You are on page 1of 14

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA TÀI CHÍNH

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
(FIN52A)

Giảng viên: Lương Minh Hà


Sinh viên thực hiện: Trần Hương Trà
Mã sinh viên: 20A4050366
Lớp niên chế: K20KDQTG
Đề thi số: 4

MỤC LỤC

Hà Nội, 7/2021
Page |2

BÀI LÀM: Đề thi số 4.............................................................................................3

CÂU 1....................................................................................................................... 3

CÂU 2:...................................................................................................................... 3

CÂU 3....................................................................................................................... 4

CÂU 4....................................................................................................................... 7

CÂU 5....................................................................................................................... 8

CÂU 6....................................................................................................................... 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................11

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 - Mức độ phơi nhiễm theo SGD của công ty Nelson.................................4

Bảng 2 - Hedging quyền chọn tiền tệ......................................................................5

Bảng 3 - Chiến lược không hedging.......................................................................6

Bảng 4 - Lãi suất tài trợ hiệu quả dựa vào mức thay đổi phần trăm tỷ giá giao
ngay .........................................................................................................................9

Bảng 5 - Phân tích dòng tiền của dự án...............................................................10

Bảng 6 - Phân tích dòng tiền dự án khi SGD có thể giảm giá 6% so với USD........11
Page |3

BÀI LÀM - ĐỀ THI SỐ 4

Câu 1
- Nelson không phải là công ty đa quốc gia.
Nez là công ty đa quốc gia.
- Vì
Công ty đa quốc gia (MNC) là loại hình công ty tham gia vào quá trình sản
xuất hoặc bán sản phẩm dịch vụ trên nhiều nước.
Các công ty đa quốc gia thường hay sở hữu nhà máy cùng văn phòng thuộc
hai khu vực khác nhau đồng thời có chung một trụ sở, họ điều phối toàn bộ hoạt
động kinh doanh chung trong công ty.
Vì vậy có thể thấy
 Nelson là một công ty có trụ sở tại Mỹ. Hoạt động kinh doanh của hãng chủ
yếu trên thị trường Mỹ và một phần từ xuất khẩu. Nelson chỉ xuất khẩu hàng
hóa sang 1 quốc gia khác chứ không kiểm soát hoặc sở hữu việc sản xuất
hàng hóa hoặc dịch vụ tại một quốc gia khác. Do vậy Nelson không phải là
công ty đa quốc gia.
 Công ty Mez cũng có trụ sở ở Mỹ, nhưng có chi nhánh tại Singapore với
doanh thu hàng năm khoảng S$800 triệu. Chi nhánh tại Singapore do công
ty mẹ Mez tại Mỹ sở hữu và kiểm soát toàn bộ. Do vậy Mez là công ty đa
quốc gia.

Câu 2:
Phơi nhiễm giao dịch là hiện tượng mà giá trị của các giao dịch trong tương
lai bằng tiền mặt bị chịu ảnh hưởng do biến động tỷ giá.
Phơi nhiễm giao dịch thường chỉ xảy ra khi doanh nghiệp tiến hành giao dịch
bằng ngoại tệ thì mới có thể chịu ảnh hưởng từ rủi do này. Các doanh nghiệp có
doanh thu thu về hoặc thanh toán các chi phí phát sinh hoàn toàn bằng đồng tiền nội
địa của họ sẽ không phải chịu rủi ro tương tự. 
Page |4

Nelson có phơi nhiễm giao dịch vì đầu mỗi quý công ty thu về được 200
triệu SGD đồng thời phải chi trả 80 triệu SGD( trong đó SGD là đồng ngoại tệ).
Ta có bảng đánh giá mức độ phơi nhiễm theo SGD tại đầu mỗi quý sau:

Đồng tiền Dòng vào (triệu) Dòng ra (triệu) Dòng tiền ròng (triệu)

SGD 200 80 + 120


Bảng 1 - Mức độ phơi nhiễm theo SGD của công ty Nelson

Từ bảng 1, lượng giá trị bị đứng trước rủi ro tại thời điểm đầu mỗi quý +120 triệu
SGD.

