You are on page 1of 64

YẾU TỐ

TÁC HẠI NGHỀ NGHIỆP

Giảng viên: TS Nguyễn Ngọc Anh

VIỆN ĐT YHDP VÀ YTCC- BM SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP


MỤC TIÊU

❖ 1. Trình bày được các khái niệm cơ bản về sức


khỏe nghề nghiệp
❖ 2. Trình bày được cách phân loại các yếu tố tác
hại nghề nghiệp và biện pháp dự phòng.
❖ 3. Nhận diện được ít nhất ba yếu tố tác hại nghề
nghiệp thường gặp và biện pháp phòng tránh

TRƯỜNG ĐH Y HÀ NỘI - VIỆN ĐT YHDP VÀ YTCC - BM SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP - TS Nguyễn Ngọc Anh
MỞ ĐẦU(1)

⚫ WHO ước tính hàng năm có:


2 triệu ca tử vong có liên quan đến nghề
nghiệp,
386.000 ca tử vong do tiếp xúc với bụi trong
không khí môi trường lao động,
152.000 ca tử vong do các chất gây ung thư
tại nơi làm việc
37% chứng đau thắt lưng có liên quan đến
nghề nghiệp.
MỞ ĐẦU(2)

⚫ Ngày nay, sức khoẻ nghề nghiệp đã được WTO


xác nhận là một yếu tố của sự phát triển kinh tế
xã hội.
⚫ Sức khoẻ nghề nghiệp đã và đang góp phần
quan trọng làm giảm thiểu các tác hại nghề
nghiệp, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
⚫ Xã hội phát triển, có nhiều nghề mới xuất hiện,
yếu tố tác hại nghề nghiệp mới sinh ra
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN(1)

⚫ Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên,


có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng
lao động, được trả lương và chịu sự quản lý,
điều hành của người sử dụng lao động
⚫ Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ
quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân
có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng
lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ.
(Luật lao động-2012)
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN(2)

⚫ Sức khỏe là trạng thái thoải mái hoàn toàn về


thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải chỉ
là không có bệnh hoặc không bị tàn tật.
(WHO-1948)

Các khía cạnh của sức khoẻ


CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN(3)

⚫ Sức khỏe người lao động: Là tình trạng sức


khỏe của từng người lao động trong các vị trí lao
động khác nhau, chịu ảnh hưởng của các tác
hại nghề nghiệp trong điều kiện và quá trình lao
động của họ.
Yếu tố ảnh hưởng: sự thoải mái của người lao
động; môi trường lao động, điều kiện lao động;
các yếu tố tổ chức, văn hóa nơi làm việc, nhiệm vụ
của từng cá nhân và quá trình thực hiện các hoạt
động công việc…
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN(4)

⚫ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật


chất nhân tạo, bao quanh con người, có ảnh
hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát
triển của con người và sinh vật.
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN(5)
⚫ Môi trường lao động là không gian của khu
vực lao động trong đó người lao động làm việc
cùng với phương tiện phục vụ lao động.
Sức khỏe người lao động và môi trường
cũng có mối quan hệ mật thiết mới nhau.
Môi trường lao động bị ô nhiễm sẽ làm suy
giảm sức khỏe người lao động, có thể gây tử
vong.
Sức khỏe người lao động là thước đo tổng
hợp trạng thái của môi trường lao động.
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN(6)
⚫ Trong hoạt động sản xuất, người lao động phải
làm việc trong một điều kiện nhất định, gọi
chung là điều kiện lao động.
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ
thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên,
môi trường và văn hoá xung quanh con người nơi
làm việc.
Tình trạng tâm sinh lý của người lao động
trong khi lao động tại chỗ làm việc cũng được coi
như một yếu tố gắn liền với điều kiện lao động
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN(7)

⚫ Theo định nghĩa của WHO, sức khoẻ nghề


nghiệp là trạng thái thoải mái toàn diện về thể
chất, tâm thần và xã hội của người lao động
trong điều kiện lao động và quá trình làm việc,
chứ không chỉ là không có bệnh hay không bị
tàn tật.

