You are on page 1of 51

Lý thuyết

1. Phân biệt lãi đơn và lãi kép? Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa ?
- Phân biệt lãi đơn và lãi kép:

Lãi đơn Lãi kép


Giống Trả trên vốn gốc
Khác Trả trên cả phần lãi phát
sinh
Ví dụ minh họa:
 vay 100 tr với lãi suất 10%. Năm

Năm / lãi Lãi đơn Lãi kép


1 100tr*10% 100tr*10%
2 100tr*10% 100tr*10%+100tr*10%*10%
- phân biệt lãi thực và lãi danh nghĩa:
 lãi thực: thời hạn ghép lãi đồng nhất với thời hạn phát biểu lãi suất.
Vd: lãi suất 7%/năm
 lãi danh nghĩa: lãi suất phát biểu gắn với thời kỳ ghép lãi nhất định.
Vd: lãi suất 6%/ năm, ghép lãi theo ngày
2. Vì sao nói giá trị đồng tiền nhận được vào hôm nay lớn hơn giá trị đồng tiền nhận được ở
ngày mai?
Vì:
- lạm phát: nếu có sự lạm phát trong nền kinh tế, giá cả sẽ tăng, giá trị của đồng tiền có
thể giảm theo thời gian, một đồng của ngày mai mua được ít hơn một đồng của ngày hôm
nay. VD: vào những năm 2005 thì 200 đồng vẫn có thể mua thịt mỡ; nhưng đến hiện tại
thì 200 đồng không thể mua được thịt mỡ nữa.
- lãi suất: nếu lãi suất tăng, thì giá trị của đồng tiền trong tương lai sẽ tăng lên. Vì vậy,
nếu nhận 1 đồng hôm nay đầu tư để nhận lãi suất cao hơn vào ngày mai, giá trị cuối cùng
của số tiền sẽ lớn hơn việc nhận 1 đồng vào ngày mai.
VD: nếu mỗi ngày bạn nhận được 1tr, ngày hôm nay bạn mang đi gửi ngân hàng lấy lãi
thì số tiền cuối cùng mà ngày hôm nay bạn nhận được sau gửi ngân hàng sẽ lớn hơn số
tiền ngày mai bạn nhận được
3. Trong hai loại tài khoản tiết kiệm, một là lãi suất 5% ghép lãi theo 6 tháng, hai là lãi suất
5% ghép lãi theo ngày. Bạn thích tài khoản nào hơn? Vì sao?
Ta có: r=(1+i/m)^m – 1
=> mức lãi thực của
5% ghép lãi theo 6 tháng: r1=(1+5%/2)^2 – 1=0.0506
5% ghép lãi theo ngày: r2=(1+5%/365)^365 – 1= 0.0512
=> r1<r2 => 5% ghép lãi theo ngày sẽ có lợi hơn.
4. Bạn hãy trình bày về hao mòn và khấu hao tài sản cố định, tác động tài chính của khấu hao đối
với doanh nghiệp?
- Hao mòn: sự giảm dần về giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ; bao gồm hao mòn hữu hình và
hao mòn vô hình.
+) Hao mòn hữu hình: những hao mòn có thể nhận thấy được như thay đổi trạng thái vật lí ban
đầu, giảm sút về chất lượng, tính năng kỹ thuật,... do bào mòn tự nhiên, thời gian – cường độ sử
dụng, chấp hành kỹ thuật sử dụng và bảo dưỡng....
+) Hao mòn vô hình: sự giảm sút về giá trị trao đổi của TSCĐ do tiến bộ khoa học kỹ thuật
- Khấu hao TSCĐ: chuyển dịch phần giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng vào giá
trị sản phẩm sản xuất theo các phương pháp tính thích hợp.
Nguyên tắc tính khấu hao: phù hợp với mức hao mòn của TSCĐ, đảm bảo thu hồi đầy đủ giá trị
vốn đầu tư ban đầu.
- Tác động tài chính của khấu hao đối với doanh nghiệp:
+) khấu hao tăng
Tăng khả năng bảo toàn vốn
Tăng giá => giảm khả năng cạnh tranh và mức tiêu thụ
Giảm lợi nhuận kế toán (trên sổ sách) => thuế thu nhập giảm (tránh thuế). Và ngược lại
5.Trình bày phạm vi tính khấu hao và trình tự lập khấu hao trong doanh nghiệp?
Phạm vi khấu hao:
- Mọi tài sản cố định liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải trích khấu hao
- Trường hợp không tính khấu hao:
 TSCĐ giữ hộ, bảo quản hộ Nhà nước
 TSCĐ phúc lợi
 TSCĐ khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng
 TSCĐ không sử dụng cho hoạt động kinh doanh
Trình tự khấu hao:
- Bước 1: tính nguyên giá TSCĐ cần khấu hao NGkh
- Bước 2: tính nguyên giá bình quân tăng NGbqt
- Bước 3: tính nguyên giá bình quân giảm NGbqg
- Bước 4: tính nguyên giá khấu hao bình quân = NGkh+NGbqt-Ngbqg
- Bước 5: xác định mức khấu hao năm kế hoạch Mk=NGkhbq*Tk
6. Hãy trình bày khái niệm, đặc điểm vốn cố định ? Quản trị vốn cố định và hiệu quả sử dụng
vốn cố định
- Vốn cố định: là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ mà đặc điểm của nó là luân
chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hàon khi
TSCĐ hết thời hạn sử dụng (biểu hiện bằng tiền của TSCĐ)
- Đặc điểm vốn cố định:
+ tham gia nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm
+ VCĐ được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất
+ sau nhiều chu kỳ sản xuất VCĐ mới hoàn thành một vòng luân chuyển.
- Quản trị vốn cố định: quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm tra việc sử dụng nguồn
vốn cố định trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Hiệu quả sử dụng vốn cố định: dựa trên các chỉ số tổng hợp:
+ Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định: phản ánh 1 đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu
đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ
Hiệu suất sử dụng vốn cố định=doanh thu thuần/số vốn cố định bình quân trong kỳ
+ chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định: phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần
cần bao nhiêu đồng VCĐ
Hàm lượng VCĐ=số vốn cố định bình quân trong kỳ/doanh thu thuần
+ chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận VCĐ: phản ánh 1 đồng VCĐ trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế TNDN)
Tỷ suất lợi nhuận VCĐ=lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế/số vốn cố định bình quân trong kỳ.
7. Hãy trình bày khái niệm, đặc điểm, phân loại vốn lưu động?
- Khái niệm: VLĐ là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ. Đặc điểm của VLĐ chịu sự chi phối bởi đặc
điểm của TSLĐ
- Đặc điểm:
+ VLĐ vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh. Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh
doanh VLĐ lại thay đổi hình thái biểu hiện. Sau mỗi chu kỳ tái sx, VLĐ hoàn thành 1 vòng chu
chuyển
+ VLĐ chuyển toàn bộ giá trị ngay một lần và được hoàn lại toàn bộ khi doanh nghiệp tiêu thị
sản phẩm
- Phân loại VLĐ:
+ Phân loại theo vai trò:
-> VLĐ trong dự trữ sản xuất: giá trị của vật tư, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ lao động
-> VLĐ trong sản xuất: giá trị SPDD, bán thành phẩm, chi phí chờ kết chuyển
-> VLĐ trong lưu thông: giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, các
khoản ký cược lý quỹ ngắn hạn, các khoản phải thu.
+ Phân loại theo hình thái biểu hiệu:
-> Vốn vật tư hàng hóa: giá trị của vật tư, nhiên liệu, phù tùng thay thế, công cụ lao động, bán
thành phẩm, SPDD, thành phẩm
-> Vốn bằng tiền: vốn bằng tiền, khoản đầu tư ngắn hạn, ký cược ký quỹ ngắn hạn, khoản phải
thu
+ Phân loại theo mối quan hệ sở hữu vốn: vốn chủ sở hữu và vốn vay
+ Phân loại theo nguồn hình thành: vốn điều lệ, vốn tự bổ sung, vốn liên doanh, liên kết, vốn đi
vay,...
8. Trình bày các lý do doanh nghiệp phải nắm giữ tiền mặt và các kỹ thuật quản trị tiền mặt trong
doanh nghiệp
- Lý do doanh nghiệp cần giữ tiền mặt:
+ Đảm bảo kinh doanh hàng ngày
+ Bù đắp cho ngân hàng về việc ngân hàng cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ
+ Đáp ứng nhu cầu dự phòng trong trường hợp biến động không lường trước được của dòng tiền
ra/vào của doanh nghiệp (đầu tư, thanh toán....)
+ Hưởng lợi thế trong thương lượng mua hàng
- Các kỹ thuật quản trị tiền mặt trong doanh nghiệp:
+ Đồng bộ hóa dòng tiền mặt: dự đoán và sắp xếp các hoạt động để các hóa đơn gắn đúng với
nhu cầu TM giúp công ty duy trì các khoản giao dịch ở mức thấp nhất.
+ Giảm thời gian kiểm tra hóa đơn
+ Kỹ thuật vốn trôi nổi: vốn trôi nổi là chênh lệch giữa số dư trong sổ sách của công ty với ngân
hàng. Công ty đẩy nhanh thời gian xử lý của những tờ sec gửi đến và trì hoãn hết mức thời gian
thanh toán trong phạm vi cho phép.
+ Đẩy nhanh tốc độ thu tiền thông qua hệ thống tài khoản thu gom hoặc thanh toán qua điện
thoại hay ghi nợ tự động
+ Kiểm soát quá trình thanh toán: tập trung việc thanh toán từ các khoản chi tiêu được duy trì ở
ngân hàng trung tâm; sử dụng hối phiếu; kéo dãn thời gian thanh toán các khoản nợ phải trả
+ Kế hoạch hóa và tập trung hóa việc chi tiêu
+ Sử dụng hối phiếu
9. Bạn hãy cho biết chính sách tín dụng bao gồm những yếu tố nào? Việc đánh giá khách hàng
tín dụng bao gồm mấy bước?
*Chính sách tín dụng bao gồm 4 yếu tố sau:
-Tiêu chuẩn tín dụng liên quan đến sức mạnh tài chính cần thiết để khách hàng tín dụng có thể
được chấp nhận mua tín dụng
-Thời gian tín dụng là thời gian mà người mua được trì hoãn thanh toán, nghĩa là trừ lúc ghi hóa
đơn đến thời hạn cuối cùng họ phải thanh toán, chẳng hạn như Net 60
-Chiết khấu nhờ trả sớm tỉ lệ phần trăm giảm giá và thời hạn trả trước để được nhận chiết khấu
tiền mặt, chẳng hạn như 2/10 net 60. 2/10 chính là phần chiết khấu khách hàng nhận được trong
trường hợp thanh toán trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày viết hóa đơn
-Chính sách thu hồi nợ được đo lường bởi mức độ chặt chẽ hay lỏng lẻo của công ty trong nỗ lực
thu hồi các hợp đồng trả chậm
*Việc đánh giá khách hàng tín dụng bao gồm: 3 bước
-Thu thập thông tin liên quan đến khách hàng tín dụng
-Phân tích thông tin để xác định mức độ tín nhiệm của khách hàng
-Quyết định có nên mở tín dụng cho khách hàng đó không và nếu có thì xác định hạn mức tín
dụng cấp cho khách hàng đó
10. Tại sao các doanh nghiệp phải dự trữ hàng hóa? Các khía cạnh tài chính của quản trị hàng tồn
kho cần phải xem xét là gì?
- Doanh nghiệp cần phải dự trữ hàng hóa vì dự trữ đúng mức, hợp lý tồn kho hàng hóa sẽ giúp
doanh nghiệp không bị gián đoạn trong kinh doanh, không bị thiếu sản phẩm hàng hóa để bán,
đồng thời là có thể sẵn sàng chớp cơ hội kinh doanh, tránh bị thiệt hại do đền bù hợp đồng kinh
doanh,...
Các khía cạnh tài chính cần xem xét khi quản trị hàng tồn kho: chi phí dự trữ và chi phí đặt hàng
- Chi phí dự trữ:
+ Chi phí lưu kho và chi phí bảo quản
+ Chi phí hư hỏng và chi phí thiệt hại
+ Chi phí cơ hội về số vốn lưu trữ đầu tư vào hàng tồn kho
+ Chi phí tiền vay để mua vật tư, hàng hóa dự trữ
- Chi phí đặt hàng:
+ Chi phí giao dịch
+ Chi phí vận chuyển và chi phí giao nhận theo hợp đồng.
=> Mô hình quản trị hàng tồn kho hiệu quả EOQ (xác định lượng đặt hàng tối ưu, khoảng cách
giữa 2 lần đặt hàng, lượng dự trữ an toàn....)
11.Bạn hãy cho biết tại sao trong quản trị tài chính doanh nghiệp, quản trị tiền mặt thường
không biệt lập với quản trị chứng khoán thanh khoản cao? Loại nào có mức độ rủi ro thấp hơn?
- Việc quản trị TM thường không biệt lập với quản trị chứng khoán thanh khoản cao vì: các loại
chứng khoán này đóng vai trò như một lớp đệm cho TM: số dư tiền có thể dễ dàng đầu tư vào
các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao đồng thời các loại chứng khoán này có thể được
bán rất nhanh với chi phí thấp để thỏa mãn nhưnhx nhu cầu cấp bách về tiền.

- TM có mức độ rủi ro thấp hơn so với Chứng khoán thanh khoản cao:
+ TM được coi là tài sản không rủi ro vì không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ biến động thị trường
tài chính, trừ trường hợp lạm phát ảnh hưởng đến giá trị mua sắm của tiền tệ
+ Chứng khoán có mức độ rủi ro cao hơn. Giá trị của chứng khoán có thể thay đổi đáng kể trong
ngắn hạn và có thể mất giá trị nhanh chóng.
12.Trình bày cách phân loại chi phí sản xuất của doanh nghiệp và ý nghĩa của việc phân loại chi
phí sản xuất căn cứ vào các tiêu chuẩn khác nhau?
*Phân loại theo nội dung kinh tế
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất phát sinh nếu có cùng nội dung kinh tế được sắp chung
vào một yếu tố, bất kì nó phát sinh ở bộ phận nào, dùng để sản xuất ra sản phẩm gì. Theo quy
định hiện nay thì chi phí sản xuất được phân thành 5 yếu tố:
-Chi phí nguyên liệu và vật liệu, bao gồm: Cphí NVL chính, Cphí NVL phụ, chi phí phụ tùng
thay thế và chi phí NVL khác
-Chi phí nhân công: Là các khoản chi phí về tiền lương phải trả cho người lao động, các khoản
trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ý tế, kinh phí công đoàn, BH thất nghiệp theo tiền lương của
người lao động
-Cphí khâu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số Khấu hao TSCĐ phải trích trong kì của tất cả tài sản cố
định sử dụng cho sản xuất kinh doanh và hoạt động khác trong kì
-Cphí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài
-Chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên
dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kì
=> cho ta biết tỷ trọng và kết cấu của từng loại chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã chi ra trong
một thời kỳ nhất định
*Phân loại theo chức năng hoạt động:
-Chi phí sản xuất bao gồm:
+Cphí vật tư trực tiếp: Là các chi phí về NVL, vật liệu, nhiên liệu, động lực tiêu dùng trực tiếp
cho sản xuất sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp
+Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động
trực tiếp sản xuất như tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lượng, chỉ ăn ca,
chỉ BHXH,BHYT và KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất của Doanh nghiệp
-Chi phí sản xuất chung:
Gồm các khoản chi phí chung phát sinh ở các phân xưởng sản xuất ngoài hai khoản mục chi phí
trên như tiền lương, phụ cấp ăn ca cho nhân viên phân xưởng, khấu hao TSCĐ thuộc phạm vi
phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền phát sinh ở phạm vi phân xưởng,
bộ phận sản xuất
-Chi phí ngoài: +Chi phí bán hàng
+Chi phí QLDN
=> giúp doanh nghiệp quản lý chi phí sản xuất theo định mức, giúp công tác tính giá thành sản
phẩm dễ dàng hơn, đồng thời phân tích được tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm. Đây cũng là
cơ sở để định mức sản xuất là lập kế hoạch giá thành cho những kỳ sau

