You are on page 1of 26

---- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC


----------

BÀI THẢO LUẬN


Học phần: Tâm lý học lao động

ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH TÂM LÝ HỌC AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI

MỘT TỔ CHỨC HOẶC DOANH NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn: Đinh Thị Hương

Nhóm thực hiện: Nhóm 06

Lớp học phần: 2223TMKT2311

1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ


1 Nguyễn Thị Thanh Trúc Nhóm trưởng Thuyết trình

2 Trần Thanh Trúc Thành viên Powerpoint

3 Viên Thị Trang Thư ký Word ( Mở đầu+


chương I + chương II
phần 2.1)+ Tổng hợp
word
4 Nguyễn Tường Vy Thành viên Word (chương II phần
2.2; 2.3+ chương III+
Kết luận)

1
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÂM LÝ HỌC AN TOÀN LAO ĐỘNG........ 5
1. Một số khái niệm liên quan đến Tâm lý an toàn lao động ................................... 5
1.1. Tâm lý học lao động............................................................................................ 5
1.2. An toàn lao động................................................................................................. 5
1.3. Tâm lý học an toàn lao động ................................................................................ 5
2. Vai trò của Tâm lý học an toàn lao động .............................................................. 5
2.1. Vai trò của an toàn lao động............................................................................... 5
2.2. Vai trò của tâm lý học lao an toàn lao động ......................................................... 6
3. Nguồn gốc xuất hiện của sự cố và tai nạn............................................................. 6
3.1. Sự khác biệt giữa các cá nhân............................................................................. 6
3.2. Sự mất chú ý trong lao động ............................................................................... 9
3.3. Mệt mỏi dẫn đến tai nạn lao động ....................................................................... 9
3.4. Sự phản ứng sinh lý với các yếu tố môi trường .................................................... 9
3.5. Kích thích tâm lý thái quá ................................................................................. 10
3.6. Các nguyên nhân thuộc về kỹ thuật công nghệ, máy móc thiết bị, dụng cụ lao
động và đối tượng lao động. .................................................................................. 10
CHƯƠNG II. VẤN ĐỀ TÂM LÝ HỌC AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI SAMSUNG
THÁI NGUYÊN ............................................................................................................ 11
1. Giới thiệu về doanh nghiệp Samsung Thái Nguyên ....................................... 11
1.1 Quy mô hoạt động sản xuất của Công ty Thái Nguyên ........................................ 11
1.2 Các nhóm lao động chính ................................................................................... 11
2. Thực trạng về tâm lý an toàn lao động tại Samsung Thái Nguyên ................ 12
2.1 Tai nạn lao động tại Samsung Thái Nguyên ........................................................ 12
a) Các vụ tai nạn lao nạn lao động tại Samsung Thái Nguyên................................ 12
b) Nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn lao động..................................................... 13
c) Các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động tại Samsung Thái Nguyên ............... 14
2.2. Tâm lý người lao động tại Samsung Thái Nguyên trong quá trình lao động. ...... 15
a) Biểu hiện tâm lý thường gặp................................................................................. 15
2
b) Chất lượng máy móc, dụng cụ lao động tại công ty Samsung Thái Nguyên........... 17
2.3 Các biện pháp Samsung Thái Nguyên đã thực hiện để ngăn ngừa sự cố và tai nạn
lao động................................................................................................................. 18
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TĂNG CƯỜNG
TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG VÀO SẢN XUẤT TẠI SAMSUNGTHÁI NGUYÊN .... 20
1. Các giải pháp ................................................................................................... 20
2. Đề xuất ............................................................................................................. 20
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 23
BIÊN BẢN HỌP NHÓM .................................................................................................. 24

3
MỞ ĐẦU
Lao động là một mối quan hệ đồng quy giữa mọi mối quan hệ qua lại:
con người và tự nhiên, con người và máy móc, con người và con người. Đặc
biệt trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì mỗi người chúng
ta đều có sự tiến bộ về kinh tế tri thức nhất là vấn đề về tâm lý học an toàn trong
lao động. Hiểm họa tại nơi làm việc bao gồm rất nhiều vấn đề, đó không chỉ là
tai nạn lao động và bệnh nghề mà còn nhiều vấn đề khác có liên quan đến khía
cạnh sức khỏe tâm thần, tâm lý người lao động. Việc xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến tâm lý học an toàn lao động tại nơi làm việc của người lao động nói
chung và người làm công tác an toàn lao động nói riêng sẽ giúp mang lại kết
quả tích cực trong việc kiểm soát các vấn đề tiêu cực tại nơi làm việc, chỉ ra cụ
thể các yếu tố đang gây tác động xấu, xác định được giai đoạn sớm của quá
trình tác động và mức độ ảnh hưởng, từ đó lựa chọn giải pháp phù hợp nhất để
ngăn chặn sự gia tăng ảnh hưởng của các yếu tố này. Nhằm đánh giá đúng thực
trạng của vấn đề nhóm 6 chúng em xin nghiên cứu về đề tài “ Phân tích tâm lý
học an toàn lao động tại một tổ chức hoặc doanh nghiệp” cụ thể là tâm lý học
an toàn lao động tại công ty Samsung Thái Nguyên

4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÂM LÝ HỌC AN TOÀN
LAO ĐỘNG
1. Một số khái niệm liên quan đến Tâm lý an toàn lao động

1.1. Tâm lý học lao động

Tâm lý học lao động là một môn tâm lý học chuyên ngành nghiên cứu
các đặc điểm tâm lý trong các loại hoạt động lao động nhằm hợp lý hóa quá
trình lao động, cải tiến dạy nghề và xây dựng các thể chế quản lý lao động có
hiệu quả.

1.2. An toàn lao động

An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy
hiểm nhằm đảm bảo không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong
quá trình lao động.

1.3. Tâm lý học an toàn lao động

Tâm lý học an toàn lao động là quá trình nghiên cứu các yếu tố tâm lý
trong an toàn lao động và sử dụng nó vào ngăn chặn tai nạn lao động.

