You are on page 1of 74

Chương 1: NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NỀN KINH TẾ

1.1. Yếu tố con người trong phát triển kinh tế xã hội

1.1.1. Lao động - yếu tố cơ bản, quyết định của quá trình lao động

1.1.1.1. Khái niệm lao động, quá trình lao động

a, Khái niệm lao động

Lao động là hoạt động có mục đích của con người, thông qua đó con người tác động
vào thế giới tự nhiên để tạo ra của cải, dịch vụ phục vụ con người.

Theo K.Max: Sức lao động thể hiện khả năng lao động (năng lực lao động) của con
người thể hiện qua:

- Khả năng / năng lực thể chất (thể lực), thể lực tốt hơn thì khả năng lao động tốt hơn
và ngược lại

- Khả năng / năng lực tinh thần (trí lực), là khả năng trí tuệ, trình độ hiểu biết, kĩ năng
nghề nghiệp và phẩm chất nghề nghiệp

Sức lao động thể hiện khả năng lao động (mang tính tính trừu tượng) còn lao động là
hoạt động biết sử dụng lao động thành hành động (lao động) trên thực tiễn để đem lại
kết quả lao động (sản phẩm dịch vụ).

Như vậy có thể thấy: Lao động có những đặc điểm cơ bản:

- Là hoạt động có mục đích của con người (không phải bản năng)

- Mục đích của lao động là tạo ra của cải, dịch vụ để phục vụ cho con người.

Lao động là hoạt động biến khả năng của lao động thành hiện thực tạo ra của cải, dịch
vụ, để thực hiện quá trình này đòi hỏi phải kết hợp với yếu tố của quá trình lao động,
tác động vào thế giới tự nhiên trong điều kiện nhất định.

b, Quá trình lao động:

Quá trình lao động là quá trình kết hợp các yếu tố của quá trình lao động để tạo ra của
cải, dịch vụ.

1
- Các yếu tố của quá trình lao động gồm lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao
động.
Đối tượng lao động là một bộ phận của  giới tự nhiên mà người lao động tác động vào
để tạo ra của cải dịch vụ (nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm, hàng hóa, ... các
yếu tố của thế giới tự nhiên khác).

Tư liệu lao động là hệ thống các công cụ lao động và phương tiện lao động mà con
người sử dụng để tác động lên đối tượng lao động nhằm tạo ra của cải, dịch vụ (cơ sở
vật chất kĩ thuật, máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản...)

Trong quá trình lao động, con người vừa là yếu tố tham gia vừa là chủ thể điều khiển
quá trình lao động.

c, Lao động cụ thể và lao động trừu tượng

- Lao động cụ thể là lao động có ích  dưới một hình thức cụ thể về chuyên môn, nghề
nghiệp nhất định.

- Lao động trừu tượng là sự tiêu hao sức lao động (thể lực và trí lực) để tạo ra của cải,
dịch vụ.

Trong kinh tế thị trường, lao động được hiểu là lao động cụ thể theo quy định của Bộ
luật Lao động Việt Nam: Lao động là lao động cụ thể, có ích được xã hội thừa nhận và
trả công.

1.1.1.2. Lao động là yêu tố cơ bản, quyết định của quá trình lao động

a, Là yếu tố không thể thiếu của quá trình lao động, vừa tham gia vừa là người điều
khiển và quản lý lao động.

b, Theo LêNin: Lao động là yêu tố quyết định năng suất, chất lượng, hiệu quả của lao
động.
c, Trong thế giới tư bản, theo các lý thuyết gia quản trị thì quản trị thực chất là quản trị
con người, thông qua đó thực hiện việc huy động và sử dụng các nguồn lực một cách
có hiệu quả.

1.1.2. Vai trò của con người trong phát triển kinh tế xã hội

2
- Lao động là yếu tố trung tâm của lực lượng sản xuất sáng tạo ra của cải dịch vụ và
giá trị lao động.

- Con người vừa là mục tiêu, vừa là lao động động lực phát triển kinh tế xã hội; chiến
lược phát triển kinh tế xã hội nhằm mục tiêu đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của con
người.
- Con người là chủ thể của sự phát triển

+ Hoạt động của con người tạo nên phương thức kết hợp tốt nhất các yếu tố của quá
trình lao động từ đó có vai trò quyết định sự phát triển của sản xuất

+ Lao động sáng tạo ra các giá trị vật chất tinh thần, thông qua lao động con người
hoàn thiện và phát triển bản thân

+ Trên góc độ vĩ mô: Con người quyết định chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế xã
hội và là người tổ chức thực hiện

- Số lượng, chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội
(Xem mục 5 trang 68)

1.2. Cơ sở hình thành nguồn nhân lực

1.2.1. Các khái niệm cơ bản: Nhân lực, nguồn nhân lực, vốn nhân lực

a, Nhân lực là sức lực con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con người hoạt
động
- Khi sức lực con người đủ điều kiện và có thể tham gia vào quá trình lao động thì trở
thành người lao động

- Sức lực con người được tạo nên bởi các yếu tố thể lực. trí lực, tâm lực

b, Nguồn nhân lực: Là nguồn lực con người

Nguồn lực con người được xem xét trên hai góc độ:

+ Cá nhân: Là nơi phát sinh ra nguồn lực, nguồn lực này nằm trong mỗi con người

+ Xã hội: Là tổng thể nguồn lực của các cá nhân trong XH.

3
Theo liên hợp quốc: Nguồn lực con người là tất cả kiến thức, năng lực của con người
có quan hệ đến / tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội

- Nguồn nhân lực dưới góc độ xã hội bao gồm các khía cạnh: Số lượng, chất lượng và
cơ cấu nguồn nhân lực

- Nguồn nhân lực bao gồm những người trong và ngoài độ tuổi lao động có khả năng
lao động và mong muốn tham gia lao động

c, Vốn nhân lực:

Theo Adam Smith (1723-1790) vốn nhân lực là toàn bộ các chi phí cho việc tích lũy
tài năng qua việc học tập nghiên cứu, trở thành tư bản cố định kết tinh trong con người

- Tài năng con người tạo thành tài sản của cá nhân và xã hội

Theo Alfred Marshall: Tài sản của cá nhân gồm năng lượng, năng lực, tài năng trực
tiếp tạo ra hiệu quả sản xuất công nghiệp, những thứ đó là tài sản là tư bản

Lưu ý:

- Vốn nhân lực là tổng hợp kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm muốn có phải đầu tư

- Vốn nhân lực được hình thành chủ yếu qua việc học

- Vốn nhân lực gắn với chuyên môn, ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của người lao
động

- Vốn nhân lực có tính bản địa

1.2.2. Các yêu tố / cơ sở hình thành nguồn nhân lực

1.2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng dân số quyết định đến quy mô, tốc độ tăng nguồn nhân
lực.
- Quy mô dân số lớn thì quy mô nguồn nhân lực lớn và ngược lại

+ Theo quy định của Luật lao động những người trong độ tuổi lao động

Nam từ 15 - 60 tuổi

Nữ từ 15 - 55 tuổi

4
+ Những người trong độ tuổi trên có khả năng lao động, có mong muốn tham gia lao
động thì hình thành nên nguồn lao động. Thường nguồn lao động chiếm từ 50% đến
65% dân số

- Tốc độ tăng dân số cao thì quy mô dân số tăng cao (và ngược lại) do đó quy mô
nguồn nhân lực cũng tăng cao (và ngược lại)

- Mặc dù sự gia tăng dân số dẫn đến gia tăng nguồn nhân lực, song tốc độ tăng dân số
và tăng nguồn nhân lực trong từng thời kỳ không giống nhau

(Ví dụ ở Việt Nam trong giai đoạn chuyển sang tháp dân số vàng tốc độ tăng nguồn
nhân lực cao hơn tốc độ tăng dân số)

Sơ đồ sau cho thấy nguồn nhân lực được hình thành từ toàn bộ dân số:

5
Tổng dân số

Dân số trong độ Dân số ngoài độ


tuổi lao động tuổi lao động

Dân số hoạt động Dân số không


kinh tế hoạt động kinh tế

Người lao động


Người nội trợ
có việc làm

Người lao động


Người đang học
thất nghiệp
Nguồn lao động/
nhân lực
Người không làm
việc và không có
nhu cầu làm việc

Người khác

Người không có
khả năng lao động

1.2.2.2. Cơ cấu dân số và cơ cấu nguồn nhân lực

Mặc dù các nước khác nhau, trình độ phát triển khác nhau, song trong cơ cấu dân số
tiến theo độ tuổi lao động và ngoài độ tuổi lao động đều rơi vào một trong ba loại tháp
dân số sau:

- Nước có tháp dân số trẻ:

+ Tỷ lệ người dưới độ tuổi lao động cao (hơn 40%)

+ Tỷ lệ trên độ tuổi lao động thấp (khoảng 10%)

6
+ Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động khoảng 50%

Đây là những nước nghèo, chậm phát triển, nguồn nhân lực dư thừa, thất nghiệp nhiều
mức sống kém (một số nước như châu Phi, Bangladesh…)

- Nước có tháp dân số ổn định (tháp dân số vàng)

+ Tỷ lệ người dưới độ tuổi lao động không cao

+ Tỷ lệ người trên độ tuổi lao động không lớn

+ Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động ổn định

Đây là những nước đã bước vào thời kỳ phát triển ổn định không gặp khó khăn về
thừa hoặc thiếu nhân lực (Việt Nam đang ở giai đoạn này).

- Nước có tháp dân số già là nước có:

+ Tỷ lệ người người dưới độ tuổi lao động thấp

+ Tỷ lệ người trên độ tuổi lao động cao (sống lâu)

+ Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động trong toàn bộ dân số thấp

Đây là những nước phát triển (G7) đời sống cao, tuổi thọ cao, sinh đẻ ít, thiếu nguồn
nhân lực cho phát triển kinh tế.

Việt Nam hiện đang ở giai đoạn tháp dân số vàng, song kinh tế chưa phát triển (nước
có thu nhập trung bình thấp) nên tỷ lệ thất nghiệp còn cao, tỷ lệ sinh đẻ thấp, tuổi thọ
khá cao nên đang trong quá trình già hóa dân số, chuyển sang tháp dân số già.

(Giáo viên tự bổ sung cơ cấu dân số theo độ tuổi lao động, dưới và trên độ tuổi lao
động)
Cơ cấu nguồn nhân lực cũng phụ thuộc vào dân cư theo vùng miền.

- Vùng đông dân cư, nguồn nhân lực lớn và ngược lại.

Ở Việt Nam dân số tập trung ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (xấp xỉ 40% tổng dân
số cả nước) vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ dân số ít chỉ
chiếm xấp xỉ 16% dân số cả nước, còn lại là các vùng khác.

7
- Về cơ cấu theo trình độ: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn tập
trung lao động trình độ cao, nông thôn và miền núi trình độ thấp.

1.2.2.3. Chất lượng dân số và chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng dân số được Liên hợp quốc đánh giá theo chỉ tiêu tổng hợp về chỉ số phát
triển con người (HDI) dựa ba tiêu chí:

- Thu nhập bình quân đầu người.

- Trình độ dân trí (tỷ lệ người biết chữ và nhập học)

- Tuổi thọ trung bình.

Việt Nam là nước có thu nhập trung bình thấp nhưng các chỉ số trình độ dân trí và tuổi
thọ khá cao tuổi thọ khá cao nên được xếp trên bảng xếp hạng về chỉ số phát triển con
người khá cao (hơn nhiều nước có thu nhập trung bình cao hơn Việt Nam).

Đây là yếu tố thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vì chất lượng
nguồn nhân lực phụ thuộc vào sức khỏe thể lực (chăm sóc y tế, sức khỏe cộng đồng,
thể dục thể thao) và trình độ học vấn trình độ chuyên môn và nghề nghiệp (phụ thuộc
vào giáo dục, đào tạo).

- Sức khỏe thể lực phụ thuộc mức sống và chăm sóc y tế, sức khỏe cộng đồng và hoạt
động thể dục thể thao.

- Trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp và phẩm chất nghề nghiệp phụ thuộc
vào chất lượng hệ thống giáo dục đào tạo.

- Theo đánh giá của một tổ chức quốc tế: Chỉ số đang tác động hiệp nguồn nhân lực
Việt Nam hiện ở mức dưới trung bình (theo thang điểm 10) và thấp hơn các nước
trong khu vực, chỉ hơn Lào, Campuchia và Myanmar.

1.3. Các chỉ tiêu về lực lượng lao động, việc làm và thất nghiệp

1.3.1. Lực lượng lao động

8
- Lực lượng lao động là toàn bộ những người đủ tuổi lao động (Việt Nam là từ 15 tuổi
trở lên) có khả năng lao động và mong muốn tham gia lao động (cũng được hiểu là
dân số kinh tế).

Lực lượng lao động = người đang có + người

(Dân số kinh tế) việc làm thất nghiệp

+ Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong tổng dân số

1 DShđkt
I LLLĐ = ×100
DS
DS

Trong đó: LLLĐ – Lực lượng lao động


DShđkt – Dân số hoạt động kinh tế
DS – Tổng dân số

+ Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong tổng dân số trong độ tuổi lao động và có
khả năng lao động

LLLĐ
I 2LLLĐ = ×100
DS trong độ tuổi lđ và có khả năng lđ

+ Tỷ lệ dân số không hoạt động kinh tế trong tổng dân số

DS không hđkt = Người nội trợ + Người đang học + Người không có khả năng lđ +
Người không làm việc và không có nhu cầu việc làm + Người khác
Trong đó: Người không làm việc là người nghỉ hưu, bộ đội xuất ngũ, người lao động
hợp tác nước ngoài về nước, người sống bằng lợi tức (từ đầu tư)…

DSkhđkt
I khđkt = ×100
DS

+ Tỷ lệ người thất nghiệp: Là tỷ lệ người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động
nhưng không tìm được việc làm trong tổng lực lượng lao động (dân số hoạt động kinh
tế).

Ntn
I tn = ×100
LLLĐ

Trong đó: Ntn – Người thất nghiệp

9
- Trong số người có việc làm, có hai loại: Người có việc làm đầy đủ và người không
có việc làm đầy đủ (còn gọi là thiếu việc làm).

+ Tỷ lệ người thiếu việc làm trong tổng dân số hoạt động kinh tế

Ntvl
I tvl = ×100
LLLĐ

Trong đó: Ntvl – Số người thiếu việc làm

+ Tỷ lệ người có việc làm đầy đủ

Nvl đđ
I vl đđ = ×100
LLLĐ

Trong đó: Nvlđđ – Số người có việc làm đầy đủ

+ Tỷ lệ thời gian lao động thực tế so với tổng nhu cầu thời gian làm việc

T lđtt
I tglđ = ×100
T tg

- Mức đảm nhiệm của một nhân khẩu hoạt động kinh tế.

Phản ánh một lao động phải đảm bảo cuộc sống của bao nhiêu người dân không hoạt
động kinh tế

DSkhđkt
Mức đảm nhận của một nhân khẩu hđkt =
DShđkt

- Mức đảm nhiệm của một người trong độ tuổi lao động phản ánh một người trong độ
tuổi lao động và nuôi bao nhiêu người ngoài độ tuổi lao động.

DS ngoài độ tuổi lđ
Mức đảm nhận của một người trong độ tuổi lao động =
DS trong độ tuổi lđ

10
Chương 2: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

2.1. Khái niệm, đặc điểm và cơ đưa chế điều chỉnh thị trường lao động

2.1.1. Khái niệm thị trường lao động

- Trong thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường được hiểu là nơi gặp gỡ giữa cung và
cầu tại đó một mức giá được xác định.

Theo Adam Smith: Thị trường lao động là không gian trao đổi dịch vụ lao động giữa
một bên là người mua dịch vụ lao động và một bên là người bán dịch vụ lao động
(người lao động).

Theo cách hiểu này đối tượng trao đổi là “dịch vụ lao động”, các chủ thể trao đổi là
người mua (người sử dụng lao động) và người bán (người lao động).

Theo ILO (tổ chức lao động quốc tế) cùng có cách hiểu tương đồng theo đó: Thị
trường lao động là thị trường trong đó dịch vụ lao động được mua bán thông qua quá
trình xác định mức độ việc làm và tiền công.

- Từ điển kinh tế học Pejium: Thị trường lao động là thị trường trong đó tiền công,
tiền lương và các điều kiện lao động được xác định trong bối cảnh quan hệ cung và
cầu về lao động.

Mặc dù có những cách diễn đạt khác nhau song các khái niệm nêu trên đều đề cập đến
những yếu tố cơ bản của thị trường: Cung, cầu, giá cả và nguyên lý trao đổi trên thị
trường tính đến đối tượng trao đổi lao động là hàng hóa đặc biệt do đó có thể hiểu: Thị
trường lao động là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu về lao động tại đó một mức giá (tiền
công) được xác định gắn với điều kiện lao động nhất định.

2.1.2. Đặc điểm của thị trường lao động

- Lao động trao đổi trên thị trường là hàng hóa đặc biệt và luôn có sự khác biệt

+ Lao động là hàng hóa đặc biệt thể hiện ở chỗ: Khác với các hàng hóa khác, hàng hóa
- lao động gắn với người lao động, không tách rời, người sử dụng lao động (người
mua lao động) chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu. Trong khi đó các

11
hàng hóa khác tách rời người cung cấp, người mua vừa có quyền sử dụng vừa có
quyền sở hữu.

Hàng hóa thông thường khi sử dụng thì giá trị và giá trị sử dụng giảm dần, song hàng
hóa lao động có thể không như vậy, qua lao động, học hỏi, tích lũy dẫn đến sự gia
tăng trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm làm cho giá trị, giá trị sử dụng tăng lên.

+ Hàng hóa lao động luôn có sự khác biệt

Với hàng hóa thông thường, chất lượng hàng hóa có thể quy chuẩn qua quy trình công
nghệ, kĩ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng, song lao động không phải như
vậy,cũng là kỹ sư, cử nhân tốt nghiệp ra trường, cùng ngành nghề và mức đánh giá
chất lượng cùng làm một loại công việc song kết quả chất lượng công việc có thể
không giống nhau, một sinh viên quản trị kinh doanh tốt nghiệp loại khá ra kinh doanh
có thể trở thành tỷ phú, song một sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ra trường làm việc kinh
doanh song vẫn có thể nghèo.

- Hàng hóa lao động luôn được có biểu hiện dư cung (thất nghiệp), ngay cả những
nước nhập khẩu lao động cũng luôn có thất nghiệp, do đó người lao động thường có vị
thế yếu hơn người sử dụng lao động trong đàm phán giá cả - tiền công do đó thường
thấp hơn giá trị lao động, tất nhiên ở một số ngành nghề, công việc do quan hệ cung
không đủ cầu nên giá cả - tiền công có thể cao hơn giá trị lao động.

Đối với các quốc gia chậm phát triển hay đang trong quá trình phát triển, chất lượng
lao động thấp, nhất là các nước có tháp dân số trẻ, nghèo, lạc hậu.

