CLKD

You might also like

You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC


UEH KHOA NGÂN HÀNG
----------

BÀI TẬP CUỐI KÌ MÔN CHIẾN


LƯỢC KINH DOANH TRÊN THỊ
TRƯỜNG NỢ

Giảng Viên : ThS. Dương Tấn Khoa


Môn học : Chiến lược kinh doanh
trên thị trường nợ
Lớp : ND001
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Hiệp
Câu 1: Khi đầu tư trái phiếu, các nhà đầu tư sẽ đối diện với những rủi
ro nào? Trình bày chi tiết và cho ví dụ về những loại rủi ro mà bạn vừa
nêu?
Bài làm
Các loại rủi ro mà nhà đầu tư sẽ phải đối diện khi đầu tư vào trái
phiếu là:
-Rủi ro lãi suất (interest-rate risk/market risk)
+ Lãi suất và giá trái phiếu có mối quan hệ nghịch đảo.
+ Khi lãi suất giảm, các nhà đầu tư cố gắng nắm bắt hoặc khóa lợi suất
cao nhất trong thời gian lâu nhất có thể. Họ sẽ thu lãi từ trái phiếu trả lãi
suất cao hơn so với giá thị trường bấy giờ. Sự gia tăng nhu cầu dẫn đến
việc tăng giá trái phiếu.
+ Ngược lại, khi mức lãi suất hiện hành tăng lên, các nhà đầu tư đương
nhiên sẽ từ bỏ những trái phiếu trả lãi suất thấp. Điều này sẽ làm cho giá
trái phiếu giảm xuống.
Ví dụ: Một nguồn tiền được huy động 1 năm với lãi suất là 12%/ năm,
tuy nhiên đã duy trì được10 tháng. Vậy tại thời điểm tính toán, nguồn này
chỉ còn 2 tháng là đến hạn. Nếu lãi suất thị trường thay đổi, nguồn này sẽ
được xác định lại lãi suất.

- Rủi ro tái đầu tư (reinvestment risk/reinvestment income)


Một trái phiếu có thể thu hồi đó là nhà đầu tư nhận được tiền nhưng
không thể tái đầu tư ở mức lãi suất tương đương. Về lâu dài, rủi ro tái đầu
tư có tác động xấu đến lợi nhuận đầu tư. Do đó, khi quyết định mua trái
phiếu, nhà đầu tư sẽ lựa chọn những trái phiếu không có đặc tính thu hồi
để có thể nhận được mức lãi suất cao hơn đồng thời giảm rủi ro khi tái
đầu tư trong những lần tiếp theo.
Ví dụ: một nhà đầu tư đang nắm giữ một trái phiếu với lãi suất 7%/năm.
Nhà đầu tư sẽ nhận được khoản trái tức định kỳ mỗi năm là 10.000 đồng
trên mỗi trái phiếu. Giả sử lãi suất không thay đổi. Nhà đầu tư sẽ đem các
khoản trái tức này tái đầu tư với mức lãi suất 7% để tiếp tục sinh lời.

- Rủi ro thu hồi (call risk)


Rủi ro mà công ty phát hành sẽ mua lại (thu hồi) trái phiếu trước thời
điểm trái phiếu đáo hạn. Điều này có nghĩa là trái chủ sẽ nhận được
khoản thanh toán trên giá trị của trái phiếu và trong hầu hết các trường
hợp khoản thanh toán này sẽ được tái đầu tư vào môi trường có lãi suất
thấp hơn.
Ví dụ:Một trái phiếu có thể mua lại phát hành với lãi suất coupon là 5%
và có thời gian đáo hạn là 10 năm. Thời gian bảo vệ khỏi lệnh thu hồi là 4
năm, điều đó có nghĩa là nhà phát hành không thể mua lại trái phiếu trong
bốn năm đầu tiên của vòng đời trái phiếu, bất kể lãi suất thay đổi như thế
nào.
Sau khi thời gian bảo vệ khỏi lệnh thu hồi kết thúc, các trái chủ phải chịu
rủi ro rằng trái phiếu có thể bị mua lại nếu lãi suất giảm xuống dưới 5%.
Đó chính là rủi ro thu hồi của trái phiếu này.
- Rủi ro thanh toán hay rủi ro vỡ nợ (credit risk/default risk)
+ Là rủi ro khiến cho các công ty, cá nhân không thể thực hiện thanh toán
các nghĩa vụ nợ đến hạn của họ.
+ Khi đó, các nhà đầu tư và người cho vay sẽ chịu rủi ro vỡ nợ trong hầu
hết các hình thức mở rộng tín dụng. Đây là loại rủi ro mà hai bên cần phải
cân nhắc khi đánh giá hợp đồng.
Ví dụ: Khi một trái phiếu đến hạn thanh toán lãi mà doanh nghiệp không
hoặc chưa có khả năng thanh toán tại thời điểm đó sẽ khiển cho người
nắm giữ trái phiếu phải đối mặt với rủi ro vỡ nợ
- Rủi ro lạm phát (inflation risk/purchasing-power risk)
Khi chi phí sinh hoạt và lạm phát gia tăng với tốc độ nhanh hơn so với
tốc độ của lãi suất đầu tư trái phiếu, khi đó, sức mua của các nhà đầu tư
sẽ giảm và thậm chí có thể thu về mức lợi suất âm.
Ví dụ: giả sử một nhà đầu tư trái phiếu có khả năng thu được mức lãi suất
2%, nếu lạm phát tăng lên đến 4% sau khi họ đầu tư, thì lợi suất của nhà
đầu tư thực tế chỉ còn là -2%.

