You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA KẾ TOÁN
NGÀNH KẾ TOÁN
---------------------------------

BÁO CÁO QUÁ TRÌNH 20%

ĐỀ TÀI: KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG KHO


TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM KỸ NGHỆ SÚC SẢN VISSAN

GVHD: ThS. Dương Hoàng Ngọc Khuê


Nhóm SVTH: Nhóm 07
Môn: KIỂM TOÁN NỘI BỘ
Nhóm 02

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2023


Danh sách nhóm 07
Môn: Kiểm toán nội bộ_202003

STT MSSV Họ và tên Ghi chú

01 22100438 Trần Lê Huyền Nhóm trưởng

02 22100458 Đỗ Lê Sương

03 22100455 Nghiêm Thuý Diễm Quỳnh

04 22100454 Đặng Cao Diễm Quỳnh

05 22100210 Trần Thị Thanh Thanh

06 22100057 Hồ Cao Gia Hân

07 22100440 Nguyễn Anh Khôi

08 22100266 Lê Thị Thuỳ Trang

09 72101282 Lê Hoàng Thơ


Bảng đánh giá thành viên nhóm 07
1. Bảng tổng hợp đánh giá thành viên
STT Họ và tên Nhiệm vụ Mức độ

Soạn nội dung chương 3, phân công Hoàn thành


01 Trần Lê Huyền nhiệm vụ, tổ chức họp, tổng hợp báo
cáo

Soạn nội dung chương 1, đóng góp ý


02 Đỗ Lê Sương Hoàn thành
kiến trong quá trình họp

Thuyết trình chương 2, đóng góp một


03 Nghiêm Thuý Diễm Quỳnh Hoàn thành
số ý kiến trong quá trình họp

Soạn nội dung câu hỏi, thiết kế trò


04 Đặng Cao Diễm Quỳnh chơi (Quizziz), thuyết trình trò chơi, Hoàn thành
đóng góp ý kiến trong quá trình họp
Thiết kế, chuẩn bị slide và nội dung
05 Trần Thị Thanh Thanh chương 2, đóng góp ý kiến trong quá Hoàn thành
trình họp
Thiết kế, chuẩn bị slide và nội dung
06 Hồ Cao Gia Hân chương 1 và 3, đóng góp ý kiến trong Hoàn thành
quá trình họp

Soạn nội dung thuyết trình chương 3,


07 Nguyễn Anh Khôi thuyết trình chương 3, đóng góp một Hoàn thành
số ý kiến trong quá trình họp

Soạn nội dung chương 2, đóng góp ý


08 Lê Thị Thuỳ Trang Hoàn thành
kiến trong quá trình họp
Soạn nội dung thuyết trình chương 1,
09 Lê Hoàng Thơ thuyết trình chương 1, đóng góp một Hoàn thành
số ý kiến trong quá trình họp
2. Bảng tổng hợp đánh giá kết quả của từng thành viên.
Kết quả đánh giá của từng cá nhân
Thông Hoàn
Quan
STT Họ tên tin và Trách thành Lắng
hệ làm
ý nhiệm nhiệm nghe
việc
tưởng vụ
1 Trần Lê Huyền 100% 100% 100% 100% 100%
2 Đỗ Lê Sương 100% 100% 100% 100% 100%

3 Nghiêm Thuý Diễm Quỳnh 100% 100% 100% 100% 100%


4 Đặng Cao Diễm Quỳnh 100% 100% 100% 100% 100%

5 Trần Thị Thanh Thanh 100% 100% 100% 100% 100%

6 Hồ Cao Gia Hân 100% 100% 100% 100% 100%

7 Nguyễn Anh Khôi 100% 100% 100% 100% 100%

8 Lê Thị Thuỳ Trang 100% 100% 100% 100% 100%

9 Lê Hoàng Thơ 100% 100% 100% 100% 100%


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1 Khái quát về hoạt động kho......................................................................................................6
Hình 1. 2 Hoạt động kho..........................................................................................................................7
Hình 1. 3 Khái quát về qui trình vận hành hoạt động kho........................................................................8
Hình 1. 4. Mục tiêu của kiểm toán hoạt động kho..................................................................................11

Hình 2. 1. Logo công ty Vissan..............................................................................................................14