- Thị trường lao động chịu sự dẫn xuất của thị trường hàng hóa, dịch vụ và vận động
phụ thuộc vào các thị trường khác: Vốn, công nghệ, tư liệu sản xuất…

+ Khi sản xuất hàng hóa phát triển thì nhu cầu lao động và lao động trình độ chất
lượng cao sẽ gia tăng và ngược lại. Điều đó thể hiện rõ: Khi tăng trưởng kinh tế, gia
tăng nhu cầu lao động, thất nghiệp sẽ giảm và ngược lại.

Các nước phát triển, nhu cầu lao động có trình độ, chất lượng cao tăng và ngược lại.

Cùng với đó là sự chuyển dịch cơ cấu trong quá trình phát triển sản xuất xã hội, tỷ
trọng lao động công nghiệp và dịch vụ gia tăng dẫn đến thay đổi cơ cấu cầu

12
lao động và đến lượt đó cung lao động phải chuyển dịch cơ cấu để đáp ứng cầu lao
động trên thị trường.

+ Thị trường lao động vận động phụ thuộc vào các thị trường khác như vốn, công
nghệ, từ liệu sản xuất… vì là các yếu tố này có thể thay thế lao động, người sử dụng
lao động sẽ có những giải pháp thay thế mô hình sử dụng thay thế vốn, công nghệ, kĩ
thuật… cho lao động.

- Thị trường lao động có tính đa dạng và linh hoạt.

+ Tính đa dạng thể hiện ở sự phong phú chủng loại hàng hóa lao động, các hình thức
biểu hiện thị trường (chợ lao động, hội chợ việc làm, trung tâm xúc tiến, giới thiệu
việc làm… , cả thị trường chính thức và phi chính thức.

+ Tính linh hoạt của thị trường lao động thể hiện ở chỗ thị trường lao động bị điều tiết
bởi thể chế, chính sách… mà thể chế, chính sách… thì thay đổi theo hướng hoàn
thiện, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, ngoài ra tính linh hoạt của thị trường
lao động cũng cho phép sự dẫn xuất của thị trường hàng hóa, dịch vụ và phụ thuộc
vào các thị trường khác, cũng như các chủ thể thị trường và các yếu tố môi trường có
liên quan.
Các đặc điểm của thị trường lao động chi phối sự vận động của thị trường lao động và
là những căn cứ, cơ sở quan trọng trong quản lý nhà nước đối với thị trường lao động
cũng như quản trị tổ chức, doanh nghiệp.

2.1.3. Các yếu tố cấu thành, phân loại và cơ chế vận hành thị trường lao động

a, Các yếu tố cấu thành thị trường lao động

- Cầu lao động: là số lượng lao động mà người sử dụng lao động chấp nhận thuê với
những điều kiện về giá cả và điều kiện lao động nhất định trong một khoảng thời gian
nhất định.

Cầu lao động ở đây là cầu về một loại lao động, việc làm cụ thể.

Trong những điều kiện thiếu thốn, khó khăn, khắc nghiệt vì điều kiện lao động thì giá
cả - tiền công sẽ cao hơn và ngược lại đối với mỗi việc làm.

13
Khi ký hợp đồng lao động với người lao động, người lao động thường đảm bảo ổn
định giá cả - tiền công trong một giai đoạn nhất định.

Đồng thời giá nhân công thấp thì người sử dụng sẽ thuê nhiều và ngược lại, đồng thời
có sự vận dụng hợp lý mô hình tổ chức sản xuất, kinh doanh (kết hợp lao động với các
yếu tố sản xuất) sao cho có lợi nhất.

- Cung lao động: Là số lượng lao động mà người lao động có thể cung ứng cho thị
trường lao động tương ứng với mỗi mức giá – tiền công, trong điều kiện lao động nhất
định và trong khoảng thời gian nhất định.

- Cung lao động ở đây là cung về một loại lao động, có thể thực hiện được việc làm
nhất định.

Khi giá cả tiền công cao cao cũng sẽ nhiều và ngược lại.

- Giá cả lao động: Là biểu hiện bằng tiền của giá trị lao động được hình thành trên cơ
sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, tiến đến hình thành
cung cầu về lao động, điều kiện lao động và tuân thủ pháp luật nhà nước.

Như vậy giá cả lao động – tiền công ngoài việc phù hợp với giá trị lao động còn phải
tính đến giá cả các tư liệu sinh hoạt, đến tình hình cung cầu, cạnh tranh, điều kiện lao
động và quy định của pháp luật về lao động của nhà nước.

Cũng như thị trường hàng hóa, dịch vụ, các yếu tố của thị trường lao động luôn tác
động lẫn nhau thông qua giá cả lao động nhờ đó thị trường lao động hướng đến cân
bằng, song sự cân bằng chỉ là ngẫu nhiên, tạm thời duyên tạm thời như các thị trường
khác.
b, Các loại thị trường lao động

Có nhiều cách phân loại thị trường lao động:

- Theo lĩnh vực hoạt động

Lao động có thể chia thành lao động công nghiệp, lao động nông nghiệp, lao động
dịch vụ => thị trường lao động công nghiệp, thị trường lao động nông nghiệp, thị
trường lao động dịch vụ.

14
- Theo chuyên môn, nghề nghiệp:

- Theo khu vực địa lý: Thị trường lao động toàn cầu, quốc gia, khu vực, vùng, miền

- Theo tính chất có thị trường khu vực thành thị chính thức, thị trường khu vực thành
thị phi chính thức và thị trường lao động nông thôn.

+ Thị trường lao động khu vực chính thức là thị trường lao động ở đó người
lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp lớn có công việc ổn
định, theo, thu nhập ổn định và cao.

+ Thị trường khu vực thành thị phi chính thức là thị trường lao động đối với các lao
động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ, dịch vụ thương mại, dịch vụ.

+ Thị trường lao động khu vực nông thôn: Chủ yếu làm nông nghiệp và dịch vụ cho
công nghiệp, khu vực này nguồn cung nhiều, giá thấp, chất lượng thấp nên có xu
hướng dịch chuyển sang thị trường khu vực thành thị phi chính thức, còn khu vực phi
chính thức có xu hướng chuyển dịch sang khu vực chính thức.

c, Cơ chế điều chỉnh thị trường lao động

Cũng giống như thị trường hàng hóa dịch vụ, cung và cầu lao động luôn vận động, tác
động lẫn nhau, qua yếu tố giá cả lao động - tiền công, ngược lại tại mỗi thời điểm giá
cả lao động cũng chịu sự tác động, chi phối của quan hệ cung cầu lao động.

Sự vận động của cung, cầu lao động dưới tác động của giá cả lao động có xu hướng
dẫn đến cân bằng, cho dù sự cân bằng chỉ là ngẫu nhiên, tạm thời.

Cơ chế điều chỉnh thị trường lao động được thể hiện qua hình sau:

Trang 7 chương 2

15
- Tại điểm (LĐ0, P0) cung và cầu lao động giao nhau, thị trường lao động ở trạng thái
cân bằng (cung LĐ = cầu LĐ)

- Khi mức giá lao động trên thị trường lao động là P 1 (<P0) thấp => lao động rẻ, người
sử dụng lao động có lợi nên tăng thuê (điểm B, LĐ 1cầu) trong khi đó người lao động bị
thiệt nên không muốn đi làm (điểm A, LĐ1cung)

Cung lao động thấp hơn cầu lao động LĐ 1cung < LĐ1cầu nên để có đủ nhân công, người
sử dụng lao động phải tăng giá lao động và người lao động có lợi nên tiếp tục đi làm.
Cung lao động tăng lên; do cạnh tranh giữa các chủ thể - người thuê lao động và sự
độc lập giữa họ nên giá tăng dẫn đến lúc nào đó sẽ đạt điểm cân bằng và vượt qua nó
dẫn đến giá cao (hơn giá cân bằng P0) P2, thị trường lao động thiết lập trong trạng thái
mới (A, B) tương ứng với cung lao động là LĐ2cung và cầu lao động là LĐ2cầu; LĐ2cung >
LĐ2cầu do người sử dụng lao động không được lợi, giá đắt nên giảm cầu, khi đó muốn
có việc làm người lao động phải giảm giá lao động, cạnh tranh với nhau nên giá giảm,
người sử dụng lao động tiếp tục thuê… sự vận động cung cầu lao động hướng về điểm
cân bằng rồi vượt qua cân bằng và quá trình lặp lại.

- Trạng thái mất cân bằng của thị trường lao động đều tác động tiêu cực đến phát triển
kinh tế xã hội do đó nhà nước cần có các chính sách, biện pháp để giảm thiểu sự mất
cân bằng này của thị trường lao động.

2.2. Cầu lao động

2.2.1. Cơ sở xác định cầu lao động

a, Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước, ngành, địa phương

Trong dài hạn, khi xây dựng chiến lược và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế xã hội
của toàn bộ nền kinh tế, mỗi ngành, mỗi địa phương, cầu lao động được tính toán sao
cho có đủ lực lượng lao động để thực hiện được chiến lược và kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội của toàn bộ nền kinh tế, của mỗi ngành và địa phương.

Cầu lao động trong dài hạn, tính đến xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo
quy luật phát triển kinh tế xã hội: Từ chỗ tỷ trọng lao động nông nghiệp là chủ yếu

16
đến chỗ phát triển công nghiệp, dịch vụ (nhu cầu lao động công nghiệp và dịch vụ
tăng) và đến giai đoạn nền kinh tế ở các quốc gia phát triển thì tỷ trọng lao động dịch
vụ là chủ yếu.
Xu hướng phát triển cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động các ngành kinh tế

NN CN CN DV
CN NN DV CN
DV DV NN NN
Thấp cao

- Xác định cầu lao động cần tính đến xu hướng phân bổ và chuyển dịch cơ cấu lao
động giữa các vùng, miền.

+ Do phát triển công nghiệp, đô thị hóa nên lao động công nghiệp và dịch vụ tăng, lao
động nông thôn giảm (do được cơ giới hóa, tự động hóa).

+ Phát triển các khu vực kinh tế mới , khu công nghiệp, khu chế xuất, kinh tế cửa
khẩu, đặc khu kinh tế … nên lao động khu vực này tăng.

Trong ngắn hạn, từ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước, ngành và địa
phương tính toán lực lượng lao động cần sử dụng để thực hiện các kế hoạch này.

- Cầu lao động được tính toán dựa trên cơ sở mô hình kết hợp giữa lao động với vốn,
công nghệ được thể hiện trong hàm sản xuất để thực hiện đầu ra (sản phẩm, dịch vụ)
trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của toàn bộ nền kinh tế, ngành, địa phương và
doanh nghiệp.

- Xác định cầu lao động cũng phải tính đến độ co giãn của nhu cầu lao động theo giá
cả lao động.

- Tính cầu lao động phải theo yêu cầu sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lao động

- Cầu lao động được tính đến cơ cấu trong nước và quốc tế trong bối cảnh hội nhập.

- Cầu lao động nền kinh tế cần tính đến cầu lao động trong khu vực hành chính sự
nghiệp và khu vực kinh tế.
17
Trong khu vực kinh tế: Cầu lao động được xác định trên cơ sở cầu lao động của các tổ
chức kinh tế, doanh nghiệp, hộ kinh tế cả thể.

- Nhu cầu lao động của các tổ chức, doanh nghiệp được xác định trên cơ sở chiến lược
phát triển tổ chức, doanh nghiệp (trong dài hạn) và mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch
(trong ngắn hạn) việc tính toán cầu lao động dựa trên cơ sở phân tích công việc (để
định biên), đối với lao động trực tiếp thường dựa trên năng suất lao động.

- Việc xác định cầu lao động cho toàn bộ nền kinh tế được tổng hợp từ các ngành, địa
phương, ngành được tổng hợp từ các phân ngành mỗi phân ngành cầu lao động được
tổng hợp từ cầu lao động từ các tổ chức, doanh nghiệp trực thuộc.

2.2.2. Phương pháp dự báo cầu lao động

Có nhiều phương pháp dự báo cầu lao động, ở đây giới thiệu hai phương pháp thông
dụng:
a, Cầu lao động nhờ phương pháp tốc độ tăng giảm bình quân

Giả định có số liệu lịch sử về cầu lao động của nền kinh tế (hay ngành, phân ngành,
địa phương, loại lao động…) trong các năm quá khứ

{LD i }i= 1,n – Dãy số liệu lịch sử về cầu lao động của n năm
Khi đó cầu lao động năm n+1 (LĐ n+1) được xác định bằng (phương pháp thống kê) tốc
độ tăng / giảm bình quân sau:

LD n+1 = LDn × I lđ

Trong đó:

I lđ =

n-1 LD 2 LD 3
×
LD 1 LD 2
×… ×
LD n-1
=

LD n n-1 LD n
LD1

I lđ −¿Tốc độ tăng / giảm bình quân cầu lao động trong những năm quá khứ.

Số năm dự báo không quá [n/3] (phần nguyên)

Ưu: Phương pháp này đơn giản, dễ áp dụng, tính toán

18
Hạn chế: Độ chính xác không cao nếu cầu lao động những năm quá khứ biến động
thất thường và chưa tính đến sự biến động của những năm tương lai

Ví dụ minh họa – GV tự lấy

b, Phương pháp hồi quy

Nhu cầu lao động phụ thuộc nhiều nhân tố ví dụ cầu sản phẩm, năng suất, giá trị sản
lượng, mục tiêu tăng trưởng, tiền lương, thời gian…chúng là những biến số.

Nói cách khác cầu lao động là những hàm số của những biến số này, được thể hiện
dưới dạng hàm hồi quy đa biên:

LĐ = a + bx + cy + dz + …+ kt

Trong đó x, y, z, …, t - Là những biến phụ thuộc

Để đơn giản, ta nghiên cứu hàm hồi quy của cầu lao động phụ thuộc vào biến thời
gian t (về nguyên tắc có thể nghiên cứu hàm cầu lao động là hàm hồi quy nhiều biến -
hồi quy bội).

Giả định có chuỗi thời gian về cầu lao động (đối với một quốc gia / ngành / nghề /
vùng / miền …)

{LD j }j=1,n
Trong đó LD j – Cầu lao động năm j (j = 1,n)
Khi đó hàm cầu LD(t) được biểu thị dưới dạng

LD (t) =a+bt

Để tính cầu lao động năm tương lai cần xác định hệ số a và b nhờ phương pháp bình
phương tối thiểu có thể tính được a và b theo công thức:

(∑ ) (∑ )
n n n
n ∑ i×LD i – i × LD i
i=1 i=1 i=1
a=

(∑ )
n n 2

n∑ i – 2
i
i=1 i=1

19
( )( )( )( )
n n n n

∑ i2 × ∑ ×LD i – ∑i × ∑ i×y i
i=1 i=1 i=1 i=1
b=
∑ (∑ )
n n 2

n i2 – i
i=1 i=1

Để tính các hệ số ta thiết lập bảng

Năm i LD i i
2
i× LD i

(1) (2) (3)= (1)x(1) (4)=(1)x(2)


… … … … …
… … … … …
… … … … …
n n n n

∑i ∑ LDi ∑ i2 ∑ i× LD i
i=1 i=1 i=1 i=1

Ví dụ tự lấy

Cũng như phương pháp thống kê tốc độ tăng / giảm bình quân, số năm dự báo tương
lai không quá [n/3] số liệu quá khứ tối thiểu phải 3 năm / quý / tháng tùy thuộc thời kỳ
dự báo là năm / quý / tháng.

2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu lao động

Có nhiều nhân tố tác động đến cầu lao động, chúng có thể tác động làm tăng hay giảm
cầu lao động.

a, Cầu sản phẩm, dịch vụ

- Khi cầu sản phẩm, dịch vụ thị trường tăng dẫn đến tăng giá, người sản xuất và cung
ứng có lợi dẫn đến tăng quy mô sản xuất, cung ứng => tăng cầu lao động và ngược lại,
cầu lao động biến động cùng chiều với cầu sản phẩm, dịch vụ.

b, Năng suất lao động: Tác động đến cầu lao động trong điều kiện cụ thể

20
- Năng suất lao động tăng =>giá thành sản phẩm, dịch vụ giảm, nhà sản xuất, cung
ứng có lợi => tăng cung sản phẩm, dịch vụ => tăng cầu lao động (trong cạnh tranh
hoàn hảo).

- Năng suất lao động tăng nhưng cầu sản phẩm, dịch vụ không tăng => giảm cầu lao
động.
- Năng suất lao động giảm thì ngược lại.

c, Tăng trưởng kinh tế

- Khi tăng trưởng kinh tế => tổng sản phẩm quốc nội tăng => tăng quy mô quỹ tích
lũy và tiêu dùng =>nhu cầu đầu tư công và tiêu dùng tăng => tăng cầu sản phẩm, dịch
vụ => tăng cầu lao động và ngược lại.

d, Tiền lương

Tiền lương tăng, giá nhân công đắt nên giảm cầu lao động; người sản xuất và cung
ứng sản phẩm nghiên cứu dưới dạng mô hình thay thế vốn hay công nghệ hoặc cả hai
cho lao động.

- Tiền lương giảm, giá nhân công rẻ => tăng cầu lao động, song phải tính đến cầu sản
phẩm, dịch vụ để tăng quy mô sản xuất thích hợp với nhu cầu sản phẩm, dịch vụ của
thị trường.
e, Sự thay đổi giá cả các nguồn lực

Đó là sự thay đổi giá cả lao động, giá vốn, kĩ thuật công nghệ.

Khi giá cả nguồn lực thay đổi thì có hai trường hợp:

- Giá cả các nguồn lực (tức lao động) giảm => chi phí sản xuất giảm => người sản
xuất có lợi => tăng quy mô sản xuất (song phải tính đến cầu thị trường về sản phẩm,
dịch vụ) => tăng cầu lao động.

- Giá đầu vào tăng => cầu lao động giảm và ngược lại.

- Khi vốn, công nghệ có thể thay thế lao động thì giá cả các yếu tố này giảm sẽ giảm
cầu lao động.

f, Chi phí điều chỉnh lực lượng lao động


21
Khi điều chỉnh quy mô, cơ cấu lao động dẫn đến phải mất chi phí, do đó doanh nghiệp
cần phải cân nhắc.

Ví dụ khi xảy ra suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp có xu hướng giảm quy mô sản
xuất, kinh doanh dẫn đến cắt giảm, sa thải lao động, song khi kinh tế phục hồi => quy
mô sản xuất phục hồi => doanh nghiệp thiếu lao động có tay nghề kinh nghiệm, phải
tuyển thêm lao động, nếu những lao động mới thiếu kiến thức kinh nghiệm => sản
phẩm kém chất lượng, giá bán thấp, mất khách => tăng chi phí đào tạo hội nhập…

g, Chính sách, pháp luật của Nhà nước

- Đối với phát triển kinh tế xã hội: Chính sách đầu tư, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, chính sách lương và bảo hiểm, chính sách, pháp luật về lao động việc
làm …

1.3. Cung lao động

1.3.1. Khái niệm cung lao động

Cung lao động được xét trên hai góc độ:

- Góc độ cá nhân:

+ Mỗi người lao động, ở mỗi thời điểm quyết định có làm việc hay không làm việc,
làm việc cho ai và thời gian bao nhiêu là biểu hiện cung lao động của cá nhân.

