You are on page 1of 7

THẢO LUẬN LẦN 1 – CỤM 1:

1. Hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật không
gây ra hậu quả chết người thì không cấu thành Tội giết người ( Điều 123
BLHS 2015 )
Nhận định Sai.
Vì hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật dù không gây ra
hậu quả chết người thì vẫn cấu thành tội giết người. Vì tội giết người được quy định
tại Điều 123 BLHS 2015 là tội có cấu thành tội phạm vật chất. Căn cứ vào Điều
123 BLHS thì hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng của người khác sẽ cấu thành
Tội giết người dù hậu quả không xảy ra.
Một người có hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng của người khác trái pháp luật
thì trong cấu thành tội phạm dấu hiệu hậu quả không phải là dấu hiệu mang ý nghĩa
định tội, hậu quả có chết người hay không trong trường hợp này là cơ sở để xác định
tội phạm đã hoàn thành hay chưa. Vì vậy, khi người phạm tội có hành vi cố ý trực tiếp
tước bỏ tính mạng của người khác trái pháp luật mà không gây ra hậu quả chết người
thì vẫn cấu thành tội giết người nhưng ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội
chưa đạt
CSPL: Điều 123 BLHS 2015
5. Tình tiết “giết 2 người trở lên” luôn đòi hỏi phải có hậu quả hai người chết
trở lên
Nhận định Sai
CSPL: Điều 123 BLHS 2015.
Dựa theo Điều 123 BLHS 2015 quy định về tội giết người thì có hai hình thức lỗi là
cố ý gián tiếp và cố ý trực tiếp.
+ Đối với lỗi cố ý trực tiếp: Nếu người phạm tội có nhận thức cố ý giết 2 người trở
lên, không đòi hỏi hậu quả chết người xảy ra trên thực tế thì vẫn áp dụng tình tiết trên.
+ Đối với lỗi cố ý gián tiếp: Người phạm tội phải thực hiện hành vi giết 2 người trở
lên, tuy nhiên phải dựa vào hậu quả trên thực tế để xem xét áp dụng tình tiết trên. VD:
Trên thực tế, có trường hợp người phạm tội chỉ muốn giết 1 người nhưng lại sử dụng
phương tiện làm chết nhiều người vẫn cấu thành tội phạm giết người.
=> Qua đó, nếu giết 2 người trở lên với lỗi cố ý trực tiếp thì không cần có hậu quả 2
người chết trở lên, hậu quả chỉ có ý nghĩa xác định thời điểm hoàn thành hay chưa
hoàn thành của tội phạm
7. Hành vi giết trẻ em sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi thì chỉ cấu thành Tội giết
con mới đẻ (Điều 124 BLHS 2015)
- Nhận định: Sai
- CSPL: Điều 124 BLHS 2015
- Trong cấu thành của tội giết con mới đẻ gồm:
+ Xét về mặt chủ thể: hành vi đó phải do người mẹ đẻ của đứa trẻ thực hiện, có năng
lực chịu trách nhiệm hình sự.
=> Nếu chủ thể không phải người mẹ hoặc người mẹ vì lý do khác không thuộc
trường hợp theo quy định trên mà giết hoặc vứt bỏ con do mình mới đẻ ra thì không
cấu thành tội giết con mới đẻ. Ví dụ: Giết con mới đẻ…nhưng người giết là người bố
(không phải người mẹ trực tiếp sinh ra) → Tội giết người.
+ Xét về hoàn cảnh phạm tội: Người mẹ thực hiện hành vi nói trên do chịu ảnh
hưởng của tư tưởng lạc hậu hay trong hoàn cảnh khó khăn hơn so với bình thường
nhưng chưa đến mức đặc biệt (phải là hoàn cảnh khách quan đặc biệt ) mà buộc phải
giết hoặc vứt bỏ đứa con do mình mới đẻ ra (trong 7 ngày tuổi) thì không phải là tội
giết con mới đẻ mà tội giết người.
=> Vì vậy, hành vi giết trẻ em sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi nếu chủ thể không phải
là người mẹ hoặc không do ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu, hoàn cảnh khách quan
đặc biệt thì sẽ không thuộc cấu thành tội giết con mới đẻ
