You are on page 1of 10

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM


ĐOÀN CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

BÀI TẬP THẢO LUẬN


HỌC PHẦN LUẬT HÌNH SỰ
PHẦN CÁC TỘI PHẠM

CHỦ ĐỀ
THẢO LUẬN CỤM III

Ngành: Luật
Giảng viên hướng dẫn: Lê Tường Vy
Lớp: AUF46

Danh sách thành viên Nhóm 3:


STT HỌ VÀ TÊN MSSV LỚP
1 Đinh Hoàng Bảo Thiên 2153801011210 134-AUF46
2 Huỳnh Anh Thư 2153801011230 134-AUF46
3 Nguyễn Phương Anh 2153801013015 134-AUF46
4 Tạ Công Thành 2153801015239 134-AUF46
5 Từ Nguyễn Bảo Trân 2153801015270 134-AUF46
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Từ viết đầy đủ


BLHS Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm
2017, 2019)
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................0
NHẬN ĐỊNH ..........................................................................................................................1
Câu 1. Hành vi khách quan của các tội phạm quy định trong Chương các tội xâm phạm
sở hữu chỉ là hành vi chiếm đoạt tài sản. .............................................................................1
Câu 2. Rừng chỉ là đối tượng tác động của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. ........1
Câu 3. Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động của các tội
xâm phạm sở hữu. ................................................................................................................1
Câu 5. Mọi hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản đều cấu thành Tội cướp
tài sản (Điều 168 BLHS). .....................................................................................................2
Câu 9. Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người là hành vi
cấu thành cả hai tội: Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) và Tội giết người (Điều 123
BLHS). .................................................................................................................................2
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ......................................................................................................3
Bài tập 1: ..............................................................................................................................3
Bài tập 3: ..............................................................................................................................4
Bài tập 4: ..............................................................................................................................5
Bài tập 6 ...............................................................................................................................6
NHẬN ĐỊNH

Câu 1. Hành vi khách quan của các tội phạm quy định trong Chương các tội xâm
phạm sở hữu chỉ là hành vi chiếm đoạt tài sản.
- Đây là câu nhận định sai.
- Vì: Ngoài các hành vi chiếm đoạt tài sản thì trong Chương các tội xâm phạm sở hữu
còn có các hành vi khác như: Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176), hành vi sử
dụng trái phép tài sản (Điều 177), hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178)
và hành vi vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 179 và Điều 180) theo BLHS
hiện hành.

Câu 2. Rừng chỉ là đối tượng tác động của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
- Đây là câu nhận định sai.
- Rừng không chỉ là đối tượng tác động của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. mà
còn là đối tượng xâm phạm của các tội khác, như:
+ Điều 232 Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
BLHS, nếu rừng thuộc rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất, rừng tự nhiên hoặc
rừng trồng mà có vốn từ NN thì sẽ thuộc đối tượng của các tội xâm phạm trật tự quản lý
kinh tế.
+ Điều 243 Tội hủy hoại rừng BLHS, có hành vi hủy hoại, phá rừng thì đối tượng tác
động sẽ là nhóm tội về môi trường.
+ Rừng trồng là của hộ gia đình, cá nhân tổ chức thì là đối tượng tác động của tội
phạm sở hữu.

Câu 3. Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động của các tội
xâm phạm sở hữu.
- Đây là câu nhận định sai.
- Vì: Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng của tội xâm phạm sở
hữu. Vì để trở thành đối tượng tác động của tội xâm phạm sở hữu thì tài sản đó phải thỏa
mãn một số điều kiện.
- Ví dụ như: Vật: muốn thành đối tượng tác động của tội phạm xâm phạm sở hữu thì vật
đó không có tính năng đặc biệt ví dụ như ma túy, vũ khí quân dụng… Lúc bấy giờ nếu có
hành vi xâm phạm đến quyền chiếm hữu, định đoạt, sử dụng những vật có tính năng đặc

1
biệt như trên thì không cấu thành đối tượng tác động của các tội phạm sở hữu, mà cấu thành
những tội riêng biệt. Như hành vi cướp ma túy của người khác không cấu thành tội cướp tài
sản (Điều 168 BLHS) mà cấu thành tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252 BLHS).