+ Cung lao động có mối quan hệ mật thiết với cung nhân lực; ở góc độ cá nhân, chất
lượng cung nhân lực phụ thuộc các yếu tố: Thể lực, trí lực và phẩm chất nghề nghiệp
và mức độ đáp ứng của các yếu tố này đối với việc hoàn thành chức danh công việc
mà người lao động đảm nhận.

- Góc độ xã hội: Cung lao động là khả năng xã hội cung ứng lao động cho thị trường
ứng với mỗi mức giá lao động - tiền công và điều kiện lao động trong khoảng thời
gian nhất định.

Cung lao động dưới góc độ xã hội thể hiện qua các yếu tố: Số lượng, chất lượng, thời
gian tham gia lao động và cơ cấu lao động.

22
Chất lượng cung lao động dưới góc độ xã hội là mức độ đáp ứng cầu về số lượng, chất
lượng, thời gian lao động và cơ cấu lao động.

2.3.2. Phương pháp dự báo cung lao động

Có nhiều phương pháp dự báo cung lao động, ở đây chỉ trình bày hai phương pháp
thông dụng:

2.3.2.1. Phương pháp tỷ lệ

Nguồn (cung) nhân lực được xác định bởi tỷ lệ nhân lực với dân số tại thời điểm dự
báo.

Cụ thể

NNL = DS × k

Trong đó:

NNN - Cung nhân lực năm dự báo

DS - Dân số năm dự báo

k – Tỷ lệ nguồn nhân lực trong dân số năm dự báo và tỷ lệ nguồn nhân


lực (k) năm dự báo.

Trong đó dân số năm dự báo (DS) có thể dự báo nhờ phương pháp thống kê hoặc hồi
quy hoặc các phương pháp dự báo khác.

2.3.2.2. Phương pháp thành phần

Theo phương pháp này: Nguồn (cung) nhân lực năm dự báo gồm nguồn lao động năm
dự báo và tổng người lao động trên độ tuổi lao động hiện đang tham gia lao động cụ
thể
Nguồn nhân lực dự báo (NNL1) năm dự báo cho nền kinh tế / ngành / địa phương/
nghề được tính bằng công thức:

NNL1=NLĐ+NNL*
Trong đó:

23
NLĐ – Nguồn lao động: Gồm những người trong độ tuổi lao động, có
khả năng lao động.

NNL* - Là những người trên độ tuổi lao động, thực tế đang tham gia lao
động.
Trường hợp nếu xác định được lệ chết của từng nhóm tuổi:

C- Tỷ lệ chết theo nhóm tuổi trong độ tuổi lao động

Ct - Tỷ lệ chết cho người dưới độ tuổi lao động

Cg - Tỷ lệ chết của những người trong độ tuổi lao động năm gốc nhưng sẽ quá tuổi lao
động năm dự báo.

t - Khoảng cách thời gian từ năm gốc đến năm dự báo

và ký hiệu: L0 - Số người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động năm gốc

L1 - Số người trong độ tuổi lao động năm gốc còn sống đến năm dự báo:

Khi đó:
t
L1 = L0 ( 1 – c )

T0 – Số người dưới độ tuổi lao động năm gốc nhưng sẽ quá tuổi lao động năm dự báo.

T1 – Số người đến tuổi lao động năm dự báo đã trừ tỷ lệ chết.


t
T1 = T 0 ( 1 – c t )

G0 – Số người trong độ tuổi năm gốc nhưng sẽ quá tuổi lao động năm dự báo

G1 – Số người quá tuổi lao động năm dự báo đã trừ tỷ lệ chết


t
G1 = G0 ( 1 – c g )

Ký hiệu Km- Tỷ lệ người mất sức trong độ tuổi lao động năm dự báo

M1 – Số người mất sức trong độ tuổi lao động năm dự báo

24
Khi đó: M1= (L1+ T1- G1) x Km

Với các dữ liệu thành phần được tính ở trên, nguồn nhân lực năm dự báo NNL1

NNL1 = L1+ T1- G1- M1

- Trong trường hợp không biết lệ chết của các nhóm tuổi thì có thể thay bằng tỷ lệ
chết chung của các nhóm tuổi và tính như công thức ở trên.

2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung lao động

Các nhân tố ảnh hưởng đến cung lao động gồm các nhóm dân tố ảnh hưởng đến cung
về số lượng lao động, thời gian làm việc và chất lượng lao động. Cụ thể:

2.3.3.1. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến cung về số lượng lao động

- Quy mô, tốc độ tăng / giảm dân số (cung lao động tăng / giảm cùng chiều với tăng
quy mô dân số và tốc độ tăng / giảm dân số.

- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động.

- Trình độ giáo dục, giới tính, chủng tộc

- Tiền lương và thu nhập thực tế

- Sở thích nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình

- Tiến bộ khoa học, kỹ thuật công nghệ

- Tăng trưởng, suy thoái kinh tế

- Các chương trình phúc lợi của Nhà nước (nếu tốt, dân đủ sống thì giảm cung lao
động).

2.3.3.2. Nhóm nhân tố tác động đến cung thời gian lao động

- Lợi ích, sở thích nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình

(Lợi ích cao làm nhiều, sở thích nghề nghiệp cao làm nhiều, hoàn cảnh gia đình khó
khăn làm nhiều và ngược lại).

25
- Chính sách Nhà nước (lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp, thuế thu nhập cá
nhân…)
2.3.3.3. Nhóm nhân tố tác động đến chất lượng cung lao động

- Chiến lược, chính sách phát triển nguồn nhân lực (tốt => nhân lực chất lượng cao và
ngược lại).

- Hệ thống giáo dục, đào tạo

- Chính sách y tế, thể dục thể thao, chăm sóc sức khỏe cộng đồng (tốt => gia tăng thể
lực, sức khỏe).

- Hội nhập quốc tế

Nguồn cung lao động có thể tăng từ nguồn nhân lực quốc tế chất lượng cao, và cũng
có thể giảm do xuất khẩu lao động, chảy máu chất xám.

Sự ra tăng chất lượng do đòi hỏi yếu của yếu tố hội nhập, yêu cầu đáp ứng trình độ kĩ
thuật công nghệ, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm quốc tế.

2.4. Cân bằng thị trường lao động

2.4.1. Khái niệm cân bằng thị trường lao động

- Thị trường lao động ở trạng thái cân bằng khi cung lao động đáp ứng được cầu lao
động (về số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động).

Về nguyên tắc, khi cung lao động cân bằng thì không có thất nghiệp, song trong thực
tế thị trường lao động luôn có biểu hiện dư cung, ngay cả những nước phát triển,
nguồn nhân lực khan hiếm cũng có thất nghiệp.

- Ở Việt Nam có biểu hiện là vừa thừa lại vừa thiếu lao động do chất lượng và cơ cấu
cung lao động không đáp ứng được cầu (chất lượng thường thấp, cơ cấu lệch về
chuyên môn ngành nghề và vùng miền…)

- Để giải quyết nạn thất nghiệp, Nhà nước cần có chính sách điều chỉnh cung cầu lao
động thích hợp.

2.4.2. Các chính sách chủ yếu điều tiết thị trường lao động

26
Nguyên lý chung, để cung cầu lao động cân bằng Nhà nước cần có chính sách giảm
cung, tăng cầu về số lượng, đảm bảo cung về chất lượng và cơ cấu phù hợp với nhu
cầu lao động.

Các chính sách chủ yếu thường được Nhà nước áp dụng gồm:

2.4.2.1. Chính sách đầu tư:

- Tạo môi trường đầu tư thuận lợi giúp hình thành và phát triển các tổ chức kinh tế,
doanh nghiệp; hình thành các chương trình, dự án từ đó thu hút lao động; các dự án
gồm dự án công (phát triển cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu chế suất, đặc khu
kinh tế…)
- Các chương trình: Ví dụ 325 về phủ xanh đồi trọc.

2.4.2.2. Chính sách di dân tự do giúp chuyển lao động từ nơi thừa sang nơi thiếu lao
động thuận lợi.

2.4.2.3. Chính sách dân số: Điều tiết tỷ lệ sinh đẻ hợp lý để bảo đảm quy mô dân số
phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, tạo nguồn nhân lực ổn định.

2.4.2.4. Chính sách tiền lương, thu nhập

Đảm bảo tiền lương đủ và nâng cao chất lượng cuộc sống sẽ giúp người lao động
không phải làm thêm ngoài giờ, lương giữa các ngành nghề, vùng miền hợp lý để
tránh tình trạng người lao động chạy theo một số ngành nghề như thừa thầy thiếu thợ
hay tập trung vào các ngành nghề kinh tế, quản lý, kế toán, có tập trung vào kĩ thuật
… hay lương, thu nhập bất hợp lý giữa các vùng miền… dẫn đến tập trung lao động
vào thành phố, nông thôn khăn hiếm (nhân lực trình độ và chất lượng cao).

2.4.2.5. Chính sách bảo hiểm

Bảo hiểm đủ sống sẽ giảm nhu cầu lao động của người lao động, người lao động
không phải làm thêm sau nghỉ hưu, bảo hiểm thất nghiệp nếu đủ sống cũng vậy, sẽ
giảm bớt nhu cầu lao động đối với một số người lao động.

2.4.2.6. Chính sách đào tạo

27
- Đào tạo giúp nâng cao chất lượng lao động làm cung chất lượng lao động đáp ứng
được cầu.

- Định hướng đào tạo theo nhu cầu xã hội sẽ giúp giảm bớt tình trạng thừa thầy thiếu
thợ hay chạy theo một số ngành dẫn đến thừa lao động, trong khi một số ngành khác
lại thiếu.
- Chính sách đầu tư cho đào tạo, hỗ trợ đào tạo cho người lao động, đa dạng hóa các
loại hình và phương pháp đào tạo sẽ giúp phát huy được nội lực cho đào tạo phát triển

2.4.2.7. Chính sách sử dụng lao động

Trong đó vận dụng mô hình tăng trưởng, mô hình kết hợp lao động với công nghệ hợp
lý.

2.4.2.8. Chính sách suất khẩu lao động và tạo việc làm cho người lao động sau khi về
nước

2.4.2.9. Chính sách phát triển thị trường lao động

Tạo thuận lợi cho cung cầu lao động được “giáp mặt”, cung cấp thông tin cung, cầu
lao động đầy đủ, cập nhật để Nhà nước và người dân tự điều chỉnh, tạo thuận lợi cho
người dân tìm kiếm việc làm.

28
CHƯƠNG 3: NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN TIỀM NĂNG
NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
3.1. Nâng cao năng suất lao động - chỉ tiêu chủ yếu đo lường hiệu quả sử dụng lao
động
3.1.1. Khái niệm và các chỉ tiêu đo lường
 Khái niệm năng suất lao động
Theo từ điển kinh tế học hiện đại của MIT(Mỹ) “năng suất là đầu ra trên một
đơn vị đầu vào được sử dụng. Tăng năng suất xuất phát từ tăng tính hiệu quả của các
bộ phận vốn, lao động. Cần thiết phải đo năng suất bằng đầu ra thực tế, nhưng rất ít
khi tách riêng biệt được năng suất của nguồn vốn và lao động”
Tổ chức hiệp tác kinh tế châu Âu đưa ra định nghĩa chính thức như sau: Năng
suất là thương số thu được bằng cách chia đầu ra cho một trong những nhân tố sản
xuất . Trong trường hợp này có thể nói về năng suất của vồn, năng suất đầu tư hoặc
năng suất của nguyên vật liệu., tuỳ theo cách xem xét đầu ra trong mối quan hệ với
vốn, đầu tư hay nguyên liệu.
Như vậy, tuy có nhiều quan niệm khác nhau về năng suất nhưng tất cả các quan
niệm đó điều đó dựa trên một cách chung nhất: “Năng suất là tỷ số giữa đầu ra và
những đầu vào được sử dụng để tạo ra đầu ra đó.
Lao động là hoạt động có mục đích của con người . Thông qua hoạt động đó
con người tác động vào giới tự nhiên cải biến chúng nhầm thoả mãn nhu cầu nào đó
của cong người. Lao động là một hành động diễn ra giữa con người và giới tự nhiên
Theo PGS.TS Trần Xuân cầu và PGS.TS Mai Quốc Chánh (2008): Năng suất
lao động là sự so sánh giữa kết quả sản phẩm đầu ra với chi phí lao động đầu vào. Tùy
vào việc lựa chọn phương pháp đo lường kết quả sản phẩm đầu ra và chi phí đầu vào
để sử dụng các chỉ tiêu khác nhau trong việc đo lường năng suất lao động.
 Các chỉ tiêu đo lường
(i) Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng hiện vật
Chỉ tiêu tính bằng hiện vật thực chất là dùng đơn vị hiện vật để biểu hiện năng
suất lao động. Công thức tính:

29
Q
W=
T
Trong đó: W năng suất lao động tính bằng hiện vật
Q: sản lượng tính bằng hiện vật (m; m2; m3; tấn, tạ, yến v.v…)
T: Tổng thời gian hao phí để sản xuất sản lượng
Q (giờ, ngày hoặc người)
Chỉ tiêu hiện vật có ưu điểm là phản ánh chính xác kết quả lao động trong tổ
chức, nơi làm việc cá nhân và bộ phận. Phương pháp đánh giá đơn giản trực quan,
chính xác với những sản phẩm giống nhau, không chịu ảnh hưởng của giá cả và các
nhân tố khác. Song, nhược điểm cơ bản của chỉ tiêu này là chỉ áp dụng được khi đo
lường sản phẩm hoàn chỉnh, không áp dụng được đối với những sản phẩm dở dang và
không thể so sánh kết quả của những người sản xuất những sản phẩm khác nhau.
Trong thực tế có nhiều doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm khác nhau cả về
hình dáng kỹ thuật và mỹ thuật. Đặc biệt có những doanh nghiệp có tỷ lệ sản phẩm dở
dang (tại chế phẩm) lớn, chỉ tiêu này bộc lộ nhiều nhược điểm. Để khắc phụ nhược
điểm này người ta sử dụng chỉ tiêu hiện vật quy ước. Thực chết của chỉ tiêu hiện vật
quy ước là trong nhóm sản phẩm dùng để đo lường, lựa chọn một sản phẩm làm đơn
vị đo lường chung, sau đó quy đổi những sản phẩm còn lại ra sản phẩm được chọn
làm đơn vị đo lường chung. Ví dụ, có số liệu sau:
Số sản phẩm Thời gian hao phí
cho một sản phẩm
A - 500 60 giờ
B - 900 30 giờ
C - 400 90 giờ
Ta chọn sản phẩm B làm gia đơn vị quy đổi. Khi đó, các sản phẩm quy đổi ra
sản phẩm B sẽ là:
900 + 500 x (60/30) + 400 x (90/30) = 3100 sản phẩm B quy đổi
Khi áp dụng chỉ tiêu hiện vật quy ước trong doanh nghiệp cần xem xét kỹ
những đặc điểm về trọng lượng, khối lượng, công suất, nhiệt lượng, thời gian,… và
lựa chọn những sản phẩm thuận lợi cho việc tính toán, so sánh. Trong phạn vi ngành

30
hoặc xã hội cần có sự quy định thống nhất của Nhà nước, ví dụ than quy đổi là loại
than sản sinh ra 100 calo; công suất máy quy đổi là 15 mã lực; toa tàu hai trục….
(ii) Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng giá trị
Chỉ tiêu này biểu hiện bằng tiền (VNĐ hoặc USD) tất cả các loại sản phẩm của
doanh nghiệp hoặc ngành.
Q
Công thức tính: W =
T
Trong đó: W: Năng suất lao động tính bằng giá trị (tiền)
Q: Sản lượng tính bằng giá trị (giá trị sản lượng; doanh thu; giá trị gia
tăng…)
T: Tổng thời gian hao phí để sản xuất ra giá trị Q
Ưu điểm của chỉ tiêu này có thể dùng để tính chung cho tất cả các loại sản
phẩm khác nhau, kể cả tại chế phẩm. Nó khắc phục được nhược điểm của chỉ tiêu hiện
vật. Phạm vi sử dụng áp dụng áp dụng rộng rãi và có thể dùng chỉ tiêu hiện vật. Phạm
vi sử dụng áp dụng rộng rãi và có thể dùng chỉ tiêu này để so sánh năng suất lao động
giữa các ngành, nghề, thậm chí giữa các quốc gia. Bên cạnh ưu điểm, chỉ tiêu này còn
thể hiện một số nhược điểm, như chịu ảnh hưởng lớn của sự biến động giá cả, của
phương pháp tính công xưởng (tính cộng dồn từ dưới lên nên dễ bị trùng lặp) và
không khuyến khích tiết kiệm nguyên vật liệu (doanh nghiệp càng sử dụng nguyên vật
liệu đắt tiền hoặc càng lãng phí nguyên vật liệu càng có năng suất lao động cao).
Ngoài ra, khi doanh nghiệp thay đổi kết cấu mặt hàng sảng xuất cũng có thể ảnh
hưởng đến năng suất lao động. Để khắc phục ảnh hưởng này người ta phải loại trừ
chúng bằng cách nhân với hệ số hao phí lao động theo công thức sau:
Iw1 = Iw x HId
Trong đó:
Iw1: Chỉ số năng suất lao động sau khi trừ ảnh hưởng
Iw: Chỉ số năng suất lao động trước khi loại trừ ảnh hưởng
HId: Hệ số hao phí lao động
(iii) Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng thời gian lao động
Thực chất của chỉ tiêu này là dùng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị
sản phẩm (hoặc hoàn thành một công việc) để biểu hiện năng suất lao động. Giảm

31
lượng thời gian hao phí cho một sản phẩm là biểu hiện năng suất lao động tăng lên.
Công thức tính như sau:
T
t=
Q
Trong đó:
t: Lượng lao động hao phí cho một sản phẩm
T: Tổng thời gian hao phí
Q: Sản lượng (hiện vật, giá trị)
Lượng lao động hao phí (t) được tính bằng cách tổng hợp tất cả thời gian lao
động của các bước công việc để sản xuất ra các chi tiết sản phẩm và lắp ráp chúng.
Lượng lao động được phân loại như sau:
Lượng lao động công nghệ (Lcn) là lượng lao động của công nhân chính
Lượng lao động sản xuất (Lsx) bao gồm lượng lao động của công nhân chính
và lượng lao động của công nhân phụ:
Lsx = Lcn + Lpvs
Trong đó, Lpvs là lượng lao động của công nhân phục vụ quá trình sản xuất.
Lượng lao động đầy đủ (Ldd) bao gồm lượng lao động của công nhân sản xuất
và lượng lao động quản lý:
Ldd = Lsx + Lql
Trong đó, Lql là lượng lao động quản lý (lượng lao động này bao gồm lượng
lao động của cán bộ kỹ thuật, nhân viên quản lý doanh nghiệp và các phân xưởng, tạp
vụ, chữa cháy bảo vệ ,..).
Như vậy, mặc dù có nhiều loại lượng lao động chi phí có ưu điểm là phản ánh
chính xác và cụ thể mức tiết kiệm hao phí thời gian lao động để sản xuất ra sản phẩm.
Song nhược điểm của chỉ tiêu này là tính toán khá phức tạp, không thể dùng làm chỉ
tiêu tổng hợp cho một ngành hay một doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm khác
nhau.
3.1.2. Năng suất lao động cá nhân
Năng suất lao động cá nhân là sức sản xuất của cá nhân người lao động, được
đo bằng tỷ số số lượng sản phẩm hoàn thành với thời gian lao động để hoàn thành số
sản phẩm đó.