Hình 2. 2. Sản phẩm của doanh nghiệp Vissan......................................................................................16
Hình 2. 3. Dây chuyền sản xuất đồ hộp heo hầm...................................................................................18
Hình 2. 4. Đồ hộp heo hầm.....................................................................................................................22
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG KHO.........................................................6
1.1 Những vấn đề cơ bản về hoạt động kho..................................................................................6
1.1.1 Khái niệm hoạt động kho:...............................................................................................6
1.1.2 Vai trò của hoạt động kho:..............................................................................................7
1.1.3 Quy trình của hoạt động kho...........................................................................................7
1.2 Khái quát về kiểm toán hoạt động kho...................................................................................8
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán hoạt động kho trong bươáo cáo tài chính......................................10
1.2.2 Quy trình kiểm toán hoạt động kho (gồm 4 bước).........................................................11
CHƯƠNG 2 : SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM KỸ NGHỆ SÚC SẢN VISSAN. . .14
2.1 Giới thiệu về Doanh nghiệp Vissan............................................................................................14
2.2. Tầm nhìn và sứ mệnh công ty VISSAN.....................................................................................14
2.2.1. Tầm nhìn.............................................................................................................................14
2.2.2. Sứ mệnh..............................................................................................................................15
2.3 Ngành nghề kinh doanh..............................................................................................................16
2.4 Mục tiêu, quy mô dự án..............................................................................................................17
2.5 Dây chuyền sản xuất đồ hộp heo hầm.........................................................................................18
2.5.1 Nguyên liệu..........................................................................................................................18
2.5.2. Cắt thịt................................................................................................................................19
2.5.3. Ướp massage......................................................................................................................19
2.5.4. Vào hộp..............................................................................................................................20
2.5.5 Rót dịch, bài khí – ghép mí..................................................................................................20
2.5.6. Tiệt trùng............................................................................................................................20
2.5.7. Làm nguội, lau khô, phun date :.........................................................................................21
2.5.8. Bảo ôn, kiểm tra.................................................................................................................21
2.9. Hoàn thiện.............................................................................................................................22
CHƯƠNG 3: KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM KỸ NGHỆ
SÚC SẢN VISSAN..............................................................................................................................23
3.1. Chuẩn bị kiểm toán....................................................................................................................23
3.1.1. Mục tiêu trong giai đoạn lập kế hoạch...............................................................................23
3.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán......................................................................................................23
3.2. Thực hiện kiểm toán..................................................................................................................25
3.2.1. Mục tiêu và nguyên tắc trong giai đoạn thực hiện kiểm toán..............................................25
3.2.2. Các kỹ thuật thực hiện kiểm toán........................................................................................25
3.3. Xử lý các phát hiện kiểm toán...................................................................................................25
3.4. Theo dõi sau kiểm toán..............................................................................................................27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................28
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG KHO
1.1 Những vấn đề cơ bản về hoạt động kho
1.1.1 Khái niệm hoạt động kho:
Kho được định nghĩa là nơi cất giữ, lưu trữ sản phẩm hàng hoá trong điều kiện
tiêu chuẩn, là một điểm trong chuỗi cung ứng nơi lưu trữ hàng hoá có thể bao gồm
nguyên liệu, vật liệu đóng gói, linh kiện, bán thành phẩm hoặc thành phẩm trong các
khoảng thời gian nhất định.
Theo Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (IIA): kiểm toán hoạt động là một quá
trình đánh giá có hệ thống về sự hữu hiệu, tính hiệu quả, và tính kinh tế của các hoạt
động dưới sự kiểm soát của nhà quản lý và báo cáo cho các cá nhân thích hợp về kết
quả của việc đánh giá, đồng thời đưa ra những kiến nghị để cải tiến.
Việc kiểm toán hàng tồn kho sẽ giúp các doanh nghiệp nắm rõ được các mục
hàng tồn của doanh nghiệp mình. Nó sẽ thể hiện đầy đủ, chính xác trong chu trình
kiểm toán qua các hồ sơ và báo cáo tài chính để doanh nghiệp có thể dựa vào đó mà
đưa ra được những quyết định phù hợp. Việc duy trì các quy trình quản lý hoạt động
kho một cách có hiệu quả có thể giúp giảm thời gian và sự phức tạp của các cuộc kiểm
toán.

Hình 1. 1 Khái quát về hoạt động kho

7
1.1.2 Vai trò của hoạt động kho:
Việc thực hiện kiểm toán hàng tồn kho sẽ giúp cho các doanh nghiệp nắm rõ
được các mục hàng tồn. Điều này sẽ được thể hiện một cách chính xác và đầy đủ
trong chu trình kiểm toán để các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự cân đối được
lượng hàng tồn kho của mình.
Bên cạnh đó, dựa vào kết quả kiểm toán doanh nghiệp cũng có thể chủ động để
lên kế hoạch và phương án mới nhập hàng sao cho có lợi nhất, phù hợp với tài
chính của mình.
1.1.3 Quy trình của hoạt động kho
- Nhập hàng
- Sắp xếp hàng hoá
- Lấy hàng
- Đóng gói
- Phân phối
- Quy trình xử lí hàng hóa bị trả lại (Return)
- Quá trình thêm giá trị cho sản phẩm

Hình 1. 2 Hoạt động kho

8
1.2 Khái quát về kiểm toán hoạt động kho
Kiểm toán hoạt động kho đánh giá bao gồm 4 tiêu chí: tính kinh tế, tính hiệu
quả, tính hiệu lực và hiệu năng quản lí. Các tiêu chí này là một thể thống nhất giúp
kiểm toán viên xem xét và đánh giá, đo lường kết quả hoạt động từ nhiều góc nhìn, và
do đó làm cho nhà quản lý thấy rõ nhất mức độ đạt tới mục tiêu mà họ đã xác định.