Căn cứ MQH giữa chi phí và sản phẩm


-Chi phí cố định: Là chi phí không thay đổi theo sự thay đổi của sản lượng sản xuất, hay quy mô
kinh doanh của doanh nghiệp
Gồm: +Chi phí khấu hao TSCĐ
+Chi phí về tiền lương trả cho cán bộ, nhân viên quản lý
+Các chi phí về thuê tài sản, thuê văn phòng làm việc
-Chi phí biến đổi: Là các chi phí thay đổi theo sự thay đổi của sản lượng sản xuất hay quy mô
sản xuất
Gồm: chi phí vật tư,chi phí tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp, chi phí dịch vụ như tiền điện,
tiền nước, điện thoại
=> Đây là cách phân loại có tác dụng rất lớn trong công tác quản trị của mỗi doanh nghiệp, tổ
chức sản xuất. Giúp nhà quản trị phân tích đưuọc điểm hòa vốn và căn cứ để đưa ra nhưngx
quyết định kinh doanh, quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh.
13. Kết cấu chi phí là gì? Ý nghĩa của việc nghiên cứu kết cấu chi phí?
*Khái niệm: Là tỷ trọng các yếu tố chi phí trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh tại một thời
điểm nhất định
*Ý nghĩa của việc nghiên cứu kết cấu chi phí:
-Cho biết tỉ trọng của các chi phí về nhân công và chi phí vật chất chiếm trong tổng số chi phí.
Từ đó thấy được đặc điểm của sản xuất từng ngành, đồng thời phản ánh trình độ phát triển của
từng ngành
-Là tiền đề kiểm tra giá thành sản phẩm và xác định phương hướng cụ thể cho việc phấn đấu hạ
giá thành sản phẩm
14. Trình bày các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp có liên quan đến sản xuất kinh doanh?
- Thuế giá trị gia tăng: thuế được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát
sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Thuế GTGT=Giá tính thuế*thuế suất thuế GTGT
+ Phương pháp thuế khấu trừ:
Số thuế phải nộp = thuế GTGT đầu ra – thuế GTGT đầu vào
Thuế GTGT đầu ra=Giá tính thuế hh, dv đầu ra* Thuế suất
Thuế GTGT đầu vào được tính bằng tổng số thuế GTGT đã thanh toán đưuọc ghi trên hóa đơn
GTGT mua hàng hóa, dv hoặc chứng từ nộp thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu
+ Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT:
Số thuế GTGT phải nộp=GTGT hh,dv * thuế suất thuế GTGT
=> AD cho DN, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở VN không theo luật đầu tư nước ngoài ở VN,
chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán hóa đơn, chứng từ làm căn cứ tính thuế theo pp
khấu trừ thuế
- Thuế tiêu thụ đặc biệt: được áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, kể cả
tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại VN có sản xuất các mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ
đặc biệt bán ra ở thị trường VN
Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp= số lượng hàng hóa tiêu thụ * giá tính thuế đơn vị hàng hóa *
thuế suất
- Thuế tài nguyên: các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế không phân biệt ngành, nghề,
hình thức khai thác, có địa điểm cố định hay lưu động, hoạt động thường xuyên hay không
thường xuyên, tổ chức hay các cá nhân trong nước hay nước ngoài có khai thác tài nguyên thiên
nhiên của nước ta đều phải nộp thuế tài nguyên.
Thuế tài nguyên phải nộp=Số lượng tài nguyên khai thác*giá tính thuế đơn vị tài nguyên*thuế
suất
- Thuế suất khẩu, thuế nhập khẩu: những hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa
khẩu, biên giới, kể cả hàng hóa trong nước đưa vào khu chế xuất và từ khu chế xuất đưa ra thị
trường trong nước, đều là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, trừ những mặt hàng qui
định khác. Bao gồm thuế suất thông thường và thuế suất ưu đãi
+ Thuế suất thông thường được quy định tại biểu thuế
+ Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với các nước có ký kết điều
khoản ưu đãi trong quan hệ buôn bán với nước ta và những trường hợp khác do Chính phủ quyết
định, nó được quy định thấp hơn nhưng không quá 50% so với thuế suất thông thường.
+ Giá tính thuế hàng xuất khẩu là giá bán tại của khẩu xuất theo hợp đồng
+ Giá tính thuế hàng nhập khẩu là giá mua hàng tại cửa khẩu nhập, bao gồm cả chi phí vận tải,
phí bảo hiểm theo hợp đồng.
- Tiền thu về sử dụng vốn ngân sách: khoản thu tính trên vốn, bao gồm vốn cố định, VLĐ, do
ngân sách nhà nước cấp và vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
Tổng số tiền tiêu thụ về sử dụng vốn ngân sách trong kỳ=Tổng số vốn phải tính thu sử dụng
vống trong kỳ* tỷ lệ thu
- Thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp=Thu nhập chịu thuế*Thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp
15. Tại sao lại nói giá thành sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý các hoạt
động kinh doanh? Nêu sự giống và khác nhau của giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ?
- Giá thành sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý các hoạt động kinh doanh vì
nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, khả năng cạnh tranh và sự tồn tại của một doanh nghiệp.
Sự giống và khác nhau của giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ:
- Giống nhau: đều là biểu hiện bằng tiền, cung cấp thông tin về thành phần chi phí
- Khác nhau:
 Giá thành sản xuất:
Áp dụng cho hoạt động sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cụ thể – 1 khối lượng sản
phẩm nhất định
Tập trung chi phí trực tiếp liên quan đến sản phẩm
Sử dụng để tính toán giá bán sản phẩm và xác định lợi nhuận trên mỗi đoen vị sản phẩm
 Giá thành toàn bộ:
Bao gồm cả các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
Cung cấp cái nhìn tổng quan về tất cả các khoản chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh
Sử dụng để phân tích hiệu quả kinh doanh, đánh giá hiệu suất của các phòng ban và hoạt
động khác nhau trong doanh nghiệp
16.Hãy nêu sự giống và khác nhau giữa chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của
doanh nghiệp?
*Giống nhau: Đều được coi là biểu hiện bằng tiền về lao động sống và lao động hóa được sử
dụng trong quá trình sản xuất
*Khác nhau:
+Về thời gian: Chi phí sản xuất gắn lền với từng thời kì, còn giá thành sản phẩm gắn với thời
gian hoàn thành sản phẩm
+Có nhiều chi phí phát sinh trong kì nhưng chưa có sản phẩm hoàn thành do đó chưa có giá
thành
+Có những chi phí được tính vào giá thành nhưng không được tính vào chi phí kì này
+Mối qua hệ chi phí và giá thành sản phẩm: Chi phí là cơ sở để tính giá thành. Gía thành là
thước đo chi phí sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra để có được khối lượng hoàn thành
17.Nếu đứng trên góc độ người đi vay vốn, người cung ứng vốn và nhà quản lý doanh nghiệp thì
khái niệm chi phí sử dụng vốn thay đổi như thế nào ? những nhân tố nào ảnh hưởng đến chi phí
sử dụng vốn?
*Nếu đứng trước góc độ người đi vay vốn, người cung ứng vốn và người quản lý doanh nghiệp
thì Cphí sử dụng vốn cái giá phải trả là để có số vốn sử dụng, đó là khoản lợi nhuận mà doanh
nghiệp hứa hẹn trả khi nhận vốn từ thị trường dưới hình thức vốn vay hay vốn cổ phần
Khi đầu tư vốn vào doanh nghiệp thì nhà đầu tư phải từ bỏ các cơ hội đầu tư khác trên thị trường.
Do đó, việc đầu tư vốn vào doanh nghiệp sẽ phát sinh chi phí cơ hội của vốn và điều này sẽ
khiến cho nhà đầu tư phải đòi hỏi một mức sinh lời nhất định để bù đắp chi phí cơ hội của vốn
-Đối với nhà đầu tư( cung vốn): Cphí sử dụng vốn là tỷ suất sinh lợi cần thiết mà các nhà đầu tư
trên thị trường yêu cầu khi đầu tư vào công ty
-Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: Cphí sử dụng vốn là tỷ suất sinh lời tối thiểu mà doanh
nghiệp sẽ đòi hỏi khi thực hiện một dự án đầu tư mới
*Những nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn:
-Các nhân tố khách quan:
+Lãi suất thị trường
+Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp
-Các nhân tố chủ quan:
+Chính sách tài trợ vốn
+Chính sách cổ tức
+Chính sách đầu tư
18. Trình bày các biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm
-Nâng cao năng suất lao động
Nâng cao năng suất lao động làm cho số giờ công tiêu hao để sản xuất một đơn vị sản phẩm
được giảm bớt hay nói cách khác, làm cho số sản phẩm sản xuất trong một đơn vị thời gian tăng
lên
Nếu doanh nghiệp không tăng mức tiền cho công nhân thì chi phí về tiền lương của công nhân
cho mỗi đơn vị sản phẩm sẽ giảm đi
Nếu doanh nghiệp tăng mức tiền lương cho công nhân, Doanh nghiệp muốn hạ chi phí về tiền
lương cho mỗi đơn vị sản phẩm thì tốc độ tăng năng suất lao động phải vượt qua tốc độ tăng tiến
lương bình quân
-Tiết kiệm NVL tiêu hao
NVL chiếm tỉ trọng rất lớn trong chi phí sản xuất sản phẩm của ngành sản xuất, thông thường
chiếm khoảng 60-70%. Bởi vậy, tiết kiệm NVL tiêu hao có ý nghĩa quan trọng đối với việc hạ
thấp chi phí sản xuất
19. Hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp? các nhân tố nào ảnh
hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm?
*Ý nghĩa hạ giá thành sản phẩm:
-Tăng lợi nhuận của Doanh nghiệp
Hạ giá thành sản phẩm sẽ trực tiếp làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Có thể nói đây là biện
pháp cơ bản và lâu dài. Gía cả sản phẩm hàng hóa được hình thành bởi quan hệ dây cung cầu
trên thị trường thì lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm tăng thêm
-Thực hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm
Hạ giá thành sản phẩm giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm. Khi có sự
cạnh tranh trên thị trường hàng hóa đa dạng, phong phú về chủng loại, các doanh nghiệp muốn
tồn tại cần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và tìm biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành
-Mở rộng sản xuất
Hạ giá thành sản phẩm có thể giúp doanh nghiệp mở rộng thêm sản xuất sản phẩm dịch vụ. Do
tiết kiệm được chi phí đầu vào nên với cùng một lượng vốn lưu động như cũ, DN có thể sản xuất
được nhiều sản phẩm hành hóa , dịch vụ hơn
*Các nhân tố ảnh hưởng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
-Ứng dụng tiến bộ của khoa học và công nghệ vào sản xuất
-Tổ chức lao động và sử dụng con người: Việc tổ chức lao động khoa học sẽ tạo ra sự kết hợp
các yếu tố sản xuất một cách hợp lý, loại trừ tình trạng lãng phí lao động, thúc đẩy nâng cao năng
suất lao động
-Tổ chức quản lý sản xuất và điều chỉnh: giúp doanh nghiệp đưa ra phương án sản xuất tối ưu,
phương án sử dụng vốn có hiệu quả
20. Tại sao lại nói doanh thu có ý nghĩa rất lớn với toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp và nền kinh tế quốc dân?
-Có được doanh thu bán hàng chứng tỏ sản phẩm làm ra được khách hàng chấp nhận về giá trị và
giá trị sử dụng, đã phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng
-Là nguồn tài chính quan trọng để trang trải các khoản chi phí bỏ ra cho hoạt động kinh doanh,
đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tái sản xuất giản đơn cũng như có thể tái sản xuất mở rộng
-Là nguồn tài chính để thực hiện nghĩa vụ với nhà Nước, là nguồn để tham gia góp vốn cổ phần,
tham gia liên doanh, liên kết các đơn vị khác.
-Thực hiện doanh thu bán hàng đầy đủ, kịp thời góp phần thúc đẩy tăng nhanh tốc độ luân
chuyển vốn lưu động, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất sau
21. Thời điểm nào doanh thu tiêu thụ sản phẩm được xác định? Những nhân tố nào ảnh hưởng
tới doanh thu bán hàng?
-Khi xuất thành phẩm ra tiêu thụ là thời điểm xác định doanh thu
-Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng:
+Khối lượng( số lượng) sản phẩm tiêu thụ trong kì Qt
Dtt= Px Qt
-> Muốn tăng Qt:
Tăng số lượng sản phẩm sản xuất
Tổ chức tốt mạng lưới tiêu thụ
-Gía bán sản phẩm:
Dtt=Px Qt
-> Muốn tăng P:
Phải có một chính sách định giá linh hoạt
Mức giá đưa ra phải hợp lí và được thị trường chấp nhận
-Chất lượng sản phẩm:
Chất lượng sản phẩm cao: Qt tăng, P tăng
-Để nâng cao chất lượng sản phẩm:
Thường xuyên đổi mới kĩ thuật công nghệ
Đầu tư thích đáng việc đổi mới công nghệ sản xuất
Nâng cao trình độ tay nghề của người lao động
Kiểm soát chặt chẽ chất lượng nguồn nguyên liệu
-Kết cấu các mặt hàng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ
-Thị trường tiêu thụ và phương thức thanh toán
Thị trường tiêu thụ thuận lợi->Qt tăng->Dtt tăng
Thị trường tiêu thụ khó khăn->Qt giảm->Dtt giảm
-Uy tín doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm

22.Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp? trình bày các
căn cứ để doanh nghiệp lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm?
*Ý nghĩa:
Hằng năm, Dn đều phải lập kế hoạch doanh thu tiêu thụ sản phẩm, trên cơ sở đó xác định số
doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ trong năm. Chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ sản phẩm
là một chỉ tiêu tài chính rất quan trọng, nó cho biết khả năng về việc tiếp tục quá trình tái sản
xuất của Doanh nghiệp
Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm lập có chính xác hay không sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch lợi nhuận và
các kế hoạch khác của doanh nghiệp. Do đó cần phải quan tâm và không ngừng cải tiến việc lập
kế hoạch này
*Các căn cứ để DN lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm:
-Căn cứ theo đơn đặt hàng của khách hàng:
Trên cơ sở các hoạt động đã ký kết với khách hàng, DN lấy đó làm cơ sở tính toán doanh thu
trong kì kế hoạch, xác định được số lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ, và số tiền về tiêu thụ sản
phẩm. Ưu thế của phương pháp này là sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ hết. Tuy nhiên pp này
khó thực hiện được nếu không có đơn đặt hàng trước của khách
-Dựa vào tình hình thị trường:
Thị trường cho ta biết được tình hình cung cấp loại sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp sản
xuất, từ đó biết được được giá cả thị trường của sản phẩm tiêu thụ và giúp DN dự đoán được
doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Bởi lẽ hai nhân tố quan trọng ảnh hưởng quyết định đến kết quả
doanh thu đó là số lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ và đơn giá sản phẩm hàng hóa tiêu thụ. Hai
nhân tố này chịu sự tác động mạnh mẽ của quan hệ cung cầu trong thị trường
-Căn cứ vào kế hoạch sản xuất:
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất ta biết được trong kì kế hoạch sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm, giá
thành từng đơn vị- đó là cơ sở quan trọng để sự báo số lượng sản phẩm tiêu thụ hoặc dịch vụ
cung ứng và giá bán đơn vị sản phẩm kì kế hoạch
23. Trình bày các biện pháp tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp ?
-Giảm chi phí kinh doanh: Đây là biện pháp cơ bản nhằm tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Nếu trên
thị trường tiêu thụ, giá bán và mức thuế đó được xác định thì lợi nhuận của sản phẩm, hàng hóa,
khối lượng dịch vụ tăng thêm hay giảm bớt là do giá thành sản phẩm quyết định. Bởi vậy, trong
kinh doanh các nhà doanh nghiệp phải hết sức chú ý việc giảm chi phí chấp hành nghiêm chỉnh
các quy định về chi phí, chi thưởng, chi không đúng với các quy định ban hành. Các DN phải
phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa...
-Tăng thêm sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm ( tăng doanh thu): Muốn tăng doanh thu
tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp phải tận dụng hết những khả năng tiềm tàng hiện có để sản xuất
thêm khối lượng sản phẩm. Trong những điều kiện có thể được, DN cần đầu tư vốn để mở rộng
quy mô sản xuất, mua sắm thêm những máy móc hiện đại áp dụng vào sản xuất để có thể tạo ra
được khối lượng sản phẩm nhiều nhất và chất lượng tốt nhấT. Đó là một trong những cơ sở để
doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều sản phẩm do mình sản xuất và trên cơ sở đó tăng được doanh
thu tiêu thụ sản phẩm, làm tăng lợi nhuận cho Doanh nghiệp
24. Tại sao nói báo cáo tài chính có tính tổng hợp?
-Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát tình hình và kết quả hoạt động năm tài chính của tập
đoàn như một doanh nghiệp độc lập không tính đến ranh giới pháp lý của các pháp nhân riêng
biệt là công ty mẹ hay công ty con trong tập đoàn
-Cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá thực trạng tình hình tài chính và
tình hình kinh doanh của tập đoàn trong năm tài chính đã qua và những dự đoán trong tương lai
cho các đối tượng sử dụng thông tin của tập đoàn
25. Nội dung cơ bản của kế hoạch đầu tư và tài trợ? Xây dựng kế hoạch đầu tư và tài trợ trên cơ
sở những căn cứ nào?
- Các nội dung cơ bản của kế hoạch đầu tư và tài trợ bao gồm:
+ Mục tiêu đầu tư: Xác định rõ ràng mục tiêu mà hoạt động đầu tư và tài trợ nhằm đạt được,
chẳng hạn như tăng trưởng doanh thu, mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao hiệu suất hoạt động,
đổi mới công nghệ, hoặc đáp ứng các nhu cầu tài chính cụ thể.
+ Dự án đầu tư: Mô tả chi tiết về dự án đầu tư, bao gồm mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ, quy mô
dự án, định giá, công nghệ sử dụng, lợi ích dự kiến và các yếu tố khác có liên quan.
+ Ngân sách và nguồn tài trợ: Xác định nguồn vốn cần thiết để thực hiện dự án, bao gồm cả
nguồn vốn từ nguồn nội bộ (vốn tự có) và nguồn vốn từ nguồn ngoại bộ (như vay mượn từ ngân
hàng, tài trợ từ nhà đầu tư).
+ Lịch trình và giai đoạn: Xác định thời gian cần thiết để thực hiện dự án, phân chia thành các
giai đoạn và mốc thời gian quan trọng, đảm bảo việc thực hiện được tiến hành đúng lịch trình.
+ Chiến lược tài trợ: Mô tả cách thức huy động và quản lý nguồn tài trợ, bao gồm lựa chọn
nguồn tài trợ phù hợp, xác định lãi suất, điều kiện tài trợ và các yếu tố khác liên quan đến tài trợ.
- Kế hoạch đầu tư và tài trợ được xây dựng dựa trên các căn cứ sau:
+ Nghiên cứu thị trường: Đánh giá sự cần thiết và tiềm năng của dự án đầu tư trên thị trường,
phân tích nhu cầu, khả năng cạnh tranh, xu hướng phát triển và tiềm năng tài chính.
+ Phân tích tài chính: Xem xét khả năng tài chính của doanh nghiệp, bao gồm cơ cấu vốn, khả
năng sinh lời, dòng tiền, lợi nhuận và khả năng trả nợ.
+ Đánh giá rủi ro: Xác định và đánh giá các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện dự
án đầu tư, bao gồm rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính và rủi ro thị trường.
+ Phân tích SWOT: Đánh giá các yếu điểm, mạnh điểm, cơ hội và thách thức liên quan đến dự
án đầu tư và tài trợ.
+ Phân tích tiềm năng lợi nhuận: Đánh giá tiềm năng sinh lợi và lợi ích kinh tế mà dự án đầu tư
mang lại, bao gồm dòng tiền thu về, lợi nhuận, tăng trưởng và giá trị gia tăng.
26. Giải thích các quan hệ ngân sách trong quá trình xây dựng ngân sách.
- Quan hệ giữa ngân sách thu và ngân sách chi: Ngân sách thu liên quan đến việc dự đoán và ước
tính các nguồn thu nhập của tổ chức hoặc cá nhân. Ngân sách chi liên quan đến việc ước tính và
phân bổ các khoản chi tiêu dự kiến. Quan hệ này đảm bảo rằng ngân sách chi không vượt quá
ngân sách thu, để đảm bảo sự cân đối giữa thu và chi.

- Quan hệ giữa ngân sách cơ bản và ngân sách chi tiết: Ngân sách cơ bản là một tài liệu tổng
quan, xác định các mục tiêu và phương hướng chung cho ngân sách. Ngân sách chi tiết là phiên
bản chi tiết hơn của ngân sách cơ bản, bao gồm các khoản thu và chi tiêu cụ thể theo từng phòng
ban hoặc hoạt động. Quan hệ này đảm bảo rằng ngân sách chi tiết phù hợp với ngân sách cơ bản
và đáp ứng được mục tiêu chung.

- Quan hệ giữa ngân sách dự toán và ngân sách thực tế: Ngân sách dự toán là ước tính trước về
các khoản thu và chi tiêu dự kiến trong một giai đoạn nhất định. Ngân sách thực tế là kết quả
thực tế sau khi thực hiện các hoạt động và ghi nhận các khoản thu và chi tiêu thực tế. Quan hệ
này giúp đánh giá và so sánh sự khác biệt giữa dự toán và thực tế, từ đó có thể điều chỉnh và
quản lý ngân sách hiệu quả.

- Quan hệ giữa ngân sách linh hoạt và ngân sách cố định: Ngân sách linh hoạt cho phép điều
chỉnh và thay đổi các khoản chi tiêu theo tình hình thực tế và nhu cầu. Ngân sách cố định có các
khoản chi tiêu được xác định cố định và không thể thay đổi linh hoạt. Quan hệ này giúp đảm bảo
sự linh hoạt trong quản lý ngân sách để thích nghi với biến động và tình hình thay đổi.
27. Trình bày các quan hệ giữa các ngân sách và ngân sách ngân quỹ. Vì sao ngân sách ngân
quỹ là cơ sở để lựa chọn các biện pháp tài trợ?
Quan hệ giữa ngân sách và ngân sách ngân quỹ: Ngân sách là một tài liệu chi tiết mô tả dự
định thu và chi tiêu trong một khoảng thời gian nhất định. Nó xác định các mục tiêu tài chính
và phân bổ tài nguyên cho các hoạt động. Ngân sách ngân quỹ là một phần của ngân sách, tập
trung vào quản lý và điều phối các nguồn tài trợ và nguồn vốn để đảm bảo sự cân đối giữa thu
và chi.
Ngân sách ngân quỹ là cơ sở để lựa chọn các biện pháp tài trợ vì nó cung cấp thông tin quan
trọng về khả năng tài chính và nhu cầu tài trợ, giúp đánh giá và quản lý rủi ro tài chính, và
đảm bảo sự cân đối và hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn và tài trợ.
28. Trình bày sự khác nhau giữa ngân sách ngân quỹ và báo cáo luân chuyển tiền tệ với tư
cách là hai công cụ của hoạch định tài chính?
- Ngân sách ngân quỹ:
 Mục đích: Ngân sách ngân quỹ được sử dụng để lập kế hoạch và quản lý việc sử dụng
nguồn lực tài chính của một tổ chức hoặc cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định.
Nó giúp xác định và phân bổ tài nguyên tài chính cho các hoạt động khác nhau và đảm bảo
sự cân đối giữa thu và chi.

 Nội dung: Ngân sách ngân quỹ bao gồm dự định thu nhập và dự định chi tiêu của một tổ
chức hoặc cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định. Nó xác định mục tiêu tài chính,
quyết định về việc sử dụng tài nguyên tài chính và lập lịch trình thực hiện các hoạt động.
Ngân sách ngân quỹ thường bao gồm các thành phần như dự định thu, dự định chi, dự
định tài trợ và dự định kết quả tài chính.

- Báo cáo luân chuyển tiền tệ:


 Mục đích: Báo cáo luân chuyển tiền tệ nhằm cung cấp thông tin chi tiết về luân chuyển
tiền mặt của một tổ chức hoặc cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định. Nó giúp
người quản lý và nhà đầu tư hiểu rõ về nguồn gốc và sử dụng của tiền mặt, đánh giá khả
năng thanh toán và quản lý rủi ro tài chính.

 Nội dung: Báo cáo luân chuyển tiền tệ thể hiện sự biến động của tiền mặt trong các khoản
thu, chi, và hoạt động đầu tư của một tổ chức hoặc cá nhân. Nó ghi nhận thông tin về tiền
mặt đầu kỳ, các luồng tiền mặt từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài
chính, và tiền mặt cuối kỳ.

29. Mục tiêu chính của các báo cáo dự toán là gì? Là một báo cáo dự đoán về tương lai, các báo
cáo này khác với ngân sách ngân quỹ như thế nào?
- Mục tiêu chính của các báo cáo dự toán là cung cấp dự đoán và ước tính về tài chính, hoạt
động và kết quả của một tổ chức hoặc cá nhân trong tương lai. Các báo cáo dự toán được sử
dụng để lập kế hoạch, dự báo và định hình các quyết định chiến lược và tài chính.
- So sánh Báo cáo dự toán và Ngân sách ngân quỹ
Báo cáo dự toán Ngân sách ngân quỹ
Mục tiêu Dự đoán và ước tính tài chính Lập kế hoạch và quản lý việc
trong tương lai sử dụng nguồn lực tài chính
Phạm vi Dự đoán thu nhập, chi tiêu, lợi Phân bổ nguồn lực tài chính
nhuận, dòng tiền và chỉ số tài và cân đối thu – chi
chính khác trong tương lai
Thời gian Áp dụng cho một khoảng thời Áp dụng cho một khoảng thời
gian dài hơn (VD: 1 năm tài gian ngắn hơn (VD: một quý)
chính)
Nội dung Dự đoán và ước tính các số Dự định thu, chi, tài trợ, kết
liệu tài chính trong tương lai quả tài chính và chỉ tiêu tài
chính khác
Ưu điểm Hỗ trợ quyết định lập kế Xác định mục tiêu tài chính và
hoạch và chiến lược quản lý sử dụng tài chính

30. Tại sao sự tồn tại của các chi phí cố định là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại trong quá trình
xây dựng dự toán báo cáo thu nhập theo phương pháp phần trăm doanh số?
- Không đảm bảo tính chính xác: Phương pháp phần trăm doanh số dựa trên giả định rằng các chi
phí cố định sẽ tăng theo cùng một tỷ lệ với doanh số. Tuy nhiên, trong thực tế, các chi phí cố
định không luôn luôn tăng theo cùng một tỷ lệ với doanh số. Điều này có nghĩa là dự toán báo
cáo thu nhập dựa trên phương pháp này có thể không phản ánh đúng sự biến động của chi phí cố
định, dẫn đến các sai sót và không chính xác trong dự báo thu nhập.

- Rủi ro không kiểm soát: Khi sử dụng phương pháp phần trăm doanh số, sự biến động của
doanh số có thể gây ra biến động lớn trong dự toán chi phí. Nếu doanh số thay đổi đột ngột hoặc
không đạt được dự đoán, các chi phí cố định vẫn phải trả dựa trên mức độ ban đầu đã được xác
định. Điều này có thể dẫn đến mất cân đối giữa thu và chi, gây ra sự thất bại trong quá trình quản
lý tài chính và ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Không linh hoạt trong điều chỉnh: Phương pháp phần trăm doanh số ít linh hoạt trong việc điều
chỉnh chi phí cố định trong trường hợp doanh nghiệp muốn thực hiện các biện pháp tiết kiệm
hoặc tăng cường hiệu suất. Điều này giới hạn khả năng quản lý và điều chỉnh các khoản chi phí
cố định để phù hợp với thực tế kinh doanh.

Bài về lãi vay


Bài 1:
Một người định mua một căn nhà với giá nếu trả ngay một lần là 800 triệu đồng. Cho r =
10%/năm.
a) Nếu người đó muốn trả ngay 300 triệu đồng, số tiền còn lại sẽ trả đều trong tám năm thì
mỗi năm cần trả bao nhiêu tiền?
b) Nếu người đó muốn trả vào năm thứ tư 400 triệu đồng, số tiền còn lại sẽ trả vào năm thứ
tám thì năm thứ tám phải trả bao nhiêu tiền?
c) Nếu người đó muốn trả ngay 300 triệu đồng và trả vào năm thứ tám 500 triệu đồng, số
tiền còn lại sẽ trả đều trong bảy năm thì mỗi năm phải trả bao nhiêu tiền?
d) Nếu người đó muốn trả vào năm thứ tám 400 triệu đồng, trả đều trong bảy năm mỗi năm
50 triệu đồng thì phải trả ngay bao nhiêu tiền?
e) Nếu trả ngay 200 triệu đồng, trả đều trong tám năm mỗi năm 80 triệu đồng thì riêng năm
thứ năm phải trả thêm bao nhiêu tiền?
Bài làm:-
a) Trả ngay 300tr => số tiền còn lại phải trả là 800-300=500tr
500 triệu trả đều trong 8 năm, 500 triệu là giá trị hiện tại của khoản nợ
n 8
PV ∗i∗( 1+i ) 500∗0.1∗( 1+0.1 )
 Mỗi năm cần trả: A= n = 8 = 93.72 tr
( 1+i ) −1 ( 1+ 0.1 ) −1
b)
0 4 8

PV= 800 400 A2?


