You are on page 1of 74

HỌC PHẦN

AN TOÀN SỨC KHỎE VÀ


MÔI TRƯỜNG

Biên soạn: GV-ThS Nguyễn Văn Huy


Điện thoại: 0909 79 44 45
Email: huy.nguyenvan@hcmuaf.edu.vn hoặc admin@envico.vn
Chương 2: Kỹ thuật vệ sinh
lao động và môi trường tại
doanh nghiệp
MỤC TIÊU BÀI HỌC
• Tìm hiểu một số khái niệm chung
• Xác định được các yếu tố có hại ảnh hưởng
đến người lao động trong quá trình làm việc
• Nắm được quá trình lao động
sản xuất có ảnh hưởng đến
sức khỏe người lao động ntn?
• Hiểu được các phương pháp
phòng ngừa, hạn chế những
yếu tố ảnh hưởng xấu?
Envico Corp www.congnghemoitruong.net 3
Các khái niệm chung
• ”Yếu tố có hại”: là yếu tố gây bệnh tật,
làm suy giảm sức khỏe con người trong
quá trình lao động
• “Bệnh nghề nghiệp”: là bệnh phát sinh
do điều kiện lao động có hại của nghề
nghiệp tác động đối với người lao động
• “Vệ sinh lao động”: là giải pháp phòng,
chống tác động của yếu tố có hại gây
bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con
người trong quá trình lao động
Envico Corp www.congnghemoitruong.net 4
Câu hỏi thảo luận
• Các yếu tố có hại nào ảnh hưởng tiêu cực
tới người lao động làm việc trong nhà
máy, công trường, dự án?
• Các yếu tố đó ảnh hưởng như thế nào?
• Các biện pháp chung ngăn ngừa phòng
chống tác động tiêu cực của các yếu tố
đó?
(Sinh viên liệt kê các yếu tố có hại)

Envico Corp www.congnghemoitruong.net 5


Đáp Án

Envico Corp www.congnghemoitruong.net 6


Nội dung chương 2
1. Mở Đầu
2. Ảnh hưởng của tình trạng mệt mỏi và
tư thế lao động
3. Ảnh hưởng của điều kiện khí hậu đối
với cơ thể
4. Bụi trong sản xuất
5. Tiếng ồn và rung động trong sản xuất
6. Chiếu sáng trong sản xuất

Envico Corp www.congnghemoitruong.net 7


Nội dung chương 2
7. Thông gió trong sản xuất
8. Phòng chống nhiễm độc trong sản
xuất
9. Phòng chống bức xạ và phóng xạ

Envico Corp www.congnghemoitruong.net 8


Bài 1. Mở đầu
I. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên
cứu của khoa học vệ sinh lao động
• NC tác dụng sinh học của các yếu tố bất lợi ảnh
hưởng đến sức khoẻ và tổ chức cơ thể con người
- Quá trình lao động và sản xuất có ảnh hưởng đến
sức khoẻ con người.
- Nguyên liệu, vật liệu, bán thành phẩm và vật thải
ra có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người
- Quá trình sinh lý của con người trong thời gian lao
động
- Hoàn cảnh, môi trường lao động của con người
- Tình hình sản xuất không hợp lý ảnh hưởng đến
sức khoẻ con người
Envico Corp www.congnghemoitruong.net 9
• Tất cả các yếu tố gây tác dụng có hại lên con
người riêng lẽ hay kết hợp trong điều kiện
sản xuất gọi là tác hại nghề nghiệp. Kết quả
tác dụng của chúng lên cơ thể con người có
thể gây ra các bệnh tật được gọi là bệnh
nghề nghiệp
• Mục đích nghiên cứu là để tiêu diệt những
nguyên nhân, sử dụng các cải tiến để loại bỏ
những ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ và
khả năng lao động của con người

Envico Corp www.congnghemoitruong.net 10


II. Các yếu tố ảnh hưởng và biện
pháp phòng ngừa chung
1. Các yếu tố ảnh hưởng

Envico Corp www.congnghemoitruong.net 11


Các yếu tố ảnh hưởng khác
• Bố trí thời gian làm việc không hợp lý;
• Bố trí công việc không hợp lý;
• Bố trí thời gian nghỉ ngơi không hợp lý;
• Bố trí vị trí làm việc không hợp lý;
• Công cụ LĐ không phù hợp với cơ thể về
trọng lượng, hình dáng, kích thước;
• Phương tiện phòng hộ cá nhân chưa đầy đủ
và chưa được sử dụng hiệu quả.

