You are on page 1of 16

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HA NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Bài tập lớn

QUẢN TRỊ RỦI RO

Mã học phần: 212_SBA3068 5

Sinh viên: Nguyễn Thị Vân Anh

Mã sinh viên: 19051419

Lớp: QTKD CLC 2

GVHD: ThS.Nguyễn Khánh Huy

HÀ NỘI, 2022
Mục Lục
Bài 1. ....................................................................................................................... 3
Bài 2. ....................................................................................................................... 5
Bài 3. ....................................................................................................................... 7
Bài 4. ....................................................................................................................... 9
1.Trình bày những hiểu biết của anh/ chị về đồng tiền ảo Bitcoin và nền tảng
Blockchain .................................................................................................................. 11
2.Trình bày những rủi ro dành cho Nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường tiền ảo
Bitcoin ........................................................................................................................ 12
3.Theo anh/chị, các nhà đầu tư Bitcoin cần sử dụng những biện pháp gì để kiểm
soát và tài trợ rủi ro khi tham gia vào thị trường Bitcoin. ........................................... 14
Bài 5. ..................................................................................................................... 15
Bài 1.
Một công ty đang dự định đưa ra các mô hình sản xuất với các mô hình như sau

Lợi nhuận dự kiến ($)


Mô hình
Tốt Trung bình Xấu

Lớn x.000 110.000 -310.000

Trung bình 30.000 129.000 -100.000

Nhỏ 200.000 100.000 -32.000

Rất nhỏ 10.000 5.000 -4.000

Trong đó x là hai chữ số cuối cùng của mã số sinh viên. (x=19)

Giám đốc quyết định phương án nào dựa theo các tiêu chuẩn:

a. Maximax

b. Maximin

c. May rủi ngang nhau (đồng đều ngẫu nhiên)

Trả lời:

a. Maximax

Lợi nhuận dự kiến ($)

Mô hình Trung Max


Tốt Xấu
bình

Lớn 19.000 110.000 -310.000 110.000

Trung bình 30.000 129.000 -100.000 129.000


Nhỏ 200.000 100.000 -32.000 200.000

Rất nhỏ 10.000 5.000 -4.000 10.000

Maximax = Max(Max) = Max(110.000; 129.000; 200.000; 10.000) = 200.000

 Chọn mô hình “Nhỏ”


b. Maximin

Lợi nhuận dự kiến ($)

Mô hình Trung Min


Tốt Xấu
bình

Lớn 19.000 110.000 -310.000 -310.000

Trung bình 30.000 129.000 -100.000 -100.000

Nhỏ 200.000 100.000 -32.000 -32.000

Rất nhỏ 10.000 5.000 -4.000 -4.000

Maximin = Max(min) = Max(-310.000; -100.000; -32.000; -4.000)= -4.000

 Chọn mô hình “rất nhỏ”


c. May rủi ngang nhau (đồng đều ngẫu nhiên)

Lợi nhuận dự kiến ($)

Mô hình Trung Trung bình


Tốt Xấu
bình

Lớn 19.000 110.000 -310.000 -60.333

Trung bình 30.000 129.000 -100.000 19.667


Nhỏ 200.000 100.000 -32.000 89.333

Rất nhỏ 10.000 5.000 -4.000 3.667

May rủi ngang nhau = Max(trung bình) = Max(-60.333; 19.667; 89.333; 3.667) = 89.333

 Chọn mô hình “nhỏ”

Bài 2.
Quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp bao gồm những bước nào? Anh/chị hãy
lựa chọn một bước trong quy trình quản trị rủi ro để phân tích và đưa ra ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

Quy trình quản trị rủi ro là một tập hợp các bước mà một tổ chức nên thực hiện thường
xuyên, theo thói quen, để đánh giá và giảm thiểu các mối nguy có trong tổ chức và ngành
nghề kinh doanh của bạn.

