You are on page 1of 21

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM


Môn học: GIỚI THIỆU NGÀNH TÀI CHÍNH

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG


TY BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: ThS. HUỲNH QUỐC KHIÊM

Sinh viên thực hiện:


NGUYỄN THỊ DUYÊN
NGUYỄN HỒNG HOA
TRỊNH NGỌC TRÚC LINH
NGUYỄN LƯƠNG ĐÌNH NGUYỄN
PHAN THỊ DIỄM QUỲNH
TRẦN HOÀNG BẢO TRÂN

Lớp: D05 - Nhóm: 7


TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023
LỜI CAM ĐOAN
Chúng em là :
 NGUYỄN THỊ DUYÊN – MSSV : 030138220070
 NGUYỄN HỒNG HOA – MSSV : 030138220133
 TRỊNH NGỌC TRÚC LINH – MSSV : 030138220204
 NGUYỄN LƯƠNG ĐÌNH NGUYỄN – MSSV : 030138220267
 PHAN THỊ DIỄM QUỲNH – MSSV : 030138220348
 TRẦN HOÀNG BẢO TRÂN – MSSV : 030137210576
Cam đoan bài tiểu luận nhóm: Thực trạng hoạt động của các công ty bảo
hiểm tại Việt Nam.
Giảng viên hướng dẫn: ThS. HUỲNH QUỐC KHIÊM
Bài tiểu luận này là sản phẩm của riêng chúng em, các kết quả phân tích có tính
chất độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ
nội dung này ở bất kỳ đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong bài tiểu luận được
chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của chúng
em.

TP. Hồ Chí Minh, ngày ___ tháng ___ năm ___


Sinh viên thực hiện Sinh viên thực hiện Sinh viên thực hiện
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Sinh viên thực hiện Sinh viên thực hiện Sinh viên thực hiện
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
ST Mức độ hoàn Ghi
Thành viên Công việc
T thành chú
1. Nội dung chương 2
1 Nguyễn Thị Duyên (phần 4)
2. Làm PPT

1. Nội dung chương 3


2 Nguyễn Hồng Hoa (phần 1 )
2. Thuyết trình
1. Nội dung chương 3
3 Trịnh Ngọc Trúc Linh (phần 2)
2. Thuyết trình
1. Nội dung chương 2
Nguyễn Lương Đình
4 (phần 3)
Nguyễn
2. Làm PPT