Hình 1. 3 Khái quát về qui trình vận hành hoạt động kho

9
Thể hiện qua 4 khía cạnh sau:
 Tính kinh tế:
-Tính kinh tế liên quan đến chi phí của hoạt động hay chi phí để huy động nguồn lực
của hoạt động.
-Đánh giá tính kinh tế là đánh giá xem tổ chức đã sử dụng tiết kiệm chi phí huy động
các nguồn lực nhưng vẫn đảm bảo đạt được kết quả đầu ra như mong muốn. Như
vậy, nội dung của tính kinh tế nhấn mạnh đến tối thiểu hóa các yếu tố đầu vào, tức
là việc có được tất cả các nguồn lực để sử dụng với chi phí tiết kiệm nhất đảm bảo
theo nguyên tắc tối thiểu hay nói cách khác là đánh giá việc huy động các nguồn
lực.
-Khi kiểm toán tính kinh tế, kiểm toán viên cố gắng xem các nguồn lực có được đó có
đúng số lượng, đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng chủng loại và đúng giá cả hay
không. Cụ thể hơn là kiểm toán viên xem đơn vị có khả năng giảm thấp hơn việc chi
tiêu so với quy định nhưng vẫn đạt được kết quả như mong muốn hay không. Hoặc
khi đơn vị đã có những nguồn lực đó rồi, còn có cách lựa chọn nào khác để giảm
được chi phí thấp hơn so với hiện tại không. Nếu không còn cách nào khác chứng tỏ
rằng đơn vị đã thật sự tiết kiệm chi phí khi mua sắm các nguồn lực đó..
 Tính hiệu quả:
-Tính hiệu quả liên quan đến phương pháp hoạt động, cho biết mối quan hệ giữa kết
quả đầu ra của hoạt động với nguồn lực đầu vào để tạo ra chúng.
-Tính hiệu quả được biểu hiện ở 2 góc độ: Với cùng một lượng nguồn lực đầu vào sẽ
tạo ra nhiều kết quả đầu ra nhất (nguyên tắc tối đa), hoặc giảm thiểu nguồn lực đầu
vào nhưng vẫn đảm bảo được đạt kết quả mong muốn (nguyên tắc tối thiểu). Như
vậy, tính hiệu quả liên quan mật thiết giữa “yếu tố đầu vào” và “kết quả đầu ra”.
-Kiểm toán tính hiệu quả thì chủ yếu giới hạn ở vấn đề các nguồn lực đã được đem sử
dụng một cách tối ưu hay thỏa mãn chưa. Hay nói cách khác là đơn vị đã vận dụng
các cách thức hợp lý để làm sao tối thiểu hóa được yếu tố đầu vào hoặc tối đa hóa
kết quả đầu ra. Như vậy, đánh giá tính hiệu quả là đánh giá việc sử dụng các nguồn
lực.
 Tính hữu hiệu:
-Tính hữu hiệu liên quan đến mức độ đạt được mục tiêu, mục đích đã định trước cho
một hoạt động. Vì vậy, kiểm toán viên có thể tập trung vào các mục tiêu của đơn vị
và đo lường xem kết quả đầu ra đã góp phần đạt được mục tiêu như thế nào trong
đơn vị.

10
-Tính hữu hiệu chỉ cho nhà quản lý biết được mức độ đạt được mục tiêu bằng việc sử
dụng tất cả những gì mà họ đã làm như: Có đạt được mục tiêu đề ra với những
nguồn lực đầu vào được sử dụng hay không, ngược lại, với mục tiêu đạt được thì
những nguồn lực đầu vào đã là sử dụng kinh tế, hiệu quả chưa; những kết quả đã
được thực tế đã giúp nhà quản lý đạt được mục tiêu không, ngược lại, có phải đơn vị
đã đạt được kết quả đó từ việc xác định đúng mục tiêu và thực hiện đúng đắn các
chính sách không.
-Khi kiểm toán tính hữu hiệu của một hoạt động, một hoạt động chỉ hữu hiệu khi có
mục tiêu đúng đắn, lập kế hoạch và kiểm soát được quá trình thực hiện mục tiêu và
cuối cùng là hoàn thành các mục tiêu đề ra.
 Hiệu năng quản lý của bộ máy:
Hiệu năng quản lý thể hiện ở các nội dung:
-Thực thi và áp dụng nghiêm túc, phù hợp các định chế liên quan đến hoạt động.
-Ban hành được các qui chế nội bộ mang tính khoa học và thực tiễn cao.
-Thiết kế được bộ máy điều hành khoa học, phù hợp với đặc trưng kinh tế kỹ thuật của
hoạt động.
-Phân công, phân nhiệm rõ ràng và tạo ra mối quan hệ và điều kiện hoạt động thuận lợi.
-Kiểm toán đánh giá được trách nhiệm kinh tế trong nhiệm kỳ đối với cán bộ lãnh đạo.
-Hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ được thiết lập tốt và hoạt động hiệu
quả.
-Xây dựng và nuôi dưỡng môi trường quản lý thịnh vượng, công bằng, minh bạch, thân
thiện.
-Bộ máy kế toán (bao gồm cả kế toán tài chính và kế toán quản trị) được xây dựng và
hoạt động hiệu quả.
-Hệ thống thông tin kinh tế - kỹ thuật hiện đại tích hợp được các thông tin phục vụ
quản lý một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
-Hệ thống ra quyết định, kiểm soát, báo cáo và đánh giá có hiệu lực.
-Bảo đảm chế độ tập trung, dân chủ, bảo đảm sự gương mẫu của người điều hành.
-Chi tiêu cho bộ máy là tiết kiệm, hiệu quả, có chính sách khuyến khích việc thực thi
quyền lợi và trách nhiệm vật chất công bằng, minh bạch.
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán hoạt động kho trong báo cáo tài chính
Giúp người quản lý của các đơn vị, doanh nghiệp được kiểm toán để cải thiện tính kinh
tế, tính hiệu quả và sự hữu hiệu của các quy trình hoạt động kho qua những đề xuất,
kiến nghị được đề ra trong báo cáo kiểm toán.

11
Ngoài ra, việc kiểm toán hoạt động kho trong báo cáo tài chính còn nhằm tăng
độ tin cậy cho người sử dụng báo cáo tài chính.
Đặc biệt, trong quy trình hoạt động kho có quy trình xử lý hàng hóa bị trả lại
hay các hàng hóa tồn kho nên việc kiểm toán hoạt động kho trong báo cáo tài chính
dựa trên những thông tin thu thập được khảo sát thực tế của khách hàng cùng cam kết
chung về trách nhiệm của các nhà quản lý, các viên kiểm toán sẽ xem xét đánh giá
tổng thể tiền ghi trên các chu trình, tất cả các hàng hóa tồn kho đều biểu hiện hợp lý
trên thẻ kho, bảng cân đối kế toán; tất cả các số dư hàng tồn kho trên Bảng cân đối
hàng tồn kho và bảng liệt hàng tồn kho là hợp lý.