Câu 5. Mọi hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản đều cấu thành Tội
cướp tài sản (Điều 168 BLHS).

- Đây là câu nhận định sai.


- Vì: Theo khoản 1 Điều 168 BLHS 2015 quy định về Tội cướp tài sản: “Người nào dùng
vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khức hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công
lâm vào tình trạng không thể chống cự”. Có thể thấy rằng nếu chỉ có mỗi hành vi dùng vũ
lực nhằm chiếm đoạt tài sản thì không thể cấu thành Tội cướp tài sản, mà một trong ba hành
vi: dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực phải ngay tức khắc hoặc hành vi khác khiến người
bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống chống cự thì mới cấu thành Tội cướp tài sản
theo Điều 168 BLHS 2015.

Câu 9. Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người là hành
vi cấu thành cả hai tội: Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) và Tội giết người (Điều 123
BLHS).
- Đây là câu nhận định sai.
- Vì: Có trường hợp người phạm tội dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến
hậu quả chết người với lỗi cố ý gây thương tích, vô ý với hậu quả chết người thì không cấu
thành cả hai tội là Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) và Tội giết người (Điều 123 BLHS)
khi đó thì áp dụng tình tiết định khung tăng nặng “làm chết người” với Tội cướp tài sản tại
điểm c khoản 4 Điều 168 BLHS.

2
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Bài tập 1:
Lúc 6 giờ sáng, T gặp cháu N (8 tuổi), đang đứng trong vườn mận. Thấy N đeo sợi
dây chuyền vàng nên y chợt nảy ý định chiếm đoạt. Quan sát chung quanh không có ai, T
bước qua mé mương lấy một khúc cây còng lớn bằng cổ tay. Cầm khúc cây trên tay, T
nhanh bước đến phía sau lưng cháu N và vung tay đập mạnh vào đầu cháu N làm cháu té
xuống đất. Cháu N la lên kêu cứu thì T tiếp tục đánh vào đầu cháu N cái thứ hai khiến N
bất tỉnh. T lấy sợi dây chuyền trên cổ của cháu N. Kế đó, T ôm cháu N dìm xuống mương,
nhận xác cháu xuống bùn. Sợi dây chuyền T bán được 775.000 đồng. Vụ việc được phát
hiện nhanh chóng. T bị bắt giữ.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của T.

→ Tội danh của T là Tội cướp tài sản (Đ168) và Tội giết người (Đ123)

a. Tội cướp tài sản (Đ168):


- Khách thể tội phạm: quan hệ về nhân thân (người phạm tội có hành vi dùng vũ lực lên
nạn nhân) và quan hệ về tài sản (chiếm đoạt tài sản). Đối tượng tác động: cháu N và sợi dây
chuyền của cháu N.
- Mặt khách quan: T có hành vi dùng vũ lực (cầm 1 khúc cây lớn vung tay đập mạnh vào
đầu cháu N, sau đó còn đánh thêm vào đầu cháu N lần nữa) khiến người bị tấn công lâm
vào tình trạng không thể chống cự được (cháu N té xuống đất và sau khi bị đánh lần 2 thì bị
bất tỉnh) và lấy đi sợi dây chuyền trên cổ cháu N trị giá 775.000 đồng.
- Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp (T thực hiện hành vi dùng bạo lực làm cho người bị tấn
công là cháu N lâm vào tình trạng không thể chống cự được) với mục đích chiếm đoạt tài
sản (sợi dây chuyền trên cổ cháu N).
b. Tội giết người (Đ123):
- Khách thể tội phạm: quan hệ về nhân thân (tính mạng của cháu N).
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: T có hành vi làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động
(dùng khúc cây đánh vào đầu cháu N làm cháu té xuống đất, sau đó cháu N la lên thì T tiếp