Lao động Sức khỏe


(Work) (Health)
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN(8)
⚫ Yếu tố tác hại nghề nghiệp
Các yếu tố có trong quá trình công nghệ,
quá trình lao động và hoàn cảnh nơi làm việc có
thể gây ảnh hưởng nhất định đối với trạng thái cơ
thể và sức khoẻ người lao động gọi là yếu tố
nghề nghiệp.
Các yếu tố nghề nghiệp có tác dụng xấu đối
với sức khoẻ và khả năng làm việc của người lao
động thì được gọi là các yếu tố tác hại nghề
nghiệp.
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN(9)
Các yếu tố tác hại nghề nghiệp có thể chia làm 2
nhóm lớn căn cứ theo thời gian và cách thức gây
hại đến sức khỏe người lao động:
⚫ Yếu tố nguy hiểm: Là yếu tố gây mất an toàn,
làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con
người trong quá trình lao động.
⚫ Yếu tố có hại: Là yếu tố gây bệnh tật, làm suy
giảm sức khỏe con người trong quá trình lao
động.
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN (10)
Để dự phòng các tác hại nghề nghiệp bảo vệ
người lao động và nâng cao năng xuất lao động có
2 nhóm giải pháp là:
⚫ An toàn lao động: Là giải pháp phòng, chống
tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo
đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với
con người trong quá trình lao động.
⚫ Vệ sinh lao động: Là giải pháp phòng, chống
tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy
giảm sức khỏe cho con người trong quá trình
lao động.
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN (11)

Các yếu tố tác động tới sức khoẻ người lao động
NHÓM TÁC HẠI NGHỀ NGHIỆP VÀ
ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE

• Liên quan đến quá trình sản


xuất
• Tổ chức lao động
• Điều kiện vệ sinh nơi làm việc
• Tâm sinh lý, ergonomie

* Các yếu tố nguy hiểm


Tác hại nghề nghiệp liên quan đến
quá trình sản xuất (1)
⚫ Yếu tố vật lý VKH nóng

- Vi khí hậu xấu

VKH lạnh
Có thể gây bệnh, tai
nạn (say nóng, say
Lạnh quá nắng), bỏng lạnh,
Raynaud…
Tác hại nghề nghiệp liên quan đến
quá trình sản xuất (2)

⚫ Yếu tố vật lý
- Tiếng ồn:

Ảnh hưởng: Gây


bệnh điếc do ồn
hoặc tai nạn lao
động do tiếng ồn
lớn. Gây bệnh tim
mạch, tiêu hóa…
Tác hại nghề nghiệp liên quan đến quá
trình sản xuất (3)
⚫ Yếu tố vật lý
- Rung chuyển:

Ảnh hưởng toàn thân


hoặc cục bộ (tay cầm
dụng cụ) gây bệnh do
rung chuyển.
Tác hại nghề nghiệp liên quan đến
quá trình sản xuất (4)

⚫ Yếu tố vật lý
- Ánh sáng:

+ Hậu quả: Ánh sáng không


đảm bảo mức cần thiết sẽ
gây khó chịu căng thẳng.
Anh sáng chói lóa hoặc lập
lòe còn có thể gây tai nạn
vấp ngã hoặc che lấp tín
hiệu, gây mù tạm thời
Tác hại nghề nghiệp liên quan đến
quá trình sản xuất (5)
⚫ Yếu tố vật lý
- Áp suất cao, thấp:

- Hậu quả: bệnh thùng


chìm (tên cũ) hay còn
gọi là bệnh giảm áp (tên
hiện tại), do lặn sâu trở
lên mặt nước quá
nhanh gây nên.
Tác hại nghề nghiệp liên quan đến
quá trình sản xuất (6)

⚫ Yếu tố vật lý
- Bức xạ điện từ:

- Hậu quả: gây bệnh do


ảnh hưởng lâu dài khi
tiếp xúc với các loại tia
xạ tương ứng ở các
bước sóng khác nhau.
Tác hại nghề nghiệp liên quan đến
quá trình sản xuất (7)

⚫ Yếu tố hoá học


- Các chất độc trong
sản xuất tồn tại dưới các
dạng khác nhau: hơi, khí,
khí dung, hạt, và dạng
bụi.
Tác hại nghề nghiệp liên quan đến
quá trình sản xuất (8)

⚫ Yếu tố hoá học


- Tùy ngành nghề
có thể có các loại hóa
chất độc khác nhau.