Envico Corp www.congnghemoitruong.net 12


2. Các biện pháp phòng ngừa chung
• Với những yếu tố ảnh hưởng đã nêu
ở trên SV nêu các biện pháp phòng
ngừa?

Envico Corp www.congnghemoitruong.net 13


2. Các biện pháp phòng ngừa chung

Envico Corp www.congnghemoitruong.net 14


2. Các biện pháp phòng ngừa
chung
• Biện pháp kỹ
thuật công
nghệ
Cần cải tiến kỹ
thuật, đổi mới công
nghệ như: cơ giới
hoá, tự động hoá,
dùng những chất
không độc hại hoặc
ít độc thay cho
những hợp chất có
tính độc cao

Envico Corp www.congnghemoitruong.net 15


• Biện pháp kỹ thuật vệ sinh
Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh như cải tiến hệ
thống thông gió, hệ thống chiếu sáng vv… nơi
sản xuất cũng là những biện pháp góp phần
cải thiện điều kiện lao động

Envico Corp www.congnghemoitruong.net 16


• Biện pháp phòng hộ cá nhân
Đây là một biện pháp bổ trợ, nhưng trong
những trường hợp khi mà biện pháp cải tiến
quá trình công nghệ, biện pháp kỹ thuật vệ
sinh chưa được thực
hiện thì nó đóng vai trò chủ yếu trong việc
đảm bảo an toàn
cho công nhân
trong sản xuất và
phòng ngừa bệnh
nghề nghiệp.

Envico Corp www.congnghemoitruong.net 17


• Biện pháp tổ chức lao động có khoa
học
Thực hiện việc phân công lao động hợp lý
theo đặc điểm sinh lý của công nhân, tìm ra
những biện pháp cải tiến làm cho lao động
bớt nặng nhọc, tiêu hao năng lượng ít hơn,
hoặc làm cho lao động thích nghi được với
con người và con người thích nghi với công
cụ sản xuất, vừa có năng suất lao động cao
hơn lại an toàn hơn.

Envico Corp www.congnghemoitruong.net 18


• Biện pháp y tế bảo vệ sức khoẻ
Kiểm tra sức khỏe công nhân, khám tuyển để
không chọn người mắc một số bệnh nào đó vào
làm việc ở những nơi có yếu tố bất lợi cho sức
khỏe sẽ làm cho bệnh nặng thêm hoặc dẫn tới
mắc các bệnh nghề nghiệp.
Khám định kỳ cho công nhân tiếp xúc với các
yếu tố độc hại nhằm phát hiện sớm bệnh nghề
nghiệp và những bệnh mãn tính khác để kịp
thời có các biện pháp giải quyết
Thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn lao
động và cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống
đảm bảo chất lượng cho công nhân làm việc với
các chất độc hại

Envico Corp www.congnghemoitruong.net 19


Bài 5.
Tiếng Ồn Và Rung Động
Trong Sản Xuất

www.congnghemoitruong.net Khoa Môi trường và Tài nguyên Page 1 of 34


I. Tác hại của tiếng ồn và rung động:

www.congnghemoitruong.net Khoa Môi trường và Tài nguyên Page 2 of 34


1. Phân tích tác hại của tiếng ồn:
a. Đối với cơ quan thính giác:
‰ Khi chịu tác dụng của tiếng ồn, độ nhạy cảm của thính
giác giảm xuống, ngưỡng nghe tăng lên.
‰ Dưới tác dụng kéo dài của tiếng ồn, thính lực giảm đi
rõ rệt và phải sau 1 thời gian khá lâu sau khi rời nơi
ồn, thính giác mới phục hồi lại được.
‰ Nếu tác dụng của tiếng ồn lặp lại nhiều lần, thính giác
không còn khả năng phục hồi hoàn toàn về trạng thái
bình thường được, sự thoái hoá dần dần sẽ phát triển
thành những biến đổi có tính chất bệnh lý gây ra bệnh
nặng tai và điếc.

www.congnghemoitruong.net Khoa Môi trường và Tài nguyên Page 3 of 34


b. Đối với hệ thần kinh trung ương:
Tiếng ồn cường độ trung bình và cao sẽ gây kích thích
mạnh đến hệ thống thần kinh trung ương, sau 1 thời gian
dài có thể dẫn tới huỷ hoại sự hoạt động của dầu não thể
hiện đau đầu, chóng mặt, cảm giác sợ hãi, hay bực tức,
trạng thái tâm thần không ổn định, trí nhớ giảm sút...

