thợ săn”,
“Khỉ baby toàn quốc” 67Bên cạnh đó, các đối tượng thường sử dụng tải khoản ảo, số
điện thoại không chính chủ hay địa chỉ giả mạo để dễ dàng trốn thoát khỏi sự truy
xét của cơ quan chức năng trong trường hợp bị phát hiện.
3.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật xử lý tội phạm buôn bán trái phép ĐVHD
trên không gian mạng
Tới nay, các cơ quan chức năng đã và đang cố gắng trong công tác phát hiện và
ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo, buôn bán trái phép ĐVHD
trên KGM và đạt được một số kết quả nổi bật. Thông qua hoạt động phối hợp cùng
ENV, 1,247 quảng cáo bán ĐVHD trực tuyến đã được xoá bỏ thành công; 92 trang
nhóm chuyên buôn bán ĐVHD trực tuyến với 243,336 thành viên đã bị vô hiệu
hoá68.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng đã bắt giữ và xử lý nghiêm khắc nhiều hành vi
vi phạm pháp luật liên quan đến các hoạt động quảng cáo, buôn bán ĐVHD trên
không gian mạng. Cụ thể, một số trường hợp bị xử phạt hành chính:
- Ngày 11/10/2022, UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành quyết định xử phạt
hành chính đối với đối tượng Phạm Lan Hương, với mức phạt 77,5 triệu
đồng. Cơ quan chức năng ghi nhận đối tượng đã có nhiều hành vi sử dụng
Facebook để quảng cáo và rao bán sản phẩm ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm
như ngà voi, móng gấu, cao khỉ,… 69
- Ngày 17/04/2023. Toà án nhân dân thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã mở
phiên toà xét xử, tuyên phạt 15 tháng tù với đối tượng Huỳnh Thị Thanh

66
Global Initiative Against Transnational Organized Crime (2022), Expanding the arsenal typology
reports: A new weapon in the fight against the online illegal trade, September 2022
67
Thu Thuỷ, Gia tăng nạn buôn bán động vật hoang dã trên mạng xã hội, Báo Quân đội nhân dân,
https://www.qdnd.vn/ban-doc/thu-ban-doc/gia-tang-nan-buon-ban-dong-vat-hoang-da-tren-mang-
xa-hoi-697895, truy cập ngày 20/01/2024
68
Lý Thanh Hương, Ngày Quốc tế động, thực vật hoang dã (3/3): Nỗ lực từ cộng đồng, Tin tức
thông tấn xã Việt Nam,https://baotintuc.vn/xa-hoi/ngay-quoc-te-dong-thuc-vat-hoang-da-33-no-
luc-tu-cong-dong-20230302131718058.htm, truy cập 20/01/2024
69
Lê Hiếu, Xử phạt nhiều đối tượng rao bán sản phẩm động vật hoang dã trên internet, Báo Quân
đội nhân dân, https://www.qdnd.vn/phap-luat/tin-tuc/xu-phat-nhieu-doi-tuong-rao-ban-san-pham-
dong-vat-hoang-da-tren-internet-710735, truy cập ngày 19/01/2024
23
Hằng về hành vi buôn bán trái phép 20 móng gấu. Theo báo cáo, đối tượng
thường xuyên sử dụng các tài khoản khác nhau trên Facebook để quảng cáo,
buôn bán nhiều sản phẩm hàng cấm như vòng ngà voi, nhẫn ngà voi, móng
gấu. Bên cạnh đó, đối tượng sở hữu một cửa hàng với tên “Shop Phong thuỷ
Bé Út” trưng bày các sản phẩm kể trên 70.
Một số trường hợp bát giữa và truy cứu trách nhiệm hình sự bao gồm:
- Ngày 29/09/2023, Công an huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đã bắt
giữ đối tượng Trần Mạnh Hưng khi đối tượng đang vận chuyển trái phép hai
cá thể khỉ đi tiêu thụ. Trước đây, đối tượng đã nhiều lần bị bắt giữ, xử phạt
hành chính. Tuy nhiên, đối tượng không hề có hành vi ăn năn, hối cải mà
tiếp tục thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật. Hiện nay, các cơ quan
chức năng đang xem xét, thực hiện các thủ tục cần thiết nhằm truy cứu trách
nhiệm hình sự 71.
- Ngày 18/08/2020, Công an Thành phố Thủ Đức đã kiểm tra và phát hiện,
tịch thu 64 cá thể rùa quý hiếm tại nhà của của đối tượng Nguyễn Anh Thắng
72
, chuyên quảng cáo bán rùa quý hiếm trên Facebook. Theo đó, ngày
27/04/2021, đối tượng đã chịu quyết định xử phạt 65 triệu đồng đưa ra bởi
Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và bị kết án 6 năm 6 tháng tù
giam bởi Toà án nhân dân thành phố Thủ Đức 73.