Quy trình quản trị rủi ro bao gồm 6 bước:

- Xác định bối cảnh gây rủi ro


 Xác định bối cảnh là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình quản trị rủi
ro. Tổ chức phải hiểu bối cảnh mà phần còn lại của quá trình quản trị rủi ro
sẽ diễn ra. Ngoài ra, tổ chức nên thiết lập các tiêu chí sẽ sử dụng để đánh
giá rủi ro tiềm ẩn và xác định cấu trúc phân tích của mình.
- Nhận dạng rủi ro
 Tổ chức phải xác định các rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến một
quá trình hoặc dự án cụ thể của tổ chức.
- Phân tích rủi ro
 Sau khi đã xác định được các loại rủi ro tiềm ẩn cụ thể, tổ chức phải xem
xét tỷ lệ rủi ro tiềm ẩn đó sẽ xảy ra như thế nào và hậu quả nó mang lại ra
sao. Mục tiêu của việc phân tích rủi ro là để hiểu rõ hơn về từng trường hợp
rủi ro cụ thể, và cách nó ảnh hưởng như thế nào đến các dự án và mục tiêu
của doanh nghiệp.
- Đánh giá rủi ro
 Sau khi hoàn thành việc phân tích rủi ro, cần tiến hành đánh giá rủi ro. Tổ
chức đánh giá thêm từng rủi ro tiềm ẩn sau khi xác định được khả năng rủi
ro tiềm tàng sẽ xảy ra như thế nào và hậu quả mà nó mang lại ra sao. Điều
này cho phép công ty quyết định liệu một rủi ro có thể chấp nhận và liệu họ
có sẵn sàng chấp nhận rủi ro hay không?
- Đo lường rủi ro
 Trong bước này, công ty sẽ xem xét các rủi ro được xếp hạng cao nhất của
mình và phát triển một kế hoạch để giảm thiểu những rủi ro này bằng cách
sử dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro cụ thể. Các kế hoạch đó bao gồm
các quy trình giảm thiểu rủi ro, các chiến thuật phòng ngừa rủi ro và các kế
hoạch dự phòng để xử lý các rủi ro nếu chúng xảy ra.
- Giám sát rủi ro.
 Điều quan trọng cần lưu ý là quản trị rủi ro là một quá trình liên tục và
không kết thúc khi rủi ro đã được xác định và giảm thiểu. Các chính sách,
kế hoạch quản trị rủi ro của tổ chức cần được xem xét lại hàng năm để đảm
bảo các chính sách luôn được cập nhật và phù hợp.

Ví dụ và phân tích bước nhận diện rủi ro:

Trường hợp bức xúc của khách hàng trong việc thu phí dịch vụ quảng cáo tại tòa nhà
Keangnam

- Loại hình chung cư cao cấp xuất hiện chưa lâu, chưa phổ biến ở Việt Nam. Các
loại nhà ở tập thể, nhà riêng hay thuê trọ như trước đây các chi phí phát sinh thường
thấp.
- Cùng với sự phát triển của xã hội càng ngày càng xuất hiện nhiều loại dịch vụ: bãi
giữ xe máy oto, dịch vụ vệ sinh, an ninh, thang máy, vui chơi...
- Dân cư mới của các chung cư cao cấp chưa quen với việc phải bỏ ra từng khoản
chi phí để trả cho từng dịch vụ này.
- Trong giai đoạn khi bất động sản đang nóng, các nhà đầu tư và môi giới chỉ quan
tâm đến việc mua đi bán lại để kiếm lợi nhuận mà không chú ý đến vấn đề giá cả
dịch vụ. Bên cạnh đó những người có nhu cầu mua nhà để ở thực sự lại hiếm khi
mua nhà được trực tiếp từ chủ đầu tư nên không có cơ hội tìm hiểu các dịch vụ
phù hợp cho mình.
- Các quy phạm pháp luật chưa được điều chỉnh kịp thời, chưa chặt chẽ khiến mâu
thuẫn ngày càng phức tạp và khó giải quyết.
- Chi phí vận hành và quản lí tòa nhà quá cao hoặc đã không được kiểm soát chặt
chẽ.

