You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CSII)

Mã lớp: ĐH20NL2 Số báo danh: 122

Họ và tên sinh viên: Phạm Thị Ngọc Mai MSSV: 2053404040227

Học phần: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực lao động
Giảng viên phụ trách: ThS. Đinh Thị Tâm

TIÊU CHUẨN VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ
VIỆT NAM

Tiểu luận (hoặc tham luận): ☒ Cuối kì ☐ Giữa kì

Tiểu luận (hoặc tham luận) này được hoàn thành vào ngày 02/11/2023

Giám khảo 1 (Ký và ghi rõ họ tên)


ĐIỂM
SỐ

Giám khảo 2 (Ký và ghi rõ họ tên)


ĐIỂM
CHỮ

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2023


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ

1 PVN PetroVietNam

2 ATSKMT An toàn – sức khỏe – môi trường

3 ATVSLĐ An toàn – Vệ sinh – Lao động

4 NLĐ Người lao động

5 TNXH Trách nhiệm xã hội


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
NỘI DUNG .....................................................................................................................3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN TIÊU CHUẨN AN TOÀN ......3
VỆ SINH LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP ........................................................3
1.1. Một số khái niệm ....................................................................................................3
1.2. Nội dung và lợi ích của việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp về vấn đề ......4
an toàn vệ sinh lao động.................................................................................................4
1.2.1. Nội dung triển khai trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp về an tòa lao
động đối với người lao động: ..........................................................................................4
1.2.2. Lợi ích ................................................................................................................5
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN TIÊU CHUẨN AN TOÀN
VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM ............................6
2.1. Tổng quan về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam............................................................6
2.2. Thực trạng về vấn đề nghiên cứu ...........................................................................6
2.2.1. Trách nhiệm về thực hiện các tiêu chuẩn về an toàn lao động tại Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam ....................................................................................................................7
2.2.2. Trách nhiệm về bảo đảm sức khỏe của người lao động tại Tập đoàn ..................8
2.2.3. Trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn và bệnh nghề nghiệp ..................9
2.3. Đánh giá về vấn đề nghiên cứu ............................................................................11
2.3.1. Mặt đạt được........................................................................................................11
2.3.2. Hạn chế ................................................................................................................11
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................12
KẾT LUẬN ..................................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................15
MỞ ĐẦU
Trách nhiệm xã hội đã và đang trở thành vấn đề đặc biệt được quan tâm và có vai
trò không thể thiếu trong hoạt động quản trị tại các doanh nghiệp trong bất lĩnh vực nào.
Trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, nước ta luôn tôn trọng, tuân thủ luật pháp
quốc tế về vấn đề trách nhiệm xã hội.
Để tồn tại phát triển đồng thời khẳng định vị thế của mình trên thị trường lao động,
các doanh nghiệp hiện nay không chỉ cạnh tranh nhau về giá cả, chất lượng sản phẩm
dịch vụ hay nguồn tài chính vững mạnh mà còn phải cạnh tranh bằng những cam kết về
chăm lo đời sống, an toàn sức khỏe và môi trường làm việc cho người lao động. Bởi họ
là nguồn tài sản quý báu, yếu tố góp phần thúc đẩy phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Được biết đến như một trong các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, tiêu chuẩn về an toàn
vệ sinh lao động đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó là cơ sở để người lao động thực
hiện quyền bảo hộ lao động của mình, giúp cải thiện điều kiện lao động và nâng cao
năng suất lao động. Việc quan tâm đến an toàn vệ sinh lao động không chỉ là trách nhiệm
của nhà nước mà còn là trách nhiệm của các đơn vị sử dụng lao động và bản thân người
lao động.
Nhận biết được tầm quan trọng đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietNam),
một trong những tập đoàn có vai trò chủ lực đối với sự phát triển kinh tế và bảo vệ đất
nước, đã và đang thực hiện tốt trách nhiệm xã hội về an toàn vệ sinh lao động. Lao động
dầu khí làm việc ở môi trường có mức độ nguy hiểm và rủi ro cao, thường xuyên làm
việc ở nơi có tiếng ồn, độ rung lắc và nhiệt độ khắc nghiệt,..dễ xảy ra tai nạn lao động,
mắc bệnh nghề nghiệp làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam luôn quan tâm, chú trọng nỗ lực thực hiện các trách nhiệm xã hội để đảm
bảo đời sống, an toàn sức khỏe đối với người lao động; đẩy mạnh các hoạt động, công
tác chăm sóc sức khỏe người lao động, hạn chế rủi ro tai nạn lao động.
Chính vì vậy, với mong muốn được tìm hiểu sâu hơn để làm rõ về thực trạng việc
thực hiện công tác Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao của Tập đoàn đã có những ưu điểm
và tồn tại những hạn chế nào để từ đó đề xuất biện pháp giúp cải thiện tốt hơn. Em xin
chọn đề tài: “Tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh lao động tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam”
làm tham luận nghiên cứu, kết thúc học phần môn Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
trong lĩnh vực lao động.
Bài viết được thực hiện với mục tiêu là nghiên cứu việc thực hiện tiêu chuẩn về an
toàn vệ sinh lao động tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tìm hiểu, phân tích thực trạng
thực hiện tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động của Tập đoàn. Từ đó đánh giá ưu điểm và
hạn chế còn tồn tại nhằm đưa ra giải pháp, khuyến nghị khắc phục những hạn chế đó.