www.congnghemoitruong.net Khoa Môi trường và Tài nguyên Page 4 of 34


c. Đối với hệ thống chức năng khác của cơ thể:
‰ Ảnh hưởng xấu đến hệ thống tim mạch, gây rối loạn
nhịp tim.
‰ Làm giảm bớt sự tiết dịch vị, ảnh hưởng đến co bóp
bình thường của dạ dày.
‰ Làm cho hệ thống thần kinh bị căng thẳng liên tục có
thể gây ra bệnh cao huyết áp.
‰ Làm việc tiếp xúc với tiếng ồn quá nhiều, có thể dần
dần bị mệt mỏi, ăn uống sút kém và không ngủ được,
nếu tình trạng đó kéo dài sẽ dẫn đến bệnh suy nhược
thần kinh và cơ thể.

www.congnghemoitruong.net Khoa Môi trường và Tài nguyên Page 5 of 34


2. Phân tích tác hại của rung động:
‰ Khi cường độ nhỏ và tác động ngắn thì sự rung động
này có ảnh hưởng tốt như tăng lực bắp thịt, làm giảm
mệt mỏi,...
‰ Khi cường độ lớn và tác dụng lâu gây khó chịu cho cơ
thể. Những rung động có tần số thấp nhưng biên độ
lớn thường gây ra sự lắc xóc, nếu biên độ càng lớn thì
gây ra lắc xóc càng mạnh.

www.congnghemoitruong.net Khoa Môi trường và Tài nguyên Page 6 of 34


Tác hại cụ thể:
9 Làm thay đổi hoạt động của tim, gây ra di lệch các
nội tạng trong ổ bụng, làm rối loạn sự hoạt động
của tuyến sinh dục nam và nữ.
9 Nếu bị lắc xóc và rung động kéo dài có thể làm thay
đổi hoạt động chức năng của tuyến giáp trạng, gây
chấn động cơ quan tiền đình và làm rối loạn chức
năng giữ thăng bằng của cơ quan này.
9 Rung động kết hợp với tiếng ồn làm cơ quan thính
giác bị mệt mỏi quá mức dẫn đến bệnh điếc nghề
nghiệp.

www.congnghemoitruong.net Khoa Môi trường và Tài nguyên Page 7 of 34


9 Rung động lâu ngày gây nên các bệnh đau xương
khớp, làm viêm các hệ thống xương khớp. Đặc biệt
trong điều kiện nhất định có thể phát triển gây
thành bệnh rung động nghề nghiệp.
9 Đối với phụ nữ, nếu làm việc trong điều kiện bị
rung động nhiều sẽ gây di lệch tử cung dẫn đến
tình trạng vô sinh.

www.congnghemoitruong.net Khoa Môi trường và Tài nguyên Page 8 of 34


II. Nguồn phát sinh tiếng ồn và rung động:
1. Nguồn phát sinh tiếng ồn:
Có nhiều nguồn phát sinh tiếng ồn khác nhau:
‰ Theo nơi xuất hiện tiếng ồn: phân ra tiếng ồn trong
nhà máy sản xuất và tiếng ồn trong sinh hoạt.
‰ Theo nguồn xuất phát tiếng ồn: phân ra tiếng ồn cơ
khí, tiếng ồn khí động và tiếng ồn các máy điện.

www.congnghemoitruong.net Khoa Môi trường và Tài nguyên Page 9 of 34


Tiếng ồn cơ khí:
9 Gây ra bởi sự làm việc của các máy móc do sự
chuyển động của các cơ cấu phát ra tiếng ồn không
khí trực tiếp.
9 Gây ra bởi bề mặt các cơ cấu hoặc các bộ phận kết
cấu liên quan với chúng.
9 Gây ra bởi sự va chạm giữa các vật thể trong các
thao tác đập búa khi rèn, gò, dát kim loại,...

www.congnghemoitruong.net Khoa Môi trường và Tài nguyên Page 10 of 34


9 Gây ra bởi sự làm việc của các máy móc do sự
chuyển động của các cơ cấu phát ra tiếng ồn không
khí trực tiếp.
9 Gây ra bởi bề mặt các cơ cấu hoặc các bộ phận kết
cấu liên quan với chúng.
9 Gây ra bởi sự va chạm giữa các vật thể trong các
thao tác đập búa khi rèn, gò, dát kim loại,...

www.congnghemoitruong.net Khoa Môi trường và Tài nguyên Page 11 of 34


Tiếng ồn khí động:
Sinh ra do chất lỏng hoặc hơi, khí chuyển động vận tốc
lớn (tiếng ồn quạt máy, máy khí nén, các động cơ phản
lực...).
Tiếng ồn của các máy điện:
9 Do sự rung động của các phần tĩnh và phần quay
dưới ảnh hưởng của lực từ thay đổi tác dụng ở khe
không khí và ở ngay trong vật liệu của máy điện.
9 Do sự chuyển động của các dòng không khí ở trong
máy và sự rung động các chi tiết và các đầu mối do
sự không cân bằng của phần quay.