32
Năng suất lao động cá nhân là thước đo tính hiệu quả lao động sống, thường
được biểu hiện bằng đầu ra trên một giờ lao động. Năng suât lao động cá nhân có vai
trò rất lớn trong quá trình sản xuất. Việc tăng hay giảm năng suất lao động cá nhân
phần lớn quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, do đó hầu hết các
doanh nghiệp đều chấp nhận trả công theo năng suất lao động cá nhân hay mức độ
thực hiện của từng cá nhân từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu chuẩn sống của người
lao động
Năng suất lao động cá nhân cùng năng suất lao động của một nhóm lao động
trong doanh nghiệp là cơ sở quan trọng nhất, là chìa khoá cho năng suất lao động xã
hội, góp phần tăng khả năng cạnh tranh cuả mỗi nước.
Có rất nhiều nhân tố tác động đến năng suất lao động cá nhân, tuy nhiên các
nhân tố chủ yếu là chủ yếu là các yếu tố gắn với bản thân người lao động ( kỹ năng,
kỹ xảo, cường độlao động, thái độ lao động, tinh thần trách nhiệm…), dụng cụ lao
động. Sự thành thạo sáng tạo trong sản xuất của người lao động và mức độ hiện đại
của công cụ lao động sẽ quyết định năng suất lao động cá nhân cao hay thấp
Ngoài ra các nhân tố gắn với quản lý con người và điều kiện lao động thì đêu
ảnh hưởng đến năng suất lao động cá nhân. Vì thế muốn tăng năng suất lao động cá
nhân thì phải quan tâm đến tất cả các yếu tố tác động đến nó.
3.1.3. Năng suất lao động xã hội
Năng suất lao động xã hội là mức năng suất của tất cả các nguồn lực của một
doanh nghiệp hay toàn xã hội. Năng suất lao động xã hội được đo bằng tỷ số giữa đầu
ra của doanh nghiệp hoặc của xã hội với số lao động sống và lao động quá khứ bị hao
phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
Năng suất lao động xã hội có sự tiêu hao của lao động sống và lao động quá
khứ. Lao động sống là sức lực của con người bỏ ra ngay trong quá trình sản xuất, lao
động quá khứ là sản phẩm của lao động sống đã được vật hoá trong các giai đoạn sản
xuất trước kia (biểu hiện ở máy móc, nguyên vật liệu)
Như vậy, khi nói đến hao phí lao động sống là nói đến năng suất lao động cá
nhân, còn hao phí lao động sống và lao động vật hoá là năng suất lao động xã hội

33
Qua đó ta thấy giữa năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Năng suất lao động cá nhân là tiền đề cho năng suất lao
động xã hội.
Tuy nhiên giữa năng suất lao động cá nhân và lao động xã hội không phải lúc
nào cũng cùng chiều. Nếu giữa năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã
hội tăng đều tăng , đây là mối quan hệ cùng chiều mong muốn vì năng suất lao động
cá nhân liên quan đến thu nhập của người lao động , còn năng suất lao động xã hội
phản ánh lợi ích của doanh nghiệp. Cả hai đều tăng thì lợi ích hai bên đều tăng.
Nếu năng suất lao động cá nhân tăng mà năng suất lao động xã hội không tăng
hoặc giảm thì đây là mối quan hệ không mong muốn vì lợi ích giữa doanh nghiệp và
người lao động không thống nhất. Trường hợp này xảy ra vì khi cá nhân ngươi lao
động vì muốn tăng năng suất lao động nên bỏ qua quy trình công nghệ, lãng phí
nguyên vật liệu, sử dụng máy móc không hợp lý, coi nhẹ chất lượng sản phẩm.
Do đó muốn quan hệ năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội
cùng chiều thì quan hệ giữa lao động sống và lao động quá khứ phải thường xuyên có
sự thay đổi. Lao động sống giảm nhiều hơn lao động quá khứ tăng lên. Muốn như vậy
phải thường xuyên nâng cao trách nhiệm đối với doanh nghiệp đối với người lao
động, cần phải có biện pháp khuyến khích và kỹ luật nghiêm ngặt, phải gắn lợi ích của
người lao động với lợi ích của doanh nghiệp để người lao động gắn bó với doanh
nghiệp hơn nữa ,và tuân thủ các kỷ luật trong lao động
3.2. Thành tựu và tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ
3.2.1. Xu hướng tiến bộ của khoa học kĩ thuật - công nghệ
Khoa học là tập hợp những hiểu biết các định luật khách quan về tự nhiên, xã
hội và tư duy.
Kỹ thuật một tập hợp những máy, thiết bị cũng như các hệ thống và phương
tiện được tạo ra để sản xuất hoặc phục vụ các nhu cầu của xã hội.
Công nghệ là một tập hợp các phương pháp, các quy tắc, các kỹ năng được sử
dụng để tác động vào đối tượng lao động nhằm tạo ra một dạng sản phẩm nào đó. Sự
tác động đó thường phải thông qua các phương tiện vật chất (máy móc, trang thiết bị,
công cụ,..).

34
Giữa công nghệ và kỹ thuật có mối quan hệ mật thiết với nhau. Một sự sáng
tạo, phát minh ra công nghệ mới thường kéo theo sự đổi mới kỹ thuật và ngược lại.
Các thành tựu đạt được những thành tựu của những nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu
ứng dụng và nghiên cứu phát triển.
Nghiên cứu cơ bản là nghiên cứu làm tăng thêm sự hiểu biết thuần túy khoa
học trước các hiện tượng nhằm khám phá ra những quy luật, định luật chi phối sự vận
động của các sự vật hiện tượng đó. Hoạt động nghiên cứu cơ bản, hướng vào những
mục tiêu đó định sẵn.
Nghiên cứu ứng dụng là nghiên cứu cũng hướng vào những hiểu biết mới về
khao học, nhưng nhằm vào việc sử dụng các kiến thức khoa học đó đạt được cho một
mục đích thực tế, phục vụ cho sản xuất và đời sống.
Nghiên cứu – phát triển có nguồn gốc từ Mỹ, với ý nghĩa là, mọi hoạt động
sáng tạo trên một cơ sở có hệ thống, nhằm mục đích tăng thêm các kiến thức khao học
và kỹ thuật, sử dụng các kiến thức đó vào các ứng dụng mới.
Phát triển được hiểu là việc sử dụng những kiến thức khoa học nhằm mục đích
sản xuất ra các công cụ, sản phẩm, các dịch vụ mới, được cải tiến một các cơ bản.
Những hoạt động phát triển thường trước hết được thực hiện trong các doanh nghiệp
và sau đó, trong các phòng thí nghiệp quốc gia. Việc nghiên cứu phát triển thường rất
tốn kém (chiếm khoảng 64% tổng kinh phó cho nghiên cứu khoa học, trong khi đó,
nghiên cứu cơ bản chiếm 13% và nghiên cứu ứng dụng chiếm 23%).
Ở nước ta, các nhà khoa học cho rằng, nước ta là nước đang phát triển nên
không nhất thiết phải tự sáng tạo ra tất cả, mà chỉ cần thông qua các biện pháp chuyển
giao công nghệ để rút ngắn thời gian và tiết kiệm các nguồn lực. Cụ thể là:
- Nghiên cứu lựa chọn các công nghệ phù hợp với trình độ và mục tiêu trong
điều kiện cụ thể của Việt Nam.
- Làm chủ và cải tiến các công nghệ được chuyển giao.
Xu hướng chủ yếu của tiến bộ khoa học – công nghệ
Chúng ta bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ điểm xuất phát rất
thấp. Để trong khoảng hơn hai thập niên tới có thể trở thành một nước công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, nhất thiết phải đi tắt, đón đầu. Đó là đi thẳng vào công nghệ tiên
tiến và hiện đại trong các ngành và các lĩnh vực sản xuất chủ yếu. Trong điều kiện khu

35
vực hóa, quốc tế hóa hoạt động kinh tế thế giới ngày nay, khả năng này là một hiện
thực. Nhưng để đi tắt đón đường được, nhất thiết phải có một nền khoa học và công
nghệ quốc gia phát triển ở trình độ cao dựa trên một dân trí cao. Cuộc cách mạnh khoa
học kỹ thuật trước đây đã đưa máy hơi nước, điện, cơ khí, hóa học sản xuất đến với xã
hội loài người. Do đó, các phương hướng chủ yếu của nó vẫn rất có ý nghĩa đối với
họ. Điện là cơ sở đầu tiên của quá trình sản xuất đã làm cho năng suất lao động tăng
rõ rệt. Cơ khí hóa, tự động hóa sản xuất đã đem máy móc thay đổi một cách căn bản.
Hóa học hóa sản xuất đã cho phép đẩy nhanh quá trình sản xuất, mở rộng cơ sở
nguyên liệu của công nghiệp và đảm bảo tiết kiệm rất nhiều nguyên liệu sống và lao
động quá khứ. Ngày nay, chúng ta lại đang chứng kiến sự xuất hiện của cuộc cách
mạng khoa học kỹ thuật hiện đại. Nó bắt đầu từ những năm 40 của thế kỷ XX và đang
tiếp tục với quy mô ngày càng lớn, tác động sâu sắc đến kinh tế, xã hội của các nên
kinh tế, xã hội của các nước trên thế giới.
Trên cơ sở những khám phá của khoa học đã xuất hiện những phương hướng
chủ yếu của tiến bộ khoa học – công nghệ say đây:
Điện tử và tin học: Sự ra đời của máy tính điện tử và sau đó phát triển rất
nhanh nhờ kỹ thuật vi điện tử. Sự phát triển công nghiệp vi điện tử đã làm tăng năng
suất lao động, tiết kiệm đầu tư vốn cố định, tiết kiệm trong công tác lưu trữ và tiết
kiệm trong sử dụng vật tư nhờ chất lượng sản phẩm cao hơn và sản xuất tốt hơn.
Tự động hóa: Sự phát triển của tự động hóa dựa trên các thành tựu về máy tính
đã dẫn đến tin học. Tự động hóa các chức năng của sản xuất trong công nghiệp hiện
nay được thực hiện chủ yếu qua ba loại thiết bị:
- Máy tự động quá trình, trong đó máy tính đảm bảo điều khiển sản xuất theo
chế độ liên tục.
- Máy công cụ điều khiển bằng số
- Robot
Ngoài ra, còn có các hướng đặc biệt như: xưởng máy tự động, tự động hóa
công tác văn phòng và quản lý đã tạo ra năng suất lao động cao hơn hẳn
Tạo ra các vật liệu mới: Xuất hiện nhiều chủng loại, tính chất mới có khả năng
chịu được những điều kiện khó khăn về nhiệt độ, áp suất; các vật liệu đặc biệt, tồn tại
trong điều kiện chiếu xạ mạnh; các bán dẫn fe - rít (có liên quan đến thông tin, thiếu

36
chúng không thể nói đến máy tính); silic vô định hình (có liên quan đến nghiên cứu
pin mặt trời); chất siêu dẫn nhiệt độ cao; vật liệu tổ hợp (còn gọi là compozit) được
tạo ra bằng cách tổ hợp các vật liệu tổ hợp các vật liệu có tính chất khác nhau: thường
là, một loại vật liệu cơ bản được gia cố bằng những loại sợi nhất định (sự gia cố
aramit tạo được những compozit có sức bền kéo lớn hơn thép tới 8 – 10 lần) và gốm –
loại vật liệu đang được chú ý nhất do chịu được nhiệt độ cao và khắc phục được tính
dễ vỡ.
Năng lượng: Hiện nay, thời đại chúng ta đang chuyển từ thời đại dầu mỏ sang
thời đại không dầu mỏ, vai trò của năng lượng hạt nhật ngày càng được coi trọng.
Ngoài ra, các nguồn năng lượng khác cũng được nghiên cứu và đưa vào sử dụng theo
hướng đa dạng hóa các nguồn năng lượng, như năng lượng mặt trời, gió, khí sinh vật,
năng lượng địa nhiệt… (với tư cách những nguồn bổ sung).
Công nghệ sinh học: Khác với công nghệ sinh học truyền thống vốn có vai trò
quan trọng trong cách mạnh xanh, công nghệ sinh học hiện đại có thể tạo điều kiện
cho tăng trưởng kinh tế thông qua việc áp dụng nó không những trong sản xuất mà
còn trong ngành hóa chất, hóa dược, khai thác mỏ và năng lượng. Công nghệ sinh học
bao gồm nhiều loại, như công nghệ vi sinh, kỹ thuật gen, nuôi cấy tế bào (được áp
dụng trong bảo vệ sức khỏe, công nghệ, thực phẩm, nông nghiệp, năng lượng, công
nghiệp hóa chất, bảo vệ môi trường tạo ra giống mới, sinh sản vô tính, v.v…).
Tất cả những phương hướng trên của cuộc cách mạnh khoa học kỹ thuật hiện
đại hay tiến bộ khoa học công nghệ đã đưa đến những biến đổi về chất trong sự phát
triển của lực lượng sản xuất làm tăng năng suất lao động lên bằng những bước nhảy
vọt chưa từng thấy.
3.2.2. Vận dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật – công nghệ
 Các chỉ tiêu tính hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế của việc đưa khoa học, kỹ thuật vào sản xuất là việc so sánh
giữa lợi ích kinh tế và chi phí bỏ ra để áp dụng kỹ thuật mới thông qua các chỉ tiêu
kinh tế. Áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới đòi hỏi những chi phí (vốn đầu tư) nhất
định, đồng thời đem lại những lợi ích về kinh tế. Hiệu quả kinh tế cần phải nói lên
được sự tiết kiệm về thời gian, tiết kiệm sức lao động của xã hội, phản ánh trong việc

37
giảm bớt lượng lao động hao phí trong sản xuất một đơn vị sản phẩm. Tiết kiệm được
càng nhiều thì tốc độ tăng năng suất lao động càng lớn.
Có thể sử dụng đồng thời các chỉ tiêu sau đây để đánh giá hiệu quả kinh tế:
- Tốc độ tăng năng suất lao động
- Hạ giá thành sản phẩm và tiết kiệm đạt được nhờ hạ giá thành
- Lượng lao động chế tạo sản phẩm và tiết kiệm tương đối sức lao động
- So sánh vốn đầu tư để áp dụng kỹ thuật mới
- Thời hạn thu hồi vốn (hoặc thời hạn lấy lại những phí tổn khi thực hiện các
biện pháp kỹ thuật)
Ngoài những chỉ tiêu trên còn có thể dùng các chỉ tiêu bổ sung khác dưới đây:
- Chỉ tiêu xác định thời gian của quá trình sản xuất (ví dụ, tốc độ khoan đất, tốc
độ di chuyển của đầu máy xe lửa)
- Chỉ tiêu mức độ sử dụng công suất (ví dụ, lượng thép sản xuất trong một ngày
đêm trên 1m2 diện tích của lò nấu thép)
- Chất lượng sản phẩm
- Mức độ tiêu thụ nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng
Tăng năng suất lao động là một trong những chỉ tiêu ở trên về hiệu quả linh tế
áp dụng kỹ thuật mới. Hiệu quả đó thể hiện ở việc nâng cao sản lượng trong một đơn
vị thời gian giảm lượng lao động chi phí trong một đơn vị sản phẩm.
Mức tăng sản lượng bình quân một công nhân được tính như sau:
M 2−M 1
S=
M 1 * 100
Trong đó: S: Sản lượng bình quân một công nhân
M 1 và M2: Mức sản lượng bình quân của một công nhân trước và sau khi
áp dụng kỹ thuật mới.
Cũng có thể thay sản lượng bằng chỉ tiêu số lượng công nhân. Nếu gọi CN 1 ,
CN2 là số công nhân trước và sau khi áp dụng kỹ thuật, ta có mức tăng năng suất lao
động qua công thức sau:
CN 1−CN 2
S= ∗100
CN 1
Hoặc:

38
CN 2
S=100− ∗100
CN 1
Mức giảm lượng lao động có thể tính theo công thức:

Mts= ( L1L2∗100)−100
Trong đó:
Mts: Mức giảm lượng lao động (%)
L1, L2: Lượng lao động của sản phẩm trước và sau khi áp dụng kỹ thuật
mới.
Chỉ tiêu giảm lượng lao động phụ thuộc vào quy mô áp dụng các biện pháp kỹ
thuật. Nếu kỹ thuật mới được áp dụng cho toàn doanh nghiệp (hoặc từng phân xưởng)
thì mức tăng năng suất lao động và tiết kiệm tương đối số công nhân sẽ được tính cho
cả doanh nghiệp (hoặc từng phân xưởng). Nếu việc áp dụng kỹ thuật mới chỉ liên quan
đến từng khâu của sản xuất thì mức tăng năng suất lao động và tiết kiệm tương đối số
lượng công nhân chỉ được tính trong từng khâu đó mà thôi.
Mức tiết kiệm chung cả lao động vật hóa và lao động sống do áp dụng kỹ thuật
mới được phản ánh thông qua một chỉ tiêu tổng hợp hơn, đó là chỉ tiêu hạ giá thành
sản phẩm.
 Các chỉ tiêu về trình độ trang bị kỹ thuật
(i)Trình độ trang bị điện cho lao động được tính theo hai chỉ tiêu:
- Chỉ tiêu trang bị điện cho lao động tính theo công suất thiết bị:
Kw
Kdl=
CN
Trong đó:
Kdl: Mức trang bị điện cho một công nhân.
Kw: Tổng công suất các động cơ điện, các máy phát điện (Kw).
CN: Số công nhân trong ca làm việc (lấy theo ca có số người làm việc cao
nhất).
- Chỉ tiêu trang bị điện cho lao động tính theo sản lượng điện thực tế:
Kw
Kdl=
T
Trong đó:

39
Kw: Tổng số năng lượng điện dùng trong quá trình sản xuất ở thời kỳ nào đó
(tháng, quý, năm) tính theo Kw.
T: Số công nhân làm việc trong thời kỳ đó (nếu không dùng T, có thể dùng
công nhân bình quân trong danh sách)
(ii) Trình độ cơ khí hóa
Để tính trình độ cơ khí hóa người ta dùng 2 chỉ tiêu:
Chỉ tiêu thứ nhất: Hệ số cơ khí hóa lao động được biểu hiện bằng tỷ số giữa số
lượng công nhân (hoặc thời gian) làm việc bằng máy so với toàn bộ công nhân (hoặc
toàn bộ thời gian).
Cni
Kckhld= x 100
Na
Kckhld: Hệ số cơ khí hóa lao động (tính bằng %);
CNi: Tổng số công nhân làm việc bằng máy ở thời điểm tính toán.
CNa : Tổng số công nhân (làm việc bằng máy và bằng tay) ở thời điểm tính toán.
Chỉ tiêu này có thể áp dụng rộng rãi để tính cho các nhà máy, các ngành và
toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung. Nó cũng có thể dùng để so sánh trình độ cơ
khí hóa lao động giữa các ngành công nghiệp khác nhau.
Chỉ tiêu thứ hai: Hệ số cơ khí hóa công việc biểu hiện bằng tỷ số giữa số lượng
công việc được cơ khí hóa (do máy hoàn thành) với toàn bộ công việc (do cả máy và
lao động thủ công tính bằng số chi tiết hoặc giờ - người).
Cvi
Kckhcv= x 100
Cva
Kckhcv : Hệ số cơ khí hóa công việc (%)
Cvi : Tổng số công việc hoàn thành bằng tay.
CVa : Tổng số công việc hoàn thành bằng máy và bằng tay.
Chỉ tiêu này có liên quan đến các quá trình sản xuất cụ thể, chẳng hạn, đào
than, bốc dỡ hàng… Không thể đem chỉ tiêu này tính co cả một ngành thay cho toàn
bộ nền kinh tế quốc dân.
(iii) Chỉ tiêu giá trị tài sản cố định trang bị cho một lao động
Ngoài hai chỉ tiêu về trình độ trang bị điện, trình độ cơ khí hóa nêu ở trên
người ta còn dùng chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền đề nói lên quy mô tài sản cố định được
trang bị cho một lao động.
40
Ktscd GTtscd
=
CN CN
Ktscd
Trong đó: : Giá trị TSCĐ trang bị cho một công nhân.
CN
GTtscd : Tổng giá trị TSCĐ (tính theo giá có thể so sánh).
CN: Tổng số công nhân làm việc trong lĩnh vực sản xuất vật chất (hoặc một
ngành).
 Các chỉ tiêu về trình độ sử dụng khai thác thiết bị
Nâng cao năng suất lao động còn phụ thuộc vào việc sử dụng, khai thác thiết
bị. Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay khi mà trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức
lao động chưa cao, việc khai thác và sử dụng thiết bị càng có ý nghĩa to lớn.
Trình độ sử dụng khai thác thiết bị có thể tính theo một số chỉ tiêu sau:
(i) Hệ số ca làm việc của thiết bị
M1
Kclv .tb =
Mo
Trong đó:
Kclv.tb : Hệ số ca làm việc của thiết bị.
M1 : Tổng số ca máy thực tế làm việc trong các ca.
M0 : Tổng số máy có thể sử dụng trong một ca làm việc.
(ii) Hệ số sử dụng công suất thiết bị
Stb
Kcs . tb=
Smax
Trong đó:
Kth.tb : Hệ số tổng hợp khai thác thiết bị trong năm.
Stb : Sản lượng thực tế do khai thác thiết bị trong năm.
Smax : Sản lượng tối đa có thể khai thác (tính theo chế độ làm việc của thiết bị
trong năm).
Trên đây là các chỉ tiêu được dùng tương đối phổ biến trong thực tế. Ngoài các
chỉ tiêu trên, người ta còn dùng chỉ tiêu thu nhập quốc dân tính theo mỗi đơn vị tài sản
cố định đem lại (ví dụ, cứ mỗi triệu đồng tài sản cố định đem lại bao nhiêu thu nhập
quốc dân hàng năm). Đây là chỉ tiêu có tính chất lam khảo, tính theo một phạm vi
rộng, để biết tổng quát về trình độ sử dụng tài sản cố định trong toàn bộ nền kinh tế
quốc dân.
41
3.3. Khai thác tiềm năng con người
Khả năng tiềm tàng nâng cao năng suất lao động là những khả năng còn ẩn
giấu trong từng con người hoặc trong từng bộ phận sản xuất chưa được phát hiện và
đưa vào sử dụng nhằm năng cao năng suất lao động. Các khả năng tiềm tàng gắn chặt
với các nhân tố nâng cao năng suất lao động, chúng được xem như nguồn sự trữ và
được thể hiện khi sử dụng chúng trong tương lai.
Hiện nay có một số cách phân loại các khả năng tiềm tàng nâng cao năng suất
lao động như sau:
Thứ nhất, phân theo hai nhóm lớn là nhóm khả năng tiềm tàng nâng cao trình
độ sử dụng lao động sống (sức lao động) và nhóm khả năng tiềm tàng trong việc sử
dụng có hiệu quả hơn lao động vật hóa (vốn cố định và vốn lưu động).
Nhóm thứ nhất liên quan đến cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ
chuyên môn kỹ thuật của người lao động, cơ cấu cán bộ, hoàn thiện tổ chức lao động
đảm bảo lợi ích vật chất tinh thần của công nhân theo kết quả lao động. Nhóm thứ hai
bao gồm sử dụng hợp lý hơn các yếu tố vật chất (máy móc, nhà xưởng, nguyên vật
liệu, năng lượng…). Trong nhóm này còn bao gồm cả hao phí thời gian không làm
việc và chi phí không sản xuất của lao động. Hao phí thời gian không làm việc là thời
gian ngừng máy móc hoặc nghỉ tự do trong ca.
3.3.1. Phân bổ và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực
Phân bổ nguồn nhân lực là quá trình cân đối lại các nguồn lực trong suốt quá
trình tồn tại và phát triển của nền kinh tế, các ngành, các doanh nghiệp.
Sử dụng nguồn nhân lực là quá trình khai thác và phát huy năng lực làm việc
của NLĐ nhằm phát huy một cách tối đa hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
Phân bố và sử dụng NLL là một trong các nội dung quan trọng và là điều kiện
cần thiết để đảm bảo tính cân đối. Phân tích nguồn lực là nội dung quan trọng trong
quản lý nguồn nhân lực. Phân bổ nguồn lực hợp lý là cơ sở để thực hiện các mục tiêu
chiến lược phát triển nguồn nhân lực một cách có hiệu quả.
Các căn cứ để phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực
- Theo khu vực địa lý
- Theo chiến lược phát triển kinh tế và nhân lực của đất nước.
- Theo ngành nghề.

42
- Theo đặc điểm của nguồn lực
………
3.3.2. Tổ chức lao động khoa học
(i) Khái niệm
Tổ chức lao động khoa học được hiểu là tổ chức lao động dựa trên cơ sở phân
tích khoa hoc các quá trình lao động và điều kiện thực hiện chúng, thông qua việc áp
dụng vào thực tiễn những biện pháp được thiết kế dựa trên những thành tựu của khoa
học và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến.
Tổ chức lao động khoa học cần phải được áp dụng ở mọi nơi có hoạt động lao
động của con người.Tổ chức lao động khoa học phải phát huy được quyền làm chủ tập
thể của người lao động. Nó cho phép kết hợp chặt chẽ giữa kỹ thuật và con người
trong quá trính sản xuất nhắm sử dụng tôt nhất các nguồn vật chất và lao động để
không ngừng tăng năng xuất lao động.
(ii) Lợi ích của tổ chức lao động khoa học
Về mặt kinh tế: Tổ chức lao động khoa học cho phép nâng cao năng xuất lao
động và tăng cường hiệu quả của sản xuất nhờ tiết kiệm lao động sống và sử dụng có
hiệu quả tư liệu sản xuất hiện có, Tổ chức lao động khoa học là điều kiện không thể
thiếu được để nâng cao năng xuất lao động và hiệu quả của sản xuất.
Về mặt xã hội: Tổ chức lao động khoa học không chỉ nâng cao nẵng xuất lao
động và hiệu quả của sản xuất, mà còn có tác dụng giảm nhẹ lao động và an toàn lao
động, đảm bảo sức khoẻ cho người lao động làm cho ngườu lao động không ngừng
hoàn thiện chính mình, thu hút con người tự tham gia vào lao động cũng như nâng cao
trình độ và văn hoá của họ.
(iii) Nguyên tắc tổ chức lao động khoa học
- Nguyên tắc về tính tổng hợp của việc áp dụng tổ chức lao động khoa học.
- Nguyên tắc về tính đồng bộ của tổ chức lao động khoa học.
- Nguyên tắc về tính kế hoạch của tổ chức lao động khoa học.
- Nguyên tắc về tính tập thể của việc xây dựng và áp dụng bi tổ chức lao động
khoa học.
Trên cơ sở những nguyên tắc đó, việc áp dụng tổ chức lao động khoa học
trong thực tiễn phải hết sức linh hoạt và mền dẻo, thể hiện ở sự lựa chọn những hình

43
thức phương án và phương pháp tiến hanh phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh
nghiệp. Bất cứ một sự sao chép, vận dụng cứng nhắc nào đều có thể dẫn đến những sai
lầm hoặc làm giảm hiệu quả của những biện pháp.

3.3.3. Chính sách tạo động lực đối với người lao động
Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ mà Nhà
nước, các ngành, doanh nghiệp có thể thực hiện đối với NLĐ, nhằm đem lại hiệu quả
cao trong lao động .
Chính sách tạo động lực gắn liền với lợi ích hay nói cách khác là lợi ích tạo ra
động lực trong lao động. Song trên thực tế động lực được tạo ra ở mức độ nào, bằng
cách nào điều đó phụ thuộc vào cơ chế cụ thể để sử dụng nó như là một nhân tố cho
sự phát triển của xã hội. Muốn lợi ích tạo ra động lực phải tác động vào nó, kích thích
nó làm gia tăng hoạt động có hiệu quả của lao động trong công việc, trong chuyên
môn hoặc trong những chức năng cụ thể.
Chính sách tạo động lực chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, các nhân tố này
luôn thay đổi và khó nắm bắt. Chúng được chia thành các yếu tố cơ bản đó là:
- Nhân tố thuộc về người lao động: Lợi ích của NLĐ, mục tiêu của NLĐ, thái
độ của NLĐ, năng lực của NLĐ, thâm niên, kinh nghiệm công tác…
- Nhân tố thuộc môi trường doanh nghiệp: Văn hoá của Doanh nghiệp, tài
chính của DN, kỹ thuật công nghệ của DN, đội ngũ lãnh đạo DN…
- Nhân tố thuộc về môi trường ngành: chính sách phát triển nhân lực của
ngành, đặc trưng của ngành nghề, sự cạnh tranh của ngành nghề, khó khăn của ngành
nghề….
- Nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô: chính sách phát triển nhân lực quốc gia,
chiến lược phát triển nhân lực quốc gia trong quá trình hội nhập, chính sách phát triển
các ngành nghề, quy hoạch nhân lực các ngành nghề, lĩnh vực…

44
Chương IV. Đầu tư cho vốn nhân lực
4.1. Vốn nhân lực và sự hình thành vốn nhân lực

4.1.1. Khái niệm Vốn nhân lực

- Vốn nhân lực được đề cập đến bởi A.dam Smith (1723-1790) theo đó
Vốn nhân lực được hiểu là: Toàn bộ các chi phí cho việc học tập, nghiên cứu để
tích lũy tài năng trở thành tư bản cố định kết tinh trong con người.

- Thuật ngữ “ Vốn nhân lực” được phát triển từ năm 1960, theo OECD
(2001) Vốn nhân lực là kiến thức, kỹ năng năng lực và những thuộc tính tiềm
tàng trong mỗi cá nhân góp phần tạo nên sự thịnh vượng kinh tế, xã hội và bản
thân con người

- Theo Mincer Jacob (1974): Cũng giống như vốn hữu hình, muốn có vốn
con người phải đầu tư để hình thành qua giáo dục và rèn luyện trong lao động,
vốn con người thuộc sở hữu của mỗi người và nó đem lại cho người sở hữu thu
nhập.

- Cho dù các cách diễn đạt về Vốn nhân lực của A.dam Smith, Mincer
Jacob va OECD là như thế nào thì cũng có thể hiêu bản chất Vốn nhân lực như
sau:

+ Vốn nhân lực là kiến thức, kỹ năng, năng lực và các thuộc tính tiềm
tàng trong mỗi con người, những yếu tố đó phải góp phần tạo nên sự thịnh
vượng kinh tế, xã hội và bản thân con người. Do đó chúng trở thành tài sản của
cá nhân và xã hội.

+ Vốn nhân lực được hình thành chủ yếu qua giáo dục, đào tạo (chính
thức và phi chính thức), nên các chi phí cho giáo dục đào tạo không mất đi đâu,

45
chúng hình thành “tư bản” cố định kết tinh trong con người, thuộc về con người
và mang tính vô hình.

+ Vốn nhân lực bao gồm không chỉ kiến thức, kỹ năng, năng lực và các
thuộc tính cá nhân mà còn gồm cả sức khỏe thể lực; vì muốn đóng góp vào sự
thịnh vượng kinh tế, xã hội thì phải có sức khỏe.

+ Vốn nhân lực luôn gắn với một lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp
(không có khái niệm vốn nhân lực chung chung) vì muốn duy trì, phát triển con
người phải luôn đào tạo, tự học để hình thành, phát triển các kiến thức, kỹ năng,
các thuộc tính cá nhân cần thiết theo yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội;
đòi hỏi phải học tập suốt đời.

4.1.2. Sự hình thành của vốn nhân lực

- Từ khái niệm về vốn nhân lực cho thấy, vốn nhân lực được hình thành
từ giáo dục dưới nhiều hình thức (vì qua giáo dục hình thành nên kiến thức, kỹ
năng, năng lực và các thuộc tính cá nhân)

+ Học chính quy từ các trường

+ Học dưới hình thức vừa học vừa làm

+ Học thông qua công việc, học kinh nghiệm và tự rút kinh nghiệm của
bản thân

- Mỗi cá nhân đều làm một công việc, không công việc nhất định nào đào
tạo phải hướng đến tích lũy kiến thức, kỹ năng, năng lực cho việc thực hiện hiệu
quả các công việc, khâu công việc mà họ đảm nhận; Vốn nhân lực không đồng
nhất cho mọi người.

- Vốn nhân lực không bất biến nghĩa là cũng bị mai một theo thời gian do
yếu tuổi tác và do biến đổi của các yếu tố của sản xuất và môi trường, ví dụ: Khi
công nghệ, kỹ thuật thay đổi, người công nhân không được đào tạo cập nhật sẽ

46
không thể hoặc vận hành không thuần thục công nghệ, kỹ thuật mới; sự già nua
của tổi tác cũng làm kỹ năng thực hành suy giảm…

- Chất lượng của việc học cũng phụ thuộc khả năng nhận thức, nên cùng
được đào tạo như nhau song vốn nhân lực cũng khác nhau; đó là do các yếu tố
năng khiếu, bẩm sinh.

- Vốn nhân lực phụ thuộc thời gian học tập đào tạo, có mối quan hệ tương
quan giữa vốn nhân lực với thời gian đào tạo. Theo Becker (1964) có mối tương
quan giữa trình đọ học vấn và thu nhập, học vấn càng cao thu nhập càng cao.
Thực tiễn cho thấy các quốc gia có nền giáo dục tốt là những nước thường đạt
được sự thịnh vượng kinh tế - xã hội; những nước này có tỷ lệ đầu tư cho giáo
dục cao, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu (ví dụ Singapor, Mỹ, CH LB
Đức…). Theo Fitzimon (1999) các cá nhân thường đầu tư cho giáo dục đào tạo
để tích lũy kiến thức, kỹ năng mang lợi ích lâu dài.

Tổng hợp những phân tích trên, vốn nhân lực được hình thành từ các yếu
tố chính:

+ Năng lực ban đầu do những yếu tố bẩm sinh, năng khiếu (ví dụ chỉ số
IQ cao phần nhiều do bảm sinh, di truyền) do yếu tố cha mẹ, điều kiện gia đình,
xã hội

+ Kiến thức, kỹ năng chuyên môn được hình thành qua đào tạo chính quy

+ Kỹ năng, kinh nghiệm tích lũy trong cuộc sống và lao động

Các yếu tố trên đây đều phải bỏ những chi phí để có nó.

Con người thông minh, có nền tảng thực lực, ngoài yếu tố di truyền, phải
có những chi phí để chăm sóc bố mẹ khi mang thai, chăm sóc, nuôi dạy từ thủa
nhỏ, các chi phí cho giáo dục và đào tạo và tích lũy kiến thức, kỹ năng, kinh
nghiệm qua tự học, rèn luyện và trong lao động.

4.2. Phát triển con người và phát triển vốn nhân lực
47
4.2.1. Mối quan hệ giữa phát triển con người và phát triển vốn nhân
lực

4.2.1.1. Phát triển con người

- Phát triển con người được đề cập đến trong tuyên ngôn Đảng cộng snar
(1848) và được UNDP khẳng định triết lý “con người là trung tâm, vừa là mục
tiêu vừa là phương tiện (động lực) của sự phát triển”.

- Giữa mục tiêu và phương tiện của sự phát triển có mối quan hệ mật
thiết, tác động lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau; con người giữ vai trò trọng tâm thể
hiện ở chỗ con người quyết định cả đầu vào (phương tiện) lẫn đầu ra (mục tiêu)
trong toàn bộ quá trình phát triển.

Theo UNDP trong báo cáo phát triển con người (1990); Nội dung chủ yếu
của phát triển con người bao gồm:

(UNDP, Human development Report 1990, Oxford University Press;


1990, page 9)

- Tạo lập môi trường, mở rộng các cơ hội để con người được sống, làm
việc trong môi trường thuận lợi.

- Nâng cao năng lực lựa chọn của con người để chuyển những cơ hội
thành hiện thực cuộc sống và làm việc tốt hơn. Nâng cao năng lực lựa chọn ở
đây được hiểu là nâng cao sức khỏe thể trạng, nâng cao kiến thức, kỹ năng và
phẩm chất để có khả năng lựa chọn cơ hội.

Tóm lại: Phát triển con người là tạo môi trường thuận lợi, mở rộng cơ hội
và nâng cao năng lực lựa chọn để con người được sống khỏe mạnh, sống thọ.

- Để đánh giá và xếp hạng trình độ, phát triển con người, lien hợp quốc sử
dụng chỉ số đánh giá phát triển con người HDI (Human Development Index)

48
Chỉ số phát triển con người HDI phân công mức độ trong bình đạt được
của một mức về các năng lực cơ bản của con người, là chỉ tiêu bổ sung them
cho GNP trong đo lường, đánh giá sự tiến bộ kinh tế xã hội của mỗi quốc gia
theo thời gian và giữa các quốc gia với nhau. Giá trị của các chỉ số HDI từ 0
(thấp nhất) đến 1(cao nhất); các chỉ số HDI gồm:

+ Tỷ lệ người biết chữ và nhập học (chỉ số giáo dục) tỷ lệ này bằng 0 của
tỷ lệ người lớn biết đọc, viết là 0%, bằng 1 nếu số người từ 15 tuổi trở lên đều
biết đọc, biết viết.