Hình 1. 4. Mục tiêu của kiểm toán hoạt động kho

1.2.2 Quy trình kiểm toán hoạt động kho (gồm 4 bước)
Bước 1: Chuẩn bị kiểm toán

Giai đoạn đầu của kế hoạch kiểm toán:

 Tiếp cận khách hàng gồm khách hàng cũ và mới nhằm mục đích thu thập thông
tin tìm hiểu được vì sao khách hàng kiểm toán qua các báo cáo tài chính, qua
mạng xã hội, qua truyền thông…
 Phân công kiểm toán viên cụ thể để nhằm phụ trách 1 khách hàng nào đó.
 Đưa các điều khoản hợp đồng sơ bộ và đi đến thống nhất để ký hợp đồng kiểm
toán..

Bước 2: Lập kế hoạch kiểm toán

12
Trong giai đoạn này, kiểm toán viên sẽ thu thập mọi thông tin đầy đủ về khách hàng
để có cái nhìn tổng quan nhất về tình hình nội bộ của công ty đối tác. Sau đó sẽ lên kế
hoạch kiểm toán gồm các quy trình như:

 Hệ thống bộ máy kế toán của khách hàng


 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
 Các quyền về sở hữu, nghĩa vụ pháp lý
 Tìm hiểu chính sách kế toán, chu trình mua hàng – chu trình giá thành và giá
vốn
 Phân tích các số liệu thống kế đến hàng tồn kho so với các số liệu ở kỳ trước
 Đánh giá chung hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro gian lận
 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và chương trình kiểm toán.

Bước 3: Thực hiện kiểm toán

Thủ tục và thử nghiệm kiểm soát:

 Đầu tiên kiểm toán viên sẽ thử nghiệm việc kiểm toán HTK thực tế của doanh
nghiệp. Nếu hàng tồn kho kiểm kê có giá trị nhỏ hơn rủi ro mà có thể chấp nhận
được thì tiếp tục thực hiện quy trình tiếp theo. Kiểm toán viên có thể thực hiện
theo nghiệp vụ sao để đánh giá được sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ:
 Nghiệp vụ mua hàng: Kiểm tra tra chứng từ về việc mua hàng như bảng báo giá,
phiếu yêu cầu mua, hóa đơn đầu vào, đơn mua.
 Nghiệp vụ lưu kho: Kiểm tra phiếu nhập hàng hóa ở trong kho, biên bản nghiệm
thu chất lượng hàng hóa, báo cáo giao hàng kí nhận.
 Nghiệp vụ xuất kho hàng hóa: giấy tờ, sổ sách xuất kho, đơn đặt hàng của người
mua, sổ đối chiếu xuất kho.

Từ đó kiểm toán viên sẽ đánh giá lại rủi ro kiểm soát và điều chỉnh kiểm toán phù
hợp.

Thực hiện thử nghiệm căn bản với hàng tồn kho:

 So sánh số dư hàng tồn kho của năm nay với năm trước đó
 Số ngày lưu kho
 So sánh vòng quay hàng tồn
 Giá thành, tỷ lệ chi phí thực tế ở các năm trước với năm nay
 Sự biến động giá trị mua hàng ở năm trước

13
 Chi phí nhập nguyên liệu, công nhân lao động, sản xuất
Bước 4: Theo dõi sau kiểm toán

Sau khi kiểm toán hHTK đã được thử nghiệm cơ bản, kiểm toán viên sẽ làm báo
cáo để gửi về cho công ty với mục đích đưa được phương án giải quyết để đảm bảo
con số tài chính là chính xác nhất về tình hình tồn kho của doanh nghiệp. Từ đó, cấp
lãnh đạo sẽ dựa vào đây để có được phương án cũng như chiến lượng kinh doanh phù
hợp cho đơn vị.

Sau khi đã có báo cáo kiểm toán thì công việc sau đó là theo dõi xem việc sửa chữa
của các đơn vị được kiểm toán đúng như đã đề xuất hay không, tiến độ có phù hợp hay
không.

14
CHƯƠNG 2 : SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM KỸ
NGHỆ SÚC SẢN VISSAN
2.1 Giới thiệu về Doanh nghiệp Vissan
 Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM KỸ NGHỆ SÚC SẢN
 Tên Tiếng anh: VISSAN JOINT STOCK COMPANY
 Tên viết tắt: VISSAN
 Trụ sở: 420 Nơ Trang Long, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
 Điện thoại: (84 28) 3553 3999 - 3553 3888
 Fax: (84 28) 3553 3939
 Website: http://www.vissan.com.vn
 Giấy chứng nhận ĐKKD : Số 0300105356, đăng ký lần đầu ngày 11/10/2006,
 Đăng ký thay đổi lần thứ 38 ngày 01/07/2016
 Vốn điều lệ đăng ký: 809.143.000.000 đồng ( tám trăm linh chín tỷ, một
trăm bốn mươi ba triệu đồng )
 Vốn điều lệ thực góp: 809.143.000.000 đồng ( tám trăm linh chín tỷ, một
trăm bốn mươi ba triệu đồng )
 Logo của doanh nghiệp Vissan

Hình 2. 1. Logo công ty Vissan

2.2. Tầm nhìn và sứ mệnh công ty VISSAN


2.2.1. Tầm nhìn
Vissan tuyên bố tầm nhìn đến năm 2020, VISSAN trở thành nhà sản xuất, chế biến,
phân phối thực phẩm lớn nhất cả nước với chuỗi sản phẩm đa dạng, phong phú, đáp

15
ứng đầy đủ các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và có tầm ảnh hưởng lớn trong
khu vực.

• Tư tưởng cốt lõi:

Giá trị cốt lõi: Hoàn chỉnh hệ thống từ vùng chăn nuôi đến cơ sở giết mổ, chế biến,
phân phối, giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực thực phẩm.

Mục đích cốt lõi: Nhằm mang đến nguồn thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh đến
với mọi người , đưa Vissan trở thành nhà sản xuất và phân phối chủ đạo trong nước.

