You are on page 1of 35

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 1


ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG SẢN XUẤT KHỐI LỚN VÀ SỰ ÁP DỤNG HỆ
THỐNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Mai Trâm


Mã lớp: PRMA330806_05
(Lớp thứ ba, tiết 7–9)
Nhóm sinh viên: 06 MSSV
1. Lê Đặng Thanh Bình 19124226
(Nhóm trưởng, SĐT: 0332794681)
2. Nguyễn Thị Bích Huyền 19124247
3. Nguyễn Thị Kiều Loan 19124266
4. Nguyễn Thị Quỳnh Như 19124295
5. Phan Thành Phú 19124301
6. Nguyễn Thị Thanh Thủy 19124323

Thành phố Thủ Đức, tháng 06 năm 2021


BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ NHIỆM VỤ CỦA CÁC THÀNH VIÊN
NHÓM 06
STT HỌ VÀ TÊN MSSV NHIỆM VỤ NHẬN XÉT ĐÁNH
GIÁ
1 Lê Đặng Thanh Bình 19124226 Phân nhiệm vụ, Hoàn thành nhiệm 100%
hoàn thành nội vụ đúng hạn, phân
dung chương 2 công nhiệm vụ một
và tổng hợp tiểu cách rõ ràng. Sẵn
luận thành file sàng giúp đỡ, góp ý
hoàn chỉnh. nhiệm vụ của thành
viên nhóm
2 Nguyễn Thị Bích Huyền 19124247 Hoàn thành nội Thành viên hoàn 100%
dung chương 1 thành nhiệm vụ
đúng thời gian đưa
ra,có sự đầu tư cho
nhiệm vụ, đóng góp
xây dựng đề tài, tinh
thần làm việc nhóm
tốt.
3 Nguyễn Thị Kiều Loan 19124266 Viết lí do chọn Thành viên hoàn 100%
đề tài và hoàn thành nhiệm vụ
thành nội dung đúng thời hạn, hoàn
chương 3 thành một cách
nghiêm túc, có đầu
tư.
4 Nguyễn Thị Quỳnh Như 19124295 Hoàn thành nội Hoàn thành đúng 100%
dung chương 2 thời gian đề ra. Có
sự tiếp thu ý kiến và
lắng nghe chỉnh sửa
từ mọi người. Chủ
động trong nhiệm
vụ được giao, có
trách nhiệm.
5 Phan Thành Phú 19124301 Hoàn thành phần Hoàn thành đúng 100%
nhận xét, đánh thời gian đề ra. Có
giá đề tài sự tương tác, đóng
góp với nhóm trong
quá trình thực hiện.
6 Nguyễn Thị Thanh Thủy 19124323 Viết lí do chọn Hoàn thành tốt 100%
đề tài và hoàn nhiệm vụ được giao,
thành nội dung đúng hạn, tinh thần
chương 3 làm việc nghiêm
túc. Có tinh thần
làm việc nhóm tốt.

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN


…………………………………………………………………………………………………
……
…………………………………………………………………………………………………
……
…………………………………………………………………………………………………
……
…………………………………………………………………………………………………
……
………..………………………………………………………………………………………
……
…………………………………………………………………………………………………
……
…………………………………………………………………………………………………
……
…………………………………………………………………………………………………
……
………………………………………………………………………………………………

……… ĐIỂM:…………….
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ ............................................................................ 3

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 4

CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG SẢN XUẤT KHỐI LỚN ..................... 5

1.1. Khái niệm sản xuất khối lớn .................................................................................... 5

1.2. Nguyên tắc của dây chuyên sản xuất ....................................................................... 6

1.3. Điều kiện tiên quyết cân bằng dây chuyền .............................................................. 7

1.4. Phân loại và những đặc trưng của dây chuyền sản xuất .......................................... 8

1.5. Phương pháp cân bằng dây chuyền ......................................................................... 9

1.6. Một số biện pháp hỗ trợ bài toán cân bằng .............................................................. 10

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK


VIỆT NAM .................................................................................................................... 12

2.1. Khái quát về công ty ................................................................................................ 12

2.2. Lịch sử hình thành của công ty ................................................................................ 12

2.3. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi ........................................................................ 13

2.4. Logo và slogan cảu công ty ..................................................................................... 14

2.5. Chiến lược phát triển ............................................................................................... 14

2.6. Cơ cấu tổ chức của công ty Acecook Việt Nam ...................................................... 15

2.6.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ................................................................................. 15

2.6.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban ................................................. 15

2.7. Đối thủ cạnh tranh ................................................................................................... 16

CHƯƠNG 3: LÝ DO ACECOOK VIỆT NAM LẠI CHỌN HỆ THỐNG SẢN XUẤT


KHỐI LỚN.................................................................................................................... 18

3.1. Lý do tại sao Acecook Việt Nam lựa chọn hệ thống sản xuất khối lớn .................. 18

3.2. Quy trình sản xuất mì ăn liền tại Acecook Việt Nam .............................................. 18

1
3.3. Hệ thống dây chuyền sản xuất tự động của công ty ................................................ 25

CHƯƠNG 4: NHỮNG THUẬN LỢI VÀ HẠN CHẾ KHI CÔNG TY CỔ PHẦN


ACECOOK VIỆT NAM ÁP DỤNG HỆ THỐNG SẢN XUẤT KHỐI LỚN ......... 27

4.1. Thuận lợi.................................................................................................................. 27

4.2. Hạn chế .................................................................................................................... 27

4.3. Đề xuất giải pháp nâng cao tài chính công ty .......................................................... 27

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 32

2
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

STT NỘI DUNG TRANG

1 Bảng 1.1: Phân loại, những đặc trưng của dây chuyền sản xuất 5

2 Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống sản xuất khối lớn. 5

Hình 2.1: Logo Công ty cổ phần Acecook Việt Nam


3 14

Hình 2.2: Sơ đồ công ty cổ phần Acecook Việt Nam


4 15

5 Hình 3.1: Nguyên liệu sản xuất mì ăn liền tại Acecook Việt Nam. 19

6 Hình 3.2: Trộn bột 19

7 Hình 3.3: Cán tấm 20

8 Hình 3.4: Cắt tạo sợi 20

9 Hình 3.5: Hấp chín 21

10 Hình 3.6: Cắt định lượng và bỏ khuôn 21

11 Hình 3.7: Làm khô 22

12 Hình 3.8: Làm nguội 23

13 Hình 3.9: Cấp gói gia vị 23

14 Hình 3.10: Đóng gói 24

15 Hình 3.11: Kiểm tra 24

16 Hình 3.12: Đóng thùng 25

3
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây nhiều ngành công nghiệp đã không ngừng phát triển cả về
quy mô và chất lượng. Các doanh nghiệp đang từng bước tiếp cận với quy trình sản xuất hiện
đại của thế giới, dây chuyền sản xuất được yêu cầu cao hơn về độ chính xác, chất lượng sản
phẩm và vấn đề năng suất. Các nhà máy sản xuất luôn yêu cầu cao về độ chuẩn xác gia công
và năng suất lớn, máy móc trong các công đoạn của nhà máy sản xuất lại càng là vấn đề bức
thiết cho các nhà quản lý và điều hành. Cũng như vậy, trong doanh nghiệp hoạt động sản xuất
được coi là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố cấu thành và có quan hệ hữu cơ, mật thiết với
nhau, như các yếu tố đầu vào đầu ra, thông tin, quá trình biến đổi. Các yếu tố này bao gồm
nhiều yếu tố cấu thành ví dụ như yếu tố đầu vào có máy móc trang thiết bị, địa điểm, lao động
thông tin... đây là nguồn nhân lực cần thiết cho quá trình sản xuất và đòi hỏi phải sử dụng và
khai thác hợp lý và có hiệu quả. Thực hiện tốt công tác quản trị sản xuất tốt sẽ giúp cho doanh
nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất , tạo ra những sản phẩm dịch vụ tốt cho thị trường
nhằm tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị
trường. Acecook Việt Nam được biết đến tại Việt Nam không chỉ là nhà sản xuất thực phẩm
chế biến ăn liền hàng đầu mà còn là một của Nhật Bản tại thị trường Việt Nam. Doanh thu
hằng năm của công ty liên tục gia tăng mức phát triển hai chỉ số. Tại thị trường nội địa công
ty đã xây dựng nên một hệ thống phân phối rộng khắp cả nước với hơn 700 Đại lý , thị phần
công ty chiếm hơn 60% . Có thể nói Acecook Việt Nam là 1 doanh nghiệp thực hiện trình sản
xuất với sự kết hợp công nghệ và quản lý của Nhật Bản, Việc nghiên cứu về quản trị sản xuất
sẽ cho chúng ta 1 cái nhìn tổng quan hơn về các nội dung của quản trị sản xuất.
Với mong muốn tìm hiểu về hệ thống sản xuất khối lớn và góp phần nhỏ bé của mình
vào việc đánh giá những mặt được và chưa được trong quy trình hệ thống sản xuất của
Acecook Việt Nam, trên cơ sở đó mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của
các liên doanh sản xuất mì ăn liền, nhóm chúng em đã chọn và viết bài luận với đề tài “Tìm
hiểu về hệ thống sản xuất khối lớn và sự áp dụng hệ thống sản xuất tại công ty cổ phần
Acecook Việt Nam”. Trong quá trình thực hiện đề tài khó tránh khỏi thiếu sót về kiến thức,
kính mong giảng viên có thể góp ý, phản hồi để nhóm có thể hoàn thiện nội dung một cách tốt
hơn cho sau này.
Xin chân thành cảm ơn !