Bài 3.
Nêu định nghĩa về rủi ro. Anh/ chị hãy lựa chọn và cho ví dụ minh hoạ về 3 cách phân
loại rủi ro thường gặp. Tại sao công tác quản trị rủi ro lại rất quan trọng trong quản trị doanh
nghiệp?

Trả lời:

- Khái niệm rủi ro:


 Quan điểm truyền thống:
o Rủi ro là khả năng xảy ra biến cố bất thường có hậu quả thiệt hại
hoặc mang lại kết quả không mong đợi.
 Quan điểm hiện đại:
o Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực
vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất
mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, cơ hội
(Hopkin, 2013)
 Quan điểm chung:
o Rủi ro là một tình huống của thế giới khách quan trong đó tồn tại
khả năng xảy ra một sự sai lệch bất lợi so với kết quả được dự tính
hay mong chờ.
o Rủi ro = Kết quả theo kế hoạch – Kết quả thực tế
- 3 cách phân loại rủi ro thường gặp
 Rủi ro do nguyên nhân – rủi ro sự cố

Ví dụ: Rủi ro do thiên tai, thời tiết: mưa gió, lũ lụt, bão giật làm đổ cây,… gây ùn tắc
giao thông, thậm trí nguy hiểm đến tính mạng con người.

 Rủi ro theo kết quả/hậu quả thu nhận được – rủi ro thuần túy

Ví dụ: Rủi ro khi tham gia giao thông trên đường, có thể xảy ra tai nạn hoặc không
xảy ra tai nạn. Nếu xảy ra tai nạn người đó sẽ bị tổn thất về tài chính, sức khoẻ, tính mạng,
tinh thần… Nếu tai nạn không xảy ra người đó sẽ không bị tổn thất, nhưng cũng không có
lợi ích gì thêm từ sự kiện này.

 Rủi ro theo khả năng giảm tổn thất – rủi ro không thể phân tán

Ví dụ: Rủi ro chứng khoán là rủi ro không thể phân tán được; hay rủi ro trong mua
bán cổ phiếu chưa được chuyển nhượng.

- Công tác quản trị rủi ro rất quan trọng trong quản trị doanh nghiệp

Rủi ro trong kinh doanh là những sự kiện bất lợi, bất ngờ, gây khó khăn trở ngại cho
chủ thể trong quá trình thực hiện mục tiêu kinh doanh, tàn phá các thành quả đang có, bắt
buộc các chủ thể phải chi phí nhiều hơn về nhân lực, vật lực, thời gian trong quá trình phát
triển của mình. Rủi ro xuất hiện ở xung quanh mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân.

Quản trị rủi ro chính là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp xử lý các rủi ro chính. Qua
đó tối ưu hóa nguồn lực doanh nghiệp, tối ưu hóa các mối quan hệ rủi ro và lợi nhuận đạt
được. Đồng thời quản trị rủi ro cũng giúp giám sát một cách có hiệu quả các hoạt động của
doanh nghiệp thông qua các chỉ số rủi ro chính,…

 Quản trị rủi ro doanh nghiệp giúp sử dụng có hiệu quả dòng tiền trong đầu tư.
o Quản trị rủi ro có thể chỉ ra và loại bỏ những điều bất lợi, thừa thãi
không cần thiết, loại bỏ được những chi phí phát sinh trong quá trình
đầu tư, sản xuất và phát triển doanh nghiệp.
 Quản trị rủi ro giúp việc đầu tư và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp hiệu
quả hơn.
 Quản trị rủi ro tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp.
o Quản trị rủi ro doanh nghiệp hỗ trợ rất tích cực cho hoạt động quản trị
doanh nghiệp của các nhà lãnh đạo
 Quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu chiến lược đã đề ra.
o Quản trị rủi ro doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào các nguyên nhân gây
ra thiệt hại cho doanh nghiệp. Qua đó hỗ trợ bộ phận quản lý cải thiện
hiệu quả hoạt động, giảm thiểu tối đa các nguyên nhân dẫn tới sụt giảm
doanh thu, lợi nhuận, chủ động trong các tình huống.
 Quản trị rủi ro doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của các nhà đầu tư
o Các nhà đầu tư hiện nay rất quan tâm đến mức độ rủi ro của doanh
nghiệp để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
 Quản trị rủi ro là hoạt động không thể thiếu của một doanh nghiệp.

