You are on page 1of 27

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM


Môn học: GIỚI THIỆU NGÀNH TÀI CHÍNH

THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH


VỰC NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: ThS. PHẠM THANH NHẬT

Sinh viên thực hiện: Nhóm 5


LƯƠNG GIA BẢO
NGUYỄN HOÀNG MỸ DUYÊN
TRẦN NGUYỄN GIA HÂN
LÊ THỊ TUYẾT MAI
NGUYỄN HOÀNG NGỌC NHI
NGUYỄN ĐỖ LỆ QUYÊN
NGUYỄN THANH THÚY
NGUYỄN THỊ NGỌC UYÊN
Lớp: D03
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022

LỜI CAM ĐOAN


Chúng em là :
 LƯƠNG GIA BẢO – MSSV: 030136200046
 NGUYỄN HOÀNG MỸ DUYÊN – MSSV: 030136200105
 TRẦN NGUYỄN GIA HÂN – MSSV: 030136200177
 LÊ THỊ TUYẾT MAI – MSSV: 030136200316
 NGUYỄN HOÀNG NGỌC NHI – MSSV: 030136200433
 NGUYỄN ĐỖ LỆ QUYÊN – MSSV: 030136200520
 NGUYỄN THANH THÚY – MSSV: 030136200622
 NGUYỄN THỊ NGỌC UYÊN – MSSV: 030136200732
Cam đoan bài tiểu luận nhóm: Thực trạng chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân
hàng tại Việt Nam
Giảng viên hướng dẫn: ThS. PHẠM THANH NHẬT
Bài tiểu luận này là sản phẩm của riêng chúng em, các kết quả phân tích có tính
chất độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ
nội dung này ở bất kỳ đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong bài tiểu luận được
chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của chúng
em.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 06 năm 2022

Sinh viên thực hiện Sinh viên thực hiện


(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

LƯƠNG GIA BẢO NGUYỄN HOÀNG MỸ DUYÊN

Sinh viên thực hiện Sinh viên thực hiện


(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
TRẦN NGUYỄN GIA HÂN LÊ THỊ TUYẾT MAI

Sinh viên thực hiện Sinh viên thực hiện


(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

NGUYỄN HOÀNG NGỌC NHI NGUYỄN ĐỖ LỆ QUYÊN

Sinh viên thực hiện Sinh viên thực hiện


(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

NGUYỄN THANH THÚY NGUYỄN THỊ NGỌC UYÊN


DANH SÁCH ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC NHÓM 5

STT Thành viên Mức độ hoàn thành

1 Lương Gia Bảo

2 Nguyễn Hoàng Mỹ Duyên

3 Trần Nguyễn Gia Hân

4 Lê Thị Tuyết Mai

5 Nguyễn Hoàng Ngọc Nhi

6 Nguyễn Đỗ Lệ Quyên

7 Nguyễn Thanh Thúy

8 Nguyễn Thị Ngọc Uyên

 Người phân công và đánh giá: Nguyễn Hoàng Ngọc Nhi

 Xác nhận của các thành viên:


Sinh viên xác nhận Sinh viên xác nhận
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

LƯƠNG GIA BẢO NGUYỄN HOÀNG MỸ DUYÊN

Sinh viên xác nhận Sinh viên xác nhận


(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

TRẦN NGUYỄN GIA HÂN LÊ THỊ TUYẾT MAI


Sinh viên xác nhận Sinh viên xác nhận
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

NGUYỄN HOÀNG NGỌC NHI NGUYỄN ĐỖ LỆ QUYÊN

Sinh viên xác nhận Sinh viên xác nhận


(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

NGUYỄN THANH THÚY NGUYỄN THỊ NGỌC UYÊN


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH SÁCH ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ CHUYỂN
ĐỔI SỐ......................................................................................................................... 2
1.1. Cách mạng công nghiệp 4.0.............................................................................................2
1.1.1 Khái niệm..............................................................................................................................2
1.1.2. Đặc điểm...............................................................................................................................2
1.1.3. Hội nhập tại Việt Nam..........................................................................................................3
1.2. Chuyển đổi số trong ngân hàng........................................................................................4
1.2.1. Khái niệm.............................................................................................................................4
1.2.2. Tính năng..............................................................................................................................5
1.2.3. Vai trò...................................................................................................................................5
Chương 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC NGÂN
HÀNG TẠI VIỆT NAM..............................................................................................6
2.1. Bối cảnh chuyển đổi số....................................................................................................6
2.1.1. Tại Việt Nam.........................................................................................................................6
2.1.2. Trên thế giới.........................................................................................................................7
2.2. Cơ hội của ngành ngân hàng khi tham gia chuyển đổi số................................................9
2.3. Thách thức của ngân hàng khi tham gia chuyển đổi số.................................................10
2.3.1. Thách thức..........................................................................................................................10
2.3.2. Khó khăn.............................................................................................................................12
Chương 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
NÂNG CAO NĂNG LỰC CHUYỂN ĐỔI SỐ.........................................................12
3.1. Bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới..............................................................12
3.1.1. Tại Mỹ................................................................................................................................12
3.1.2. Tại Hàn Quốc.....................................................................................................................13
3.1.3. Tại Trung Quốc..................................................................................................................13
3.2. Một số giải pháp đề xuất................................................................................................14
KẾT LUẬN................................................................................................................16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Đã hơn 10 năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, giờ đây khi nền kinh tế đã
dần phục hồi và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự giao thoa, hòa quyện của
các công nghệ số - vật lý - sinh học có tác động cực lớn và phát triển theo cấp số nhân;
có thể làm thay đổi hoàn toàn cách thức sống của con người, làm việc, điều hành xã
hội và đang tác động mạnh mẽ tới chính sách phát triển của các quốc gia,… thì các
ngân hàng phải chạy đua hết sức để vươn lên để đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng
gay gắt này.

Tại hội thảo “Ngân hàng số: Xoay chuyển thách thức thành cơ hội bứt tốc” được tổ
chức vào đầu năm 2021, thông tin cho thấy Việt Nam có cơ hội lớn để phát triển ngân
hàng số, điển hình là: Trên 50% dân số sở hữu smartphone, 130 triệu thuê bao di động,
dân số dưới tuổi 35 chiếm trên 50%, thuê bao internet khoảng 67%, thời gian sử dụng
smartphone trung bình 1 ngày của người Việt là 2 giờ, tăng trưởng thương mại điện tử
đạt tốc độ 30%/năm, dân số trưởng thành không được tiếp cận với các dịch vụ ngân
hàng gần 50%...(Minh Hoàng, 2021). Ngoài ra trong khoảng thời gian 3 năm vừa qua,
đại dịch Covid19 đã tác động sâu sắc đến người dân, doanh nghiệp trên quy mô toàn
cầu, đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số ở một số ngành nói chung và ngành ngân hàng
nói riêng. Trong bối cảnh trên, đòi hỏi các ngân hàng phải chuyển đổi số nhanh chóng,
chuyển dịch sang các dịch vụ số (digital services) để nâng cao hiệu quả vận hành số
hóa và tự động hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Vậy chuyển đổi số là gì? Thực trạng tại Việt Nam như thế nào? Những cơ hội và thách
thức ngân hàng phải đối mặt khi tham gia chuyển đổi số? Bài học kinh nghiệm và đề
xuất để nâng cao năng lực? Và đó cũng chính là nội dung của bài tiểu luận này, từ đó
chúng ta có thể có được một cái nhìn tổng quát tình hình chuyển đổi số lĩnh vực ngân
hàng tại Việt Nam.

Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng với kiến thức còn hạn chế cũng như kinh nghiệm
thực tế chưa nhiều, đề tài thảo luận của chúng em không tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong nhận được sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của thầy.

1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ CHUYỂN
ĐỔI SỐ

1.1. Cách mạng công nghiệp 4.0

1.1.1 Khái niệm

Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư là giai đoạn phát triển tri thức, trong đó ranh
giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học đang bị xóa nhòa (Schwab, 2016).
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được hình thành trên nền tảng các thành tựu của
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công
nghệ; là sự tích hợp của nhiều loại hình công nghệ và những thành tựu mới của nhiều
lĩnh vực nghiên cứu vật lý, hóa học, sinh học làm xóa nhòa đi ranh giới giữa các lĩnh
vực khoa học này. Trong đó thì đặc trưng của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư công
nghệ nền tảng là công nghệ số, các lĩnh vực mũi nhọn là trí tuệ nhân tạo, công nghệ
thông tin, Internet kết nối vạn vật, công nghệ nano, công nghệ in 3D…

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam đang làm thay đổi nhanh chóng
nền công nghiệp với đầy đủ các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, tự động hóa,
kết nối internet,... Bên cạnh đó, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có những tác động
lớn đến ngành ngân hàng. Trước hết, công nghệ sẽ giúp hệ thống ngân hàng giảm chi
phí từ 30-80% tùy theo công việc. Thứ hai, hệ thống ngân hàng sẽ nâng cao năng lực
cạnh tranh, nâng cao chất lượng kiểm soát, đặc biệt là quản lý rủi ro. Thứ ba, một số
người lo ngại công nghệ sẽ làm giảm việc làm nhưng điều này cũng không cần quá lo
lắng vì các ngân hàng có cơ hội tiếp cận cơ hội kinh doanh mới, tạo cơ hội việc làm
mới như công nghệ thông tin, an toàn thông tin. Cuối cùng, tăng khả năng tham gia
vào chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực, tham gia vào hệ sinh thái điện tử kết hợp tài
chính, y tế, bảo hiểm, du lịch, giáo dục, thương mại, thanh toán và kinh doanh bất
động sản. 

1.1.2. Đặc điểm

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã mở ra một kỷ nguyên mới về công nghệ:

Sự kết hợp giữa hệ thống ảo và thực thể: Cách mạng công nghiệp 4.0 đặc trưng
bởi sự hợp nhất không có ranh giới giữa các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật số, vật lý và

2
sinh học. Công nghiệp 4.0 tạo điều kiện tạo ra các nhà máy thông minh. Trong các nhà
máy thông minh máy móc và quy trình sản xuất có thể tự động hóa và tối ưu hóa.

Có tốc độ và quy mô phát triển đột phá: Những đổi mới, sáng tạo công nghệ diễn
ra trên mọi lĩnh vực với tốc độ nhanh chóng đã thúc đẩy tạo ra một thế giới được số
hóa, tự động hóa và càng trở nên thông minh hiệu quả hơn.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ có tác động mạnh mẽ tới tất cả mọi
mặt đời sống, kinh tế, xã hội và môi trường ở tất cả các cấp từ toàn cầu, từng khu vực,
từng quốc gia đến từng doanh nghiệp, các nhân…

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với đặc trưng cơ bản là trí tuệ nhân tạo và điều
khiển học có bước phát triển vượt bậc cho phép con người kiểm soát từ xa mọi thứ,
không giới hạn về không gian, thời gian; tương tác nhanh hơn, tốt hơn và chính xác
hơn, kết nối, thông minh, tự động hóa. Áp dụng được sự biến bộ trong khoa học kỹ
thuật vào cuộc sống và sản xuất. Tốn ít sức lao động của con người.

1.1.3. Hội nhập tại Việt Nam

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng theo cấp số
nhân đang làm thay đổi bối cảnh toàn cầu và có tác động ngày càng lớn đến Việt Nam.
Tất cả mọi người đều có lợi vì hàng hóa, dịch vụ sẽ đa dạng, phong phú, giá cả phải
chăng hơn. Tuy nhiên, trong trung hạn, nhiều lao động sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là lao
động ít kỹ năng hơn, vì vậy tác động của tự động hóa đang gia tăng ở các nước phát
triển. Việt Nam nếu tận dụng tốt cơ hội và vượt qua thách thức sẽ có khả năng thu hẹp
khoảng cách phát triển với các nước tiên tiến hơn, sớm thực hiện mục tiêu trở thành
nước công nghiệp đúng hướng.

Về lĩnh vực nông nghiệp, tiến bộ công nghệ được ứng dụng theo nhiều cách khác
nhau trong lĩnh vực nông nghiệp ở các nền kinh tế phát triển thông qua việc tăng
cường sử dụng công nghệ và tự động hóa trong sản xuất nhằm tăng năng suất (đóng
góp trực tiếp) hay thông qua việc sử dụng ICT (công nghệ thông tin truyền thông) như
một công cụ hỗ trợ người nông dân đưa ra các quyết định (đóng góp gián tiếp).

Về lĩnh vực công nghiệp, việc ứng dụng công nghệ cao rất phổ biến trong các
ngành công nghiệp. Ở các nền kinh tế công nghiệp hóa, công nghệ được sử dụng theo
nhiều cách khác nhau để thúc đẩy hiệu suất và tăng năng suất. Dù trong điều kiện nào

3
thì các chính sách về giáo dục và đào tạo cũng giúp cho lực lượng lao động sẵn sàng
tham gia vào các ngành công nghiệp mục tiêu bằng cách hỗ trợ họ tiếp thu các kiến
thức và công nghệ từ khắp nơi trên thế giới và chuyển hóa thành các sản phẩm mới và
tinh tế hơn.

Về lĩnh vực dịch vụ, việc sử dụng các thiết bị di động và mức độ tiếp cận internet
rộng rãi ngày càng gia tăng đã thay đổi về cơ bản thế giới việc làm. Sự xuất hiện của
nền kinh tế tạm thời, nền tảng số, việc làm tự do và thương mại điện tử đã tạo ra những
hình thức việc làm mới có thể được thực hiện từ xa. Chúng cũng góp phần đáng kể vào
việc mở rộng thị trường ngoài phạm vi biên giới bằng cách kết nối con người với số
lượng ngày càng gia tăng.