4
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG SẢN XUẤT KHỐI LỚN
1.1 Khái niệm sản xuất khối lớn.
Sản xuất khối lớn là sản xuất với sản lượng lớn, tất cả các nguồn lực đều được xây dựng
cho sản xuất với sản lượng lớn. Cách mạng công nghiệp xảy ra đối với ngành công nghiệp dệt
và người ta coi đó như là một nền tảng công nghiệp khác, ví dụ ngành sản xuất máy công cụ
như máy tiện, máy khoan, máy bào, rèn... Người ta quan tâm đến sản xuất khối lớn không chỉ
những sản phẩm đơn giản, mà còn quan tâm đến những sản phẩm phức tạp đươc cấu thành,
lắp ráp từ nhiều chi tiết lại với nhau, và đây cũng chính là thành tựu quan trọng của sản xuất
khối lớn. Ta có thể hiểu sản xuất khối lớn là sản xuất theo sản lượng.
Mặt khác của sản xuất khối lớn là sản xuất sản phẩm phức tạp phụ thuộc vào những
dạng khác nhau của công nghệ ứng dụng, như sản phẩm tiêu dùng, xe hơi... Những sản phẩm
được chế tạo không phải ở một nơi, một thiết bị, mà được sản xuất qua nhiều giai đoạn, nhiều
thiết bị, ví dụ như nòng xy-lanh phải qua một số công đoạn như đúc, luyện, khoan, doa, mài...
Ngoài ra, sản xuất khối lớn còn bao gồm cả dạng sản xuất theo xử lý quá trình, ví dụ
như công nghệ lọc, chế biến dầu khí, chế biến thực phẩm, nước giải khát, và sản xuất dạng
sản phẩm rời rạc. Hệ thống sản xuất khối lớn được tóm tắt trong sơ đồ sau:

Sản xuất khối lớn

Sản xuất theo sản lượng Sản xuất theo dòng

Thủ công Cơ khí hóa Xử lý Dây chuyền sản xuất

Tự động hóa Lắp ráp thủ công

Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống sản xuất khối lớn.


(Nguồn: Giáo trình Quản trị sản xuất, NXB Đại học QG thành phố HCM)

5
Trong đó:
Sản xuất theo sản lượng bao gồm hai dạng là sản xuất với lượng lớn lực lượng lao động
(thủ công) và dạng cơ khí hóa để tăng năng suất và giảm bớt sức lao động đặc biệt trong một
số ngành lao động nặng nhọc, độc hại (cơ khí, khai thác mỏ...).
Sản xuất theo dòng bao gồm dòng xử lý quá trình chuyển sản xuất với sản lượng lớn,
dạng dung dịch, hóa chất...và dạng dây chuyền. Dạng này thường được phân biệt bởi sản
phẩm rời rạc, không liên tục trong quá trình sản xuất.
Ở dạng sản xuất theo dây chuyền người ta thường đề cập đến 2 dạng sản xuất:
- Lắp ráp thủ công
- Dây chuyền lắp ráp tự đông hóa
Ở dạng thứ 1, thông thường nguyên vật liệu và bán thành phẩm di chuyển trong quá
trình sản xuất hầu hết là thủ công.
Ở dạng thứ 2 thì việc di chuyển bán thành phẩm giữa các công đoạn hay trạm làm việc
là tự động hóa và người ta dọi dây chuyền này là dây chuyền tự động.
1.2. Nguyên tắc của dây chuyền sản xuất.

Hệ thống sản xuất khối cho các mặt hàng được làm từ nhiều bộ phận thường được tổ
chức thành các dây chuyền lắp ráp. Các cụm lắp ráp đi ngang qua băng tải, hoặc nếu chúng
nặng, được treo từ cần trục lên cao hoặc đường ray đơn.

Trong một nhà máy sản xuất một sản phẩm phức tạp, thay vì một dây chuyền lắp ráp,
có thể có nhiều dây chuyền lắp ráp phụ trợ cung cấp các cụm phụ cho một dây chuyền lắp ráp
"chính". Sơ đồ của một nhà máy sản xuất khối điển hình trông giống như bộ xương của một
con cá hơn là một đường đơn.

Sản xuất hàng loạt liên quan đến việc tạo ra nhiều bản sao của sản phẩm, rất nhanh
chóng, sử dụng kỹ thuật dây chuyền lắp ráp để gửi các sản phẩm hoàn chỉnh từng phần cho
công nhân, mỗi người làm một công đoạn riêng lẻ, thay vì để một công nhân làm việc trên
toàn bộ sản phẩm từ đầu đến cuối.
Nguyên tắc dòng công việc
Nguyên tắc này đảm bảo cho dòng công việc, nguyên vật liệu, bán thành phẩm di
chuyển đều đặn trong quá trình sản xuất. Nguyên tắc này tùy thuộc vào từng loại đặc tính của
dây chuyền sản xuất, sản phẩm, hay thậm chí công nghệ của quá trình… Hoạt động nhịp
nhàng chính là đặc tính thể hiện của nguyên tắc dòng công việc, và có mối liên quan đến khái

6
niệm cân bằng dây chuyền sản xuất. Nguyên tắc này cũng là một trong những mục tiêu của
thiết kế quy trình là giảm tối đa các thao tác thừa trong quá trình sản xuất.
Sử dụng hoán đổi giữa các công việc
Việc cân bằng dây chuyền sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào mức độ hoán đổi giữa
các công việc với nhau, thông thường người ta sử dụng tiêu chuẩn hóa sản phẩm sản
xuất trên máy để đảm bảo khả năng hoán đổi thuận lợi
Nguyên tắc cực tiểu khoảng cách di chuyển
Để đảm bảo dòng sản xuất liên tục, và tối đa hóa mức độ tận dụng không gian, thì
nhất thiết dạng của quy trình phải hợp logic và hiệu quả. Nguyên tắc này đề cập đến vị trí liên
kết giữa các trạm làm việc liên tiếp bởi những thiết bị dùng để di chuyển bán thành phẩm.
Nguyên tắc chia nhỏ công đoạn
Việc phân chia các công đoạn, bước công việc, hoặc phân chia lao động là một chỉ
số quan trọng trong dây chuyền sản xuất. Nguyên tắc này phụ thuộc vào công nghệ và cấu
thành của từng loại sản phẩm, và thông thường nó được xem xét trong quá trình thiết kế dây
chuyền sản xuất. Phân chia công việc và lao động là một thông số cơ bản cho quá trình thiết
kế. Đây không phải là một nguyên tắc bắt buộc.
1.3. Điều kiện tiên quyết cân bằng dây chuyền.