+ Tuổi thọ bình quân (nếu đạt 85 tuổi thì chỉ số này bằng 1, bằng 0 nếu
chỉ đạt 25 tuổi)

+ Chỉ số kinh tế: GDP bình quân/ đầu người (bằng 1 nếu đạt 40000
USD/người/năm; bằng 0 nếu chỉ đạt 100 USD/người/năm) tính theo sức mạnh
ngang giá.

TLTK: Trung tâm KHXH và NV QG, Phát triển con người: từ quan niệm
đến chiến lược và hành động, NXB CTQG, 1999.

Viện QLKTTW, CIEM, Phát triển con người và phát triển nguồn nhân
lực, Trung tâm thông tin tư liệu, 2010.

- Chỉ số HDI phân công 3 mặt cơ bản của con người về điều kiện sống,
năng lực sinh thể và năng lực tinh thần.

Chỉ số HDI của Việt Nam qua các năm tăng liên tục: 2005: 0,704 2006:
0,709; 2007: 0,733 ( Báo cáo phát triển con người VNDP: 2001 -2007) trong
đó:

+ Tỷ lệ người biết chữ (90,3%) và nhập học các cấp (từ tiểu học đến đại
học) là 63,9%

+ Tuổi thọ bình quân: 73,7 tuổi

49
+ GDP bình quân/người: 3071 USD (tính theo sức mua tương đương)

4.2.1.2. Phát triển vốn nhân lực:

Phát triển vốn nhân lực là sự gia tăng tích lũy kiến thức, kỹ năng, kinh
nghiệm qua quá trình học tập, rèn luyện và lao động qua đó tăng khả năng thực
hiện công việc, năng suất và hiệu quả lao động.

- Để phát triển vốn nhân lực phải đầu tư cho giáo dục, đạo tạo con người

- Việc đầu tư cho giáo đục đào tạo hướng đến mục tiêu tối đa hóa lợi ích
(cho cá nhân và xã hội); để thực hiện đầu tư phải bỏ chi phí và do vốn nhân lực
bị hao mòn theo thời gian nên đầu tư phải thường xuyên, liên tục.

- Để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi ích, người lao động phải giải quyết bài
toán: đầu tư vào đâu? (Trường đào tạo chính quy nào? Trường nghề nào? Đào
tạo chính quy hay trong lao động?...) Đầu tư khi nào? Để đạt được lợi ích tối đa
thực hiện theo các nguyên tắc của lý thuyết đầu tư nói chung tức là phải tính
đến chi phí, lợi ích trên giá trị hiện tại ròng của đầu tư cho giáo dục, đào tạo cho
mỗi ngành nghề của người lao động có khả năng và mong muốn từ đó lựa chọn
ngành nghề giúp tối đa hóa lợi ích

- Phát triển vốn nhân lực luôn gắn với đầu tư cho giáo dục, đào tạo nên
phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và hoàn cảnh gia đình (theo Pedro, Carneovo,
James J.HecKman (2003))

- Về thời điểm đầu tư cho giáo dục đào tạo thì theo Borjas (2005) người
đi học đúng tuổi và lúc trẻ sẽ tích lũy được năng lực nhiều hơn

- Sau cùng Vốn nhân lực cũng phụ thuộc vào chi phí đầu tư và thời gian
cho việc tích lũy kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của người lao động.

4.2.1.3. Mối quan hệ giữa phát triển con người và phát triển vốn nhân
lực

50
- Khi nói đến phát triển vốn nhân lực, cũng là nói đến sự gia tăng tích lũy
về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hệ quả là gia tăng năng suất, hiệu quả lao
động và dẫn đến:

+ Tăng thu nhập cho người lao động, tăng của ………….. dịch vụ cho xã
hội và do đó tăng GNP, tăng quy mô tích lũy và tiêu dùng việc tăng quy mô tích
lũy và tiêu dùng làm tăng sự thỏa mãn nhu cầu người lao động, gia tăng chi cho
ngân sách nhà nước trong chi tiêu cộng phúc lợi xã hội gia tăng, nhà nước có
điều kiện để tạo môi trường thuận lợi và mở rộng cơ hội lựa chọn được sống và
làm việc có nghĩa là tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển con người cùng với
thu nhập gia tăng thỏa mãn nhu cầu tốt hơn về cuộc sống và học tập của người
lao động.

- Ngược lại, sự phát triển con người cũng tạo môi trường và cơ hội lựa
chọn nghề nghiệp, học tập và đào tạo để nâng cao năng lực lựa chọn ngành
nghề, công việc và cuộc sống tốt hơn, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo,
sức khỏe thể lực và tinh thần qua đó nâng cao vốn nhân lực.

Mối quan hệ trên đây là mối quan hệ tác động tương hỗ, là tiêu đề của
nhau và thúc đẩy lẫn nhau giữa phát triển con người và phát triển nguồn vốn
nhân lực. Có một sai độ khác phát triển con người là mục tiêu, phát triển vốn
nhân lực là phương tiện để thực hiện mục tiêu của nền sản xuất – xã hội đó là
phát triển con người.

4.2.2. Giáo dục, đào tạo, vốn nhân lực với sự phát triển bền vững xã
hội

* Becker (1964) nghiên cứu cấc cách thức khác nhau để đầu tư phát triển
vốn nhân lực, song chủ yếu vẫn thông qua giáo dục đào tạo và nghiên cứu của
ông cho thấy mối quan hệ giữa giáo dục đào tạo, vốn nhân lực với sự phát triển
bền vững xã hội được thể hiện trên các mặt:

51
- Giáo dục, đào tạo đem lại cho mỗi cá nhân (người lao động) một trình
độ văn hóa, chuyên môn nghề nghiệp nhất định, nhờ đó họ tìm được việc làm và
có thu nhập.

+ Người có trình độ học vấn cao có cơ hội việc làm tốt hơn người có trình
độ học vấn thấp, ít có nguy cơ thất nghiệp

+ Người có trình độ học vấn cao có thu nhập trung bình tăng 5 – 15 %
(theo OECD, 2001), Becker cũng cho thấy có tương quan (tỷ lệ thuận) giữa
trình độ học vấn và thu nhập

- Vốn nhân lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (mặc dù tăng trưởng kinh tế
con chưa tác động nhiều yếu tố khác) vì vốn nhân lực gắn với trình độ lành
nghề được hình thành qua đào tạo và tự đào tạo, trình độ lành nghề càng cao
năng suất chất lượng, hiệu quả lao động càng cao do đó thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế càng nhanh.

* Tăng trưởng kinh tế giúp cải thiện đời sống kinh tế xã hội từ đó tạo môi
trường thuận lợi, mở rộng cơ hội lựa chọn và nâng cao năng lực lựa chọn được
sống và phát triển bản thân

→ Nâng cao vốn nhân lực → thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…

- Mối quan hệ tăng trưởng kinh tế với vốn nhân lực:

Y = Kα (μH)1-α

Trong đó: Y : sản lượng quốc gia

μ-thời gian dành cho sản xuất

H- Vốn con người

α € [0, 1].

Theo Lucas (1988) và Barro and Sala in Martin (1995)

52
- Vốn nhân lực góp phần tạo nên sự bền vững xã hội:

+ Vốn nhân lực giúp người lao động tìm kiếm được việc làm, thu nhập ổn
định, hợp lý → người lao động hài lòng, thỏa mãn với cuộc sống.

+ Người được đào tạo nhiều, tri thức cao thường có thu nhập cao, sống
cởi mở hơn, có sức khỏe hơn và sống hạnh phúc hơn

+ Người có tri thức có sự tham gia vào hoạt động chính trị, xã hội nhiều
hơn, ít phạm pháp; xã hội ít phải chi tiêu vào chăm sóc sức khỏe, trợ cấp thất
nghiệp,……xã hội.

→ Đây là những cơ sở để xã hội phát triển bền vững.

4.3. Đầu tư cho giáo dục đào tạo, tạo lập và phát triển vốn nhân lực

- Vì sao phải đầu tư cho giáo dục, đào tạo? Vì:

+ Lý luận và thực tiễn đã chứng minh đầu tư vào con người (vốn nhân
lực) thông qua giáo dục, đào tạo là đầu tư hiệu quả nhất trong các đầu tư và đầu
vào của quá trình sản xuất.

+ Vốn nhân lực: là tài sản lớn nhất, tài nguyên tái tạo có tiềm nawg vô
tận, công nghệ cao nhất ( sáng tạo công nghệ…)

4.3.1. Đầu tư cho giao dục, đào tạo hướng đến tối đa hóa lợi ích, hiệu
quả.

- Đầu tư cho giáo dục, đào tạo của mỗi cá nhân và xã hội luôn hướng đến
mục tiêu tối đa hóa lợi ích, đảm bảo hiệu quả của đầu tư, để đạt được mục tiêu
đó phải giải quyết bài toán: đầu tư vào ngành nghề gì? Đầu tư khi nào? Thời
gian bao lâu? Và bằng cách nào?

- Đầu tư cho giáo dục, đào tạo cần phải tính đến hiệu quả đầu tư cho mỗi
cá nhân, tổ chức/ doanh nghiệp và xã hội

53
- Lựa chọn quyết định đầu tư cho đào tạo của mỗi cá nhân dựa trên so
sánh chi phí cho toàn bộ quá trình đào tạo và lợi ích thu được từ đào tạo, trong
đó;

+ Chi phí cho quá trình đào tạo là chi phí kinh tế không phải chi phí kế
toán, bao gồm: Chi phí thực tế/trực tiếp cho quá trình đào tạo và thu nhập cơ hội
mà người học có thể thu được (nếu đi làm, không đi học)

+ Lợi ích thu được từ đào tạo gồm: Phần tăng thêm của thu nhập dự kiến
trong tương lai, những lợi ích phi tiền tệ khác (mở rộng quan hệ cá nhân, tăng
hiểu biết…)

+ Tính NPV cho các loại đầu tư vào đào tạo, so sánh và chọn phương án
đầu tư có lợi nhất dựa vào 2 tiêu chí:

* NPV lớn nhất giữa chênh lệch thu nhập và chi phí đào tạo với vốn đầu
tư cho đào tạo.

* Tỷ suất giữa chênh lệch cảu thu nhập và chi phí đào tạo với vốn đầu tư
cho đào tạo lớn nhất.

- Đối với doanh nghiệp, tính toán hiệu quả đầu tư cho đào tạo dựa trên
tiêu chí:

Giá trị đóng góp của đầu tư cho đào tạo vào

kết quả hoạt động DN trong 1 thời kỳ

──────────────────────────

Tổng chi phí đào tạo trong 1 thời kỳ

Trong đó:

Giá trị đóng góp của

đầu tư cho đào tạo vào == hệ số xác định (R2) x kết quả hoạt động

54
kết quả hoạt động DN của DN

R2: xem tài liệu kinh tế lượng

Kết quả hoạt động của DN = DT thuần x LN thuần

- Đối với xã hội:

Hiệu quả đầu tư Giá trị đóng góp của đầu tư cho GD ĐT trong 1 thời
kỳ

cho GD ĐT = ───────────────────────────────

Vốn đầu tư cho GD ĐT trong 1 thời kỳ

Giá trị đóng góp của giáo dục đào tạo do đầu tư cho giáo dục đào tạo tính
như trên.

4.3.2. Đầu tư cho giáo dục đào tạo

Như vậy có thể nói: Đầu tư cho giáo dục đào tạo của mỗi cá nhân luôn
hướng đến thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi ích; hiệu quả của đầu tư cho giáo
dục, đào tạo mang lại.

Hiệu quả đầu tư cho giáo dục, đào tạo của mỗi tổ chức/DN cũng như xã
hội được đo lường bởi tỷ lệ giữa phần đóng góp vào kết quả hoạt động của DN
và xã hội với vốn đầu tư cho giáo dục, đào tạo; đây là căn cứ kinh tế quan trọng
nhất để tổ chức/DN và xã hội quyết định đầu tư cho giáo dục, đào tạo.

- Đầu tư cho giáo dục, đào tạo phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và hoàn
cảnh gia đình của mỗi cá nhân và sự cạnh tranh trên thị trường lao động.

- Sự tích lũy, gia tăng vốn nhaal lực phụ thuộc không chỉ vốn đầu tư cho
đào tạo mà còn phụ thuộc số năm đi học và số năm tích lũy kinh nghiệm trên thị
trường lao động (Mincer, Jacob 1974 và Borjas George 2005).

55
- Vốn nhân lực được tạo lập và gia tăng phụ thuộc vào hệ thống giáo dục,
giáo dục và văn hóa truyền thống gia đình, xã hội.

- Đầu tư vốn nhân lực qua đào tạo cũng phụ thuộc vào chủ thể quá trình
đầu tư (Becker, 1962) cho đào tạo chung và đào tạo đặc thù. Đào tạo chung là
đào tạo các kiến thức và kỹ năng chung, nên….. có giá trị như nhau đối với
nhiều tổ chức, DN, giúp người lao động có thể làm việc được ở nhiều tổ chức,
DN (ví dụ Quản trị kinh doanh, kế toán…có thể làm việc được ở các DN khác
nhau cả sản xuất, thương mại, dịch vụ…) Trong khi đào tạo đặc thù chỉ tập
trung trong phục vụ một tổ chức hay DN (ví dụ Quản trị DN thương mại; kế
toán sản xuất….chỉ tập trung phục vụ Quản trị DN thương mại hay kế toán
trong DN sản xuất).

- Hiệu quả đầu tư cho giáo dục đào tạo cũng phụ thuộc thời điểm đầu tư,
chọn đúng thời điểm thì hiệu quả cao và ngược lại; theo Borjas (2005) người đi
học đúng tuổi và học lúc trẻ thì tích lũy vốn nhân lực tốt hơn.

- Vốn nhân lực được hình thành và phát triển tốt cũng phụ thuộc vào việc
phân bố hợp lý thời gian cho việc học và tích lũy kinh nghiệm trong công việc
và cuộc sống.

Theo Lucas (1988)

Tỷ lệ tăng trưởng vốn nhân lực được mô hình hóa như sau:

ƴH = B(1-u) – α

Trong đó: ƴH: là tỷ lệ tăng trưởng vốn nhân lực cho 1 cá nhân điển hình

1- u: là thời gian dành cho việc học tập;

B: là mức độ kiến thức biến đổi thành vốn con người

α: giảm giá vốn nhân lực.

56
Như vậy tỷ lệ tăng trưởng vốn nhân lực tỷ lệ thuận với thời gian dành cho
việc học và tích lũy kiến thức và chuyển hóa kiến thức thành giá trị vốn nhân
lực (qua thực tiễn công việc) và tỷ lệ nghịch với giảm giá vốn nhân lực (do già
yếu, do các yếu tố vô hình từ sự phát triển của khoa học, công nghệ và các yếu
tố khác).

57
Chương 5: TIỀN LƯƠNG, THU NHẬP VÀ MỨC SỐNG

5.1. Phương hướng cải cách tiền lương và hiệu quả kinh tế - xã hội của tiền lương
5.1.1. Tiền lương và phương hướng cải cách tiền lương
a. Tiền lương
Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền và được
ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng
pháp luật, pháp quy quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động
theo hợp đồng lao động cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc
những dịch vụ đã làm hoặc sẽ phải làm.
Số tiền thù lao trả cho người lao động theo định kỳ, thường là hàng tháng.
Các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, người thuê lao động trả công cho người lao động
(công nhân viên chức) theo số lượng và chất lượng lao động họ đã đóng góp. Mức tiền
lương sẽ khác nhau giữa các ngành nghề khác nhau do người lao động cung cấp giá trị
lao động khác nhau. Mức tiền lương cũng phụ thuộc vào nơi thuê lao động và nhu cầu.
Nếu nhu cầu về lao động cao thì tiền lương sẽ có xu hướng tăng. Ngược lại, tiền lương
sẽ có xu hướng giảm ở nơi thừa lao động. Tiền lương của người lao động tại một số
quốc gia cũng chêch lệch nếu giới tính, chủng tộc của họ khác nhau.
Ở Pháp sự trả công được hiểu là tiền lương, hoặc lương bổng cơ bản, bình
thường hay tối thiểu và mọi thứ lợi ích, phụ khoản khác, được trả trực tiếp hay gián
tiếp bằng tiền hay hiện vật mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo
việc làm của người lao động.
Ở Đài Loan, tiền lương chỉ mọi khoản thù lao mà người công nhân nhận được
do làm việc, bất luận là lương bổng, phụ cấp, tiền thưởng hoặc dùng mọi danh nghĩa
khác để trả cho họ theo giờ, ngày, tháng, theo sản phẩm
Ở Việt Nam, hiện nay có sự phân biệt các yếu tố trong tổng thu nhập của người
lao động từ công việc: Tiền lương (dụng ý chỉ lương cơ bản), phụ cấp và phúc lợi.
Theo quan điểm cải cách tiền lương năm 1993, tiền lương là giá cả sức lao động, được
hình thành qua sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp
với quan hệ cung cầu về sức lao động trên thị trường quyết định và được trả cho năng
suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc
b. Phương hướng cải cách tiền lương
58
- Giai đoạn 2016-2020 tiếp tục điều chỉnh mức lương tối thiểu cho phù hợp với
tình hình mới của Việt Nam. Cụ thể, hiện nay là 1.210 nghìn đồng, đến tháng 7/2017
là 1.300 nghìn đồng, tức tăng nhanh hơn so với dự kiến do sự tác động mạnh của giá
cả và yêu cầu cải thiện đời sống của người lao động.
- Quan hệ mức lương tối thiểu - trung bình và tối đa. Từ năm 2016 thực hiện
mở rộng quan hệ mức lương tối thiểu - trung bình (tốt nghiệp đại học hết tập sự) – tối
đa (chuyên gia cao cấp bậc 3, tương đương Bộ trưởng) từ 1,0 - 2,34 – 10,0 hiện nay
lên 1,0 – 3,2 – 15,0.
Trên cơ sở đó ban hành hệ thống bảng lương, ngạch, bậc mới bảo đảm tính hợp
lý, phù hợp với thứ bậc trong hệ thống chính trị. Sắp xếp lại các chế độ phụ cấp lương
trên cơ sở xem xét đưa một số chế độ phụ cấp lương hiện hành như phụ cấp thâm niên
vượt khung, phụ cấp kiêm nhiệm đứng đầu cơ quan, tổ chức khác, phụ cấp đối với
quân binh chủng, đặc biệt thuộc quân đội và công an vào mức lương theo quan hệ tiền
lương mới.
Phương hướng cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên
chức giai đoạn 2013-2020 chỉ rõ, mức lương tối thiểu của cán bộ công chức giai đoạn
2013 - 2020 có 3 phương án: Bằng mức tối thiểu vùng 1, khu vực doanh nghiệp (2
triệu đồng); bằng mức bình quân của các mức lương tối thiểu vùng của khu vực doanh
nghiệp (1,680 triệu đồng) và căn cứ nhu cầu của bản thân người lao động, bằng mức
chi tiêu đầu người bình quân của cả nước cộng thêm nhu cầu nuôi dưỡng cha mẹ, con
cái (3,150 triệu đồng).
Mục tiêu là nâng mức lương tối thiểu của cán bộ, công chức từng bước đảm
bảo mức sống tối thiểu và tương quan với mặt bằng tiền lương trên thị trường lao
động... Tiến tới tiền lương (gồm cả phụ cấp) sẽ đạt mức trung bình khá trên thị trường
lao động, để giữ và thu hút lao động có chất lượng làm việc trong cơ quan Đảng, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội.
Tiền lương công chức hiện nay không phản ánh đúng giá trị lao động, khiến
tham nhũng càng hoành hành; Phương hướng phải điều chỉnh cụ thể sao cho ở mức
lương thấp nhất cán bộ, công chức cũng đủ sống; Cần đơn giản hóa cơ chế tính lương,
tránh kiểu “rối như canh hẹ” hiện nay.