3
tục đánh vào đầu cháu N lần thứ 2 và thậm chí còn ôm cháu N dìm xuống mương, nhận xác
cháu xuống bùn).
+ Hậu quả: cháu N chết.
+ Mối quan hệ nhân quả: hành vi trên của T dẫn đến cái chết của cháu N
- Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp (người phạm tội T nhận thức rõ hành vi của mình có
thể làm nạn nhân chết mà vẫn thực hiện vì mong muốn nạn nhân chết)

Bài tập 3:

Ông X (45 tuổi) đã có vợ con nhưng vẫn lén lút quan hệ tình cảm với A (29 tuổi). Sau
một thời gian, A nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của ông X và bàn bạc kế hoạch với
anh trai là B. Theo kế hoạch, khi A và ông X đang quan hệ trong nhà nghỉ thì B xông vào,
tự nhận là chồng của A và đánh ông X. Ông X năn nỉ xin B tha, B yêu cầu ông X phải
đưa cho B 300 triệu đồng để “bồi thường danh dự”. Ông X không đồng ý nên B tiếp tục
đánh ông X và lấy đi toàn bộ tiền bạc, điện thoại, đồng hồ của ông X, trị giá tài sản là 30
triệu đồng. Sau đó, B chụp hình ông X và A, nói nếu không đưa 250 triệu đồng thì sẽ gửi
những tấm hình đó cho vợ con ông X. Ông X đồng ý và hẹn mười ngày sau sẽ đưa tiền.
Vụ việc sau đó bị phát giác.

Anh (chị) hãy xác định hành vi của A và B có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì?
Tại sao?

* Đối với tội Cướp tài sản (Điều 168).


- Khách thể:
+ Xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của ông X.
+ ĐTTĐ: Ông X và tài sản của ông X.
- Chủ thể: A, B đều người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo Điều 12 BLHS 2015
- Mặt khách quan: B có hành vi dùng vũ lực đối với ông X để ông X không thể chống cự
nhằm lấy đi toàn bộ tiền bạc, điện thoại, đồng hồ của ông X, trị giá tài sản là 30 triệu đồng.
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi: Cố ý trực tiếp.
+ Mục đích: Nhằm chiếm đoạt đi toàn bộ tiền bạc, điện thoại, đồng hồ của ông X, trị
giá tài sản là 30 triệu đồng.

4
* Đối với Tội Cưỡng đoạt tài sản (Điều 170)
- Khách thể:
+ Xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của ông X
+ ĐTTĐ: Ông X và tài sản của ông X
- Chủ thể: A, B đều người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo Điều 12 BLHS 2015
- Mặt khách quan: B có hành vi uy hiếp về mặt tinh thần của A là hành vi B chụp hình
ông X và A, nói nếu không đưa 250 triệu đồng thì sẽ gửi những tấm hình đó cho vợ con ông
X.
- Mặt chủ quan
+ Lỗi cố ý trực tiếp.
+ Nhằm chiếm đoạt 250 triệu đồng.

Bài tập 4:

A và B bàn với nhau tìm cách chiếm đoạt xe gắn máy của người khác. A và B đến
một bãi gửi xe. A đứng ngoài canh chừng để báo động cho B khi cần thiết. B vào trong
bãi xe, lựa 1 chiếc xe SUZUKI dắt đi, nổ máy và gài số chạy nhanh qua nơi kiểm soát
mặc cho những người kiểm soát vé truy hô. Sau đó, cả hai bị bắt giữ.

Hãy xác định A và B phạm tội gì?