Nhu cầu lớn phải được đảm bảo, đặc biệt chúng ta phải xem xét không chỉ mức nhu
cầu mà cả độ liên tục của nhu cầu. Trên thực tế, dây chuyền sản xuất thường thiết kế cho một
loại sản phẩm hay họ sản phẩm nào đó khi nhu cầu cao và liên tục theo mùa. Nếu có một đơn
hàng nào đó với số lượng lớn nhưng không có tính lặp lại hay liên tục thì không được xem xét
là sản xuất khối lớn. Như vậy, độ liên tục của nhu cầu chính là điều kiện quyết định đến sản
xuất dây chuyền. Sản phẩm tự nó quyết định việc lựa chọn dạng sản xuất khối lớn, mỗi dạng
dây chuyền sản xuất khối lớn chỉ phù hợp với một vài loại sản phẩm nhất định.

Ngoài ra còn thêm một số điều kiện tiên quyết khác cần được xem xét khi quyết định
dây chuyền sản xuất, như cân bằng chuyền, độ tin cậy thiết bị, cung cấp nguyên vật liệu và
thiết kế sản phẩm.
Dây chuyền cân bằng là yếu tố quan trọng trong sản xuất liên tục, chuyền cân bằng sẽ
hạn chế việc tồn đọng bán thành phẩm trong quá trình sản xuất, và mức độ sẵn sàng khi có
yêu cầu ở từng trạm, từng giai đoạn là rất quan trọng.
Việc quyết định lựa chọn dây chuyền sản xuất cho một loại sản phẩm cụ thể nào đó có
thể hoàn toàn dựa trên cơ sở là tính kinh tế. Xem xét mức độ sử dụng máy móc thiết bị, và lợi

7
nhuận từ việc sử dụng hệ thống này đem lại. Thêm vào đó, còn xem xét về yếu tố lao động
đáp ứng cho công việc, tổ chức đào tạo, chi phí mặt bằng,...

Quá trình sản xuất diễn ra liên tục, nhịp nhàng, sản phẩm được sản xuất ra một cách
đều đặn, trong cùng một thời gian nhất định. Trình tự làm việc làm việc được thực hiện một
cách thẳng dòng, không lặp đi lặp lại. Quá trình công nghệ được chia thành nhiều bước công
việc, có thời gian chế biến bằng nhau, lập thành quan hệ bội số với bước công việc ngắn nhất.
Nơi làm việc được tổ chức theo nguyên tắc đối tượng, tạo thành một dây chuyền hoàn chỉnh.
Đối tượng lao động ( sản phẩm chưa hoàn thiện) được chế biến trên toàn bộ nơi làm việc,
được chuyển từ nơi làm việc này sang nơi làm việc khác.

Từ đó đem lại những lợi ích như là tăng sản lượng sản phẩm tính cho một đơn vị máy
móc và đơn vị diện tích, giảm thời gian gián đoạn trong sản xuất. Rút ngắn chu kì sản xuất,
giảm bớt lượng sản phẩm dỡ dang.Nâng cao năng suất nhờ chuyên môn hóa công nhân, xóa
bỏ thời gian ngừng sản xuất để điều chỉnh thiết bị, máy móc. Nâng cao chất lượng sản phẩm
do quá trình công nghệ được chuẩn bị chu đáo, tránh được những hiện tượng biến chất, hư
hỏng... Tốc độ sản phẩm sản xuất nhanh. Sử dụng tất cả nguồn vốn của nhà máy. Hình thành
thói quen, kinh nghiệm và lịch trình sản xuất ổn định.

1.4. Phân loại và những đặc trưng của dây chuyền sản xuất.

Dây chuyền Số SF SF Dòng SF Chuẩn bị thiết bị và phân


Loại Đặc tính thay đổi bổ công việc
SF đơn 1 Không Thông thường Không thay đổi
Tự động
Đa SF >1 Theo lô Theo lô Thay đổi cho từng lô
SF đơn 1 Không Theo đặc tính công Không thay đổi
việc
Lắp ráp
thủ công Đa SF >1 Theo lô Theo đặc tính công Thay đổi cho từng lô
việc
SF >1 Liên tục Theo đặc tính từng lô Thay đổi cho từng lô theo
hỗn hợp yêu cầu

Bảng 1.1: Phân loại, những đặc trưng của dây chuyền sản xuất
(Nguồn: Giáo trình Quản trị sản xuất, NXB Đại học QG thành phố HCM)
8
Ở cả 2 dạng dây chuyền sản xuất có thể sản xuất một hay nhiều sản phẩm. Với dây
chuyền sản xuất một loại sản phẩm thì chúng ta không quan tâm nhiều đến việc chuẩn bị
chuyển, thay đổi đồ gá hay phân bố công việc. Tuy nhiên đối với dây chuyền sản xuất nhiều
loại sản phẩm thì bài toán trở nên phức tạp hơn. Trong trường hợp này chúng ta có thể dùng
những chiến lược sau đây:
1 - Sản xuất hai hay nhiều loại sản phẩm theo từng lô riêng biệt, và chúng ta gọi
trường hợp này là trường hợp đa sản phẩm, và nhất thiết phải sắp xếp dây chuyền sau
mỗi lô
2 - Sản xuất hai hay nhiều sản phẩm nhịp nhàng theo từng dây chuyền, và trường hợp
này chúng ta gọi là trường hợp sản xuất hỗn hợp, điều này làm cho việc thiết kế dây
chuyền phức tạp hơn
Ở những chiến lược nói trên nếu có nhiều sản phẩm sản xuất trên cùng dây chuyền thì
những sản phẩm này nhất thiết phải có những bước công việc tương tự nhau, mức độ tương tự
càng lớn thì càng dễ dàng trong việc lựa chọn mô hình đa sản phẩm hay mô hình hỗn hợp
Đối với dây chuyền lắp ráp thủ công thì tương đối linh hoạt hơn, và trong những tình
huống cụ thể có thể thiết kế dây chuyền hoặc đa sản phẩm hoặc hỗn hợp, như có rất nhiều dây
chuyền lắp ráp xe dùng mô hình hỗn hợp. Ngược lại, nếu trong quá trình sản xuất lắp ráp mà
bán thành phẩm di chuyển xa thì độ linh hoạt sẽ bị kém và trong những trường hợp này nên
xây dựng mô hình đơn sản phẩm hay mô hình đa sản phẩm với lô lớn.
1.5. Phương pháp cân bằng dây chuyền.
- Phương pháp Killbridge và Wester (Killbridge and Wester method)
- Phương pháp xếp hạng theo trọng số (Ranked positional weights – R.P.W)
Bước 1: Xây dựng sơ đồ ưu tiên.
Bước 2: Đối với mỗi công đoạn được biểu diễn là một nút ở trên sơ đồ ưu tiên, ta xác
định trọng số RPW cho các nút (công đoạn) đó. Để tính RPW cho mỗi nút (công
đoạn), ta xác định các lộ trình từ công đoạn dự định tính RPW đến công đoạn cuối
cùng dựa trên sơ đồ ưu tiên. Tính tổng thời gian thực hiện các công đoạn trên các lộ
trình này. RPW được xác định bằng tổng thời gian thực hiện các công đoạn trên lộ
trình có tổng thời gian thực hiện là lớn nhất.
Bước 3: Xếp hạng các công đoạn theo thứ tự giảm dần của RPW, tức là công đoạn
xếp thứ hạng đầu tiên là công đoạn có chỉ số RPW lớn nhất.
Bước 4: Công đoạn bắt đầu là công đoạn có thể thực hiện ngay mà không có ràng
buộc nào, tức là để thực thi công đoạn này không yêu cầu phải thực hiện trước bất kỳ