- Hậu quả: Gây nhiễm


độc, ung thư….
Tác hại nghề nghiệp liên quan đến
quá trình sản xuất (9)

⚫ Yếu tố hoá lý
Bụi: Bụi trong sản
xuất. Bụi không xếp vào
nhóm yếu tố lý học cũng
không xếp vào nhóm yếu
tố hóa học, mà là lý hóa.
Bụi vừa mang tính chất lý - Bụi gây nguy hại toàn
học vừa mang tính chất thân và cục bộ. Cục bộ: tập
hóa học. trung vào cơ quan hô hấp,
gây các bệnh bụi phổi
tương ứng.
Tác hại nghề nghiệp liên quan đến
quá trình sản xuất (10)

⚫ Yếu tố sinh học


Nhóm tác nhân gây bệnh
do vi sinh vật, virus và ký
sinh trùng, động vật, sinh
vật khác trong quá trình
lao động
-
Gây nên các bênh và
bệnh nghề nghiệp, tai
nạn nghề nghiệp
Tác hại nghề nghiệp liên quan tới tổ
chức lao động (1)
⚫ Thời gian làm việc
quá lâu, thông ca, làm
thêm giờ, không nghỉ
giữa giờ giữa ca hoặc
có nghỉ nhưng thời
gian không thỏa đáng.
Làm ca đêm, đổi ca
không hợp lý.
Tác hại nghề nghiệp liên quan tới tổ
chức lao động (1)

⚫ Cường độ lao động


cao, công việc quá nặng
quá tải, kết hợp nghỉ
ngơi không đúng mức.

• Bất hợp lý trong việc


sắp xếp sức lao động
với công việc hoặc
máy móc dụng cụ.
Tác hại nghề nghiệp liên quan tới tổ
chức lao động (2)

⚫ Làm việc ở tư thế gò


bó quá lâu.
⚫ Sự căng thẳng quá
mức của một cơ quan
hoặc của một hệ
thống cơ quan của cơ
thể.
Tác hại nghề nghiệp liên quan tới tổ
chức lao động (3)

⚫ Tổ chức lao động không khoa học ảnh


hưởng tới sức khỏe người lao động rất
nhiều, căng thẳng, mệt mỏi, giảm năng
suất và có nguy cơ gây tai nạn lao động.
Tác hại NN liên quan đến điều kiện vệ
sinh nơi làm việc (1)
⚫ Diện tích phân xưởng
chật hẹp, máy móc thiết
bị đặt quá gần nhau.
⚫ Thể tích (khối tích) phân
xưởng hoặc vị trí làm
việc nhỏ: chật hẹp cùng
trần thấp. Hoặc làm việc
trong cabin, mũi tàu, ống
cống... rất giới hạn về
thể tích và diện tích.
Tác hại NN liên quan đến điều kiện vệ
sinh nơi làm việc (2)
⚫ Thiếu thiết bị thông gió thoáng khí hoặc thiết bị
không đảm bảo tiêu chuẩn cho phép, hiệu lực kém.