*A và B phạm tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 BLHS

- Mặt khách quan:

+ Hành vi khách quan của A và B bao gồm: Cả A và B đều có hành vi lén lút đối với
tội phạm mà mình gây ra “A đứng ngoài canh chừng để báo động cho B khi cần thiết”.
+ Khách thể của tội phạm: A và B xâm phạm đến quan hệ sở hữu của người khác, cụ
thể là quan hệ giữa chủ xe máy và chiếc xe Suzuki.
+ Đối tượng tác động của A và B là một xe gắn máy Suzuki, và tội trộm cắp tài sản ở
đây đã được hoàn thành bởi A và B đã dắt chiếc xe máy ra khỏi nơi kiểm soát mặc cho
người kiểm soát truy hô.
- Chủ thể của tội phạm là cả A và B đều là người có đầy đủ NLTNHS theo Điều 12
BLHS 2015.

5
- Mặt chủ quan: Hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp. A và B thực hiện hành vi chiếm
đoạt biết tài sản chiếm đoạt là tài sản đang thuộc quyền sở hữu của người khác hoặc đang có
người quản lý nhưng vẫn mong muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình khi thực hiện
hành vi chiếm đoạt.

Bài tập 6
Công ty X được thuê vận chuyển một số container hàng hóa của công ty Y từ cảng
Cát Lái về kho hàng của công ty Y. Chiều 14/3, nhân viên điều động của công ty X nhận
được 13 phiếu giao nhận container để thực hiện việc vận chuyển. Sau khi về đến công ty,
nhân viên này giao cho tài xế 3 phiếu, còn 10 phiếu để trên bàn làm việc. Lợi dụng lúc
vắng người, một nhân viên của công ty X là A đã trộm một phiếu giao nhận và đưa cho B.
Sau đó, B thuê xe vào cảng Cát Lái và tự nhận mình là nhân viên do công ty X điều động
rồi dùng phiếu giao nhận do A đưa lấy đi một container hàng xà bông. B bán container
hàng này được 400 triệu đồng và chia cho A 200 triệu đồng.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ án này và giải thích tại sao?

- Hành vi của A và B trong vụ án trên cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo
Điều 174 BLHS 2015. A và B là đồng phạm tại Điều 17 với B là người thực hành, A là
người giúp sức.
- Thứ nhất, A và B là đồng phạm: Điều 17 BLHS 2015:
+ Động cơ phạm tội: Cả A và B đều có cùng động cơ là chiếm đoạt container. Hành
vi thực hiện trộm một phiếu giao nhận hàng là của A giao lại cho B là điều kiện để hỗ trợ
B thực hiện hành vi giả danh nhân viên và lấy đi 1 container hàng.
+ Mục đích phạm tội: Cả 2 đều muốn bán container lấy tiền. B đã bán container
chiếm đoạt được 400 triệu đồng và chia cho A 200 triệu đồng.
=> Do đó, A và B là đồng phạm của nhau. A có vai trò là người giúp sức, tạo điều
kiện vật chất để B trực tiếp thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trái pháp luật, còn B là
người thực hành.

- Thứ hai, A và B cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Điều 174 BLHS 2015
+ Chủ thể: A và B là chủ thể thường
+ Đối tượng tác động: một container hàng xà bông
+ Khách thể: Hành vi của A và B đã xâm phạm đến quyền sở hữu về tài sản.

6
+ Mặt khách quan: Hành vi của A trên là hành vi chiếm đoạt phiếu giao nhận
container dưới sự quản lý của người khác. Hành vi của B là hành vi dùng thủ đoạn gian dối
chiếm đoạt tài sản bằng cách giả danh nhân viên công ty X đưa phiếu giao nhận container
từ A khiến nhân viên trong cảng tự nguyện chuyển giao container hàng xà bông cho B. B
bán container đó được 400 triệu đồng và chia cho A 200 triệu đồng. Hậu quả xảy ra là đã
xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của Công ty X.
+ Mặt chủ quan: Đây là lỗi cố ý trực tiếp. Thông qua việc A lấy trộm phiếu giao
nhận container và B dùng thủ đoạn giả danh để lừa nhân viên cảng chiếm đoạt container
thì cả hai đã có mục đích chiếm đoạt tài sản của Công ty X, cả hai đều nhận thức được
hành vi của mình gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội và có mong muốn hậu quả xảy ra.

You might also like