Bài 4.
Rủi ro từ đầu tư Bitcoin

Sự biến động lớn trong thị trường chứng khoán đang được lặp lại trên thị trường tiền
điện tử, khi sự biến động khiến các tài sản rủi ro rơi vào vòng lốc xoáy. Theo đó, ngày 9/5,
Bitcoin (BTC) đã chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng xuống mức thấp nhất là 32.650
USD/BTC, giảm hơn 50% so với mức cao kỷ lục 67.802 USD được ghi nhận vào tháng
11/2021. Cùng với đó, Ethereum (ETH), đồng tiền điện tử lớn thứ hai cũng bị áp lực giảm
mạnh, về mốc 2.362 USD/ETH.
Nhà phân tích thị trường cấp cao tại Oanda Châu Á, Jeffrey Halley cho biết: “Nếu tâm
lý rủi ro tiếp tục giảm mạnh, Bitcoin có thể đang trên đường về mốc 28.000 USD/BTC và
sau đó là 20.000 USD”.

Nhiều câu hỏi đặt ra mà vấn đề được quan tâm nhất hiện nay là, có phải bong bóng
Bitcoin đang xì hơi không, khi thị trường có phản ứng chống lại một loạt các thách thức?
Trước sự hoảng loạn của nhiều người, thị trường tiền điện tử đang bắt đầu đỏ rực. Cùng với
tất cả các loại tiền điện tử lớn khác, Bitcoin tiên phong đà giảm mạnh một cách đáng kinh
ngạc.

Dữ liệu từ Chỉ số Sợ hãi và Tham lam của Bitcoin cho thấy, đồng tiền này hiện đang
ở chế độ “cực kỳ sợ hãi”. Một dấu hiệu bi quan khác là trong vài giờ qua, BTC đang được
chuyển nhượng và thanh lý hàng loạt. Whale Alert đã đăng trên Twitter về việc 1.500 BTC
được chuyển từ một ví không xác định sang Coinbase. Và trong một sự cố khác, 12.852
BTC cũng được chuyển từ một ví không xác định sang một ví không xác định khác.

Theo Watcher Guru, một con số khổng lồ nữa là 320 triệu USD đã được thanh lý khỏi
thị trường tiền điện tử trong ngày qua. Điều này phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư đang
giảm dần. Như nhà giao dịch nổi tiếng Peter Brandt, người thường dự đoán một số động
thái lớn của Bitcoin tuyên bố rằng, Bitcoin và tiền điện tử nói chung đang ở bờ vực của một
vụ tai nạn giống như Dot-com. Tuy nhiên, một số nhà phân tích khác lại nhận định, sự sụt
giảm chỉ là tạm thời và thị trường tiền điện tử cuối cùng sẽ chuyển sang màu xanh. Tính từ
đầu tháng 5/2022, BTC đã mất hơn 4.000 USD, tương đương 11,1%. Trong lịch sử, tháng
tồi tệ nhất được ghi nhận là vào tháng 5 năm ngoái, khi đồng tiền này đã mất 35,3%. Trong
bốn năm liên tiếp từ 2018-2021, Bitcoin thường đã tăng ít nhất 32% vào tháng 4, nhưng
năm nay đã giảm 17,3% - mức thấp nhất được ghi nhận.

