KHĐTTP LT

You might also like

You are on page 1of 20

VẤN ĐỀ 1 & 2.

ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, HỆ THỐNG CỦA KHOA HỌC


ĐIỀU TRA HÌNH SỰ VÀ DẤU VẾT HÌNH SỰ (20.11.2023)

- Chương 8 GT LTTHS
- Phương pháp điều tra hình sự (ĐH Kiểm sát) -> Cụ thể hơn PP điều tra với
từng loại tội phạm cụ thể
- Khoa học điều tra hình sự (có bản PDF)

1.1. Đối tượng nghiên cứu của Khoa học điều tra hình sự
- Quy luật về cấu trúc của vụ phạm tội: đề cập đến tất cả thông tin liên quan
đến vụ việc đó => quy luật về sự chuẩn bị, thực hiện, che giấu tội phạm
- Quy luật về hình thành dấu vết của hành vi phạm tội: quy luật phản ánh và
thông tin
- Quy luật về thu thập, kiểm tra, đánh giá, sử dụng chứng cứ: quy luật phản
ánh và chứng minh
- Quy luật về phương pháp, phương tiện điều tra, phòng ngừa tội phạm:
phương tiện, chiến thuật, thủ thuật

1.2. Nhiệm vụ của KHĐTHS


- Nhiệm vụ chung: đấu tranh, phòng chống tội phạm
- Nhiệm vụ riêng:
 Nghiên cứu thực tiễn hóa hoạt động điều tra hình sự
 Phát triển, hoàn thiện hệ thống lý luận của KHĐTHS
 Giới thiệu, hoàn thiện các kỹ thuật hình sự, biện pháp, chiến thuật điều
tra, phòng ngừa tội phạm
 Tham khảo lý luận và thực tiễn ĐTHS các nước.

1.3. Hệ thống của KHĐTHS


- Lý luận chung
- Kỹ thuật hình sự
- PP điều tra từng tội phạm cụ thể
- Chiến thuật hình sự
1.4. Phương pháp nghiên cứu của KHĐTHS
- PP chung: dùng trong mọi khoa học (quan sát, đo đạc, mô tả, so sánh, thực
nghiệm, mô hình hóa)
- PP chuyên ngành:
 Của các ngành KH khác – có liên quan đến KH điều tra: xã hội học, toán
học, lý hóa sinh học, nhân chủng học.
 Của riêng KHĐTHS:
 Kỹ thuật hình sự (nhiếp ảnh hình sự, pháp y hình sự, truy nguyên
hình sự, giám định tài liệu...)
 Chiến thuật hình sự (khám nghiệm hiện trường, hỏi cung bị can,
thực nghiệm hiện trường...)
 PP điều tra riêng đối với từng loại tội phạm cụ thể

** Nghiên cứu dấu vết chân, giày, dép


- Cấu tạo: Bàn chân người, đế giày dép
- Đặc điểm hình thành
- Ý nghĩa hình sự: diễn biến vụ việc, đặc điểm của đối tượng, nguồn hơi

2. Mối quan hệ của KHĐTHS với các ngành khoa học pháp lý khác có liêm
quan
- KH LHS
- KH luật TTHS
- Tội phạm học
- Thống kê tư pháp
- Tâm lý học tư pháp
- Giám định pháp y

VẤN ĐỀ 1 & 2. DẤU VẾT HÌNH SỰ (21.11.2023)


I. Khái niệm, ý nghĩa
1. Phản ánh vật chất
Hình thức tồn tại
- Là các phản ánh vật chất (được sinh ra từ) của các vụ phạm tội / vụ việc
mang tính hình sự:
- Là những biểu hiện cụ thể vật chất, có thể tồn tại dưới nhiều dạng (chất rắn,
lỏng, khí. VD: mùi cơ thể)

Cơ chế hình thành: sự tác động của 4 yếu tố


- Thủ phạm
- Nạn nhân
- Phương tiện gây án
- Thứ tư là môi trường vật chất xung quanh

Thuộc tính:
- Mang các thuộc tính của vật chất => tính khách quan
- Tính không gian và thời gian: có khoảng không gian và thời gian tồn tại của
mình, tồn tại trong khoảng không gian và thời gian nhân định
- Tính phản ánh: dấu vết hình sự phản ánh trung thực đặc điểm. VD: dấu giày
dép có thể phản ánh tương đối chiều cao, cân nặng, loại giày dép, hướng đi,
trạng thái di chuyển (đi hay chạy) của hung thủ => thuộc tính rất quan trọng