• Hình dung về tương lai:

Khai thác nguồn lực vốn, công nghệ, kinh nghiệm từ mọi thành phần kinh tế trong
và ngoài nước dưới hình thức hợp tác, liên doanh, liên kết nhằm phát triển đồng bộ,
xây dựng chuỗi thực phẩm khép kín, từ vùng nguyên liệu đến chế biến, cung cấp
thực phẩm an toàn chất lượng cao, có thể giám sát và truy nguyên nguồn gốc.

2.2.2. Sứ mệnh
Chúng tôi kết nối với cộng đồng, với khách hàng, với các đối tác bằng uy tín, bằng
chất lượng thực phẩm đem lại nguồn năng lượng dồi dào. Lấy lợi ích của người
tiêu dùng làm kim chỉ nam để tạo nên các giá trị cốt lõi, sứ mệnh và phương châm
hoạt động của thương hiệu VISSAN trên suốt chặng đường phát triển.

Sứ mệnh của Vissan liên quan đến các thành phần:

- Khách hàng: Vissan luôn quan tâm đến khách hàng , luôn mang đến những thực
phẩm chất lượng tốt nhất đến với khách hàng , đặt khách hàng làm kim chỉ nam để
Vissan đi đúng hướng .

- Sản phẩm: Vissan luôn chú trọng vào chất lượng sản phẩm của mình , đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm .

- Quan tâm đến hình ảnh cộng đồng: Vissan được định vị trên thị trường nhờ sự
tin tưởng , sự quan tâm của người tiêu dùng . Khi nhắc đến Vissan thì có thế xem là
thực phẩm chất lượng , hình ảnh của Vissan đối với cộng đồng được xem là một
hình ảnh đẹp.

- Vissan quan tâm đến đội ngũ nhân viên của mình , tạo môi trường làm việc
chuyên nghiệp , năng động và mang đến cho nhân viên của mình khoản tiền công
và phụ cấp phù hợp với công việc và sự đóng góp của mình

16
2.3 Ngành nghề kinh doanh
Hoạt động của công ty chuyên về sản xuất, chế biến và kinh doanh các sản phẩm
thịt heo, bò, thịt gia cầm tươi sống và đông lạnh, sản phẩm thịt nguội cao cấp theo
công nghệ của Pháp, sản phẩm Xúc xích tiệt trùng theo công nghệ của Nhật Bản,
sản phẩm chế biến theo truyền thống Việt Nam, sản phẩm đóng hộp, kinh doanh
các mặt hàng công nghệ phẩm và tiêu dùng khác. Sản xuất kinh doanh heo giống,
heo thịt, bò giống, bò thịt.

Hình 2. 2. Sản phẩm của doanh nghiệp Vissan

Sản phẩm của VISSAN hiện nay đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, với
doanh thu và thị phần chiếm lĩnh. VISSAN được xem như một doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh ngành súc sản đứng đầu cả nước.

Theo chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:

Công ty đặt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm lên
hàng đầu nên đã trang bị máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ mới cho phòng thí
nghiệm đạt chứng chỉ ISO/IEC 17025 phiên bản 1999. Bên cạnh đó, Vissan cũng
đạt những chứng chỉ:

17
 Chứng chỉ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000
 Chứng nhận tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP.
 Liên tục nhiều năm liền được Người Tiêu Dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam
Chất Lượng Cao” (từ năm 1997 đến nay) do Bảo Đại Đoàn Kết tổ chức.
 Xếp thứ nhất trong ngành thực phẩm chế biến và xếp thứ 15 trong 100 thương
hiệu mạnh của cả nước do Tạp chí Saigon Tiếp Thị điều tra công bố. Hầu hết hơn
100 sản phẩm VISSAN đều đạt các cúp Vàng, Bạc, Huy Chương.

2.4 Mục tiêu, quy mô dự án


Giai đoạn 1:

-Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến thực phẩm bao
gồm:
 Dây chuyền giết mổ heo công suất 360 con/giờ;
 Dây chuyền giết mổ bò công suất 60 con/giờ;
 Dây chuyền giết mổ gia cầm công suất 2.000 con/giờ;
 Cây dây chuyền chế biến thực phẩm với tổng công suất 75.000 tấn/năm;
 Hệ thống cấp đông, trữ đông;
 Hệ thống xử lý nước thải;
 Các nhà máy sản xuất chế biến phụ phẩm.

Giai đoạn 2:

-Triển khai giai đoạn 2 xây dựng các xưởng sản xuất chế biến các sản phẩm từ
phó sản động vật, mở rộng ngành hàng thực phẩm cao cấp có giá trị gia tăng cao, xử lý
nước thải giai đoạn 2.
-Sản lượng: Đến năm 2020 có năng lực cung cấp hằng năm:
 Thịt heo bên: 60.000 tấn;
 Thịt trâu, bò: 21.000 tấn;
 Thịt gà, vịt: 6.000 tấn;
 Thực phẩm chế biến các loại: trên 100.000 tấn.

18
2.5 Dây chuyền sản xuất đồ hộp heo hầm

Hình 2. 3. Dây chuyền sản xuất đồ hộp heo hầm

2.5.1 Nguyên liệu

- Nguyên liệu chính là thịt heo. Thịt heo lấy phần đùi hoặc vai. Ta chỉ lấy phần thịt
nạc, không da, xương và chứa khoảng 2% mỡ.

- Chỉ dùng thịt cấp đông chứ không dùng thịt tươi.
- Đối với công ty Vissan, sản phẩm đồ hộp heo hầm dùng nguồn thịt cấp đông là chủ
yếu. Thịt heo đông lạnh được lấy ra khỏi phòng trữ đông và dùng xe đẩy đưa vào
phòng rã đông có nhiệt độ 20oC. Tại đây thịt được rã đông tự nhiên cho đến khi

19
nhiệt độ đạt từ 0 – 5oC. Trong giai đoạn này, thịt xảy ra hiện tượng thoát dịch làm
khối lượng giảm. Kỹ thuật viên sẽ kiểm tra, xem xét trạng thái block thịt sau rã
đông trước khi đem chặt.