Phan Thị Diễm 1. Nội dung chương 1


5
Quỳnh 2. Chỉnh sửa Word

1. Nội dung chương 2


6 Trần Hoàng Bảo Trân (phần 1, 2)
2. Chỉnh sửa Word)
 Người phân công và đánh giá: Nguyễn Hồng Hoa (nhóm trưởng)
 Xác nhận của các thành viên:
Sinh viên xác nhận Sinh viên xác nhận Sinh viên xác nhận
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Sinh viên xác nhận Sinh viên xác nhận Sinh viên xác nhận
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Bảng phân công công việc
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ TÌM HIỂU....................................1
1.1. TÓM TẮT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
BẢO HIỂM.................................................................................................................1
1.2. KHÁI NIỆM CÔNG TY BẢO HIỂM...............................................................1
1.3. CÁC NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM...........................1
1.3.1. Marketing và phân phối sản phẩm.............................................................1
1.3.2. Thẩm định bảo hiểm (Underwriting)..........................................................2
1.3.3. Hoạt động đầu tư..........................................................................................2
Chương 2: NỘI DUNG CHÍNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM......2
2.1. CÁC CÔNG TY KINH DOANH BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM....................2
2.1.1. Doanh nghiệp Nhà nước...............................................................................2
2.1.2. Công ty cổ phần............................................................................................2
2.1.3. Công ty liên doanh........................................................................................2
2.1.4. Công ty 100% vốn nước ngoài.....................................................................3
2.1.5. Tổ chức bảo hiểm tương hỗ.........................................................................3
2.2. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM...............................3
2.2.1. Kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm........................................................3
2.2.2. Quản lý quỹ và đầu tư vốn...........................................................................3
2.2.3. Hoạt động đầu tư tài chính..........................................................................4
2.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP . .5
2.3.1. Thống kê kết quả hoạt động kinh doanh................................................... 5
2.3.2. Đánh giá hoạt động kinh doanh từng loại hình bảo hiểm năm 2022.......7
2.4. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI CÁC CÔNG TY KINH DOANH BẢO
HIỂM ..........................................................................................................................8
2.4.1. Cơ hội khi kinh doanh bảo hiểm.................................................................8
2.4.2. Thách thức khi kinh doanh bảo hiểm.........................................................9
Chương 3: NHẬN XÉT CHUNG CỦA NHÓM.........................................................9
3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TY BẢO HIỂM TẠI
VIỆT NAM.................................................................................................................9
3.1.1. Mặt tích cực...................................................................................................9
3.1.2. Mặt hạn chế.................................................................................................10
3.2. ĐỀ RA PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT
TRIỂN TRONG VIỆC KINH DOANH BẢO HIỂM...........................................10
3.2.1. Phương hướng ...........................................................................................10
3.2.2. Giải pháp ....................................................................................................11
Danh mục tài liệu tham khảo
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ TÌM HIỂU
1.1. TÓM TẮT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
BẢO HIỂM
1.1.1. Giai đoạn trước khi có hoạt động kinh doanh bảo hiểm (năm 1993)
Bảo hiểm xã hội là chế độ được hình thành và phát triển sớm nhất tại Việt Nam,
ghi nhận lần đầu trong Hiến pháp năm 1946. Khi đất nước bị chia cắt, tại miền Bắc
chỉ có duy nhất Bảo Việt, còn tại miền Nam thì các công ty trong và ngoài nước xuất
hiện hàng loạt.
Từ sau 1975, đất nước thống nhất, Bảo Việt là tổng công ty bảo hiểm duy nhất
do Nhà nước quản lý, hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế thống nhất toán ngành,
có chi nhánh hầu hết các tỉnh.
1.1.2. Từ sau 1993 đến trước khi có luật kinh doanh bảo hiểm (tháng 12/2000)
Ngày 18/12/1993 Chính phủ ban hành Nghị định 100/CP về kinh doanh bảo
hiểm đã mở ra bước phát triển mới cho ngành bảo hiểm Việt Nam. Khi Chính phủ
công nhận bảo hiểm là một ngành kinh doanh thực thụ thì hoạt động bảo hiểm tại Việt
Nam có nhiều khởi sắc hơn.
1.1.3. Từ sau khi có luật kinh doanh bảo hiểm đến nay
Luật kinh doanh bảo hiểm sau khi được Quốc Hội thông qua và ban hành vào
ngày 22/12/2000 đã đánh dấu cho việc hình thành hành lang pháp lý cho hoạt động
kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO vào tháng
11/2007, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ hơn theo
xu hướng hội nhập.
1.2. KHÁI NIỆM CÔNG TY BẢO HIỂM
Công ty bảo hiểm (insurance company) là định chế tài chính cung cấp nhiều loại
hình bảo hiểm khác nhau để bảo vệ cá nhân và doanh nghiệp, chống lại những rủi ro
về tổn thất tài chính bằng cách thu một mức phí bảo hiểm nhất định.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 6 Bộ Luật kinh doanh bảo hiểm 2023, Bộ Tài Chính
là cơ quan quản lý tập trung thống nhất và xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh
doanh bảo hiểm của các công ty bảo hiểm. Bên cạnh đó, các công ty bảo hiểm cũng
được đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của Hiệp Hội Bảo Hiểm Việt Nam (Insurance
Association of Vietnam – IAV), Ủy Ban Dịch vụ Tài chính, …
1.3. CÁC NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM
1.3.1. Marketing và phân phối sản phẩm
Đây được xem là nghiệp vụ quan trọng nhất. Công ty bảo hiểm thực hiện phân
phối sản phẩm bảo hiểm bằng các hình thức: phân phối trực tiếp, đại lý bảo hiểm
(mang tính truyền thống và quan trọng nhất), hoạt động môi giới bảo hiểm, phân phối

