You are on page 1of 5

Phân biệt giữa Tội giết người với Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị

kích động mạnh (Điều 125 BLHS)

Theo từ điển pháp luật hình sự thì: “Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng
ý thức bị hạn chế tức thời ở mức độ cao do không chế ngự được tình cảm dẫn đến sự
hạn chế đáng kể khả năng kiểm soát và điều khiển hành vi” (Nguyễn Ngọc Hoà – Lê
Thị Sơn, Từ điển pháp luật hình sự, NXB Tư pháp;). Có thể hiểu rằng tình trạng tinh
thần bị kích động mạnh ở đây là một người khi mà tinh thần, ý thức của họ bị kích thích
ở một mức độ cao dẫn đến việc mất khả năng cân bằng cảm xúc và bị cảm xúc ở mức
độ cao đó lấn át đi lý trí khiến cho họ bị hạn chế khả năng điều khiển hành vi. Từ đó bộc
phát hành vi vi phạm pháp luật.

Đây là một trường hợp giảm nhẹ TNHS của tội giết người. Mặc dù co những dấu hiệu
pháp lý chung với tội giết người, như là xâm phạm đến khách thể, hành vi khách quan
về đều được thực hiện do lỗi cố ý. Tuy nhiên giữ hai tội này vẫn có những điểm khác
nhau cơ bản sau:

Thứ nhất, về khách thể:


- Nạn nhân của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh phải là
người đã có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc đối
với người thân của người đó. Người thân ở đây có thể bao gồm ông bà bố mẹ,
họ hàng thân thích, vợ con, người yêu,…. Nếu người phạm tội giết người nhưng
nạn nhân là người thân của người đã có hành vi nêu trên mà không phải chính
bản thân người có hành vi để trả thù thì họ không phạm tội giết người trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh theo Điều 125 BLHS mà phạm tội giết người
theo Điều 123 BLHS.

- Ví dụ: Lý Thị Th cùng chồng là Đặng Văn Tr là vợ chồng, chung sống và


sinh được 02 người con. Quá trình sinh sống cùng nhau, Tr thường xuyên
uống rượu rồi đánh, chửi Th. Vì vậy Th cùng con trai Đặng Văn Q và con
dâu Đặng Thị Tr1 phải chuyển ra ngoài lán cách nhà chính 500m để ở nhưng
Tr vẫn thường xuyên uống rượu đánh, chửi Th nên Tr đã bị chính quyền địa
phương kiểm điểm, nhắc nhở nhiều lần.

Khoảng 19 giờ cùng ngày, Th đi tắm (khu vực ống nước lần gần lán), khi cởi
hết quần áo chỉ còn mặc quần lót thì Tr ném đá sượt qua vai phải của Th
(không để lại thương tích), Th quay lại thấy Tr đang đứng cách Th khoảng
5-6m cầm đá ném liên tiếp khoảng 4 - 5 lần về phía Th và chửi “Địt mẹ mày
hôm nay tao phải giết mày, mày tưởng mày giỏi à, tao giết mày”, Th lấy
quần áo dài chạy qua sân lán về phía nhà vệ sinh (cạnh bờ ao, được che bằng
lá cọ). Tr tiếp tục ném đá sượt qua vai phải Th (không để lại thương tích),
Th chạy vào nhà vệ sinh để mặc quần áo nhưng Tr đuổi kịp và đẩy Th ngã
xuống ao, Th với hai tay cầm chân Tr kéo cùng ngã xuống ao, Tr và Th ôm
vật nhau dưới ao, làm cho Th bị sặc nước (mực nước ngập đến bụng). Lúc
này cháu Q từ trong lán đi ra sân (cách bờ ao khoảng 10m) nói “Bố không
được đánh mẹ nữa, thôi đi” rồi đi vào lán ngủ. Tr chạy lên bờ ao lấy 01
đoạn gỗ, kích thước (dài l,06m, đường kính to nhất 6,05cm, nhỏ nhất
4,45cm) và quay xuống ao, hai tay giơ đoạn gỗ lên định vụt Th, lúc này Th
và Tr đang đứng đối diện cách nhau khoảng 50cm, Th vòng ra sau lưng Tr
rồi giật đoạn gỗ từ tay Tr. Th hai tay cầm đoạn gỗ vụt mạnh 01 nhát theo
hướng từ trên xuống dưới trúng vào đỉnh đầu làm Tr gục xuống nước, phần
đầu vẫn nhô lên trên mặt nước, Th nghĩ Tr giả vờ nên hai tay cầm gậy gỗ vụt
thêm 01 nhát nữa vào phía sau gáy của Tr, Tr gục úp mặt xuống nước. Th
lên bờ mặc quần áo rồi gọi Q xuống ao cõng Tr lên bờ, đưa về nhà và kiểm
tra thì thấy Tr đã chết nên đã thay quần áo cho Tr. Đến 04 giờ 10 phút ngày
15/3/2021, Th đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hàm Yên, tỉnh
Tuyên Quang đầu thú.