www.congnghemoitruong.net Khoa Môi trường và Tài nguyên Page 12 of 34


2. Nguồn rung động phát sinh:
‰ Trong công tác đầm các kết cấu bêtông cốt thép tấm
lớn từ vữa bêtông cũng khi sử dụng các đầm rung lớn
hoặc các loại đầm cầm tay.
‰ Từ các loại dụng cụ cơ khí với bộ phận chuyển động
điện hoặc khí nén là những nguồn rung động gây tác
dụng cục bộ lên cơ thể con người.

www.congnghemoitruong.net Khoa Môi trường và Tài nguyên Page 13 of 34


3. Các thông số đặc trưng cho tiếng ồn và rung
động:
‰ Đặc trưng là các thông số vật lý như cường độ, tần
số, phổ tiếng ồn và các thông số sinh lý như mức to,
độ cao. Tác hại gây ra bởi tiếng ồn phụ thuộc vào
cường độ và tần số của nó.
‰ Tiếng ồn mức 100-120dB với tần số thấp và 80-95dB
với tần số trung bình và cao có thể gây ra sự thay đổi
ở cơ quan thính giác. Tiếng ồn mức 130-150dB có thể
gây huỷ hoại có tính chất cơ học đối với cơ quan thính
giác (thủng màng nhĩ).

www.congnghemoitruong.net Khoa Môi trường và Tài nguyên Page 14 of 34


‰ Theo tần số, tiếng ồn chia thành tiếng ồn có tần số
thấp dưới 300Hz, tần số trung bình 300-1000Hz, tần
số cao trên 3000Hz. Tiếng ồn tần số cao có hại hơn
tiếng ồn tần số thấp.
‰ Tuỳ theo đặc điểm của tiếng ồn mà phổ của nó có thể
là phổ liên tục, phổ gián đoạn (phổ thưa) và phổ hổn
hợp. Hai loại sau gây ảnh hưởng đặc biệt xấu lên cơ
thể con người.

www.congnghemoitruong.net Khoa Môi trường và Tài nguyên Page 15 of 34


III. Biện pháp phòng và chống tiếng ồn:
1. Loại trừ nguồn phát sinh ra tiếng ồn:
‰ Dùng quá trình sản xuất không tiếng ồn thay cho quá
trình sản xuất có tiếng ồn.
‰ Làm giảm cường độ tiếng ồn phát ra từ máy móc và
động cơ.
‰ Giữ cho các máy ở trạng thái hoàn thiện: siết chặt
bulông, đinh vít, tra dầu mỡ thường xuyên.

www.congnghemoitruong.net Khoa Môi trường và Tài nguyên Page 16 of 34


2. Cách ly tiếng ồn và hút âm:
‰ Chọn vật liệu cách âm để làm nhà cửa. Làm nền nhà
bằng cao su, cát, nền nhà phải đào sâu, xung quanh
nên đào rãnh cách âm rộng 6-10cm.
‰ Lắp các thiết bị giảm tiếng động của máy. Bao phủ
chất hấp thụ sự rung động ở các bề mặt rung động
phát ra tiếng ồn bằng vật liệu có ma sát trong lớn;
ngoài ra trong 1 số máy có bộ phận tiêu âm.

www.congnghemoitruong.net Khoa Môi trường và Tài nguyên Page 17 of 34


3. Dùng các dụng cụ phòng hộ cá nhân:
‰ Bông, bọt biển, băng đặt vào lỗ tai là những loại đơn
giản nhất. Bông làm giảm ồn từ 3-14dB trong giải tần
số 100-600Hz, băng tẩm mỡ giảm 18dB, bông len tẩm
sáp giảm đến 30dB.
‰ Dùng nút bằng chất dẻo bịt kín tai có thể giảm xuống
20dB.
‰ Dùng nắp chống ồn úp bên ngoài tai có thể giảm tới
30dB khi tần số là 500Hz và 40dB khi tần số 2000Hz.

www.congnghemoitruong.net Khoa Môi trường và Tài nguyên Page 18 of 34


4. Chế độ lao động hợp lý:
‰ Những người làm việc tiếp xúc nhiều với tiếng ồn cần
được bớt giờ làm việc hoặc có thể bố trí xen kẽ công
việc để có những quãng nghỉ thích hợp.
‰ Không nên tuyển lựa những người mắc bệnh về tai
làm việc ở những nơi có nhiều tiếng ồn.
‰ Khi phát hiện có dấu hiệu điếc nghề nghiệp thì phải
bố trí để công nhân được ngừng tiếp xúc với tiếng ồn
càng sớm càng tốt.