Nội dung phản ánh:


- Phản ánh cấu trúc bên ngoài
- Phản ánh thành phần cầu tạo vật chất bên trong. VD: trên hiện trường có dấu
vết máu => quan sát dấu vết máu là thể lỏng hay thể rắn để xem vết đó đã có
lâu chưa, quan sát hình dạng xem vết máu rơi từ đâu; mang đi xét nghiệm
xem là máu người hay máu động vật, máu người thì là nhóm máu gì

2. Sự kiện vật chất sinh ra dấu vết hình sự


- Các vụ phạm tội:
- Các vụ việc có tính hình sự: là những vụ việc xâm hại đến những khách thể
do LHS bảo vệ nhưng ở thời điểm phát hiện ra chúng do chưa có đủ thông
tin nên chưa thể khẳng định ở đó có tội phạm hay không có tội phạm. (vụ
việc chưa rõ nguyên nhân, phải thu thập thêm tài liệu để xem xét vụ việc có
dấu hiệu của tội phạm hay không)

 Một dấu vết chỉ trở thành dấu vết hình sự khi thỏa mãn 2 điều kiện: phản
ánh vật chất & sinh ra từ vụ việc phạm tội / vụ việc có tính hình sự

II. Phân loại dấu vết hình sự


Căn cứ để phân loại dấu vết hình sự:
- Căn cứ vào lĩnh vực kĩ thuật hình sự:
 Dấu vết đường vân: vân tay – được coi là địa chỉ của 1 người vì thông
qua dấu vết vân tay có thể xác định được người đó là ai – do thuộc tính
riêng biệt của vân tay (vân tay của mỗi người là khác nhau), tính ổn định
về mặt hình thức và tính phục hồi cao.
 Dấu vết cơ học: sinh ra do lực cơ học, tác động cơ học. VD: dấu vết chân,
giày, dép; vết cắn; cầm một cái gậy đập vào xe ô tô – dấu vết cơ học
 Dấu vết súng đạn: là những dấu vết hình thành trong MQH giữa súng,
đạn mà môi trường vật chất xung quanh khi thực hiện phát bắn.
 Dấu vết sinh vật: là những dấu vết có nguồn gốc từ thực vật, động vật và
con người.
 Dấu vết nguồn hơi (còn gọi là dấu vết hơi): mỗi người có một mùi hương
đặc trưng
 Dấu vết hóa hình sự: là dấu vết có nguồn gốc từ chất hóa học. VD: sơn,
thủy tinh, ma túy
 Dấu vết là chữ viết tay, chữ ký: VD như khi lo lắng, hoảng sợ => chữ
nghiêng phải nghiêng trái
 Tài liệu in, hình dấu, chữ đánh máy

- Căn cứ vào cấu trúc bề mặt và cơ chế hình thành dấu vết:
 Dấu vết in: được hình thành do có sự di chuyển vật chất => khi 2 vật tiếp
xúc trực tiếp với nhau => để lại dấu vết in => dấu vết in lồi (tay dính sơn,
đặt tay lên bàn -> sơn dính lên mặt bàn) hoặc dấu vết in lõm (đặt tay lên
bàn bụi, bụi dính lên tay). => do vật gây vết tiếp xúc với vật in vết
 Dấu vết lõm: vật gây vết làm biến dạng bề mặt của vật mang vết. VD:
bàn chân trên đất mềm
 Dấu vết cắt: được hình thành khi lưỡi cắt của vật gây vết tác động ngang
qua hoặc có xu hướng ngang qua bề mặt của vật mang vết nơi chúng tiếp
xúc => dấu vết để lại là các mặt cắt, thể hiện đặc điểm của lưỡi cắt dưới
dạng các đường xước nhỏ chạy song song
 Dấu vết trượt: được hình thành khi vật gây vết và vật mang vết cùng
chuyển động / 1 trong 2 vật chuyển động – khi tiếp xúc với nhau. VD: 2 ô
tô đi trượt qua nhau tạo ra vết xước trên thân ô tô, đầu đạn đi qua nòng
súng => có vết xước trên đầu đạn
 Dấu vết khớp: vật gây vết tác động và làm cho vật kia bị chia ra thành
nhiều phần => có thể khớp với nhau tạo thành vật ban đầu. VD: 1 mảnh
chìa khóa bị gãy ra => dựa vào đặc điểm trên đường gãy khớp với nhau
tạo thành vật ban đầu