2. Vai trò của Tâm lý học an toàn lao động

2.1. Vai trò của an toàn lao động

 Đối với người lao động: ngăn ngừa tai nạn, bảo vệ sức khỏe và ngăn chặn
mắc các bệnh nghề nghiệp.

 Đối với doanh nghiệp: bảo đảm an toàn lao động sẽ giúp công ty giảm
được các thiệt hại do tai nạn gây ra. Không những vậy, khi có công tác an
toàn lao động chặt chẽ, nghiêm ngặt, doanh nghiệp sẽ tạo được niềm tin
và uy tín thương hiệu đối với người lao động cũng như công chúng.

 Đối với kinh tế: khi thực hiện tốt các biện pháp bảo hộ và an toàn trong
lao động thì công nhân sẽ làm việc có năng suất và hiệu quả cao hơn,
đồng thời giảm chi phí khắc phục hậu quả do tai nạn lao động gây ra.

5
2.2. Vai trò của tâm lý học lao an toàn lao động

Tâm lý học an toàn lao động sẽ giúp chúng ta có các giải pháp tác động
hữu hiệu nhằm ngăn chặn các sự cố và tai nạn lao động bắt đầu xảy ra. Tâm lý
học an toàn lao động có vai trò vô cùng to lớn;

 Giảm các chi phí để khắc phục sự cố và tai nạn lao động như: chi phí sửa
máy móc thiết bị, chi phí tổn thất nguyên nhiên vật liệu, chi phí điều trị cho
người lao động,...

 Bảo vệ người lao động chống lại sự tổn thương đối với người lao động do tai
nạn gây ra, đặc biệt là ngăn chặn các hiện tượng chết người và tàn phế.

 Tạo tâm lý yên tâm, bình an, ổn định trong lao động và giúp cho người lao
động hăng hái sáng tạo góp phần làm tăng năng suất lao động.

3. Nguồn gốc xuất hiện của sự cố và tai nạn

Các nhà nghiên cứu tâm lý lao động đã tập hợp phân tích một khối lượng
lớn các sự cố và tai nạn lao động đã chỉ ra sáu nhóm nguyên nhân dẫn đến các
sự cố và tai nạn lao động sau đấy

3.1. Sự khác biệt giữa các cá nhân

Trong lao động, người lao động hội tụ trong nhóm và thực hiện những
dạng lao động tương đối giống nhau. Do vậy sự khác biệt giữa các cá nhân là
một yếu tố lớn dẫn đến các sự cố và tai nạn lao động. Sự khác nhau được thể
hiện ở các yếu tố sau:

Thứ nhất, sự khác nhau về tâm lý giới tính

 Đối với nam: Thường bộc lộ tính cách ganh đua mạnh, tính năng động lớn,
tính tìm tòi sáng tạo, tính mạnh bạo và thể lực trong lao động. Song nam
cũng bộc lộ những nhược điểm lớn như: cẩu thả, luộm thuộm trong hoạt
động lao động, nóng vội, thiếu tự tin, tính kiên trì thấp

 Đối với nữ: Có tính cách tốt như cẩn thận, tỉ mỉ, cần cù trong lao động, ngăn
nắp gọn gàng trong lao động, có sức chịu đựng tâm lý cao, có tính kiên trì
lao động cao. Nhưng nữ cũng có những nhược điểm trong lao động là: an
phận trong lao động, không có tính ganh đua, thương yêu đùm bọc lẫn nhau
và dễ dãi với nhau
6
Thứ hai, sự khác biệt về kinh nghiệm lao động

Kinh nghiệm lao động được biểu hiện là số lần lặp lại những công việc
được giao theo thời gian. Người lao động có mức độ lặp lại các hoạt động đối
với công việc làm lớn bao nhiêu thì kinh nghiệm lao động càng lớn bấy nhiêu.
Kinh nghiệm lao động phụ thuộc vào hai yếu tố:tần suất lặp lại các hoạt động
đối với công việc, thời gian công tác.

Thứ ba, sự khác biệt về tuổi tác

 Độ tuổi lao động càng cao, thì nhân cách càng hoàn thiện và họ có xu
hướng suy nghĩ chín chắn và có trách nhiệm với đời sống cao hơn.

 Độ tuổi lao động càng cao, con người càng cẩn thận và chắc chắn hơn
trong hoạt động lao động.

 Độ tuổi lao động càng cao, thì các cá nhân có nghĩa vụ gánh vác với đời
sống càng cao, do vậy, họ có ý thức giữ gìn bản thân mình nhiều hơn.

 Trong những trường hợp đối mặt với những nguy hiểm, người có độ tuổi
lao động càng cao thường có kinh nghiệm cao và bình tĩnh hơn, tự tin
hơn trong xử lý.

Thứ bốn, xu hướng nghề nghiệp khác nhau:

 Những người lao động có hứng thú mạnh mẽ và ổn định đối với nghề
nghiệp sẽ ít gặp sự cố và tai nạn lao động hơn so với những người không
thích nghề của mình hoặc hoàn toàn không có hứng thú với công việc.

 Những người yêu nghề, thích công việc thường có tinh thần trách nhiệm
cao, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt và có chuyên tâm đến bồi dưỡng đào tạo
trình độ tay nghề của mình do vậy khả năng xảy ra sự cố và tai nạn lao
động thấp hơn những người khác

 Các nhà tổ chức lao động đặc biệt chú trọng tới tuyển dụng đúng
người, phân công đúng công việc và tạo ra hứng thú cao trong lao
động

7
Thứ năm, năng lực chuyên môn:

Năng lực chuyên môn trong thực tế thường thể hiện ở trình độ lành nghề
trong lao động và kinh nghiệm lao động. Các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý đến
sự khác biệt năng lực chuyên môn liên quan đến sự cố và tai nạn lao động. Các
nhà tổ chức khoa học cần phải đặc biệt chú ý nâng cao trình độ lành nghề cho
người lao động và phân công cho những người có trình độ tay nghề và kinh
nghiệm lao động cao những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao. Đặc biệt chú ý
tới phổ biến các kinh nghiệm lao động tiên tiến, chuẩn mực hóa và chính xác
trong lao động để nâng cao năng suất lao động và đảm bảo an toàn lao động.

