You are on page 1of 14

(Bài thảo luận dưới đây chỉ có đáp án, dựa trên câu hỏi đề cương thảo luận

cụm
2 - Con người. Giảng viên hướng dẫn: Cô H. ĐH Luật tp.HCM)

NHẬN ĐỊNH
CÂU 1: Sai
Vì trong trường hợp giết người do lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ
hành vi của mình là trái pháp luật và nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu
quả chết người có thể hoặc tất yếu xảy ra và mong muốn cho hậu quả chết người
xảy ra. Vì vậy, dù hậu quả chết người chưa xảy ra vì nguyên nhân khách quan thì
vẫn định tội danh là giết người chưa đạt.
CÂU 2: Sai
Vì Khoản 1 Điều 123 BLHS quy định hình phạt đối với tội phạm thuộc CTTP tăng
nặng, nên động cơ đê hèn (được quy định tại điểm q Khoản 1 Điều 123 BLHS) là
một trong những tình tiết định khung tăng nặng.
CÂU 3: Sai
Vì đối với trường hợp giết người do lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội nhận thức
được hành vi của mình là trái pháp luật, nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu
quả chết người có thể xảy ra, tuy không mong muốn cho hậu quả chết người xảy ra
nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra. Cho nên, việc định tội danh tùy thuộc hậu quả
xảy ra trên thực tế bởi lẽ người phạm tội không hướng tới việc đạt một hậu quả xác
định nên việc định tội danh xảy ra trên thực tế. Tức là hành vi cố ý tước bỏ tính
mạng của người khác do lỗi cố ý gián tiếp gây ra hậu quả chết người thì định tội
danh về tội giết người, nếu nạn nhân bị thương tích thì định tội danh là tội cố ý gây
thương tích khi thỏa mãn các điều kiện khác được quy định tại Điều 134 BLHS.
CÂU 4: Sai
Đây là hai tình tiết định khung tăng nặng khác nhau được quy định tại Khoản 1
Điều 123 BLHS. “Giết phụ nữ mà biết là có thai” là trường hợp giết người mà
người phạm tội nhận thức được nạn nhân là phụ nữ đang mang thai. Còn “giết 02
người trở lên” là trường hợp giết nhiều người không phụ thuộc là giết các nạn nhân
cùng một lúc hoặc ở các thời điểm khác nhau; và cũng được coi là giết nhiều người
trong trường hợp người phạm tội có ý định giết nhiều người và đã thực hiện hành
vi phạm tội nhưng hậu quả chết người chưa xảy ra do những nguyên nhân khách
quan.
CÂU 5: Sai
Vấn đề “giết 02 người trở lên” có đòi hỏi hậu quả chết người xảy ra hay không vẫn
còn có nhiều quan điểm khác nhau. Theo chúng em, tình tiết này không đòi hỏi dấu
hiệu hậu quả, tức là nếu người phạm tội cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp) giết từ 02
người trở lên thì người đó sẽ bị áp dụng ngay tình tiết “giết 02 người trở lên” mà
không cần có hậu quả chết người xảy ra. Đồng thời, lý luận khoa học pháp lý hình
sự chỉ rõ, tình tiết này là một tình tiết định khung tăng nặng, phản ánh mức độ
nguy hiểm tăng lên đáng kể so với những trường hợp thông thường. Vì vậy, không
đòi hỏi hậu quả chết người xảy ra khi áp dụng tình tiết này.
CÂU 6: Sai
Vì tội vô ý làm chết người tại Điều 128 BLHS quy định lỗi thuộc mặt chủ quan của
tội phạm là vô ý phạm tội vì quá tự tin hoặc vô ý phạm tội do cẩu thả. Cho nên,
việc sử dụng điện trái phép làm chết người nếu do lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián
tiếp sẽ không cấu thành tội vô ý làm chết người.