Về lĩnh vực ngân hàng, những tiến bộ về kỹ thuật công nghệ đang làm thay đổi
cấu trúc, phương thức hoạt động và cung cấp nhiều dịch vụ hiện đại của hệ thống ngân
hàng, hình thành những sản phẩm dịch vụ tài chính mới, tạo thuận lợi cho người dân
trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiết kiệm được chi phí giao dịch. Nền
tảng công nghệ để trao đổi thông tin và thực hiện các giao dịch giữa ngân hàng với
khách hàng hoàn toàn diễn ra trên môi trường mạng internet. Những tiến bộ từ cuộc
Cách mạng công nghiệp 4.0 là bàn đạp giúp các ngân hàng trong nước phát triển và
cạnh tranh với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và trên thế giới trong điều kiện
nắm bắt, thích nghi và thay đổi kịp thời đối với xu thế công nghệ mới.

1.2. Chuyển đổi số trong ngân hàng

1.2.1. Khái niệm

Chuyển đổi số được định nghĩa là “một quá trình nhằm mục đích cải thiện một
thực thể bằng cách tạo ra những thay đổi đáng kể đối với các thuộc tính của nó thông
qua sự kết hợp của công nghệ thông tin, máy tính, truyền thông và kết nối” (Vial,
Gregory, 2019). Chuyển đổi số là cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp bất kế quy
mô và ngành nghề. Chuyển đổi số mô tả hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp sử dụng
công nghệ để tối ưu quy trình hiện tại của họ và tăng trải nghiệm của khách hàng nhằm
duy trì tính cạnh tranh và phù hợp trong nền kinh tế mới lấy khách hàng làm trung
tâm.

4
1.2.2. Tính năng

Việt Nam có mức truy cập internet cao, tỷ lệ người dùng điện thoại thông minh
cao và thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng. Tỷ lệ dân số không sử dụng
ngân hàng cao - chỉ 59% dân số Việt Nam có tài khoản ngân hàng chính thức, trong
khi phần còn lại không tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng. Vì thế, dễ dàng tiếp cận
khách hàng mới, mở tài khoản ngân hàng và hợp đồng bảo hiểm thông qua thị trường
di động. Tự động hóa nhiều tác vụ như kiểm tra Biết khách hàng của bạn (KYC),
Chống rửa tiền (AML) và xác minh ID bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến như
Tự động hóa quy trình bằng rô-bốt (RPA) và Trí tuệ nhân tạo.

Ngân hàng số có tất cả các tính năng như một ngân hàng đích thực như: Đăng ký
online; Thanh toán; Chuyển khoản; Vay ngân hàng; Gửi tiết kiệm; Nộp tiền vào tài
khoản; Quản lý tài khoản; Tham gia các sản phẩm đầu tư, bảo hiểm; Tham gia các sản
phẩm đầu tư, bảo hiểm. Đặc biệt, khả năng bảo mật của ngân hàng số là tuyệt đối và
được giám sát chặt chẽ bởi các ngân hàng.

1.2.3. Vai trò

Chuyển đổi số trong ngân hàng là việc tích hợp số hóa và công nghệ số vào mọi
lĩnh vực ngân hàng. Việc tích hợp này sẽ đem lại những ý nghĩa vô cùng to lớn cho sự
phát triển của ngành Ngân hàng không chỉ trong sửa đổi, nâng cấp quy trình kinh
doanh mà còn tối ưu hóa được nhu cầu của khách hàng trong việc sử dụng các dịch vụ
ngân hàng. Cụ thể, chuyển đổi số giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí và hợp lý hóa các
quy trình hoạt động. Sự tích hợp này cũng giúp mang lại trải nghiệm khách hàng dễ
dàng và hấp dẫn hơn. Hơn nữa, chuyển đổi số giúp đẩy mạnh thanh toán điện tử, cơ
hội thúc đẩy sự phát triển ngân hàng số tại Việt Nam. Ngoài ra, chuyển đổi số cũng
mang lại cho khách hàng những giá trị mới, tiết kiệm thời gian, chi phí, tiện lợi, thực
hiện mọi lúc mọi nơi, nhanh chóng và hiệu quả.

5
Chương 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC NGÂN
HÀNG TẠI VIỆT NAM

2.1. Bối cảnh chuyển đổi số

2.1.1. Tại Việt Nam

Theo kết quả khảo sát vào tháng 9/2020 của Ngân hàng Nhà nước, 95% ngân hàng
thương mại đã và đang xây dựng hoặc dự tính sẽ xây dựng chiến lược chuyển đổi số
cho mình, trong đó 39% ngân hàng thương mại đã phê duyệt chiến lược chuyển đổi số;
42% ngân hàng đang xây dựng chiến lược chuyển đổi số. Trong đó, đa số các ngân
hàng thương mại (chiếm 88%) lựa chọn chuyển đổi số cả kênh giao tiếp khách hàng và
nghiệp vụ nội bộ. Một số ngân hàng tiêu biểu cho việc chuyển đổi số tại Việt Nam:

Tại Sacombank, dịch vụ Sacombank eBanking được xây dựng và phát triển đa
kênh (iBanking và mBanking) đã cung cấp hơn 80% sản phẩm dịch vụ của ngân hàng
theo các nhóm dịch vụ và tích hợp các phương thức xác thực đa dạng.

TPBank là ngân hàng Việt đầu tiên chính thức ứng dụng chuyển tiền qua
blockchain và cũng là ngân hàng đầu tiên triển khai trí thông minh nhân tạo với
chatbot, phục vụ việc tương tác hỗ trợ khách hàng 24/7. TPBank triển khai mô hình
ngân hàng LiveBank hoàn toàn tự động giúp khách hàng chỉ mất 3s để nhận diện và
30s để xử lý giao dịch.

Với Vietcombank, đầu năm 2020, ngân hàng này đã thực hiện xong việc chuyển
đổi hệ thống ngân hàng lõi (core banking) cũng như nâng cấp hệ thống máy chủ,
đường truyền, hạ tầng để chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi số hóa toàn ngân hàng.

MBBank đã triển khai tích hợp tất cả các giao dịch ngân hàng và quản lý tài
chính hoàn toàn miễn phí trên app MBBank và Biz MBBank. Hay có thể kể đến những
cái tên tiêu biểu trong việc chuyển đổi số khác như VPBank NEO của VPBank, Ipay
của VietinBank…

Xu hướng dịch chuyển sang sử dụng các kênh số trong dịch vụ ngân hàng của khách
hàng ngày một tăng lên, đa số các ngân hàng đều tin tưởng, trong thời gian tới, tỷ lệ
khách hàng sử dụng kênh số sẽ tăng nhanh.