1
bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng. Các công ty bảo hiểm sẽ phụ thuộc vào loại hình
sản phẩm và đối tượng khách hàng để chọn lựa được phương thức phân phối.
Ví dụ: Bảo hiểm nhân thọ thì đại lý bảo hiểm là kênh phân phối chủ yếu quan trọng
nhất.
1.3.2. Thẩm định bảo hiểm (Underwriting)
Thẩm định bảo hiểm là một quá trình phân loại, đánh giá và lựa chọn rủi ro của
công ty bảo hiểm. Có nhiệm vụ: nhận diện rủi ro, đánh giá rủi ro một cách chính xác,
sau đó đưa ra các quyết định thẩm định. Gồm hai bước cơ bản: xác định rủi ro và phân
loại rủi ro.
1.3.3. Hoạt động đầu tư
Thể hiện rõ vai trò trung gian tài chính, giúp tăng doanh thu, lợi nhuận và là
tiền đề giúp công ty bảo hiểm tăng năng lực cạnh tranh qua việc tăng khả năng giảm
phí và tăng bảo tức cho các chủ hợp đồng.
Chương 2: NỘI DUNG CHÍNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM
2.1. CÁC CÔNG TY KINH DOANH BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM
Thông qua Luật kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được phân chia
gồm:
2.1.1. Doanh nghiệp Nhà nước
Bảo hiểm dầu khí Việt Nam ( PVI)
PVI được mệnh danh là công ty bảo hiểm chuyên ngành được thành lập đầu
tiên, trực thuộc Tổng công ty dầu khí Việt Nam (PetroVietNam). Các sản phẩm hướng
tới hai dối tượng chính là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Gói bảo
hiểm cho khách hàng cá nhân: Bảo hiểm con người, Bảo hiểm du lịch, bảo hiểm ô tô
xe máy, bảo hiểm nhà tư nhân và chung cư. Gói bảo hiểm khách hàng doanh nghiệp:
bảo hiểm dầu khí, bảo hiểm tàu, bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm trách nhiệm và bảo
hiểm khác.
2.1.2. Công ty cổ phần
Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO)
Được mệnh danh là Công ty cổ phần bảo hiểm đầu tiên, ra đời vào ngày
15/06/1999. Những công trình bảo hiểm có trị giá lên đến hàng trăm triệu USD cụ thể
là Diamond Plaza, Deawoo, trung tâm HITC,… Công ty cũng đảm nhiệm bảo hiểm
cho hàng triệu người lao động, học sinh, sinh viên trong sản xuất, học tập.
2.1.3. Công ty liên doanh
Công ty bảo hiểm phi nhân thọ Bảo Minh – CMG.
Liên doanh bảo hiểm nhân thọ riêng biệt ở Việt Nam là giữa Bảo Minh với
CMG – Colonial Mutual Group (Tập đoàn bảo hiểm to nhất ở Úc). Công ty được
Chính phủ Việt Nam cho phép đầu tư vào cuối tháng 10 năm 1999, với khoản vốn điều
2
lệ ban đầu là 6 triệu USD, hiện nay đã tăng lên 125 triệu USD (giá trị thực góp là 12,2
triệu đô). Bảo Minh đang ngày càng khẳng định một trong những doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ có sức cạnh tranh cao và đang chiếm được vị thế ngày một rõ ràng
trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam.
2.1.4. Công ty 100% vốn nước ngoài.
Công ty TNHH bảo hiểm Prudential.
Prudential là tập đoàn bảo hiểm nhân thọ lớn nhất nước Anh và cũng là một
trong những tập đoàn bảo hiểm nhân thọ lớn nhất thế giới, quản lý hơn 250 tỷ USD và
khoảng 21.000 nhân viên trên toàn cầu. Prudential khai trương văn phòng đại diện thứ
nhất tại Việt Nam từ năm 1995 và được chính phủ cấp giấy phép đầu tư vào tháng
10/1999.
2.1.5. Tổ chức bảo hiểm tương hỗ
Dựa vào Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm tại Việt Nam, tổ chức bảo hiểm tương hỗ
được hiểu như là tổ chức ra đời có tư cách pháp nhân được và để kinh doanh bảo hiểm
với mục đích nhằm giúp đỡ và tương trợ với nhau giữa các thành viên của tổ chức.
Những thành viên đồng thời là bên mua bảo hiểm, và cũng là chủ sở hữu. Mọi hoạt
động và thành lập của tổ chức bảo hiểm tương hỗ đều phụ thuộc vào những quy định
mà Chính phủ đề ra.
2.2. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM
2.2.1. Kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm
Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được quyền bán bảo hiểm dưới
các hình thức: thông qua các đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm; trực tiếp; thông qua
đấu thầu; các hình thức phù hợp với quy định pháp luật.
Trong kinh doanh tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được quyền chuyển
một phần trách nhiệm nhận bảo hiểm đến một hay nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác
nhưng không được nhượng tất cả trách nhiệm bảo hiểm đã nhận trong một hợp đồng
bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác để hưởng hoa hồng tái bảo hiểm.
2.2.2. Quản lý quỹ và đầu tư vốn
- Quản lý quỹ: Trong thời gian hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải duy trì
mức vốn điều lệ đã đóng góp cao hơn hoặc bằng với mức vốn đã quy định. Khoản tiền
mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập với mục tiêu thanh toán cho những trách
nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các giao dịch bảo hiểm đã giao
kết.
- Đầu tư vốn: Các khoản vốn điều lệ, quỹ dự trữ tự nguyện, quỹ dự trữ bắt buộc,
các khoản lãi năm trước chưa được sử dụng và các khoản quỹ được sử dụng để đầu tư
hình thành từ lợi tức để lại của doanh nghiệp, nguồn vốn không được sử dụng từ dự
phòng nghiệp vụ bảo hiểm là khoản nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm.
3
2.2.3. Hoạt động đầu tư tài chính
- Đầu tư tài chính là các quá trình sử dụng nguồn lực tài chính để đầu tư vào các
sản phẩm tài chính với mục đích tạo ra nguồn thu nhập và lợi nhuận dựa trên cơ sở
thời gian và khả năng chịu rủi ro của chủ thể.
- Có 5 hình thức đầu tư bao gồm: Đầu tư vào trái phiếu, đầu tư vào cổ phiếu, cho
vay có thế chấp, đầu tư bất động sản, gửi tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng.
+ Đầu tư vào trái phiếu: Là hình thức đầu tư chủ yếu của các doanh nghiệp
bảo hiểm, do hình thức đầu tư này có lãi suất cao hơn lãi tiền gửi ở các tổ chức tín
dụng, và an toàn hơn so với đầu tư vào cổ phiếu. Năm 2007, hình thức đầu tư vào trái
phiếu Chính Phủ chiếm 55,38% giá trị đầu tư của toàn thị trường bảo hiểm Việt Nam
và trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh chiếm 1,99%.
+ Đầu tư vào cổ phiếu thường có lợi tức cao hơn đầu tư vào trái phiếu nhưng
rủi ro đem lại cao hơn. Năm 2007, tỷ trọng đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu doanh
nghiệp không có bảo lãnh chỉ chiếm 8,97% tổng giá trị đầu tư của các doanh nghiệp
bảo hiểm.
+ Cho vay có thế chấp: là một trong những hình thức đầu tư của doanh nghiệp
bảo hiểm vừa mang lại tỷ suất lợi nhuận tương đối cao lại vừa đảm bảo tính an toàn.
Năm 2007, giá trị đầu tư cho vay chiếm 0,19% tổng giá trị đầu tư của các doanh
nghiệp bảo hiểm Việt Nam.
+ Đầu tư bất động sản một mặt mang lại lợi nhuận trực tiếp cho doanh nghiệp
bảo hiểm. Mặc dù, đầu tư vào bất động sản góp phần duy trì sự ổn định giá trị của
danh mục đầu tư, nhưng bất động sản là một loại tài sản có tính thanh khoản thấp, khả
năng chuyển hóa thành tiền mặt chậm. Năm 2007, đầu tư bất động sản chỉ chiếm
0,46% danh mục đầu tư của toàn thị trường bảo hiểm Việt Nam.
+ Gửi tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng: là hình thức đầu tư đơn giản và an
toàn nhất. Đồng thời hình thức này cũng tạo ra tính thanh khoản ngắn hạn cho các
doanh nghiệp bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm phi nhân thọ. Năm 2007, đầu tư dưới
hình thức gửi tiết kiệm chiếm 21,85% tổng giá trị đầu tư của các doanh nghiệp bảo
hiểm Việt Nam.
+ Doanh nghiệp bảo hiểm có thể có các hình thức đầu tư khác như góp vốn
liên doanh chiếm 1,77%, ủy thác đầu tư chiếm 8,02%, khác chiếm 1,37%,…