• Thiếu thiết bị chiếu sáng


hoặc có nhưng không đảm
bảo tiêu chuẩn cho phép,
hiệu lực kém, ánh sáng
không đủ cho làm việc
hoặc chiếu sáng bất hợp lý.
Tác hại NN liên quan đến điều kiện vệ
sinh nơi làm việc (3)

⚫ Thiếu thiết bị
che chắn cách
nhiệt chống
nóng, chống
bụi, chống hơi
khí độc, hoặc
có nhưng
không đảm
bảo.
Tác hại NN liên quan đến điều kiện vệ
sinh nơi làm việc (4)
⚫ Không thực hiện qui tắc vệ sinh công nghiệp và
an toàn lao động
Tác hại NN liên quan đến điều kiện vệ
sinh nơi làm việc (5)

⚫ Trang thiết bị
bảo hộ lao
động thiếu,
không phù hợp
hoặc không
được sử dụng.
Tác hại NN liên quan đến tâm sinh lý,
ergonomie (1)

Các tác hại nghề nghiệp thuộc nhóm này có mối


liên hệ mật thiết, đôi khi khó tách riêng. Nhưng
nhìn chung có thể chia ra:
⚫ Sinh lý lao động: Do quá tải về lao động thể
lực: vận cơ tĩnh chiếm ưu thế, vận cơ động quá
tải, tư thế lao động xấu (khom cúi vặn mình
đứng hoặc ngồi quá lâu).
Tác hại NN liên quan đến tâm sinh lý,
ergonomie (2)

⚫ Tâm lý lao động: Do quá tải (cũng có khi dưới


tải) về thần kinh tâm lý.
+ Tính đơn điệu của công việc do phải lặp lại
nhiều lần các phần việc. Mức độ đơn điệu phụ
thuộc thời gian lặp lại cùng một công việc. Mức độ
ít và trung bình khi chu kỳ thường xuyên lặp đi lặp
lại từ 1/2 đến 1 phút. Mức độ cao khi chu kỳ dưới
0,5 phút.
Tác hại NN liên quan đến tâm sinh lý,
ergonomie (3)
+ Căng thẳng thần kinh và các giác quan.
• Mức không đáng kể khi phải vận hành máy tiện,
khoan, hàn.
Tác hại NN liên quan đến tâm sinh lý,
ergonomie (4)
• Mức căng thẳng
trung bình khi
làm trên giàn giáo
không che chắn,
lái tàu, lái xe, sửa
chữa thiết bị điện.
Tác hại NN liên quan đến tâm sinh lý,
ergonomie (5)

• Căng thẳng mức


cao khi công việc
đòi hỏi độ chính xác
cao như khi vận
hành các máy đo,
tiếp xúc với các chất
dễ nổ, dễ cháy hoặc
làm việc trên cao.
Tác hại NN liên quan đến tâm sinh lý,
ergonomie(6)

+ Nhịp điệu làm việc cao biểu thị bằng số


động tác trong 1 phút. Mức độ vừa phải
khi có 20 động tác tay, chân hoặc 10 động
tác mình. Mức độ trung bình khi có 20 - 40
động tác tay, chân hoặc 11 - 20 động tác
mình.
Tác hại NN liên quan đến tâm sinh lý,
ergonomie(7)
⚫ Về ergonomie
+ Công cụ lao động không phù hợp với kích
thước nhân trắc của cơ thể người lao động,
+ Ergonomie thiết kế không tốt, ergonomie
sửa chữa không kịp thời hoặc không đảm bảo.
+ Các trường vận động tối ưu tối đa không
đảm bảo.
+ Không có sự phù hợp giữa lao động và
người lao động về ergonomie
Các yếu tố nguy hiểm(1)
⚫ Các nguy cơ gây bỏng
+ Nguy cơ: làm việc với môi chất có nhiệt độ cao
(thấp) đều gây ra nguy cơ bỏng nhiệt do các môi
chất, sản phẩm có nhiệt độ cao (thấp) khi va
chạm, tiếp xúc với các bộ phận thiết bị có nhiệt độ
cao.
+ Nguyên nhân: rò rỉ môi chất, nổ vỡ thiết bị, tiếp
xúc với các bộ phận có nhiệt độ cao không được
bọc hoặc hư hỏng cách nhiệt, do vi phạm chế độ
vận hành, vi phạm quy trình xử lý sự cố, do cháy...
Các yếu tố nguy hiểm (2)