CÂU 7: Sai
Vì đối với tội “giết con mới đẻ” được quy định tại Điều 124 BLHS, chủ thể của tội
phạm là chủ thể đặc biệt – người mẹ mới sinh con trong vòng 7 ngày. Như vậy, nếu
người thực hiện hành vi giết trẻ em sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi không phải chủ
thể đặc biệt được quy định trong Điều 124 BLHS thì không áp dụng chế tài trong
Điều này.
CÂU 8: Sai
Vì Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh tại Điều 125 BLHS
quy định nguyên nhân đưa đến trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là do hành vi
trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân thực hiện đối với chính người phạm tội
hoặc người thân thích của họ. Cho nên, không phải mọi trường hợp giết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đều cấu thành Tội giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
CÂU 9: Đúng
Vì theo Khoản 1 Điều 127 BLHS “Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm
chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt
tù từ 05 năm đến 10 năm.” Cho nên, mọi hành vi làm chết người do dùng vũ lực
ngoài những trường hợp pháp luật cho phép trong khi thi hành công vụ đều cấu
thành Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ.
CÂU 10: Sai
Vì theo Khoản 1 Điều 129: “Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc
nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.” Cho
nên, mọi hành vi vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc
hành chính đều cấu thành Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp.
CÂU 11: Sai
Vì theo Khoản 1 Điều 130 BLHS: “Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức
hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt
tù từ 02 năm đến 07 năm.” Như vậy, hành vi nêu trên sẽ cấu thành tội phạm khi có
sự tự sát của nạn nhân bất kể sự tự sát có thành hay không. Tức là, nạn nhân tử
vong không là dấu hiệu định tội của tội phạm này.
CÂU 12: Sai
Vì hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của chính
họ cấu thành Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát khi nạn nhân đã tự sát, bất
kể việc tự sát có thành hay không (được quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 131
BLHS). Còn hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm
nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát mới cấu thành Tội bức tử theo
Khoản 1 Điều 130 BLHS.
CÂU 13: Sai
Vì hành vi khách quan cấu thành Tội giúp người khác tự sát là hành vi tạo ra điều
kiện vật chất hoặc tinh thần để người khác tự sát (theo điểm b Khoản 1 Điều 131
BLHS), chứ không phải hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác theo yêu
cầu của người bị hại.
CÂU 14: Đúng
Vì hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ
thuộc mình cấu thành Tội bức tử theo Điều 130 BLHS khi có sự tự sát của nạn
nhân, bất kể sự tự sát có thành hay không.
CÂU 15: Sai
Vì căn cứ theo Khoản 1 Điều 134 BLHS, hành vi dùng gạch đá tấn công trái phép
người khác gây thương tích cho họ với tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% không
thuộc các trường hợp được quy định từ điểm a đến điểm o Khoản 1 Điều này. Cho
nên, hành vi nêu trên sẽ không cấu thành Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác.
CÂU 16. Sai.
Bởi vì theo Điều 134 quy định đối với hanh vi cố ý gây thương tích thì dù tỷ lệ tổn
thương cơ thể dưới 11% vẫn cấu thành tội nếu thuộc các trường hợp quy định tại
K1 từ điểm a đến điểm o.
CÂU 17. Đúng
Bởi vì tuỳ theo dấu hiệu về chủ thể trạng thái tâm lý tình trạng mà tội cố ý gây
thương tích có thể cấu thành các tội khác quy định tại Điều 135-136.
CÂU 18. Sai
Bởi vì theo NQ 02/NQHDTP 2003 thì "Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân" là hậu quả
của hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân để lại
trạng thái bất thường, không thể chữa được cho một bộ phận cơ thể của nạn nhân
với tỷ lệ thương tật dưới 11% khi thuộc một trong các trường hợp: làm mất một bộ
phận cơ thể của nạn nhân; làm mất chức năng một bộ phận cơ thể của nạn nhân;
làm giảm chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc làm ảnh
hưởng đến thẩm mỹ của nạn nhân.