FV 400
- Giá trị hiện tại của khoản tiền 400 tr là: PV= n = = 273.21tr
( 1+ i ) ( 1+ 0.1 )4
- Giá trị hiện tại của khoản tiền A2 là: 800 – 273.21=526.79tr
- Năm thứ 8 người đó cần trả: FV= PV*(1+i)^n= 526.79*(1+0.1)^8= 1129.22tr

c) 0 1 …. 7 8

300 A3 …… A3 ……. A3 500


- Trả ngay 300 tr, giá trị hiện tại của khoản nợ: 800-300=500tr
FV 500
- Giá trị hiện tại của khoản 500tr trả vào năm thứ 8 là: PV= n = =
( 1+ i ) ( 1+ 0.1 )8
233.25tr
- Giá trị hiện tại của khoản tiền còn phải trả: 500-233.25= 266.75tr trả đều trong 7
PV ∗i∗( 1+i )n 266.75∗0.1∗( 1+0.1 )7
năm, mỗi năm phải trả: A= n = 7 = 54.79tr
( 1+i ) −1 ( 1+ 0.1 ) −1
d)

0 1 …. 7 8

? 50 …. 50 …. 50 400
- Giá trị hiện tại của khoản tiền 400tr trả vào năm thứ 8 là:
FV 400
PV= n = = 186.6tr
( 1+ i ) ( 1+ 0.1 )8
- Giá trị hiện tại của khoản trả đều 7 năm mỗi năm 50tr là:
n 7
A∗( ( 1+i ) −1) 50∗( ( 1+0.1 ) −1)
PV= n = 7 = 243.42tr
i∗( 1+i ) 0.1∗(1+ 0.1 )
- Số tiền cần trả ngay: 800-186.6-243.42= 369.98tr
e)
0 1 …. 5 …. 7 8

200 … 80 ……. 80+X? … 80 … 80


- Trả ngay 200tr thì giá trị hiện tại còn lại của khoản nợ: 800-200=600tr
- Giá trị hiện tại của dòng tiền đều 80 tr là:
n 8
A∗( ( 1+i ) −1) 80∗( ( 1+0.1 ) −1)
PV= n = 8 = 426.79tr
i∗( 1+i ) 0.1∗( 1+ 0.1 )
 Số tiền còn lại phải trả tại thời điểm hiện tại: 600-426.79=173.21tr
 Giá trị của khoản tiền phải trả thêm vào năm thứ 5:
FV=PV*(1+i)^n= 173.21*(1+0.1)^5= 278.96tr
Bài 2: Công ty A mua sắm một dây chuyền sản xuất của công ty B. Theo dự kiến công ty A sẽ
phải trả tiền cho công ty B trong 15 năm tới như sau:
- Trong 5 năm đầu mỗi năm trả 6 tỷ đồng
- Trong 4 năm tiếp theo mối năm trả 8 tỷ đồng
- Trong 6 năm còn lại mỗi năm trả 10 tỷ đồng.
Biết các khoản nợ được thanh toán vào cuối mỗi năm.
Công ty A lại đề nghị trả ngay 56 tỷ đồng cho công ty B sau khi mua. Nếu tỷ suất lợi
nhuận vốn là 10%/năm thì công ty B nên chấp nhận phương thức thanh toán nào?
Bài làm:
- Dòng tiền lần 1 là 6 tỷ trong 5 năm, dòng tiền lần 2 là 8 tỷ trong 4 năm, dòng tiền lần
3 là 10 tỷ trong 6 năm.
- Giá trị hiện tại của phương án 2 là 56 tỷ.
- Tìm phương án tối ưu thì cần so sánh 2 khoản tiền tại cùng một thời điểm.
 Cách 1: quy hết về hiện tại (1 phép tính)
 Cách 2: quy hết về tương lai (2 phép tính)
Giải:
Giá trị hiện tại của khoản nợ theo phương thức trả góp là:
( 1+0.1 )5−1 ( 1+0.1 )4 −1 1 ( 1+0.1 )6−1 1
6* + 8* * 5 +10* * 9
0.1∗(1+0.1)5 0.1∗(1+0.1)4 (1+0.1) 0.1∗(1+0.1)6 (1+0.1)
=56.96 tỷ
56.96>56 => B chọn phương án trả góp là tối ưu nhất.
Bài 3:Một dự án đầu tư có tiến độ thực hiện vốn đầu tư như sau:
Năm đầu tư 1 2 3 4
Vốn thực hiện (triệu đồng) 1000 2000 1500 1000
Đây là vốn đi vay với lãi suất 10%/năm. Năm thứ 5 dự án bắt đầu đi vào sản xuất. Hỏi:
a. Nếu người cho vay yêu cầu trong thời hạn 5 năm kể từ khi sản xuất phải trả hết nợ theo
phương thức trả đều hàng năm. Hỏi mỗi năm phải trả bao nhiêu để sau 5 năm trả hết nợ?
b. Nếu người cho vay chưa đòi nợ ngay. Tính tổng nợ phải trả sau 6 năm kể từ khi dự án
bắt đầu đi vào sản xuất. Biết rằng lãi suất vay trong thời gian sản xuất là 9%/năm(áp dụng
cho cả 2 trường hợp a và b).
bài làm:
- Tổng nợ của doanh nghiệp sau 4 năm:
FV=PV*(1+i)^n
=1000*(1+0.1)^4+2000*(1+0.1)^3+1500*(1+0.1)^2+1000*(1+0.1)^1 = 7041.1tr
- Năm thứ 5 bắt đi vào sản xuất, đây là thời điểm bắt đầu có doanh thu để trả nợ. Vậy
đây là giá trị hiện tại của khoản nợ.
a) – Trả đều trong 5 năm, mỗi năm cần trả:
n 5
PV ∗i∗( 1+i ) 7041.1∗0.09∗( 1+0.09 )
A= = n = 5 = 1810.21tr
( 1+i ) −1 ( 1+ 0.09 ) −1
b) – Thời hạn trả là sau 6 năm, vậy số nợ sau 6 năm của doanh nghiệp là:
FV=PV*(1+i)^n= 7041.1*(1+0.09)^6=11808.63tr
Bài về vốn cố định
2_14 Trong năm N toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được chia thành 4 nhóm như sau:
STT Nhóm Nguyên giá (trđ) Tỷ lệ khấu hao(%)
1 Phương tiện vận tải 300 10
2 Thiết bị văn phòng 800 15
3 Nhà cửa 2000 5
4 Máy móc thiết bị 3000 12
Số tiền khấu hao TSCĐ lũy kế đến 31/12 là 1.600 tr. đồng
Trong năm N + 1, dự kiến tình hình biến động TSCĐ như sau:
- Ngày1/2 doanh nghiệp mua 1 số TSCĐ nguyên giá 120 tr. đồng, chi phí lắp đặt chạy thử
7tr.đồng, chi phí vận chuyển 5 tr.đồng (tăng)
- Ngày 2/5 doanh nghiệp sẽ thanh lý một TSCĐ nguyên giá 180 tr. đồng (giảm)
- Ngày 5/5 cho doanh nghiệp khác thuê một TSCĐ đang dự trữ trong kho nguyên giá 100
tr. đồng
- Ngày 1/10 đưa một TSCĐ vào kho dự trữ nguyên giá 230 tr. đồng
- Tổng doanh thu trong năm dự tính là 21.508.000.000 đồng
- Lợi nhuận cả năm là 380.000.000 đồng
Yêu cầu:
1. Xác định mức khấu hao trong năm kế hoạch?
2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp năm kế hoạch?
Bài làm:
a) Mức khấu hao trong năm kế hoạch:
- Nguyên giá khấu hao đầu kỳ: NGđk = 300+800+2000+3000=6100 trđ
NG∗Tsd ( 120+5+7 )∗11
- Nguyên giá bình quân tăng: NGbqt = = = 121trđ
12 12
30
NG∗Tsd 180∗( +7)
- Nguyên giá bình quân giảm: NGbqg = = 31 = 119.52trđ
12
12
- Nguyên giá bình quân khấu hao:
NGbqkh = NGđk + NGbqt - NGbqg = 6100+121-119.52= 6101.48trđ
300∗10 % +800∗15 %+ 2000∗5 % +3000∗12%
- Tỷ lệ khấu hao bình quân: Tkhbq = =
300+800+2000+ 3000
10%
- Mức khấu hao trong năm kế hoạch là:
Mkh = NGbqkh * Tkhbq = 6101.48*10%=610.48trđ
b) Hiệu quả sử dụng vốn cố định:
- VCĐđk = NGđk – Mđk = 6100-1600=4500trđ
- NGck = NGđk + NGt – NGg = 6100+132-180=6052trđ
- VCĐck = NGck – Mkhlkck =6052-1600-610.48=3841.52trđ
- VCĐbq = ½ * (VCĐđk + VCĐck ) = ½ * (4500+3841.52)=4170.76trđ
VCĐ bq 4170.825
 Hàm lượng vốn cố định: HLVCĐ = = = 0.19
TRt 21508
B 380
 Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định: TVCĐ = *100%= *100%=9.11%
VCĐbq 4170.925
TRt 21508
 Hiệu suất VCĐ: Hvcđ = = = 5.16
VCĐbq 4170.925
 Trong đó, Mkhlkck = Mđk + Mtk
2_11 Tài liệu tại doanh nghiệp A cho như sau:
I. Tài liệu năm báo cáo.
1/ Số dư về TSCĐ trên bảng cân đối kế tóan ngày 30/9 theo nguyên giá là 15.800 tr.
đồng, trong đó TSCĐ phải trích khấu hao là 15.500 tr. đồng
2/ Ngày 1/10 doanh nghiệp mua một phương tiện vận tải trị giá 300 tr. đồng
3/ Số tiền khấu hao TSCĐ lũy kế đến 31/12 là 3.600 tr. đồng
II. Tài liệu năm kế hoạch
- Ngày1/2 doanh nghiệp mua 1 số TSCĐ theo HĐ GTGT giá chưa thuế 132 tr. đồng, chi
phí lắp đặt chạy thử 5tr. đồng
- Ngày 2/5 doanh nghiệp sẽ thanh lý một TSCĐ nguyên giá 180 tr. đồng
- Ngày 5/5 cho doanh nghiệp khác thuê một TSCĐ đang dự trữ trong kho nguyên giá 100
tr. đồng
- Ngày 1/10 mua một TSCĐ chưa sử dụng nguyên giá 230 tr. đồng, chi phí vận chuyển
10tr. đồng
- Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân là 10%
- Doanh thu thuần trong năm dự tính là 31.508.000.000 đồng
- Lợi nhuận cả năm là 480.000.000 đồng
Yêu cầu:
1. Xác định mức khấu hao trong năm kế hoạch? (Biết Dn tính thuế theo phương
pháp khấu trừ )
2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp năm kế hoạch?
Bài làm:
a) Xác định mức khấu hao trong năm kế hoạch:
- Nguyên giá khấu hao đầu kỳ: NGđk = 15500+300=15800
NGt∗Tsd ( 132+ 5 )∗11 ( 230+10 )∗3
- Nguyên giá bình quân tăng: NGbqt = = + =
12 12 12
185.58trđ
30
NGg∗Tsd 180∗( +7)
- Nguyên giá bình quân giảm: NGbqg = = 31 = 119.52trđ
12
12
- Nguyên giá khấu hao bình quân:
NGkhbq = NGđk + NGbqt - NGbqg = 15800+185.58-119.52=15866.06trđ
- Mức khấu hao năm kế hoạch: Mkh = NGbqkh * Tkhbq = 15866.06*10%=1586.606trđ
b) Hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp:
- VCĐđk = NGđk – Mđk = 15800+300-3600=12500trđ
- NGck = NGđk + NGt – NGg = 15800+300+137+240-180= 16297trđ
- VCĐck = NGck – Mkhlkck = 16297-(1586.606+3600)= 11110.394trđ
- VCĐbq = ½ * (VCĐđk + VCĐck ) = ½ *(12500+11110.394)=11805.197trđ
VCĐ bq 11805.197
- Hàm lượng vốn cố định: HLVCĐ = = = 0.37
TRt 31508
B 480
- Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định: TVCĐ =
*100%= *100%=4.07%
VCĐbq 11805.197
TRt 31508
- Hiệu suất VCĐ: Hvcđ = = = 2.67
VCĐbq 11805.197

2_18 Trong năm kế hoạch doanh nghiệp có số liệu về TSCĐ như sau :
I/ Nguyên giá TSCĐ đầu năm
Nhóm Giá trị (trđ)
- Máy móc thiết bị 16.958
- Nhà xưởng 10.000
- Phương tiện vận tải 600
Luỹ kế số tiền khấu hao TSCĐ của DN đến đầu năm là: 8.652tr đ
II. Tài liệu năm kế hoạch
- Ngày1/2 doanh nghiệp mua 1 số TSCĐ nguyên giá 120 tr. đồng
- Ngày 2/5 doanh nghiệp sẽ thanh lý một TSCĐ nguyên giá 180 tr. đồng
- Ngày 5/5 cho doanh nghiệp khác thuê một TSCĐ đang dự trữ trong kho nguyên giá 100
tr. đồng
- Ngày 1/10 mua một TSCĐ đưa vào kho dự trữ nguyên giá 230 tr. đồng
- Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân là 10%
- Tổng doanh thu trong năm dự tính là 32.508.tr đồng
- Lợi nhuận cả năm là 486.tr đồng
Yêu cầu:
1. Xác định mức khấu hao trong năm kế hoạch?
2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp năm kế hoạch?
Bài làm:
a) Xác định mức khấu hao trong năm kế hoạch:
- Nguyên giá khấu hao đầu kỳ: NGđk = 16.958+10000+600= 27558trđ
NGt∗Tsd 120∗11 230∗3
- Nguyên giá bình quân tăng: NGbqt = = + = 167.5trđ
12 12 12
- Nguyên giá bình quân giảm: NGbqg =
NGg∗Tsd 180 27
12
= (∗
12 31 )
+7 = 118.06trđ
- Nguyên giá khấu hao bình quân:
NGkhbq = NGđk + NGbqt - NGbqg = 27558+167.5-118.06=27607.44trđ
- Mức khấu hao bình quân: Mkh = NGbqkh * Tkhbq = 27607.04*10%=276.07trđ
b) Hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp năm kế hoạch:
- VCĐđk = NGđk – Mđk = 27558-8652=18906trđ
- NGck= NGđk + NGt – NGg = 27558+120+230-180= 27728trđ
- VCĐck = NGck – Mck = 27728 – (276.07+8652) = 18799.93trđ
- VCĐbq = ½ * (VCĐđk + VCĐck) = ½ *(18906 + 18799.93)= 18852.97trđ
- Hàm lượng vốn cố định: HLvcđ= VCĐbq/TRt = 18852.97/32508 = 0.58
- Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định: Tvcđ = B/ VCĐbq *100% = 486/18852.97 *100%=
2.58%
- Hiệu sất vốn cố đinh: Hvcđ = TRt/VCĐbq = 32508/18852.97 = 1.72
2_21 Trong năm kế hoạch, một doanh nghiệp có những tài liệu về TSCĐ như sau:
Số liệu Nguyên giá TSCĐ đầu năm N+1 như sau
- Máy móc thiết bị: 16.958 trđ
- Nhà xưởng: 10.000 trđ
- Phương tiện vận tải: 600trđ
Luỹ kế số tiền khấu hao TSCĐ của DN đến đầu năm là: 8.652 trđ
Trong năm N + 1, TSCĐ của công ty biến động như sau:
1. Ngày 1 tháng 3, đưa vào sử dụng 1 phân xưởng sản xuất nguyên giá 500tr. đồng
2. Ngày 5 tháng 5, thanh lý cho đơn vị khác 1 thiết bị không cần dùng trị giá 250 tr. đồng
3. Ngày 10 tháng 6, Nhập khẩu 1 máy móc nguyên giá 200 tr. đồng về dự trữ cho năm sau
4. Ngày 5 tháng 9, bán 1 phương tiện vận tải trị giá 80 tr. đồng
5. Ngày 9 tháng 11 đưa 1 máy móc thiết bị vào kho (do bị hỏng đang truy cứu trách nhiệm)
trị giá 230 tr. đồng
Yêu cầu: 1. Hãy tính mức trích khấu hao TSCĐ cho năm N + 1? biết rằng tỷ lệ khấu hao của
máy móc thiết bị là 20%, phương tiện vận tải là 10%, Nhà xưởng 4%?
3. Nếu tổng lợi nhuận đạt được là 1000.000.000 đ thì tỷ suất lợi nhuận vốn cố định năm
kế hoạch sẽ bằng bao nhiêu?
Bài làm:
a) Mức trích khấu hao TSCĐ cho năm N+1:
- Nguyên giá khấu hao đầu kỳ: NGđk= 16958+10000+600= 27558trđ
- Nguyên giá bình quân tăng: NGbqt= (NGt*Tsd)/12= 200/12*(21/30+6)=111.67trđ
- Nguyên giá bình quân giảm:
NGbqg=(NGg*Tsd)/12= (250*(27/31+7)+80*(26/30+3))/12=189.76trđ
- Nguyên giá khấu hao bình quân:
NGkhbq= NGđk+NGbqt-NGbqg= 27558+111.67-189.76= 27479.91trđ
- Tỷ lệ khấu hao bình quân: Tkhbq=
(16958*20%+10000*4%+600*10%)/(16958+10000+600)=13.98%
- Mức khấu hao bình quân: Mkhbq=NGkhbq*Tkhbq= 27479.91*13.98%= 3841.69trđ
b)
- VCĐđk= NGđk-Mđk= 27558-8652=18906trđ
- NGck = NGđk+NGt-NGg = 27558+200-250-80=27428trđ
- VCĐck= NGck-Mlkck= 27428-(8652+3841.69)= 14934.31trđ
- VCĐbq=1/2 *(VCĐđk+VCĐck)= ½*(18906+14934.31)=16920.155trđ
- Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định năm kế hoạch:
Tvcđ=B/VCĐbq *100%=1000/16920.155 *100%= 5.91%