3.3. Khuyến nghị về nâng cao hiệu quả xử lý và hoàn thiện khung pháp lý xử lý
hành vi vi phạm pháp luật về buôn bán trái phép ĐVHD trên KGM

70
Bích Nguyên, Phát hiện 418 vụ việc vi phạm về động vật hoang dã trên không gian mạng, Báo
Biên phòng https://www.bienphong.com.vn/phat-hien-418-vu-viec-vi-pham-ve-dong-vat-hoang-da-
tren-khong-gian-mang-post460527.html, truy cập ngày 19/01/2024
71
Kim Sáng, Hơn 1.4000 vụ vi phạm về động vật hoang dã trên mạng trong 9 tháng, Báo điện tử
Công lý, https://congly.vn/hon-1-400-vu-vi-pham-ve-dong-vat-hoang-da-tren-mang-trong-9-thang-
399901.html, truy cập ngày 18/01/2024
72
Ngọc Huy, Lãnh án tù vì nuôi nhốt trái phép động vật hoang dã quý hiếm, Báo Công an Thành
phố Hồ Chí Minh, https://congan.com.vn/vu-an/lanh-an-tu-vi-nuoi-nhot-trai-phep-dong-vat-hoang-
da-quy-hiem_123149.html, truy cập ngày 20/01/2024
73
ENV, Cách thức xử lý vi phạm về động vật hoang dã trên Internet, Hà Nội

24
Nhằm nâng cao hiệu quả xử lý và hoàn thiện khung pháp lý trong công tác xử lý
hành vi vi phạm pháp luật về buônn bán trái phép ĐVHD trên KGM, tác giả đưa ra
một số khuyến nghị sau đây.
Thứ nhất, cần tăng cường hợp tác quốc tế trong xây dựng thiết chế phòng,
chống vi phạm về buôn bán trái phép ĐVHD trên KGM, cụ thể qua các hợp đồng
song phương. Việt Nam không chỉ là một nước mắt xích quan trọng trong các
đường dây buôn bán trái phép ĐVHD trong khu vực mà còn là quốc gia điểm đến
tiêu thụ của rất nhiều sản phẩm từ ĐVHD 74. Do vậy, công tác phối hợp quốc tế
nhằm ngăn chặn triệt để và phát hiện kịp thời các hành vi sai phạm mang tính xuyên
quốc gia là vô cùng thiết yếu trong bối cảnh hội nhập ngày nay. Bên cạnh đó, cần
phải tiếp tục nỗ lực nội luật hoá các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, cụ
thể như CITES, CBD,… Trong đó, đặc biệt chú trọng áp dụng tư tưởng định hướng
Nghị quyết 11.3 CITES đã đề ra.
Thứ hai, xử lý nghiêm khắc và nặng nề hơn đối với các hành vi vi phạm pháp
luật về buôn bán trái phép ĐVHD trên KGM. Phần lớn các vụ án hiện nay áp dụng
chế tài xử phạt hành chính. Đối với các vụ án có tính chất cần phải áp dụng điều
chỉnh bởi BLHS, bản án 14 năm tù vẫn là hình phạt cao nhất được ghi nhận đối với
tội phạm về ĐVHD tại Việt Nam 75. Thực tiễn cho thấy nhiều đối tượng vẫn tiếp tục
các hành vi vi phạm sau khi chấp hành xử phạt. Qua đó, tác giả đánh giá những chế
tài trên chưa đủ tính răn đe dành cho các đối tượng nên cần áp dụng gay gắt các
hình thức xử lý đối với không chỉ đối với những đối tượng chủ động quảng cáo, rao
bán ĐVHD trên KGM, mà cả các đối tìm mua cá thể ĐVHD và sản phẩm liên quan.
Thứ ba, tiếp tục tăng cường phối hợp công tác bảo vệ ĐVHD; phòng, chống tội
phạm với các tổ chức NGO tiêu biểu về ĐVHD tại Việt Nam như ENV, WCS,
TRAFFIC,…Thông qua sự giúp đỡ của các tổ chức này, phát triển hoạt động thu
thập thông tin về ĐVHD, xây dựng một nền tảng cơ sở dữ liệu vững chắc, hỗ trợ
các cơ quan có thẩm quyền trong công tác phát hiện, xử lý hành vi buôn bán trái