- Căn cứ vào trọng lượng và độ lớn của dấu vết:


 Vi vết
 Vĩ vết: dấu vết to, nhìn thấy bằng mắt thường

III. Ý nghĩa của dấu vết hình sự


- Làm rõ nội dung, tính chất của vụ việc, quá trình diễn biến của vụ việc
 VD: làm rõ 1 vụ việc xảy ra có phải 1 VAHS hay không, là tội nào, xâm
phạm khách thể nào của LHS, lỗi vô ý / cố ý => thể hiện thông qua hành
vi, mà hành vi để lại dấu vết. Từ dấu vết có thể làm rõ nội dung, tính
chất, quá trình diễn biến vụ việc
- Làm rõ phương thức, thủ đoạn, thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc.
- Truy nguyên đối tượng để lại dấu vết. => đi tìm nguồn gốc xuất xứ của một
hiện tượng => tìm xem ai, con gì, cái gì để lại dấu vết. Truy nguyên có 2 cấp
độ:
 đồng loại (xác định nhóm đối tượng để lại dấu vết. VD: trong vụ của Lê
Văn Luyện => tìm được vết máu không phải máu của nạn nhân => giám
định là nhóm máu nào => hung thủ có thể là những người nhóm máu đó)
 đồng nhất (xác định chính xác hung thủ là ai. VD: hung thủ để lại tóc trên
hiện trường => xác định ADN để xác định)
- Nhận định về điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm trên cơ sở đó
đề xuất các biện pháp phòng ngừa.
 VD: đối tượng đi qua thấy xe máy không khóa cổ => lấy => đây chính là
điều kiện thuận lợi; đi ngủ không khóa cửa; quãng đường hay xảy ra tai
nạn GT chưa lắp gương cầu lồi...
- Là cơ sở để dựng lại hiện trường, phục vụ cho việc điều tra vụ án.

VẤN ĐỀ 3. BẢO VỆ VÀ KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG (27.11.2023)

I. Những vấn đề cơ bản về hiện trường


1. Khái niệm hiện trường
- Là nơi xảy ra, nơi phát hiện các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính hình sự

2. Phân loại hiện trường


- Địa điểm xảy ra vụ việc:
 HT trong nhà
 HT ngoài trời
 HT trên các phương tiện giao thông
 HT dưới nước (VD: thẩm mỹ viện Cát Tường – xác nạn nhân trôi dạt
vào bờ)
- Nội dung, tính chất, diễn biến vụ việc:
 HT vụ có người chết, bị thương
 HT vụ hiếp dâm
 HT vụ tai nạn giao thông, tai nạn lao động
 HT vụ trộm, cướp TS
 HT vụ cháy nổ, sự cố kỹ thuật, vi phạm quy định về môi trường
- Tình trạng của dấu vết, hiện trường
 HT còn nguyên vẹn (hầu hết gặp HT đã bị xáo trộn, trừ tường hợp
phạm tội quả tang)
 HT bị xáo trộn
3. Ý nghĩa của hiện trường trong công tác điều tra
- Hiện trường là nơi phát hiện, tồn tại dấu vết, vật chứng
- KNHT là 1 trong những biện pháp của công tác điều tra
- Ý nghĩa quan trọng của hiện trường trong điều tra VAHS

II. Bảo vệ hiện trường


1. Nguyên nhân làm thay đổi hiện trường
- Khách quan: Vận động, nội tại của dấu vết vật chứng, động vật
- Chủ quan: con người: cố ý, vô ý

2. Bảo vệ hiện trường


a. Khái niệm:
- GT => giữ nguyên vẹn dấu vết vật chứng ở hiện trường
b. Nhiệm vụ:
- Xác định phạm vi bảo vệ hiện trường
- Bảo vệ dấu vết, vật chứng
- Truy bắt đối tượng tình nghi
- Cữu chữa người bị nạn, lấy sinh cung
- Ghi nhận tin tức, tài liệu
- Báo cáo với lực lượng khám nghiệm hiện trường
c. Lưu ý:
- Không hút thuốc tại hiện trường
- Không tiết lộ tin tức, tài liệu về hiện trường
- Không tự ý đi lại, đụng vào đồ vật ở HT
- Không để người không có trách nhiệm ra vào HT