9
công đoạn nào. Gán các công đoạn bắt đầu vào danh sách chuẩn bị gán. Sắp xếp các
công đoạn trong danh sách chuẩn bị gán theo thứ tự giảm dần của chỉ số RPW.
Bước 5: Lựa chọn công đoạn có RPW lớn nhất trong danh sách chuẩn bị gán, bố trí
vào trạm làm việc.
Bước 6: Kiểm tra tổng thời gian thực hiện các công đoạn tại trạm làm việc (gọi tắt là
thời gian làm việc của trạm).
– Nếu thời gian làm việc của trạm nằm trong khoảng thời gian chu kỳ thì gán công
đoạn này vào trạm làm việc và chuyển sang bước 7 để cập nhật lại danh sách chuẩn bị
gán.
– Nếu thời gian làm việc của trạm này vượt quá khoảng thời gian chu kỳ TC thì sử
dụng công đoạn có RPW nhỏ hơn trong danh sách chuẩn bị gán. Trở lại bước 6. Nếu
tất cả các công đoạn trong danh sách chuẩn bị gán khi gán vào trạm đều dẫn đến thời
gian làm việc của trạm vượt quá thời gian chu kỳ thì kết thúc việc gán công đoạn cho
trạm này và chuyển sang thực hiện gán công đoạn cho trạm làm việc tiếp theo.
Bước 7: Cập nhật lại danh sách chuẩn bị gán. Việc cập nhật lại danh sách chuẩn bị
gán bao gồm ba việc:
– Xóa công đoạn đã hoàn thành việc gán vào trạm làm việc ra khỏi danh sách chuẩn bị
gán.
– Bổ sung những công đoạn thỏa mãn điều kiện ràng buộc trong sơ đồ ưu tiên. Những
công đoạn này là những công đoạn có thể thực hiện ngay sau khi các công đoạn bị xóa
khỏi danh sách ở bước 7.1 đã thực hiện xong.
– Sắp xếp lại danh sách chuẩn bị gán theo thứ tự giảm dần của RPW.
Bước 8: Thực hiện lại Bước 5 cho đến khi công đoạn cuối cùng được gán vào các
trạm làm việc
- Phương pháp nguyên tắc công việc có thời gian lớn nhất (Largest candidate rule)
1.6. Một số biện pháp hỗ trợ bài toán cân bằng.
Cải thiện phương pháp làm việc (improved work methods): đây là yếu tố được xem
xét đầu tiên bởi vì nó quyết định đến thời gian gia công để giải bài toán hay tái cân bằng. Thời
gian gia công càng giảm thì càng có lợi hơn trong cân bằng. Thông thường trên thực tế người
ta sử dụng đồ gá hay dụng cụ hỗ trợ để giảm thời gian thực hiện công việc, đôi khi cải thiện
mặt bằng cũng là một hướng xem xét
Thay đổi tốc độ máy (changed machining speeds): cách này thích hợp với dây
chuyền tự động

10
Gia tăng hiệu quả công nhân vận hành (increased operator performance): thường
đối với một số chuyền khi xảy ra khi xảy ra điểm ứ đọng (bottle-neck) và khi đó chúng ta có
thể cải thiện bài toán bằng cách gia tăng hiệu quả của công nhân ở những điểm này
Tăng cường giải quyết những điểm ứ đọng (diversion of excess items): những trạm
ứ đọng sẽ làm gia tăng thời gian chu kỳ TC. Đối với những trạm này có thể giải quyết bằng
cách gia tăng them trạm làm việc hay nói cách khác là giải quyết song song nhằm làm giảm
thời gian chu kỳ.
Di chuyển (hoán đổi) công nhân (the movement of workers): trong trường hợp quản
lý phải điều công nhân ở những trạm ít thời gian gia công sang hỗ trợ những trạm ứ đọng.
Hơn nữa, những công nhân ở trạm có thời gian gia công ngắn có thể làm việc ở nhiều trạm
hoặc nhiều dây chuyền khác nhau
Định vị trạm kiểm soát trong dây chuyền: trạm kiểm soát và sửa chữa là vô cùng
quan trọng, quyết định chất lượng sản phẩm sau cùng và chi phí sản xuất chung. Do vậy, đặt
trạm kiểm soát cũng nên được cân nhắc kỹ trước khi quyết định.

11
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK
VIỆT NAM
2.1. Khái quát về công ty.
Được thành lập vào ngày 15/12/1993 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995, sau
gần 30 năm đi vào hoạt động, Công ty cổ phần Acecook Việt Nam đã không ngừng phát triển
lớn mạnh trở thành công ty thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam với vị trí vững chắc trên thị
trường, chuyên cung cấp các sản phẩm ăn liền có chất lượng dinh dưỡng cao. Hiện nay, hệ
thống chi nhánh của công ty phân bố hầu khắp ở ba miền của Việt Nam. Trụ sở chính và văn
phòng chính của công ty được đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, với các chi nhánh được phân
bố rải khắp ba miền: 3 chi nhánh ở miền Bắc (Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên); 1 chi nhánh ở
miền Trung (Đà Nẵng) và 2 chi nhánh ở miền Nam (Bình Dương, Vĩnh Long). Ngoài ra, công
ty còn sở hữu nhiều nhà máy trên cả nước như: 3 nhà máy ở miền Bắc (2 nhà ở Bắc Ninh, 1
nhà máy ở Hưng Yên), 1 nhà máy ở miền Trung (Đà Nẵng) và 7 nhà máy ở miền Nam (3 nhà
máy ở thành phố Hồ Chí Minh, 2 nhà máy ở Bình Dương và 2 nhà máy ở Vĩnh Long).
Sản phẩm chủ lực của công ty là mì chiên, với một số thương hiệu nổi tiếng như: mì
Hảo Hảo, mì Đệ Nhất, mì Lẩu Thái,...
Công nghệ sản xuất được chuyển giao kỹ thuật trực tiếp từ công nghệ Nhật Bản, được
đào tạo về con người, cách kiểm soát và quản lý chất lượng từ đầu vào cho đến đầu ra theo
tiêu chuẩn.
2.2. Lịch sử hình thành của công ty.
- 15/12/1993, thành lập công ty Liên Doanh Vifon Acecook.
- 7/7/1995, bán sản phẩm đầu tiên là mì sợi phở cao cấp - Phở bò.
- 28/2/1996, tham gia thị trường xuất khẩu Mỹ và thành lập chi nhánh Cần Thơ.
- 1999, lần đầu tiên đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”.
- 2000, ra đời sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo – là bước đột phá của công ty trên thị
trường mì ăn liền.
- 2003, hoàn thiện hệ thống nhà máy từ Bắc đến Nam.
- 2004, chính thức đổi tên thành Công ty TNHH Acecook Việt Nam và dời nhà máy
về khu công nghiệp Tân Bình
- 2006, chính thức tham gia thị trường gạo ăn liền bằng việc cho xây dựng nhà máy tại
Vĩnh Long và cho ra đời sản phẩm Phở Xưa và Nay.
- 2008, đổi tên thành Công ty cổ phần Acecook Việt Nam vào ngày 18/1. Đồng thời
trong năm trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội MAL thế giới.
- 7/7/2010, đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất.
12
- 2012, khánh thành nhà máy Hồ Chí Minh 2 hiện đại hàng đầu Đông Nam Á.
- 2015, Công ty cổ phần Acecook Việt Nam thay đổi nhận diện thương hiệu mới.
- 2018, Hảo Hảo xác lập kỉ lục Guinness Việt Nam: “Sản phẩm mì ăn liền có số lượng
tiêu thụ nhiều nhất Việt Nam trong 18 năm (2000-2018)”.
- 2020, kỷ niệm 25 năm ngày Acecook Việt Nam bán sản phẩm đầu tiên.
2.3. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi.
- Về tầm nhìn: Trở thành doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hàng đầu Việt Nam có đủ
năng lực quản trị để thích ứng với quá trình toàn cầu hóa.
- Về sứ mệnh: Cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao mang đến SỨC KHỎE –
AN TOÀN – AN TÂM cho khách hàng.
Dựa trên sứ mệnh này, Acecook Việt Nam luôn đặt ưu tiên hàng đầu là chất lượng sản
phẩm, đồng thời hỗ trợ truyền đạt những thông tin đúng đắn và khoa học về sản phẩm mì ăn
liền để tạo sự an toàn và an tâm cho khách hàng. Những năm gần đây, Acecook luôn tập trung
vào những sản phẩm vì sức khỏe, vừa đáp ứng nhu cầu mới của người tiêu dùng, vừa nâng
cao giá trị cho sản phẩm mì ăn liền.
- Về giá trị cốt lõi: Cook Happiness, vừa là slogan vừa là giá trị cốt lõi của công ty,
được giải thích cụ thể bằng 3 chữ HAPPY như sau:
- Happy Customer: Acecook Việt Nam sẽ luôn nỗ lực để làm cho khách hàng, những
người sử dụng sản phẩm của Acecook cảm thấy hạnh phúc.
Do đó, công ty sẽ luôn sản xuất và cung cấp những sản phẩm thật ngon, thật chất
lượng, an toàn - an tâm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Cụ thể, cần thực hiện 3 mục tiêu như sau:
- Bảo đảm sử dụng an toàn vật liệu.
- Sử dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến của Nhật Bản, máy móc đảm bảo chất lượng và
quản lý chặt chẽ sản xuất.
- Theo dõi phân phối quy định, sản phẩm quản lý trên thị trường, yêu cầu không ảnh
hưởng đến chất lượng.
- Happy Employees: Acecook Việt Nam luôn nỗ lực để làm cho bộ nhân viên quản lý
Acecook và gia đình của họ cảm thấy hạnh phúc.
Do đó, công ty sẽ luôn cố gắng tạo ra chế độ làm việc tốt, môi trường làm việc tốt,
quan tâm đến công việc và đời sống của nhân viên quản lý.
- Happy Society: Acecook Việt Nam luôn nỗ lực để làm cho toàn xã hội cảm thấy
hạnh phúc.