4
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu đầu tư của các Công ty Bảo hiểm Việt Nam.
(Đơn vị tính: %)

(Nguồn: Cục quản lý giám sát bảo hiểm Việt Nam)

2.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
BẢO HIỂM
2.3.1. Thống kê kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.1. Tổng doanh thu phí bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm
giai đoạn 2019 - 2022
Đơn vị tính: (tỷ đồng)
Năm 2019 2020 2021 2022
Bảo hiểm nhân thọ 107.793 127.560 157.349 178.269
Bảo hiểm phi nhân thọ 52.387 57.102 57.609 67.608
Tổng 160.180 184.662 214.958 245.877
(Nguồn: Tạp chí điện tử về tài chính, 2019 - 2022)

Biểu đồ 2.2 Tổng doanh thu phí bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm
giai đoạn 2019-2022
Đơn vị tính: (tỷ đồng)

5
(Nguồn: Tạp chí điện tử về tài chính, 2019 - 2022)
Nhận xét:
Trong năm 2020, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tăng 18,3% và doanh thu phí
bảo hiểm phi nhân thọ tăng 9%. Ta có thể thấy tổng doanh thu phí bảo hiểm năm 2020
tăng 17.15% so với năm 2019.
Năm 2021, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tăng 23,35% và phi nhân thọ tăng
0,88% so với năm 2020. Và tổng doanh thu phí bảo hiểm tăng khoảng 16,4%.
Năm 2022, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tăng 13,29%, doanh thu phí bảo
hiểm phi nhân thọ tăng 17,36%. Cho thấy tổng doanh thu phí bảo hiểm đã tăng lên
khoảng 14,38% so với năm 2021.
Bảng 2.2. Tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm giai đoạn 2019-2020
Đơn vị tính: (tỷ đồng)
Năm 2019 2020 2021 2022
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ 364.932 456.454 605.349 694.083
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ 89.447 95.949 104.653 117.229
Tổng tài sản 454.379 552.403 710.002 811.312
(Nguồn: Tạp chí điện tử về tài chính, 2019 - 2022)
Nhận xét:
Trong năm 2020, tổng tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tăng 25,07%
và doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tăng 7,3%. Ta có thể thấy tổng tài sản doanh
nghiệp bảo hiểm năm 2020 tăng 21,57% so với năm 2019.
Trong năm 2021, tổng tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tăng 32,61%
và doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tăng 9,07% so với năm 2020. Ta có thể thấy
tổng tài sản doanh nghiệp bảo hiểm năm 2021 tăng trưởng 28,53%.