www.congnghemoitruong.net Khoa Môi trường và Tài nguyên Page 19 of 34


IV. Đề phòng và chống tác hại của rung động:
1. Biện pháp kỹ thuật:
‰ Thay các bộ phận máy móc thiết bị phát ra rung động.
‰ Kiểm tra thường xuyên và sửa chữa kịp thời các chi tiết
máy bị mòn và hư hỏng hoặc gia công các chi tiết máy
đặc biệt để khử rung.
‰ Nền bệ máy thiết bị phải bằng phẳng và chắc chắn. Cách
ly những thiết bị phát ra độ rung lớn bằng những rãnh
cách rung xung quanh móng máy.
‰ Thay sự liên kết cứng giữa nguồn rung động và móng.

www.congnghemoitruong.net Khoa Môi trường và Tài nguyên Page 20 of 34


1.Móng đệm cát 2.Cát đệm 1.Tấm lót 2.Móng máy gây rung
3.Máy gây rung động 3.Khe cách âm 4.Móng nhà

www.congnghemoitruong.net Khoa Môi trường và Tài nguyên Page 21 of 34


1.Tấm cách rung thụ động 2.Lò xo 3.Nền rung động
4.Hướng rung động 5và 6. Các gối tựa và dây treo của
tấm (chỗ làm việc)
Hình 2.1: Các giải pháp kỹ thuật chống rung động

www.congnghemoitruong.net Khoa Môi trường và Tài nguyên Page 22 of 34


2. Biện pháp tổ chức sản xuất:
‰ Nếu công việc thay thế được cho nhau thì nên bố trí
sản xuất làm nhiều ca kíp để san sẽ mức độ tiếp xúc
với rung động cho mọi người.
‰ Nên bố trí ca kíp sản xuất bảo đảm giữa 2 thời kỳ làm
việc người thợ có quảng nghỉ dài không tiếp xúc với
rung động.

www.congnghemoitruong.net Khoa Môi trường và Tài nguyên Page 23 of 34


3. Phòng hộ cá nhân:
‰ Tác dụng của các dụng cụ phòng hộ các nhân chống
lại rung động là giảm trị số biên độ dao động truyền
đến cơ thể.
‰ Giày vải chống rung: có miếng đệm lót bằng cao su
trong đó có gắn 6 lò xo. Chiều dày miếng đệm 30mm,
độ cứng của lò xo ở phần gót 13kg/cm, ở phần đế
10.5kg/cm.
‰ Găng tay chống rung: được sử dụng khi dùng các
dụng cụ cầm tay rung động hoặc đầm rung bề mặt.
Sử dụng găng tay có lớp lót ở lòng bàn tay bằng cao
su xốp dày sẽ làm giảm biên độ rung động với tần số
50Hz từ 3-4 lần.
www.congnghemoitruong.net Khoa Môi trường và Tài nguyên Page 24 of 34
4. Biện pháp y tế:
‰ Không nên tuyển dụng những người có các bệnh về
rối loạn dinh dưỡng thần kinh, mạch máu ở lòng bàn
tay làm việc tiếp xúc với rung động.
‰ Không nên bố trí phụ nữ lái các loại xe vận tải cỡ lớn
vì sẽ gây ra lắc xóc nhiều.

www.congnghemoitruong.net Khoa Môi trường và Tài nguyên Page 25 of 34


Bài 6. CHIẾU SÁNG TRONG SẢN XUẤT
I. Ý nghĩa việc chiếu sáng trong sản xuất:
‰ Chiếu sáng hợp lý trong các phòng sản xuất và nơi
làm việc trên các công trường và trong xí nghiệp công
nghiệp xây dựng là vấn đề quan trọng để cải thiện
điều kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn lao động và nâng
cao được hiệu suất làm việc và chất lượng sản phẩm,
giảm bớt sự mệt mỏi về mắt của công nhân, giảm tai
nạn lao động.
‰ Trong thực tế sản xuất, nếu ánh sáng được bố trí đầy
đủ, màu sắc của ánh sáng thích hợp thì năng suất lao
động tăng 20-30%.

www.congnghemoitruong.net Khoa Môi trường và Tài nguyên Page 26 of 34


II. Tác hại của việc chiếu sáng không hợp lý:
1. Độ chiếu sáng không đầy đủ:
‰ Nếu làm việc trong điều kiện chiếu sáng không đạt tiêu
chuẩn, mắt phải điều tiết quá nhiều trở nên mệt mỏi.
‰ Công nhân trẻ tuổi hoặc công nhân trong lứa tuổi học
nghề nếu làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng kéo
dài sẽ sinh ra tật cận thị.
‰ Nếu ánh sáng quá nhiều, sự phận biệt các vật bị nhầm
lẫn dẫn đến làm sai các động tác và do đó sẽ xảy ra tai
nạn trong lao động, đồng thời giảm năng suất lao động
và chất lượng sản phẩm.