CÂU 19. Đúng
Bởi vì tuỳ theo dấu hiệu về chủ thể trạng thái tâm lý tình trạng mà hành vi vô ý gây
thương tích có thể cấu thành các tội khác quy định tại Điều 129
CÂU 20. Sai
Bỏi vì còn tuỳ thuộc vào nạn nhân có thuộc các trường hợp để cấu thành tội khác là
tội hành hạ ngược đãi ông bà cha mẹ… quy định tại Đ185
CÂU 21. Sai
Bởi vì còn tuỳ vào độ tuổi của nạn nhân mà Chủ thể có thể bị kết vào tội khác là tội
hiếp dâm người dưới 16 tuổi được quy định tại Đ142
CÂU 22. Sai
Bởi vì không phải mọi hành vi dùng thủ đoạn khiến người dưới 16t miễn cưỡng
giao cấu đều cấu thành tội cưỡng dâm Điều 144 bởi vì ngoại trừ thủ đoạn hứa hẹn
không mang tính khống chế tư tưởng thì không cấu thành tội này.
CÂU 23. Sai
Bởi vì người thực hiện hành vi phạm tội phải là người từ đủ 18t trở lên thì khi thực
hiện hành vi này mới cấu thành tội phạm tại Điều 145
CÂU 24. Sai
Bởi vì Có trường hợp giao cấu mà không trái với ý muốn nạn nhân nhưng nạn
nhân lại là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc là người dưới 13 tuổi thì vẫn
trái pháp luật.
CÂU 25. Sai
Bởi vì nếu người bị lây nhiễm cũng biết người lây nhiễm bị HIV mà vẫn chấp nhận
và hoàn toàn tự nguyện không bị ép buộc thì người lây nhiễm không phạm tội.
CÂU 26. Sai
Bởi vì tuỳ vào đối tượng nạn nhân có dưới 16 tuổi hay không thì cấu thành tội khác
là tội mua bán người dưới 16 tuổi quy định tại điều 151.
CÂU 27. Sai
Theo em thì hành vi này sẽ phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản quy định tại
Điều 169.
CÂU 28. Sai
Bởi vì theo Nghị Quyết 04/HDTP thì nếu cha mẹ vì đông con hoặc vì khó khan đặc
biệt bán con mình dưới hình thức cho con nuôi và nhận một số tiền giúp đỡ thì
không coi là phạm tội.
CÂU 29. Sai
Bởi vì nếu đối tượng tác động của hành vi này không là con người mà là một tổ
chức thì không cấu thành tội này.
CÂU 30.Sai
Bởi vì dù chủ thể thuộc giới tính nào mà có hành vi được quy định trong luật thì
đều phạm tội và là chủ thể của tội này.
BÀI TẬP
BÀI 1:
Hành vi của T cấu thành Tội giết người. Vì hành vi “rút lưỡi lê ở thắt lưng đâm
một nhát vào ngực C rồi bỏ chạy” của T đã khiến “C chết do vết thương sắc nhọn,
thấu ngực trái, rách phổi, thẩu lách, đứt động mạch, mất máu cấp tính” – tức là
hành vi trái pháp luật ở trên của T đã xâm phạm đến tính mạng của C khiến cho C
chết và T thực hiện hành vi này một cách cố ý trực tiếp. Như vậy, hành vi của T
thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý của Tội giết người được quy định tại Điều 123
BLHS.
BÀI 2:
Hành vi của chị N cấu thành Tội giết người. Vì hành vi “lấy tay chùm chăn, bịt
mặt đứa bé cho đến khi không còn thấy nhịp tim đập nữa mới bỏ ra” của chị N đã
khiến “đứa bé chết” – tức là hành vi trái pháp luật ở trên của chị N đã xâm phạm
đến tính mạng của đứa bé với lỗi cố ý trực tiếp. Đồng thời chị N thỏa mãn yêu cầu
của chủ thể trong tội phạm này.