Tình hình chuyển đối số trong ngân hàng ở Việt Nam:

6
Theo báo cáo gần đây của hãng McKinsey & Company, Việt Nam đang trở thành
một trong những nước có tốc độ phát triển thị trường ngân hàng số cao nhất trong khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương. Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy: Khoảng
95% tổ chức tín dụng đã có hoặc đang trong quá trình xây dựng chiến lược chuyển đổi
số; khoảng 80 tổ chức tín dụng đã cung ứng dịch vụ Internet banking và 44 tổ chức tín
dụng cung cấp dịch vụ Mobile banking; toàn thị trường hiện có hơn 90.000 điểm thanh
toán QR.

Giới chuyên môn đánh giá, ngành Ngân hàng Việt Nam, với vai trò huyết mạch
của nền kinh tế cùng với sự năng động và nhạy bén của mình, đã và đang vận dụng rất
tốt các thành tựu của sự phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là sự phát triển vượt
bậc về trí tuệ nhân tạo - AI và dữ liệu lớn (Big data) vào việc nâng cao hiệu quả kinh
doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, theo thống kê của WB, từ nay đến năm 2030, tầng
lớp trung lưu ở Việt Nam có tốc độ tăng trưởng liên tục ở mức hai con số.

Như vậy, có thể khẳng định, chuyển đổi số đã và đang được ngân hàng thương mại,
các tổ chức tín dụng triển khai quyết liệt, đồng bộ và bước đầu đã đạt được những
thành quả đáng khích lệ.

2.1.2. Trên thế giới

Hoạt động chuyển đổi số của các ngân hàng ở Mỹ bắt đầu từ sự ra đời của
Mobile Banking. Cho đến nay, các ngân hàng tại Mỹ đã ứng dụng thành công AI để
nhận dạng giọng nói khách hàng, tạo ra các trợ lý ảo để tiếp xúc với khách hàng ban
đầu, trả lời các câu hỏi của khách hàng cũng như tư vấn và hướng dẫn khách hàng
trong quá trình giao dịch. Theo CBA (2022), các ngân hàng ở Mỹ đã và đang đầu tư
mạnh mẽ vào công nghệ để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn đặc biệt là sau khi
trải qua đại dịch Covid-19 khiến hành vi của đa số khách hành bị thay đổi, cụ thể:
Nâng cao nền tảng trên Mobile Banking, đẩy mạnh thanh toán điện tử, tăng cường an
ninh mạng và khai thác sức mạnh của AI  hướng tới phục khách hàng tốt hơn. Tập
trung vào việc khai thác và phân tích dữ liệu để trao quyền cho khách hàng đưa ra các
quyết định tài chính sáng suốt. Thông qua tính năng cá nhân hóa thông tin, ngân hàng
sẽ cung cấp bản tóm tắt hành vi chi tiêu, giúp khách hàng lập kế hoạch tiết kiệm và chi
tiêu hợp lý. Chuyển đổi số bằng việc tự động hóa toàn bộ với Chatbot Eric để hỗ trợ
khách hàng trên ứng dụng di động, thành lập các chi nhánh Robot (Robo-branches),
7
lắp đặt hàng loạt máy tính bảng tại các chi nhánh để khách hàng có thể chủ động tự
thực hiện các giao dịch cơ bản mà không cần đến giao dịch viên.

Tại Australia, NAB là một trong những tổ chức tài chính lớn nhất tại Australia.
Trong suốt thời gian qua, NAB đã không ngừng tăng tốc dịch vụ kỹ thuật số cho khách
hàng và mở rộng hỗ trợ khách hàng giao dịch trên các kênh số, và đa số các giao dịch
đều được thực hiện bằng kênh số. NAB đã lựa chọn công ty phần mềm Khoros làm đối
tác công nghệ để hỗ trợ hoạt động chuyển đổi số của ngân hàng, điển hình là nâng cao
khả năng ứng dụng AI, đồng thời chuyển đổi cách thức tương tác giữa ngân hàng với
khách hàng. Chuyển hơn 400 dịch vụ sang công nghệ điện toán đám mây, đảm bảo
những người có quyền truy cập vào dịch vụ của ngân hàng luôn được hoạt động liên
tục, tăng độ bảo mật và quản trị rủi ro cao hơn, từ đó, mang đến cho khách hàng sự tin
tưởng và an toàn khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

Tại Singapore, Ngân hàng số phải được triển khai từ khâu tiếp xúc với khách
hàng cho đến khâu hỗ trợ phía sau, đảm bảo tự động hóa được các quy trình và dịch
vụ, giảm thiểu tác nghiệp của con người. Điểm nổi bật của ngân hàng ở đây chính là
ứng dụng công nghệ thông minh, khả năng bảo mật chắc chắn, đem lại sự an tâm cho
khách hàng. Đặc biệt, người dùng không nhất thiết phải tải ứng dụng ngân hàng về
điện thoại của mình. Thay vào đó, chỉ cần sử dụng nó thông qua Wechat hoặc
Whatsapp kết nối với ngân hàng. Bằng cách trực tiếp đưa ra những câu lệnh như kiểm
tra tài khoản, thanh toán hóa đơn… ngân hàng sẽ tự động thực hiện toàn bộ các giao
dịch một cách nhanh chóng nhất, hỗ trợ khách hàng bằng AI. Bên cạnh đó, để dẫn đầu
thị trường, ngân hàng Singapore cũng đang khám phá các công nghệ mới nổi như 5G,
IoT, công nghệ Blockchain và điện toán lượng. Nhìn chung, các ngân hàng ở đây đều
chú trọng đầu tư nguồn lực tài chính và nhân sự để thực hiện chiến lược chuyển đổi số,
đặc biệt là xây dựng hệ sinh thái số. Tuy nhiên, những thành công trong hoạt động
chuyển đổi số ở Singapore có được, một phần là nhờ vào sự hỗ trợ của Chính phủ.
Thời gian qua, Chính phủ Singapore đã dành sự ưu tiên về ngân sách và cơ chế thuận
lợi để GovTech xây dựng lực lượng mạnh về công nghệ, triển khai, nghiên cứu phát
triển các giải pháp và nền tảng số, đặc biệt cho lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Bên
cạnh đó, Chính phủ Singapore cùng với cơ quan tiền tệ xây dựng hành lang pháp lý và
chính sách hỗ trợ đặc biệt riêng cho các công ty Fintech được hoạt động an toàn và
phát triển hiệu quả.
8
Trong những thập kỷ gần đây, các ngân hàng Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào
khoa học và công nghệ cùng với sự hỗ trợ từ Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách
nhằm phát triển ngân hàng số một cách minh bạch, bảo vệ người sử dụng ứng dụng
ngân hàng số, đẩy mạnh người dân thanh toán số thông qua các chính sách khuyến
khích tiêu dùng, tạo điều kiện cho thanh toán điện tử phát triển thông qua nhiều hình
thức: không ngừng nỗ lực nâng cấp hệ thống Internet với công nghệ hội tụ và khai
phóng đổi mới 5G, WiFi 6 để tạo sức mạnh AI, IoT được ứng dụng mạnh mẽ hơn; tích
cực xây dựng khung pháp lý cho thanh toán điện tử, đảm bảo tối đa hóa lợi ích cho
khách hàng. Đồng thời, những khoản đầu tư này đã dẫn đến sự phát triển của Fintech
và làm thay đổi đáng kể hoạt động của ngân hàng. Trong đó, đầu tư vào Fintech bao
gồm hệ thống thanh toán và bù trừ của ngân hàng, tiền điện tử, cho vay trực tuyến, Big
data, Blockchain, Cloud Computing, AI, nhà tư vấn đầu tư thông minh, hợp đồng
thông minh và các lĩnh vực khác. WeBank (Trung Quốc) đã ứng dụng thành công AI
cho ra các trợ lý ảo để tiếp xúc khách hàng ban đầu, trả lời các câu hỏi của khách hàng
cũng như tư vấn và hướng dẫn. Trường hợp phản hồi dự kiến đưa ra chưa đủ độ tin
cậy, tổng đài viên AI sẽ kết nối với tư vấn viên và tự động ghi nhận câu hỏi cùng câu
trả lời mới để có thể có những câu trả lời chính xác cao cho khách hàng trong những
lần sau. Việc ứng dụng AI trong việc chăm sóc khách hàng cũng được phát triển rộng
rãi tại ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng Xây dựng Trung Quốc cũng đã triển khai
thành công ngân hàng tự động hóa hoàn toàn cùng với Robot Tiểu Long (Xiao Long)
để phục vụ khách hàng, đặc biệt khách hàng có chức năng mở tài khoản mới và giao
dịch ngoại hối trên máy ATM.