13
Công ty luôn đóng góp vào sự phát triển của mì ăn liền nói riêng và của nền kinh tế
Việt Nam nói chung, hỗ trợ các nhà cung cấp cải thiện chất lượng. Bên cạnh đó, công
ty tích cực hỗ trợ tài chính và tổ chức các hoạt động từ thiện, hoạt động vì môi trường
hiến tặng cho xã hội Việt Nam ngày càng tốt đẹp hơn.

2.4. Logo và slogan của công ty.

Hình 2.1: Logo Công ty cổ phần Acecook Việt Nam


(Nguồn: Trang chủ Acecook Việt Nam)
- Ý nghĩa biểu tượng: Màu sắc của logo là sự kết hợp giữa hai tone màu là đỏ và
trắng làm chủ đạo tạo nên sự nổi bật của thương hiệu.
+ Chứ Acecook với chữ e được cách điệu với đường nét bo tròn tạo nên sự nhịp
nhàng, duyên dáng được đặt trong hình elip thể hiện sự bền vững, trường tồn.
+ Hình ảnh logo chú bé đầu bếp (Tastykid) nháy mắt và ngón tay chỉ số 1 bên cạnh
hình elip thể hiện sự gần gũi, thân thiện và uy tín của một thương hiệu hàng đầu về
thực phẩm ăn liền.
+ Slogan: “COOK HAPPINESS”: thông qua các sản phẩm, công ty muốn tạo ra
những sản phẩm đem lại niềm vui, sự bất ngờ và cảm giác an tâm, hạnh phúc cho ngời
tiêu dùng.
- Ý nghĩa Slogan: Vào dịp kỷ niệm 20 năm thành lập của Acecook Việt Nam (2015),
Slogan “Biểu tượng của chất lượng” được thay thế bằng” Cook Happiness” như hiện nay,
đánh dấu bước ngoặc nâng cao sức mạnh toàn cầu của tập đoàn, hướng đến trở thành một
công ty thực phẩm gần gũi, thân thiện với người tiêu dùng, luôn mang hạnh phúc cho gia đình
và xã hội.
2.5. Chiến lược phát triển.
Với triết lý kinh doanh là “Thông qua con đường ẩm thực để cống hiến cho xã hội
Việt Nam” cùng với mục tiêu trở thành tập đoàn thực phẩm hàng đầu không chỉ Việt Nam mà
còn vươn xa thế giới”, Acecook Việt Nam đã triển khai những chiến lược phát triển sau:
- Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm: Acecook Việt Nam tung ra thị trường nhiều chủng loại
sản phẩm khác nhau, đồng nhất về chất lượng dù ở nội địa hay là xuất khẩu, chỉ khác khẩu vị.

14
Mỗi sản phẩm của công ty đều có sự khác biệt lớn, thể hiện sự kết hợp giữa truyền thống và
hiện đại một cách độc đáo. Nhờ thế mà Acecook Việt Nam đã trở thành người dẫn đầu thị
trường sản phẩm mì ăn liền Việt Nam nhiều năm liền và là đại diện tiêu biểu của Việt Nam tại
Hiệp hội mì ăn liền thế giới, là một trong những công ty đứng đầu ngành chế biến thực phẩm.
- Chiến lược tăng trưởng tập trung: phát huy nội lực, đi sâu tìm hiểu thị hiếu khách hàng
cùng với kinh nghiệm trong chế biến thực phẩm, Acecook đầu tư công nghệ tiên tiến nhất của
Nhật Bản, xây dựng chỉ tiêu chất lượng theo hệ thống quản lý ISO 9001. Công ty đã thâu tóm
trên 50% thị trường mì ăn liền bằng sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo.
- Chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập: bằng chiến lược hội nhập dọc, công ty
liên kết với các nhà bán lẻ, mở rộng kênh phân phối không ngừng, đồng thời nghiên cứu thay
thế khoảng 95% nguyên liệu nhập từ nước ngoài, giảm được chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường bán lẻ cả nước.
2.6. Cơ cấu tổ chức của công ty Acecook Việt Nam.
2.6.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức.

Hình 2.2: Sơ đồ Công ty cổ phần Acecook Việt Nam


(Nguồn: Báo cáo thực tập của sinh viên Nguyễn Thị Hợp)
2.6.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các
cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội cổ đông có quyền quyết định mọi vấn đề quan trọng của
công ty, trong đó có xem xét và phê duyệt các báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt
động kinh doanh các phương pháp sản xuất kinh doanh, đầu tư và chiến lược phát triển của
15
công ty sửa đổi và bổ sung điều lệ, bầu cử Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và quyết định bộ
máy tổ chức của công ty.
- Hội đồng quản trị: Có chức năng quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty,
giám sát Giám đốc điều hành và các cán bộ quản lý, quyết định các kế hoạch phát triển, sản
xuất kinh doanh, xác định các hoạt động mục tiêu trên cơ sở chiến lược do Đại hội đồng cổ
đông đưa ra.
- Ban kiểm soát: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra nhằm quản lý, kiểm tra và giám sát Hội
đồng quản trị và Ban giám đốc, kiểm tra việc thực hiện toàn bộ quy chế và kiểm soát hoạt
động tài chính của công ty.
- Ban giám đốc: thực hiện các Nghị quyết, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công
ty đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua. Soạn thảo các quy chế hoạt
động, quy chế quản lý tài chính của công ty.
- Phòng hành chính: có nhiệm vụ quản lý chung về mặt nhân sự của công ty.
- Phòng kỹ thuật: quản lý và giám sát kỹ thuật cho toàn bộ hệ thống sản xuất và thông tin
liên lạc của công ty.
- Phòng kế toán: lập kế hoạch thu chi và quản lý thu chi trong công ty. Kiểm soát các chi phí,
hoạt động của công ty, quản lý vốn, tài sản, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong toàn bộ
công ty.
- Phòng cơ điện: giám sát, kiểm tra và sửa chữa toàn bộ hệ thống máy móc trong công ty.
- Phòng xuất – nhập khẩu: quản lý và điều hành các công việc đối ngoại, phân tích, mở rộng
thị trường và giới thiệu sản phẩm, quản lý hoạt động xuất – nhập khẩu.
- Phòng phát triển sản phẩm: thực hiện nghiên cứu, phát triển công nghệ, đưa ra các sản phẩm
mới phục vụ khách hàng.
- Phòng Marketing: xây dựng, phát triển hình ảnh thương hiệu, xây dựng và thực hiện các
chiến lược marketing, đề xuất ban giám đốc các chiến lược marketing, sản phẩm và khách
hàng và thiết lập mối quan hệ với truyền thông.
- Phòng sản xuất: liên hệ trực tiếp với nhà máy và sản xuất các sản phẩm của công ty, giám
sát, điều phối việc thực hiện sản xuất kịp tiến độ bàn giao cho khách hàng.
2.7. Đối thủ cạnh tranh.
Nếu như vào khoảng 10 năm trước đây, Acecook Việt Nam là một “gã khổng lồ”
trong thị trường mì gói của Việt Nam với việc nắm giữ hơn 50% thị phần lúc bấy giờ, thì
trong những năm gần đây, sự bão hòa của thị trường mì gói cùng với sự nổi lên và cạnh tranh
gay gắt của những nhãn hiệu khác như: Massan với các thương hiệu mì Omachi, Kokomi,...;
Asian Foods với thương hiệu mì Gấu đỏ, Trứng vàng,...đã khiến thị phần Acecook Việt Nam
16
mặc dù giảm đi nhanh chóng. Ngoài các đối thủ là doanh nghiệp trong nước, Acecook Việt
Nam còn phải đối đầu với các hãng mì ngoại từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái
Lan,..với các sản phẩm ngày càng đa dạng về mẫu mã và mùi vị ngày càng chiếm ưu thế.