Do vậy, lời khuyên từ các nhà phân tích khi nói đến hành động giá của Bitcoin trong
ngắn hạn là: Hãy cẩn thận. Trước đó, Cointelegraph đã báo cáo rằng, Bitcoin sẽ giảm mạnh,
thậm chí dưới 30.000 USD trong những tuần tới.

(Nguồn: Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam)


1. Trình bày những hiểu biết của anh/ chị về đồng tiền ảo Bitcoin và nền tảng
Blockchain

Trả lời:

a. Khái niệm đồng tiền ảo Bitcoin

Bitcoin (ký hiệu: BTC, XBT, BitcoinSign.svg) là một loại tiền mã hóa, được phát
minh một cá nhân hoặc tổ chức vô danh dùng tên Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm
mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối
Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào.

Bitcoin có cách hoạt động khác hẳn so với các loại tiền tệ điển hình: không có một
ngân hàng trung ương nào quản lý nó và hệ thống hoạt động dựa trên một giao thức mạng
ngang hàng trên Internet.

Đặc điểm:

- Tính phi tập trung: BTC là loại tiền tệ không bị kiểm soát từ chính phủ hoặc các
ngân hàng trung ương. Bitcoin hoạt động trong hệ thống phi tập trung ngang hàng,
do đó về lý thuyết, không ai có quyền kiểm soát với loại tiền tệ này.
- Tính ẩn danh: Đối với Bitcoin, tất cả mọi thông tin này đều được bảo mật. Lý do
là vì Bitcoin hoàn toàn không trực tiếp liên kết với thông tin cá nhân, từ đó tính ẩn
danh của đồng tiền ảo này là rất cao. Tuy nhiên, mặt trái của điều này chính là
kinh doanh Bitcoin gia tăng nguy cơ bị sử dụng cho mục đích phi pháp, như rửa
tiền, khủng bố hoặc buôn bán ma tuý.
- Định dạng: Định dạng vật lý của Bitcoin khác hoàn toàn với tiền tệ thông thường,
bởi đây là một dạng tiền ảo hay tiền kỹ thuật số.
b. Khái niệm nền tảng Blockchain

Blockchain là công nghệ chuỗi – khối, cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn
dựa trên hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp, tương tự như cuốn sổ cái kế toán của một công
ty, nơi mà tiền được giám sát chặt chẽ và ghi nhận mọi giao dịch trên mạng ngang hàng.
Mỗi khối (block) đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với khối
trước đó, kèm theo đó là một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Dữ liệu khi đã được mạng
lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được. Blockchain được thiết kế để chống
lại việc gian lận, thay đổi của dữ liệu.

Blockchain đầu tiên được phát minh và thiết kế bới Satoshi Nakamoto vào năm 2008
và được hiện thực hóa vào năm sau đó như là một phần cốt lõi của Bitcoin, khi công nghệ
blockchain đóng vai trò như là một cuốn sổ cái cho tất cả các giao dịch. Qua việc sử dụng
mạng lưới ngang hàng và một hệ thống dữ liệu phân cấp, Bitcoin blockchain được quản lý
tự động. Việc phát minh ra blockchain cho Bitcoin đã làm cho nó trở thành loại tiền tệ kỹ
thuật số đầu tiên giải quyết được vấn đề double spending (chi tiêu gian lận khi 1 lượng tiền
được dùng 2 lần). Công nghệ này của Bitcoin đã trở thành nguồn cảm hứng cho một loạt
các ứng dụng khác.