6
Trong năm 2022, tổng tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tăng 14,65%
và doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tăng 12,01%. Ta có thể thấy tổng tài sản
doanh nghiệp bảo hiểm năm 2022 tăng 14,26% so với năm 2019.
Bảng 2.3. Thống kê doanh thu khác của các doanh nghiệp bảo hiểm
giai đoạn 2019-2020
Đơn vị tính: (tỷ đồng)
Năm 2019 2020 2021 2022
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu 89.345 113.523 152.484 162.814
Tổng đầu tư trở lại nền kinh tế 376.555 460.457 577.069 656.000
Chi trả quyền lợi bảo hiểm 44.006 48.223 49.561 64.000
(Nguồn: Tạp chí điện tử về tài chính, 2019 - 2022)
Kết luận chung: Sự tăng của tổng doanh thu phí bảo hiểm, tổng tài sản, và
thống kê doanh thu khác của các doanh nghiệp bảo hiểm từ 2019-2022 có ý nghĩa to
lớn. Sự tăng trưởng này thể hiện sức mạnh và tăng trưởng của ngành bảo hiểm trong
thời kỳ này và còn phản ánh sự tăng cường niềm tin của khách hàng, có thể do nhận
thức về quan trọng của bảo hiểm trong bối cảnh rủi ro gia tăng.
Sự tăng trưởng cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp để mở rộng quy mô hoạt
động và phát triển. Ngành bảo hiểm có thể sử dụng nguồn lực tài chính từ doanh thu
để đầu tư vào công nghệ mới, nâng cấp dịch vụ, và mở rộng sang các thị trường mới.
2.3.2. Đánh giá hoạt động kinh doanh từng loại hình bảo hiểm năm 2022
Bảng 2.4. Kết quả kinh doanh loại hình bảo hiểm phi nhân thọ năm 2022
Đơn vị tính: (tỷ đồng)
Tỷ
Doanh Bồi Tỷ lệ bồi thường
Tiêu chí trọng
thu thường (%)
(%)
Bảo hiểm sức khỏe 22.414 33,2% 7.222 32,2%
Bảo hiểm xe cơ giới 18.101 26,8% 9.015 49,8%
Bảo hiểm tài sản thiệt hại 7.805 11,5% 2.404 30,8%
Bảo hiểm cháy nổ 9.509 14,1% 2.123 22,3%
Bảo hiểm hàng hóa vận
3.183 4,7% 759 23,9%
chuyển
Bảo hiểm thân tàu 2.801 4,1% 1.051 37,5%
Các nghiệp vụ bảo hiểm
1.432 5,6% - -
khác
(Nguồn: Tạp chí điện tử về tài chính, 2022)
Nhận xét:

7
Bảo hiểm phi nhân thọ năm 2022 trải qua một năm đầy năng động với sự tăng
trưởng đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo hiểm tài sản và rủi ro. Sự đổi mới trong
sản phẩm và dịch vụ là điểm nổi bật, phản ánh sự linh hoạt và sẵn sàng đáp ứng nhanh
chóng với nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Về Bảo hiểm nhân thọ năm 2022:
Tổng số hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đang có hiệu lực khoảng 13,92 triệu hợp
đồng, tăng 5,45% so với năm 2021, trong đó số hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khai thác
mới đạt 3,4 triệu hợp đồng (giảm khoảng 4,2% so với số lượng hợp đồng khai thác
mới của năm 2021).
Năm 2022, khai thác mới xấp xỉ 1,24 triệu hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư
chung (giảm khoảng 20% so với 2021) với phí khai thác mới đạt 21.841 tỷ đồng (giảm
khoảng 14%), trong khi dòng bảo hiểm liên kết đầu tư đơn vị đạt trên 747 nghìn hợp
đồng số hợp đồng khai thác mới (tăng 57% so với 2021) với doanh thu phí đạt khoảng
21,7 nghìn tỷ đồng (tăng trên 31%).
Các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cũng
có sự tăng trưởng tốt, với trên 383 nghìn hợp đồng khai thác mới trong năm 2022,
doanh thu phí đạt trên 642 tỷ đồng, tăng trưởng 15,4%. Trong năm 2022, các doanh
nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã chi trả quyền lợi bảo hiểm tổng cộng khoảng 40.600 tỷ
đồng.
2.4. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI CÁC CÔNG TY KINH DOANH BẢO
HIỂM
2.4.1. Cơ hội khi kinh doanh bảo hiểm
- Trong thời đại phát triển công nghệ như hiện nay các công ty có xu hướng hiện
đại hóa kết hợp với các công nghệ hiện đại trong quá trình kinh doanh bảo hiểm của
mình nhằm đơn giản hóa, linh hoạt xử lý nghiệp vụ qua đó có thể tối đa hóa lợi nhuận
và mở rộng quy mô kinh doanh.
- Nhận thức về nhu cầu, tác dụng của bảo hiểm ngày một nâng cao: Ngày nay
chất lượng cuộc sống của mọi người được nâng cao vì biết quan tâm tới vấn đề bảo vệ
sức khỏe hay tài chính cho bản thân và gia đình do đó nhu cầu tham gia bảo hiểm tăng.
Đây chính là thời cơ tốt cho ngành bảo hiểm phát triển các dòng sản phẩm khác nhau,
đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng.
- Cơ hội phát triển danh tiếng, độ nhận diện của doanh nghiệp thì tăng trải
nghiệm khách hàng là một điều đáng để chú trọng trong hoạt động của công ty, từ đó
tạo nên uy tín và sự tin cậy của khách hàng đối với doanh nghiệp trên thị trường bảo
hiểm.
- Đặc biệt, trong giai đoạn giãn cách, khách hàng không còn bị giới hạn trong
một nền tảng duy nhất. Từ các trang web đến ứng dụng điện thoại thông minh, các
8
cuộc trò chuyện trực tiếp, họ có xu hướng chọn kênh phù hợp nhất với nhu cầu của
mình. Họ muốn có những trải nghiệm đơn giản và liền mạch. Các công ty bảo hiểm
Việt Nam đã đa dạng hóa kênh phân phối thông qua hợp tác với các công ty thương
mại điện tử, Fintechs, và Insurtechs và phát triển kênh bán hàng online (theo SSI
Research).
2.4.2. Thách thức khi kinh doanh bảo hiểm
- Mức độ cạnh tranh trong ngành ngày càng gia tăng: Sự cạnh tranh gay gắt
trong ngành (hạ phí bảo hiểm, tăng phần trợ cấp cho các đại lý, mở rộng điều khoản
bảo hiểm…) đã khiến các doanh nghiệp bị giảm hiệu quả kinh doanh và tăng trưởng
chậm lại. Hầu hết các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn HOSE và HNX (trừ BVH)
đều chủ yếu mạnh về bảo hiểm phi nhân thọ. Trong mảng nhân thọ, thị phần của các
công ty bảo hiểm nước ngoài như Manulife, Prudential, AIA… là rất lớn.
- Vấn đề trục lợi bảo hiểm: Tự gây thương tích để trục lợi bảo hiểm, trục lợi bảo
hiểm con người còn biểu hiện ở nhiều hình thức đa dạng như có bệnh hiểm nghèo
trước khi mua bảo hiểm nhưng không kê khai; thay đổi thông tin nhân thân đi khám
bệnh, phát hiện ra bệnh thì đi mua bảo hiểm; làm giả hồ sơ y tế để trục lợi…
- Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao: Nguyên nhân chính đến từ việc số lượng
các trường đại học, học viện có chuyên ngành đào tạo về bảo hiểm không nhiều và
việc đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm tại các trường đại học nhìn chung vẫn mang tính lý
thuyết. Đặc biệt, việc thiếu hụt nhân sự có kỹ năng chuyển đổi số cũng là một bài toán
nan giải đối với các doanh nghiệp bảo hiểm hiện nay, cản trở việc đánh giá rủi ro có
thể gặp phải liên quan đến bảo mật thông tin, dữ liệu.
- Xu hướng lãi suất giảm: ảnh hưởng đến triển vọng ngành, ngoài khó khăn ở
mảng kinh doanh chính là bảo hiểm thì xu hướng lãi suất giảm cũng sẽ tác động tới lợi
nhuận của các doanh nghiệp trong ngành, kể cả mảng nhân thọ và phi nhân thọ.
- Việc lạm phát ngày một tăng, có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận ngành bảo hiểm
thông qua các kênh như yêu cầu bồi thường, chi phí, thu nhập đầu tư và bảng cân đối
kế toán. Trong đó, kênh yêu cầu bồi thường là chịu tác động mạnh nhất do lạm phát
dẫn đến chi phí bồi thường cao hơn, làm xói mòn lợi nhuận. Sự gia tăng lạm phát càng
đột ngột thì tác động càng nghiêm trọng do phí bảo hiểm không thể điều chỉnh được.
Chương 3: NHẬN XÉT CHUNG CỦA NHÓM
3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TY BẢO HIỂM TẠI
VIỆT NAM
3.1.1. Mặt tích cực
Đứng trước những biến đổi qua từng thời kỳ lịch sử - xã hội Việt Nam nói
chung và thị trường Bảo hiểm nói riêng, ngày càng nhiều các doanh nghiệp tham gia
vào quá trình hoạt động doanh nghiệp làm cho thị trường doanh nghiệp diễn ra sôi
9
động và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Thông qua việc phân tích sự thành công, một
mặt đã phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm Việt Nam đang ở
mức khá cao so với thế giới và khu vực. Sự tăng trưởng mạnh mẽ đó đã làm cho số
vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng lên và theo đó khả năng giữ lại
phí bảo hiểm trong nước cũng được nâng lên tương ứng. Khả năng tài chính và uy tín
của các công ty bảo hiểm trong nước ngày càng lớn mạnh. Điều đó, phản ánh doanh
thu phí bảo hiểm cao và ổn định.
Các công ty bảo hiểm Việt Nam cũng đang tích cực hợp tác, giúp đỡ nhau cùng
có lợi. Đặc biệt, sự ra đời của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đại diện cho các doanh
nghiệp cũng thể hiện những bước tiến tích cực của bảo hiểm Việt Nam.
Như vậy có thể nói, ngành bảo hiểm tuy mới thực sự phát triển trong vài năm gần đây
song cũng đã và đang phát triển với tính ổn định tương đối cao, từng bước hình thành
một thị trường tài chính lành mạnh ở nước ta.
3.1.2. Mặt hạn chế
Bên cạnh đó, cũng cần phải nhận thấy rằng, thị trường bảo hiểm của Việt Nam
vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Năng
lực hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm vẫn còn khá nhiều
hạn chế. Công tác giải quyết bồi thường chưa được thực hiện tốt, chưa đảm bảo tối đa
quyền lợi của khách hàng khi gặp thiệt hại. Các sản phẩm bảo hiểm tuy đã đa dạng
hơn trước, nhưng vẫn còn hạn chế, chưa phát triển trong nhiều lĩnh vực quan trọng như
thiên tai, nông nghiệp, tín dụng và rủi ro tài chính, hoạt động hành nghề y dược, luật
sư… Hoạt động kinh doanh bảo hiểm thời gian qua cũng bộc lộ nhiều hạn chế như
cạnh tranh không lành mạnh, đầu tư chưa hiệu quả, các công ty trong nước thiếu cả
kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật chuyên nghành lẫn khả năng ứng dụng công nghệ thông
tin, Các công ty trong nước mặc dù có tiềm lực tài chính mạnh nhưng vẫn còn yếu và
thiếu so với các công ty nước ngoài. Hiện tượng cạnh tranh dựa trên quan hệ, giảm phí
còn phổ biến. Thị trường chứng khoán hoạt động còn yếu kém chưa linh hoạt đã làm
cho hoạt động các công ty bảo hiểm đạt hiệu quả chưa cao.
3.2. ĐỀ RA PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT
TRIỂN TRONG VIỆC KINH DOANH BẢO HIỂM
3.2.1. Phương hướng
- Đẩy mạnh chiến lược phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm
2030: Ngành bảo hiểm Việt Nam đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của Chính
phủ, thông qua việc Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm
Việt Nam đến năm 2030. Chính phủ đặt ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng doanh thu cung
cấp sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng đạt bình quân 10%/năm trong giai đoạn