www.congnghemoitruong.net Khoa Môi trường và Tài nguyên Page 27 of 34


2. Độ chiếu sáng quá chói:
‰ Nếu cường độ chiếu sáng quá lớn hoặc bố trí chiếu
sáng không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng loá mắt làm
cho nhức mắt, do đó làm giảm thị lực của công nhân.
‰ Hiện tượng chiếu sáng chói loá buộc công nhân phải
mất thời gian để cho mắt thích nghi khi nhìn từ
trường ánh sáng thường sang trường ánh sáng chói
và ngược lại, làm giảm sự thụ cảm của mắt, làm giảm
năng suất lao động, tăng phế phẩm và xảy ra tai nạn
lao động.

www.congnghemoitruong.net Khoa Môi trường và Tài nguyên Page 28 of 34


III. Phương pháp chiếu sáng trong sản xuất:
1. Chiếu sáng tự nhiên:
‰ Có thể có các cách:
9 Chiếu sáng qua cửa trời hoặc cửa sổ lấy ánh
sáng trên cao.
9 Chiếu sáng qua cửa sổ tường ngăn.
9 Chiếu sáng kết hợp 2 hình thức trên.
‰ Đặc điểm ánh sáng tự nhiên là nó thay đổi trong
phạm vi rất lớn, phụ thuộc thời gian trong ngày, mùa
trong năm và thời tiết.

www.congnghemoitruong.net Khoa Môi trường và Tài nguyên Page 29 of 34


2. Chiếu sáng nhân tạo:
‰ Chiếu sáng nhân tạo có thể là chiếu sáng chung, cục
bộ và kết hợp. Trong điều kiện sản xuất để cho ánh
sáng phân bố đều chỉ nên tổ chức chiếu sáng chung
hoặc kết hợp, không được chiếu sáng cục bộ vì sự
tương phản giữa những chỗ quá sáng và chỗ tối làm
cho mắt mệt mỏi, giảm năng suất lao động, có thể
gây ra chấn thương.
‰ Nguồn sáng nhân tạo có thể là đèn dây tóc, đèn
huỳnh quang, đèn đặc biệt và đèn hồ quang điện.

www.congnghemoitruong.net Khoa Môi trường và Tài nguyên Page 30 of 34


Loại bóng trong và mờ Loại 2 đèn huỳnh quang
Hình 2.2: Các loại bóng đèn dây tóc

www.congnghemoitruong.net Khoa Môi trường và Tài nguyên Page 31 of 34


IV. Đèn pha chiếu sáng:
‰ Ở trên công trình khi thi công về ban đêm, để chiếu
sáng các khu vực xây dựng, diện tích kho bãi lớn
không thể bố trí các đèn chiếu thường trên bề mặt cần
chiếu. Khi đó dùng đèn pha chiếu sáng.
‰ Các loại đèn pha chiếu sáng có thể phân thành 2 loại:
9 Đèn pha rãi ánh sáng có chùm sáng toả ra tương đối
rộng nhờ bộ phận phản chiếu bằng kính tráng bạc
hình parabol.
9 Đèn pha để chiếu sáng mặt đứng.

www.congnghemoitruong.net Khoa Môi trường và Tài nguyên Page 32 of 34


‰ Khi cần tạo ra độ rọi với quang thông phân bố đều
trên diện tích lớn, đèn pha phải đặt trên các trụ cao.
Trên mỗi trụ có thể đặt 1 đèn hoặc cụm nhiều đèn.
Cũng có thể lợi dụng công trình cao sẵn có để đặt
đèn như giàn giáo, trụ tháp cần trục,...
‰ Để chiếu sáng các diện tích lớn trên 1ha, theo kinh
nghiệm người ta ghép cụm đèn pha khi mức tiêu
chuẩn chiếu sáng cao và trong những trường hợp
theo điều kiện thi công bố trí nhiều trụ đèn được, lúc
này khoảng cách giữa các trụ đèn cho phép tới 400-
500m.

www.congnghemoitruong.net Khoa Môi trường và Tài nguyên Page 33 of 34


Hình 2.3: Sơ đồ để xác định vị trí đặt đèn pha

www.congnghemoitruong.net Khoa Môi trường và Tài nguyên Page 34 of 34


Bài 7. Thông gió trong sản xuất
• Mục đích của thông gió?