1
Đối tượng nghiên cứu mà bài viết là: Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động tại Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam theo qui định của Bộ Luật lao động 2019; Luật an toàn vệ sinh
lao động 2015. Và phạm vi nghiên cứu được thực hiện tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập thông tin dữ liệu, số liệu thứ cấp,
phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh và phương pháp
tổng hợp.

2
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN TIÊU CHUẨN AN TOÀN
VỆ SINH LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm
*Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR):
Là sự tự cam kết của doanh nghiệp thông qua việc xây dựng và thực hiện hệ thống
các quy định về quản lý, bằng phương pháp quản lý thích hợp, công khai, minh bạch
trên cơ sở tuân thủ pháp luật hiện hành; thực hiện các ứng xử trong quan hệ lao động
nhằm kết hợp hài hoà lợi ích của doanh nghiệp, người lao động, khách hàng, cộng đồng,
xã hội, người tiêu dùng và đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
*Theo điều 3 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định:
“An toàn lao động là giải pháp phòng chống tác động của các yếu tố nguy hiểm
nhằm đảm bảo không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao
động”;
“Vệ sinh lao động là giải pháp phòng chống tác động của các yếu tố có hại gây
bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động”.
Theo Hà Duy Hào (2020) “An toàn vệ sinh lao động là tổng hợp các quy định của
nhà nước về các biện pháp bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động nhằm ngăn ngừa tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp và khắc phục những hậu quả của tai nạnh lao động, bệnh
nghề nghiệp, cải thiện điều kiện lao động cho người lao động.”
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về vấn đề an toàn vệ sinh lao động là trách
nhiệm doanh nghiệp thực hiện đối với người lao động của mình, bảo vệ lợi ích của người
lao động được thể hiện trên các nội dung:
- Trách nhiệm thực hiện các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh lao động.
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo đảm sức khoẻ của người lao động.
- Trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn và bệnh nghề nghiệp.
*Hệ thống quản lý QHSE
Theo ISOCERT, QHSE là thuật ngữ viết tắt của 4 từ Quality - Health - Safety and
Environment (Chất lượng - Sức khỏe - An toàn và Môi trường). Đây là một cách tiếp
cận quản lý tích hợp mà bắt kỳ tổ chức nào, bất kể ngành nghề nào đều có thể sử dụng
để năng cao chất lượng của các quá trình và sản phẩm, đảm bảo sức khỏe và an toàn của
người lao động, và giám sát tác động môi trường để thúc đẩy tính bền vững. OHSE tập
trung vào giao tiếp, cải tiến gia tăng và giảm rủi ro nghề nghiệp.