10
2023-2030. Phí bảo hiểm bình quân đầu người vào năm 2025 kỳ vọng đạt mức 3 triệu
đồng và vào năm 2030 là khoảng 5 triệu đồng.
- Hoàn thiện, phát triển các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm và tập trung vào việc
phát triển các loại hình còn nhiều tiềm năng khai thác. Hiện nay, chiến lược “đa dạng
hóa sản phẩm” được hầu hết công ty thực hiện nhằm phục vụ được nhiều nhu cầu khác
nhau của nhiều đối tượng khách hàng hơn. Chiến lược này có ý nghĩa rất lớn vì nó
giúp mở rộng thị phần, đồng thời giúp mở rộng phạm vi hoạt động của ngành bảo
hiểm. Chính điều đó đã góp phần đưa bảo hiểm đến gần hơn với các cá nhân, tổ chức
trong xã hội.
- Xã hội hóa hoạt động bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội theo chiều hướng giảm
nhẹ gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.
- Đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm với nhiều hình
thức sở hữu, trong đó đóng vai trò chủ đạo là doanh nghiệp Nhà nước.
Theo hướng phát triển mới, các doanh nghiệp nhà nước sẽ không được dùng vốn
Nhà nước để thành lập thêm các công ty bảo hiểm chuyên ngành hoặc các doanh
nghiệp bảo hiểm mới. Các doanh nghiệp Nhà nước hiện tại sẽ được sắp xếp lại nhằm
mục đích nâng cao năng lực tài chính, đồng thời giúp giữ vững thị trường lớn ở thị
trường trong nước và tiến đến việc tham gia vào thị trường bảo hiểm khu vực và quốc
tế.
3.2.2. Giải pháp
* Về phía Nhà nước: Tăng cường công tác quản lý nhà nước như tạo lập và duy
trì một môi trường kinh doanh an toàn, bình đẳng, ổn định và thuận lợi. Bên cạnh đó
cần có những chủ trương đổi mới phương thức và nâng cao năng lực quản lý và thực
hiện các chính sách vĩ mô hiệu quả và tích cực,… Xây dựng hệ thống văn bản pháp lý
thống nhất và đầy đủ: Nghiên cứu soạn thảo và thông qua Luật Cạnh tranh; tạo cơ chế
và chính sách ưu đãi, tạo môi trường thuận lợi để phát triển hoạt động bảo hiểm thông
qua việc khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ, hưởng các chính sách
ưu đãi khi cung cấp dịch vụ bảo hiểm trong một số lĩnh vực nhất định,...
*Về phía các công ty bảo hiểm: Nâng cao hơn nữa tính cạnh tranh, năng lực của
các công ty bảo hiểm bằng cách tự tạo dựng một vị thế vững chắc, duy trì và mở rộng
thị phần, tạo niềm tin ở khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm và không ngừng nâng cao
chất lượng dịch vụ; chú trọng đến việc chăm sóc khách hàng. Bên cạnh đó, tăng cường
đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên; nắm
bắt, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ,…
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại như quảng bá các sản phẩm và xây dựng
hình ảnh của công ty; đa dạng hóa các kênh phân phối; tiếp cận khách hàng qua thư
trực tiếp hoặc internet,…Tăng cường hợp tác trong nước, quốc tế.
11
* Về phía các tổ chức khác: Cần nhận thức rõ ràng hơn nữa về tầm quan trọng
của bảo hiểm; tích cực, chủ động mua bảo hiểm; chú trọng mua bảo hiểm ở công ty
trong nước vừa tiết kiệm vừa dễ giao dịch, góp phần phát triển nền bảo hiểm ở Việt
Nam,...