17
CHƯƠNG 3: LÝ DO ACECOOK VIỆT NAM LẠI CHỌN HỆ THỐNG SẢN XUẤT
KHỐI LỚN
3.1. Lý do tại sao Acecook Việt Nam lựa chọn hệ thống sản xuất khối lớn.
Theo như thống kê được đề cập trong Hội thảo khoa học thực phẩm ăn nhanh trong xã
hội hiện đại với sức khoẻ con người, được Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức vào 18/11 tại Hà
Nội đã chỉ ra rằng “Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về lượng tiêu thụ mì ăn liền và trung bình
mỗi ngời dân sử dụng 55 gói mì ăn liền/năm”. Và những năm gần đây thì con số đó gia tăng
đáng kể, cho thấy được được nhu cầu cực lớn của dân ta về sản phẩm mì ăn liền này. Đặc
biệt, với Acecook Việt Nam, hiện nay vẫn là “ông trùm” trong thị trường này thì phải luôn
sản xuất số lượng lớn sản phẩm với đa dạng chủng loại để có thể đáp ứng được nhu cầu cao
của thị trường thì hệ thống sản xuất khối lớn là một lựa chọn hợp lý.
Về máy móc thiết bị sản xuất chủ yếu là thiết bị đa năng, được sắp xếp bố trí thành
những phân xưởng chuyên môn hóa công nghệ, đảm nhận một giai đoạn nhất định của quá
trình sản xuất sản phẩm. Quá trình sản xuất được giám sát nghiêm ngặt, mang lại độ chính xác
cao vì máy móc đều được cài đặt các thông số từ trước.
Năng suất lao động trong hệ thống này tương đối cao bởi vì quá trình lặp đi lặp lại một
cách tương đối ổn định
Đặc biệt là sản xuất khối lớn có chi phí thấp hơn vì đòi hỏi ít nhân công hơn, qua đó
có thể làm tăng lợi nhuận của công ty so với các hệ thống sản xuất khác.
Ngoài ra, việc sản xuất khối lớn có thể tạo ra hiệu quả cao vì với các mặt hàng sản
xuất theo khối lớn được sản xuất với tốc độ nhanh thông qua tự động hóa. Việc sản xuất
nhanh chóng có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh, hỗ trợ việc phân phối và tiếp thị nhanh chóng các
sản phẩm.
3.2. Quy trình sản xuất mì ăn liền tại Acecook Việt Nam.
- Nguyên liệu
• Vắt mì: được sản xuất từ nguyên liệu chính là bột lúa mì (một loại ngũ cốc, hay còn
gọi là bột mì) và màu được tạo nên từ chiết xuất củ nghệ.

• Gói dầu gia vị: được nấu từ dầu thực vật tinh luyện cùng các nguyên liệu tươi như
hành tím, ớt, tỏi, ngò om…

• Gói súp: là hỗn hợp các loại gia vị như muối, đường, bột ngọt, bột tôm, tiêu, tỏi…

• Gói rau sấy: bao gồm thịt, tôm, trứng, rau (hành lá, ba rô, đậu hà lan, cà rốt, cải…)
được sấy khô.

18
• Bao bì: là loại chuyên dụng dùng cho thực phẩm, đạt chứng nhận an toàn trong thực
phẩm.

Hình 3.1: Nguyên liệu sản xuất mì ăn liền tại Acecook Việt Nam.

(Nguồn: Trang chủ Acecook Việt Nam)


- Trộn bột
Bột lúa mì, dung dịch nghệ và các loại gia vị (muối, đường, bột ngọt, nước tương,
nước mắm…) được trộn đều trong cối trộn, bằng thiết bị tự động và khép kín.

Hình 3.2: Trộn bột


(Nguồn: Trang chủ Acecook Việt Nam)

19
- Cán tấm
Bột sau khi trộn được chuyển đến thiết bị cán tấm bằng hệ thống băng tải. Tại đây, các
cặp lô cán thô và cán tinh sẽ cán mỏng dần lá bột cho đến khi đạt yêu cầu về độ dai, độ dày –
mỏng theo quy cách của từng loại sản phẩm.

Hình 3.3: Cán tấm


(Nguồn: Trang chủ Acecook Việt Nam)
- Cắt tạo sợi
Lá bột được cắt sợi thành những sợi mì to, nhỏ, tròn, dẹt khác nhau và hình thành
những gợn sóng đặc trưng bởi hệ thống trục lược

Hình 3.4: Cắt tạo sợi


(Nguồn: Trang chủ Acecook Việt Nam)

20
- Hấp chín
Sợi mì được làm chín bên trong tủ hấp hoàn toàn kín bằng hơi nước, ở nhiệt độ
khoảng 100°C.

Hình 3.5: Hấp chín


(Nguồn: Trang chủ Acecook Việt Nam)
- Cắt định lượng và bỏ khuôn
Sau khi được hấp chín, sợi mì được cắt ngắn bằng hệ thống dao tự động và rơi xuống
phễu, nằm gọn trong khuôn chiên. Tùy từng sản phẩm mà khuôn chiên có hình vuông,
tròn,…để tạo nên hình dáng tương ứng cho vắt mì.

Hình 3.6: Cắt định lượng và bỏ khuôn


(Nguồn: Trang chủ Acecook Việt Nam)
21
- Làm khô
Để bảo quản trong thời gian từ 5 – 6 tháng ở nhiệt độ bình thường, vắt mì sẽ đi qua hệ
thống chiên hoặc sấy để làm giảm độ ẩm trong vắt mì xuống mức thấp nhất.
• Mì chiên: Vắt mì được chiên qua dầu ở nhiệt độ khoảng 160°C – 165°C trong thời
gian khoảng 2,5 phút. Độ ẩm vắt mì sau chiên khoảng dưới 3%. Dầu dùng để chiên mì
là dầu thực vật (có nguồn gốc từ dầu cọ), được tách lọc bằng công nghệ làm lạnh tự
nhiên nên giúp hạn chế tối đa phát sinh Trans fat. Đồng thời, nhờ việc kết hợp ứng
dụng công nghệ hiện đại, sử dụng dầu luôn tươi mới nên các sản phẩm mì ăn liền của
Acecook Việt Nam luôn có chỉ số AV (Acid Value) rất thấp (AV≤2mg KOH/gram
dầu), giúp sản phẩm có mùi vị thơm ngon.

• Mì không chiên: Vắt mì được sấy bằng nhiệt gió ở nhiệt độ 65 – 80°C trong thời gian
khoảng 30 phút. Độ ẩm vắt mì sau sấy khoảng dưới 10%.

Hình 3.7: Làm khô

(Nguồn: Trang chủ Acecook Việt Nam)


- Làm nguội
Không khí tự nhiên được lọc sạch và dẫn vào hệ thống đường ống, thổi xuyên qua vắt
mì để làm nguội vắt mì về nhiệt độ của môi trường trước khi chuyển qua công đoạn đóng gói.