Bài về vốn lưu động


Bài 1: Một công ty may mặc, phải dùng thép tấm với nhu cầu 1500 tấn/năm. Chi phí đặt hàng là
2.000.000 đồng/1 đơn hàng. Chi phí lưu kho là 52.000 đồng/tấn/năm. Hãy vận dụng mô hình
EOQ xác định lượng đặt hàng tối ưu cho mỗi đơn hàng? Thời điểm đặt hàng lại là khi nào? Và
khoảng cách giữa hai đơn hàng liên tiếp bao nhiêu ngày? Cho biết thời gian làm việc một năm
325 ngày, thời gian từ lúc đặt hàng đến khi nhận được hàng 3 ngày
Bài làm:
- S = 1500 tấm
- O = 2000k
- C = 52k
- Thời gian làm việc một năm là 325 ngày, thời gian nhận được hành là 3 ngày.
Lượng đặt hàng tối ưu là :
Q*=
√ 2 SO
C
=
√ 2∗1500∗2000
52
= 340 tấm
Số đơn hàng hy vọng đặt là: 1500/340= 4.4 đơn hàng
Thời gian giữa 2 lần đặt hàng là: T= 325/4.4= 74 ngày
Thời điểm đặt hàng lại: R=1500/325*3= 14 tấm
2_29 Công ty A có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu trong năm là 2000 đơn vị, chi phí mỗi
lần đặt hang là 1 triệu đồng, chi phí lưu kho trên một đơn vị nguyên vật liệu là 0,5 triệu đồng,
một năm công ty làm việc cả 365 ngày. Bạn hãy áp dụng mô hình EOQ để trả lời các câu hỏi
sau:
a. Lượng nguyên vật liệu tối ưu mỗi lần cung ứng?
b. Số lần đặt hàng trong năm?
c. Chi phí đặt hàng trong năm?
d. Chi phí lưu kho nguyên vật liệu?
e. Khoảng cách giữa hai đơn hàng ?
Bài làm:
- S= 2000
- O= 1000k
- C= 500k
a. Lượng nguyên vật liệu tối ưu mỗi lần cần cung ứng là:
Q*=
√ 2 SO
C √
=
2∗2000∗1000
500
b. Số lần đặt hàng trong năm là:
= 89 đơn vị

2000/89= 23 lần
c. Chi phí đặt hàng trong năm:
FD =O*S/Q=1000*2000/89=22471.91K
d. Chi phí lưu kho nguyên vật liệu:
FL = C*Q/2=500*89/2=22250k
e. Khoảng cách giữa 2 đơn hàng:
T=thời gian làm việc trong năm/Q=365/89=4 ngày

Bài 2: Công ty Thiên Long kinh doanh trong lĩnh vực hàng tiêu dùng với mạng lưới bán lẻ rộng
khắp khu vực miền Nam. Theo thông tin thu thập từ phòng kinh doanh, doanh thu bán chịu hàng
năm của công ty khoảng 33 tỷ VND, kỳ thu tiền bình quân là 60 ngày và chi phí cơ hội tính trên
vốn đầu tư vào khoản phải thu là 14%, vốn đầu tư vào khoản phải thu là 90%. Hiện tại công ty
đang áp dụng chính sách bán chịu là “net 30” và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 30%
Nếu thay đổi chính sách này thành “2/10 – net 30” thì ước tính doanh thu sẽ là 36 tỷ
VND, khoảng 40% khách hàng sẽ trả nhanh để lấy chiết khấu, do đó, kỳ thu tiền bình quân sẽ
giảm chỉ còn 30 ngày. Theo anh/chị, công ty có nên áp dụng chính sách mới này không? Tại sao?
- Chi phí cơ hội tính trên vốn đầu tư: 14%
- Vốn đầu tư vào phải thu: 90%
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: 30%
- Số khách hàng chấp nhận thanh toán: 40%
Bài làm:
Net 30 2/10 – net 30
Doanh thu 33 36
Kì thu tiền 60 30
Tỷ lệ KH nhận chiết khấu 0 40
Phải thu =DT*KTT/360 5.5 3
Phải thu giảm 0 2.5
Vốn đầu tu phải thu giảm = phải thu giảm*90% 2.25
Chi phí vốn đầu tư = phải thu giảm*14% 0.315
Thiệt hại do chiết khấu =DT*tỷ lệ CK*tỷ lệ KH 0.288
nhận CK
Lợi nhuận ròng= chi phí cơ hội – thiệt hại do CK= 0.315-0.288=0.027 >0 => công ty nên
áp dụng chính sách này.
Bài 3: Giả sử công ty A có doanh số hiện tại là 200 triệu đồng, tỷ lệ chi phí biến đổi biên
là 90% giá bán, bao gồm cả chi phí cho bộ phận tín dụng. Công ty đang hoạt động dưới
mức công suất tối đa và việc tăng doanh số sẽ không làm tăng chi phí cố định. Vì thế, tỷ
lệ lợi nhuận gộp cho mỗi đơn vị sản phẩm bằng giá bán trừ chi phí biến đổi và bằng 10%
doanh số.
Công ty dự kiến sẽ mở rộng tiêu chuẩn tín dụng cho các nhóm khách hàng A, B và C.
Doanh số và kỳ thu tiền bình quân của nhóm khách hàng này được cho trong bảng sau:
Hiện tại Nhóm A Nhóm B Nhóm C
Doanh số tín dụng (triệu đồng) 200 247 268 280
Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 45 50 80 100
Dự kiến khách hàng hiện tại sẽ không thay đổi thói quen thanh toán của họ. Chi phí cơ
hội của vốn đầu tư vào khoản phải thu là 10% và vốn đầu tư tăng thêm được tính bằng khoản
phải thu tăng thêm là 90%. Hỏi công ty có nên mở tín dụng cho ba nhóm khách hàng A, B và C
trên không?.
Bài làm:
Hiện tại Nhóm A Nhóm B Nhóm C
Doanh số tín dụng (triệu đồng) 200 247 268 280
Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 45 50 80 100
- Lợi nhuận tính trên 10% doanh số
- Chi phí cơ hội là 10%
- Vốn đầu tư tăng thêm tính vào phải thu tăng thêm là 90%
A B C
Doanh thu tăng thêm 47 21 12
(1)
Lợi nhuận tăng (2) 47*10%=4.7 2.1 1.2
Phải thu tăng (3) 50*47/360=6.53 4.67 3.33
=ktt*dt/360
Vốn đầu tư tăng (4) = 6.53*90%=5.877 4.203 2.997
PT tăng*90%
Chi phí vốn đầu tư (5) 5.877*10%=0.5877 0.4203 0.2997
Lợi nhuận ròng (6) =2-5 1.6797 0.9003
=4.7-0.5877=4.1113
 Doanh nghiệp nên mở rộng tín dụng cho 3 nhóm khách hàng, C là lựa chọn tối ưu
nhất.
Bài 4: Công ty Thiên Long kinh doanh trong lĩnh vực hàng tiêu dùng với mạng lưới bán
lẻ rộng khắp khu vực miền Nam. Theo thông tin thu thập từ phòng kinh doanh, doanh thu bán
chịu hàng năm của công ty khoảng 33 tỷ VND, kỳ thu tiền bình quân là 45 ngày và vốn đầu tư
vào khoản phải thu là 90% chi phí cơ hội vốn đầu tư là 10%. Hiện tại công ty đang áp dụng
chính sách bán chịu là “net 30”.
Giả sử công ty muốn thay đổi thời hạn tín dụng để tăng doanh thu so với net 30 ước tính
như sau
Net 45 kỳ thu tiền bình quân 50 ngày doanh thu tăng 10%
Net 60 kỳ thu tiền bình quân 65 ngày doanh thu tăng 20%
Theo bạn công ty có nên mở rộng thời hạn tín dụng hay không? Biết tỷ suất lợi nhuận là
10%
Bài làm:
- Vốn đầu tư vào khoản phải thu: 90%
- Chi phí cơ hội: 10%
- Tỷ suất lợi nhận: 10%
Chỉ tiêu Net 30 (giải thích) Net 45 Net 60
Doanh thu 33 36.3 39.6
KTTBQ 45 50 65
Doanh thu tăng 0 3.3 3.3
Lợi nhuận tăng Doanh thu tăng*10% 0.33 0.33
Phải thu tăng Phải thu mới+cũ 0.92 1.1
Phải thu mới (KTTbq*Doanh thu mới 50*3.3/360=0.46 65*3.3/360=0.6
tăng)/360
Phải thu cũ KTTbq tăng 5*33/360=0.46 15*36.3/360=1.5125
thêm*Dtcũ /360
Vốn đầu tư tăng Phải thu mới *90%+phải 0.46*90%+0.46=0.46 0.6*90%+1.5125=2.0525
thu cũ
Chi phí vốn đầu Vốn đầu tư *10% 0.046 0.20525

Lợi nhuận ròng Lợi nhuận tăng-chi phí 0.284 0.12475
 Công ty nên mở rộng thời hạn tín dụng.
Chi phí sử dụng vốn

Bài 1: Bảng tổng kết tài sản của công ty X vào năm 200X có các dữ liệu như sau:(ĐVT: tỷ đồng)
Tài sản Nguồn vốn
Tài sản lưu động 20,30 Nợ ngắn hạn 11,69
Tài sản cố định 18,35 Nợ dài hạn 12,46
Cổ phần ưu đãi 3,50
Cổ phần thường 11,00
Tổng tài sản 38,65 Tổng nguồn vốn 38,65
Trong đó, một số khoản nợ ngắn hạn không phải trả bất kì khoản chi phí nào và chi phí
trung bình của nợ ngắn hạn là 5%. Chi phí nợ dài hạn trước thuế là 11% (các chi phí trên nợ vay
được khấu trừ thuế). Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi là 14%, Hệ số beta ước tính của công ty
là 1,25 và tỷ lệ lợi nhuận có rủi ro theo thị trường là 5%, tỷ lệ lãi suất của công trái phi rủi ro là
6%. Giả sử tỷ trọng theo sổ sách kế toán cũng tương đương với tỷ trọng của giá trị theo thị
trường và thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%. Hãy tính:
a. Chi phí của các nguồn ngân quỹ thành phần (nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi
và cổ phần thường).
b. Tính WACC gần đúng của công ty
BÀI LÀM:
1. Tóm tắt:
- Nợ ngắn hạn: KHÔNG PHẢI TRẢ BẤT KÌ KHOẢN PHÍ NÀO; Chi phí trung bình =
5%
- Nợ dài hạn: Chi phí trước thuế = 11%
- Cổ phần ưu đãi: CP=14%
- Beta (hệ số rủi ro với cổ phiếu của công ty) = 1,25
- rf = 6%
- rm - rf = 5%
- t=20%
2. Giải:
a. Chi phí sử dụng các nguồn vốn:
Chi phí nợ ngắn hạn: 5%
Chi phí nợ dài hạn (sau thuế): 11%*(1-20%)=8.8%
Chi phí cổ phần ưu đãi: 14%
Chi phí cổ phần thường: 6%+1.25*5%=12.25%
b. Tỷ trọng các nguồn vốn:
Nợ ngắn hạn 30.25%
Nợ dài hạn 32.24%
Cổ phần ưu đãi 9.06%
Cổ phần 28.45%
thường
WACC=Wi*ri
= 30.25%*5%+32.24%*8.8%+9.06%*14%+28.45%*12.25%=9.1%
Bài 2 : Cơ cấu vốn hiện tại của doanh nghiệp A( cũng chính là cơ cấu vốn mục tiêu) là 50% nợ
và 50% vốn chủ sở hữu thường. Doanh nghiệp chỉ có duy nhất một dự án tiềm năng- kế hoạch
mở rộng sản xuất với mức lợi tức 10,2% và chi phí đầu tư tối đa là 20 triệu $. Doanh nghiệp kỳ
vọng giữ lại 3 triệu $ thu nhập sau thuế vào năm tới. Doanh nghiệp cũng có thể huy động nợ
mới với chi phí trước thuế 10%. Chi phí của thu nhập giữ lại là 12%. Doanh nghiệp có thể phát
hành cổ phiếu thường mới với chi phí 15%. Cho biết thuế suất thuế thu nhập là 20%. Hỏi ngân
sách vốn tối ưu của doanh nghiệp nên là bao nhiêu ? vẽ đường WACC trong trường hợp này?
- Hiện tại:
Nguồn vốn Tỷ trọng CP
Nợ mới 50% 10%trước thuế=(1-20%)
=8%
thu nhập giữ lại 50% 12%
cổ phiếu thường mới 15%
- Điểm nhảy Bp=3tr/50%=6tr
- Mà nhu cầu vốn=20tr>6tr
- Doanh nghiệp có thể huy động vốn bằng cách giữ lại thu nhập và huy động nợ mới với
chi phí thấp hơn so với viêc phát hành cổ phiếu thường mới (huy động nợ mới có chi phí
=10%*(1-20%)=8%, trong khi đó chi phí phát hành cổ phiếu thường mới là 15%). Vì vậy
doanh nghiệp nên sử dụng hết 3tr thu nhập giữ lại và huy động thêm 17tr nợ mới để đạt
mức đầu tư tối đa 20tr.
- Với cơ cấu vốn là 50-50; nợ-vcsh
 WACC1=50%*8%+50%*12%=10% <10.2% (lợi tức dự án tiềm năng)
 Doanh nghiệp nên tiến hành mở rộng sản xuất
- Nếu huy động theo phương thức phát hành chi phiếu thường mới ta có
 WACC2= 50%*8%+50%*15%=11.5%
2_36 Ban giám đốc của công ty A đang lập kế hoạch ngân sách vốn cho năm tới. Thu nhập ròng
của các dự án là 10.500$ và hệ số chi trả cổ tức là 40%. Công ty A có thể huy động nợ mới với
chi phí trước thuế 14%.
Thu nhập và cổ tức của công ty A tăng trưởng với tỷ lệ không đổi là g=5%. Cổ tức của
năm trước là d0=0,9$; và giá cổ phiếu hiện tại của công ty là P=8,59$. Nếu công ty phát hành cổ
phiếu thường mới, chi phí phát hành sẽ là 10%.
Công ty hiện đang ở trạng thái cơ cấu vốn tối ưu với 40% nợ và 60% vốn chủ sở hữu;
thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp t=40%. Doanh nghiệp A có các cơ hội đầu tư độc lập, cùng
mức độ rủi ro và vốn cho mỗi dự án không thể phân tách.
Tìm điểm nhảy Bp,tính WACC
- Thu nhập giữ lại=thu nhập ròng-chi phí chi trả cổ tức=10.500*(1-40%)=6.300
- Chi phí nợ sau thuế%*(1-40%)=8.4%
- Cổ tức dự kiến cho năm 1: d1=d0*(1+g)=0.9*(1+5%)=0.945
- Chi phí sử dụng cổ phiếu thường: d1/P+g=0.945/8.59+5%=16%
- Chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới=d1/P0(1-e)+g=0.945/8.59*(1-10%)+5%=17.22%
- WACC=Wi*ri=8.4%*40%+16%*60%=12.96%
- Điểm nhảy Bp là mức đầu tư tối đa mà công ty có thể đạt được bằng cách sử dụng thu
nhập giữ lại và huy động nợ mới với chi phí thấp hơn chi phí phát hành cổ phiếu thường
mới.
 Ta có thu nhập giữ lại là 6.300, chi phí huy động nợ mới thấp hơn chi phí phát hành
cổ phiếu thường mới.
 Bp=6300. Khi nào đầu tư vượt 6.300 thì công ty phải phát hành cổ phiếu thường mới
để tiếp tục đầu tư
 WACC2= 8.4%*40%+17.22%*60%=13.69%
2_39 Cơ cấu vốn của Công ty Hưng Thịnh được trình bày dưới đây
Nợ (chỉ bao gồm vay dài hạn) 3.000.000 USD
Cổ phần ưu đãi 1.000.000 USD
Cổ phần đại chúng 6.000.000 USD
Tổng nguồn vốn 10.000.000 USD
Hưng Thịnh có thể nhận được các khoản vay dài hạn với lãi xuất 10%. Được
biết, thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty là T = 20%
Giá thị trường của cổ phiếu đại chúng của công ty ở thời điểm hiện nay là P0
= 20 USD, cổ tức năm ngoái của công ty là D0 = 1,495 USD, và tỷ lệ tăng cổ tức dự kiến
là g = 7%. Nếu thiếu vốn công ty sẽ phát hành cổ phiếu đại chúng mới với chi phí phát
hành e = 10% ,
Cổ phiếu ưu đãi của công có cổ tức ưu đãi hàng năm là 10%.
Với các dữ liệu trên, Công ty Hưng Thịnh đề nghị bạn cho biết: chi phí chi phí sử dụng
vốn bình quân trước và sau khi phát hành cổ phiếu đại chúng mới
- Chi phí nợ dài hạn: 10%*(1-20%)=8%
- Chi phí cổ phần ưu đãi: 10%
- Cổ tức dự kiến năm tới: d1=d0*(1+g)=1.495*(1+7%)=1.6
- Chi phí cổ phiếu đại chúng: d1/P +g=1.6/20+7%=15%
- Chi phí cổ phiếu đại chúng mới: 1.6/20*(1-10%)+7%=15.89%
 WACC1=30%*8%+10%*10%+60%*15%=12.4%
 WACC2=30%*8%+10%*10%+60%*15.89%=12.93%