- Rủi ro thanh khoản (liquidaty risk)


Lãi suất thấp trong một đợt phát hành trái phiếu có thể dẫn đến biến động
giá đáng kể và có tác động xấu đến tổng lợi nhuận của trái chủ (khi bán).
Cũng giống như cổ phiếu được giao dịch trong một thị trường thưa thớt,
bạn có thể buộc phải bán trái phiếu với một mức giá thấp hơn nhiều so
với dự kiến
+ Rủi ro tỷ giá hối đoái (exchange-rate risk)
Ví dụ: một nhà đầu tư mua trái phiếu dựa vào đơn vị đồng bảng Anh.
Nếu đồng bảng Anh mất giá so với đồng USD, thì người đầu tư sẽ nhận
được ít USD hơn. Rủi ro ở đây được gọi là rủi ro về tỷ giá hay rủi ro tiền
tệ.
+ Rủi ro biến động giá (volatility risk)
Ví dụ: một nhà đầu tư mua trái phiếu với giá 5000 đồng nhưng đến khi
đáo hạn giá trái phiếu chỉ còn 3000 đồng thì nhà đầu tư đã phải hứng chịu
rủi ro biến động giá

Câu 2: Trong điều kiện kinh tế thực tiễn hiện nay của Việt Nam, nếu
một nhà đầu tư nước ngoài dự định đầu tư vào Trái phiếu chính phủ
Việt Nam thì nhà đầu tư đó sẽ đối diện với những rủi ro nào? Giải
thích cho câu trả lời của bạn? (2 điểm)
Bài làm
Khi một nhà đầu tư nước ngoài dự định đầu tư vào Trái phiếu chính phủ
Việt Nam thì có thể đối mặt với 3 loại rủi ro đó là: rủi ro lạm phát, rủi ro
tỷ giá hối đoái, tuy nhiên theo em rủi ro lãi suất ảnh hưởng lớn nhất đối
với nhà đầu tư.
- Thứ nhất, bởi lãi suất của TP chính phủ mặc dù rất ít rủi ro nhưng lãi
suất của nó rất thấp. Và lãi suất của thị trường trái phiếu có thể biến động
tăng so với lãi suất tại thời điểm đầu tư khiến giá trị TP của nhà đầu tư có
thể giảm nếu bán tại thời điểm đó.
- Thứ hai, Lãi suất trái phiếu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu
hút các nhà đầu tư và tác động đến tình hình nợ công của Chính phủ. Tỷ
lệ nắm giữ trái phiếu lớn đồng nghĩa với việc nhà đầu tư tăng kỳ vọng
vào lãi suất trong tương lai. Ngoài ra, lãi suất trái phiếu cũng tác động
đến khả năng trả nợ của Chính phủ. Hiện nay, lãi suất trái phiếu phải
được duy trì ở mức thấp để Nhà nước đủ khả năng chi trả và giảm thâm
hụt ngân sách. Đồng thời, trái phiếu có mức lãi suất thấp hơn so với lạm
phát sẽ làm giảm tính hấp dẫn cho các nhà đầu tư, từ đó cũng ảnh hưởng
trực tiếp đến giá trị của trái phiếu

Câu 3: Một trái phiếu có mệnh giá là $100, lãi suất trái phiếu là
6,5%/năm, trái phiếu có thời gian lưu hành còn lại là 8 năm, thị giá
của trái phiếu $120. Một nhà đầu tư có tỷ suất sinh lợi mong muốn khi
đầu tư trái phiếu là 5,8%/năm. Nhà đầu tư có nên mua trái phiếu
trên hay không? Vì sao? Trình bày chi tiết tính toán của mình (1,5
điểm)
Bài làm