3
Hệ thống quản lý QHSE tập trung vào việc thiết lập và duy trì ba tiêu chuẩn chính
được công bố bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO). Hệ thống quản lý chất lượng
ISO 9001, Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 và 150 45001, Sức khỏe và an toàn
lao động.
Cụ thể, các tiêu chuẩn được thiết lập trong hệ thống quản lý QHSE như sau:
- Hệ thống quản lý đảm bảo chất lượng ISO 9001: áp dụng cho các quá trình tạo
ra và kiểm soát các sản phẩm và dịch vụ mà một tổ chức cung cấp và quy định việc giám
sát có hệ thống các hoạt động để đảm bảo rằng các nhu cầu và mọng đại của khách hàng
được đáp ứng.
- Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001: là tiêu chuẩn quốc tế quy định một quy
trình để kiểm soát và cải tiến liên tục hoạt động môi trường của một công ty.
- Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001: Hệ thống này
nhằm giúp tổ chức kiểm soát tất cả các rủi ro về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Nó
được coi là tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp được công
nhận rộng rãi nhất trên thế giới.
1.2. Nội dung và lợi ích của việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp về vấn đề
an toàn vệ sinh lao động
1.2.1. Nội dung triển khai trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp về an tòa lao động
đối với người lao động:
- Đảm bảo trang bị bảo hộ lao động:
Trong quá trình làm việc trong doanh nghiệp, NLĐ phải tiếp xúc với máy móc,
trang thiết bị, công cụ và môi trường. Đây là quá trình hoạt động phong phú, đa dạng và
phức tạp, vì vậy luôn phát sinh những mối nguy hiểm và rủi ro khiến NLĐ có thể bị tai
nạn hoặc mắc bệnh nghề nghiệp. Để hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không để xảy ra
tai nạn trong lao động, doanh nghiệp cần trang bị bảo hộ lao động cho NLĐ bằng những
vật dụng như mũ, giày, kính, khẩu trang, mặt nạ, găng tay, quần áo bảo hộ. Ngoài mua
sắm đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động phục vụ công việc thì doanh nghiệp cần thường
xuyên kiểm tra, nhắc nhở NLĐ nghiêm túc chấp hành, tuân thủ chặt chẽ các quy định
về an toàn lao động. Mặt khác, NLĐ cũng cần phải nâng cao nhận thức về an toàn lao
động nhằm đảm bảo tính mạng bản thân.
- Đảm bảo cho NLĐ được khám sức khỏe định kỳ:
Khám sức khỏe cho NLĐ hay khám sức khỏe nghề nghiệp là việc thực hiện các
nội dung khám và xét nghiệm với mục đích đánh giá mức độ phù hợp của sức khỏe NLĐ
với công việc đang làm, phát hiện sớm các vấn để sức khỏe, các bệnh phát sinh liên quan
đến yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp. Thực hiện khám sức khỏe cho NLĐ sẽ đem lại lợi ích
4
cho cả NLĐ và doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật, hàng năm các doanh nghiệp
phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp cho NLĐ ít nhất một
lần. Những người làm các nghề và công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh
mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành phải khám kiểm tra sức khỏe
một năm 2 lần. Như vậy, đảm bảo cho người lao động được khám sức khỏe định kỳ là
cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá doanh nghiệp có thực hiện trách nhiệm pháp
lý đối với người lao động.
1.2.2. Lợi ích
- Nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm: Khi tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp xảy ra thì NLĐ và thân nhân của họ không những bị mất mát về con người, suy
giảm sức khỏe mà khả năng làm việc, thu nhập cũng giảm sút, dẫn đến đói nghèo và
những đau đớn về thể xác lẫn tinh thần. Đối với người sử dụng lao động, khi tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp xảy ra họ sẽ tốn một khoản chi phí về y tế, giám định thương
tật, bệnh nghề nghiệp và bồi thường trợ cấp cho người bị tai nạn lao động. Uy tín doanh
nghiệp bị giảm sút. Hoạt động sản xuất kinh doanh bị gián đoạn. Điều này làm cho năng
suất lao động bị ảnh hưởng.
- Khẳng định thương hiệu, vị thế của doanh nghiệp, tạo sự phát triển bền vững:
giúp doanh nghiệp nâng cao thương hiệu và vị thế của mình trên thị trường lao động.
Từ đó thu hút được lực lương lao động có trình độ, chuyên môn cao; giúp người lao
động cảm thấy yên tâm hơn khi làm việc và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, góp phần
phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
- Tạo môi trường làm việc an toàn cho người lao động: Người lao động được làm
việc trong môi trường làm việc an toàn, sức khoẻ được đảm bảo sẽ giúp họ có những
sáng kiến ý tưởng tốt, tinh thần làm việc tích cực, giúp tăng năng suất lao động, nâng
cao sức cạnh tranh với các thị trường trong và ngoài nước.