8. Hậu quả nạn nhân chết là dấu hiệu định tội của Tội vứt bỏ con mới đẻ (Điều
124)
Nhận định Đúng
CSPL: Điều 124 BLHS 2015, Khoản 2 Điều 21 Nghị định 130/2021/NĐ-CP
- Theo khoản 2 Điều 124 BLHS 2015 thì dấu hiệu định tội bao gồm:
+ Về hành vi: Hành vi này phải do người mẹ bị ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc
hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con mình đẻ trong vòng 7
ngày tuổi.
+ Về mặt hậu quả: Hậu quả đứa trẻ bị chết là hậu quả bắt buộc của tội phạm này. Do
đó, nếu người mẹ có hành vi vứt con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết thì mới
phạm tội vứt bỏ con mới đẻ. Nhưng nếu hậu quả đứa trẻ chết không xảy ra thì chưa
cấu thành tội giết con mới đẻ.
- Nguyên nhân trực tiếp của hành vi vứt bỏ của người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của
tư tưởng lạc hậu hoặc hoàn cảnh khách quan đặc biệt là dẫn đến việc đứa trẻ chết
(mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả )
 Đối với hành vi vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến đứa trẻ chết thì bắt buộc phải có hậu
quả là đứa trẻ chết thì mới cấu thành tội phạm, còn trường hợp người mẹ chỉ có
hành vi vứt bỏ đứa trẻ nhưng đứa trẻ không chết thì hành vi đó không cấu thành
tội phạm. Vì thế nên hậu quả nạn nhân ( đứa trẻ trong vòng 7 ngày tuổi chết là dấu
hiệu định tội của Điều 124 BLHS 2015
9. Mọi trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đều
cấu thành Tội giết người trong trạng thái tinh thân bị kích động mạnh (Điều
125)
Nhận định Sai
CSPL: Điều 125 BLHS 2015, sửa đổi và bổ sung 2017.
Để cấu thành Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có đủ các
điều kiện sau:
- Thứ nhất, người phạm tội phải ở trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
- Thứ hai, nguyên nhân của tình trạng tinh thần bị kích mạnh là do hành vi trái pháp
luật nghiêm trọng của chính nạn nhân đối với người phạm tội hoặc người thân của
người phạm tội.
- Thứ ba, phải có hậu quả là nạn nhân chết
Như vậy, chỉ khi đáp ứng đủ 3 điều kiện trên thì mới cấu thành Tội giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
10. Mọi hành vi làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp
luật cho phép trong khi thi hành công vụ đều cấu thành Tội làm chết người
trong khi thi hành công vụ (Điều 127)
- Nhận định Sai
- CSPL: khoản 2 Chương 2 Nghị quyết 04/1986, Điều 127 BLHS 2015
- Không phải mọi hành vi làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp
phápluật cho phép trong khi thi hành công vụ đều cấu thành Tội làm chết người
trong khi thi hành côngvụ.
- CTTP này gồm:
+ Chủ thể Đặc biệt - Người đang thi hành công vụ
Mặt khách quan
+ Hành vi: Dùng vũ lực (trong đó có thể là dùng vũ khí) ngoài trường hợp pháp
luật cho phép để thực hiện công vụ.
+ Hậu quả: Chết người.
Mặt chủ quan
- Lỗi: Cố ý và vô ý.
- Động cơ: Thi hành công vụ.
Trong đó, động cơ là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm này, nếu thiếu
dấu hiệu động cơ sẽ không cấu thành tội trên. Nếu như người thi hành công vụ do
hống hách, coi thường tính mạng,sức khỏe người khác mà sử dụng vũ khí một
cách bừa, ẩu hoặc do tư thù cá nhân thì tùy tình hình của sự việc mà có thể xử lý
“về tội giết người” trong trường hợp thông thường (nếu gây chết người) hoặc “về
tội cố ý gây thương tích” trong trường hợp thông thường (nếu gây thương tíchhoặc
gây tổn hại sức khỏe của người khác)