+ Bỏng do nhiệt độ thấp ở các thiết bị mà môi


chất được làm lạnh sâu ở áp suất lớn (trong hệ
sản xuất oxy),
+ Bỏng do các hoá chất, chất lỏng có hoạt tính
cao (axít, chất oxy hoá mạnh, kiềm...).
+ Bỏng nhiệt ở thiết bị áp lực (TBAL) gây chấn
thương rất nặng do áp suất của chất gây bỏng
thường rất lớn
Các yếu tố nguy hiểm(3)

⚫ Các nguy cơ do dòng điện


Tai nạn do điện gây ra:
- Điện giật.
- Gây bỏng và cháy.
- Cảm ứng điện gây nóng
chất điện môi (gây bỏng). Tử vong
thường xảy ra khi có dòng điện
lớn hơn 0,05A.
Các yếu tố nguy hiểm (4)

⚫ Nguy cơ trượt, ngã


Do sàn nhà trơn (do dầu đổ ra hoặc dùng
vật liệu lát sàn nhà quá nhẵn…), dùng thang
hỏng, chân không có đế cao su để chống trượt.
Các yếu tố nguy hiểm(5)

⚫ Nguy cơ do hoá chất


Hoá chất trong công nghiệp có các dạng:
khí, lỏng, rắn, khói, bụi, dạng sợi và hơi. Các
hoá chất có thể gây nhiễm độc cấp tính, mạn
tính có thể gây nổ, cháy, gây bỏng hoá chất...
có thể gây tai nạn tức thì.
Các yếu tố nguy hiểm(6)

⚫ Nguy cơ bạo lực


Nguy cơ bạo lực thường
gặp ở các công việc môi
trường nhạy cảm đặc
thù như y bác sỹ ở các
khu vực cấp cứu hoặc
các công việc nghề
nghiệp bảo vệ trật tự xã
hội
DỰ PHÒNG TÁC HẠI NGHỀ
NGHIỆP TRONG LAO ĐỘNG
⚫ Với nguồn gây tác hại nghề nghiệp
⚫ Với đường truyền tác hại nghề nghiệp
⚫ Với người chịu tác hại nghề nghiệp
⚫ Dự phòng các yếu tố nguy hiểm
⚫ Biện pháp y tế
⚫ Biện pháp giáo dục sức khoẻ và đào tạo
Với nguồn gây tác hại nghề nghiệp(1)

⚫ 2 nguyên tắc:
+ Loại bỏ hoặc làm giảm bớt sự hình
thành và giải phóng các tác hại nghề nghiệp.
+ Hạn chế sự khuếch tán, lan rộng của
tác hại nghề nghiệp vào môi trường lao
động.
Với nguồn gây tác hại nghề nghiệp(2)

- Thay thế nguyên, nhiên liệu


- Bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị thường
xuyên.
- Phương pháp làm ướt: bằng cách sử dụng nư-
ớc làm ẩm nguyên vật liệu, phun nước tại các
nguồn phát sinh bụi trong quá trình thao tác sẽ
làm giảm hàm lượng bụi
- Môi trường nóng, phun nước hoặc dùng màn
nước ngăn giữa nguồn nóng
Với đường truyền tác hại nghề
nghiệp(1)

⚫ Can thiệp vào sự lan truyền tác hại nghề nghiệp


từ nguồn tới người lao động. Các tác hại nghề
nghiệp liên quan tới quá trình sản xuất vẫn tồn
tại, nhưng chúng có thể hạn chế được nhờ áp
dụng các biện pháp can thiệp.
Với đường truyền tác hại nghề
nghiệp(2)

- Cách ly: tạo ra một “rào chắn” giữa nguồn và


người lao động.
- Thông thoáng gió: giảm nồng độ, ảnh hưởng
của các tác hại NN trong môi trường.
- Thường xuyên giám sát môi trường.
- Tổ chức chiếu sáng hợp lý
- Vệ sinh phân xưởng, máy móc
- Bố trí hệ thống biển báo và vùng giới hạn
Với người chịu tác hại nghề nghiệp(1)