Đây không phải là trường hợp giết con mới đẻ (theo Khoản 1 Điều 124 BLHS)
cũng như trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (theo
Khoản 1 Điều 125 BLHS). Vì đứa bé trong tình huống này đã được 10 ngày tuổi,
không thỏa yêu cầu mới sinh trong 7 ngày tuổi như Khoản 1 Điều 124 quy định, và
nạn nhân ở đây không có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng tác động đến chị N để
dẫn đến trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của chị N.
BÀI 3:
Hành vi của A cấu thành Tội giết người. Vì hành vi “nhặt khúc gỗ to bằng cổ tay,
dài 60cm, phang thẳng vào đầu anh thanh niên đang ngồi trên xe gắn máy nhiều
nhát cực mạnh khiến anh thanh niên nọ bị chấn thương sọ não, chết trên đường
cấp cứu tới bệnh viện.” của A đã xâm phạm đến tính mạng của anh thanh niên kia
với lỗi cố ý trực tiếp. Đồng thời A thỏa mãn yêu cầu của chủ thể trong tội phạm
này. Như vậy, hành vi trái pháp luật nêu trên của A thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý
của Tội giết người được quy định tại Điều 123 BLHS.
BÀI 4:
Hành vi của H cấu thành Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
được quy định tại Điều 126 BLHS. Vì hành vi “xông tới C, giành được con dao từ
tay C và chém đứt bàn tay C” và “nhanh chóng chém tiếp vào đầu C khiến C chết
tại chỗ” của H đã xâm phạm đến tính mạng của C với lỗi cố ý trực tiếp. Hành vi
trái pháp luật nêu trên của H được xem là hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng (theo Khoản 2 Điều 22 BLHS) và thỏa mãn điều kiện là đang có hành
vi tấn công nguy hiểm, trái pháp luật của B và C diễn ra xâm phạm đến tính mạng
của H và K. Đồng thời có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội với hậu quả
chết người, H thực hiện hành vi trái pháp luật với lỗi cố ý, H thỏa mãn yêu cầu của
chủ thể trong tội phạm này.
BÀI 5:
Hành vi của B cấu thành Tội giết người được quy định tại Điều 123 BLHS. Vì
hành vi “rút con dao lưỡi bầu mũi nhọn đâm liên tiếp 4 nhát vào bụng A khiến A
gục chết tại chỗ” của B đã xâm phạm đến tính mạng của A với lỗi cố ý trực tiếp.
Đồng thời B thỏa mãn yêu cầu của chủ thể trong tội phạm này.
Không thể xem đây là trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh vì không thỏa mãn yêu cầu nguyên nhân đưa đến trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh là do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân (hành vi tiếp tục
chữi ông Th của A chưa được xem là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng).
Như vậy, hành vi trái pháp luật nêu trên của B thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý của
Tội giết người được quy định tại Điều 123 BLHS.
BÀI 6:
Hành vi của H cấu thành Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác dẫn đến hậu quả chết người, cụ thể tại Khoản 5 Điều 134 BLHS.
Vì hành vi “chúc nòng súng xuống bắn vào chân S làm S ngã xuống khiến S chết
trên đường đi cấp cứu vì mất quá nhiều máu” của H đã xâm phạm tính mạng của
S, được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, gây ra hậu quả chết người. Đồng thời, H
thỏa mãn yêu cầu của chủ thể trong tội phạm này.
Vì có hậu quả chết người xảy ra trong tình huống này nên áp dụng Khoản 5 Điều
134 BLHS, H phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi cố ý gây thương tích
và vô ý làm chết người.
BÀI 7:
Hành vi của A cấu thành Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
hoặc do vượt quá mức cần thiết để bắt giữ người phạm tội được quy định tại Điều
126 BLHS.
Vì theo tình huống, A đang phải đối mặt với hành vi tấn công nguy hiểm, trá pháp
luật của B (B có hành vi cầm khúc cây tầm vông dài 1m, đường kính 3.5cm, một
đầu vót nhọn, xông vào nhà đập A một cái từ trên xuống, …, B cầm chiếc ấm
nhôm ném trúng vai A rồi lao vào dùng tay chân đấm đá vào người A). A đã có
hành vi phòng vệ trước sự tấn công của B nhằm gạt bỏ sự tấn công của B và hành
vi phòng vệ của A được xem là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (đã làm cho
B tử vong). Hành vi trái pháp luật của A được thực hiện với lỗi cố ý. Như vậy, A
phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội danh nêu trên.