Trong ví dụ tại bản án 06/2022/HS-PT NGÀY 07/01/2022, Tr có hành vi vi


phạm pháp luật nghiêm trọng tới Th, cho nên Th giết Tr thì đây là giết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

Thứ hai, Tội giết người còn có một tình tiết giảm nhẹ theo điểm e Khoản 1
Điều 51 BLHS có những điểm tương đồng nhất định với tội giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh cho nên chúng ta cần làm rõ sự khác
biệt giữa hai tội này.

Đầu tiên, về khách thể:

+ Đối với tội giết người được hưởng tình tiết giảm nhẹ theo điểm e Khoản 1
Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015: Nạn nhân có thể là người có hành vi trái
pháp luật hoặc cũng có thể là người không có hành vi trái pháp luật.
+ Đối với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh: Nạn
nhân bắt buộc phải là người đã có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối
với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của họ.
Tiếp theo, về mặt khách quan:
+ Hành vi khách quan:
Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 nhưng được hưởng tình tiết giảm nhẹ
theo điểm e Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015: Yếu tố kích động
tinh thần của người phạm tội có thể là hành vi trái pháp luật của chính nạn
nhân hoặc của người khác. Nếu hành vi trái pháp luật của chính nạn nhân thì
hành vi đó không nghiêm trọng, có nghĩa là gây nguy hại không lớn cho
người phạm tội hoặc người thân thích của họ. Hành vi trái pháp luật của nạn
nhân có thể gây ra hậu quả cho người phạm tội, người thân thích của họ
hoặc cho người khác.
Điều 125 Bộ luật hình sự năm 2015: Yếu tố kích động tinh thần bị kích động
mạnh bắt buộc phải do hành vi trái pháp luật ở mức độ nghiêm trọng của
chính nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của
người đó.
+ Hậu quả:
Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 nhưng được hưởng tình tiết giảm nhẹ
theo điểm e Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015: Dấu hiệu nạn nhân
bị chết không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.
Điều 125 Bộ luật hình sự năm 2015: Dấu hiệu nạn nhân chết là dấu hiệu bắt
buộc trong cấu thành tội phạm.
- Mặt chủ quan:
+ Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 nhưng được hưởng tình tiết giảm nhẹ
theo điểm e Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015: Người phạm tội có
trạng thái tinh thần bị kích động nhưng chưa mạnh khi hành vi trái pháp luật
của chính nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích
của người đó. Có nghĩa là về lý trí, hành vi trái pháp luật của nạn nhân chưa
làm người phạm tội bị hạn chế khả năng nhận thức và về ý chí họ vẫn hoàn
toàn điều khiển được hành vi của mình. Trong trường hợp hành vi trái pháp
luật của nạn nhân đối với người không phải là người phạm tội hay người
thân thích của họ thì tinh thần của người phạm tội có thể rơi vào tình trạng bị
kính động mạnh.
+ Điều 125 Bộ luật hình sự năm 2015: Trạng thái tinh thần của người phạm
tội phải bị kích động mạnh: Khi đó, về lý trí người đó không còn nhận thức
đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình thường, nhưng chưa mất hẳn khả
năng nhận thức. Đây là trạng thái mà tâm lý bị ức chế ở mức độ cao dẫn đến
nhận thức bị hạn chế. Về ý chí, người phạm tội không hoàn toàn tựchủ, kiềm
chê được hành vi của mình, làm giảm đáng kể khả năng điều khiển hành vi.
Thứ ba, về Chủ thể:
+ Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015: Chủ thể có năng lực trách nhiệm hình
sự và đạt độ tuổi từ đủ 14 tuổi trở lên.
+ Điều 125 Bộ luật hình sự năm 2015: Người có năng lực trách nhiệm hình
sự và đạt độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên.
Thứ tư, về Hình phạt:
Hình phạt của tội giết người trong trạng thái bị kích động mạnh sẽ nhẹ hơn
so với tội giết người vì thực chất đây là trường hợp giảm nhẹ đặc biệt của tội
giết người theo Điều 123 BLHS.