Câu 3
Từ kết quả ở câu 2, lượng giá trị bị đứng trước rủi ro tại thời điểm đầu mỗi
quý là +120 triệu SGD, cho nên có thể nói Nelson sẽ nhận được 120 triệu SGD
trong 90 ngày tới.
 Hedging kỳ hạn
Bán hợp đồng kỳ hạn 90 ngày SGD, lượng USD nhận được sau 90 ngày là:
120 000 000 x 0.545 = 65 400 000 (USD) (1)

 Hedging thị trường tiền tệ


Vay đồng SGD, chuyển sang USD đầu tư, sử dụng khoản phải thu để trả.
Lượng SGD cần vay

Chuyển sang USD


117 302 052.8 x 0.55 = 64 516 129.03 (USD)
Sau 1 năm thu được số USD là:  
64 516 129.03 (1 + 1.9%) = 65 741 935.48 (USD) (2)
Page |5

 Hedging quyền chọn tiền tệ


Bán 90 ngày đồng SGD có
Trong đó: Giá thực hiện =  0.565 USD 
      Phí quyền chọn = 0.03 USD/ đơn vị
Ta có bảng sau:

Tỷ giá Phí quyền Thực hiện Giá hedging Tổng giá trị Xác xuất
giao ngay chọn (USD) quyền chọn (USD) (triệu USD)

0.460 0.03 Có 0.535 64.2 5%


0.486 0.03 Có 0.535 64.2 20 %

0.513 0.03 Có 0.535 64.2 30 %


0.542 0.03 Có 0.535 64.2 25 %

0.572 0.03 Không 0.542 65.04 15 %


0.604 0.03 Không 0.574 68.88 5%
Bảng 2 - Hedging quyền chọn tiền tệ
Từ bảng 2, ta có
64,2 x (5% + 20% + 30% + 25%) + 65.04 x 15% + 68.88 x 5% = 64.56 (triệu USD)
 Số USD nhận được là: 64.56 triệu USD = 64 560 000 USD (3)

 Chiến lược không hedging

Tỷ giá giao ngay Số tiền (triệu USD) Xác suất


0.460 55.2 5%

0.486 58.32 20 %
0.513 61.56 30 %

0.542 65.04 25 %
0.572 68.64 15 %

0.604 72.48 5%
Page |6

Bảng 3 - Chiến lược không hedging


Từ bảng 3, ta có
55.2 x 5% + 58.32 x 20% + 61.56 x 30% + 65.04 x 25% + 68.64 x 15% + 72.48 x
5% = 63.072 (triệu USD)
 Số USD nhận được là 63.072 triệu USD = 63 072 000 USD (4)
Từ (1), (2), (3), (4) công ty Nelson nên chọn Hedging theo thị trường tiền tệ vì sẽ
nhận được số USD cao nhất.
 Nếu thực hiện hedging kỳ hạn thì Nelson sẽ phải đánh đổi một khoản tiền là
341 935,48 USD.
Vì khi hedging kỳ hạn công ty sẽ thu được một khoản tiền là 65 400 000
USD còn khi hedging theo thị trường tiền tệ công ty sẽ thu được khoản tiền lớn hơn
341 935,48 USD đó là 65 741 935.48 (USD)

 Phân tích các khả năng có thể có của chiến lược hedging kỳ hạn so với
không hedging.
Khả năng 1: Khi chọn hedging kỳ hạn, hedging kỳ hạn sẽ giúp doanh nghiệp
nhận được nhiều USD hơn so với không hedging (65400000 so với
63072000 USD.
Khả năng 2: Khi chọn không hedging, doanh nghiệp sẽ nhận được ít USD
hơn so với việc hedging kỳ hạn (63072000 so với 65400000.

 Kỹ thuật hedging kỳ hạn tốt hơn kỹ thuật hedging bằng quyền chọn 
Từ (1) và (3) khi sử dụng hedging kỳ hạn, công ty sẽ thu về khoản USD
nhiều hơn 840 000 USD so với kỹ thuật hedging quyền chọn 

 Kỹ thuật hedging thông qua trạng thái lãi suất trên thị trường tiền tệ tốt hơn
chiến thuật hedging kỳ hạn.
Từ (1) và (2) khi sử dụng hedging theo thị trường tiền tệ, công ty sẽ thu được
về số USD nhiều hơn 341 935,48 USD so với hedging kỳ hạn.
Page |7

