You are on page 1of 5

Nhóm 4

Chủ đề:Tìm hiểu về nhận thức và thực hiện các quy định pháp luật về quyền
con người được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 của sinh viên khoa Luật
Trường Đại học Ngoại ngữ Tin học tp HCM
BẢNG HỎI
Câu 1: Anh/chị là sinh viên năm mấy  ?
o Năm nhất
o Năm hai
o Năm ba
o Năm tư
Câu 2: Theo anh/chị nghĩ quyền con người đóng vai trò như thế nào trong xã hội? 
o Quan trọng
o Bình thường
o Không quan trọng
Câu 3: Anh/chị tìm hiểu về quyền con người nhằm mục đích gì? 
o Phục vụ cho việc học
o Phục vụ cho cuộc sống
o Không tìm hiểu
Câu 4: Anh/chị tìm hiểu những quy định về quyền con người trong Hiến pháp năm 2013 từ
nguồn thông tin nào? 
o Từ các phương tiện thông tin đại chúng
o Tự tìm hiểu
o Đã được học qua
o Ý kiến khác
Câu 5: Theo anh/chị vấn đề xâm phạm quyền con người phải được nhìn nhận như thế
nào? 
o Với thái độ nghiêm túc
o Không phải vấn đề liên quan đến mình nên không quan tâm
o Không nên đặt nặng vấn đề này
o ý kiến khác
Câu 6: Quyền con người trong hiến pháp năm 2013 nhắm tới điều gì?
o Đảm bảo các quyền tự nhiên của con người
o Hạn chế những sai phạm, đe dọa đến các quyền của con người
o Tạo ra sự bình đẳng, cân bằng xã hội

(Cả 3 đáp án đúng)


Câu7: Theo anh/ chị quyền con người có nguồn gốc từ đâu?
o Tự nhiên
o Từ pháp luật quy định
o Cả 2 ý trên

( Đáp án c)
Câu 8: Quyền con người có thể phân thành các nhóm nào sau đây?
o Quyền được sống, quyền dân sự, quyền chính trị.
o Quyền dân sự, quyền chính trị, quyền kinh tế, văn hoá, xã hội.
o Quyền dân sự, quyền chính trị, quyền được giáo dục.
o Quyền được giáo dục, quyền được sống, quyền dân sự.

(Đáp án b )
Câu 9 : Quyền con người bị hạn chế khi nào?
o Khi người đó phạm tội và đang bị khởi tố bị can
o Khi người bị mất năng lực hành vi dân sự
o Khi người đã chấp hành xong bản án và vẫn còn án tích
o Vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ
công đồng
(Đáp án D)
Câu 10: Các quyền mới của Hiến pháp 2013 so với Hiến pháp 1992 là?
o Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được bí mật về thư tín điện tín
o Quyền được bầu cử, ứng cử
o Quyền được hưởng thụ các giá trị văn hoá, quyền được sống trong môi trường trong lành
o Quyền được đi học
(Đáp án C)
Câu 11: hiến pháp 2013 về quyền con người có gì đổi mới hơn so với trước đây?
o Đổi mới về cả nội dung lẫn kỹ thuật lập hiến
o Đổi mới về kỹ thuật lập hiến
o Đổi mới về nội dung
(Đáp án A)

Câu12: Theo anh/chị việc quản lí thư tín điện tín của con cái theo thói quen mặc dù con đã
đủ 18 tuổi thì có được xem là vi phạm quyền con người của con không? 
o Có
o Không
o Ý kiến khác
(Đáp án A)
Câu 13: Đâu là mức phạt dành cho những người lợi dụng quyền tự do ngôn luận để xuyên
tạc, gây hoang mang dư luận (đặc biệt trong thời gian dịch bệnh vừa qua)?
o Phạt tù giảm từ 3 tháng đến 7 năm
o Phạt từ 10,000,000 đến 30,000,000
o Phạt từ 20,000,000 đến 30,000,000.

(Đáp án C)

Câu 14: Căn cứ vào quyền bất khả xâm phạm thân thể của con người, một người bị bắt khi
nào?
o Có quyết định của TAND
o Có quyết định hoặc phê chuẩn của viện KSND
o Phạm tội quả tang
o Không có trường hợp nào, trừ phi xác định người đó thực sự có tội.

(Đáp án A,B,C)
Câu 15: Cha mẹ có quyền bắt buộc con cái theo đạo, tôn giáo của mình không?
o Có. Vì từ xưa đến nay cha mẹ đặt đây thì con phải ngồi đó
o Không. Vì nó vi phạm đến quyền tự do tín ngưỡng của con cái. Việc tham gia tôn giáo,
tín ngưỡng phải theo ý chí mong muốn và tự nguyện thực hiện
(Đáp án B)
Câu 16: Theo anh/ chị, đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng bất bình đẳng giữa người với
người?
o Sự phân hoá giàu - nghèo trong xã hội
o Ý thức kém của con người
o Phân biệt về dân tộc
o Sự phân biệt về màu da
o ý kiến khác .....

(Đáp án A,B,C,D)
Câu 17 : Nghĩa vụ quân sự là một nghĩa vụ thiêng liêng của công dân, đâu là độ tuổi công
dân nhập ngũ?
o Từ đủ 18 tuổi đến 25 tuổi đối với người bình thường và đến 27 tuổi với công dân được
đào tạo trình độ đại học, cao đẳng.
o Từ đủ 18 tuổi đến 30 tuổi đối với người bình thường và đến 35 tuổi đối với người được
đào tạo trình độ đại học, cao đẳng
o Từ 18 tuổi đến 35 tuổi đối với mọi công dân
o Từ đủ 18 tuổi đến 27 tuổi đối với mọi công dân.

(Đáp án A)
Câu 18: Công dân từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì được biểu quyết khi nhà nước tổ chức
trưng cầu ý dân?
o Đủ 18 tuổi
o Đủ 21 tuổi
o Đủ 18 tuổi và phải là Đảng viên
o Chỉ có Đảng viên mới có quyền biểu quyết

(Đáp án A)

Câu 19: Theo anh/chị người ta thực hiện hành vi xâm phạm quyền con người vì lý do gì?
o Hiểu biết pháp luật còn hạn chế
o Ý thức người dân chưa cao
o Thiếu biện pháp xử lý
o Tất cả ý kiến trên
o Ý kiến khác
(Đáp án D)
Câu 20: Khi bị xâm phạm về quyền con người thì anh chị sẽ xử lý như thế nào?
( Câu hỏi mở )
Câu 21: Theo anh/ chị, làm thế nào để xoá bỏ rào cản phân biệt giàu - nghèo?
o Xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển người nghèo
o Xây dựng các quỹ hỗ trợ kinh tế cho người vô gia cư
o Tạo cơ hội việc làm cho những người khó khăn
o Đề xuất khác,...

Câu 22: Người dân làm gì để giải quyết hành vi xâm phạm quyền con người?
o Tuyên truyền về quyền con người cho người dân
o Nâng cao ý thức của người dân
o Rèn luyện các kĩ năng cần thiết để giải quyết tình trạng này tốt hơn
o Ý kiến khác
Câu 23: Anh/chị mong muốn nhà nước làm gì để giải quyết vấn đề xâm phạm quyền con
người?
o Xử lý nghiêm khắc hơn đối với những người có hành vi xâm phạm
o Tăng cường tuyên truyền cho mọi người về quyền con người
o Có ý thức giáo dục
o Rèn luyện các kĩ năng cần thiết để giải quyết tình trạng này tốt hơn
o Tất cả ý kiến trên

You might also like