You are on page 1of 2

Bàn về tự do:

Có rất nhiều khái niệm và quan điểm về tự do và rất khó để nói ai bất đồng hay ai đồng ý với ai. Theo
Jonathan Edwards- một nhà thần học của nước Mỹ thời sơ khai từng nói rằng: “ Con người tự do nếu
anh ta có thể làm như anh mong ước,ngay cả khi anh ta không thể mong như anh ta mong ước, nghĩa là
tôi có thể không quyết định được những mong ước của riêng tôi, nhưng nếu bất kì cái gì mong ước mà
tôi có thể thực hiện và hoàn thành, thì trong chừng mực đó, tôi là tự do.”

Còn theo tôi, tự do là có quyền lựa chọn, yêu cầu, hành động những gì bản thân mình yêu thích và mong
muốn có được mà không bị ai ép buộc hay bất cứ sự ràng buột nào, tuy nhiên đó phải là những điều
không trái với đạo đức và luật pháp. Chẳng hạn, sau khi ăn cơm xong tôi muốn ăn kem và tôi ra cửa
hàng gần nhà để “tậu” cho mình một cây kem. Hay ví dụ, sau khi làm việc cho một công ty trong một
khoảng thời gian, tôi không tìm thấy phương hướng phát triển cho bản thân và tôi tự do nộp đơn xin
nghỉ việc và nộp đơn vào một công ty khác phù hợp với nhu cầu của tôi mà không bị ai ngăn cấm.

Tự do xã hội:

Theo như tác giả của cuốn sách thì ông cho rằng khi suy xét về tự do xã hội, người ta thấy ngay rằng mọi
người có nó hay thiếu nó ở mức độ nhiều hay ít, tùy vào tình cảnh mà họ sống và hành động; khi tình
cảnh thuận lợi thì họ có tự do này; tình cảnh bất lợi thì họ bị tước mất tự do này.

Đối với tôi, mỗi cá nhân tồn tại đều có tự do xã hội. Tự do xã hội là quyền tự do của họ đối với cuộc
sống, môi trường xung quanh và xã hội. Chẳng hạn khi một đứa trẻ được sinh ra nó đã cầm sẵn trong tay
quyền được sống và khi lớn lên chúng có quyền được đi học và có đầy đủ quyền đối với xã hội khi đủ 18
tuổi. Hoặc chúng ta được tự do kết bạn, tạo ra các mối quan hệ mới theo mong muốn của ta mà không
bị ai ngăn cấm. Và tự do xã hội của chúng ta sẽ được tước mất khi chúng ta vi phạm pháp luật và trở
thành phạm nhân. Lúc này chúng ta mất đi quyền tự do, phải sống và cải tạo dưới sự giám sát của pháp
luật.

Tự do xã hội và pháp luật:

Bentham đã nói rằng:” Bằng cách tạo ra những nghĩa vụ , luật pháp trong chừng mực nào đó cũng đồng
thời tạo ra những thứ làm xói mòn quyền tự do. Không thể tạo ra quyền, áp đặt và nghĩa vụ, bảo vệ con
người, mà không trả cái giá bằng quyền tự do. Luôn luôn có lí lẽ chống lại mọi thứ luật lệ áp bức. Và lí lẽ
đó là mọi luật lệ đều nhằm tấn công vào quyền tự do.”

Theo tôi, dù gọi đó là tự do nhưng chỉ có tự do theo khuôn khổ của pháp luật thì chúng ta mới được an
toàn và hạnh phúc. Tại sao tôi lại cho như vậy? Bởi theo tôi ngày nay các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều,
xã hội sẽ ra sao nếu không có những quy định xử phạt về những hành vi sai trái gây mất trật tự xã hội. Ví
dụ như trong môi trường học đường ngày nay, mạng truyền thông liên tục đăng tải các vụ bạo lực học
đường của các em học sinh, sẽ ra sao nếu không có quy định nghiêm ngặt của nhà trường hay sự can
thiệp của pháp luật, hẳn các em sẽ cho đó là hành vi đúng đắn và hợp lí vì nhiều lí do đánh nhau trong
trường học là vì” bị liếc nên đánh, bị cướp người yêu”. Trong những trường hợp như thế này sẽ phản
ánh sự cần thiết và quan trọng của pháp luật và quy định nhà trường mà vai trò của nó là răn đe, giáo
dục và cải tạo những hành vi sai trái. Chúng ta sẽ chẳng tưởng tượng nổi nếu con người ta xảy ra mâu
thuẫn, họ ẩu đả, đâm chém thậm chí tước đoạt tính mạng nhau một cách tự do. Không có pháp luật con
người sẽ không được bảo vệ và những kẻ phạm tội sẽ chẳng bao giờ nhận đó là tội của họ, vì không có
căn cứ hay quy định nào cho rằng hành vi của họ là sai trái. Tóm lại,chúng ta có quyền tự do nhưng tự
do trong khuôn khổ của pháp luật mới là tự do đáng ngưỡng mộ và chính nhờ đó ta mới được an toàn
và hạnh phúc. Tự do trong khuôn khổ của pháp luật giúp ta văn minh, suy xét mọi hành vi một cách thận
trọng để góp phần trở thành một nhân tố tốt đẹp trong xã hội.

You might also like