5
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN TIÊU CHUẨN AN TOÀN
VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
- Tên giao dịch quốc tế là VIETNAM OIL AND GAS GROUP, gọi tắt là
PETROVIETNAM (viết tắt là PVN); là công ty nhà nước được tiến hành các hoạt động
dầu khí và ký kết hợp đồng dầu khí với tổ chức cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí
theo quy định của pháp luật. Tập đoàn có đội ngũ lao động hùng hậu với số lượng gần
60.000 người, có trình độ cao, làm chủ các hoạt động dầu khí ở trong và ngoài nước.
PVN đã xây dựng được hệ thống công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ từ tìm kiếm
thăm dò khai thác dầu khí đến phát triển công nghiệp khí - điện - chế biến và dịch vụ
dầu khí, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng đất nước.
Là một trong những trụ cột kinh tế của đất nước, thực hiện vai trò là công cụ điều
tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ, đóng góp quan trọng cho ngân sách nhà nước. Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam với sứ mệnh là góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia
và là đầu tàu kinh tế trong xây dựng và phát triển đất nước. PetroVietNam luôn hướng
tới việc xây dựng nguồn nhân lực vững mạnh, giàu nhiệt huyết, giỏi chuyên môn và gắn
bó lâu bền với Tập đoàn. PetroVietNam luôn tôn trọng những giá trị do người lao động
tạo ra và đóng góp vào sự thành công chung của Tập đoàn.
- Trụ sở chính tại: 18 Láng Hạ - Ba Đình – Hà Nội
- Điện thoại: 84 - 24 - 3 8252526
- Fax: 84 - 24 - 3 8265942
- Website: www.pvn.vn ; www.petrovietnam.com.vn ; www.pvn.com.vn
2.2. Thực trạng về vấn đề nghiên cứu
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietNam) thực hiện nghiêm chỉnh công tác an
toàn vệ sinh đối với người lao động, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid vừa qua. Tuy
đối mặt với nhiều khó khăn nhưng tập đoàn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, với mục tiêu
“Đảm bảo sức khỏe cho người lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh đầu tư tiếp tục
duy trì ổn định, an toàn, tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm thông suốt”, nhận diện các khó
khăn và cơ hội phát sinh để giữ vững kết quả đã đạt được trong 8 tháng đầu năm, đảm
bảo dòng tiền hoạt động của các đơn vị thành viên được thông suốt đáp ứng tốt nhu cầu
sản xuất - kinh doanh và đầu tư, hoàn thành kế hoạch cả năm 2021 ở mức cao nhất.
Có thể nói rằng công nghiệp dầu khí là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn
của nước ta, đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và trên
hết là một ý thức cao độ về an toàn – sức khỏe và môi trường. Bên cạnh đó Tập đoàn
luôn chú trọng đến môi trường làm việc an toàn và bảo đảm sức khỏe cho toàn thể người
6
lao động trên các công trình dầu khí từ giàn khoan ngoài khơi cho đến các nhà máy trên
bờ, cũng như các khối văn phòng; xây dựng các nội quy, quy định về hoạt động an toàn
vệ sinh tại nơi làm việc,.. Đối với người lao động dầu khí, một sai sót nhỏ về an toàn
cũng có thể dẫn tới tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe và tinh thần của người lao động.
2.2.1. Trách nhiệm về thực hiện các tiêu chuẩn về an toàn lao động tại Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam
Là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực quản lý an toàn - sức khỏe - môi trường,
luôn tuân thủ và thực hiện tốt các tiêu chuẩn về an toàn lao động, những năm qua Tập
đoàn không ngừng cam kết thực hiện an toàn; duy trì nâng cao hệ và cải tiến hệ thống
quản lý QHSE theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2015, ISO 14001:2015, ISO
45001:2018.
Nổi bật hiện nay về vấn đề thực hiện quy định về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao
động là PV GAS - một trong những đơn vị của Petrovietnam tuân thủ quy định của Luật
an toàn, vệ sinh lao động. Định kỳ mỗi năm, PV GAS đều xây dựng, ban hành Kế hoạch
An toàn - Vệ sinh - Lao động (ATVSLĐ) theo đúng quy định và phân công triển khai
tất cả các đầu việc cụ thể kèm tiến độ tới đơn vị, bộ phận.
Tập đoàn kịp thời cập nhật, phổ biến và tổ chức tập huấn hướng dẫn triển khai cho
cán bộ chuyên trách và NLĐ về quy định ATVSLĐ. Cụ thể trong công tác an toàn, các
dự án/công trình được lập và áp dụng bộ tài liệu quản lý an toàn được xây dựng theo
quy định tại Luật Dầu khí, Luật An toàn Vệ sinh lao động, Nghị định số 13/2011/NĐ-
CP; ghị định 25/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
13/2011/NĐ-CP và Thông tư 40/2018/ TT-BCT về quản lý an toàn trong các hoạt động
dầu khí. Công tác bảo vệ môi trường, các dự án/công trình mới được đưa vào được lập
báo cáo Đánh giá tác động môi trường theo đúng các quy định hiện hành tại Luật Bảo
vệ môi trường, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT và các
quy định pháp luật liên quan. (Theo báo Tài nguyên và Môi trường)
Tại các cơ quan đơn vị bố trí người chuyên trách hoặc bán chuyên trách làm công
tác ATVSLĐ, hoặc thành lập bộ phận quản lý công tác ATVSLĐ tại cơ sở, bảo đảm các
yêu cầu tối thiểu:
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 300 lao động, phải bố trí ít nhất 01
người làm công tác ATVSLĐ theo chế độ bán chuyên trách.
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 300 đến dưới 1000 người lao động,
phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác ATVSLĐ theo chế độ chuyên trách.