Bài tập về chi phí giá thành


3_27 Căn cứ vào những tài liêu sau đây tại doanh nghiệp Công nghiệp A
1. Năm kế hoạch doanh nghiệp sản xuất hai loại sản phẩm A và C, sản lượng sản xuất
cả năm của sản phẩm A là 250.000 hộp, sản phẩm C là 120.000 chiếc.
2. Định mức tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm như sau:

Định mức tiêu hao cho mỗi sản phẩm


Khoản mục Đơn giá
SPA SPC
NVL chính 10.000 đ/kg 26 kg 40 kg
Vật liệu phụ 4.000 đ/kg 15 kg 18 kg
Giờ công SX 3.000 đ/giờ 21 giờ 26 giờ

3. Dự toán chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm và chi phí QLDN, chi phí
cho công việc làm bên ngoài như sau:
Đvt: triệu đồng

Khoản mục Chi phí SXC Chi phí Chi phí c/việc làm
SP A SPC QLDN cho bên ngoài

1. Vật liệu phụ 100 150 200 50


2. Nhiên liệu 150 170 500 150
3. Tiền lương 300 400 700 8
4. BHXH, BHYT, KPCĐ 70,5 94 164,5 1,88
5. Khấu hao TSCĐ 300 400 600 6,39
6. Chi phí d.vụ mua ngoài 150 170 580 -
7. Chi phí khác bằng tiền 200 180 350 20

4. Số dư chi phí sản phẩm dở dang, chi phí trả trước (chi phí chờ phân bổ) và chi phí phải
trả bằng tiền như sau:
Đvt: triệu đồng

Khoản mục Số dư đầu năm Số dư cuối năm

1. Chi phí sản phẩm dở dang 274 891


2. Chi phí trả trước 200 300
3. Chi phí phải trả 210 288

1. Chi phí bán hàng tính bằng: 10% chi phí sản xuất tổng sản lượng cả năm.
2. Dự tính tổng phế liệu thu hồi cả năm của các phân xưởng là 76 triệu đồng.
Biết rằng: Các phân xưởng sản xuất độc lập với nhau. Sản phẩm dở dang được tính
vào giá trị sản xuất công nghiệp và toàn bộ chi phí vật tư doanh nghiệp mua từ bên
ngoài. BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN tính: 23,5% trên tổng quỹ lương.
Yêu cầu:1. Tính giá thành sản xuất cho mỗi đơn vị sản phẩm trong doanh nghiệp?
2. Hãy lập Bảng dự toán chi phí sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp Công
nghiệp năm kế hoạch?
Bài làm:
1. Zsx=CPNVLTT+CPNCTT+CPSXC
- CPNVLTT:
Sản phẩm A= 26*10k+15*4k=320k/sp
Sản phẩm C= 40*10k+18*4k=472k/sp
- CPNCTT=Tiền lương+chiết khấu
Sản phẩm A=21*3k*123.5%=63k+14.805k=77.805k/sp
Sản phẩm C=26*3k*123.5%=78k+18.33k=96.33k/sp
- CPSXC
Sản phẩm A=100+150+300+70.5+300+150+200=1270.5k
 CPSXC 1 sp A=1270.5/250k=5.082k
Sản phẩm C=150+170+400+94+400+170+180=1564k
 CPSXC 1 sp C=1564/120=13.03k
ZsxA=320+77.805+5.082=402.887k
ZsxC=472+96.33+13.03=581.36k
2. Bảng dự toán chi phí sản xuất kinh doanh

1. CPNVL mua ngoài


- NVC chính=(26*10k*250k))+(40*10k*120k) 113000M
- NVL phụ=(15*4k*250k)+(18*4k*120k)+250 23890M
- Nhiên liệu=150+170 320M
2.Chi phí nhân công
- Tiền lương=21*3k*250k+26*3k*120k+300+400 33310M
- BHXH, BHYT, BHTN, KPCD=TL*23.5% 7827,85M
3. Chi phí khấu hao TSCD=300+400 700M
4. Chi phí dịch vụ mua ngoài 320M
5. Chi phí bằng tiền khác=200+180 380M
A. Cộng chi phí sản xuất theo yếu tố 168627,24M
6. Trừ phế liệu thu hồi -76M
7. Trừ chi phí không có tính chất công nghiệp -236,27M
8. +- chênh lệch dư đầu kì và cuối kì của chi phí trả trước(đầu-cuối) -100M
9. +- chênh lệch dư cuối kì và đầu kì của chi phí phải trả 78M
B. Cộng chi phí sản xuất trong tổng sản lượng 168292,97M
10. +- chênh lệch dư đầu kì và cuối kì của sản phẩm dở dang -617M
C. Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm, hàng hóa 167675,97M
11. CPBH=10%B 16829,297M
12. CPQLDN=200+500+700+164.5+600+580+350 3094,5M
D. Giá thành toàn bộ sản lượng hàng hóa tiêu thụ 188249,767M

Bài 1: Có tài liệu năm kế hoạch tại doanh nghiệp sản xuất Y như sau
Tài liệu
3. Năm kế hoạch doanh nghiệp sản xuất 2 loại sản phẩm A và B. Sản lượng sản xuất như sau:
Sản phẩm A: 15.000 cái, sản phẩm B: 10.000 cái.
4. Định mức tiêu hao và đơn giá cho một đơn vị sản phẩm như sau:
Đơn giá Định mức tiêu hao cho mỗi đơn vị sp
Khoản mục (đồng) SP A SP B
1. Nguyên liệu chính 4.000 15 kg 20 kg
Trọng lượng ng.liệu tinh - 11 kg 16 kg
2. Vật liệu phụ 1.000 4 kg 6 kg
3. Giờ công sản xuất 10.000 20 giờ 16 giờ
5. Dự toán chi phí sản xuất chung, chi phí QLDN, chi phi bán hàng (các chi phí này được phân
bổ theo tiền lương của công nhân sản xuất) và chi phí cho công việc làm cho bên ngoài được
tập hợp như sau:
Đvt: triệu đồng

Chi phí Chi phí Chi phí Chi phí c/việc làm
Khoản mục
SXC BH QLDN cho bên ngoài
1. Vật liệu phụ 400 300 200 -
2. Nhiên liệu 600 200 500 50
3. Tiền lương 800 400 400 60
4. BHXH,BHYT,KPCĐ 188 94 94 14,1
5. Khấu hao TSCĐ 638 350 124 40
6.Chi phí d/vụ mua ngoài 420 120 150 18,6

7. Chi phí bằng tiền 150 110 200 -


Cộng 3.196 1.574 1.668 182,7
6. Số dư chi phí sản phẩm dở dang, chi phí trả trước, chi phí phải trả bằng tiền dự tính đầu và
cuối năm kế hoạch như sau:
Đvt: triệu đồng.

Khoản mục Số dư đầu năm Số dư cuối năm


1. Chi phí sản phẩm dở dang 174 791
2. Chi phí trả trước 100 570
3. Chi phí phải trả 110 188

Biết rằng: Sản phẩm dở dang được tính vào giá trị sản xuất công nghiệp và toàn bộ nguyên vật
liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu doanh nghiệp mua từ bên ngoài. BHXH - BHYT –
BHTN-KPCĐ được tính 23,5% trên tổng quỹ lương.
Yêu cầu:
1. Tính giá thành sản xuất cho mỗi đơn vị sản phẩm?
2. Nếu toàn bộ sản phẩm sản xuất trong kỳ được tiêu thụ hết thì giá thành tiêu thụ tính cho
mỗi đơn vị sản phẩm là bao nhiêu?
3. Lập Bảng dự toán chi phí SXKD năm kế hoạch?
Bài làm:
1. Zsx:
- CPNVLTT
spA=4k*15+1k*4=64k/sp
spB=20*4k+6*1k=86k/sp
- CPNCTT
spA=20*10k*123.5%=200+47=247k
spB=16*10k*123.5%=160+37.6=197.6k
- CPSXC:
Tiền lương A=200k*15k=3000M
Tiền lương B=160k*10k=1600M
cpsxcA=3196*3000/4600=2084,35M
 CPSXC 1 spA=2084,35/15k=138,975k
cpsxcB=1111,65M
 CPSXC 1 spB=1111,65/10k=111,165k
- CPBH&QLDN=1574+1668=3242M
CPBH&QLDN cho 1 spA= 3242*3000/4600/15k=2114,35M/15k=140,957k
B=1127,65/10k=112,765k
Zsx=NVLTT+NCTT+SXC
A= 64+247+138,957=446,957
B=86+197,6+111,165=394,765
2. Ztt=Zsx+CPBH+CPQLDN
A= 446957+140957=587914 đ
B=394765+112765=507530 đ
3.
1. CPNVL mua ngoài
- NVC chính 1700M
- NVL phụ 520M
- Nhiên liệu 650M
2.Chi phí nhân công 6743M
- Tiền lương 5460M
- BHXH, BHYT, BHTN, KPCD 1283,1M
3. Chi phí khấu hao TSCD 678M
4. Chi phí dịch vụ mua ngoài 436,8M
5. Chi phí bằng tiền khác 150M
A. Cộng chi phí sản xuất theo yếu tố 10837,9M
6. Trừ phế liệu thu hồi -0
7. Trừ chi phí không có tính chất công nghiệp -182.7M
8. +- chênh lệch dư đầu kì và cuối kì của chi phí trả trước(đầu-cuối) -470M
9. +- chênh lệch dư cuối kì và đầu kì của chi phí phải trả 78M
B. Cộng chi phí sản xuất trong tổng sản lượng 10263,2M
10. +- chênh lệch dư đầu kì và cuối kì của sản phẩm dở dang -617M
C. Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm, hàng hóa 9646,2M
11.CPBH= 1574
12.CPQLDN= 1668
D.Giá thành toàn bộ sản lượng hàng hóa tiêu thụ 12888,2M

3_30 Tài liệu cho như sau:


1/ Năm kế hoạch doanh nghiệp dự định sản xuất 2 loại sản phẩm A và B. Sản lượng sản
xuất cả năm của sản phẩm A là 300 sản phẩm, sản phẩm B là 200 sản phẩm
2/ Định mức hao phí vật tư, lao động cho 1 đơn vị sản phẩm năm kế hoạch như sau:
Kh+oản chi phí Đơn giá Định mức tiêu hao
Sản phẩm A Sản phẩm B
NVL chính 5000 đ/kg 15 kg 20 kg
VL phụ 1000 đ/kg 4kg 6 kg
Giờ công chế tạo 1500 đ/giờ 50 giờ 60 giờ
3/ Dự toán chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp
Đơn vị tính: 1.000®
Khoản chi phí Chi phí sản xuất chung Chi phí quản lý DN
Tiền lương CBNVQL 8.000 4000
BHXH CBNVQL 1.600 800
Nhiên liệu 1000 1480
VL phụ 4000 3000
Khấu hao TSCĐ 5000 3500
Các chi phí khác 8000 1020
Tổng cộng 27.600 13.800
4/ Chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý DN đựoc phân bổ theo tiền lương công
nhân sản xuất
5/ Chi phí tiêu thụ sản phẩm A và B được tính bình quân 10.000 đồng/sản phẩm
Yêu cầu: Hãy tính giá thành tiêu thụ đơn vị sản phẩm A và sản phẩm B
Bài làm:
Tính giá thành tiêu thụ: Ztt=Zsx+CPBH+CPQLDN
- Zsx=NVLTT+NCTT+SXC
 NVLTT=NVLC+NVLP
spA=15*5k+4*1k=79k
spB=20*5k+6*1k=106k
 NCTT=TL+CK
- Tiền lương CNSX:
A=1500*50=75000
B=1500*60=90000
 CPSXC:
- A=27600*75000/165000=12500
 CPSXC cho 1 spA=12500/300=4167
- B=27600-12500=15100
 CPSXC cho 1 spB=15100/200=7550
 CPQLDN:
- A=13800*75000/165000=6272.72
 CPQLDN cho 1 sp A=6272.72/300=20.91
- B=13800-6272.72=7527.28
 CPQLDN cho 1 sp B=7527.28/200=37.64
Vậy Ztt=NVLTT+NCTT+CPSXC+CPQLDN+CPBH
ZttA=79+75+4.167+20.91+10=189.077
ZttB=106+90+7.55+37.64+10=251.19

Bài tập 2 : Căn cứ vào những tài liêu sau đây tại doanh nghiệp Công nghiệp A
Tài liệu
1. Năm kế hoạch doanh nghiệp sản xuất ba loại sản phẩm A, B và C, sản lượng sản xuất cả năm
của sản phẩm A là 250.000 hộp, sản phẩm B là 230.000 cái, sản phẩm C là 120.000 chiếc.
2. Định mức tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm như sau:

Định mức tiêu hao cho mỗi sản phẩm


Khoản mục Đơn giá
SPA SPB SPC
NVL chính 10.000 đ/kg 26 kg 17 kg 40 kg
Vật liệu phụ 4.000 đ/kg 15 kg 10 kg 18 kg
Giờ công SX 3.000 đ/giờ 21 giờ 14 giờ 26 giờ