Thứ sáu, sự khác biệt tính khí:

Tính phí thể hiện ở mức độ cường độ sự cân bằng trong các phản xạ của
con người đối với môi trường bên ngoài. Tính khí thường có 4 loại là: tính khí
nóng, tính khí hoạt, tính khí trầm, tính khí ưu tư. Các nhà nghiên cứu tâm lý học
đặc biệt quan tâm đến hai loại tính khí là tình khi nóng và tính khí ưu tư.
Những người có tính nóng thường có sự phản xạ mạnh, nhanh nhưng không có
sự cân bằng do đó dễ xảy ra hiện tượng nóng vội chủ quan thiếu thận trọng
trong lao động là do vậy khả năng xảy ra sự cố và tai nạn lao động cao hơn.
Những người có tính khí ưu tư lại ngược lại có sự phản ứng chậm chạp, thiếu
năng động, tháo vát trong xử lý các tình huống lao động cụ thể, do vậy, thường
xảy ra các sự cố và tai nạn lao động cao hơn. Từ kết luận đó, công tác tổ chức
lao động phải hiểu biết rõ tính khí của từng người trong lao động để phân công
bố trí công việc cho phù hợp để ngăn chặn tai nạn và sự cố lao động .

Thứ bảy, sự khác biệt về vai trò và vị trí của các cá nhân trong tổ chức

Vai trò và vị trí của các cá nhân trong tổ chức thường gắn với tinh thần
trách nhiệm cao hay thấp. Những người có vị trí và vai trò cao trong tổ chức
thường có trách nhiệm cao hơn trong lao động và do vậy khả năng xảy ra sự cố
và tai nạn lao động thấp hơn; những người có vị trí và vai trò thấp hơn thường
có tính ỷ lại và đặc biệt có sự phản ứng đối với giám sát, do vậy ý thức trách
nhiệm thường không ổn định và khả năng xảy ra sự cố và tai nạn lao động
thường cao hơn. Nhà tổ chức lao động cần tạo ra hệ thống giám sát chặt chẽ để
nâng cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong lao động.

8
3.2. Sự mất chú ý trong lao động

Chú ý trong lao động thể hiện ở xu hướng và mức độ tập trung và ý thức
của con người vào đối tượng lao động để thực hiện các hoạt động lao động. Có
rất nhiều trường hợp sự cố và tai nạn lao động là do mất chú ý tạm thời trong
lao động. Sự chú ý của đối tượng lao động mất đi do chú ý vào đối tượng khác
xâm chiếm. Sự mất chú ý trong lao động thường xảy ra trong khoảnh khắc ngắn
ngủi và do các nguyên nhân cơ bản sau:

 Do tiếng động đột xuất lớn bất thường xảy ra làm người làm người lao
động hướng chú ý của họ vào đó.

 Do các vật thể di động đến gần người lao động làm cho họ cảm giác mất
an toàn hoặc nguy hiểm với họ

 Do sự di chuyển của bóng các vật thể in vào khu vực sản xuất tạo nên
những phản ứng đột ngột của người lao động làm mất chú ý tạm thời

 Do tiếng loa phóng thanh nổi lên bất ngờ hoặc tác động vào sự chú ý của
người lao động

 Do hình ảnh lạ mắt hoặc quá đẹp, tiếng nói kỳ lạ lôi cuốn sự chú ý của
các cá nhân.

3.3. Mệt mỏi dẫn đến tai nạn lao động

Mệt mỏi thể hiện sự suy giảm các chức năng sinh lý trong quá trình lao
động. Nó được thể hiện ở sự suy giảm khả năng làm việc và sự cố tai nạn lao
động có khả năng gia tăng. Hiện nay có hai dạng mệt mỏi: mệt mỏi toàn bộ và
mệt mỏi bộ phận. Mệt mỏi toàn bộ là sự suy giảm các chức năng sinh lý toàn bộ
sau một thời gian lao động nhất định. Mệt mỏi bộ phận là sự suy giảm chức
năng sinh lý ở một bộ phận cơ thể nào đó. Đây là loại hay gây nên sự cố và tai
nạn lao động nhiều nhất.

3.4. Sự phản ứng sinh lý với các yếu tố môi trường

Điều kiện lao động khắc nghiệt có thể dẫn đến hàng loạt các phản ứng
sinh lý của con người, làm cho sai lệch các hoạt động lao động và dẫn đến sự cố
tai nạn lao động. Các phản ứng sinh lý với môi trường thường xảy ra do các
nguyên nhân sau:
9
 Do bụi bay vào mắt làm cho người lao động nhắm mắt đột ngột

 Các luồng khí độc hoặc mùi khó chịu khiến phản ứng cơ thể làm cho
người lao động quay mặt hoặc người đột ngột đi

 Người lao động tiếp xúc với môi trường quá nóng hoặc quá lạnh khiến họ
gây nên hành vi co giật tay chân mạnh và đột ngột dẫn đến sự cố và tai
nạn lao động.

3.5. Kích thích tâm lý thái quá

Kích thích tâm lý thái quá thường biểu hiện ở trạng thái hưng phấn quá
mạnh hoặc tức giận quá lớn. Với trạng thái thần kinh căng thẳng thường xảy ra
do xung đột gia đình hoặc tập thể điều kiện sống quá khó khăn, sự bất công quá
lớn... Trạng thái tức giận thái quá thường xảy ra khi người lao động không thể
tự kiềm chế được mình và bị hoàn cảnh môi trường tác động dẫn đến hành vi
tiêu cực. Trạng thái nổi khùng là sự kiềm nén xung năng thần kinh mất hiệu lực
dẫn đến trạng thái hành vi bị điều khiển bởi sự bùng phát các xung năng thần
kinh; người lao động ở trạng thái này sẽ dễ dẫn đến khả năng sự cố và tai nạn
lao động rất lớn.