7
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng trên 1000 lao động, phải thành lập phòng/ bộ
phận ATVSLĐ hoặc bố trí ít nhất 02 người làm công tác ATVSLĐ theo chế độ chuyên
trách.
2.2.2. Trách nhiệm về bảo đảm sức khỏe của người lao động tại Tập đoàn
Công tác phòng ngừa các rủi ro, tai nạn trong lao động đảm bảo sức khỏe cho người
lao động được tập đoàn nghiêm túc chấp hành thực hiện. Nổi bật trong đợt dịch Covid
19 vừa qua vào đầu tháng 12/2021, tỷ lệ tiêm như sau: Số người tiêm ít nhất 1 mũi là
55.115 người, chiếm 99%; Số người tiêm 2 mũi là 50.217 người, chiếm 90%; Sẵn sàng
trang thiết bị an toàn phòng chống dịch tại tập đoàn và các đơn vị để kịp thời hỗ trợ cho
các đơn vị khi phát sinh nhu cầu; Hỗ trợ kịp thời về vật chất, tinh thần, điều kiện an toàn
cho cán bộ công nhân viên khi thực hiện các giải pháp “ba tại chỗ” cũng như kéo dài
thời gian đổi ca… nhằm động viên tinh thần cho người lao động. Qua đó thể hiện sự
quan tâm của PVN đến sức khỏe của người lao động, tăng sự tin cậy, trách nhiệm đối
với người lao động.
Bên cạnh đó, nhằm bảo đảm sức khỏe người lao động, tập đoàn phối hợp với phía
các đơn vị thành viên thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn về ATSKMT cho người
sử dụng lao động, cán bộ ATSKMT và người lao động theo quy định của pháp luật Việt
Nam, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế: các khóa đào tạo được chú trọng về chất
lượng, thời lượng và đa dạng về hình thức qua các năm đã góp phần nâng cao ý thức
của người cán bộ quản lý và người lao động về công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo
ATSKMT trong các hoạt động của Tập đoàn.
Bảng 1. Số lượt đào tạo ATVSLĐ giai đoạn từ năm 2019 – 2021

Năm Số lượt đào tạo ATVSLĐ giai đoạn 2019-2021 (lượt người)

2019 59.723

2020 48.006

2021 49.023

Nguồn: Báo cáo Phát triển bền vững thường niên 2019-2021
Số lượt đào tạo ATVSLĐ bao gồm đào tạo an toàn vệ sinh lao động theo yêu cầu
pháp luật và đào tạo chuyên môn an toàn theo yêu cầu công việc. Do tình hình diễn biến
khá phức tạp của Covid 19 nên đào tạo hạn chế tập trung đông người, chủ yếu các khóa
phần lớn tổ chức với hình thức trực tuyến. Nhìn vào số liệu Bảng 1 ta thấy số lượt đào
tạo năm 2021 không thấp hơn so với năm 2020. Việc tổ chức các khóa đào tạo về
ATVSLĐ giúp nhận thức của cán bộ chuyên trách và người lao động ngày càng nâng

8
cao; văn hóa an toàn ngày càng lan tỏa; từng người lao động có ý thức tốt hơn về an toàn
trong công việc, tự giác chấp hành nội quy lao động, các quy định về an toàn, sử trang
thiết bị bảo hộ lao động.
2.2.3. Trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn và bệnh nghề nghiệp
Vấn đề sức khỏe và bệnh nghề nghiệp người lao động cũng được Tập đoàn đặc biệt
quan tâm. Năm 2021, PVN và các đơn vị thành viên tiếp tục duy trì công tác quản lý an
toàn, phòng ngừa tai nạn, sự cố trong các hoạt động của mình. Các công trình dầu khí
vận hành an toàn, luôn được giám sát và quản lý chặt chẽ về các chỉ tiêu an toàn sức
khỏe môi trường, tần suất tai nạn lao động và sự cố tiếp tục duy trì ở mức thấp và không
có sự cố gây thiệt hại tới tài sản của các đơn vị trong Tập đoàn.
Bảng 2. Thống kê số liệu an toàn sức khỏe của Tập đoàn giai đoạn 2018 – 2021