22
Hình 3.8: Làm nguội
(Nguồn: Trang chủ Acecook Việt Nam)
- Cấp gói gia vị
• Đối với mì gói: các gói gia vị sẽ được bổ sung bằng thiết bị tự động.

• Đối với mì ly: thiết bị cung cấp ly sẽ tự động bỏ vắt mì vào bên trong, sau đó tiếp tục
bổ sung các nguyên liệu sấy và các gói gia vị.

Hình 3.9: Cấp gói gia vị

(Nguồn: Trang chủ Acecook Việt Nam)

23
- Đóng gói
Sau khi có đầy đủ các thành phần gia vị theo quy cách của từng sản phẩm, vắt mì sẽ
được đóng gói hoàn chỉnh. Hạn sử dụng được in trên bao bì trong quá trình đóng gói.

Hình 3.10: Đóng gói


(Nguồn: Trang chủ Acecook Việt Nam)
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm: cân trọng lượng, dò dị vật và kim loại
Để đảm bảo chất lượng tốt nhất, mỗi sản phẩm đều phải đi qua 3 thiết bị kiểm tra, bao
gồm: máy dò kim loại, máy cân trọng lượng và máy đo dò dị vật (máy X-ray).
Những sản phẩm không đạt chuẩn sẽ bị loại ra khỏi dây chuyền và chuyển đến bộ
phận xử lý sản phẩm lỗi.

Hình 3.11: Kiểm tra


(Nguồn: Trang chủ Acecook Việt Nam)
24
- Đóng thùng
Thành phẩm được đóng thùng theo quy cách của từng sản phẩm, in ngày sản xuất, lưu
kho và được kiểm tra chất lượng bởi phòng QC (Quality Control) trước khi phân phối ra thị
trường.

Hình 3.12: Đóng thùng


(Nguồn: Trang chủ Acecook Việt Nam)

3.3. Hệ thống dây chuyền sản xuất tự động của công ty.
- Máy trộn bột: Cấu tạo gồm thùng trộn nằm ngang bằng inox, bên trong có gắn hai trục
cánh khuấy. Hai trục chuyển động ngược nhau nhờ cơ cấu truyền động đai xích. Trên mỗi
trục có 24 cánh trộn.
- Máy cán bột: Cấu tạo gồm lô cán ép (2 bộ), lô cán tinh (5 bộ) và lô cán thô (1 bộ).
- Máy hấp: Cấu tạo gồm có: hình hộp chữ nhật bằng inox. Phòng hấp có hai lớp, ở giữa có
lớp vật liệu cách nhiệt. Trong phòng hấp có bố trí các ống dẫn hơi có đục lỗ, hệ thống băng
chuyền chạy bên trên. Phòng hấp có nắp có thể mở lên được để làm vệ sinh định kì. Hai đầu
phòng hấp có hai ống thoát hơi thứ ra ngoài. Ống thoát hơi thứ cao hơn mái nhà để hơi nóng
có thể thoát ra ngoài đảm bảo việc thông thoáng và vệ sinh khu vực phòng hấp.
- Máy cắt: Cấu tạo gồm có hệ thống dao cắt tự động.
- Quạt: Dùng hệ thống gồm nhiều quạt thổi không khí qua băng tải mì lôi cuốn theo hơi ẩm
làm khô nhanh sợi mì.
- Máy chiên: Cấu tạo: Gồm 2 phần chính:

25
+ Phần lò đốt: Cung cấp nhiệt cho chảo chiên. Hầm lò làm bằng gạch chịu nhiệt, có
gia cố chịu lực bằng thép. Bộ phận đốt dầu FO được đặt phía cuối thiết bị chiên.
+ Phần chảo chiên:
● Chảo chiên được làm bằng inox, có dạnh hình thang cân. Bên trong có xích tải mang
dàn chén và nắp khuôn.
● Khi dàn chén có chứa mì đi vào chảo chiên, hệ thống nắp khuôn sẽ đậy từng khuôn
để cố định vắt mì trong khuôn suốt quá trình chiên. Khi ra khỏi chảo chiên có cơ cấu
búa gõ cho vắt mì ra khỏi khuôn.
● Khuôn mì có 2 loại khuôn mì tròn và vuông, có 120 dãy khuôn, mỗi dãy có 6 chén.
- Máy đóng gói: Cấu tạo máy đóng gói bao gồm các bộ phận sau:
+ Xích định vị: là xích tải trên đó có những thanh chận để định vị những vắt mì trước
khi vào máy.
+ Bàn vỉ ép dọc: ép kín dọc theo chiều dài cuộn giấy, được gia nhiệt bằng điện trở.
+ Dao cắt ngang: cắt và khâu kín 2 đầu gói mì, phần ở giữa là lưỡi dao cắt, hai bên có
xẻ rãnh để hàn kín 2 đầu gói mì.

26
CHƯƠNG 4: NHỮNG THUẬN LỢI VÀ HẠN CHẾ KHI CÔNG TY CỔ PHẦN
ACECOOK VIỆT NAM ÁP DỤNG HỆ THỐNG SẢN XUẤT KHỐI LỚN.
4.1. Thuận lợi.
- Sản phẩm rẻ hơn khi sản xuất với số lượng lớn, hàng loạt, nâng cao sự cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thị trường.
- Máy móc được sử dụng hiệu quả hơn, làm tiết kiệm tiền doanh nghiệp, đồng thời linh hoạt
hơn trong sản xuất.
- Sự lãng phí tổng thể được giảm tối thiểu bằng cách tạo ra số lượng sản phẩm chính xác theo
yêu cầu.
- Máy móc tự động, không cần nhiều người vận hành, tốn ít chi phí đào tạo.
4.2.Hạn chế.
- Tăng chi phí lưu kho với số lượng lớn sản phẩm được sản xuất.
- Nguy cơ tồn kho cao.
- Giá thành đầu tư máy móc cao.
- Lỗi máy móc có thể gây ảnh hưởng lớn đối với một quy trình sản xuất.
- Khó khăn trong việc đào tạo nhân sự để sử dụng máy móc mới.
4.3. Đề xuất giải pháp nâng cao tài chính công ty.
- Bố trí mặt bằng hợp lý

Công ty nên bố trí mặt bằng dựa trên nhu cầu sản phẩm. Thiết bị được sắp xếp để điều
khiển những dòng sản phẩm giống nhau, có nhu cầu xử lý giống nhau. Để tránh việc di
chuyển một khối lượng lớn nguyên vật liệu trong khu vực thì cần đưa những lô nhỏ chi tiết từ
trung tâm làm việc này đến trung tâm làm việc kế tiếp, như vậy thời gian chờ đợi và lượng
sản phẩm dở dang sẽ được giảm đến mức tối thiểu. Mặt khác, chi phí vận chuyển nguyên vật
liệu sẽ giảm đáng kể và không gian cho đầu ra cũng giảm. Các nhà máy có khuynh hướng nhỏ
lại nhưng có hiệu quả hơn và máy móc thiết bị có thể sắp xếp gần nhau hơn, từ đó tăng cường
sự giao tiếp trong công nhân.

- Tận dụng nguồn tài nguyên thời gian

Để giảm thời gian chờ không mong muốn và giảm tỉ lệ sai lỗi, công ty đã áp dụng
phương pháp sản xuất một cách hợp lý.

Tập trung vào việc cải tiến liên tục quá trình sản xuất, bao gồm việc tinh gọn hóa quy
trình và tận dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thời gian. Hàng hóa thành phẩm, công việc đang
tiến hành và nguyên vật liệu cần sử dụng sẽ được giữ ở mức tối thiểu bằng cách đảm bảo rằng

27
nguyên liệu dự trữ chỉ được phép sử dụng khi cần thiết và luôn được chuẩn bị vừa đủ, và các
nguồn lực tài chính dành cho việc mua nguyên liệu dự trữ sẽ được chuyển thành vốn lưu động
để tạo ra giá trị gia tăng cho công ty.

Ngoài ra, việc tinh giản các công đoạn sản xuất cũng giúp sẽ giúp công ty hạn chế các
thao tác có thể dẫn đến sai lỗi trong quá trình sản xuất, đồng thời giảm thời gian sản xuất một
đơn vị sản phẩm, cải thiện năng suất và mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp.