3.6. Các nguyên nhân thuộc về kỹ thuật công nghệ, máy móc thiết bị, dụng
cụ lao động và đối tượng lao động.

Đây là các yếu tố khách quan không phụ thuộc vào yếu tố tâm lý con
người. Những hiện tượng trên thường xảy ra do hỏng máy, sự cố máy, sự cố
dụng cụ lao động, sự cố đối tượng lao động hoặc công nghệ không chính xác.
Những hiện tượng trên được khắc phục trên cơ sở các biện pháp tổ chức sản
xuất, sửa chữa máy móc thiết bị, kiểm tra chất lượng dụng cụ và đối tượng lao
động trước khi vào sản xuất.

10
CHƯƠNG II. VẤN ĐỀ TÂM LÝ HỌC AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI
SAMSUNG THÁI NGUYÊN

1. Giới thiệu về doanh nghiệp Samsung Thái Nguyên

1.1 Quy mô hoạt động sản xuất của Công ty Thái Nguyên

Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) là


đơn vị thành viên của Tập đoàn Samsung Việt Nam. Công ty nhận giấy phép
đầu tư vào tháng 3/2013 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3/2014 với
tổng vốn đầu tư ban đầu là 5 tỷ USD. Hiện nay SEVT đang giải quyết việc làm
cho gần 73.000 lao động trên địa bàn và các tỉnh lân cận. Các công nhân làm
việc tại nhà máy lắp ráp chủ yếu là nữ chiếm khoảng 80% với độ tuổi dao động
từ 18 đến 25 tuổi.

Do điều kiện đặc thù của ngành lắp ráp các thiết bị điện tử, nên môi
trường làm việc của lao động thường làm việc trong phòng kín với điều hòa,
nhiệt độ chênh lệch với bên ngoài khoảng từ 5-12 độ. Mặc dù qua kiểm tra bằng
phương pháp đặc biệt để xác định hơi hóa chất ở khu vực lắp ráp thì kết quả ghi
nhận được là các dạng hơi axit, hơi dung môi hữu cơ toluen, xylen, các hợp chất
và đồng đẳng của benzen, ... đều nhỏ hơn tiêu chuẩn VSCP. Những việc các lao
động thường xuyên làm việc ở môi trường như vậy trong khoảng thời gian dài
sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.

Do vậy vấn đề về tâm lý học an toàn lao động luôn được công ty TNHH
Samsung chi nhánh Thái Nguyên coi trọng. Công ty đã thành lập ra hội đồng
bảo vệ lao động tiến hành xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm, kiểm
tra thường xuyên, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm, bảo đảm an toàn cho
người lao động.

1.2 Các nhóm lao động chính

Phân chia theo đặc điểm công việc của các lao động trong công ty TNHH
Samsung Thái Nguyên, thì gồm có các nhóm lao động như sau:

 Nhóm động quản lý gồm giám đốc, quản đốc phân xưởng, trưởng bộ
phận, tổ trưởng trực tiếp giám sát, quản lý, chịu trách nhiệm cho hoạt
động sản xuất

11
 Nhóm lao động công nghệ cao: sản xuất các thiết bị điện tử, điều khiển
máy, thiết kế hệ thống, ...

 Nhóm lao động phổ thông: lắp ráp các linh kiện thiết bị điện tử.

2. Thực trạng về tâm lý an toàn lao động tại Samsung Thái Nguyên

2.1 Tai nạn lao động tại Samsung Thái Nguyên

a) Các vụ tai nạn lao nạn lao động tại Samsung Thái Nguyên
Năm Số vụ tai nạn lao động Số vụ tai nạn xảy ra Số nạn nhân bị thương
xảy ra tại Samsung Thái do nguyên nhân về hoặc tử vong do tai
Nguyên tâm học an toàn nạn lao động có
nguyên nhân tâm lý
học

Năm 2014 52 39 98

Năm 2015 68 45 137

Quý I, II và III 39 22 65
năm 2016

Nhận xét:

Số vụ tai nạn lao động năm 2015 có xu hướng giảm so với năm 2014,
tăng 30,7% và trong đó số vụ tai nạn lao động do tâm lý áp lực hoặc thiếu hiểu
biết về nhận thức quy trình làm việc và vận hành máy móc nên đã xảy ra tình
trạng này.

Bước sang năm 2016, ban lãnh đạo đã có những biện pháp khắc phục kịp
thời nên đã giảm thiểu tình trạng tai nạn lao động do tâm lý lao động hoặc do
thiếu hiểu biết về quy trình làm việc của công nhân. Có thể kể thể đến như nâng
cao nhận thức cho người lao động, tăng chế độ khen thưởng, thời gian làm việc
và nghỉ ngơi hợp lý, kích thích tâm lý người lao động, giảm tình trạng căng
thẳng, áp lực tâm lý giúp người lao động hưng phấn, có động lực hơn trong
công việc.

12
b) Nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn lao động

* Đối với nhóm lao động quản lý

 Thường làm việc trong văn phòng, làm việc nhiều với máy tính có thể
gây các bệnh về mắt như giảm thị lực, ...

 Ít di chuyển, ngồi trong một tư thế lâu ngày có thể gây các bệnh về cột
sống như đau nhức bỏ cột sống nặng hơn có thể gây thoái hóa cột sống,
béo phì, giảm thể lực do ít vận động hay các bệnh về tiêu hóa bộ.

 Bộ phận quản lý, giám sát cũng như những người công nhân thường trực
tiếp tiếp xúc với sản phẩm và làm việc trong môi trường có nhiều hóa
chất độc hại rất dễ gây hại sức khỏe.

 Môi trường làm việc căng thẳng trong thời gian dài có thể gây stress ảnh
hưởng đến tâm lý, khả năng làm việc của bộ phận quản lý.

 Yếu tố nguy hiểm cơ học: rơi đổ vật liệu sản xuất trong quá trình đi giám
sát sản xuất của công nhân, đổ kho hàng, kho chứa gây nguy hiểm đến
thân thể.

* Đối với nhóm lao động công nghệ cao

 Làm việc trong phân xưởng sản xuất chất bán dẫn và màn hình tinh thể
lỏng.

 Tiếng ồn, rung động phát ra từ máy móc, bụi kim loại, hơi khí độc, phóng
xạ.