2.2. Cơ hội của ngành ngân hàng khi tham gia chuyển đổi số

Mở rộng phạm vi làm việc và cung cấp dịch vụ: Thành tựu của việc chuyển đổi
số đã rút ngắn thời gian và chi phí trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Thêm
vào đó, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, các
ngân hàng lại càng phải nhanh chóng áp dụng chuyển đổi số nhằm tối ưu chi phí, sẵn
sàng làm việc từ xa để tiếp tục duy trì quá trình sản xuất kinh doanh cũng như tạo điều
kiện để khách hàng dễ dàng tiếp cận các dịch vụ tài chính.

Đa dạng hóa sản phẩm: Chuyển đổi số đã giúp ngân hàng đưa ra được các sản
phẩm sáng tạo đột phá mới.

9
Tiếp cận với công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực ngân hàng: Chuyển đổi số tạo
điều kiện cho việc khai thác dữ liệu và thu nhập thông tin. Các phần mềm và hệ thống
thông minh sẽ thay thế công việc thủ công, tự động hóa các quy trình phức tạp, hỗ trợ
các xu hướng dịch vụ thuê ngoài và tái sử dụng nội bộ một số dịch vụ khác. Việc phát
triển hệ thống, vạn vật kết nối trên toàn thế giới sẽ mở ra cơ hội để ngành Ngân hàng
tiếp cận những phần mềm tiện ích với chi phí phù hợp.

Mở rộng mạng lưới và cơ sở khách hàng: Với việc áp dụng các kỹ thuật công nghệ
tiên tiến, các ngân hàng đã xây dựng được các mô hình ngân hàng vô cùng tối ưu. Mô
hình ngân hàng số này cho phép nhanh chóng mở rộng mạng lưới và cơ sở khách
hàng, nhất là đối tượng khách hàng trẻ, có tiềm năng trở thành khách hàng cao cấp
trong tương lai; đồng thời gia tăng năng suất vận hành và kiểm soát chi phí hiệu quả.
Áp dụng AI cũng sẽ giúp khách hàng có những trải nghiệm dịch vụ giống như được
cung cấp bởi con người. Với sự phát triển nhanh chóng của AI trong công nghệ máy
bay không người lái, xe tự lái, các trợ lý ảo trong điện thoại thông minh như Bixby của
Samsung, Siri của Iphone, tương lai các ngân hàng với phần mềm nhận diện giọng nói
sử dụng AI cùng với những sáng tạo Fintech không những giúp ngân hàng mở rộng cơ
sở khách hàng mà còn làm sẽ giúp thay đổi bộ mặt của ngành Ngân hàng trong thời
gian tới.

2.3. Thách thức của ngân hàng khi tham gia chuyển đổi số

2.3.1. Thách thức

Thứ nhất, hoạt động chuyển đổi số đối với ngành Ngân hàng tạo ra thách thức
trong lĩnh vực thanh toán và hoàn thiện hành lang pháp lý, phục vụ hoạt động thanh
toán điện tử. Trong đó, khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách liên quan đến các dịch
vụ, phương tiện thanh toán trực tuyến, điện tử mới, hiện đại, tiền ảo, thẻ ảo, tiền điện
tử,… là những vấn đề mới và phức tạp, cần được tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, sửa
đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu thực tế và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ
thông tin và viễn thông. (Đặng Thị Hồng Nhung, 2022)

Thứ hai, dữ liệu ngân hàng, hiện nay có rất nhiều loại dữ liệu trong hệ thống;
logic nghiệp vụ phức tạp. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu,
khuôn khổ pháp lý hỗ trợ công tác khai thác dữ liệu lớn, bảo đảm an toàn, bảo mật dữ

10
liệu cho khách hàng... chưa đầy đủ. Theo các chuyên gia, phần lớn các ngân hàng vẫn
đang ở giai đoạn đầu của lộ trình triển khai quản trị dữ liệu toàn ngân hàng.

Thứ ba, công nghệ ngân hàng. Hiện nay, công nghệ ngân hàng của nước ta còn
có khoảng cách đáng kể so với trình độ của khu vực và thế giới, hệ thống ngân hàng
lõi ở hầu hết ngân hàng còn tương đối lạc hậu, chưa đủ điều kiện để tích hợp ứng dụng
số hóa dựa trên dữ liệu lớn, hoặc có chuyển đổi nhưng không mua hết các tính năng
của Core Banking hiện đại. 