 Thịt cấp đông:

- Do giá cả thị trường biến động và lượng heo giết mổ hằng ngày không ổn định,
không phù hợp với nhu cầu sản xuất theo từng thời điểm. Do đó, để chủ động được
nguồn nguyên liệu trong sản xuất, thịt heo được đem cấp đông để bảo quản.

- Đội ngũ nhân viên KCS sẽ kiểm tra chất lượng thịt trên đường dây giết mổ và ngay
tại phòng pha lóc. Tại đây sẽ loại ngay thịt không đạt yêu cầu. Mỗi block thịt có
khối lượng là 12kg và được gói bằng bao PE để tránh thịt bị tiếp xúc với khuôn
nhôm trong tủ Contact freezer khi đem đi cấp đông. Công suất của tủ là 2,5 tấn, tốc
độ gió 2-4 m/s, nhiệt độ phòng cấp đông từ -35 độ C đến -40 độ C. Yêu cầu đối với
block thịt cấp đông là nhiệt độ tâm thịt ở -18 độ C

2.5.2. Cắt thịt


- Thiết bị và dụng cụ dùng để chặt thịt được vệ sinh sạch sẽ. Block thịt được công
nhân đưa vào máy chặt thịt chặt thành những khối thịt có kích thước thích hợp để dễ
vào lon.
- Nhiệt độ phòng chặt khoảng 22 oC. Đội ngũ kỹ thuật viên kiểm tra chất lượng của
các khối thịt trong khi chặt. Thịt sau khi chặt xong được công nhân cho vào xe đẩy,
chuyển qua phòng ướp

2.5.3. Ướp massage


- Quá trình ướp thịt được thực hiện ở bồn ướp. Bồn ướp có bố trí hệ thống thang máy
để đưa dung dịch gia vị, thịt vào bồn, sau đó vận hành máy. Những gia vị được
dùng như muối ăn, nước mắm, đường, bột ngọt, hành, tỏi, . . . . Các chất này được
hòa thành dung dịch có bổ sung một lượng nước đá, được chuẩn bị trước.

- Đối với sản phẩm đồ hộp heo hầm, thời gian ướp là 4h30 phút. Trong đó:

+ Hai giờ ướp liên tục

+ 2h30 phút ướp gián đoạn: 7 phút 30 giây quay, rồi 7 phút 30 giây nghỉ, cứ theo chu

kỳ thực hiện suốt 2 giờ 30 phút.

20
- Sau khi ướp xong, thịt được giữ nguyên trong bồn ướp, sáng hôm sau khoảng 8h
mới được đem vào lon.

- Thịt đã ướp được dựng trong thùng inox chuyển từ phòng ướp sang phòng vô lon.
Mục đích là làm mềm cấu trúc thịt, tạo mùi thơm cho sản phẩm, tăng hiệu quả thẩm
thấu các gia vị và các chất phụ gia và tăng khả năng giữ nước của thịt.

2.5.4. Vào hộp


- Trước khi đưa vào sử dụng, lon được kỹ thuật viên kiểm tra chất lượng về hình
dạng, trạng thái theo đúng yêu cầu của kỹ thuật. Những lon đủ tiêu chuẩn đã được
rửa sạch bằng nước ấm, sau đó để ráo.

- Đối với sản phẩm cái nước, công ty Vissan đã đăng ký lượng cái trong lon chiếm

50% khối lượng tổng thể.

- Tiến hành vô lon: hai công nhân trải lon đều trên mặt bàn, cho một lượng áng
chừng vào mỗi lon. Rồi dùng tay đẩy nhanh các lon về phía cuối bàn. Tại đây, có 6
công nhân cân chính xác lại cả lượng cái và lon bằng cân điện tử. Cụ thể, đồ hộp
heo hầm khối lượng 150g là khoảng 100g thịt. Công nhân dùng kéo cắt bỏ hay
thêm thịt vào cho đủ khối lượng yêu cầu. Công nhân đứng cuối bàn cho thêm hành
tím vào sau đó xếp cẩn thận khoảng 28 lon vào khay nhôm rồi xếp vào xe khung
(có 8 kệ, mỗi kệ xếp được 4 khay)

2.5.5 Rót dịch, bài khí – ghép mí


Chuẩn bị nước dịch:

- Dung dịch được chuẩn bị sẵn: các chất điều vị, chất tạo màu. . . được đun nóng
khoảng >85 độ C bằng nồi hấp. Nồi hấp có thêm bộ phận lọc, lúc này dung dịch
trở nên đồng nhất, có màu đặc trưng. Dịch chuẩn bị xong được đựng trong xe
inox.

Tiến hành ghép mí: Công ty sử dụng 2 loại máy ghép nắp :
- Máy ghép nắp thủ công:
- Máy ghép nắp bán tự động:

2.5.6. Tiệt trùng


- Các xe thùng sẽ được công nhân đưa vào lò tiệt trùng.

21
- Mỗi lò xếp được 4 thùng.

- Sau khi đưa vào lò, công nhân đóng nắp lò lại và khởi động.

- Thời gian giữ nhiệt đối với sản phẩm đồ hộp heo hầm 150g là 30 phút.

- Nhiệt độ tiệt trùng 121oC, áp suất 2 kg/ cm2

- Trong công nghệ sản xuất đồ hộp, công đọan tiệt trùng là một quá trình quan trọng,
có tác dụng quyết định tới khả năng bảo quản và chất lượng của thực phẩm. Đây là
biện pháp cất giữ thực phẩm theo nguyên lý tiêu diệt mầm móng gây hư hỏng thực
phẩm.