 Hóa chất ở khu vực lắp ráp là các dạng hơi axit và hơi dung môi hữu cơ
toluen, xylen, các hợp chất benzen và đồng đẳng của benzen.

* Đối với nhóm lao động phổ thông

 Nhân viên lắp ráp màn hình thường phải làm việc trong phòng kín với hệ
thống điều hòa luôn có chênh lệch nhiệt độ so với ngoài trời từ 5 - 12 độ,
không khí trong phòng còn ẩn chứa nhiều hơi hóa chất có hại.

 Tiếng ồn và rung động từ các máy móc, thiết bị đối với công nhân sản
xuất có thể gây tổn thương thính giác lâu ngày có thể giảm thính giác.
13
 Các chất độc hại từ hóa chất tẩy rửa, dọn dẹp vệ sinh con như các linh
kiện điện tử nguyên liệu vật liệu sản xuất linh kiện tại khu vực sản xuất
như axit, kiềm, kim loại, ... được sử dụng trong nhà máy có thể gây bệnh
cho công nhân trong quá trình làm việc.

 Các tư thế làm việc đứng hoặc ngồi trong dây chuyền lắp ráp với cường
độ cao cùng các chi tiết nhỏ về ánh sáng, màn hình, âm thanh yêu cầu độ
chính xác... dễ gây giảm thị giác, thính giác và căng thẳng, mệt mỏi thần
kinh.

 Ánh sáng hoàn toàn nhân tạo gây hiện tượng lóa mắt, mỏi mắt, giảm thị
lực

 Bức xạ điện tử trường phát ra từ hệ thống máy móc thiết bị gây tiềm ẩn
nguy cơ gây bệnh cho công nhân

c) Các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động tại Samsung Thái Nguyên

* Đối với nhóm lao động quản lý

 Thay đổi ca làm việc của nhân viên quản lý một cách phù hợp.

 Cải thiện văn phòng làm việc thoáng khí, nhiều ánh sáng tự nhiên.

* Đối với nhóm lao động công nghệ cao

 100% công nhân trước khi tuyển dụng vào công ty phải được huấn luyện
an toàn lao động, khám sức khỏe và phải trải qua kỳ sát hạch.

 Người lao động phải được trang bị bảo hộ lao động như quần áo bảo hộ,
giày, mũ, găng tay. Khi đã được trang bị bảo hộ lao động thì công nhân
nào không sử dụng sẽ bị phạt nặng về kinh tế.

 Công ty cần chú trọng đến việc cải thiện điều kiện làm việc cho người lao
động, đầu tư các trang thiết bị máy móc hiện đại, cải tạo mặt bằng nhà
xưởng, tăng cường sử dụng ánh sáng tự nhiên, chống ồn, chống bụi,
chống nóng, ... nhằm tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho công nhân.

 Công ty cần có đội ngũ bác sĩ y tá có phòng y tế sẵn sàng khi có tai nạn.

14
* Đối với nhóm lao động phổ thông

 Tự có ý thức bảo vệ bản thân trong quá trình lao động bằng cách sử dụng bộ
bảo hộ lao động đầy đủ, đúng kỹ thuật; áp dụng đúng các quy trình, quy tắc
kỹ thuật trong quá trình làm việc đặc biệt khi làm việc với các hóa chất.

 Kiểm tra máy móc, thiết bị thường xuyên để đảm bảo không có sự cố trong
quá trình vận hành.

 Công khai các loại hóa chất được sử dụng nhằm đảm bảo quyền tiếp cận
thông tin và đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho người lao động; tăng
cường áp dụng giải pháp kỹ thuật vệ sinh để giảm thiểu các tác hại của điện
từ trường, các hóa chất độc hại, …

 Doanh nghiệp phải tăng cường khám sức khỏe cho người lao động để phát
hiện sớm các bệnh do ảnh hưởng của hóa chất, sóng điện từ.

2.2. Tâm lý người lao động tại Samsung Thái Nguyên trong quá trình lao
động.

a) Biểu hiện tâm lý thường gặp


Thứ nhất, sự mệt mỏi: Làm việc tại Samsung Thái Nguyên thì một công
nhân bình thường có thu nhập từ 9-10 triệu/tháng. Đó là một con số mà những
lao động tay chân luôn muốn. Nhưng để được điều đó thì công nhân phải làm
với tần suất trung bình 12 giờ/tuần, ca tối và ca đêm (150% ngày công) 2 ngày
cuối tuần là (200 ngày công) và ngày nghỉ lễ (300% ngày/công). Mà công nhân
nữ lại chiếm đa số nên việc giờ giấc làm việc như vậy thì nam giới cũng chưa
chắc có thể làm được, dẫn đến sự ảnh hưởng sức khỏe của người lao động.
Thứ hai, sự căng thẳng: Một ngày làm công nhân ở nhà máy Samsung
Thái Nguyên, công việc diễn ra trong một quy trình khép kín. Mỗi ngày các nữ
công nhân thường thức dậy từ lúc 7h sáng để làm vệ sinh cá nhân. Ăn điểm tâm
lúc 7h30 rồi tập hợp đến chỗ làm để 8h bắt đầu công việc. Giữa các ca làm việc
công nhân được nghỉ 20 phút. Thời gian để họ ăn và nghỉ trưa là 50 phút, được
tính và chia thành các phiên từ 12-12h20 tùy từng bộ phận. Điều đáng lo ngại
hơn cả là tư thế làm việc và cường độ làm việc căng thẳng. Công nhân buộc
phải ngồi hoặc đứng sở tư thế tĩnh trong nhiều giờ liền kéo dài 12 tiếng. Độ đơn
điệu của các thao tác cứ lắp lại khiến người công nhân như một cái máy, đó là