Thứ tư, an ninh mạng. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, với sự bùng
nổ của công nghệ, như: Big Data, Cloud Services, AI, kết nối vạn vật thông qua
Internet…, các ngân hàng đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro và hiểm họa về mất an
toàn thông tin. Tại Việt Nam, các rủi ro về bảo mật như gian lận, lừa đảo khách hàng,
tấn công mạng vào cơ sở hạ tầng của ngân hàng và dữ liệu người dùng bị rò rỉ đang
tăng lên. Theo khảo sát của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam, hơn 50% các cuộc
tấn công mạng là nhắm vào các tổ chức tài chính, ngân hàng (Hà An, 2020). Bên cạnh
đó, để có được đội ngũ chuyên gia an ninh mạng có hiểu biết về vận hành doanh
nghiệp vẫn còn là thách thức đối với ngân hàng.

Thứ năm, cơ sở hạ tầng. Thời gian qua, hạ tầng cho thanh toán số đã được đầu tư
phát triển mạnh nhưng vẫn thiếu đồng bộ, mới tập trung phát triển mạng lưới, khách
hàng tại khu vực thành thị, hướng tới đối tượng người dân có thu nhập cao, có tài
khoản ngân hàng nên các hệ thống thanh toán hiện chưa phổ cập tới các vùng miền. Hạ
tầng thanh toán số trên di động, như: hóa đơn điện, nước, truyền hình, điện thoại,
Internet, bảo hiểm, tài chính cá nhân, hành chính công... đã được triển khai nhưng
phạm vi chưa tương xứng với tiềm năng thị trường.

Thứ sáu, hành lang pháp lý. Chuyển đổi số rất cần có một hành lang pháp lý đầy đủ,
nhưng đến nay các chuyên gia cho rằng, hành lang pháp lý về Fintech, cho vay ngang
hàng,… còn chưa đầy đủ, cần được ban hành sớm hơn, để tránh hiện tượng thể chế
không bị quá trễ so với yêu cầu thực tại của cuộc sống, từ đó tạo điều kiện xây dựng
hệ sinh thái hoàn chỉnh cho tiến trình chuyển đổi số của ngành Ngân hàng...

11
2.3.2. Khó khăn

Thứ nhất, tiềm lực tài chính của ngân hàng. Để thực hiện quá trình chuyển đổi số,
đòi hỏi ngân hàng phải chi phí rất lớn cho đầu tư vào công nghệ, đào tạo nhân lực, vận
hành, hoàn thiện các ứng dụng,... Theo tờ The Economist, 4 ngân hàng lớn nhất của
Mỹ đang chi tổng cộng hơn 25 tỷ USD mỗi năm để hoàn thiện các ứng dụng khách
hàng và học cách khai thác dữ liệu thông minh hơn. Nhưng hiện nay, tiềm lực tài
chính của các ngân hàng  Việt Nam còn khá hạn chế.

Thứ hai, nguồn nhân lực tham gia chuyển đổi số. Để thực hiện chuyển đổi số, các
ngân hàng rất cần đến nguồn nhân lực có đủ năng lực vận hành, phát triển các sản
phẩm, dịch vụ số trên các nền tảng công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, theo nhận định
chung của các lãnh đạo ngân hàng, số lượng nhân sự có đủ kiến thức, tầm nhìn và kỹ
năng hiện thực hóa công tác chuyển đổi số ngành Ngân hàng tại Việt Nam chưa nhiều,
trong khi thị trường lại rộng, không chỉ các ngân hàng phải số hóa mà các công ty
Fintech, các tổ chức tín dụng khác, các doanh nghiệp cũng rất năng động trong quá
trình số hóa, việc nhân sự nhảy việc là điều không thể tránh khỏi, làm ảnh hưởng đến
quá trình số hóa của từng ngân hàng. (Lương Văn Hải, 2021)

Chương 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT


NÂNG CAO NĂNG LỰC CHUYỂN ĐỔI SỐ

3.1. Bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới

3.1.1. Tại Mỹ

Mỹ là thị trường có ngành Ngân hàng số phát triển bùng nổ và sôi động nhất thế giới.
Đó là thành quả của những bước đổi mới sớm trong việc nhanh chóng đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng của khách hàng cùng với sự phát triển của công nghệ hiện đại.
Theo đó:

JPMorgan Chase là một trong những tổ chức tài chính lớn nhất tại Mỹ, ngân
hàng này đã đẩy mạnh thanh toán điện tử, tăng cường an ninh mạng và khai thác sức
mạnh của AI  hướng tới phục khách hàng tốt hơn. Khảo sát của JPMorgan Chase đối
với 1.500 khách hàng vào cuối năm 2020 cho thấy, 54% người tiêu dùng sử dụng các
công cụ kỹ thuật số khi giao dịch ngân hàng nhiều hơn kể từ đại dịch.

12
Bank of America cũng đạt được những thành công nhất định trong chuyển đổi
số, bằng việc tự động hóa toàn bộ với Chatbot Eric để hỗ trợ khách hàng trên ứng dụng
di động, thành lập các chi nhánh Robot (Robo-branches), lắp đặt hàng loạt máy tính
bảng tại các chi nhánh để khách hàng có thể chủ động tự thực hiện các giao dịch cơ
bản mà không cần đến giao dịch viên (Lê Cẩm Tú, 2021).

Cùng với đó, Mỹ còn là quốc gia có nhiều thành công lớn về mối quan hệ hợp tác giữa
các ngân hàng với công ty Fintech trong hoạt động chuyển đổi số. Theo kết quả nghiên
cứu “LendIt Fintech Bankers Survey” (2020) cho thấy, 58% cán bộ cấp cao tại ngân
hàng ở Mỹ xem việc hợp tác với công ty Fintech là một chiến lược quan trọng của
ngân hàng, 84% người được khảo sát cho rằng, họ sẵn sàng hợp tác với công ty
Fintech đến từ Anh. Các ngân hàng ở Mỹ thực sự xem công ty Fintech như là một cấu
phần không thể thiếu trong kế hoạch phát triển của họ.

3.1.2. Tại Hàn Quốc

Kakao Bank và K Bank là hai ngân hàng đầu tiên ở Hàn Quốc được lựa chọn thí điểm
triển khai ngân hàng số từ năm 2016. Sau hai năm triển khai, hai ngân hàng đã có kết
quả nổi bật trong việc gia tăng khách hàng, thị phần. Đồng thời, năm 2017, cả hai ngân
hàng này được bình chọn thuộc “Top 50 Digital Banks in 2017” do Financial IT bình
chọn. Kết quả này là do ngân hàng đã có sự chủ động trong triển khai ngân hàng số, cụ
thể như sau:

 Thay thế chữ ký số bằng hệ thống bảo mật đơn giản. Thời gian hoàn thành mở
tài khoản không quá 10 phút.
 Chăm sóc khách hàng 24/7, được thực hiện không giới hạn thời gian qua
Chatbox.
 Rút ngắn thời gian xử lý khoản vay và thay thế hệ thống tính điểm tín dụng…

Trong giai đoạn đầu triển khai ngân hàng số, chi phí đầu tư công nghệ và quảng cáo
lớn, ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, sau 3 năm triển khai thì ngân
hàng bắt đầu có lợi nhuận dương.