BÀI 8: (Tội giết người,
Hành vi của P cấu thành Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
hoặc do vượt quá mức cần thiết để bắt giữ người phạm tội được quy định tại Điều
126 BLHS.
Vì hành vi “kê súng lên bờ mương, nhắm về phía C lên đạn và bóp cò,…làm cho C
chết tại chỗ” của P đã xâm phạm đến tính mạng của C, được thực hiện với lỗi cố ý
trực tiếp, gây ra hậu quả chết người. Đồng thời, P thỏa mãn yêu cầu về chủ thể
trong tội phạm này. Như vậy, P phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội danh nêu
trên.
BÀI 9:
Hành vi của N cấu thành Tội giết người được quy định tại Khoản 1 Điều 123
BLHS, cụ thể tại điểm a, vì đây là trường hợp giết trẻ em mới sinh ra (dưới 16t).
Vì hành vi đỡ đẻ có sai sót về chuyên môn kỹ thuật của N đã khiến đứa trẻ gãy
xương tay trái, dẫn đến tình trạng rất yếu, thở thoi thóp, mất khá nhiều máu. Không
chỉ vậy, N còn có hành vi “dùng vải màn quấn quanh người đứa bé…”, thông báo
cho người nhà rằng cháu bé đã chết. Và đến khi người nhà phản ảnh thì N còn thể
hiện sự cố ý để mặc đứa bé chết. Như vậy chứng tỏ N thực hiện hành vi giết người
đối với đối tượng đặc biệt là người chưa đủ 16 tuổi với lỗi cố ý gián tiếp, gây ra
hậu quả chết người. Cho nên, N phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội danh nêu
trên.
BÀI 10:
Không có hành vi phạm tội xảy ra trong tình huống này. Vì hành vi ngược đãi, ức
hiếp H của bà Y không được xem là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc chị H tự
sát. Và việc người yêu chị H lánh mặt không gặp H, tìm cách chối bỏ trách nhiệm
làm cha không phải là hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp ngược đãi hoặc
làm nhục người lệ thuộc mình để dẫn đến việc chị H tự sát. Cả 2 hành vi nêu trên
đều không thỏa mãn yêu cầu của dấu hiệu định tội được quy định tại Khoản 1 Điều
130 BLHS. Vì vậy không có hành vi phạm tội trong vụ việc này.
BÀI 11:
Hành vi của A cấu thành Tội vô ý làm chết người được quy định tại Điều 128
BLHS. Vì hành vi “giăng điện trần xung quanh luống mía trong vườn trước nhà
mình để diệt chuột” của A là hành vi sử dụng điện trái pháp luật (theo điểm đ
Khoản 1 Điều 314 BLHS). Hành vi gây hậu quả chết người của A được thực hiện
với lỗi vô ý vì quá tự tin (không lường trước hết hậu quả có thể xảy ra, nghĩ rằng
hậu quả chết người sẽ không xảy ra vì đã loan báo hành vi giăng điện diệt chuột
cho người dân làng biết, tuy nhiên hậu quả chết người vẫn xảy ra trong tình huống
này). Đồng thời A thỏa mãn yêu cầu về chủ thể trong tội phạm này. Cho nên, A
phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội danh nêu trên.
BÀI 12:
Hành vi của B cấu thành Tội vô ý làm chết người được quy định tại Điều 128
BLHS.Vì hành vi “cầm súng bằng tay trái kéo quy lát rồi rê nòng súng về phía
H…khiến H chết tại chỗ” của B đã xâm phạm tính mạng của H, được thực hiện với
lỗi vô ý, gây ra hậu quả chết người. Đồng thời B thỏa mãn yêu cầu về chủ thể trong
tội phạm này. Cho nên, B phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội danh nêu trên.