15
chưa kể đến tốc độ thực hiện các thao tác cực nhanh bắt họ luôn phải tập trung
cao độ.
Ngoài cường độ làm việc căng thẳng thì các quy định trong nhà máy cũng
rất hà khắc cho nhân viên. Thời gian nghỉ trưa ngắn ngủi nhưng công nhân lại
không được phép mang chăn, gối vào nhà máy để nghỉ ngơi. Do có số lượng lao
động lớn nên công nhân chỉ có duy nhất một lựa chọn là ngồi ngủ gục tại chỗ
ăn, hiện công ty chưa bố trí được khu nghỉ ngơi riêng biệt cho toàn bộ công
nhân trong nhà máy. Ngoài ra, ngay cả việc đi vệ sinh của công nhân cũng được
kiểm soát chặt chẽ. Người lao động bị bó buộc chỉ được ra ngoài đi vệ sinh
trong một khoảng thời gian nhất. định, nếu "đi" lâu hơn thì sẽ bị trừ vào lương,
thậm chí là bị đuổi việc
Thứ ba, sự lo lắng sợ hãi: có nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe người LĐ ở
nơi làm việc khi họ phải đối mặt với tiếng ồn, ánh sáng, độ rung xóc, điện tử
trường, bụi kim loại, hơi khí độc, hóa chất, tia cực tím, phóng xạ... Những yếu
tố độc hại này tồn tại trong đa số công đoạn sản xuất. Công nhân phải tiếp xúc
với bụi kim loại, hơi khí độc, hóa chất, tia cực tím, phóng xạ... Những yếu tố
độc hại này tồn tại trong đa số công đoạn, ví dụ hàn các chi tiết, linh kiện điện
tử, hoặc khi làm vệ sinh thiết bị, cần dùng Flux, là một hỗn hợp hóa chất bao
gồm dung môi và axit, tẩy sạch bề mặt kim loại. Nơi làm việc của công nhân là
các phòng kín với hệ thống điều hòa, luôn chênh lệch so với nhiệt độ bên ngoài
5 - 12 độ C, vào những ngày hè nóng thì khoảng cách này càng tăng. Trong môi
trường vi khí hậu chênh lệch như vậy, những tác động về nhiệt trong cơ thể con
người là điều không tránh khỏi.
Thứ tư, sự thất vọng: Tuy có công trình ký túc xá khang trang nhưng thực
tế, trong đời sống sinh hoạt của công nhân vẫn phải đối mặt với việc thiếu nước
sinh hoạt và nước uống, cúp điện. Đó là nỗi ám ảnh của công nhân sống
trong ký túc xá của Samsung Thái Nguyên. Ngoài ra, ký túc xá nhân viên thiết
kế khá đẹp mắt nhưng còn chật hẹp chỉ vừa đủ kê 4 giường tầng và 4 tủ đồ cá
nhân, không đủ tiện nghi không có mạng, không có tivi, không có tủ lạnh. Bên
cạnh đó, sự thất vọng của công nhân còn là do của sự chậm lương từ công ty.
Người lao động chính là yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của
công ty Samsung Thái Nguyên. Song những biểu hiện tâm lý bất thường đã dẫn
đến sự mất chú ý trong lao động, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và
ảnh hưởng tới năng suất làm việc và hiệu quả kinh doanh của công ty.

16
b) Chất lượng máy móc, dụng cụ lao động tại công ty Samsung Thái
Nguyên.
Tác động tích cực
Chất lượng máy móc thiết bị tác động tích cực đến tâm lý học an toàn lao
động. Máy móc trang thiết bị tiên tiến hiện đại, công cụ lao động đảm bảo chất
lượng tiêu chuẩn giúp cho người lao động yên tâm trong quá trình lao động,
giúp họ hoàn thành tốt công việc được giao. Giúp đảm bảo sức khỏe lao động
và tái tạo sức lao động của người lao động. Đồng thời giảm thiếu thời gian lãng
phí trong quá trình làm việc của người lao động, giúp người lao động không bị
mất thời gian giải quyết đến các vấn đề ngoài lề, làm giảm sự bất cẩn, sơ xuất
của người lao động trong công việc,người lao động có được tinh thần làm sảng
khoái, tập trung cao độ nhằm hạn chế tối đa các rủi ro xảy ra do thiếu tập trung
trong quá trình làm việc.
Tác động tiêu cực
Tiếng ồn: Tiếng ồn của máy móc thiết bị nhóm lao động ảnh hưởng nhất
là công nhân sản xuất, lắp ráp và điều khiển máy. Tiếng ồn và rung động từ máy
móc, thiết bị với công nhân sản xuất có thể gây tổn thương thính giác, lâu ngày
có thể gây giảm thính lực. Mặt khác làm cho người lao động cảm thấy không
yên tâm nên không chuyên tâm vào công việc, làm giảm năng suất công việc.
Rung động: Nó được tạo ra từ máy móc. Nhóm công nhân ảnh hưởng
nhất là công nhân đứng máy và điều khiển máy, họ không tránh khỏi các rung
động từ máy móc. Làm việc lâu trong môi trường rung và ồn dễ dẫn đến các
bệnh như điếc, viêm thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác, giảm khả năng tập
trung... Tình trạng trên diễn ra lâu sẽ dẫn đến tai nạn lao động. Chính vì vậy
công ty cần kiểm soát tốc độ rung và tiếng ồn trong mức cho phép.
Hóa chất độc hại: Nó có từ các linh kiện điện tử, nhóm lao động bị ảnh
hưởng nhất là công nhân lắp ráp. Tiếp xúc lâu với các chất hóa học sẽ gây ra các
bệnh có ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe công nhân.
Các yếu tố về cường độ, tư thế, tính đơn điệu trong lao động: Công nhân
luôn phải thực hiện công việc trong tư thế ngồi hoặc đứng với sự đơn điệu trong
thao tác, có độ tập trung cao, có chi tiết của máy in buộc người lao động phải
thực hiện 500-600 động tác/giờ. Các con chíp siêu nhỏ, được gắn bằng kính
hiển vi, khiến người lao động dễ chán nản với công việc và cảng thẳng dễ gây
nhiều sản phẩm lỗi hơn.

17
Người lao động làm việc trong môi trường điện từ trường gây nhiễm độc
cấp hoặc mãn tính, rối loạn thần kinh trung ương, cơ quan tái tạo máu bị tổn
thương gây thiếu máu... Điều này làm công nhân không gắn bó lâu dài với
doanh nghiệp được và không tập trung trong quá trình làm việc.