3.1.3. Tại Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những quốc gia có nền kinh tế năng động nhất thế giới,
người dân ở đây sử dụng thanh toán điện tử hằng ngày và ở mọi nơi.

13
Một số công ty Fintech hàng đầu của Trung Quốc gồm Ant Group, Tencent.
Trong đó Ant Group cung cấp các khoản vay nhỏ, không yêu cầu thế chấp cho khoảng
500 triệu người mỗi năm. Nguồn thu lớn nhất của Ant Group là hoạt động tín dụng.
Họ tập trung vào đối tượng khách hàng nhỏ mà ngân hàng truyền thống bỏ qua từ lâu.
Trong mảng thanh toán, ứng dụng WeChat của Tencent cũng sở hữu hơn 1 tỷ người
dùng mỗi tháng. Người sử dụng có thể thanh toán, mua sắm trực tuyến mà không cần
rời khỏi ứng dụng thông qua WeChat Pay.

Các công ty Fintech này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của
các ngân hàng thương mại truyền thống. Theo số liệu thống kê của Ủy ban Quản lý
ngân hàng và bảo hiểm Trung Quốc, năm 2020, lợi nhuận sau thuế của các Ngân hàng
thương mại cấp thành phố và Ngân hàng thương mại nông nghiệp đều giảm từ 14 -
15%.

3.2. Một số giải pháp đề xuất

Sau khi nghiên cứu về kinh nghiệm chuyển đổi số của một số ngân hàng điển hình tại
Mỹ, Hàn Quốc và Trung Quốc, có thể rút ra một số bài học cho chiến lược chuyển đổi
số của các Ngân hàng thương mại Việt Nam như sau:

Thứ nhất, cơ quan quản lý có vai trò quan trọng trong việc định hướng, tổ chức,
triển khai ngân hàng số tại một quốc gia. Vì vậy, cơ quan quản lý cần có đánh giá,
nhận định tiềm năng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam, từ đó xây dựng chiến lược
và kế hoạch cụ thể. Bên cạnh đó, việc xây dựng hành lang pháp lý, chính sách về ngân
hàng số phải kịp thời, đồng bộ.

Thứ hai, cần nghiên cứu và xây dựng lộ trình chuyển dịch mô hình sang ngân
hàng số để phù hợp với bối cảnh hiện nay. Thực hiện phân bổ nguồn lực để đầu tư
phát triển những công nghệ mới. Xem xét tỷ trọng đầu tư và xác định chi phí rõ ràng
để đạt được doanh thu tiềm năng trong tương lai. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực cũng
cần phải được tái cơ cấu khi mà những chuyên gia và những người có chuyên môn sau
về ngân hàng số sẽ là những nhân sự chủ lực và song song đó là đào tạo, bồi dưỡng về
lĩnh vực ngân hàng số cho các cán bộ thông qua các khóa học nội bộ và chuyên sâu. 

Thứ ba, các Ngân hàng thương mại cần tích cực thay đổi và làm mới sản phẩm
theo hướng tích hợp đa kênh theo nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Phát triển các

14
sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thông minh, hướng đến xây dựng hệ sinh thái toàn diện
cho ngân hàng. Chú trọng việc liên kết và hợp tác với các công ty Fintech, nhằm áp
dụng mô hình kinh doanh hiện đại, mở rộng phạm vi thanh toán và rút ngắn các quy
trình tác nghiệp. Qua đó, giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí, gia tăng tiện ích đến khách
hàng.

Thứ tư, khách hàng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của
chiến lược chuyển đổi số của ngành Ngân hàng. Khách hàng có tương tác tích cực thì
công việc chuyển đổi mới diễn ra hiệu quả. Tuy nhiên những sản phẩm và dịch của mô
hình ngân hàng truyền thống vẫn còn khiến các dịch vụ ngân hàng số trở nên phức tạp
trong mắt khách hàng. Do đó, khách hàng rất cần sự hỗ trợ từ phía ngân hàng, thông
qua những lời khuyên, cố vấn và lập kế hoạch, nhằm bảo vệ lợi ích cho khách hàng,
đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng
thông minh.

15
KẾT LUẬN

Chuyển đổi số trong giai đoạn kinh tế hiện nay đã và đang thay đổi hành vi sử dụng
các dịch vụ tài chính của khách hàng, thúc đẩy ngân hàng phải thích ứng với làn sóng
này nếu muốn giữ chân khách hàng cũ và tiếp cận khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên
việc chuyển đổi số không chỉ là số hóa các quy trình hiện hữu mà còn là việc tái cấu
trúc, lập trình các quy trình nghiệp vụ và mô hình kinh doanh mới phù hợp, tạo ra các
giá trị mới trên cơ sở ứng dụng các thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,…
để tăng cường trải nghiệm, nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng.

Chuyển đổi số có thể giúp các ngân hàng tiếp cận khách hàng với chi phí rẻ hơn, hợp
lý hóa quy trình hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ,… Tuy nhiên, trong quá trình
này ngành ngân hàng cũng gặp không ít rào cản. Trong bối cảnh đó, các Ngân hàng
Việt Nam cũng đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn khi phải đối mặt với một số
khó khăn như cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, tiềm lực tài chính hạn chế, thiếu hụt
nguồn nhân lực có kĩ năng,…

Qua bài tiểu luận trên, chúng ta có thể có cái nhìn tổng thể hơn về vấn đề chuyển đổi
số trong lĩnh vực ngân hàng, thực trạng chuyển đổi số ở các ngân hàng tại Việt Nam,
cũng như một số thuận lợi và khó khăn ngành này phải đối mặt khi thực hiện chuyển
đổi số, rút ra được những bài học kinh nghiệm để khắc phục được những khó khăn và
tìm ra được hướng phát triển hiệu quả, phù hợp với giai đoạn kinh tế hiện nay để phát
triển ngành ngân hàng tại Việt Nam nói riêng và các ngành khác nói chung.