Câu 4
Phơi nhiễm kinh tế là hiện tượng mà giá trị các dòng tiền tương lai của một
công ty chịu tác động do biến động tỷ giá hối đoái phát sinh trong hoạt đọng kinh
doanh (không chỉ trực tiếp phát sinh trong các giao dịch nước ngoài).
Căn cứ vào những thông tin được cung cấp trên, ta có thể thấy Nelson là
công ty có mức phơi nhiễm rủi ro kinh tế cao hơn, vì:
 Mez và Nelson cùng có khoản doanh thu là S$800 triệu nhưng Mez sẽ giữ lại
toàn bộ lợi nhuận đó để tái đầu tư vì vậy Mez sẽ không chuyển tiền về trong
nước, do đó họ sẽ nhận ít rủi ro kinh tế hơn
 Bên cạnh đó, Nelson lại chuyển doanh thu đó về công ty mẹ tại Mỹ, vì vậy
họ sẽ có mức phơi nhiễm rủi ro cao hơn
 Ngoài ra, Nelson có chi phí bằng 20% trong khi đó Mez chỉ có 10% chi phí
bằng SGD, vì vậy ta thấy Nelson đang có dòng tiền ròng bằng ngoại tệ lớn
hơn Mez

Các biện pháp quản trị rủi ro có thể áp dụng cho công ty:
 Công ty có thể chuyển đổi thị trường sang một thị trường có đồng tiền ít biến
động hơn. Điều này sẽ giúp công ty giảm tỷ lệ ảnh hưởng của việc đồng tiền
ngoại tệ biến động.
 Công ty còn có thể nghiên cứu và phát triển thêm một số sản phẩm để có thể
bao phủ thêm nhiều thị trường nhằm giảm ảnh hưởng của việc đồng SGD
tăng hoặc giảm giá.

Câu 5
Phơi nhiễm chuyển đổi là hiện tượng xảy ra khi một công ty đa quốc gia
chuyển đổi BCTC của các chi nhánh về đồng tiền của chính quốc trong quá trình
hợp nhất các BCTC
Page |8

Hai lý do chứng tỏ phơi nhiễm chuyển đổi của Mez lớn hơn Nelson:
 Mez có mức độ tham gia của chi nhánh nước ngoài là 60% doanh thu so với
30% của Nelson. Do đó, mức độ phơi nhiễm chuyển đổi của Mez sẽ lớn hơn
Nelson.
 Mez hiện đang làm báo cáo tài chính định kỳ dựa trên toàn bộ doanh thu mà
họ tạo ra tại Singapore nhưng Nelson đã bắt đầu nhìn ra được các rủi ro về
biến động tỷ giá và bắt đầu thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro
này. Từ đó, ta có thể thấy được Nelson đang có phơi nhiễm chuyển đổi ít hơn
Mez.

Câu 6
 Công thức tính lãi suất tài trợ hiệu quả: E(rf) = (1 + if ) ( 1 + E(ef) ) - 1
Trong đó: E(rf): lãi suất tại trợ hiệu quả
if : lãi suất niêm yết
E(ef): phần trăm thay đổi tỷ giá
Có lãi suất vay trái phiếu SGD là 10%/năm nên (1+if) = (1+10%) = 1.1
Ta có bảng sau:
Đồng Phần trăm Khả năng sảy Tính toán lãi suất tài trợ hiệu quả
tiền thay đổi tỷ giá ra mức phần dựa vào mức phần trăm thay đổi của
giao ngay trăm thay đổi tỷ giá giao ngay
trong thời của tỷ giá
gian vay giao ngay
SGD 0% 20% (1.1)[1+(0%)] - 1 = 0.1 hay 10%
SGD -1.50% 55% (1.1)[1+(-1.5%)] -1 = 0,0835 hay 8.35%
SGD 2.50% 25% (1.1)[1+(2.5%)]-1 = 0,1275 hay 12.75%
Bảng 4 - Lãi suất tài trợ hiệu quả dựa vào mức thay đổi phần trăm tỷ giá giao ngay

 Khả năng lãi suất thực EUR thấp hơn đồng USD là 75%. Nên quyết định vay
bằng SGD tốt hơn so với vay bằng USD.
Lãi suất bình quân khi vay SGD là
Page |9

20% x 10% + 55% x 8.35% + 25% x 12.75% = 9.78%

 Mô hình CAPM
Ta có công thức: Ri = Kl = Rf + x (RM - Rf)

Trong đó: Ri: Tỷ lệ lợi tức kỳ vọng


Kl: Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu
Rf: Tỷ lệ lợi tức phi rủi ro/ lãi suất trái phiếu chính phủ
RM: Tỷ lệ lợi tức yêu cầu của thị trường
: Hệ số beta của cổ phiếu

RM - Rf: Phần bù rủi ro của thị trường


Ta có:
- Lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm là 7.5%  Rf = 7.5%
- Hệ số beta của Nelson khá cao, khoảng 1.2  = 1.2

- phần bù rủi ro thị trường 10%  RM - Rf = 10%


Thay số: Ri = Kl = 7.5% + 1.2 x 10% = 19.5%
Vậy chi phí sử dụng vốn cổ phần của Nelson là 19.5%.