III. Khám nghiệm hiện trường


1. Khái niệm
- Là biện pháp điều tra tiến hành tại hiện trường nhằm phát hiện, ghi nhận, thu
lượng, bảo quản, nghiên cứu, đánh giá dấu vết vật chứng xuất phát từ vụ
phạm tội hoặc vụ việc có tính hình sự
- Quy định: Đ.201 BLTTHS – Đ.204 BLTTHS, 37 39 40 42 => Điều tra viên,
Kiểm sát viên, người chứng kiến

2. Nhiệm vụ và yêu cầu (giáo trình)


- Nhiệm vụ:
 Ghi nhận chung về HT
 Phát hiện, ghi nhận, bảo quan dấu vết vật chứng
 Lập, hoàn chỉnh các văn bản, tài liệu
 Phát hiện thiếu sót
- Yêu cầu:
 Kịp thời
 Khoa học
 Đúng quy định PL
 Nghiệp vụ

3. Phương pháp khám nghiệm hiện trường


Trường hợp áp dụng:
- Nhóm 1:
 Theo khu vực
 Theo đường song song
 Theo cách cuốn chiếu
- Nhóm 2
 Theo hình xoắn ốc
 Theo dấu vết

Ưu điểm:
- N1: toàn bộ diện tích đều được khám nghiệm
- N2: tiết kiệm thời gian, nhân lực vật lực
Nhược điểm:
- N1: mất nhiều thời gian lực lượng, công sức, phải kết nối đủ các vùng thông
tin
- N2: có thể bỏ lọt dấu vết vật chứng do phán đoán chủ quan của điều tra viên

** Trên thực tế, CQĐT có thể kết hợp cùng lúc nhiều các phương pháp.

4. Trình tự khám nghiệm hiện trường


- Chuẩn bị KNHT:
 Lực lượng, phương tiện khám nghiệm
 Kế hoạch khám nghiệm
- Tiến hành KNHT:
 Ghi nhận, thu lượm dấu vết
 Quan sát, phát hiện dấu vết
- Kết thúc KNHT:
 Họp đánh giá kết quả, ký biên bản
 Niêm phong, bảo quản vật chứng

5. Các văn bản của công tác khám nghiệm hiện trường
- Hồ sơ khám nghiệm hiện trường:
 Biên bản khám nghiệm hiện trường
 Sơ đồ hiện trường
 Bản ảnh hiện trường
 Báo cáo khám nghiệm hiện trường
- Thông tư 61/2017/TT-BCA ngày 14/12/2017

VẤN ĐỀ 4. HỎI CUNG BỊ CAN (4.12.2023)

1. Khái niệm, nguyên tắc...


1. Khái niệm
- Hỏi cung bị can là biện pháp điều tra nhằm để thu thập lời khai của bị can về
các tình tiết có liên quan đến vụ án, phục vụ công tác điều tra và xử lý đối
với vụ án đó
Quy định:
- Các Điều 35, 60, 183 BLTTHS 2015
- Điều tra viên, Kiểm sát viên (trong khám nghiệm hiện trường, KSV chỉ tham
gia với vai trò kiểm sát, còn hỏi cung bị can KSV được trao quyền rất lớn.
KSV hoàn toàn có quyền không tham dự hỏi cung bị can – trường hợp xét
thấy không cần thiết thì không cần tham gia hỏi cung. Khoản 4 Điều 183 =>
chỉ có KSV không có ĐTV)
Nhiệm vụ:
- Thu thập lời khai
- Phát hiện đồng phạm, vật chứng, âm mưu
- Mở rộng điều tra: thấy rất rõ trong các vụ án đồng phạm (đại án Năm Cam)
- Phòng ngừa tội phạm

1.2. Tính chất của hỏi cung bị can


- Tính hiệu quả: Bị can là người sở hữu tất cả thông tin về hành vi phạm tội
=> khai thác họ là khai thác một cách trực tiếp và hiệu quả nhất. Trong
những trường hợp có đồng phạm => soi chiếu lời khai các đối tượng với
nhau => khai ra sự thật
- Tính phổ biến: được tiến hành trong hầu hết các vụ án, có thể hỏi nhiều lần
vào các thời điểm khác nhau – với 1 đối tượng (không phụ thuộc vào ý chỉ
chủ quan của điều tra viên)
- Tính phức tạp: những đối tượng phức tạp