Năm 2018 2019 2020 2021

Tổng số lao động (người) 52.180 51.759 54.600 54.839

Số giờ làm việc (triệu giờ) 97,39 94,35 97,48 82,91

Tai nạn ghi nhận (vụ) 20 45 31 29

Số người chết (người) 0 2 1 2

Số ngày công bị mất (ngày) 7 16 4 6

TRIR 0,21 0,48 0,32 0,35

LTIF 0,07 0,17 0,04 0,07

Nguồn: Báo cáo Phát triển bền vững thường niên 2018 - 2021
Theo Bảng 2 có thể thấy năm 2021, tổng số vụ tai nạn ghi nhận là 29 vụ, giảm
30,1% với năm 2020 và 44,4% so với năm 2019; chỉ số tổng tỷ lệ thương tật được ghi
nhận (Total Recordable Injury Rate - TRIR) và tần suất số tai nạn mất ngày công (Lost
Time Injury Frequency - LTIF) lần lượt ở mức 0,35 và 0,07, tăng nhẹ so với năm 2020,
tuy nhiên thấp hơn so với năm 2019. Nguyên nhân các chỉ số TRIR và LTIF tăng là do
tổng số giờ làm việc trong năm 2021 giảm 15% so với năm 2020 vì dịch Covid-19, mặc
dù tổng số tai nạn ghi nhận giảm.
Nhìn chung, giảm đáng kể ở tổng số lượng tai nạn lao động cho thấy công tác quản
lý ATSKMT của toàn Tập đoàn trong năm 2021 tiếp tục được duy trì và đạt hiệu quả
tốt. Trong giai đoạn 2018 - 2021, thống kê tỷ lệ thương tật và tần suất tai nạn mất ngày
công cho thấy, tỷ lệ xảy ra tai nạn lao động mức độ nặng có xu hướng tăng ở nửa cuối

9
giai đoạn. Như vậy, mặc dù các biện pháp kiểm soát rủi ro an toàn lao động của các đơn
vị trong toàn Tập đoàn đã mang đến hiệu quả về giảm thiểu tần suất xảy ra sự cố tai nạn
lao động, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của các tai nạn có xu hướng tăng. Do đó, PVN
và các đơn vị thành viên luôn chú trọng tăng cường quản lý các mối nguy có thể dẫn
đến tai nạn nghiêm trọng và các biện pháp bảo hộ lao động cá nhân.
Đối với ngành dầu khí, người lao động làm việc trên biển mang tính chất đặc thù,
không phải ngày làm 8 tiếng mà có khi phải làm cả tháng trên biển; các trường hợp mắc
bệnh nghề nghiệp trong lĩnh vực này chủ yếu kà điếc nghề nghiệp.
Hình 1. Tỷ lệ bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2018 - 2021

56000 0.16%
0.15%
55000 54839
54600 0.14% 0.14%

54000
0.12% 0.12%
0.10%
53000
0.10%
52180
52000 51759
0.08%
51000
0.06%
50000
0.04%
49000

48000 0.02%

47000 0.00%
2018 2019 2020 2021

Tổng số lao động (người) Tỷ lệ người bị bệnh nghề nghiệp (%)

Nguồn: Báo cáo Phát triển bền vững thường niên 2018 - 2021
Tỷ lệ lao động mắc bệnh nghề nghiệp trong năm 2021 tăng nhẹ so với năm 2020,
tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp ở mức rất thấp.
Ngoài ra, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thực hiện đảm bảo 100% người lao động
được khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Đối với người lao động làm công việc nặng
nhọc độc hại, việc khám sức khỏe được thực hiện ít nhất 06 tháng một lần và phối hợp
để khám bệnh nghề nghiệp. 100% đơn vị đã xây dựng và triển khai áp dụng hệ thống
quản lý an toàn sức khỏe môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế và thực hiện quản lý
ATVSLĐ trên cơ sở đánh giá rủi ro…