- Mục đích của việc tiệt trùng là:

o Tiêu diệt vi sinh vật, các hệ enzyme của nó nhằm đảm bảo thực phẩm được bảo
quản lâu dài và khi sử dụng không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu
dùng.
o Khi tiệt trùng bằng nhiệt còn có tác dụng làm chín và làm mềm các kết cấu tổ
chức của thịt.
o Tạo hương vị riêng cho sản phẩm

2.5.7. Làm nguội, lau khô, phun date:


- Sau khi tiệt trùng, công nhân tiến hành làm nguội đến nhiệt độ thường rồi rửa sạch
hộp bằng nước ấm. Nước ấm dùng để rửa hộp phải hợp vệ sinh theo quy định.

- Sau đó, lau khô và phun hạn sử dụng bằng máy in phun.

- Nếu làm nguội tốt, sản phẩm sẽ có những điểm lợi sau:

o Giữ được màu sắc của thực phẩm.


o Tạo ra môi trường bất lợi cho vi khuẩn ưa nhiệt.
o Làm nguội tốt làm giảm tác dụng ăn mòn vỏ hộp

2.5.8. Bảo ôn, kiểm tra


- Đồ hộp sau khi được tiệt trùng làm nguội được đưa đến kho thành phẩm. Trong
thời gian bảo ôn các thành phần trong đồ hộp tiếp tục ổn định về mặt phẩm chất và
có thể phát hiện được các đồ hộp hư hỏng.

22
- Thời gian ổn định đồ hộp tối thiểu 15 ngày. Đồ hộp không được xuất xưởng trong
thời gian này. Người ta xếp các lon theo hình tháp nhằm theo dõi xem các lon
chồng lên nhau có bị phồng lon hay không. Nếu hộp lon nào bị phồng hì sẽ làm
cho lon phía trên lon đó bị nghiêng hoặc bị đổ. Kết thúc quá trình bảo ôn kỹ thuật
viên sẽ lấy mẫu kiểm tra và phân loại

2.9. Hoàn thiện

Hình 2. 4. Đồ hộp heo hầm

- Sau khi bảo ôn, sản phẩm được lau dầu, dán nhãn, đóng thùng rồi đưa xuống kho
thành phẩm bảo quản và đưa đi tiêu thụ đối với tất cả đồ hộp đạt yêu cầu kỹ thuật

- Sản phẩm được đóng thùng với quy cách 72 lon/thùng. Đồ hộp được bảo quản ở
nhiệt độ thường. Quá trình này kỹ thuật viên kiểm tra lại trọng lượng đồ hộp có
thay đổi hay không, và kiểm tra xem công nhân có đóng thùng đủ số lon hay không
bằng cách đem cân ngẫu nhiên từng hộp hoặc từng thùng.

23
CHƯƠNG 3: KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
VIỆT NAM KỸ NGHỆ SÚC SẢN VISSAN
Quy trình kiểm toán hoạt động kho của công ty VISSAN bao gồm: 4 bước
3.1. Chuẩn bị kiểm toán
3.1.1. Mục tiêu trong giai đoạn lập kế hoạch
Mục tiêu trong giai đoạn này là nhằm thu thập được những thông tin liên quan,
nhận dạng được những yếu kém và thiết kế chương trình kiểm toán liên quan đến hoạt
động kho.
3.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán
Giai đoạn này gồm 3 công việc chính:
- Thu thập những thông tin liên quan về hoạt động kho của công ty VISSAN.
- Nhận dạng được những yếu kém trong hoạt động kho của công ty.
- Thiết kế và quản lý chương trình kiểm toán.
Thu thập những thông tin liên quan về hoạt động kho
Việc hiểu rõ những văn bản pháp lý và quy định hiện hành liên quan đến hoạt
động kho của công ty VISSAN EXPRESS giúp cho kiểm toán viên có thể nắm được
mục đích, trách nhiệm và quyền hạn của công ty, qua đó có để đánh giá hoạt động và
đề xuất được các kiến nghị phù hợp.
Kiểm toán viên cần thu thập một số tài liệu sau để phục vụ cho quá trình kiểm
toán:
- Sổ chi tiết tài khoản hàng tồn kho
- Biên bản kiểm kê hàng tồn kho
- Chứng từ kho
- Chứng từ chuyển kho
- Phương pháp tính giá hàng tồn kho
- Các chứng từ khác

24
Các rủi ro thường gặp của hoạt động kho của công ty
- Việc theo dõi và sắp xếp hàng hóa theo thời gian, mã hàng chưa được kiểm
soát chặt chẽ.
- Việc lấy hàng từ các khu vực khác nhau trong kho gặp khó khăn do diện
tích bị hạn chế và quá nhiều chủng loại hàng hóa.
- Việc phân phối hàng hóa không đúng lúc.
- Số lượng hàng hóa bị trả lại quá nhiều, gây tổn thất nhiều chi phí cho công
ty.
Lập chương trình kiểm toán

Nhận dạng và xác định phạm vi hoạt động then chốt

Triển khai vấn đề đặt ra và các công việc chủ yếu cần thực hiện

Thu thập thông tin về việc phân chia trách nhiệm, công việc trong quy trình hoạt
động kho

Phát triển các vấn đề trong chương trình kiểm toán. rà soát lại các nghiệp vụ,
báo cáo, tài liệu của đơn vị