Bài tập 13:
B phạm tội vô ý làm chết người theo Điều 128. Về chủ thể thì B có năng lực chịu
TNHS và tuổi chịu TNHS. B có lỗi vô ý vì không thấy trước hậu quả của hành vi
vi phạm quy tắc chung gây nguy hiểm cho xã hội và dẫn đến hậu quả làm chết
người là chị A.
Bài tập 14:
a. Nạn nhân chết:
Nếu hậu quả là nạn nhân chết thì anh A phạm tội vô ý làm chết người theo Điều
128. Chủ thể A có năng lực chịu TNHS và tuổi chịu TNHS đã có lỗi vô ý khi mà
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mặc dù thấy trước hậu quả xảy ra nhưng vì
quá tự tin là hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được mà gây ra hậu
quả làm chết người. Hành vi của A đã vi phạm những quy tắc an toàn chung.
b. Nạn nhân bị thương nặng:
Nếu hậu quả là nạn nhân bị thương nặng(trên 31%) thì anh A phạm tội vô ý gây
thương tích theo Điều 138. Chủ thể A có năng lực chịu TNHS và tuổi chịu TNHS
đã có lỗi vô ý khi mà thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mặc dù thấy trước
hậu quả xảy ra nhưng vì quá tự tin là hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn
ngừa được mà gây ra hậu quả làm nạn nhân bị thương nặng(trên 31%). Hành vi của
A đã vi phạm những quy tắc an toàn chung.
c. Nạn nhân bị thương với tỷ lệ tổn thương cơ thể 21%:
Nếu hậu quả là nạn nhân bị thương với tỷ lệ tổn thương cơ thể 21% thì anh A
không phạm tội bởi vì để phạm tội vô ý gây thương tích theo Điều 138 thì nạn
nhân có tỷ lệ thương tật trên 31%.
Bài 15:
Theo nhóm thì hành vi của ông M có lỗi vô ý dù có thể thấy trước hậu quả xảy ra
nhưng cho rằng hậu quả không xảy ra nên mới có hành vi buông lời lạnh lùng gây
hậu quả là làm cho bà H tự sát. Vì về mặt chủ quan là lỗi vô ý nên ông M không
phạm tội xúi giục người khác tự sát theo Điều 131.
Bài 16:
Hậu quả là nạn nhân chết nên anh H phạm tội vô ý làm chết người do vi phạm quy
tắc nghề nghiệp theo Điều 129. Chủ thể A có năng lực chịu TNHS và tuổi chịu
TNHS đã có lỗi vô ý khi mà thực hiện hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp về
việc không kiểm tra súng theo quy định gây nguy hiểm và dẫn đến hậu quả làm
chết người là C.
Bài 17:
Trường hợp 1: anh M thấy xe chạy tới và cố ý đẩy anh T ra đường để xe đụng.
· Nếu vợ anh M chết.
Anh M phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Điều
125. Anh M có năng lực chịu TNHS và tuổi chịu TNHS. Bởi vì việc không hành
động cứu giúp vợ anh T đang trong tình trạng nguy kịch có thể tử vong đã khiến
anh M bị kích động manh dẫn đến không thể kiểm soát được hành vi. Việc anh T
không hành động cứu giúp người là trái pháp luật vì có thể dẫn đến vợ anh M tử
vong.
· Nếu vợ anh M còn sống.
Anh M phạm tội giết người.
Trường hợp 2: anh M không thấy xe của anh K
Vì anh M đang trong trạng thái kích động không làm chủ được hành vi đuổi theo
anh T và tiếp tục gây sự bằng hành động đẩy anh T nhưng không biết có xe trườn
tới. Anh T có lỗi vô ý vì anh không lường trước được hậu quả mặc dù phải lường
trước được. Vậy anh M phạm tội vô ý giết người.