10
2.3. Đánh giá về vấn đề nghiên cứu
2.3.1. Mặt đạt được
Năm 2022, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã trao tặng Cờ thi đua, Bằng khen
cho các tập thể thuộc Công đoàn Dầu khí Việt Nam có thành tích xuất sắc trong phong
trào “xanh - sạch - đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động” năm 2022.
Do đặc thù ngành dầu khí tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn cao đặt biệt là khi
có sự bất cẩn và chủ quan trong hoạt động hàng ngày, có thể gây nguy cơ mắc bệnh
nghề nghiệp đặc biệt là bệnh điếc nghề nghiệp nên Tập đoàn đã triển khai các biện pháp
nhằm ngăn ngừa và chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra. Trong các năm
qua, Tập đoàn tăng cường kiểm soát tình trạng sức khỏe và bệnh nghề nghiệp của người
lao động và đã tiến hành thực hiện các hành động cụ thể nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu
các tác nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, điển hình như:
- Xây dựng các nội quy, quy chế, quy định liên quan đến các hoạt động an toàn
vệ sinh lao động - phòng, chống cháy nổ;
- Thường xuyên kiểm tra công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng, chống cháy
nổ tại các đơn vị thành viên;
- Phát hiện và kiến nghị khắc phục kịp thời các biện pháp an toàn, chính sách an
toàn;
- Không ngừng nâng cao chất lượng trong công tác quản lý an toàn vệ sinh lao
động tại các đơn vị, không ngừng cải thiện điều kiện môi trường làm việc, chăm sóc
sức khỏe của người lao động…
2.3.2. Hạn chế
Việc tuân thủ các quy định quản lý, công tác an toàn lao động tại một số đơn vị
thành viên chưa chặt chẽ; việc phối hợp chưa đồng nhất.
Số vụ tại nạn lao động tại Tập đoàn vẫn còn cao. Nguyên nhân chủ yếu do người
lao động chưa thực hiện tốt công tác bảo hộ cá nhân, chưa nghiêm túc thực hiện các quy
định về an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
Công tác tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho nhân viên vẫn được tổ chức hằng
năm nhưng ý thức tham gia của cán bộ nhân viên chưa cao.
Các lớp huấn luyện, đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng cho nhân viên về phòng
chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chỉ mang tính hình thức. Chưa kiểm tra công
tác thực hiện sao khi được đào tạo.

11
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ
Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam luôn tự hào
xuất sắc hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra, đáp ứng đảm bảo an toàn cho người lao đông,
góp phần tăng giá trị và độ tin cậy đối với người lao động. Tập đoàn cùng các đơn vị đã
triển khai nhiều biện pháp phòng chống nhằm kịp thời ngăn chặn, phòng ngừa và hạn
chế đến mức thấp nhất các nguy cơ lây nhiễm, đảm bảo sức khỏe của người lao động,
duy trì liên tục hoạt động sản xuất kinh doanh một cách an toàn. Một số biện pháp điển
hình như:
*Về phía Tập đoàn:
- Phát động và triển khai các hoạt động thiết thực nâng cao sức khỏe người lao
động như: Thể dục thể thao, bổ sung dưỡng chất, trang bị công cụ, vật dụng y tế cơ bản
trong phòng dịch...;
- Tuyên truyền nội bộ để người lao động hiểu mức độ nguy hiểm và tuân thủ tất cả
các khuyến cáo của Bộ Y tế và chỉ thị của công ty;
- Đặc biệt là chủ động các giải pháp, các kịch bản, phương án để bảo vệ an toàn
cho các cán bộ công nhân viên và đặc biệt là đội ngũ vận hành, bảo dưỡng công trình
- Đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành của Việt Nam trong công tác quản lý
an toàn - sức khỏe trong quá trình hoạt động, PVN đã tiến hành:
+ Rà soát, xem xét các yêu cầu pháp lý thông qua các văn bản do Nhà nước ban
hành. Cùng với các chính sách và quy định của PVN, các quy định pháp luật liên quan
là yêu cầu cao nhất được PVN tuân thủ trong quá trình triển khai dự án bởi các đơn vị
thành viên.
+ Cập nhật thường xuyên danh mục các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến
quản lý an toàn sức khỏe và phổ biến, triển khai thực hiện;
+ Kiểm tra giám sát định kỳ việc tuân thủ về ATVSLĐ tại các đơn vị thành viên.
+ Phối hợp kiểm tra.
*Về phía công đoàn:
Công tác kiểm tra, giám sát, các công đoàn cơ sở sẽ tăng cường phối hợp với người
sử dụng lao động tổ chức các hoạt động tự kiểm tra, rà soát nội quy, quy trình ATVSLĐ
trong các phân xưởng, tổ, đội; tập trung vào một số lĩnh vực có nhiều nguy cơ như:
- Tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí.
- Xây dựng công trình biển, công trình dân dụng, công trình nhà máy điện, khí, lọc
hóa dầu, hóa chất, cơ khí, dịch vụ kỹ thuật.

12
- Tăng cường kiểm tra, giám sát doanh nghiệp trong việc đánh giá nguy cơ rủi ro
mất ATVSLĐ và phương án chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người lao động tại nơi làm việc.
*Về phía người lao động:
- Tiếp tục thực hiện theo các nội qui, qui định, yêu cầu về đảm bảo ATVSLĐ tại
Tập đoàn;
- Tích cực chủ động cùng với người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp
phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động;
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn, đặc biệt là bảo vệ sức khỏe tính mạng
của chính bản thân mình; nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác an toàn vệ
sinh lao động tại nơi làm việc.