16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo tiếng Việt:

1. Bính, N. T. (2022). Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam.
Truy cập ngày 05/06/2022 tại: https://thitruongtaichinhtiente.vn/thuc-day-chuyen-
doi-so-trong-linh-vuc-ngan-hang-tai-viet-nam-40329.html
2. Bộ Tài chính. (2022). Xu hướng ngân hàng số trong năm 2022. Truy cập ngày
11/05/2022 tại: https://nif.mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-
tin?dDocName=MOFUCM224455
3. Chung, H. (2021). Chuyển đổi số: Vinh danh 5 ngân hàng tiêu biểu trong năm
2020. Truy cập ngày 04/06/2022 tại: https://www.vietnamplus.vn/chuyen-doi-so-
vinh-danh-5-ngan-hang-tieu-bieu-trong-nam-2020/679072.vnp
4. Dũng, P. T. (2021). Chuyển đổi số - Xu hướng tất yếu trong hoạt động ngân hàng.
Truy cập ngày 15/05/2022 tại: https://tapchinganhang.gov.vn/chuyen-doi-so-xu-
huong-tat-yeu-trong-hoat-dong-ngan-hang.htm?
fbclid=IwAR2rPO_K8hsVQNobUvkd6RDR3sdik_3cH3EXnrGf6p-
Rj1XoGa8ShRSTuZo
5. Hải, L. V. (2021). Thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam trong
chuyển đổi số. Truy cập ngày 09/05/2022 tại: https://tapchinganhang.gov.vn/thach-
thuc-doi-voi-cac-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-trong-chuyen-doi-so.htm
6. Yến, P. T. H. & Hằng, N. T. (2022). Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi số đối
với ngân hàng Việt Nam. Truy cập ngày 02/06/2022 tại:
https://thitruongtaichinhtiente.vn/co-hoi-va-thach-thuc-trong-chuyen-doi-so-doi-
voi-ngan-hang-viet-nam-39223.html
7. Hoàng, M. (2021). Chuyển đổi số tạo cơ hội cho ngân hàng bứt phá. Truy cập
ngày 15/06/2022 tại: https://thitruongtaichinhtiente.vn/chuyen-doi-so-tao-co-hoi-
cho-ngan-hang-but-pha-33186.html
8. Internatinal Labuor Organization. (2018). Cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt
Nam: hàm ý đối với thị trường lao động. Truy cập ngày 02/06/2022 tại:
https://tinhte.vn/threads/cach-mang-cong-nghiep-4-0-la-gi-no-anh-huong-toi-ban-
than-cac-ban-ra-sao.2770055/

17
9. Linh, Đ. H. (2021). Triển khai ngân hàng số - Kinh nghiệm quốc tế và bài học thực
tiễn Việt Nam. Truy cập ngày 10/05/2022 tại: https://tapchinganhang.gov.vn/trien-
khai-ngan-hang-so-kinh-nghiem-quoc-te-va-bai-hoc-thuc-tien-viet-nam.htm
10. Ngân hàng Nhà nước. (2021). Chuyển đổi số ngành Ngân hàng - Kinh nghiệm
quốc tế và bài học đối với Việt Nam. Truy cập ngày 05/06/2022, tại:
https://tapchinganhang.gov.vn/chuyen-doi-so-nganh-ngan-hang-kinh-nghiem-quoc-
te-va-bai-hoc-doi-voi-viet-nam.htm
11. Ngân hàng Nhà nước. (2021). Thực trạng chuyển đổi số của ngành ngân hàng việt
nam. Truy cập ngày 05/06/2022 tại: https://vietnamcredit.org/tin-tuc/thuc-trang-
chuyen-doi-so-cua-nganh-ngan-hang-viet-nam-9245
12. Nhung, Đ. T. H (2022). Cơ hội và thách thức của hoạt động chuyển đổi số đến
ngành ngân hàng. Truy cập ngày 28/05/2022 tại: https://tapchicongthuong.vn/bai-
viet/co-hoi-va-thach-thuc-cua-hoat-dong-chuyen-doi-so-den-nganh-ngan-hang-
87678.htm#:~:text=B%C3%AAn%20c%E1%BA%A1nh
%20%C4%91%C3%B3%2C%20ho%E1%BA%A1t%20%C4%91%E1%BB
%99ng,h%C3%A0ng%20di%20%C4%91%E1%BB%99ng%2C%20ng%C3%A2n
%20h%
13. Thành, M. (2022). Năm 2021, ngân hàng nào thành công nhất trong chuyển đổi
số?. Truy cập ngày 04/06/2022 tại: https://tuoitre.vn/nam-2021-ngan-hang-nao-
thanh-cong-nhat-trong-chuyen-doi-so-20211231211757901.htm
14. Thu, N. T. (2022). Chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng - Thách thức từ nguồn
nhân lực. Truy cập ngày 18/06/2022 tại: https://tapchinganhang.gov.vn/chuyen-
doi-so-trong-nganh-ngan-hang-thach-thuc-tu-nguon-nhan-luc.htm?
fbclid=IwAR11F0BZ_DNmEwl5jUVEj1OjP1syKFrd9foUdUTEeWF89xi8ue3tFd
DQQcQ
15. Thư, Đ. T. C. (2022). Chuyển đổi ngành ngân hàng -kinh nghiệm quốc tế và bài
học đối với Việt Nam. Truy cập ngày 04/06/2022 tại:
https://tapchinganhang.gov.vn/chuyen-doi-so-nganh-ngan-hang-kinh-nghiem-quoc-
te-va-bai-hoc-doi-voi-viet-nam.htm
16. Tino. (2021). Đánh giá tình hình chuyển đổi số trên thế giới và tại Việt Nam. Truy
cập ngày 16/06/2022 tại: https://tino.org/vi/chuyen-doi-so-tren-the-gioi-va-tai-viet-
nam/?

18
fbclid=IwAR1bY98hmMASzdSwlMdrUUPNdMV5IYh4rslqISXZvXcp0NRvOMf
McALHP90

Tài liệu tham khảo tiếng Anh:

1. Fedotova, G. V., Ushamirskaya, G. F., Sigidov, Y. I., Kuzmina, T. I., & Mandrik,
N. V. (2020). Industry 4.0 as a new vector of growth and development of the
knowledge economy. In Advances in Intelligent Systems and Computing: Vol.
1100 AISC. https://doi.org/10.1007/978-3-030-39319-9_9
2. Hinestroza, D. (2018). THE IMPACTING OF THE 4.0 INDUSTRIAL
REVOLUTION TO VIETNAM COMMERCIAL BANKS: A CASE OF THE
OPPORTUNITY AND CHALLENGE FOR THE PAYMENT, 7(3), 1–25.
3. Shahroom, A. A., & Hussin, N. (2018). Industrial Revolution 4.0 and Education.
International Journal of Academic Research in Business and Social Sciences, 8(9),
314–319. https://doi.org/10.6007/ijarbss/v8-i9/4593

19
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Thực trạng chuyển đổi số lĩnh vực Ngân hàng tại Việt Nam

(Nguồn: Ánh Dương, 2021)


Phụ lục 2. Chuyển đổi số được đẩy nhanh hơn trong bối cảnh đại dịch Covid-19

(Nguồn: McKinsey)
Phụ lục 3. Mức độ sẵn sàng đối với việc triển khai khi ứng dụng công nghệ vào
phát triển ngân hàng số

20
(Nguồn: Minh Hoàng, 2021)
Phụ lục 4. Phân tích SWOT đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam khi chuyển
đổi số

(Nguồn: Tino Group, 2021)

21

You might also like