⚫ Khối cảm nhiễm chính là cộng đồng người


lao động.
⚫ Các biện pháp bảo vệ người lao động bao
gồm:
+ Tổ chức tốt việc chăm lo đời sống cho
người lao động để họ yên tâm sản xuất.
+ Tổ chức và bố trí sản xuất hợp lý
Với người chịu tác hại nghề nghiệp(2)

Một số nguyên tắc cơ bản trong việc tổ chức lao


động hợp lý:
- Cách ly các dây chuyền sản xuất phát sinh yếu tố
độc hại, hạn chế tiếp xúc.
- Thiết bị, máy móc được chế tạo hoặc thay đổi phù
hợp với nhân trắc người Việt Nam
- Bố trí công việc cho phù hợp với đặc điểm sinh lý
cũng như khả năng của người lao động.
- Hạn chế các công việc đơn điệu, tổ chức thời gian
lao động và nghỉ ngơi hợp lý.
Với người chịu tác hại nghề nghiệp(3)

⚫ Trang bị phòng hộ cá nhân nhằm


bảo vệ cho người lao động không
tiếp xúc với các yếu tố tác hại
nghề nghiệp.
Dự phòng các yếu tố nguy hiểm
⚫ Loại bỏ, thay thế, cơ giới hóa và tự động hóa
từng bước, đặc biệt những khâu sản xuất nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm, loại dần các khâu làm
việc thủ công.
⚫ Che chắn, phanh hãm
⚫ Hệ thống tín hiệu, các biển báo,
⚫ Phương tiện vận chuyển vật nặng, nạp liệu.
⚫ Bố trí máy móc hợp lý, đúng quy phạm kỹ thuật.
Bố trí đường đi thuận tiện trong nhà máy, có nơi
xếp đặt nguyên liệu và thành phẩm.
Biện pháp y tế(1)

⚫ Khám tuyển công nhân trước khi vào làm


việc. Tuỳ theo từng ngành nghề đưa ra tiêu
chuẩn khám phù hợp nhằm tuyển chọn
những người có sức khoẻ vào làm trong
những nghề nhất định. Một số vấn đề cần
cân nhắc như thể lực, tuổi, giới tính, các
bệnh lý mạn tính.
Biện pháp y tế(2)

⚫ Khám sức khoẻ


định kỳ thường
xuyên cho người
lao động nhằm
phát hiện các biểu
hiện sớm của bệnh
nghề nghiệp
Biện pháp y tế(3)

⚫ Theo dõi và quản lý bệnh nhân mắc bệnh nghề


nghiệp.
+ Người lao động mắc bệnh nghề nghiệp
phải được hưởng chế độ theo như quy định.
+ Y tế phải có kế hoạch theo dõi và quản lý
người mắc bệnh NN để ngăn ngừa sự tiến triển
của bệnh và phục hồi sức khoẻ.
Biện pháp y tế(4)

⚫ Trang bị thủ thuốc cấp cứu: Mỗi phân


xưởng phải có tủ thuốc, băng nẹp cần thiết,
được thường xuyên sử dụng trong luyện tập
và cần bảo quản tốt trang thiết bị y tế tại các
phân xưởng.
Biện pháp giáo dục sức khoẻ và đào
tạo(1)

⚫ Tuyên truyền động viên người lao động chủ


động dự phòng các yếu tố tác hại nghề
nghiệp và tai nạn lao động
⚫ Nâng cao nhận thức của người sử dụng lao
động, các nhà quản lý về các quy định pháp
luật về an toàn - vệ sinh lao động.
⚫ Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy trình,
quy phạm an toàn - vệ sinh lao động
Biện pháp giáo dục sức khoẻ và đào
tạo(2)

⚫ Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra


⚫ Huấn luyện, nhắc nhở người lao động về an
toàn - vệ sinh lao động cho người lao động
tại vị trí lao động
Biện pháp giáo dục sức khoẻ và đào
tạo(3)

• Tổ chức và đào tạo


về sơ cấp cứu

You might also like