Phân biệt tội giết người với tội giết người vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng

Phòng vệ chính đang Là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của nhà nước,
của tập thể bảo vệ lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà
chống trả lại một cách tương xứng người đang có hành vi xâm phạm các lợi
ích nói trên (Điều 13 - Bộ luật hình sự). Phòng vệ chính đáng không phải là
tội phạm vì là hành động tự vệ nhằm ngăn ngừa, hạn chế hậu quả tác hại do
sự tấn công trái pháp luật gây ra. Hành động trong phòng vệ chính đáng
không mang tính chất nguy hiểm cho xã hội, mà hoàn toàn phù hợp với xã
hội, và thể hiện rõ ý thức trách nhiệm của công dân góp phần vào việc bảo
vệ và củng cố trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân. Nếu hành vi chống trả rõ ràng là quá đáng, tức là vượt quá
giới hạn phòng vệ chính đáng, thì người có hành vi đó phải chịu trách nhiệm
hình sự. (Từ điển Luật học tr.374)

Tuy nhiên, khi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, họ sẽ phải chịu trách
nhiệm hình sự. Đây là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không
phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại
và nguy hiểm hơn là gây ra hậu quả chết người.

- Về khách thể: Nạn nhân của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng
vệ chính đang phải đang có hành vi xâm hại lợi ích của Nhà nước, tổ
chức, quyền hoặc lợi ích chnhs đáng của người phạm tội hoặc của
người khác. Hành vi phải đang diễn ra tức là đã bắt đầu nhưng chứ kết
thúc.
- Về động cơ phạm tội: Động cơ phạm tội của tội giét người do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng là dấu hiệu bắt buộc. Và dấu hiệu
đó phải là để bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, bản thân
của người phạm tội hoặc người khác đối với người có hành vi xâm hại
đến quyền đó nhưng có hành vi không tương xứng với hành vi nạn
nhân và gây hậu quả chết người. Còn tội giết người thì động cơ phạm
tội không phải là dấu hiệu bắt buộc.
- Ví dụ: Vào lúc 01 giờ 00 phút ngày 22/10/2018, Nguyễn Văn H và
Tsen Vĩnh H đến quán cháo vịt của bị cáo Trần Đức T để mua mồi
nhậu thì xảy ra mâu thuẫn, H đã dùng chân đạp vào người bị cáo T
làm bị cáo té ngã, và sau đó dùng ghế đánh bị cáo, tiếp đến bị hại H
xong vào nhà cầm dao, dùng tay chân kẹp cổ bị cáo T. Qúa trình xô
xát đánh nhau bị cáo một tay chụp lấy con dao trên bàn đâm H một
nhát vào vùng sườn phải. Hậu quả làm nạn nhân Tsen Vĩnh H tử
vong.
- Về Chủ thể: Tương tự như tội giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh, chủ thể của tội giết người do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng phải từ đủ 16 tuổi trở lên còn chủ thể của tội giết
người phải là người đủ 14 tuổi trở lên.

Về hình phạt: Khung hình phạt của tội giết người do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng sẽ nhẹ hơn so với tội giết người. Họ sẽ bị phạt cải tạo
không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

You might also like