2.3 Các biện pháp Samsung Thái Nguyên đã thực hiện để ngăn ngừa sự cố
và tai nạn lao động.
Một trong yếu tố duy trì sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp chính
là làm tốt công tác an toàn vệ sinh lao động-phòng chống cháy nổ. Có như vậy
người lao động mới yên tâm làm việc và tránh được thiệt hại đáng tiếc có thể
xảy ra. Đây chính là tư tưởng của công ty từ ngay từ những ngày mới bắt đầu
sản xuất kinh doanh. Công ty thành lập Hội đồng bảo hộ lao động và hình thành
mạng lưới an toàn vệ sinh sinh viên. Hội đồng bảo hộ lao động tiến hành xây
dựng kế hoạch bảo hộ hàng năm, với 40 cán bộ làm công tác bảo hộ, trong đó, 7
người chuyên trách. Từ đó, công tác ATVSLĐ-PCCN được quan tâm, kiểm tra
thường xuyên, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm, bảo đảm an toàn cho người
lao động. Công ty thực hiện nghiêm việc đăng ký, kiểm định 121 loại máy móc,
thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động với cơ
quan chức năng xây dựng nội quy, quy trình an toàn các máy móc và thường
xuyên đo kiểm tra môi trường làm việc. Theo đánh giá của Sở Lao động
Thương binh và Xã hội thì Samsung là doanh nghiệp FDI thực hiện nghiêm túc
nhất công tác ATVSLĐ-PCCN trên địa bàn tỉnh. Công ty thường xuyên phối
hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Cục ATVSLĐ Trung tâm huấn
luyện ATVSLĐ, Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động- Môi trường và giám
định y khoa tỉnh để thực hiện huấn luyện ATVSLĐ, khám sức khỏe định kỳ cho
người sử dụng lao động và người lao động trong Công ty.
“Một phương châm bất di bất dịch của Công ty là 100% công nhân trước
khi được tuyển dụng vào Công ty đều được huấn luyện an toàn lao động, khám
sức khỏe và phải trải qua kỳ sát hạch. Nếu công nhân nào không đạt yêu cầu,
tuyệt đối Công ty không tuyển chọn. Chính vì vậy mà tất cả đội ngũ công nhân
của Công ty đều có kiến thức nhất định về ATVSLĐ". Mỗi năm, Công ty dành
hàng trăm triệu đồng để trang bị bảo hộ lao động như quần áo bảo hộ, giày, mũ,
găng tay cho công nhân. Khi đã được trang bị bảo hộ lao động, công nhân nào
không sử dụng sẽ bị phạt nặng về kinh tế, từ đỏ tạo sự đồng bộ trong chấp hành
nội quy, quy định ATVSLĐ. Bên cạnh những quy định nghiêm ngặt về công tác
ATVSLĐ đối với mỗi cá nhân, công ty đặc biệt chú trọng đến việc cải thiện
điều kiện làm việc cho người lao động, bằng việc đầu tư các thiết bị máy móc
18
hiện đại, cải tạo mặt bằng nhà xưởng, tăng cường sử dụng ánh sáng tự nhiên,
chống ồn, chống bụi, chống nông.. nhằm tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho
công nhân. Công ty còn hình thành mạng lưới y tế ngay tại. Công ty với 11 bác
sĩ, y tá cùng đầy đủ chủng loại thuốc theo phác đồ cấp cứu, phương tiện cấp
cứu, nhằm kiểm tra, khám sức khỏe định kỳ cho công nhân và kịp thời phát
hiện, điều trị bệnh cho người lao động, góp phần tăng năng suất lao động. Thực
hiện nghiêm chế độ làm việc 8 tiếng và trả lương gấp đôi nếu làm thêm giờ theo
đúng quy định pháp luật lao động. Một ưu đãi cho người lao động mà hiếm
công ty nào làm được, đó là doanh nghiệp thành lập tổ sản xuất riêng dành cho
công nhân nữ đang trong thời kỳ thai sản, nuôi con nhỏ với điều kiện làm việc
tốt nhất.

19
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TĂNG
CƯỜNG TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG VÀO SẢN XUẤT TẠI SAMSUNGTHÁI
NGUYÊN

1. Các giải pháp


Thứ nhất, công ty cần hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy về bộ
luật lao động. Đề ra cụ thể các nội quy, các hình thức ký luật phù hợp với luật
lao động để kiểm soát công nhân đồng thời mang lại sự ổn định và an toàn cho
công việc sản xuất, lao động tại công ty.
Thứ hai, Samsung Thái Nguyên cần hoàn thiện hệ thống tổ chức sản xuất,
tổ chức lao động. Công ty cần phân bố các nguồn lực hiệu quả quả, điều chỉnh
các ca làm.việc của công nhân một cách hợp lý, quan tâm tới các vấn đề của
công nhân để từ đó đưa ra giải pháp làm tăng năng suất lao động của công nhân.
Thứ ba, doanh nghiệp này cũng cần chú trọng hơn về hệ thống giám sát
lao động sao cho nó hoạt động hiệu quả nhất có thể. Các hệ thống giám sát này
cần đảm bảo về tính công bằng giữa các công nhân, giữa các ban quản lý lãnh
đạo trong công ty.
Thứ tư, công ty cần đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn
cho công nhân. Với một công ty mạnh về công nghệ như Samsung thì các hoạt
động máy móc sẽ nhanh chóng thay thế các hoạt động của con người trong các
việc dễ dàng, có quy luật lặp lại, điều này ảnh hưởng rất lớn tới các công nhân
lao động phổ thông, sẽ khiến họ mất công việc nên công ty cần nâng cao, tập
trung phát triển chuyên môn cho lao động để họ có năng lực, tay nghề trong
việc sử dụng và điều khiển máy móc.

