You are on page 1of 2

Câu 1.

Hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật
không gây ra hậu quả chết người thì không cấu thành Tội giết người (Điều
123 BLHS):

- Nhận định sai.


- Tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 phải thỏa mãn các các yếu tố cấu thành
tội phạm bao gồm khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể. Trong đó có
một số điều kiện:
+ Hành vi: Là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng người khác một cách trái pháp luật.
+ Chủ thể: Người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ đủ 14 tuổi trở
lên.
 Như vậy, trên thực tế, có những trường hợp cố ý tước đoạt tính mạng của người
khác nhưng không phạm tội giết người theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự
năm 2015, như:
+ Thi hành án tử hình.
+ Tước đoạt tính mạng người khác do phòng vệ chính đáng.
+ Tước đoạt tính mạng người khác khi sử dụng vũ khí trong các trường hợp luật
cho phép...
+ Hoặc phạm những tội khác như giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh...

Câu 2: Tình tiết “giết 2 người trở lên” luôn đòi hỏi phải có hậu quả hai người chết trở lên:
SAI.
- Căn cứ pháp lý: Điều 123 Bộ luật hình sự
- Giải thích: Chỉ cần xác định người phạm tội có ý định giết từ 02 người trở lên là thuộc
trường hợp phạm tội này mà không nhất thiết phải có 02 người chết trở lên mới áp dụng
điểm a khoản 1 Điều 123 BLHS 2015. Hoặc trong trường hợp hậu quả là có 02 người chết,
nhưng lại có 1 người chết do lỗi vô ý của người phạm tội, thì không được coi là giết nhiều
người và không thể xếp vào tình tiết giết “02 người trở lên” mà thuộc vào trường hợp vô ý
làm chết người
Câu 3: Hành vi giết trẻ em sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi thì chỉ cấu thành Tội giết con mới
đẻ (Điều124 BLHS 2015): SAI.
- Căn cứ pháp lý: Điều 124 Bộ luật hình sự 2015
- Giải thích: Vì theo khoản 1 Điều 124 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì phải hội tụ đủ
các yếu tố như người thực hiện hành vi giết trẻ em phải là người mẹ mới sinh con trong
vòng 7 ngày, đứa trẻ phải do người mẹ sinh ra và người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư
tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con thì mới cấu thành Tội
giết con mới đẻ. Nếu thiếu các yếu tố nêu trên thì chỉ có thể cấu thành Tội giết người theo
Điều 123 của Bộ luật này.
Câu 4: Mọi trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đều cấu
thành Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125 BLHS 2015):
SAI.
- Căn cứ pháp lý: Điều 125 Bộ luật hình sự 2015
- Giải thích:
Điều 125. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh quy định như sau:
1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp
luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người
đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. căn cứ quy định
trên, người phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh và phải xuất phát
từ nguyên nhân do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc
đối với người thân thích của người đó thì mới cấu thành Tội giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh.
Câu 5: Mọi hành vi làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho
phép trong khi thi hành công vụ đều cấu thành tội làm chết người trong khi thi hành công vụ
(Điều 127 BLHS): SAI.
- Căn cứ pháp lý: Điều 127 Bộ luật hình sự
- Giải thích: Trong trường hợp đang thi hành công vụ, lại coi thường tính mạng của người
khác, sử dụng súng vô nguyên tắc bắn chết người thì dù là người đang thi hành công vụ vẫn
phạm tội giết người theo Điều 123 Bộ luật hình sự. Người đang thực hiện công vụ có hành
vi làm chết người nhưng nạn nhân lại không liên quan trực tiếp đến công vụ của họ thì
không phạm tội làm chết người trong khi thi hành công vụ mà có thể bị truy cứu trách nhiệm
hình sự về tội giết người.

You might also like