You are on page 1of 6

CHƯƠNG 8 MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM

I. Khái niệm
1. Định nghĩa mặt chủ quan
- Là mặt bên trong của tội phạm, là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với
hành vi nguy hiểm cho xh của mình và hậu quả do hvi đó gây ra.
- Bao gồm lỗi (bắt buộc), động cơ và mục đích phạm tội.
2. Ý nghĩa
- Ý nghĩa định tội: Phân biệt tội phạm với hành vi không phải là tội phạm, phân
biệt các tội phạm có các dấu hiệu khác giống nhau => Dựa vào biểu hiện khách
quan, cụ thể là hvi.
- Ý nghĩa định khung hình phạt:
- Ý nghĩa quyết định hình phạt.
II. Lỗi
1. Khái niệm
- 2 khía cạnh: xã hội và tâm lý/pháp lý
+ Xã hội: Có lỗi nếu hvi đó là kết quả của sự tự lựa chọn (tự do ý chí, có
nhiều sự lựa chọn, bao gồm hợp pháp và bất hợp pháp) của họ trong khi có
đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác
phù hợp với đòi hỏi của xh.
+ Tâm lý/pháp lý: Lỗi là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi
nguy hiểm cho xh của mình và hậu quả do hvi đó gây ra đc biểu hiện dưới
hình thức cố ý hay vô ý.
- Nội dung của lỗi: ko quan tâm tình cảm
+ Lý trí: khả năng nhận thức thực tại khách quan của người phạm tội ở 2
khía cạnh:
++ Đối với hvi: Cần xác định khi người đó thực hiện hvi phạm tội, có
nhận thức đc tính nguy hiểm của hvi đó không
++ Đối với hậu quả: cần xác định khi thực hiện hvi, có thấy trước hậu
quả sẽ xảy ra ko?
+ Ý chí: Khi thực hiện hvi đó, mong muốn hay ko mong muốn hậu quả xảy
ra?
=> Lý trí và ý chí mang tính quyết định hành vi xử sự của con người.
VD: A cố ý giết B. B ko chết, bị thương tật 85% => A có lỗi đối với hvi giết
người, chứ ko phải đối với hvi gây thương tích => Quy định trong luật, còn
thương tích là hậu quả thực tế, ko phải trong luật.
2. Các hình thức lỗi
Căn cứ lý trí và ý chí:
2.1 Lỗi cố ý trực tiếp
- Định nghĩa: K1 Đ10 BLHS 2015
- Các dấu hiệu pháp lý:
(1) Lý trí:
+ Đối với hvi: người phạm tội nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xh của hvi
+ Đối với hậu quả: thấy trước hậu quả tất yếu xảy ra hoặc có thể xảy ra
(2) Ý chí: Có mong muốn xảy ra hậu quả
- Khi chứng minh lỗi cố ý trực tiếp đối với cấu thành hình thức, chỉ cần xác
định lý trí đối với hvi.
- Khi chứng minh lỗi cố ý trực tiếp đối với cấu thành vật chất, cần xác định lý
trí đối với hvi, hậu quả và ý chí.
VD: A dùng dao chém đầu B. B chết => Tội giết người là cấu thành vật chất
=> Để chứng minh A có lỗi, cần chứng minh tất cả các dấu hiệu pháp lý của lỗi
cố ý trực tiếp.
2.2 Lỗi cố ý gián tiếp
- Định nghĩa: K2 Đ10 BLHS
- Dấu hiệu pháp lý:
(1) Lý trí:
+ Đối với hvi: Nhận thức rõ tính nguy hiểm
+ Đối với hậu quả: thấy trước hậu quả có thể xảy ra, ko thấy trước hậu quả
tất yếu. Vì khi thực hiện hvi mà thấy đc hậu quả tất yếu thì xác định lỗi cố
ý trực tiếp.
(2) Ý chí:
+ Ko mong muốn hậu quả xảy ra nhưng có ý thức để mặc hậu quả xảy ra.