1.3. Nguyên tắc hỏi cung bị can


a. Nghiêm chỉnh tuân theo PL
- Thủ tục, trình tự hỏi cung bị can (Đ.183)
- Quyền của bị can (Đ.60)
- Giải thích, giáo dục bị can
- Không áp dụng biện pháp trái luật (bức cung, dùng nhục hình... – Đ.373,
374)
b. Thận trọng khách quan
- Thái độ khách quan
- Không vội tin ngay vào lời nhận tội của bị can: vì bị can có thể nhận tội thay
cho người khác; cố tình nhận một tội nhẹ để che giấu một tội phạm khác
nặng hơn (Phạm Đăng Hùng – những chiếc cúc áo); cố tình nhận tội do có
vấn đề về tâm thần...
- Các biện pháp phù hợp để kiểm tra, xác minh lời khai của bị cáo

2. Chiến thuật hỏi cung bị can


Chuẩn bị HC:
- Nghiên cứu hồ sơ vụ án (tài liệu, chứng cứ, biên bản khám nghiệm hiện
trường, nghiên cứu hồ sơ – xem xét lai lịch nhân thân của bị can => rất quan
trọng, muốn khai thác họ 1 cách hiệu quả phải hiểu họ
- Chuẩn bị các phương tiện cần thiết
- Chuẩn bị kế hoạch hỏi cung:
 Xác định các vấn đề cần làm rõ (Điều 85 BLTTHS)
 Kiểm tra tài liệu, chứng cứ hiện có
 Lựa chọn thời gian, địa điểm hỏi cung (Đ.183 khoản 3)
 Phòng hỏi cung: thường được làm kín -> đảm bảo bí mật điều
tra, đảm bảo không bị xao nhãng; bàn ghế được xếp tối giãn,
không để đồ vật... -> tránh tác động vật lý; bàn ghế được thiết
kế tối giản -> đảm bảo ngồi nghiêm chỉnh; bảo đảm trang thiết
bị theo quy định của PL
 Dự kiến câu hỏi: 4 nhóm câu hỏi chính:
 Câu hỏi để bổ sung lời khai (bị can khai đi sang nhà bạn => hỏi
đi mấy giờ, về mấy giờ, đi đường có gặp ai không... => để tìm
người liên quan hỏi bổ sung)
 Câu hỏi gợi nhớ lại (nhìn hình ảnh => hỏi có từng gặp chưa,
nhìn thấy chưa)
 Câu hỏi kiểm tra (VD: đối tượng khai chỉ ở nhà xem TV => hỏi
xem chương trình nào, câu hỏi, người dẫn chương trình...)
 Câu hỏi vạch trần (tương tự câu hỏi điều tra)
 Đưa ra chứng cứ xác thực về vụ việc -> vạch trần lời khai gian
dối. VD: bị can khai chưa bao giờ đến nhà nạn nhân -> ĐTV
đưa ra chứng cứ biên bản trưng cầu giám định cho thấy dấu vân
tay trên phòng khách nạn nhân trùng với dấu vân tay của bị can
 tấn công vào thái độ bị can
Tiến hành hỏi cung:
Kết thúc hỏi cung:
- Phát biên bản...