Đặc điểm:

- Không thể làm giả, không thể phá hủy các chuỗi Blockchain: theo như lý thuyết
thì chỉ có máy tính lượng tử mới có thể giải mã Blockchain và công nghệ
Blockchain biến mất khi không còn Internet trên toàn cầu.
- Bất biến: dữ liệu trong Blockchain không thể sửa (có thể sửa nhưng sẽ để lại dấu
vết) và sẽ lưu trữ mãi mãi.
- Bảo mật: Các thông tin, dữ liệu trong Blockchain được phân tán và an toàn tuyệt
đối.
- Minh bạch: Ai cũng có thể theo dõi dữ liệu Blockchain đi từ địa chỉ này tới địa chỉ
khác và có thể thống kê toàn bộ lịch sử trên địa chỉ đó.
- Hợp đồng thông minh: là hợp đồng kỹ thuật số được nhúng vào đoạn code if-this-
then-that (IFTTT), cho phép chúng tự thực thi mà không cần bên thứ ba.
2. Trình bày những rủi ro dành cho Nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường tiền ảo
Bitcoin

Trả lời:
a. Rủi ro về thị trường

Bitcoin (BTC) cũng giống như bất cứ khoản đầu tư nào. Giá trị của nó đều có thể bị
dao động nếu thị trường thay đổi. Trong 10 năm tồn tại ngắn ngủi, giá trị của đồng tiền đã
chứng kiến nhiều biến động mạnh và do không bị kiểm soát bởi bất kỳ một chính phủ nào
nên giá Bitcoin có độ tăng giảm cao hơn các loại tài sản truyền thống.

Vào giai đoạn năm 2009 khi mới ra đời, đồng Bitcoin có giá trị chưa tới 1 USD. Đến
cuối năm 2017 thế giới chứng kiến đồng giá đồng Bitcoin tăng vọt lên 20.000 USD và sau
đó giảm xuống gần 3.000 USD trong năm tiếp theo. Đến năm 2021, cùng với sự đi lên của
thị trường, đồng Bitcoin giai đoạn này đã lập kỷ lục khi có thời điểm lên tới gần 65.000
USD.

b. Rủi ro về bảo mật

Đa phần các cá nhân sở hữu và sử dụng BTC lưu trữ tài sản của mình trên các sàn
giao dịch tập trung. Nếu không làm theo các bước bảo mật tài khoản một cách nghiêm ngặt
và lựa chọn đúng sàn giao dịch Bitcoin uy tín, khả năng bị mất Bitcoin (BTC) là rất cao.
Do đó, cần phải cẩn thận khi mua bán BTC hay bất kỳ loại tiền ảo nào khác.

Các sàn giao dịch Bitcoin hoàn toàn là kỹ thuật số nên cũng như các hệ thống tiền ảo
khác, đều có nguy cơ bị hack hoặc bị phần mềm độc hại xâm nhập và đánh cắp dữ liệu.
Chúng có thể đánh cắp mã khóa riêng tư của chủ sở hữu Bitcoin và có thể chuyển Bitcoin
bị đánh cắp sang một tài khoản khác.

c. Rủi ro về mặt luật pháp

Một số tội phạm với các hoạt động như rửa tiền, mua bán trái phép hoặc trốn thuế có
thể sử dụng Bitcoin để né tránh sự điều tra của chính phủ. Do đó, các nhà nước và chính
phủ sẽ luôn tìm cách điều chỉnh, hạn chế sử dụng Bitcoin hoặc áp đặt luật pháp dưới nhiều
hình thức. Vì vậy, việc thiếu các quy định thống nhất về bitcoin và các loại tiền ảo khác đặt
ra câu hỏi về tính thanh khoản, tính phổ biến và tuổi thọ của chúng.

Theo các quy định của pháp luật hiện hành về tiền tệ và ngân hàng, bitcoin (và các
loại tiền ảo tương tự khác) không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán
hợp pháp tại Việt Nam. Do vậy, việc sử dụng bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác)
làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Các tổ chức tín
dụng không được phép sử dụng bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) như một loại tiền
tệ hoặc phương tiện thanh toán khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng.

3. Theo anh/chị, các nhà đầu tư Bitcoin cần sử dụng những biện pháp gì để kiểm soát
và tài trợ rủi ro khi tham gia vào thị trường Bitcoin.