Vì hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà người phạm tội đã thấy trước không
phù hợp với mục đích của họ. Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội
là nhằm mục đích khác. Chính để đạt được mục đích này mà người phạm
tội tuy không mong muốn nhưng đã có ý thức để mặc đối với hậu quả nguy
hiểm cho xã hội của hành vi mà họ đã thấy trước.
2.3 Lỗi vô ý vì quá tự tin
- Định nghĩa: K1 Đ11
- Dấu hiệu pháp lý:
(1) Lý trí:
+ Đối với hvi: Nhận thức đc tính nguy hiểm nhưng KHÔNG rõ (ở mức độ
hạn chế)
+ Đối với hậu quả: thấy trước hậu quả nhưng ở mức hạn chế (ko rõ như lỗi
cố ý)
(2) Ý chí:
+ Ko mong muốn xảy ra hậu quả vì cho rằng hậu quả sẽ ko xảy ra hoặc có
thể ngăn chặn (do quá tự tin) => Tích cực hơn so với lỗi cố ý gián tiếp.
2.4 Lỗi vô ý do cẩu thả
- Định nghĩa: K2 Đ11 BLHS
- Dấu hiệu pháp lý: ko xác định lý trí hay ý chí mà xác định 2 dấu hiệu:
(1) Người phạm tội ko thấy trước hậu quả
(2) Người phạm tội phải thấy trước (người phạm tội có nghĩa vụ phải thấy) và
có thể thấy trước hậu quả.
3. Trường hợp hỗn hợp lỗi
- Định nghĩa: Là trường hợp trong cấu thành tội phạm có 2 loại lỗi (cố ý và vô
ý) đc quy định đối với những tình tiết khách quan khác nhau của mặt khách
quan
- Người phạm tội:
+ Cố ý đối với hvi và dự kiến 1 hậu quả tương ứng xảy ra
+ Vô ý với hậu quả vì hậu quả xảy ra trên thực tế vượt ngoài dự kiến
- Thường có trong cttp tăng nặng
VD: Đ130 tội bức tử
VD: A dùng dao chém tay/chân/hông của B, B đi cấp cứu nhưng chết do mất
nhiều máu => tội cố ý gây thương tích (vì ko nhắm vào các vị trí trọng yếu gây
chết người) => hỗn hợp lỗi
VD: điểm c K4 Đ168
VD: điểm b K4 Đ169
VD: điểm c K4 Đ171 => lỗi đối với cái chết là vô ý
4. Sự kiện bất ngờ
- Đ20 BLHS: “Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong
trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của
hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”
- So với lỗi vô ý do cẩu thả:
Lỗi vô ý do cẩu thả Sự kiện bất ngờ
- Ko thấy trước hậu quả - Ko thấy trước hậu quả
- Người phạm tội phải thấy trước và - Người thực hiện hvi ko có nghĩa vụ
có thể thấy trước hậu quả phải thấy hậu quả, nên họ ko có lỗi và
ko phải chịu TNHS.