59
Trên thực tế tiền lương công chức hiện nay không phản ánh đúng giá trị lao
động của họ. Do đó, các giá trị xã hội của công chức giảm sút, hiệu lực thực thi công
vụ dễ bị tổn thương, càng khiến nạn quan liêu, tham nhũng trở thành vấn nạn trong
quá trình phát triển đất nước. Vì vậy, cải cách cơ bản chính sách tiền lương hiện nay là
điều hết sức cấp bách.
Cải cách chính sách tiền lương và chính sách có liên quan nhằm định hướng về
phạm vi, đối tượng.
Cần xác định rõ, lương của người lao động trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
khác với lương của cán bộ, công chức, viên chức. Lý luận không rõ ràng, sẽ đưa đến
quan điểm, định hướng và tổ chức tiền lương cho từng khu vực không phù hợp. Lỗi
này, Việt Nam đã mắc trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, tiền lương được
cân đối, thống nhất giữa các khu vực từ quy định chung của Nhà nước, đến năm1993
đã tách ra một phần, đến năm 1997 cơ bản tách hẳn, chỉ còn phần đóng hưởng BHXH
và trợ cấp theo chế độ.
Đề cập đến việc cải cách tiền lương trước đây, tiền lương không đủ sống,
nhưng trên thực tế thu nhập ngoài lương của nhiều cán bộ công chức lại rất cao. Rồi
sau mỗi lần tăng lương vẫn lặp lại những sai lầm trước đó, khiến cho vấn đề về lương
càng trở thành gánh nặng đối với ngân sách Nhà nước. Do đó, cần thể chế hóa đầy đủ
quan điểm, coi việc trả lương đúng cho người lao động là thực hiện đầu tư cho phát
triển, tạo động lực để phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng dịch vụ công, góp phần
làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Đồng
thời, xác định tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức phải đủ sống và
đây là nguồn thu nhập chính.
Cơ chế quản lý tiền lương: Đối với cơ quan hành chính tiếp tục thực hiện thí
điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, thực hiện phân cấp và giao
quyền chủ động cho thủ trưởng cơ quan hành chính trong việc quyết định xếp lương,
nâng bậc, thì nâng ngạch đối với cán bộ công chức thuộc phạm vi quản lý, đối với các
đơn vị sự nghiệp thực hiện hạch toán thu - chi, được quyền tự chủ về quản lý và sử
dụng lao động, tự chủ về quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính và tự chủ về trả
lương cho người lao động.

60
Sự phát triển của chính sách tiền lương của Việt Nam trong suốt 30 năm qua
cho thấy chính sách đó đã ngày càng hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn, vì thế, các chính
sách đó đã phát huy được tác dụng, động viên mọi người hăng hái lao động, nhất là
trong giai đoạn đầu thực thi chính sách. Tuy nhiên, kinh tế nước ta hội nhập, phát triển
nhanh, yêu cầu cải thiện nâng cao mức sống của người lao động trong khi khả năng
kinh tế còn hạn hẹp là những yếu tố khách quan, bên cạnh yếu tố chủ quan, tác động
đến chính sách tiền lương làm cho chúng chóng trở nên lạc hậu so với yêu cầu.
5.1.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội của tiền lương
a, Hiệu quả kinh tế của tiền lương
Hiệu quả kinh tế của tiền lương được thể hiện thông qua các chỉ tiêu sau:
- Chi phí tiền lương trên một đồng giá trị sản phẩm trước và sau khi tăng lương.
- Phần tăng thêm tiền lương so với phần tăng thêm năng suất lao động trước và
sau khi tăng lương.
- Tăng giá thành trước và sau khi tăng lương.
- Chất lượng sản phẩm trước và sau khi tăng lương.
- Năng suất, hiệu quả làm việc của người lao động sau khi thay đổi tiền lương.
Trong trả lương theo cơ chế thị trường hiện nay ở Việt Nam cần hết sức chú ý
là đối với doanh nghiệp tiền lương là chi phí và chi phí đó ngày càng tăng và ngày
càng chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành. Vì thế phải hết sức quan tâm đến việc giảm
chi phí tiền lương bằng các biện pháp hạch toán đầy đủ chính xác tiền lương, quản lý
chặt chẽ quỹ lương và chi tiêu lương, đảm bảo các nguyên tắc trả lương. Tuy nhiên,
điều đó không có nghĩa là cắt giảm mức lương của người lao động vì tiền lương không
chỉ là yếu tố chi mà còn là yếu tố thu, nghĩa là trả lương xứng đáng sẽ tạo ra những
yếu tố kích thích lao động tạo điều kiện để tăng khối lượng và chất lượng sản phẩm
hoặc công việc.
b, Hiệu quả xã hội của tiền lương
Hiệu quả xã hội của tiền lương có thể được thể hiện thông qua các chỉ tiêu:
- Thay đổi trạng thái sức khỏe của người lao động sau khi thay đổi tiền lương.

- Sự gắn bó với tập thể, với tổ chức thay đổi khi thay đổi tiền lương.

61
- Tinh thần, thái độ lao động và trách nhiệm đối với công việc thay đổi khi thay
đổi tiền lương.

Như vậy, khi trả lương và tính toán hiệu quả tiền lương cần chú ý:

- Tiền lương trả cho người lao động không chỉ là chi phí đối với doanh nghiệp
mà còn là thu nhập đối với người lao động. Hơn nữa, tiền lương còn là khoản đầu tư
của doanh nghiệp trong dài hạn nhằm thu hút lao động, giữ chân người lao động giỏi
và tăng cường chất lượng sức lao động. Trong thực tế thường xảy ra mâu thuẫn:
Doanh nghiệp muốn giảm tiền lương để giảm chi phí, còn người lao động lại muốn
được tăng lương. Giải quyết mâu thuẫn này được thực hiện bằng cách xác định hiệu
quả tiền lương, nghĩa là phải đánh giá một đồng tiền lương bỏ ra doanh nghiệp thu lại
được những gì từ phía người lao động.

- Trong vấn đề tính hiệu quả trả lương không phải lúc nào cũng tính được hiệu
quả kinh tế hoặc chỉ chú ý hiệu quả kinh tế mà cần phải tính đến hiệu quả xã hội của
nó. Trong thực tế, không phải chỉ có lương cao là người lao động hoàn toàn yên tâm,
phấn khởi lao động, vì thế, bên cạnh yếu tố tiền lương phải quan tâm và kết hợp với
các yếu tố khác, như sự quan tâm của lãnh đạo, tạo không khí làm việc cởi mở, dân
chủ,... thì tiền lương mới thực sự phát huy hiệu quả của nó.

- Trong cân đối thu chi tiền lương để đánh giá hiệu quả của nó cần phải thấy,
bên cạnh tiền lương là chi phí trực tiếp trả cho người lao động, doanh nghiệp còn chi
trả gián tiếp cho người lao động qua các phúc lợi và dịch vụ cho người lao động. Vì
thế, rất cần thiết phải đảm bảo cân đối giữa chi trả trực tiếp và chi trả gián tiếp cho
người lao động để đạt được hiệu quả kinh tế xã hội của tiền lương.
5.2. Thu nhập của người lao động
5.2.1. Khái niệm và phân loại thu nhập
a, Khái niệm thu nhập
Thu nhập là tổng lượng tiền (bao gồm cả hiện vật quy ra tiền nếu có) mà người
lao động hoặc các thành viên trong gia đình nhận được trong một thời kỳ nhất định
(tháng, quý, năm). Tùy theo đối tượng nghiên cứu mà có thể sử dụng thu nhập bình
quân một lao động hoặc thu nhập bình quân một người dân. Do cách tính thu nhập

62
bằng giá trị nên thu nhập phụ thuộc vào giá cả và hình thành hai phạm trù, thu nhập
danh nghĩa và thu nhập thực tế.
Thu nhập danh nghĩa là thu nhập chưa tính đến yếu tố giá cả của sản phẩm tiêu
dùng và công việc phục vụ.
Thu nhập thực tế được biểu hiện bằng số lượng, chất lượng hàng hóa tiêu dùng
và dịch vụ mà người lao động trao đổi được thông qua thu nhập danh nghĩa của mình.
Itndn
Itntt =
Igc
Trong đó: Itntt: Chỉ số thu nhập thực tế
Itndn: Chỉ số thu nhập danh nghĩa
Igc: Chỉ số biến động giá cả
Theo lý thuyết của kinh tế phát triển, các hoạt động kinh tế của các hộ gia đình
cung cấp nguồn lực đầu vào sản xuất cho các hãng và nhận được giá trị (tiền) chi phí
của hãng, đó là thu nhập của các hộ gia đình. Vấn đề đặt ra là phải xác định lượng thu
nhập đó như thế nào. Theo cách tính của Liên Hiệp Quốc, các chỉ tiêu dùng để đo
lượng giá trị sản phẩm hàng hóa của một quốc gia được sản xuất ra hoặc thu được
trong một năm như sau:
- Tổng sản phẩm quốc dân GNP (Gross National Product)
GNP là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị sản xuất của một quốc gia (bao gồm cả
con người và máy móc của họ) trong một thời gian nhất định, bất kể các hoạt động sản
xuất diễn ra ở đâu.
- Tổng sản phẩm trong nước GDP (Gross Domestic Product) hay là tổng sản
phẩm quốc nội.
GDP là thước đo về tổng sản lượng của nền kinh tế hay do nền kinh tế trong
nước sản xuất ra, không tính đến yếu tố giá trị mang ra và mang vào. GDP còn được
coi là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng sản xuất ra trong
phạm vi một nước trong một thời kỳ nhất định.
- Sản phẩm quốc dân ròng NNP (Net National Product)
NNP là chỉ tiêu phản ánh phần còn lại của tổng sản phẩm quốc dân sau khi trừ
đi phần khấu hao (khấu hao là một phần doanh thu được sử dụng để bù đắp phần tài
sản đã hao mòn trong quá trình sản xuất).

63
- Thu nhập quốc dân NI (National Income)
NI là chỉ tiêu phản ánh tổng thu nhập mà công nhân một nước tạo ra. Nó được
tính bằng cách lấy tổng sản phẩm quốc dân ròng NNP trừ đi thuế gián thu và cộng với
trợ cấp kinh doanh. Thuế gián thu bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,
là những thuế đã đánh vào chỉ tiêu mua hàng hóa và dịch vụ.
Trong hệ thống chỉ tiêu trên, xét về ý nghĩa kinh tế, các chỉ tiêu càng chi tiết thì
mức độ phản ánh thu nhập càng chính xác. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay chưa
thống nhất được phương pháp tính toán, còn nhiều khoản tính trùng lặp. Vì vậy, tổ
chức thường dùng chỉ tiêu GDP để tính toán và phân tích.
Khi xem xét ở phạm vi một tổ chức (cơ quan, doanh nghiệp), người ta thường
dùng những chỉ tiêu sau:

- Tiền lương của công nhân viên chức. Đây là bộ phận chủ yếu cấu thành nên thu
nhập của công nhân viên chức.

- Thu nhập bằng tiền trong gia đình, là tổng số tiền nhận được từ tiền lương, tiền
thưởng, thu nhập cá nhân từ các nguồn khác nhau.

- Tổng thu nhập, là chỉ tiêu cơ bản đánh giá mức độ đảm bảo vật chất của người
lao động, bao gồm tất cả các loại thu nhập bằng tiền, hiện vật và các công việc nội trợ
trong gia đình.

- Thu nhập ròng, là thu nhập bằng tiền hay tổng thu nhập sau khi đã trừ đi tiền
thuế và những khoản tiền khấu trừ bắt buộc. Thu nhập ròng là khoản thu nhập lớn nhất
mà gia đình có thể dùng để chi tiêu cho những nhu cầu mua sắm hàng hóa và công
việc phục vụ cuối cùng mà không cần đến các khoản dự trữ khác.

Trong thực tế hiện nay, đang diễn ra sự thay đổi cơ cấu thu nhập của công dân
như sau:

- Bộ phận lương và các khoản có tính chất lương trong thu nhập có xu hướng
giảm xuống, làm mất đi thuộc tính cơ bản của nó là nguồn sống cơ bản của công nhân
viên chức và gia đình họ. Điều đó tác động tiêu cực tới người lao động vì giảm tiền
lương dẫn đến giảm mức phúc lợi của họ.

64
- Các quan hệ phân phối thay đổi gắn với các hình thức sở hữu và các hoạt động
kinh doanh đa dạng hiện nay. Trước hết, điều đó diễn ra trong phạm vi các hoạt động
kinh doanh cũng như trong lĩnh vực đầu tư tiền tệ cá nhân vào sản xuất hàng hóa dịch
vụ và nhận được thu nhập từ vốn đầu tư dưới các dạng lợi nhuận, lợi tức cổ phiếu...
Thu nhập từ các doanh nghiệp sở hữu tư nhân và các hoạt động cá nhân ngày càng lớn
lên.

5.2.2. Thu nhập từ hoạt động lao động


Trong quá trình phân tích thu nhập của người lao động hoặc dân cư, người ta còn
căn cứ vào nguồn gốc thu nhập để phân chia thành thu nhập từ lao động và không lao
động. Sự phân biệt có tính chất nguyên tắc giữa hai loại thu nhập trên cần phải được
xem xét từ bản chất kinh tế, vị trí của chúng trong các quan hệ xã hội, cũng như sự
tuân thủ những chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Thu nhập từ lao động bao gồm:

- Thu nhập từ các hoạt động lao động mà người lao động tham gia vào các doanh
nghiệp, tổ chức, nơi mà lao động đóng góp bằng sức lao động của mình để nhận được
thu nhập thông qua tiền lương, các khoản có tính chất lượng.

- Thu nhập từ các hoạt động kinh doanh, là những khoản thu nhập nhận được từ
kinh tế tư nhân. Những hoạt động này có thể là những hoạt động chính hay chỉ là
những hoạt động phụ thêm, mà ta thường gọi là kinh tế phụ gia đình.

- Thu nhập từ sở hữu tài sản là những khoản thu nhập nhận được dưới hình thức
như cho thuê tài sản, lợi ích của phiếu, lãi suất ngân hàng...

Như vậy, những thu nhập từ sở hữu tài sản vào hoạt động kinh doanh thuộc thu
nhập từ các hoạt động lao động.

5.2.3. Thu nhập từ đầu tư và kinh doanh


Thu nhập không lao động là những thu nhập từ sở hữu tài sản, hoặc từ hoạt động
cá nhân mà họ nhận được do sự sai lệch trong các định mức, quản lý của nhà nước,
các chuẩn mực đạo đức, hành vi của công dân. Phần lớn đó là loại thu nhập không
chính đáng. Theo đó, số tiền kiếm được do sự rối loạn những tiêu chuẩn có tính chất

65
nguyên tắc của nền kinh tế, những thu nhập từ sự mua đi bán lại, của sự đầu cơ, tài sản
nhận được dưới dạng hối lộ trả cao hơn so với giá trị hàng hóa và công việc phục vụ,
thu nhập nhận được bằng cách sách nhiễu đối với công dân vi phạm khác của cơ chế
kinh tế là những thu nhập không lao động.

5.3. Mức sống


5.3.1. Khái niệm và các chỉ tiêu đo lường mức sống
Mức sống là phạm trù chỉ mức độ đạt được vì điều kiện sống tại một thời điểm
nhất định, phản ánh khách quan trình độ phát triển, mức độ tiêu dùng, trình độ thỏa
mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người, khả năng đảm bảo phúc lợi xã hội
của dân cư. Mức sống có liên quan đến nhu cầu và mức độ thỏa mãn nhu cầu của con
người. Do đó, các loại nhu cầu của con người và mức độ thỏa mãn nhu cầu đó là bộ
phận cấu thành nên mức sống, được xác định một cách trực tiếp bằng những khoản chi
phí (ví dụ: ăn uống, văn hóa, giáo dục, sức khỏe v.v...) phù hợp với từng thời kỳ nhất
định.

Hệ thống chỉ tiêu đo lường mức sống của người lao động

Để đánh giá mức sống của người lao động có thể dùng các chỉ tiêu cơ bản sau:

- Khối lượng tiêu dùng của cải vật chất và công việc phục vụ (mức độ tiêu dùng
các sản phẩm về ăn, uống, hàng hóa và công việc phục vụ).

- Thu nhập thực tế của người lao động: tiền lương, thu nhập phụ thêm từ các
nguồn khác nhau (lương hưu, kinh tế phụ gia đình, thu nhập khác từ lao động cá
nhân).

- Điều kiện lao động, độ dài thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi.

- Điều kiện sống.

- Các chỉ tiêu về văn hóa, giáo dục, sức khỏe, y tế, v.v...

Liên hiệp quốc đã đưa ra 12 chỉ tiêu để đo lường mức sống như sau:

+ Lương thực, thực phẩm

+ Y tế

66
+ Giáo dục

+ Nhà ở

+ Phương tiện đi lại

+ Điều kiện lao động

+ Việc làm cho người trong tuổi lao động

+ Quỹ tích lũy và quỹ tiêu dùng

+ Quần áo

+ Nghỉ ngơi, giải trí

+ Mức độ tự do của con người

+ Bảo hiểm xã hội

Nói chung, khi xem xét mức sống, cần phải tính toán theo các chỉ tiêu kinh tế xã
hội, cũng như việc đánh giá sự tiêu dùng của cải vật chất và tinh thần, các điều kiện xã
hội của lao động, trình độ bảo đảm xã hội cho người lao động, sức khỏe của người lao
động,... Bản chất kinh tế của mức sống là ở chỗ, mức sống liên quan không chỉ đối với
bản thân người lao động mà còn nằm trong sự tương quan với tiêu dùng của người
dân. Mức sống của người dân là mức sống được tính cho một người dân hoặc một hộ
gia đình. Mức sống của người lao động là yếu tố quyết định đến mức sống của người
dân. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chung nhất mức sống của người dân là:

- Mức độ tiêu dùng của cải vật chất, dùng cho tiêu dùng cá nhân về sản phẩm vật
chất, những công việc phục vụ phải trả tiền và không phải trả tiền.

- Mức độ thỏa mãn về tinh thần như văn hóa, y tế, thể dục thể thao, v.v...