74
Global Initiative Against Transnational Organized Crime (2022), Expanding the arsenal typology
reports: A new weapon in the fight against the online illegal trade, September 2022
75
ENV, Cách thức xử lý vi phạm về động vật hoang dã trên Internet, Hà Nội

25
phép ĐVHD trên KGM. Hơn thế, cùng các NGO tổ chức các chương trình hội thảo,
toạ đàm, tập huấn kĩ năng về hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao hiệu quả thi
hành, áp dụng pháp luật.
Cuối cùng, tăng cường hiệu quả trong công tác phát hiện và truy vết các hành vi
phạm tội thông qua phối hợp với các cơ quan quản lý mạng xã hội như Facebook,
Tiktok và Zalo cùng các cơ quan giám sát, kiểm tra tình hình địa phương. Để triệt
phá thành công các đường dây tổ chức quảng cáo, buôn bán ĐVHD trên KGM cần
phải “truy tận gốc” và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.

26
KẾT LUẬN

Có thể thấy tội phạm buôn bán trái phép ĐVHD trên KGM ngày càng có xu
hướng gia tăng trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Bài tiểu luận
đã đưa ra những kiến thức cơ bản về lĩnh vực buôn bán trái phép ĐVHD trên KGM,
qua đó, chỉ ra tính phức tạp của loại hình tội phạm trên.
Tới nay, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng chống và xử lý
các hành vi vi phạm về buôn bán trái phép ĐVHD trên KGM như tham gia các công
ước quốc tế, ban hành nhiều văn bản luật và luật trực tiếp điều chỉnh nhóm tội phạm
này. Theo đó, nước ta đã đạt được thành tựu nổi bật trong phát hiện và triệt phá
nhiều đường dây, hội nhóm buôn bán ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm, cần được bảo vệ.
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển sẽ còn tiếp tục tạo điều kiện cho
những nhóm tội phạm này phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Do vậy, các
cơ quan chức năng cần tiếp tục nỗ lực nâng cao hiệu quả xử lý và hoàn thiện khung
pháp luật theo khuyến nghị của chuyên gia trong lĩnh vực. Đồng thời, tiếp tục mở
rộng quan hệ, phối hợp quốc tế nhằm giúp đỡ, học hỏi và giải quyết triệt để tội
phạm buôn bán trái phép ĐVHD trên KGM trong phạm vi quốc gia và khu vực.

27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

VĂN BẢN PHÁP LÝ QUỐC TẾ


1. Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp, 01
tháng 3 năm 1973
2. Công ước về Đa dạng sinh học, 05 tháng 6 năm 1992
3. Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia,
13 tháng 12 năm 2016
4. Nghị quyết 11.3 CITES về Tuân thủ và thực thi
5. Resolution 10/6 on Preventing and combating crimes that affect the
environment falling within the scope of the United Nations Convention
against Transnational Organized Crime, 2020