13
KẾT LUẬN
Tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh lao động là một trong các tiêu chuẩn quan trọng của
trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp. Đảm bảo tốt trách nhiệm xã hội về ATVSLĐ được
các doanh nghiệp chú trọng quan tâm hiện nay. Nó là cơ sở để người lao động thực hiện
quyền bảo hộ lao động của mình, giúp cải thiện điều kiện lao động và nâng cao năng
suất lao động.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietNam), một trong những tập đoàn có vai trò
chủ lực đối với sự phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước, đã và đang thực hiện tốt trách
nhiệm xã hội về an toàn vệ sinh lao động. Đối với ngành dầu khí, NLĐ phải làm việc ở
môi trường có mức độ nguy hiểm và rủi ro cao, thường xuyên làm việc ở nơi có tiếng
ồn, độ rung lắc và nhiệt độ khắc nghiệt,..dễ xảy ra tai nạn lao động, mắc bệnh nghề
nghiệp làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Vì thế Tập đoàn luôn quan
tâm, chú trọng nỗ lực thực hiện các TNXH để đảm bảo đời sống, an toàn sức khỏe đối
với người lao động; đẩy mạnh các hoạt động, công tác chăm sóc sức khỏe người lao
động, hạn chế rủi ro tai nạn lao động.
Bên cạnh đó, Tập đoàn luôn tuân thủ và thực hiện tốt các quy định Nhà nước ban
hành về ATVSLĐ; phối hợp tốt với phía công đoàn triển khai các hoạt động, tiến hành
giám sát, kiểm tra việc thực hiện an toàn lao động; thực hiện đúng theo các tiêu chuẩn
quốc tế qui định về ATVSLĐ như duy trì phát triển hệ thống quản lý QHSE, ISO 14001,
ISO 45001, ISO 9001,..;phòng ngừa và giảm rủi ro tai nạn và bệnh nghề nghiệp cho
người lao động. Tập đoàn đã và đang nỗ lực, phát triển và thực hiện tốt, cải thiện công
tác ATVSLĐ; phát huy vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước; đem lại
nhiều lợi ích cho Tập đoàn như giúp mở rộng cơ hội kinh doanh với khách hàng và nhà
đầu tư, tạo cơ hội tham gia vào thị trường lao động quốc tế, giảm các rủi ro trong hoạt
động kinh doanh, thể hiện đạo đức kinh doanh và tạo ra uy tín cho doanh nghiệp.

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc Hội (25/06/2015). Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13. Khai
thác từ
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Luat-an-toan-ve-sinh-
lao-dong-2015-281961.aspx
2. Quốc Hội (20/11/2019). Bộ Luật Lao động số: 45/2019/QH14. Khai thác từ
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Bo-Luat-lao-dong-2019-
333670.aspx
3. Hà Duy Hào (2020). Giáo trình Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh
vực lao động. NXB Hà Nội.
4. Báo tài nguyên và môi trường. (01/09/2021). PVN tuân thủ pháp luật đảm bảo
an toàn sức khỏe môi trường. Khai thác từ
https://www.pvn.vn/Pages/detail.aspx?NewsID=755931db-d4b2-4f74-b58b-
e470705a2aba.
5. Isocert – Hài hòa cùng thịnh vượng (2022). QHE là gì? Hệ thống quản lý QHSE
là gì. Khai thác từ https://isocert.org.vn/qhse-la-gi-qhse-viet-tat-cua-tu-gi.
6. Đình Phương (05/01/2021). Người lao động dầu khí với tinh thần An toàn là
trên hết. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Khai thác từ
https://dangcongsan.vn/thong-tin-kinh-te/nguoi-lao-dong-dau-khi-voi-tinh-than-an-
toan-la-tren-het-572269.html.
7. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Giới thiệu về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Khai thác từ https://www.pvn.vn/Pages/gioithieu.aspx?NewsID=0c5b804b-a8a0-4766-
a25e-0b492f8111c9.
8. Chí Tâm (28/06/2023). Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Đánh giá tốt nguy cơ để
phòng ngừa rủi ro tai nạn lao động. Tạp chí Lao động và Xã hội. Khai thác từ
https://tapchilaodong.vn/thu-truong-le-van-thanh-danh-gia-tot-nguy-co-de-phong-
ngua-rui-ro-tai-nan-lao-dong-1327698.html.
9. Anh Thư (22/10/2021). Petrovietnam đẩy mạnh các giải pháp gắn liền với công
tác an toàn và môi trường. Khai thác từ
https://pvn.vn/Pages/detail.aspx?NewsID=0fd10a26-2203-4ff2-b87d-85225593b102

15

You might also like