3. Dự toán chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm và chi phí QLDN, chi phí cho công
việc làm bên ngoài như sau:
Đvt: triệu đồng

Chi phí SX C Chi phí Chi phí c/việc làm cho


Khoản mục SP A SPB SPC QLDN bên ngoài

1. Vật liệu phụ 100 200 150 200 50


2. Nhiên liệu 150 150 170 500 150
3. Tiền lương 300 500 400 700 8
4. BHXH, BHYT, KPCĐ 70,5 117,5 94 164,5 1,88
5. Khấu hao TSCĐ 300 450 400 600 6,39
6. Chi phí d.vụ mua ngoài 150 250 170 580 -
7. chi phí khác bằng tiền 200 200 180 350 20

4. Số dư chi phí sản phẩm dở dang, chi phí trả trước (chi phí chờ phân bổ) và chi phí phải trả
bằng tiền như sau:
Đvt: triệu đồng

Khoản mục Số dư đầu năm Số dư cuối năm

1. Chi phí sản phẩm dở dang 174 791


2. Chi phí trả trước 100 200
3. Chi phí phải trả 110 188

5. Chi phí bán hàng tính bằng: 10% chi phí sản xuất tổng sản lượng cả năm.
6. Dự tính tổng phế liệu thu hồi cả năm của các phân xưởng là 76 triệu đồng.
Biết rằng: Các phân xưởng sản xuất độc lập với nhau. Sản phẩm dở dang được tính vào giá trị
sản xuất công nghiệp và toàn bộ chi phí vật tư doanh nghiệp mua từ bên ngoài. BHXH,
BHYT,BHTN, BHTN, KPCĐ tính: 23,5% trên tổng quỹ lương.
Yêu cầu: Hãy lập Bảng dự toán chi phí sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp Công nghiệp
A năm kế hoạch?
1. Chi phí NVL mua ngoai
NVL chính=10*(26*250+17*230+40*120)=152100 152100
NVL phụ = 4*(250*15+230*10+120*18)=32840 32840
Nhien lieu =150+150+170=470 470
2. Chi phi nhan cong
Tien luong = 3*(21*250+14*230+26*120)=34770 34770
BHXH, BHYT, BHTN, KPCD=TL*23.5%=8170.95 8170.95
3. Chi phi khau hao TSCD=300+450+400+6.39= 1156.39
4. Chi phi dich vu mua ngoai=150+250+170 570
5. Chi phi bang tien khac=200+200+180+20 600
A. Cong chi phi san xuat theo yeu to 230677.34
6. Tru phe lieu thu hoi -76
7. Tru chi phi khong co tinh chat cong nghiep -236.27
8. +- chenh lech du dau ki va cuoi ki cua chi phi tra -100
truoc
9.+- chenh lech du cuoi ki va dau ki cua chi phi phai tra 78
B. Cong chi phi san xuat trong tong san luong 230343.07
10. +- chenh lech du dau ki va cuoi ki san pham do dang -617
C.Tong gia thanh san xuat cua san pham, hang hoa 229726.07
11. CPBH 22972.607
12. CPQLDN 3094.5
D. Gia thanh toan bo hang hoa tieu thu
1155-1504K22
255793.177

Bài tập về doanh thu lợi nhuận


3_24 Căn cứ vào tài liệu sau đây tại doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
1. Năm kế hoạch doanh nghiệp dự kiến sản xuất hai loại sản phẩm A và B.
- Sản phẩm A: 50.000 cái - Sản phẩm B: 21.000 cái.
2. Giá bán đơn vị sản phẩm năm kế họach
- Sản phẩm A: 285.000 đồng và đã tính hạ 5% so với năm báo cáo. (316.67)
- Sản phẩm B: 450.000 đồng và đã tính hạ 10% so với năm báo cáo. (500)
3. Dự kiến số lượng sản phẩm kết dư năm kế hoạch như sau:
Đvt: cái

Tên sản Đầu năm Cuối năm


phẩm
Tồn kho Gửi bán Tồn kho Gửi bán

A 1.000 2.000 1.000 1.000


900
B 1.000 1.000 1.480

4. Để sản xuất và tiêu thụ hai loại sản phẩm nói trên doanh nghiệp dự kiến phải chi phí
như sau:
+ Tiền khấu hao TSCĐ: 5.900 triệu đồng
+ Hao phí vật chất (nguyên, nhiên vật liệu): 8.600 triệu đồng
+ Chi phí nhân công: 2.000 triệu đồng
+ Phí tổn hợp lệ khác: 2.500 triệu đồng
5. Ngoài tiêu thụ sản phẩm nói trên doanh nghiệp còn dự kiến chi phí, doanh thu về hoạt
động tài chính và hoạt động khác như sau:
Đvt: 1.000đ

Chỉ tiêu Chi phí Thu nhập

- Hoạt động liên doanh 5.000 20.000


- Thanh lý, nhượng bán TSCĐ 5.000 10.000

- Hoạt động bất thường khác 1.000 2.000

Biết rằng: Thành phẩm xuất kho được tính theo phương pháp FIFO.
Yêu cầu: Hãy tính:
1. Tính doanh thu sản phẩm A, B của doanh nghiệp
2. Tính lợi nhuận năm kế hoạch?
Bài làm:
SP Dư đầu kỳ Trong kỳ Dư cuối kỳ Giá bán
Tồn Gửi bán Tồn Gửi bán BC KH
A 1000 2000 50.000 1000 1000 300.000 285.000
B 1000 900 21.000 1000 1480 500.000 450.000
Đã tiêu thụ:
A=1000+2000+50.000-1000-1000=51.000= 3000+48000
B=1000+900+21000-1000-1480=20.420=1900+18520
a) Doanh thu tiêu thụ sản phẩm:
TR A= P*Q=285k*48k+300k*3k=14565M
TR B= P*Q= 450k*18.52k+500k*1.9k=9284M
b) Tính lợi nhuận:
Doanh thu bán hàng và cung câp dịch vụ:
14565+9284=23849M
Trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp:
5900+8600+2000+2500=19000M
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh:
23849-19000=4849M
Doanh thu hoạt động tài chính: 20M
Chi phí hoạt động tài chính: 5M
Lợi nhuận hoạt động tài chính: 20-5=15M
Doanh thu khác: 10+2=12M
Chi phí khác: 5+1=6M
Lợi nhuận khác: 12-6=6M
Lợi nhuận trước thuế=4849+15+6=4870M
Thuế TNDN=20%LNTT=974M
Lợi nhuận sau thuế=4870-974=3896M

3_15 Một doanh nghiệp sản xuất 4 loại sản phẩm A, B, C, D. Tài liệu năm 2019
như sau:
Đơn vị: sản phẩm
Tên sản phẩm Dư ngày 30/9 Dự kiến sx quý 4 Dự kiến tiêu thụ quý 4
A 10000 40.000 50.000
B 10.000 90.000 70.000
C 2000 50.000 50.000
D 5.000 40.000 35.000
Kế hoạch năm 2020

Tên sản Số lượng sản Giá bán (đ)


phẩm xuất(sp)
A 150.000 4.000
B 720.000 3.000
C 300.000 2.000
D 400.000 1.000
Tỷ lệ kết dư bình quân cuối kỳ của từng sản phẩm qua các năm 2016, 2017, 2018 như sau
Tên sản phẩm Tỷ lệ kết dư cuối kỳ
A 15%
B 9,8%
C 8,3%
D 10%
Yêu cầu: Hãy lập kế hoạch doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm 2020 cho doanh nghiệp?
Bài làm:
Số lượng sản phẩm dư đầu kỳ kế hoạch:
Qđ=Qc3+Qsx4-Qt4
QđA=10000+40000-50000=0
QđB=10000+90000-70000=30K
QđC=2k+50k-50k=2K
QđD=5k+40k-35k=10K
Số lượng sản phẩm dư cuối kỳ kế hoạch:
Qc=K*Qsx
QcA=15%*150k=22.5K
QcB=9.8%*720k=70.56K
QcC=8.3%*300k=24.9K
QcD=10%*400=40K
Số lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ trong kỳ:
Qt=Qđ+Qsx-Qc
QtA=150K-22.5K=127.5K
QtB=30+720-70.56=679.44K
QtC=2+300-24.9=277.1K
QtD=10+400-40=370K
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm:
A= 127.5K*4k=510M
B=679.44*3=2038.32M
C=277.1*2=554.2M
D=370*1=370M
Tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp=3472.52M
3_22: Tài liệu tại doanh nghiệp M
-Năm báo cáo
2. Theo tài liệu kế toán số lượng sản phẩm kết dư thực tế đến 30/ 9 năm báo cáo:
a. Sản phẩm A: 321 cái - Sản phẩm B: 625 cái
3. Theo kế hoạch sản xuất và tiêu thụ quý IV năm báo cáo:
+ Sản phẩm A: sản xuất 4.346 cái; Tiêu thụ 4.647 cái
+ Sản phẩm B: sản xuất 4.880 cái; Tiêu thụ 5.489 cái
- Năm kế hoạch
3. Số lượng sản phẩm, hàng hoá sản xuất cả năm:
- Sản phẩm A: 19.600 cái - Sản phẩm B: 26.700 cái
4. Căn cứ vào tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ qua các năm, dự kiến số lượng
sản phẩm, hàng hoá kết dư đến cuối năm kế hoạch:
- Sản phẩm A: 10% so với sản lượng sản xuất cả năm.
- Sản phẩm B: 5% so với sản lượng sản xuất cả năm.
5. Giá bán đơn vị sản phẩm năm kế hoạch
a. Sản phẩm A: 10.000 đồng, giảm so với kỳ trước 500đồng
b. Sản phẩm B: 20.000 đồng, giảm so với kỳ trước 1.000 đồng
6. Dự kiến trong năm góp vốn tham gia liên doanh dài hạn với công ty Z (cơ sở đồng
kiểm soát): 600 triệu đồng, lợi nhuận dự kiến được phân chia theo hợp đồng liên doanh:
15% trên vốn góp.
7. Theo kế hoạch trong năm sẽ thanh lý một số TSCĐ hết thời hạn sử dụng, với chí
phí thanh lý dự kiến là: 10 triệu đồng, thu về thanh lý dự kiến là: 21 triệu đồng.
8.Trong năm sẽ bán một số nguyên vật liệu kém phẩm chất với giá bán: 15 triệu đồng.
Biết rằng:
c. Các sản phẩm A, B đều thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
d. Thành phẩm xuất kho theo phương pháp nhập trước- xuất trước
Yêu cầu: Hãy tính tổng doanh thu của doanh nghiệp năm kế hoạch?
Bài làm:
Số lượng sản phẩm dư đầu kỳ kế hoạch:
Qđ=Qc3+Qsx4-Qst4
QđA=321+4346-4647=20c
QđB=625+4880-5489=16c
Số lượng sản phẩm dư cuối kỳ kế hoạch:
Qc=K*Qsx
QcA=10%*19600=1960c
QcB=5%*26700=1335c
Số lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ trong kỳ kế hoạch:
Qt=Qđ+Qsx-Qc
QtA=20+19600-1960=17660c
QtB=16+26700-1335=25381c
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm=A+B
= (20*10500+17640*10000)+(16*21000+25365*20000)=684,246M
Doanh thu hoạt động tài chính: 600*15%=90M
Doanh thu khác: 21+15=36M
Tổng doanh thu của doanh nghiệp kỳ kế hoạch: 684.246+90+36=810.246M
3_24 Căn cứ vào tài liệu sau đây tại doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
6. Năm kế hoạch doanh nghiệp dự kiến sản xuất hai loại sản phẩm A và B.
- Sản phẩm A: 50.000 cái - Sản phẩm B: 21.000 cái.
7. Giá bán đơn vị sản phẩm năm kế họach
- Sản phẩm A: 285.000 đồng và đã tính hạ 5% so với năm báo cáo.
- Sản phẩm B: 450.000 đồng và đã tính hạ 10% so với năm báo cáo.
8. Dự kiến số lượng sản phẩm kết dư năm kế hoạch như sau:
Đvt: cái
Tên sản Đầu năm Cuối năm
phẩm
Tồn kho Gửi bán Tồn kho Gửi bán

A 1.000 2.000 1.000 1.000


900
B 1.000 1.000 1.480

9. Để sản xuất và tiêu thụ hai loại sản phẩm nói trên doanh nghiệp dự kiến phải chi phí
như sau:
+ Tiền khấu hao TSCĐ: 5.900 triệu đồng
+ Hao phí vật chất (nguyên, nhiên vật liệu): 8.600 triệu đồng
+ Chi phí nhân công: 2.000 triệu đồng
+ Phí tổn hợp lệ khác: 2.500 triệu đồng
10. Ngoài tiêu thụ sản phẩm nói trên doanh nghiệp còn dự kiến chi phí, doanh thu về hoạt
động tài chính và hoạt động khác như sau:
Đvt: 1.000đ

Chỉ tiêu Chi phí Thu nhập

- Hoạt động liên doanh 5.000 20.000


- Thanh lý, nhượng bán TSCĐ 5.000 10.000

- Hoạt động bất thường khác 1.000 2.000

Biết rằng: Thành phẩm xuất kho được tính theo phương pháp FIFO.
Yêu cầu: Hãy tính:
3. Tính doanh thu sản phẩm A, B của doanh nghiệp
4. Tính lợi nhuận năm kế hoạch?
Bài làm:
SP Dư đầu kỳ Trong kỳ Dư cuối kỳ Giá bán
Tồn Gửi bán Tồn Gửi bán BC KH
A 1000 2000 50.000 1000 1000 300.000 285.000
B 1000 900 21.000 1000 1480 500.000 450.000
Đã tiêu thụ:
A=1000+2000+50.000-1000-1000=51.000= 3000+48000
B=1000+900+21000-1000-1480=20.420=1900+18520
a) Doanh thu tiêu thụ sản phẩm:
TR A= P*Q=285k*48k+300k*3k=14580M
TR B= P*Q= 450k*18.52k+500k*1.9k=9284M
b) Tính lợi nhuận:
Doanh thu bán hàng và cung câp dịch vụ:
14580+9284=23864M
Trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp:
5900+8600+2000+2500=19000M
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh:
23864-19000=4864M
Doanh thu hoạt động tài chính: 20M
Chi phí hoạt động tài chính: 5M
Lợi nhuận hoạt động tài chính: 20-5=15M (đã nộp thuế TNDN 20%)
 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính chưa nộp thuế TNDN=15/80%=18.75M
Doanh thu khác: 10+2=12M
Chi phí khác: 5+1=6M
Lợi nhuận khác: 12-6=6M
Lợi nhuận trước thuế=4864+18.75+6=4888.75M
Thuế TNDN=20%LNTT=977.75M
Lợi nhuận sau thuế: 4888.75-977.75=3911M