VĂN BẢN PHÁP LUẬT VIỆT NAM


1. Bộ luật Hình sự, ngày 20 tháng 6 năm 2017
2. Luật Đa dạng sinh học, 13 tháng 11 năm 2008
3. Luật xử lý vi phạm hành chính, 20 tháng 6 năm 2012
4. Luật Lâm nghiệp, 15 tháng 11 năm 2017
5. Luật An ninh mạng, 12 tháng 6 năm 2018
6. Luật Đầu tư, 17 tháng 6 năm 2020
7. Luật Giao dịch điện tử, 22 tháng 6 năm 2023
8. Nghị định 52/2013/NĐ-CP, ngày 16 tháng 5 năm 2013
9. Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, 12 tháng 11 năm 2013
10. Nghị định số 06/2019/NĐ-CP, 22 tháng 1 năm 2019
11. Nghị định 35/2019/NĐ-CP, 25 tháng 4 năm 2019
12. Nghị định 98/2020/NĐ-CP, 26 tháng 8 năm 2020
13. Nghị định 38/2021/NĐ-CP, 29 tháng 3 năm 2021
14. Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP, 5 tháng 11 năm 2018
15. Quyết định 3689/QĐ-BNN-TCCB, ngày 31 tháng 08 năm 2023
16. Chỉ thị 29/CT-TTg, ngày 23 tháng 7 năm 2020

28
TRANG WEB
1. Oxford University Press, wildlife,
https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/definition/american_english/
wildlife, truy cập 01/01/2024
2. ICCWC, definition of wildlife, https://www.iccwc-wildlifecrime.org, truy
cập 01/01/2024
3. UNODC, Transnational organized crime: the globalized illegal economy,
https://www.unodc.org/toc/en/crimes/organized-crime.html, truy cập ngày
04/01/2024
4. Nothern Territory Government, Classification of wildlife, 2024 Nothern
Territory Government of Australia,
https://nt.gov.au/environment/animals/classification-of-wildlife, truy cập
08/01/2024
5. Ola Jennersten, Wildlife Crime, 2022 WWF – World Wild Fund For Nature,
https://www.wwf.eu/what_we_do/biodiversity/wildlife_crime/#:~:text=Wil
dlife%20crime%20is%20a%20major,legislation%20that%20protects
%20wildlife%20species, truy cập 08/01/2024
6. CITES, CITES glossary, https://cites.org/eng/resources/terms/glossary.php,
truy cập 08/01/2024
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Công ước CBD và sự tham gia của Việt
Nam, https://monre.gov.vn/Pages/cong-uoc-cbd-va-su-tham-gia-cua-viet-
nam.aspx, truy cập ngày 18/01/2024
8. Kim Sáng, Hơn 1.4000 vụ vi phạm về động vật hoang dã trên mạng trong 9
tháng, Báo điện tử Công lý, https://congly.vn/hon-1-400-vu-vi-pham-ve-
dong-vat-hoang-da-tren-mang-trong-9-thang-399901.html, truy cập ngày
18/01/2024
9. Lê Hiếu, Xử phạt nhiều đối tượng rao bán sản phẩm động vật hoang dã
trên internet, Báo Quân đội nhân dân, https://www.qdnd.vn/phap-luat/tin-
tuc/xu-phat-nhieu-doi-tuong-rao-ban-san-pham-dong-vat-hoang-da-tren-
internet-710735, truy cập ngày 19/01/2024
29
10. Bích Nguyên, Phát hiện 418 vụ việc vi phạm về động vật hoang dã trên
không gian mạng, Báo Biên phòng https://www.bienphong.com.vn/phat-
hien-418-vu-viec-vi-pham-ve-dong-vat-hoang-da-tren-khong-gian-mang-
post460527.html, truy cập ngày 19/01/2024
11. INTERPOL, Poaching and the illegal wildlife trade has become a major
area of activity for organized crime groups,
https://www.interpol.int/en/News-and-Events/News/2023/Illegal-wildlife-
trade-has-become-one-of-the-world-s-largest-criminal-activities, truy cập
ngày 20/01/2024
12. Vernell Leavings, Wendy McDougal, Animal Classification Systems:
History & Examples, https://study.com/academy/lesson/what-is-animal,
truy cập 20/01/2024
13. ThS. Tạ Đình Tuyên, Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực
vật hoang dã nguy cấp và các quy định của pháp luật Việt Nam có liên
quan, Trường đại học Kiểm sát Hà Nội , https://hpu.vn/thong-tin-khoa-
hoc/cong-uoc-ve-buon-ban-quoc-te-cac-loai-dong-thuc-vat-hoang-da-
nguy-cap-va-cac-quy-dinh-cua-phap-luat-viet-nam-co-lien-quan-
8630.html, truy cập ngày 20/01/2024
14. UNODC, CITES and the international trade in endangered species,
https://sherloc.unodc.org/cld/en/education/tertiary/wildlife-crime/module-
2/key-issues/cites-and-the-international-trade-in-endangered-species.html,
truy cập ngày 20/01/2024
15. CITES, CITES Permit system, https://cites.org/eng/prog/Permit_system,
truy cập 20/01/2024
16. TRAFFIC, The span of our work against wildlife crime,
https://www.traffic.org/what-we-do/thematic-issues/wildlife-crime/, truy
cập 20/01/2024
17. Thu Thuỷ, Gia tăng nạn buôn bán động vật hoang dã trên mạng xã hội,
Báo Quân đội nhân dân, https://www.qdnd.vn/ban-doc/thu-ban-doc/gia-