Bài tập 2:
- Hành vi của A là phạm tôi đó là Tội Giết người quy định tại Điều 123 BLHS
2015
- Hành vi của A đã thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội này
Dấu hiệu
- Khách thể: xâm phạm đến QHXH là tính mạng, quyền
Khác được sống của ông C
h thể - Đối tượng tác động: ông C – con người đang sống

- Hành vi: A đã tước bỏ trái pháp luật tính mạng của người
khác: A dùng dao chém liên tiếp vào người ông C.
Mặt - Hậu quả: Ông C bị thương tích 59 %
khách - Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Đơn trực
quan tiếp (Việc A dùng dao chém liên tiếp vào các vùng bụng,
ngực…là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc ông C bị
thương tích).
Chủ - A thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội danh này – chủ
thể thể thường nếu A đủ năng lực TNHS và đủ tuổi chịu
TNHS theo quy định pháp luật

Mặt - Lỗi: Cố ý trực tiếp (A nhận thức rõ hành vi là nguy hiểm


chủ đến tính mạng, có thể khiến nạn nhân tử vong nhưng vẫn
quan thực hiện)

Từ những phân tích trên, so sánh với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội giết
người được quy định trong BLHS có đủ cơ sở kết luận A đã phạm tội giết người
theo Điều 123 BLHS 2015
Bài tập 5:
- Để cấu thành Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh người
phạm tội phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 125 BLHS 2015 và cụ
thể là:
+ Thứ nhất, nguyên nhân của tình trạng tinh thần bị kích thích mạnh là do hành vi
trái pháp luật nghiêm trọng của chính nạn nhân đối với người phạm tội hoặc người
thân của người phạm tội.
+ Thứ hai, phải có hậu quả là nạn nhân chết.
Ở tình huống trên việc A chửi mắng bố đẻ là ông H thì không có quy định nào
quy định trong luật đây là hành vi phạm pháp luật nghiêm trọng nên trong trường
hợp
B giết A sẽ không được xem là hành vi thuộc Điều 125 BLHS 2015.
- Hành vi của A là phạm tôi đó là Tội Giết người theo Điều 123 BLHS 2015
- Hành vi của A đã thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội này
Dấu hiệu
Khách thể - Khách thể: xâm phạm đến QHXH là tính mạng, quyền
được sống của anh thanh niên.
- Đối tượng tác động: Anh thanh niên (bạn của C) – con
người đang sống

Mặt khách - Hành vi: A đã tước bỏ trái pháp luật tính mạng của người
quan khác: A dùng khúc gỗ phang thẳng vào đầu anh thanh niên
đang ngồi trên xe gắn máy nhiều nhát cực mạnh.
- Hậu quả: Anh thanh niên nọ bị chấn thương sọ não, chết
trên đường cấp cứu tới bệnh viện.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Đơn trực
tiếp (Việc A nhặt một khúc gỗ bên lề đường phang thẳng
vào đầu anh thanh niên nhiều nhát cực mạnh khiến anh
thanh niên bị chấn thương sọ não là nguyên nhân trực tiếp
dẫn đến việc anh thanh niên tử vong).
Dấu hiệu khác:
+ Công cụ: một khúc gỗ bên lề đường to bằng cổ tay, dài
60cm.
+ Địa điểm: ở đường cái, cách nhà khoảng 200m

Chủ thể - A thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội danh này – chủ thể
thường nếu A đủ năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS
theo quy định pháp luật

Mặt chủ - Lỗi: Cố ý trực tiếp (A nhận thức rõ hành vi cầm khúc gỗ
quan phang vào đầu nạn nhân là nguy hiểm đến tính mạng, có
thể khiến nạn nhân tử vong nhưng vẫn thực hiện và phang
nhiều lần vào đầu nạn nhân)