III. Động cơ và mục đích phạm tội
1. Động cơ phạm tội
- Là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hvi phạm tội cố ý
- Ý nghĩa:
+ Ý nghĩa định tội: thường nếu cttp cơ bản có cụm từ “vì vụ lợi”, “vì động
cơ cá nhân khác” => động cơ phạm tội có ý nghĩa định tội
VD: Đ359
+ Ý nghĩa định khung hình phạt: “vì động cơ đê hèn”
+ Ý nghĩa quyết định hình phạt: cttp tăng nặng/giảm nhẹ
2. Mục đích phạm tội
- Phân biệt: mục đích phạm tội và hậu quả của tội phạm
- Ý nghĩa:
+ Nếu có từ “nhằm” => ý nghĩa định tội
VD: Đ168 “...nhằm chiếm đoạt tài sản”
- Động cơ và mục đích là dấu hiệu bắt buộc trong 1 số tội phạm
IV. Sai lầm và ảnh hưởng của sai lầm đối với TNHS
1. Sai lầm về pl
- Là sự hiểu lầm về tính chất pháp lý của hvi mà người đó thực hiện
- Các trường hợp:
+ Hiểu lầm rằng hvi của mình là phạm tội nhưng thực tế PLHS ko quy định
hvi đó là tội phạm => ko chịu TNHS
+ Hiểu lầm rằng hvi của mình ko phạm tội nhưng PLHS quy định hvi đó là
tội phạm => chịu TNHS
+ Hiểu lầm về hậu quả pháp lý của hvi mà mình thực hiện
VD: A dùng dao chiếm bụng B, B đi cấp cứu nhưng mất máu nhiều nên
chết => A tưởng mình phạm tội giết người nhưng A phạm tội cố ý gây
thương tích.
2. Sai lầm thực tế
- Là sự hiểu lầm về những tình tiết thực tế của hvi
- Các trường hợp:
+ Sai lầm về khách thể: hiểu lầm về tính chất của qhxh mà hvi của họ xâm
hại tới.
=> Trong trường hợp sai lầm về khách thể, người phạm tội phải chịu
TNHS về tội có khách thể mà họ cố ý định thực hiện hoặc tội có khách thể
bị xâm hại thực tế nếu họ có lỗi vô ý
++ Ko muốn xâm phạm nhưng xâm phạm (trường hợp gà rừng)
++ Muốn xâm phạm nhưng ko xâm phạm (muốn giết B nhưng đâm
trúng gối ôm)
++ Muốn xâm phạm khách thể X nhưng lại xâm phạm khách thể Y
Trong sai lầm khách thể, có sai lầm đối tượng => Sai lầm khách thể
VD: A đi săn bắn, nhắm con gà rừng nhưng bắn trúng người bẻ măng kế
bên => xâm hại khách thể là tính mạng con người.
VD: A định tối hôm đó sẽ giết B trên giường của B, nhưng B ko ở nhà đêm
đó, B đã để gối ôm trên giường để trông giống như có người nằm ở đó. A
dùng dao đâm => Khách thể ko còn là tính mạng của B nhưng A vẫn phải
chịu TNHS.
+ Sai lầm về đối tượng: hiểu lầm về đối tượng tác động khi thực hiện tội
phạm
Trong sai lầm đối tượng, ko có sai lầm khách thể => sai lầm đối tượng.
=> Sai lầm về đối tượng không ảnh hưởng gì đến TNHS của người
phạm tội, vẫn phải chịu TNHS
VD: A và B yêu nhau. Sau đó B nói chia tay để yêu C. A ko chịu. A biết B
ở trọ 1 mình. A quyết định đến nhà B, vừa gõ cửa thì cửa mở ra, A tạt axit
nhưng ko phải B mở cửa mà là chị X (bạn của B) => Đối tượng tác động
ko phải A mà là X.
+ Sai lầm về quan hệ nhân quả: sai lầm trong việc đánh giá sự phát triển
của hvi của mình
=> Trong trường hợp này, người phạm tội vẫn phải chịu TNHS về tội cố ý
mà họ định thực hiện.
VD: A chém đầu B r vứt xác xuống sông. Khi khám nghiệm tử thi, B chết
do ngạt nước ko phải do vết chém.
+ Sai lầm về công cụ, phương tiện: là sai lầm về tính chất của công cụ,
phương tiện sử dụng khi thực hiện hvi. Có 2 dạng:
++ Chủ thể sử dụng công cụ, phương tiện tưởng có tính năng gây thiệt
hại nhưng thực tế nó không thể gây ra thiệt hại.
++ Chủ thể sử dụng công cụ, phương tiện tưởng không có tính năng
gây thiệt hại nhưng thực tế đã gây ra thiệt hại cho xã hội.

You might also like