Bài 18:
Trong tình huống này:
Anh A phạm tội bức tử Điều 130. Anh A có lỗi cố ý khi thường xuyên ức hiếp
ngược đãi đối xử tàn ác với chị B và con là C dẫn đến việc nạn nhân là chị B tự sát.
Còn chị B phạm tội giết người là C. Vì C không quyết định tự sát mà bị chị B buộc
tự sát chung dẫn đến tử vong. Chị B có lỗi cố ý khi giết con.
Bài 19:
1. A phạm tội xúi giục và giúp người
khác tự sát được quy định tại điều 131. A có năng lực chịu TNHS và tuổi chịu
TNHS đã có hành vi dụ dỗ, thúc đẩy tạo điều kiện để cả hai tự sát đây hoàn toàn là
lỗi cố ý hành vi khách quan của A chỉ đóng vai trò là điều kiện để nạn nhân sử
dụng.
2. A phạm tội giết người theo Đ123 bởi vì A đã trực tiếp tác động vào nạn
nhân bằng hành động chứ không còn chỉ tạo điều kiện để nạn nhân sử dụng.
Bài 20:
Ông B phạm vào tội giết người vì ông đã trực tiếp sử dụng thuốc độc chích vào cơ
thể của ông K đã trực tiếp nhúng tay vào chứ không chỉ tạo điều kiện.
Bài 21:
1. A phạm tội không cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng tại điều 132. A đã cố ý thực hiện ở dạng không hành động khi thấy B đang
trong tình trạng nguy hiểm tính mạng có điều kiện cứu giúp nhưng lại không cứu
giúp và hậu quả là B đã chết.
2. A không phạm tội vì B đã được cứu sống bởi C nên không có hậu quả chết
người nên không cấu thành tội phạm.
Bài 22:
N không phạm tội bởi vì trong nhận thức N nghĩ rằng bị lừa và không nghĩ rằng
đứa trẻ thực sự đang trong tình trạng nguy hiểm nên không thực hiện hành vi cứu
giúp. N có lỗi vô ý.
Bài 23:
1. M phạm tội cố ý gây thương tích quy định tại Đ134. M có đầy đủ năng lực
và tuổi chịu TNHS cố ý gây thương tích trái pháp luật cho C bằng hành vi khách
quan là chém nhiều nhát gây hậu quả là C có tỷ lệ tổn thương 27%.
2. M phạm tội cố ý gây thương tích quy định tại Đ134. M có đầy đủ năng lực
và tuổi chịu TNHS cố ý gây thương tích trái pháp luật cho C bằng hành vi khách
quan là chém nhiều nhát gây hậu quả là C có tỷ lệ tổn thương 51%
3. C phạm tội cố ý gây thương tích quy định tại Đ134. C đầy đủ năng lực và
tuổi chịu TNHS cố ý gây thương tích cho M bằng hành vi khách quan là đánh bằng
cây gỗ gây hậu quả là M có tỷ lệ tổn thương 8%. Việc C cố ý gây thương tích M là
do M đã cắt điện của C và vì lý do công vụ đó mà C đã đánh M nên dù dưới 11%
thì C vẫn phạm tội theo điểm o.
Bài 24:
T phạm tội cố ý gây thương tích theo Điều 134. T có năng lực và đủ tuổi chịu
TNHS có lỗi cố ý. T cố ý gây thương tích bằng các hành vi khách quan tác động
đến thân thể nạn nhân một cách trái pháp luật gây hậu quả thương tật cho nạn
nhân.
Bài 25:
A phạm tội vô ý làm chết người theo Điều 128. Về chủ thể thì B có năng lực chịu
TNHS và tuổi chịu TNHS. B có lỗi vô ý vì không thấy trước hậu quả của hành vi
vi phạm quy tắc chung gây nguy hiểm cho xã hội và dẫn đến hậu quả làm chết
người.

You might also like