Những chỉ tiêu này được xem xét trong mối quan hệ với trình độ và cơ cấu của
nhu cầu và mức độ thu nhập của người dân.

5.3.2. Mức sống tối thiểu


Mức sống tối thiểu được hiểu là khối lượng hàng hóa tiêu dùng và công việc
phục vụ cho phép thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần cơ bản nhất của dân cư trong

67
việc sử dụng quỹ tiêu dùng tối thiểu của gia đình. mức sống tối thiểu được xác định
như là chỉ tiêu khối lượng và cơ cấu tiêu dùng đối với những của cải, vật chất và công
việc phục vụ quan trọng nhất ở mức độ cho phép tối thiểu, đảm bảo cho sự phát triển
tâm lý xã hội và thể chất của trẻ em.

Mức sống tối thiểu được coi là cơ sở quan trọng nhất của việc hoạch định các
chính sách xã hội. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, mức sống tối thiểu được tính
theo các nhóm dân cư, cho phép tiêu dùng của cải, vật chất và công việc phục vụ quan
trọng nhất, thể hiện trong tiền lương, tiền hưu, học bổng phù hợp với khả năng của
nền kinh tế. mức sống tối thiểu được thể hiện rõ nét trong chỉ tiêu quỹ mức sống tối
thiểu.

Quỹ mức sống tối thiểu được tính toán là giá trị khối lượng sản phẩm, hàng hóa
hoặc công việc phục vụ tối thiểu đủ sống, bao gồm cả những chi phí thuế và những chi
phí bằng tiền bắt buộc khác, còn được gọi là ngân sách tối thiểu. Ngân sách tối thiểu
là cơ sở cho việc định hướng mục tiêu và điều kiện khủng hoảng kinh tế, lạm phát và
sự giảm sút mức sóng dân cư. các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng: Con người
không thể tồn tại một cách bình thường được khi nhu cầu tối thiểu không được thỏa
mãn, hậu quả là dẫn đến tổn hại sức khỏe và khả năng lao động. Sự lựa chọn đầy đủ
nhất (trong hình thái giá trị và hiện vật) của cải vật chất và tinh thần được biểu hiện ở
chi tiêu quỹ tiêu dùng tối thiểu. Quỹ tiêu dùng tối thiểu là sự cân đối giữa thu nhập và
chi tiêu, Nó cho phép xác định rõ nhất giá trị cuộc sống của nhóm dân cư với thu nhập
tối thiểu. Chính vì vậy, chỉ tiêu này cần dựa trên những mức có căn cứ khoa học về ăn,
mặc, về các hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ quan trọng nhất. Bởi vậy, quỹ tiêu dùng tối
thiểu chính là giá trị bằng tiền đảm bảo tái sản xuất bình thường sức lao động của
người lao động và những hoạt động bình thường của những người không có khả năng
lao động. Việc đảm bảo xã hội tối thiểu thường thay đổi và phục vụ vào điều kiện của
cải vật chất và tài chính của Nhà nước nhằm có thể duy trì sức lao động của các nhóm
dân cư yếu thế. Hệ thống đảm bảo nhà nước đối với những người không có khả năng
lao động đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thu nhập và mức sống, bao
gồm lương hưu, các khoản trợ cấp xã hội đối với thương binh, người tàn tật, trẻ em.
Bộ phận lớn nhất của đảm bảo xã hội là người về hưu, người tàn tật mất sức trong

68
trường hợp đó là chủ gia đình. Tiền hưu, trợ cấp học bổng là các khoản trả tiền từ các
quỹ xã hội và các công việc không phải trả tiền tạo thành một bộ phận trong thu nhập
của công dân, được gọi là đảm bảo xã hội. Nó có thể biểu hiện dưới hình thái hiện vật
(hàng hóa và công việc phục vụ) hoặc bằng tiền (đóng góp vào hoặc lấy ra) được thực
hiện trong sự thống nhất chung.

Mức sống tối thiểu và quỹ mức sống tối thiểu như là một công cụ chính sách xã
hội của Nhà nước nhằm làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách xã hội cụ thể;
định hướng có mục tiêu trong việc điều chỉnh thu nhập và nhu cầu của nhóm dân cư
yếu thế, ít được bảo đảm; làm cơ sở cho việc đánh giá nguồn tài chính và vật chất cần
thiết cho việc thực hiện chương trình xã hội trước mắt và trong tương lai, phát hiện ra
những trợ giúp vật chất cho tầng lớp dân cư ít được đảm bảo; làm luận cứ cho việc trả
công lao động tối thiểu, tiền lương hưu cho người già.

Việc sử dụng mức sống tối thiểu trong việc hoạch định chính sách xã hội cụ thể
đặc biệt quan trọng trong tình trạng kinh tế xã hội suy thoái hoặc kém phát triển, được
đặc trưng bởi thu nhập thực tế thấp và sự khan hiếm các hàng hóa tiêu dùng thiết yếu.
Trong điều kiện như thế khả năng tài chính và vật chất cho việc thực hiện chính sách
xã hội và trong những chương trình xã hội có mục tiêu của Nhà nước đối với nhóm
dân cư thu nhập thấp có nhiều hạn chế. Cách tính toán mức độ tối thiểu và quỹ tiêu
dùng tối thiểu theo ngành và nhóm ngành phục vụ cho việc soạn thảo ra các thông số
về mức thu nhập cần thiết nhằm tái sản xuất sức lao động trong các thỏa ước lao động
tập thể, phù hợp với thang bảng lương theo ngành và vùng.

Khi xây dựng quỹ mức sống tối thiểu gia đình cần tính đến những nhân tố khách
quan quyết định sự khác nhau về mức độ chi tiêu của một người và của cả gia đình.
Khi tăng quy mô gia đình các chi tiêu có thể sẽ giảm bớt. Ví dụ, nếu hai người cùng
sống trong một phòng thì số tiền trả thuê phòng giảm đi hai lần so với khi thuê riêng
hai phòng.

Để hình thành mức sống tối thiểu giữa các dân tộc người ta thường sử dụng các
phương pháp khác nhau, như thống kê (mức sống tối thiểu được hình thành từ mức
thu nhập của 10% - 20% nhóm dân cư thu nhập thấp nhất), định mức (trên cơ sở tính
toán mức có căn cứ khoa học) những nhu cầu đảm bảo tái sản xuất bình thường sức
69
lao động và sự phát triển tinh thần của người lao động, thống kê khẩu phần ăn và các
chi phí theo nhu cầu chung; Tiến hành điều tra xã hội học về mức thu nhập tối thiểu
cần thiết, nguồn đảm bảo mức sống tối thiểu. Ngoài ra, có thể sử dụng một phương
pháp khác xác định mức sống tối thiểu như "ngưỡng nghèo". trong quá trình tính toán
mức sống tối thiểu, người ta thường sử dụng phương pháp, trong đó xác định giá trị
khối lượng lương thực, thực phẩm riêng biệt, sau đó tính mức sống tối thiểu đủ theo
khối lượng và giá trị lương thực thực phẩm.

Nhờ các phương pháp định mức trong việc xác định mức sống tối thiểu cho phép
cấu trúc một cách đầy đủ nhất quỹ tiêu dùng tối thiểu, tính toán giá trị và cấu trúc
"giỏ" tiêu dùng cần thiết cho việc đảm bảo tái sản xuất và phát triển sức lao động, cân
nhắc sự phân biệt theo vùng về giá trị cuộc sống dân cư. Phương pháp phổ biến nhất
được sử dụng hiện nay là phương pháp thống kê định mức mức sống tối thiểu. Chính
phương pháp này đóng vai trò cơ sở cho việc tính toán mức sống tối thiểu. Những
thông tin cần thiết cho việc tính toán là nhu cầu lương thực thực phẩm dùng để tính
mức sống tối thiểu do viện dinh dưỡng soạn thảo, bao gồm những thông tin về thành
phần hóa học và giá trị năng lượng, khẩu phần ăn và những tổn thất của lương thực,
thực phẩm trong quá trình chế biến, số liệu về chất prôtit và các acid amin không thể
thay thế được. Sự hình thành "giỏ" hay "rổ" lương thực, thực phẩm tối thiểu cho
những nhóm dân cư khác nhau được thực hiện với yêu cầu đáp ứng được các nhu cầu
cơ bản nhất về ăn và năng lượng theo từng nhóm dân cư và phù hợp với phong tục tập
quán của họ trong "giỏ lương thực thực phẩm".

Cơ cấu tài chính mức sống tối thiểu, không kể đến những chi phí cho ăn bao
gồm những chi phí những hàng hóa và công việc phục vụ bắt buộc phải trả tiền như
sản phẩm ăn, nhà ở, quần áo mặc, y tế và giáo dục,...

Trong quá trình tính toán, để dễ dàng hơn người ta thường dùng giá trị trung
bình của các nhóm sản phẩm.

5.3.3. Phương pháp đánh giá mức sống


Để đánh giá mức sống dân cư người ta sử dụng phương pháp thống kê về mức
sống dân cư thông qua nghiên cứu quỹ tài chính gia đình. Mục đích nghiên cứu là

70
nhằm nhận được những thông tin thống kê kinh tế về mức sống của các nhóm và các
tầng lớp dân cư khác nhau, cụ thể là:

- Phân biệt được sự thay đổi cấu trúc thu nhập và những chỉ tiêu theo nhu cầu
của dân cư.

- Phản ánh sự khác nhau về điều kiện phúc lợi vật chất theo hộ gia đình và việc
làm của các thành viên trong gia đình.

- Xác định được vai trò và nguồn gốc hình thành nên thu nhập và mức độ sử
dụng của thu nhập, phân chia theo nhu cầu tiêu dùng.

- Phân biệt rõ dân cư theo mức thu nhập.

- Phương pháp tiến hành nghiên cứu là xác định các nhu cầu trực tiếp của các
thành viên trong gia đình và báo cáo ghi chép bổ sung vì thu nhập nhận được và chi
tiêu cho nhu cầu. Chương trình nghiên cứu ngân quỹ gia đình là hệ thống tính toán cân
đối giữa thu nhập và chi tiêu (tiền và hiện vật) trong gia đình theo tháng. Thông qua
phương pháp phỏng vấn, thăm dò, hoặc những ghi chép, thu nhập và chi phí hàng
ngày có thể thấy được thực tế thu chi của gia đình - yếu tố cần thiết và quan trọng cho
việc nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu ngân quỹ gia đình người ta thường dùng
những khái niệm sau:

- Thu nhập bằng tiền được tính toán theo chủ hộ hoặc từng thành viên riêng biệt
theo mỗi tháng. Thu nhập bằng tên của người chủ gia đình bao gồm: Tiền lương từ lao
động làm thuê và thu nhập khác từ người chủ doanh nghiệp; bộ phận thu nhập từ đầu
tư, v.v... Ngoài ra, trong cấu thành thu nhập bằng tiền của chủ gia đình còn bao gồm:
Tiền trợ cấp, lương hưu, học bổng, phần thưởng và các trợ cấp khác dưới hình thức
thu nhập thường xuyên.

- Tiền lương và các khoản thu nhập có tính chất lương. Nó là tổng số tiền công
lao động của tất cả các thành viên trong gia đình, nhận được dưới hình thức tiền tệ,
bao gồm thu nhập từ các hoạt động lao động, bao gồm tiền lương cơ bản, tiền cho thời
gian không lao động theo luật định, tiền thưởng, trợ cấp, phụ cấp v.v...

71
- Thu nhập từ công việc tự làm, thu nhập của chủ gia đình dưới hình thức tiền tệ,
nhận được từ công việc của tự mình làm (hoạt động lao động cá nhân), cũng như từ
hoạt động kinh doanh thường xuyên hoặc ngẫu nhiên và không phụ thuộc vào hoạt
động chuyên nghiệp.

- Chi phí cho công việc nội trợ, bao gồm chi phí cho tiêu dùng và những chi phí
không gắn với tiêu dùng.

Chi phí không gắn với tiêu dùng, bao gồm thuế thu nhập, các đóng góp đảm bảo
xã hội, các khoản đóng góp bảo hiểm, các khoản chi tiêu vào quà tặng, những khoản
tiền được chuyển vào các công việc nội trợ. Trong nhóm này, không tính các khoản
phụ thêm vào bộ phận dành dụm, tiết kiệm, số lượng tiền đưa vào đầu tư hoặc các
khoản vay mượn, cho vay và chi cho các hoạt động tài chính khác. Khác với chi phí
không gắn với tiêu dùng, chi phí tiêu dùng bao gồm tổng số chi phí cho các hàng hóa
và công việc phục vụ cho kinh tế gia đình hoặc các thành viên riêng biệt trong gia
đình. Trong phạm trù này, các chi phí không bao gồm thuế trực tiếp, khấu trừ lương
hưu theo mãn hạn công tác và các loại khác thuộc về bảo đảm xã hội, tiền gửi vào
ngân hàng, các khoản khấu trừ thuê nhà ở, đóng góp bảo hiểm cuộc sống, việc chuyển
tiền dưới các hình thức tiền mặt và chi phí cho những lợi ích cá nhân không phải là
những thành viên trong gia đình và lãi cho vay. Các dịch vụ giáo dục, y tế và các dịch
vụ khác không phải trả tiền, không được tính vào chi phí này.

5.3.4. Yếu tố cơ bản tác động đến mức sống

Bất cứ nền sản xuất nào cũng nhằm cải thiện và nâng cao đời sống của người
dân - nguồn bổ sung nhân lực quan trọng nhất cho nền sản xuất xã hội, mà đời sống
của người dân lại được phản ánh chủ yếu thông qua hai phạm trù thu nhập và mức
sống dân cư. Thu nhập và mức sống dân cư là hai phạm trù độc lập xong có mối quan
hệ mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau: Thu nhập cao sẽ dẫn đến mức sống cao và
ngược lại mức sống cao là cơ sở tạo ra thu nhập ở mức cao hơn. Nói đến thu nhập là
nói đến khả năng nâng cao đời sống của người lao động, còn mức sống nói lên trạng
thái thực tế đời sống người dân đạt đến mức độ nào (cả trong hiện tại và tương lai).
Giữa khả năng và hiện thực đó cần xem xét các nhân tố tác động tới việc nâng cao thu
nhập và mức sống dân cư. Có thể nêu lên một số nhân tố cơ bản như sau:
72
Mức tăng trưởng kinh tế

Đây là nhân tố có tác động quyết định tới việc nâng cao thu nhập và mức sống
dân cư. Thật vậy, sản phẩm sản xuất ra càng nhiều do tăng trưởng kinh tế sẽ làm càng
tăng thu nhập, đồng thời cũng tăng khả năng thỏa mãn nhu cầu của dân cư (mức
sống). Sự tăng trưởng kinh tế được biểu hiện thông qua mức và tốc độ tăng GDP. 

Tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trước hết, tăng cường
các nguồn vốn đầu tư cho sản xuất. Theo kinh nghiệm của các nước, đặc biệt là nước
công nghiệp mới (NIC), muốn tăng trưởng kinh tế nhanh phải thu hút các nguồn vốn
đầu tư trong và ngoài nước, trong đó vốn đầu tư trong nước mang tính quyết định.
Thứ hai, chính sách đối với khoa học công nghệ. Tiến bộ khoa học kĩ thuật công nghệ
là nhân tố quyết định tới việc nâng cao năng suất lao động và cải thiện điều kiện làm
việc của người lao động. Chính việc nâng cao năng suất lao động là điều kiện tiên
quyết cho việc nâng cao mức sống vật chất và tạo cơ hội cho người lao động nâng cao
trình độ thỏa mãn nhu cầu về mặt tinh thần.

Thứ ba, chính sách tạo việc làm cho người lao động. Con đường để nâng cao
tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, bên cạnh việc chịu sự tác động của năng
suất lao động mà còn phụ thuộc vào quy mô của nguồn lực. Bởi vậy, việc huy động
nguồn nhân lực tham gia vào nền sản xuất xã hội theo hướng tạo thêm ngày càng
nhiều việc làm sẽ làm tăng thêm tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân.

Sự phát triển của thị trường lao động

Các nhà nghiên cứu kinh tế đã chỉ ra rằng, thị trường là phương thức tốt nhất để
tổ chức các hoạt động kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, người sử dụng lao động
và người lao động phải lựa chọn cho mình những lợi ích tối đa có thể có. Người sử
dụng lao động phải tính toán sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất bằng cách
nào, còn người lao động cũng phải lựa chọn làm thuê cho ai, thu nhập cũng như điều
kiện lao động thế nào v.v... Chính sự lựa chọn đó đã tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa
các bên tham gia thị trường lao động và người lao động cũng như người sử dụng lao
động tìm cho mình cách có thể đạt được lợi ích cao nhất, và đó cũng là con đường
nâng cao thu nhập và mức sống của người lao động, của dân cư.

73
Sự phát triển của hệ thống giáo dục và đào tạo, tăng cường đầu tư vào vốn nhân lực

Các nhà kinh tế chỉ ra rằng vốn nhân lực ngày càng cao khả năng đưa lại lợi ích
càng lớn. Người lao động đầu tư vào vốn nhân lực, làm tăng giá trị sức lao động của
bản thân mình, tạo ra cơ hội tăng nhanh thu nhập. Người sử dụng lao động đầu tư vào
vốn nhân lực, một mặt làm tăng thêm thu nhập cho người lao động, mặt khác, người
lao động được đào tạo sẽ tạo ra lượng giá trị mới lớn hơn nhiều so với giá trị của
chính bản thân họ. Lượng giá trị tăng thêm đó góp phần làm tăng thêm thu nhập của
người sử dụng lao động. Những điều đó đều dẫn đến làm tăng khả năng thu nhập và
mức sống của người lao động. Con đường để nâng cao vốn nhân lực chỉ có thể là giáo
dục và đào tạo.

Hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội

Tăng trưởng kinh tế mới chỉ tạo điều kiện để nâng cao đời sống vật chất của
người lao động. Những người lao động không chỉ cần thoả mãn nhu cầu vật chất mà
còn cần thỏa mãn nhu cầu tinh thần. Các chính sách xã hội như xóa đói giảm nghèo,
bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội, việc làm, thất nghiệp, phòng chống tệ nạn xã hội,
v.v... nhằm đảm bảo duy trì và phát triển nguồn nhân lực cho sản xuất, một mặt, tạo ra
một xã hội trong sạch lành mạnh, mặt khác, góp phần nâng cao mức độ thỏa mãn nhu
cầu vật chất và tinh thần của người dân.

Khai thác khả năng tiềm tàng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
trong các doanh nghiệp

Đây được coi là nhân tố quan trọng nhất trong việc nâng cao mức sống và thu
nhập của người lao động vì mọi chiến lược, chủ trương phát triển kinh tế cuối cùng
phụ thuộc vào việc triển khai trong thực tiễn và khả năng thực hiện của người lao
động trong điều kiện lao động cụ thể. Những khả năng tiềm tàng cơ bản trong các đơn
vị kinh tế thường bao gồm khả năng hoàn thiện tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và
nâng cao năng lực của đội ngũ lao động quản lý.

74

You might also like