Giá trị thực tế của TP trên là:


C=cxF=100x6.5%=6.5

P=Cx[1-(1+r)^-n/r)+ F/(1+r)^n
=6.5x[(1-(1+5.8%)^-8)/5.8%)+ 100/(1+5.8%)^8
=104,38$
=> Không nên mua trái phiếu A vì thị giá lớn hơn giá trị thực của TP
(120 >104,38)

Câu 4: Một trái phiếu chính phủ có thời gian lưu hành còn lại là 3
năm, trái phiếu có mệnh
giá $200, lãi suất trái phiếu là 9%/năm, trái phiếu trả lãi 6 tháng/lần.
Hãy định giá trái phiếu
trên, biết rằng lãi suất thị trường các kỳ hạn như sau: (1,5 điểm)
bài làm
C=c/2xF=200/2x9%=9

P = C/(1+R1/2) + C/(1+R2/2)^2 + C/(1+R3/2)^3 + C/(1+R4/2)^4 +


C/(1+R5/2)^5 + C/(1+R6/2)^6 + F/(1+ R6/2)^6

= 9/(1+5.25%/2) + 9/(1+5.5%/2)^2 + 9/(1+5.76%/2)^3 +


9/(1+6.02%/2)^4 + 9/(1+6.28%/2)^5 + 9/(1+6.55%/2)^6 +
200/(1+6.55%/2)^6
=> P =213,52$
Vậy giá TP trên là 213,52$

Câu 5: Một trái phiếu có mệnh giá là $500, thời hạn lưu hành còn lại
của trái phiếu là 6 năm, lãi suất trái phiếu là 7,7%%/năm, trả lãi hàng
năm. Trái phiếu hiện có YTM là 8%/năm. Hãy cho biết nếu lãi suất thị
trường giảm 18 điểm cơ bản thì giá trái phiếu sẽ thay
đổi như thế nào? (1,5 điểm)
Bài làm
CFt= cxF
DFt = 1/(1+r)^n
Tỷ trọng = (CFtxDFt)/∑ CFt x DFt
Duration = ∑ Tỷ trọng x t
T CFt DFt CFtxDFt Tỷ trọng Tỷ trọng x t
1 35.6481481
38.5 0.925925926 0.072298985 0.072298985
5
2 33.0075445
38.5 0.85733882 0.066943504 0.133887009
8
3 30.5625412
38.5 0.793832241 0.061984726 0.185954179
8
4 28.2986493
38.5 0.735029853 0.057393265 0.229573061
3
5 26.2024530
38.5 0.680583197 0.053141912 0.265709561
9
6 585,5 339.346344
0.630169627 0.688237607 4.129425642
1
493.065680
5.016848437
5
Thị trường giảm 18d => giá tp tăng 0.18%
dP/P=-Dx [dR/1+R)

dP/P=(-5.016848437)x[-0.18%/(1+8%)] =0.8361%

=> dP= P*0.8361%=493.0656805*0.8361%=4.1225$


P’=P+dP=493.0656805 + 4.1225 = 497.2885$
Vậy khi thị trường giảm 18d thì giá TP tăng 0.8361% ( tăng 4.1225$)

Câu 6
Bài làm
YTM= 5%
F=100000VND
* Trái phiếu D: Không hưởng quyền
C=c*F=7.5% * 100 000 = 7500

P= C+ C ∗¿ ¿

P= 7500+7500 ∗¿ ¿ = 120 157,1027 VNĐ

AI = C* 2/365= 7500 * 2/365= 41, 0959

CF=(120 157,1027 + 41,0959)/100 000 =1,202

* Trái Phiếu E: có hưởng quyền

C= c x F = 4,7% x 100 000 = 4700

PE = C+ C ∗¿ ¿

PE = 4700+ 4700 ∗¿ ¿ = 100 565,8203 VNĐ

AI= C* 157/365= 4700 * 157/365 = 2021,6438

CF= ( 100 565,8203 - 2021,6438)/ 100 000 = 0,9854

* Trái Phiếu F: Không hưởng quyền

C=c*F =3,3% * 100000 =3300 VND

PF= C+ C ∗¿ ¿

PF=3300+3300 ∗¿ ¿ = 94 582,7808 VNĐ


AI= C* 7/365=3300 *7/365=63,2877
CF= (94 582,7808 + 63,2877)/100000= 0,9465

You might also like