2. Đề xuất
Đối với công nhân làm việc, ban lãnh đạo và các cấp quản lý nên tổ chức
khám sức khỏe định kỳ cho công nhân ngay tại nơi làm việc hoặc tại các sở y tế
gần nhất, ít nhất là 6 tháng 1 lần để đảm bảo sức khỏe của công nhân khi họ
đang làm việc tại công ty.
Công nhân khi làm việc tại các nhà xưởng, khu chế xuất có hiện tượng ù
tai, vì vậy cần giảm bớt tiếng ồn tới người lao động (có riêng đồ bảo hộ cho tai,
hạn chế âm thanh của máy móc thiết bị...) và bố trí các ca làm việc xen kẽ nhau,
thời gian nghỉ ngơi hợp lý để hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe người lao động.

20
Bố trí, sắp xếp ca làm hợp lý hơn cho người lao động. Sắp xếp thời gian
nghỉ giải lao trong ca làm việc để người lao động được nghỉ ngơi và họ sẽ tập
trung hơn trong công việc của mình (cứ 2h sẽ được nghỉ giải lao tại chỗ 10
phút). Nên có chỗ nghỉ riêng cho công nhân để họ có đủ sức khoẻ để làm việc
sau khi họ nghỉ ngơi ăn uống để họ có sức khỏe và tinh thần tốt hơn khi vào làm
việc. Cải thiện môi trường làm việc, tăng cường sử dụng ánh sáng tự nhiên, vệ
sinh chỗ làm việc thường xuyên. Công ty nên tăng cường sử dụng ánh sáng tự
nhiên, vệ sinh chỗ làm việc thường xuyên. gây ra sự không kịp thích nghi của
cơ thể đối với công nhân làm việc trong nhà xưởng, khu chế xuất. Ví dụ như bố
trí khu vực hành lang sát nơi làm việc để nhân viên có thể di chuyển và thay đổi
nhiệt độ chậm hơn, cơ thể có thể thích nghi tốt hơn. Công ty đã quan tâm đến
người lao động hơn thông qua việc trang bị các thiết bị bảo hộ cho người lao
động ngoài các quần áo lao động như hiện tại cần trang bị thêm các thiết bị quần
áo bảo hộ có độ bảo hộ cao hơn có khả năng chống các tác nhân có hại từ các
thiết bị linh kiện điện tử. Cải thiện, đầu tư hơn nữa cho mạng lưới y tế của
mình. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ thường xuyên cho người lao động, tổ
chức các lớp tuyên truyền về sức khỏe an toàn và lao động.
Công ty nên xem xét việc thuyên chuyển công việc cho người lao động
theo định kỳ 6 tháng- 1 năm nhằm tránh việc gây nhàm chán, lặp đi lặp lại cùng
một công việc trong một thời gian dài cho người lao động.
Có các quy định nghiêm ngặt rõ ràng hơn với người lao động, yêu cầu
người lao động phải thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo hộ cũng như các quy
định nhằm bảo đảm an toàn trong quá trình làm việc của họ.

21
KẾT LUẬN

Tâm lý người dân Việt Nam nói chung, người lao động tại công ty
Samsung nói riêng mang nhiều nét đẹp, lối sống đó ổn định đại diện cho bản sắc
dân tộc trong các thang giá trị, nhất là các thang giá trị về đạo đức và lối sống
Việt Nam qua nhiều thế hệ. Nhưng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đã bộc lộ động. Trong xu thế hòa nhập hiện nay, người lao động Việt Nam
cần giữ gìn các bản sắc, nét đẹp truyền thống, “hòa nhập mặt trái của nó, kìm
hãm sự phát triển, vươn lên của người lao động trong quá trình lao nhưng không
hòa tan”, phát huy các điểm mạnh, hạn chế các điểm yếu trong tâm lý để hướng
đến một nền công nghiệp hiện đại. Và đối với công ty Samsung thì cũng cần có
nhiều chính sách quan tâm hơn đến người lao động, giúp họ thoải mái tâm lý
làm việc hiệu suất cao đạt hiệu quả cao, đồng thời giúp nền kinh tế phát triển ổn
đinh, nhanh chóng.

22
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nhóm sinh viên (2017). Nghiên cứu tâm lý người lao động trong công ty
Samsung. Tâm lý người lao động trong công ty SamSung Thái Nguyên
(123doc.net)

2. Vũ Đăng Minh. Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái


Nguyên. Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report
JSC) CÔNG TY TNHH SAMSUNG ELECTRONICS VIỆT NAM THÁI
NGUYÊN (vnr500.com.vn)

3. Nhóm sinh viên trường đại học Thương Mại (2016). Tiểu luận về An
toàn vệ sinh lao động tại Samsung. Tiểu luận ATVSLĐ tại công ty
Samsung Việt Nam (123docz.net)

4. Phạm Trung Hiền và nhóm tác giả. Samsung Việt NAm chăm chăm sóc
nhân viên.Samsung Việt Nam chăm sóc nhân viên thế nào? | EMagazine |
Vietnam+ (VietnamPlus)

23
BIÊN BẢN HỌP NHÓM

BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 1


I. Thông tin cuộc họp
1. Thành phần tham gia: 4 thành viên của nhóm 6
2. Hình thức họp: Họp online qua Google Meet
3. Thời gian họp: Vào 21h ngày 24/9/2022
II. Nội dung cuộc họp
1. Xây dựng đề cương cho bài thảo luận
2. Phân chia nhiệm vụ
Trần Thị Thanh Trúc Thuyết trình

Nguyễn Thanh Trúc Powerpoint

Viên Thị Trang Word ( Mở đầu+ Chương I+


Chương II phần 2.1)
Nguyễn Tường Vy Word (Kết luận+ Chương II
phần 2.2, 2.3+ Chương III)

Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2022


Nhóm trưởng Thư ký
Trần Thi Thanh Trúc Viên Thị Trang

24
BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 2
I. Thông tin cuộc họp
1. Thành phần tham gia: 4 thành viên của nhóm 6
2. Hình thức họp: Họp online qua Google Meet
3. Thời gian họp: Vào 21h ngày 18/10/2022
II. Nội dung cuộc họp
1. Chốt lại nội dung bản word và powerpoint
2. Thuyết trình thử

Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2022

Nhóm trưởng Thư ký


Trần Thị Thanh Trúc Viên Thị Trang

25

You might also like