Từ những phân tích trên, so sánh với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội giết
người được quy định trong BLHS có đủ cơ sở kết luận A đã phạm tội giết người
theo Điều 123 BLHS 2015
Bài tập 7:
Hành vi của H có phạm tội đó là Tội giết người theo Điều 123 BLHS 2015
Hành vi của A đã thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội này
Dấu hiệu
Khách thể - Khách thể: Xâm phạm đến quyền được sống của nạn nhân
- Đối tượng tác động: C – con người đang sống (lúc đó C
đang có hành vi xâm phạm đến lợi ích chính đáng của H)
Mặt khách - Hành vi: được thể hiện dưới dạng hành động trái pháp luật,
quan tước bỏ trái phép tính mạng của người khác trong trường
hợp phòng vệ quá mức cần thiết (C cầm dao lao vào tấn
công H, H dùng dao giành được từ C chém vào đầu C),
hành vi của H thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Đang có hành vi tấn công nguy hiểm, trái pháp luật của
nạn nhân xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, của tổ chức,
lợi ích chính đáng của công dân: C cầm dao lao vào tấn
công H, ngoài C ra còn có B cũng cầm đuốc xông tới gần
H, chứng tỏ hành vi của C và B là hành vi tấn công nguy
hiểm, xâm phạm đến lợi ích chính đáng của H, đó là quyền
được sống của H
+ Người phạm tội đã có hành vi phòng vệ trước sự tấn
công của người bị hại nhằm gạt bỏ sự tấn công: Trước sự
tấn công của C và B, để bảo vệ bản thân khỏi sự tấn công
đó, H đã có hành vi phòng vệ, đó là đoạt được con dao từ
C và tấn công lại C, sau đó cũng quay sang đối phó với B.
+ Hành vi phòng vệ rõ ràng vượt quá giới hạn cần thiết: sự
tấn công của H sau khi đoạt được dao từ C là vượt quá giới
hạn cần thiết, vì để bảo vệ được
bản thân, H không cần thiết phải chém vào đầu C dẫn đến
việc C tử vong.
- Hậu quả: C tử vong.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: H dùng
dao chém vào đầu C do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng là nguyên nhân dẫn đến hậu quả là C tử vong
Chủ thể - H thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội danh này – chủ thể
thường nếu H đủ năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS
theo quy định pháp luật
Mặt chủ - Lỗi: Cố ý trực tiếp (H nhận thức được hành vi của mình
quan gây nguy hiểm cho xã hội, mong muốn hậu quả xảy ra
hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc hậu quả xảy ra)

Từ những phân tích trên, so sánh với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội giết
người được quy định trong BLHS có đủ cơ sở kết luận A đã phạm tội giết người
theo Điều 123 BLHS 2015.

TH 2: Nếu sau khi C bị chém đứt tay nhưng vẫn có hành vi tấn công mẹ con H cùng
với B xông lên dùng đuốc thì lúc này anh H có quyền phòng vệ trước hành vi có khả
năng gây nguy hiểm cho mẹ con mình => anh H vẫn trong giới hạn của việc phòng vệ
chính đáng. Cụ thể:
- Mục đích của việc phòng vệ chính đáng đó chính là loại bỏ sự tấn công nguy hiểm
đối với người đang thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho mình. Mà trước đó do
thấy C cầm dao lao vào tấn công mẹ con H thì lúc này quyền phòng vệ của H được
khởi phát. H có quyền phòng vệ mình trước hành vi tấn công C (H chém đứt bàn
tay C nhằm loại bỏ sự nguy hiểm đến với mẹ con mình). H chém tay C nhằm ngăn
C tấn công mình nhưng do C tại thời điểm đó vẫn có dấu hiệu muốn tấn công mẹ
con H lần nữa dù cho tay bị chém đứt, lúc này thì quyền phòng vệ của H lại tiếp
tục được khởi phát (do C đang có hành vi gây nguy hiểm cho mẹ con mình ngay
tại thời điểm đó). Hành vi của C lúc này là hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến
lợi ích hợp pháp của mẹ con H => Quyền phòng vệ của H lúc trong trường hợp
này là hợp lý. Lúc này H dùng dao chém vào đầu C nhằm bảo vệ mẹ con mình
=> Vì vậy trong tình huống trên thì H không bị xem là phạm tội vì trong trường hợp
này H được xem là phòng vệ chính đáng

You might also like