3. Chiến thuật hỏi cung bị can


- Bị can thành khẩn khai báo:
 Để bị can tự khai
 Hỏi tuần tự, theo dõi thái độ bị can (phải theo dõi thái độ bị can để
nhận biết những thời điểm đối tượng có diễn biến cảm xúc bất thường
-> từ thành khẩn khai báo chuyển sang khai báo gian dối)
- Bị can từ chối khai báo:
 Nguyên nhân từ chối khai báo
 Áp dụng thủ thuật hỏi cung: giáo dục, thuyết phục, chứng cứ đã thu
thập, tình tiết về sự khai báo của đồng phạm
- Bị can khai báo gian dối
 Nguyên nhân từ chối khai báo
 Áp dụng thủ thuật hỏi cung: khơi dậy sự hối hận, phân tích logic lời
khai, hỏi gián tiếp/ đứt quãng/ bất ngờ
- Bị can dưới 18 tuổi:
 Độ tuổi chưa có sự phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần =>
không hỏi quá lâu thời điểm vụ án xảy ra, tránh quên và khai nhầm
(do khách quan)
 Bị can có đặc điểm bị phụ thuộc vào ý kiến của người lời
 Khi đối tượng chưa thành niên nói dối => khéo léo cởi mở tránh buộc
chặt hơn nút thắt nói dối
 Có giới hạn thời gian hỏi cung
6.12.2023
- Bị can từ chối khai báo: GD thuyết phục -> chứng cứ đã thu thập -> tình tiết
về sự khai báo của đồng phạm
- Bị can khai báo gian dối : khơi dậy sự hối hận -> phân tích logic lời khai ->
hỏi gián tiếp / đứt quãng / bất ngờ.
- Điều 184 về hỏi cung bị can
 Phải viết bằng tay: tránh sửa chữa (viết thêm), giả lời khai, tránh bị hack

VẤN ĐỀ 5. KHÁM XÉT (11.12.2023)

1.1. Khái niệm khám xét


- “Khám xét là biện pháp điều tra được tiến hành bằng cách tìm tòi, lục lọi,
cưỡng chế người, chỗ ở, địa điểm, thư tín, điện tín, bưu phẩm, phương tiện,
dữ liệu điện tử nhằm phát hiện, thu giữ công cụ, phương tiện phạm tội mà có
đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án hoặc phát hiện xác chết hay
người đang bị truy nã, người bị bắt cóc”
- Quy định: BLTTHS các Điều từ 192 đến 200
- Chủ thể: Chủ thể ra lệnh, tiến hành khám xét (các Điều 110, 113, 193
BLTTHS 2015)
- Đối tượng:
 Người
 Đồ vật
 Chỗ ở
 Chỗ làm
 Địa điểm
 Thư tín
 Phương tiện
 Dữ liệu điện tử

1.2. Mục đích của khám xét:


- Phát hiện, thu thập tài liệu, chứng cứ:
 Tài liệu liên quan
 Mẫu vật so sánh
 Công cụ, phương tiện phạm tội
 Vật mang dấu vết tội phạm
- Phát hiện, thu giữ đồ vật cấm tàng trữ, lưu hành
 Tài liệu phản động
 Vũ khí quân dụng
 Văn hóa phẩm đồi trụy
 Ma túy, chất độc, chất cháy nổ, phóng xạ
- Phát hiện người có quyết định truy tố
 Phương tiện
 Dấu hiệu nguồn hơi
 Quần áo
 Đồ vật

1.3. Nguyên tắc của khám xét


a. Nghiêm chỉnh, tuân theo PL
- Khám xét phải có căn cứ, có lệnh khác
- Tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục khám xét
- Khám xét đúng đối tượng
- Không được có hành vi xâm phạm tính mạng sức khỏe, tài sản, danh dự,
nhân phẩm công dân
b. Bảo đảm yêu cầu nghiệp vụ
- Thận trọng
- Bí mật
- Bất ngờ

2.1. Chuẩn bị khám xét


Chuẩn bị khám xét:
- Nghiên cứu hồ sơ vụ án: xác định mục đích, yêu cầu, thời gian tiến hành
khám xét, thành phần tiến hành khám xét,...
- Nghiên cứu đối tượng xét xử
- Lập kế hoạch khám xét

3.1. Khám xét người


Khái niệm:
- Thu giữ công cụ, tài sản, đồ vật
- Lục soát người, quần áo, đồ vật, phương tiện đi lại
Đối tượng:
- Bị can
- Người bị bắt, bị giữ trong trường hợp khẩn cấp (Điều 194, khoản 3 -> có thể
tiến hành khám xét người không cần lệnh trong trường hợp này. Ý thứ 2
khoản 3: khám xét nhà ông A, ông B là em ông A có biểu hiện cất ma túy
trong người => được khám xét)
- Người có mặt tại nơi khám xét
Lực lượng
Trình tự, thủ tục

3.2. Khám xét chỗ ở và địa điểm


- Điều 195 BLTTHS
- KX chỗ ở:
 Khái niệm
 Trình tự, thủ tục
 Theo dõi thái độ đối tượng
 Lục soát, tìm kiếm
- KX địa điểm:
 Khái niệm
 Trình tự, thủ tục
 Chia nhỏ địa điểm khám xét
 Lục soát, tìm kiếm