Envico Corp www.congnghemoitruong.net 20


• Mục đích của thông gió
- Trống nóng:
Đưa không khí khô ráo mát từ bên ngoài vào
và đẩy không khí nóng ẩm ra ngoài.
Thông gió thông thường không sử dụng đến
kỹ thuật điều tiết không khí thì không thể
nào đồng thời khống chế được cả 3 yếu tố
nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió
Thông gió chống nóng chỉ để khử nhiệt thừa
sinh ra trong nhà xưởng
Envico Corp www.congnghemoitruong.net 21
• Mục đích của thông gió
- Trống nóng:

Envico Corp www.congnghemoitruong.net 22


• Mục đích của thông gió
- Thông gió khử bụi và hơi khí độc
Nguồn tỏa bụi hoặc hơi khí có hại cần bố trí hút
không khí bị ô nhiễm để thải ra ngoài; trước khi
thải có thể phải lọc sạch hoặc khử hết các chất
độc hại trong không khí để tránh ô nhiễm bầu
khí quyển
Đồng thời cũng tổ chức trao đổi không khí sạch
từ bên ngoài vào để bù lại chỗ không khí bị thải
đi.
Lượng không khí sạch này phải đủ hoà loãng
lượng bụi hoặc khí độc còn sót lại sao cho nồng
độ của chúng giảm xuống dưới mức cho phép
Envico Corp www.congnghemoitruong.net 23
• Các biện pháp thông gió
- Thông gió tự nhiên

Envico Corp www.congnghemoitruong.net 24


• Các biện pháp thông gió
- Thông gió nhân tạo

Envico Corp www.congnghemoitruong.net 25


• Các biện pháp thông gió
- Thông gió chung
Là hệ thống thông gió thổi vào hoặc hút ra có
phạm vi trong toàn bộ không gian phân
xưởng.
Nó phải có khả năng đưa nhiệt thừa và các
chất độc hại tỏa ra trong phân xưởng để đưa
nhiệt độ và nồng độ độc hại trong toàn bộ
không gian xuống dưới mức cho phép.
Thông gió chung có thể là tự nhiên hoặc
nhân tạo
Envico Corp www.congnghemoitruong.net 26
• Các biện pháp thông gió
- Hệ thống thông gió cục bộ
Là hệ thống thông gió có phạm vi tác dụng
trong từng vùng hẹp riêng biệt của phân
xưởng. Hệ thống thông gió cục bộ cũng có
thể là hệ thống thông gió thổi cục bộ hoặc hệ
thống hút ra cục bộ

Envico Corp www.congnghemoitruong.net 27


Bài 8. Phòng chống nhiễm độc
trong sản xuất
• Câu hỏi thảo luận
- Các nguy cơ nào có thể gây nhiễm độc
trong sản xuất?
- Chất độc xâm nhập vào cơ thể thông qua
đường nào?
- Biện pháp nào để phòng chống các nguy cơ
này?

Envico Corp www.congnghemoitruong.net 28


• Đặc tính chung của hóa chất độc
- Chất độc công nghiệp là những hóa chất
dùng trong sản xuất, khi xâm nhập vào cơ
thể dù chỉ một lượng nhỏ cũng gây nên
tình trạng bệnh lý

Envico Corp www.congnghemoitruong.net 29


• Đặc tính chung của hóa chất độc
- Độc tính hóa chất khi vượt quá giới hạn cho
phép, sức đề kháng của cơ thể yếu, sẽ có
nguy cơ gây bệnh.
- Bệnh do chất độc gây ra trong sản xuất gọi là
nhiễm độc nghề nghiệp.
- Tính độc hại của các hoá chất phụ thuộc vào
các loại hoá chất, nồng độ, thời gian tồn tại
trong môi trường mà người lao động tiếp xúc
với nó.
- Các chất độc càng dễ tan vào nước thì càng
độc vì dễ thấm vào các tổ chức thần kinh của
ngươi và gây tác hại.
Envico Corp www.congnghemoitruong.net 30
• Đặc tính chung của hóa chất độc
- Trong môi trường sản xuất có thể cùng tồn
tại nhiều loại hoá chất độc hại. Các loại hoá
chất có thể gây độc hại: CO, C2H2 , MnO,
ZO2 , hơi sơn, hơi ôxid crom khi mạ, hơi
các axit, ...
- Nồng độ của từng chất có thể không đáng
kể, chưa vượt quá giới hạn cho phép,
nhưng nồng độ tổng cộng của các chất độc
cùng tồn tại có thể vượt quá giới hạn cho
phép và có thể gây trúng độc cấp tính hay
mãn tính.
Envico Corp www.congnghemoitruong.net 31
• Đặc tính chung của hóa chất độc
- Hoá chất độc có trong môi trường sản
xuất có thể xâm nhập vào cơ thể qua
đường hô hấp, đường tiêu hoá và qua việc
tiếp xúc với da