Bài 2: Tài liệu tại doanh nghiệp X


-Năm báo cáo
1. Theo tài liệu kế toán số lượng sản phẩm kết dư thực tế đến 30/ 9 năm báo cáo:
- Sản phẩm A: 521 cái - Sản phẩm B: 825 cái
2. Theo kế hoạch sản xuất và tiêu thụ quý IV năm báo cáo:
+ Sản phẩm A: sản xuất 5.346 cái; Tiêu thụ 5.647 cái
+ Sản phẩm B: sản xuất 5.880 cái; Tiêu thụ 6.489 cái
- Năm kế hoạch
3. Số lượng sản phẩm, hàng hoá sản xuất cả năm:
- Sản phẩm A: 21.600 cái - Sản phẩm B: 29.700 cái
4. Căn cứ vào tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ qua các năm, dự kiến số lượng sản
phẩm, hàng hoá kết dư đến cuối năm kế hoạch:
- Sản phẩm A: 10% so với sản lượng sản xuất cả năm.
- Sản phẩm B: 5% so với sản lượng sản xuất cả năm.
5. Giá bán đơn vị sản phẩm năm kế hoạch (chưa có thuế GTGT):
- Sản phẩm A: 10.000 đồng, giảm so với kỳ trước 500đồng
- Sản phẩm B: 20.000 đồng, giảm so với kỳ trước 1.000 đồng
6. Dự kiến trong năm góp vốn tham gia liên doanh dài hạn với công ty Z (cơ sở đồng kiểm
soát): 500 triệu đồng, lợi nhuận dự kiến được phân chia theo hợp đồng liên doanh: 15% trên vốn
góp.
Theo kế hoạch trong năm sẽ thanh lý một số TSCĐ hết thời hạn sử dụng, với chí phí thanh lý dự
kiến là: 5 triệu đồng, thu về thanh lý dự kiến là: 8 triệu đồng.
7.Trong năm sẽ bán một số nguyên vật liệu kém, mất phẩm chất với giá bán: 15 triệu đồng.
8. Trong số sản phẩm kết dư đầu năm kế hoạch đến cuối năm chỉ còn
- Sản phẩm A có 40% là tồn kho - Sản phẩm B có 50% là tồn kho .
Biết rằng:
- Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Các sản phẩm A, B đều thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
Yêu cầu: Hãy tính tổng thu nhập của doanh nghiệp năm kế hoạch?
Bài làm:
Lượng sản phẩm dư đầu kỳ kế hoạch:
Qđ=Qc3+Qsx4-Qt4
QđA=521+5346-5647=220c
QđB=825+5880-6489=216c
Lượng sản phẩm dư cuối năm kế hoạch:
Qc=K*Qsx
QcA=220*40%+10%*21600=2248c
QcB=216*50%+5%*29700=1593c
Lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ:
Qt=Qđ+Qsx-Qc
QtA=220+21600-2248=19572c
QtB=216+29700-1593=28323c
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp:
132*10500+19440*10000+108*21000+28215*20000=762.354M
Doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp: 75M
Doanh thu khác : 8+15=23M
Tổng doanh thu của doanh nghiệp kỳ kế hoạch : 762.354+75+23=860.354M
Bài 3: Tài liệu:
11. Năm kế hoạch doanh nghiệp dự kiến sản xuất hai loại sản phẩm A và B.
- Sản phẩm A: 50.000 cái - Sản phẩm B: 21.000 cái.
12. Giá bán đơn vị sản phẩm năm kế họach (chưa có thuế GTGT):
- Sản phẩm A: 285.000 đồng và đã tính hạ 5% so với năm báo cáo.
- Sản phẩm B: 450.000 đồng và đã tính hạ 10% so với năm báo cáo.
13. Dự kiến số lượng sản phẩm kết dư năm kế hoạch như sau:
Đvt: cái
Tên sản Đầu năm Cuối năm
phẩm Tồn kho Gửi bán Tồn kho Gửi bán
A 1.000 2.000 1.000 1.000
B 1.000 900 1.000 1.480

14. Để sản xuất và tiêu thụ hai loại sản phẩm nói trên doanh nghiệp dự kiến phải chi phí như
sau:
+ Tiền khấu hao TSCĐ: 5.900 triệu đồng
+ Hao phí vật chất (nguyên, nhiên vật liệu): 8.600 triệu đồng
+ Chi phí nhân công: 2.000 triệu đồng
+ Phí tổn hợp lệ khác: 2.500 triệu đồng
15. Thuế suất thuế GTGT đầu ra phải nộp cho sản phẩm A, B là: 5%;
Thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp: 20%.
16. Ngoài tiêu thụ sản phẩm nói trên doanh nghiệp còn dự kiến chi phí, doanh thu về hoạt
động tài chính và hoạt động khác như sau:
Đvt: 1.000đ
Chỉ tiêu Chi phí Thu nhập
- Hoạt động liên doanh 5.000 20.000
- Thanh lý, nhượng bán TSCĐ 5.000 10.000
1.000 2.000
- Hoạt động bất thường khác

17. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ cả năm dự kiến: 300 triệu đồng
Biết rằng:
- Doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế GTGT khấu trừ.
- Sản phẩm A, B đều thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
- Thành phẩm xuất kho được tính theo phương pháp FIFO.
- Lợi nhuận từ hoạt động liên doanh đã nộp thuế TNDN.
Yêu cầu: Hãy tính:
5. Thuế GTGT phải nộp năm kế hoạch?
6. Tính lợi nhuận năm kế hoạch?
7. Tính thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm kế hoạch?
Bài làm:
SP Dư đầu kỳ Trong kỳ Dư cuối kỳ Giá bán
Tồn Gửi bán Tồn Gửi bán BC KH
A 1000 2000 50.000 1000 1000 300.000 285.000
B 1000 900 21.000 1000 1480 500.000 450.000
Đã tiêu thụ:
A=1000+2000+50.000-1000-1000=51.000= 3000+48000
B=1000+900+21000-1000-1480=20.420=1900+18520
c) Doanh thu tiêu thụ sản phẩm:
TR A= P*Q=285k*48k+300k*3k=14580M
TR B= P*Q= 450k*18.52k+500k*1.9k=9284M
Thuế giá trị gia tăng phải nộp năm kế hoạch:
- Thuế GTGT đầu ra sản phẩm A: 14580*5%=729M
- Thuế GTGT đầu ra sản phẩm B: 9248*5%=462.4M
- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: 300M
- Thuế GTGT phải nộp năm kế hoạch: 729+462.4-300=891.4M
d) Tính lợi nhuận:
Doanh thu bán hàng và cung câp dịch vụ:
14580+9284=23864M
Trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp:
5900+8600+2000+2500=19000M
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh:
23864-19000=4864M
Doanh thu hoạt động tài chính: 20M
Chi phí hoạt động tài chính: 5M
Lợi nhuận hoạt động tài chính: 20-5=15M (đã nộp thuế TNDN 20%)
 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính chưa nộp thuế TNDN=15/80%=18.75M
Doanh thu khác: 10+2=12M
Chi phí khác: 5+1=6M
Lợi nhuận khác: 12-6=6M
Lợi nhuận trước thuế=4864+18.75+6=4888.75M
e) Tính thuế TNDN
Thuế TNDN=20%LNTT=977.75M
Bài 4
Căn cứ vào tài liệu sau đây tại DN Y
Hãy lập kế hoạch lãi (lỗ) về sản phẩm hàng hoá trong năm kế hoạch
(trong trường hợp nộp thuế GTGT khấu trừ.)
Tài liệu năm báo cáo
Theo tài liệu kế toán thì số lượng sản phẩm, hàng hoá sản xuất cả năm về sản phẩm A: 360
cái, sản phẩn B: 540 cái.
I. Tài liệu năm kế hoạch
1. Theo tài liệu kế toán thì số lượng sản phẩm, hàng hoá kết dư đầu năm:
- Sản phẩm A là: 25 cái, trong đó tồn kho là: 15 cái, gửi bán là: 10 cái.
- Sản phẩm B là: 40 cái, trong đó tồn kho là: 20 cái, gửi bán là: 20 cái.
2. Theo KH sản xuất số lượng sản phẩm, hàng hoá sản xuất năm như sau:
- Sản phẩm A tăng: 20%, sản phẩm B tăng: 10% so với năm báo cáo.
- Riêng sản phẩm C mới sản xuất trong năm là: 200 cái.
3. Số lượng sản phẩm, hàng hoá kết dư dự tính đến ngày 31/12:
Đvt: cái

Đơn vị tính Số lượng sản phẩm kết dư tính đến ngày 31/12
Tên SP
Tồn kho Xuất gửi bán
A Cái 50 10
B Cái 10 -
C Cái 5 15

4. Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm và tỷ lệ hạ giá thành như sau:
- Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm A: 319.500đ, so với năm báo cáo giảm 10%
- Sản phẩm B: 209.950đ, so với năm báo cáo giảm 5%
- Sản phẩm C: 262.500đ.
- Chi phí bán hàng và chi phí QLDN tính bằng: 20% giá vốn hàng bán cả năm.
5. Giá bán đơn vị sản phẩm (chưa có thuế GTGT):
- Sản phẩm A là: 357.000đ, tăng 2% so với năm báo cáo.
- Sản phẩm B hạ giá bán từ: 280.000đ năm báo cáo, xuống còn 275.000đ trong năm kế
hoạch.
- Sản phẩm C là: 380.000đ.
6. Thuế suất thuế GTGT của các mặt hàng A, B và C đều là: 10%.
Biết rằng: Doanh nghiệp hạch toán hàng xuất kho theo phương pháp nhập trước - xuất trước.
Bài làm:
Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ:
A=25+360*120%-60=25+372
B=40+540*110%-10=40+584
C=200-20=180
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm: 25*350.84+372*357+40*280+584*275+180*380=388.471M
Thuế GTGT đầu ra của sp A, B, C : 388.471M*10%=38.8471M
Trị giá vốn hàng bán= 355*25+372*319.5+221*40+209.95*584+180*262.5=306.430M
Lợi nhuận gộp= 388.471-306.430=82.041M
CPBH và CPQLDN=306.430*20%=61.286M
Lợi nhuận trước thuế= 82.041-61.286=20.755M
Bài về dự báo tài chính
Bài 1 : Bảng cân đối kế toán 31/12/N Đvt: nghìn đồng
Tiền 90.000
Phải trả 180.000
Phải thu 180.000
Vay ngắn hạn 78.000
Tồn kho 360.000
Chi phí tích lũy 90.000
Tổng TSLĐ 630.000
Tổng nợ ngắn hạn 348.000
Cổ phiếu thường 900.000
TSCĐ ròng 720.000 Thu nhập giữ lại 102.000
Tổng TS 1.350.000 Tổng nguồn vốn 1.350.000
Báo cáo thu nhập tính đến ngày 31/12/N
Doanh thu 1.800.000
Chi phí hoạt động 1.639.860
Thu nhập trước thuế và lãi vay 160.140
Lãi vay 10.140
Thu nhập trước thuế 150.000
Thuế (20%) 30.000
Thu nhập ròng 120.000
Cổ tức (60%) 72.000
Bổ sung vào thu nhập giữ lại 48.000
1. Giả sử rằng trong năm N+1, doanh số tăng 10% so với năm N. Hãy xây dựng các báo cáo
tài chính dự báo. Hỏi vốn cần bổ sung là bao nhiêu? Giả định doanh nghiệp hoạt động ở
mức hết công suất.
2. Bây giờ giả định rằng 50% vốn bổ sung yêu cầu sẽ được tài trợ bằng cách bán cổ phiếu
thường và phần còn lại bằng cách vay ngắn hạn. lãi suất vay ngắn hạn là 13%. Hỏi AFN là
bao nhiêu khi xem xét các thông tin về hiệu ứng tài trợ ?
Bài 2 : Bảng cân đối kế toán 31/12/N Đvt: nghìn đô
Tiền 600
Phải trả 2.400
Phải thu 3.600
Vay ngắn hạn 1.157
Tồn kho 4.200
Chi phí tích lũy 840
Tổng TSLĐ 8.400
Tổng nợ ngắn hạn 4.397
Cổ phiếu thường 667
Trái phiếu cầm cố 1.667
TSCĐ ròng 7.200 Thu nhập giữ lại 8.869
Tổng TS 15.600 Tổng nguồn vốn 15.600
Báo cáo thu nhập tính đến ngày 31/12/N
Doanh thu 12.000
Chi phí hoạt động 10.261
Thu nhập trước thuế và lãi vay 1.739
Lãi vay 339
Thu nhập trước thuế 1.400
Thuế (40%) 560
Thu nhập ròng 840
Cổ tức (60%) 504
Bổ sung vào thu nhập giữ lại 336
1. Giả sử công ty đang hoạt động hết công suất năm N xét trên mọi phương diện trừ TSCĐ;
TSCĐ năm N được sử dụng chỉ bằng 75% công suất. Hỏi doanh số năm N+1 có thể tăng
bao nhiêu % so với năm N mà không cần tăng TSCĐ?
2. Sử dụng phương pháp phần trăm doanh số dự đoán BCĐ kế toán và BC thu nhập năm
N+1 . Giả sử doanh số năm N+1 tăng 25% so với năm N. Nguồn tài trợ được thực hiện
dưới dạng vay ngắn hạn. Hãy xem xét thong tin về hiệu ứng tài trợ bắt nguốn từ vay ngắn
hạn. Giả sử lãi vay là 12%
Bài làm:
1. Hiện công ty hoạt động 75% tương ứng với doanh thu 12000
 Hoạt động hết công suất thì doanh thu là 12000/75%=16000
Doanh số năm N+1 có thể tăng so với năm N mà không cần tăng TSCĐ:
(16000-12000)/12000=33.33%
Câu 3: Cho số liệu về công ty A như sau
2. Báo cáo thu nhập của công ty ngày 31/12 (Tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Doanh thu thuần 4.285.798,0 4.560.598,0 4.952.663,0
Giá vốn hàng bán 2.416.752,0 2.684.485,0 3.006.831,0
Lãi gộp 1.869.046,0 1.876.113,0 1.945.832,0
Chi phí bán hàng và quản lý 1.301.737,0 1.392.796,0 1.632.152,0
Chi phí lãi vay 94.370,0 43.392,0 20.732,0
Lãi trước thuế 472.939,0 439.925,0 292.948,0
Thuế thu nhập 94.587,8 87.985,0 58.589,6
Lãi ròng 378.351,2 351.940,0 234.358,4
3. Bảng cân đối kế toán của công ty ngày 31/12 (Tỷ đồng)
Tài sản 2012 2013 2014
Tiền và chứng khoán ngắn hạn 214.290 319.242 297.160
Các khoản phải thu 471.438 501.666 544.793
Hang hóa tồn kho 300.006 319.242 635.740
Chi phí trả trước 3.720 7.817 7.083
Tổng tài sản lưu động 989.454 1.147.967 1.484.776
Tổng tài sản cố định ròng 679.620 874.575 589.000
Tổng cộng tài sản 1.669.074 2.022.542 2.073.776
Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả ngân hàng 1.150 1.150 1.150
Khoản phải trả người bán 514.296 547.272 643.846
Lương và các khoản phải trả khác 98.573 77.530 73.739
Tổng nợ ngắn hạn 614.019 625.952 718.735
Nợ dài hạn 228.681 429.440 284.148
Cổ phiếu thường 637.198 637.198 647.198
Lợi nhuận giữ lại 189.176 329.952 423.695
Tổng nợ và vốn chủ sở hữu 1.669.074 2.022.542 2.073.776
4. Yêu cầu:
a. Lập báo cáo thu nhập dự toán năm 2015 biết các khoản mục chủ yếu trong báo
cáo tài chính thể hiện theo tỷ lệ % so với doanh thu năm 2015 cho như sau:
- Doanh thu tăng 20%
- Các khoản mục biến động theo doanh thu gồm : Giá vốn hàng bán 61%, Tiền và
CKNH 6%, hàng tồn kho 12,8%, chi phí BH& QL 33%, Các khoản phải thu 11%,
các khoản phải trả 13%, lương và các khoản phải trả khác 1,5%. Các khoản mục
khác trong bảng cân đối kế toán không thay đổi theo doanh thu
- Thuế suất so với lãi trước thuế 20%, cổ tức so với lãi ròng 60%
- Nợ vay ngân hàng ban đầu coi là bằng 0
- Năm 2015 đầu tư thêm TSCĐ trị giá 29.000 tỷ đồng, khấu hao trong năm là
30.000 tỷ đông
b. Lập bảng cân đối kế toán dự toán năm 2015 và xác định nhu cầu vốn tài trợ

You might also like