12
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Diệu Anh (2016), Giáo trình bảo hiểm, NXB. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Định,
Trường đại học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh.
2. Ánh Dương (2022), Cơ hội phát triển của ngành bảo hiểm năm 2022,
<https://cafef.vn/co-hoi-phat-trien-cua-nganh-bao-hiem-nam-2022-
20220517133939204.chn, NXB. Nhịp sống kinh tế, [19/05/2022].
3. Công ty cổ phần PVI (2013), Hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013,
<http://www.pvi.com.vn>, NXB. Công ty cổ phần PVI, [21/07/2013]
4. Đăng Linh (2023), Khó khăn ‘bủa vây’ ngành bảo hiểm!, <Khó khăn 'bủa vây'
ngành bảo hiểm !-Tạp chí Kinh tế Sài Gòn (thesaigontimes.vn)>, NXB. Kinh tế
Sài Gòn Online, [26/08/2023].
5. Đinh Ngọc Linh; Ths. Trần Thị Quỳnh Hoa 28/01/2019, Cơ hội và thách thức
của ngành bảo hiểm trong bối cảnh Việt Nam gia nhập CPTPP, <Cơ Hội Và
Thách Thức Của Ngành Bảo Hiểm Trong Bối Cảnh Việt Nam Gia Nhập Cptpp
> Cảnh sát Việt Nam (hoinhapkinhte.gov.vn)>, NXB. Viện Chiến lược và Chính
sách tài chính, [28/01/2019].
6. Duy Hưng (2022), Phát triển thị trường Bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030, <Phát
triển thị trường Bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030 (consosukien.vn) >, NXB.
Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, [25/10/2022].
7. Hồng Nguyên (2023), Ngành bảo hiểm & tiềm năng phát triển trong tương lai,
Ngành bảo hiểm & tiềm năng phát triển trong tương lai - JobsGO Blog , NXB
Theo JobsGO, [16/03/2023]
8. Lê Minh Trường (2023), Công ty bảo hiểm là gì?, <https://luatminhkhue.vn/cong-
ty-baohiem-insurance-company-la-gi.aspx>, NXB. Luật Minh Khuê,
[29/11/2023]
9. PG Insurance bảo hiểm PJICO (2015), PJICO: 20 năm phát triển cùng thị trường
bảo hiểm < https://pjico.com.vn/pjico-20-nam-phat-trien-cung-thi-truong-bao-
hiem.html>, Theo Tạp chí Công thương, [12/07/2015]
10. Thanh Bình (2021), Ngành bảo hiểm ngày càng nhiều khó khăn thách thức, đâu
là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng 6 tháng cuối năm?, <Ngành bảo hiểm ngày
càng nhiều khó khăn thách thức, đâu là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng 6 tháng
cuối năm? (cafef.vn)>, Doanh Nghiệp Tiếp Thị, [11-07-2021].
11. Việt Hưng (2022), Nghịch lý với ngành bảo hiểm Việt Nam < Nghịch lý với
ngành bảo hiểm Việt Nam | TheLEADER>, TheLEADER diễn đàn của các nhà
quản trị, [07/07/2022].
12. VietstockUpdater và MetaStock (2023), Góc nhìn đầu tư 2023: Ngành bảo hiểm -
Đề kháng tốt với tình trạng lãi suất cao, <Góc nhìn đầu tư 2023: Ngành bảo hiểm
- Đề kháng tốt với tình trạng lãi suất cao | Vietstock>, Bộ phận Phân tích Doanh
nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock [03/02/2023].

You might also like