Trả lời:

Để tránh được những rủi ro khi tham gia vào thị trường Bitcoin, thì nhà đầu tư nên có
những giải pháp sau:

- Kiến nghị cho Nhà nước để xây dựng được một khung pháp lý toàn diện, phù hợp
với sự phát triển của khoa học và công nghệ, bảo vệ được lợi ích các nhà đầu tư:
 Pháp luật cần đưa ra quy định rõ ràng về bản chất pháp lý của tiền mã hóa
và xác định tiền mã hóa như một loại tài sản.
 Khi đã xác định được bản chất pháp lý của các loại tiền KTS, cần có những
quy định trong việc giao dịch, sử dụng hay khai thác các loại tiền này.
 Hệ thống pháp luật cần có những quy định cụ thể về hành vi đừa đảo trong
lĩnh vực này mà Nhà nước có thể kiểm soát, đồng thời có quy định cụ thể
về chế tài cho các hành vi lừa đảo
- Tuân thủ những quy tắc khi đầu tư:
 Không mua số lượng nhiều khi mới chơi Bitcoin.
 Cẩn thận khi giao dịch đòn bẩy: Vì đồng tiền ảo là một loại sản phẩm có
biến động lớn (đây cũng là lý do tại sao nhiều người mê đầu cơ tiền ảo),
cho nên một số sàn giao dịch hiện chỉ cung cấp cho nhà đầu tư mức đòn
bẩy không quá lớn khi đầu tư coin.
 Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư sẽ giảm
thiểu khả năng thua lỗ khi Bitcoin sụt giảm mạnh, các khoản đầu tư vào các
tài sản khác có thể ‘cứu vớt’ mình trước nguy cơ ‘cháy tài khoản’.
 Nên bắt đầu từ số vốn ít.
 Chọn nguồn thông tin đáng tin cậy
- Không nên giữ Bitcoin trên sàn quá lâu
- Liên tục cập nhật các tin tức Bitcoin mỗi ngày
- Lưu trữ tài khoản và ví Bitcoin một cách an toàn

Bài 5.
Bằng các kiến thức đã học, trình bày những giải pháp Quản trị rủi ro trong cuộc sống
và trong công việc của bản thân.

Trả lời:

Những giải pháp trong môn học Quả trị rủi ro đã học, có 6 giải pháp chính:

1. Né tránh rủi ro
2. Chấp nhận rủi ro
3. Giảm thiểu rủi ro
4. Chuyển dịch rủi ro
5. Phân tán và chia sẻ rủi ro
6. Tài trợ rủi ro

Trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong công việc thì luôn luôn tồn tại những rủi ro
tiểm ẩn có thể về mặt tinh thần hoặc có thể về mặt vật chất. Ở Việt Nam, thì tai nạn khi
tham gia giao thông là rủi ro vừa mang tổn hại về mặt tinh thần lẫn vật chất. Vậy nên áp
dụng vào những kiến thức đã học để có thể giảm thiểu những rủi ro khi tham gia giao thông:

- Né tránh rủi ro: khi đi xe chạy ngoài đường, em sẽ đi tránh những ổ gà, nắp cống.
nhưng đồng thời cũng gây ra những rủi ro cho em là va vào xe khác nên để giải
quyết vấn đề thì em sẽ đi chậm, quan sát để vừa tránh ổ gà mà vẫn an toàn.
- Chấp nhận rủi ro: em có việc gấp phải đi ra ngoài đường, nếu trời mưa thì em chấp
nhận rủi ro là bị ướt hoặc cảm lạnh để đi ra ngoài đường hoàn thành công việc của
mình.
- Tài trợ rủi ro: em sử dụng phương pháp này khi em mua bảo hiểm thân thể, bảo
hiểm y tế hoặc bảo hiểm dành cho người tham gia giao thông nhưu bảo hiểm xe
máy, bảo hiểm ô tô để nếu có xảy ra tai nạn thì sẽ giảm thiểu được những tổn thất
từ phía bản thân cũng như từ xe cộ của mình.

You might also like