 Tỷ lệ chiết khấu WACC


Ta có công thức: K = (1 - ) x Kl + x (1 - t) x i

Trong đó: K: Chi phí vốn bình quân gia quyền


Kl: Chị phí sử dụng vốn cổ phần
: Tỷ lệ sử dụng nợ vay trong tổng nguồn vốn

t: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp


i: Tỷ lệ lãi vay (lãi suất vay)
Ta có:
- Chính phủ Singapore sẽ áp dụng 18% tỷ lệ thuế thu nhập  t = 18%
- Từ bảng 4, có lãi suất vay bình quân SGD là 9,78%  i = 9,78%
P a g e | 10

- Nhà xưởng và máy móc thiết bị cần thiết sẽ tốn 2500 triệu SGD, có thể nói
vốn cần để đầu tư vào dự án là 2500 triệu SGD. Trong khi đó, Để tài trợ cho
dự án, Nelson hiện có 825 triệu USD tương đương 1500 triệu SGD. Phần còn
lại công ty dự kiến sẽ phát hành trái phiếu dài hạn đồng SGD.
Cho nên Vốn chủ sở hữu E = 1500 triệu SGD
Vốn vay D = 2500 - 1500 = 1000 triệu SGD

Có = = = 0.4

 = 0.4

- Từ sơ đồ CAMP có chi phí sử dụng vốn cổ phần của Nelson là 19.5%


 Kl = 19.5%
Thay số:
K = (1 - 0.4) x 19.5% + 0.4 x (1-18%) x 9.78% = 0.1490784 hay 14.90784%
Vậy tỷ lệ chiết khấu cho dự án là 14.09784%.
Ta có bảng phân tích dòng tiền của dự án: (chi tiết bảng được trình bày trong file
excel)

Bảng 5 - Phân tích dòng tiền của dự án


(xem chi tiết tại file excel)

Từ bảng 5, NPV của dự án cộng dồn 10 năm là

729,916,083.91 USD > 0


P a g e | 11

 Nelson nên chấp nhận dự án này.

 Khi SGD có thể giảm giá tới 6% so với USD, ta có bảng sau (chi tiết bảng
được trình bày trong file excel)

Bảng 6 - Phân tích dòng tiền dự án khi SGD có thể giảm giá 6% so với USD
Nhận xét: Trong trường hợp xấu, SGD giảm 6% so với USD có tác động đến dòng
tiền của dự án theo NPV.

Hiện tại NPV đang có giá trị là 729.916.083,91 nhưng nếu SGD giảm
6%/năm thì NPV sẽ giảm từ 729.916.083,91 xuống còn 403.766.148,60.

Nhưng với NPV như vậy, thì không ảnh hưởng đến quyết định thành lập nhà
máy vì hiện NPV vẫn đang dương và doanh nghiệp vẫn có lợi lớn từ dự án này. Tuy
thời gian hoàn vốn sẽ chuyển từ 8 năm thành 9 năm nhưng chúng ta vẫn nhận được
một nguồn lợi nhuận đáng kể. Do đó, tôi nghĩ chúng ta nên thực hiện dự án này dù
SGD có giảm đến 6%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vy Thùy (2019), “Công ty đa quốc gia là gì? MNC và những thông tin cần
biết về MNC.”, xem tại: https://timviec365.vn/blog/mnc-la-gi-new3723.html
2. Hằng Hà (2019), “Phơi nhiễm rủi ro giao dịch (Transaction Exposure) là
gì?”, xem tại: https://vietnambiz.vn/phoi-nhiem-rui-ro-giao-dich-transaction-
exposure-la-gi-vi-du-minh-hoa-20190829143601229.htm
3. Minh Dũng, “Mô hình CAPM là gì? Cách tính và cách ứng dụng”, xem tại:
https://govalue.vn/mo-hinh-capm/
P a g e | 12

You might also like