25
3.2. Thực hiện kiểm toán
3.2.1. Mục tiêu và nguyên tắc trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên cần xem xét 2 vấn đề sau:
- Tính tuân thủ: Kiểm tra sự phù hợp của các quy định hiện hành của công ty với bộ
phận kho có phù hợp với quy định của pháp luật không, và kiểm tra sự tuân thủ các
quy định này ở bộ phận hoạt động kho. Xem xét sự tuân thủ của các nhân viên của bộ
phận kho về việc thực hiện các quy trình hoạt động đã đề ra.
- Tính kinh tế, hiệu quả và hữu hiệu: Kiểm tra qua việc so sánh kết quả đạt được của
hoạt động kho trong quá trình thực hiện các quy trình dưới sự kiểm soát của các nhà
quản lý.
3.2.2. Các kỹ thuật thực hiện kiểm toán
Kiểm toán viên thực hiện điều tra bằng cách tiến hành phỏng vấn nhân viên,
quản lý bộ phận kho về quy trình hoạt động kho; quan sát quá trình quy trình hoạt
động kho được tiến hành; thực hiện một số thử nghiệm, qua đó phân tích được hiệu
quả hoạt động của bộ phận kho của công ty VISSAN và xem xét được tính tuân thủ
pháp luật của hoạt động này.
3.3. Xử lý các phát hiện kiểm toán
Nguyên tắc xử lý các phát hiện kiểm toán: Trong khi tiến hành cuộc kiểm toán,
kiểm toán viên nên trao đổi ngay vói người quản lý về phát hiện của mình, và nên tỏ
thái độ xây dựng, không phê phán về các phát hiện.
Nội dung xử lý các phát hiện kiểm toán gồm 5 nội dung sau:

PHÁT HIỆN 1 PHÁT HIỆN 2


Thực trạng Hàng hóa sắp xếp lộn xộn, không Có quá nhiều hàng hóa bị trả
ngăn nắp, không phân loại đồ lại, sau khi kiểm tra thì phát
Là những
đóngvấn
hộp,đề kếphẩm
thực toántươi
viên phát hiện được
hiện có mộtvàsốcho
kiệnđiều
hàng bị
Thực chỉnh đánh tráo hàng hóa ở bên trong.
Tiêu chuẩn Hàng hóa phải được sắp xếp, Hàng hóa trong kiện hàng bị trả
trạng theo dõi theo kích thước, tính lại phải đúng là hàng hóa được
chất sản phẩm và thời gian chuẩn công ty giao đến khách hàng.
bị phân phối hàng.

Là những điều lẽ ra phải thực hiện được


Tiêu Là căn cứ nhằm đối chiếu với thực trạng đưa ra kiến nghị
chuẩ 26
n
Hậu quả Khách hàng nhận được hàng hóa Tốn nhiều chi phí để xử lý hàng
trễ hơn cam kết 7 ngày, khiến hóa bị trả lại.
công việc của khách hàng bị
chậm trễ và uy tín của công ty bị
giảm sút.
Nguyên nhân Thiếu giám sát trong quy trình Các quy định về đổi trả hàng
kiểm tra, sắp xếp hàng hóa lưu hóa còn chưa chặt chẽ.
kho
Kiến nghị -Tăng cường giám sát trong quá - Nên đưa ra những quy định,
trình sắp xếp hàng hóa. yêu cầu về việc có thể đổi trả
-Phân chia khu vực đặt hàng hóa hàng hóa như yêu cầu khách
dựa theo ngày sẽ đưa hàng hóa đi hàng cung cấp video mở kiện
phân phối. hàng.
-Áp dụng công nghệ để có thể - Giám sát chặt chẽ ở quy trình
theo dõi hoạt động nhập xuất đóng gói và phân phối, tránh
hàng hóa trong kho/ trường hợp chính nhân viên
công ty là người đánh tráo kiện
hàng.

3.4. Theo dõi sau kiểm toán


Phát hiện 1: Ban lãnh đạo đồng ý với kiến nghị của KTV và tiến hành bổ sung
các giám sát trong kho hàng và phân chia khu vực đặt để hàng hóa. Tình trạng hàng
hóa lộn xộn được giảm thiểu đáng kể.

Phát hiện 2: Ban lãnh đạo đồng ý với kiến nghị của KTV, lượng hàng hóa bị trả
lại đã giảm so với trước đây.

27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
(https://www.sav.gov.vn/Pages/chi-tiet-tin.aspx?ItemID=1646&l=Nghiencuutraodoi
BUILDER, C. (n.d.). VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN VIÊN. Retrieved from
https://careerbuilder.vn/vi/talentcommunity/wiki-career/kiem-toan-vien-lam-cong-viec-gi-vai-
tro-cua-kiem-toan-vien.35A51FD0.html
HÂN, T. T. (25/10/2021). NHỮNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG.
Retrieved from https://www.sav.gov.vn/Pages/chi-tiet-tin.aspx?
ItemID=1646&l=Nghiencuutraodoi
logisticsbureau.com, T. (n.d.). 7 QUY TRÌNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN. HO CHI
MINH: Theo logisticsbureau.com. Retrieved from https://vilas.edu.vn/7-quy-trinh-chinh-
trong-hoat-dong-cua-kho-hang-lse.html
NAM, H. V. (n.d.). HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA CTY VISSAN. Retrieved from
https://www.studocu.com/vn/document/hoc-vien-hang-khong-viet-nam/electronics-and-
telecommunications-engineering/hoat-dong-logistics-cua-cong-ty-vissan/42810351
THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CÔNG TY VISSAN. (n.d.). Retrieved from https://www.vissan.com.vn/gioi-
thieu-vissan/so-net-ve-vissan/?
fbclid=IwAR2WiQrYRmHNohwkr7rmBxrAZqS_dIj6op81v40jvC8-CWdCaZyZDPFkO1w
VISSAN. (n.d.). CẨM NANG MUA SẮM. Retrieved from
https://vissanmart.com/camnangmuasam.html?
fbclid=IwAR2iJC2z9bznJfVc_kSX0m3ID8kf5HBjMlBZAu5zarQ8jYFl_S5g_x9AR74

28

You might also like