** Tiến hành khám xét:


- Giai đoạn đầu:
 Đến khu vực ngôi nhà, căn phòng hay địa điểm khám xét
 Vào khu vực có ngôi nhà, căn phòng, triển khai các biện pháp đảm
bảo an toàn cho cuộc khám xét và các biện pháp cần thiết khác (thu
điện thoại di động không cho liên lạc ra bên ngoài...)
- Giai đoạn quan sát sơ bộ:
- Giai đoạn khám xét chi tiết:
 Lựa chọn PP khám xét phù hợp.
 Căn cứ vào PP khám xét, có thể chia: Khám xét theo trình tự (là
xem theo trình tự từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, đối với ngôi
nhà có thể khám từ trái sang phải, từ phải sang trái...); Khám xét
theo lựa chọn (đã phán đoán địa điểm nào trong khu vực cần
khám xét hay đồ vật nào cần tập trung khám xét => tập trung vào
đó)
 Căn cứ vào chủ thể khám xét: Khám xét cá nhân (chỉ có 1 người
tham gia vào việc khám xét); Khám xét theo nhóm (1 tổ ít nhất 3
người tham gia vào quá trình khám xét)
 Căn cứ vào hướng vận động trong quá trình khám xét: Khám xét
song song (VD: có 2 dãy bàn -> có 2 người khám đều từ trên
xuống dưới -> song song); Khám xét ngược chiều (2 dãy bàn, 1
người khám từ trên xuống dưới 1 người khám xét từ dưới lên ->
ngược chiều)
 Theo dõi quan sát trong quá trình khám xét
 Theo dõi quan sát đối tượng xem có biểu hiện gì bất thường
không, vì khi đến gần nơi đối tượng cất giấu, đối tượng có thể
có biểu hiện tâm lý...
 Xác định đồ vật, tài liệu cần thu giữ: VD khám xét nhà đối tượng
buôn bán ma túy, ngoài thu ma túy còn thu tiền vàng do ma túy mang
lại, vũ khí nóng...

Đồ vật chứng minh 2 người có quan hệ với nhau: ảnh cưới, nhẫn...
- Hỏi hàng xóm xung quanh xem cô gái này sống ở đây lâu chưa, có ra ngoài
đi chợ mua sắm không (vì nếu là đối tượng bị buôn bán thì không được tự do
ra ngoài)
- Xem cô gái có đồ đạc vệ sinh cá nhân ở đây không (bàn chải, khăn mặt, móc
phơi quần áo sinh hoạt hàng ngày có của cô gái không...)

- VD: có chất độc trong miệng nạn nhân => khám ruột để xem có phải do nạn
nhân chết do chất độc hay không hay chết do trường hợp khác...

VẤN ĐỀ 6 & 7: THỰC NGHIỆM ĐIỀU TRA & TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH
(18.12.2023)

I. Khái niệm trưng cầu giám định


1. Khái niệm
- Trưng cầu giám định trong điều tra hình sự là hoạt động điều tra của cơ quan
có thẩm quyền được tiến hành theo trình tự, thủ tục do PL TTHS quy định,
sử dụng các nhà chuyên môn nhằm thu thập, củng cố, kiểm tra, đánh giá, xác
lập chứng cứ, phục vụ điều tra, xử lý vụ án hình sự.

2. Quy định
- Luật giám định tư pháp 2012
- BLTTHS: Đ.205 – Đ.214
- Điều 216 -> 6 trường hợp chính rơi vào đó bắt buộc phải trưng cầu giám
định

3. Chủ thể
- Cơ quan tiến hành tố tụng
- Cá nhân hoặc tổ chức giám định

4. Ý nghĩa:
- Thủ đoạn, phương tiện phạm tội
- Đối tượng tác động của tội phạm, thiệt hại xảy ra...
II. Khái niệm thực nghiệm điều tra
- Thực nghiệm điều tra là biện pháp điều tra được tiến hành thông qua các
hoạt động thí nghiệm, thực nghiệm đặc biệt trong điều kiện tương tự như
điều kiện mà hành vi, sự việc, hiện trường cần kiểm tra, xác minh đã diễn ra
trước đây để có cơ sở khách quan kết luận về hành vi, sự việc, hiện tượng đó
phục vụ cho công tác điều tra VAHS

Quy định:
- Đ.204 BLTTHS

Mục đích & Điều kiện: gtrinh


- Quan trọng nhất là điều kiện, hoàn cảnh phải giống tối đa điều kiện xảy ra...