Envico Corp www.congnghemoitruong.net 32


• Phân loại các nhóm hóa chất độc
Nhóm 1: Chất gây bỏng da, kích thích
niêm mạc, như axit đặc, kiềm đặc hay
loãng
Nhóm 2: Các chất kích thích đường hô hấp
và phế quản: hơi clo Cl, NH3, SO3, NO, SO2,
hơi fluo, hơi crôm vv... Các chất gây phù
phổi: NO2, NO3
Nhóm 3: Các chất gây ngạt do làm loãng
không khí như: CO2, C2H5, CH4, N2, CO...

Envico Corp www.congnghemoitruong.net 33


• Phân loại các nhóm hóa chất độc
Nhóm 4: Các chất độc đối với hệ thần
kinh, như các loại hydro cacbon, các loại
rượu, xăng, H2S, CS2, vv...
Nhóm 5: Các chất gây độc với cơ quan nội
tạng như hydro cacbon, clorua metyl,
bromua metyl vv...Chất gây tổn thương cho
hệ tạo máu: benzen, phenol. Các kim loại
và á kim độc như chì, thuỷ ngân, mangan,
hợp chất acsen, v.v...

Envico Corp www.congnghemoitruong.net 34


• Cảnh báo hóa chất nguy hiểm

Envico Corp www.congnghemoitruong.net 35


Bài 9.
Phòng chống bức và phóng xạ

Envico Corp www.congnghemoitruong.net 36


• Bức xạ
 Bức xạ, hay phát xạ, là sự lan tỏa hoặc truyền
dẫn năng lượng dưới dạng sóng hoặc hạt phân tử
qua không gian hoặc thông qua môi trường dẫn).
 Bức xạ điện từ: sóng radio, vi sóng, hồng ngoại,
ánh sáng ban ngày, tia cực tím, tia gamma...
 Bức xạ phân tử: bức xạ alpha, bức xạ beta...
 Bức xạ âm thanh: sóng siêu âm, sóng địa chấn
 Mặt trời phát ra bức xạ hồng ngoại, tử ngoại.
 Lò thép hồ quang, hàn cắt kim loại, nắn đúc thép
phát ra bức xạ tử ngoại.
 Người ta có thể bị say nắng, giảm thị lực (do bức xạ
hồng ngoại), đau đầu, chóng mặt, giảm thị lực,
bỏng (do bức xạ tử ngoại) và dẫn đến tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp.
Envico Corp www.congnghemoitruong.net 37
• Phóng xạ
 Phóng xạ: Phóng xạ hay phóng xạ hạt
nhân là hiện tượng một số hạt nhân nguyên
tử không bền tự biến đổi và phát ra các bức
xạ hạt nhân (thường được gọi là các tia phóng
xạ).
 Các tia phóng xạ gây tác hại đến cơ thể người
lao động dưới dạng: gây nhiễm độc cấp tính
hoặc mãn tính; rối loạn chức năng của thần
kinh trung ương, nơi phóng xạ chiếu vào bị
bỏng hoặc rộp đỏ, cơ quan tạo máu bị tổn
thương gây thiếu máu, vô sinh, ung thư, tử
vong.
Envico Corp www.congnghemoitruong.net 38
• Biện pháp phòng chống bức xạ và
phóng xạ

Envico Corp www.congnghemoitruong.net 39


• Biện pháp phòng chống bức xạ và phóng xạ
 Thời gian: Đối với những người tiếp xúc với bức xạ
ngoài bức xạ nền tự nhiên, việc hạn chế hoặc giảm
thiểu thời gian tiếp xúc sẽ giảm được liều lượng từ
nguồn bức xạ.
 Khoảng cách: Giống như nhiệt từ đám cháy giảm
khi bạn di chuyển ra xa hơn, liều lượng bức xạ giảm
đáng kể khi bạn gia tăng khoảng cách so với
nguồn.
 Che chắn: Các rào cản bằng chất chì, bê tông
hoặc nước cung cấp sự bảo vệ cho khỏi sự xâm
nhập của tia gamma và tia X. Đây là lý do tại sao
một số vật liệu phóng xạ được lưu trữ dưới nước
hoặc trong các phòng làm bằng bê tông hoặc chì.

Envico Corp www.congnghemoitruong.net 40

You might also like