30
tang-nan-buon-ban-dong-vat-hoang-da-tren-mang-xa-hoi-697895, truy cập
ngày 20/01/2024
18. Lý Thanh Hương, Ngày Quốc tế động, thực vật hoang dã (3/3): Nỗ lực từ
cộng đồng, Tin tức thông tấn xã Việt
Nam,https://baotintuc.vn/xa-hoi/ngay-quoc-te-dong-thuc-vat-hoang-da-
33-no-luc-tu-cong-dong-20230302131718058.htm, truy cập 20/01/2024
19. Ngọc Huy, Lãnh án tù vì nuôi nhốt trái phép động vật hoang dã quý hiếm,
Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, https://congan.com.vn/vu-an/lanh-
an-tu-vi-nuoi-nhot-trai-phep-dong-vat-hoang-da-quy-hiem_123149.html,
truy cập ngày 20/01/2024

BÀI VIẾT HỘI THẢO


1. Trần Thị Thu Hiền, Nguyễn Đào Mai Khánh, Nguyễn Lương Nguyên
(2023), “Khung pháp lý xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật hoang
dã trên không gian mạng tại Việt Nam”, Hội thảo Pháp luật về phòng
ngừa, xử lý các hành vi vi phạm quy định về bảo bệ động vật hoang dã, từ
ngày 17/03/2023 đến 19/03/2023, Hà Nội và Ninh Bình, 194 -211
2. International Academy of Nature Conservation (2004) “Expert workshop
promoting CITES-CBD co-operation and synergy”, April 20-24 2004,
Germany

SÁCH
1. TS. Lại Viết Quang – PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh (2021), Giáo trình Hoạt
động của Viện Kiểm sát Nhân dân trong giải quyết vụ án về động vật
hoang dã, NXB ĐHQGHN, Hà Nội

BÁO CHÍ
1. Miaomiao Tian, Gary R. Potter, Jacob Phelps (2023), “What is “wildlife”?
Legal definitions that matter to conservation”, Biological Conservation,
Volume 287 (110339)
31
TÀI LIỆU KỸ THUẬT
1. UNODC (2020), World Wildlife Crime Report 2020: Trafficking in
Protected species, May 2020
2. ENV (2023), Công tác xử lý tội phạm: về động vật hoang dã tại Việt Nam
năm 2022
3. ENV, Cách thức xử lý vi phạm về động vật hoang dã trên Internet
4. Global Initiative Against Transnational Organized Crime (2022),
Expanding the arsenal typology reports: A new weapon in the fight against
the online illegal trade, September 2022
5. ICCWC (2022), Wildlife and Forest Crime: Analytic Toolkit, Second
Edition
6. Global Initiative Against Transnational Organized Crime (2022),
Vietnam’s virtual landscape for illicit wildlife trading: A snapshot of e-
commerce and social media, October 2022
7. The Education for Justice (2019) Teaching Module Series: Wildlife Crime,
UNODC, Module 3

LUẬN ÁN CHƯA XUẤT BẢN


1. Yaa Ntiamoa-Baidu, Wildlife and food security in Africa, FAO
Conservationation Guide

VIDEO
1. VTV4 (2023), Ngăn chặn hành vi buôn bán động vật hoang dã trên không
gian mạng (Video), Hà Nội

32

You might also like