2. Nguyên tắc của thực nghiệm điều tra


- Nghiêm chỉnh tuân theo PL
- Tôn trọng sự thật khách quan

3. Các loại thực nghiệm điều tra


3.1. TNĐT nhằm xác định khả năng tri giác 1 sự việc hiện tượng (nghe, nhìn...)
- A bị B bắn chết ở khoảng cách 5m, cách đó 30m có 3 người nông dân đang
gặt lúa, lấy lời khai 3 người này -> không nghe thấy tiếng súng => TNĐT
xem có nghe thấy không
3.2. TNĐT nhằm xác định khả năng thực hiện một hành vi công việc
- Vụ giết người ở bưu điện cầu voi – hồ duy hải => thực nghiệm điều tra để
xem trong khoảng thời gian các nhân chứng nhìn thấy -> xem HDH có thể đi
từ nhà đến hiện trường trong 30p hay không
- Đối tượng khai làm giả vé máy bay 1 mình => thực nghiệm điều tra xem đối
tượng có khả năng làm 1 mình hay không => phát hiện có 1 đội làm giả, đối
tượng không thể làm được 1 mình
3.3. TNĐT nhằm xác định khả năng diễn ra của 1 sự việc hiện tượng
- Trong 1 vụ trộm cắp, quá trình điều tra cho thấy 100 cái lốp ô tô bị trộm
trong nhà máy, diễn ra trong 30p. bắt được duy nhất 2 người tình nghi, 2
người này tự nhận 2 người tự trộm 100 lốp ô tô => TNĐT nhận ra rằng 2 đối
tượng không có khả năng lấy được 100 cái lốp vì trên thực tế cần tối thiểu 3
người => quá trình điều tra tiếp tục khai thác => phát hiện thêm đồng phạm
3.4. TNĐT nhằm xác định diễn biến của những tình tiết cụ thể
- Sau khi có khả năng diễn ra => cụ thể nó diễn ra như thế nào. VD: số 3 kiểm
tra xem đối tượng có khả năng lấy lốp xe không, số 4 kiểm tra xem ai vận
chuyển ra bờ tường, ai vận chuyển ra ngoài, sau khi ra ngoài tiến hành thực
nghiệm xem vận chuyển 100 lốp xe như thế nào
3.5. TNĐT nhằm làm rõ quá trình hình thành dấu vết
- Bé gái bị dâm ô => kiểm tra xem dấu vết có phải do người đàn ông gây ra
hay không...

Tình huống:
A và B cùng là người làm thuê, chăm sóc cây cảnh cho một chủ vườn, mỗi người ở
một chòi phía cuối vườn và ngủ lại tại vườn. Khoảng 20h ngày 5/12/2017, nghe
tiếng chó sủa ở hướng chòi B ở, A đi về hướng đó. Khi đến hàng chuối thấy có
bóng người đang đi theo lối mòn giữa 2 hàng cây, A gọi nhưng không thấy ai trả
lời. Do không mang theo đèn nên A không nhìn rõ là ai. A nghĩ là kẻ trộm nên đi về
hướng có bóng người và lấy một cái cuốc đang ở lối đi. Khi còn cách khoảng 1,5m
và đứng đối diện nhau, A giơ cuốc thẳng lên đánh phần gọng cuốc vào vùng đầu
người đó 2 cái liên tiếp theo hướng từ trên xuống. Khi nghe tiếng người đó kêu á
rồi ngã xuống đất, A mới phát hiện đó là B. Hỏi:
a. Trong vụ án này, để kiểm tra lời khai của A, theo anh chị phải tiến hành biện
pháp điều tra nào là phù hợp nhất?
b. Nêu ngắn gọn cách thức tổ chức và tiến hành biện pháp điều tra đó?
Trả lời:
a. Tiến hành thực nghiệm điều tra.
Loại 1: Khả năng tri giác: xem với khoảng cách 1.5m, A có khả năng nhìn thấy B
không
Loại 2 => Xem A có khả năng thực hiện hành vi này hay không? (giả sử A không
đủ sức khỏe, B cao hơn A thì A cũng không thể giơ tay đánh...)

You might also like