- Tăng cường giải quyết vấn đề tồn kho, cải tiến kho bãi

Nơi lưu trữ hàng tồn của công ty phải đảm bảo đủ lớn để chứa đủ hàng hóa khi cần
thiết. Thiết lập một biên độ giao động an toàn cho hàng tồn. Trong quá trình lập kế hoạch, cần
tính đến tất cả các yếu tố ảnh hưởng, biến động, thói quen và tác phong công nghiệp của các
nhà cung cấp để chủ động trong kinh doanh.
Quy trình quản trị hàng tồn kho được xác định bắt đầu từ thời điểm nguyên vật liệu
nhập vào kho cho đến thời điểm thành phẩm được xuất ra khỏi kho thành hàng hóa. Điều đó
sẽ giúp công ty đảm bảo số lượng hàng tồn kho đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, tránh sự gián
đoạn trong việc cung ứng; Giảm thiểu tối đa các rủi ro tiềm tàng từ hàng tồn kho như ứ đọng
hàng hóa, giảm chất lượng sản phẩm, hết hạn sử dụng, đồng thời giúp tối ưu lượng hàng lưu
kho nhằm tăng hiệu quả kinh doanh và giảm chi phí đầu tư. Ngoài ra, trong bối cảnh công
nghệ ngày càng hiện đại công ty nên triển khai, áp dụng mô hình quản trị kho thông minh.
Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa hệ thống quản lý dữ liệu khoa học, tập trung cùng với công
nghệ IoT tiên tiến nhất. Theo đó, toàn bộ các số liệu về kho vật lý của các đơn vị đều được
đồng bộ với phần mềm quản trị kho,...và được khai báo từ xa qua mạng Internet. Sự kết hợp
này giúp hoạt động vận hành kho luôn được kiểm soát tức thời, tổng hợp trên một hệ thống
duy nhất và đảm bảo chính xác tuyệt đối với dữ liệu thực địa trong mỗi kho vật lý của doanh
nghiệp. Từ đó nhà quản trị có thể,...tối ưu hóa dung lượng kho, loại bỏ tối đa sai sót trong
hoạt động kiểm kê và tiết kiệm thời gian trong quy trình nhập/xuất/kiểm kê kho.
Trong nhiệm vụ cải tiến khu vực kho bãi, doanh nghiệp buộc phải xác định đây là
chiến lược cần thực hiện trên toàn khu vực công ty chứ không riêng gì bộ phận quản lý kho.
Mỗi đơn vị cần chuyển mình, thay đổi từ cách tiếp cận cũng như phương pháp và công cụ
thực hiện để tạo ra sự đột phá trong kinh doanh. Các giải pháp đề ra cần được thực hiện
nghiêm túc và thống nhất nhằm tạo ra hiệu quả to lớn và đảm bảo tính ổn định trên toàn doanh
nghiệp.

28
- Đầu tư cải tiến và đổi mới công nghệ.

Thị trường mỳ ăn liền ngày càng có sự cạnh tranh khốc liệt, vì vậy công ty cần không
ngừng đổi mới công nghệ sản xuất để mang lại hiệu quả cao, không ngừng cập nhật, ứng dụng
khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất. Cụ thể công ty cần tính toán mục tiêu đầu tư cũng
như quy trình tập trung đầu tư một cách rõ ràng.

Công ty cần thường xuyên tiến hành bảo dưỡng nâng cao hiệu quả máy móc, đẩy
mạnh phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất. Để nâng cao năng lực công
nghệ, công ty cần tạo lập mối quan hệ với các trong tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ
thuật trong và ngoài nước để phát triển công nghệ theo chiều sâu và từng bước hoàn chỉnh
công nghệ hiện đại. Tích cực đào tạo đội ngũ khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý công nhân
lành nghề trên cơ sở bồi dưỡng vật chất thích đáng cho công nhân. Nâng cao trình độ quản lý
trong đó cần lưu tâm đến vai trò quản lý kỹ thuật và sản xuất.

- Nâng cao quá trình kiểm soát nguyên liệu đầu vào.

Thiết lập tiêu chuẩn nguyên vật liệu với đầy đủ tính chất cơ lý hóa sinh (cảm quan,
hóa lý, vi sinh, kim loại,…), đáp ứng các tiêu chuẩn về ATVSTP theo qui định pháp luật thực
phẩm trong nước và quốc tế.
Đánh giá nhà cung cấp trước khi mua hàng và định kỳ hằng năm, dựa trên tiêu chí đạt
chứng nhận ATVSTP trong nước và các tiêu chí cơ bản của các tổ chức chứng nhận tiêu
chuẩn chất lượng ,thực phẩm quốc tế như BRC, IFS Food, HACCP và ISO 9001. Nhà cung
cấp phải được yêu cầu cam kết không sử dụng phụ gia ngoài danh mục, không chiếu xạ, NON
GMO …và thân thiện môi trường.
Các lô nguyên vật liệu nhập cần phải được kiểm tra, kiểm soát chất lượng trước khi
đưa vào sản xuất căn cứ theo các chỉ tiêu chất lượng đã thiết lập. Việc kiểm tra bao gồm cả
kiểm tra ngoại quan lô hàng ,các vấn đề liên quan đến ATVSTP và kể cả phương tiện vận
chuyển.

- Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động.

Đội ngũ lao động là yếu tố then chốt quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của
công ty. Mặc dù khoa học kỹ thuật công nghệ ngày càng hiện đại tuy nhiên một số khâu vẫn
không thể thiếu bàn tay và óc sáng tạo của người lao động. Do đó công ty cần phải khởi dậy
sức mạnh và óc sáng tạo của người lao động. Công nghệ kỹ thuật kết hợp với óc sáng tạo của

29
con người sẽ là nguồn lực to lớn giúp công ty hoạt động ngày càng hiệu quả. Để đạt được hiệu
quả trên doanh nghiệp cần có những chính sách đào tạo đội ngũ lao động hợp lý cụ thể:

− Công ty cần chọn những lao động lành nghề có ý thức học hỏi kinh nghiệm sáng tạo
trong đổi mới sản xuất. Khuyến khích lao động phấn đầu nâng cao tay nghề trao đổi
kinh nghiệm cho nhau cùng tiến bộ

− Công ty cần có những chính sách khuyến khích thù lao cho lao động một cách hợp lý
tương thích với trình độ, khả năng của mỗi lao động. Làm vậy sẽ thúc đẩy người lao
động nâng cao trình độ năng lực cải thiện hiệu suất làm việc ngày càng cao

− Công ty cần thường xuyên mở các lớp học miễn phí, mời thêm các chuyên gia từ nước
ngoài nhằm nâng cao tay nghề của đội ngũ lao động.

− Bên cạnh đó cần nâng cao trình độ quản lý của đội ngũ quản lý của công ty. Cán bộ
quản lý có năng lực sẽ biết bố trí đúng người đúng việc làm hiệu suất làm việc được
nâng cao.

30
KẾT LUẬN
Tóm lại, việc Acecook Việt Nam sử dụng hệ thống sản xuất khối lớn trong quy trình
sản xuất của mình là phù hợp với công ty trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Sự áp dụng
này mang lại cho Acecook Việt Nam nhiều lợi thế về máy móc, giá thành và tiết kiệm chi phí
sản xuất sản phẩm, đào tạo nhân công. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường mì ăn liền bão
hòa như hiện nay với các đối thủ mới xuất hiện dành “miếng bánh” thị phần cùng với sự đe
dọa từ các sản phẩm thay thế, đòi hỏi Acecook Việt Nam cần có những sự đầu tư về công
nghệ, điều chỉnh, nâng cao hệ thống sản xuất, phát triển những sản phẩm mới với hương vị
độc đáo để níu chân khách hàng. Thực hiện tốt sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi mà công ty
đã đề ra với mục tiêu đã, đang và sẽ tiếp tục là doanh nghiệp đứng đầu trong thị trường chế
biến mì ăn liền ở Việt Nam, đồng thời mở rộng hoạt động ra thế giới trong giai đoạn toàn cầu
hóa này.

31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Hệ thống sản xuất, NXB Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, tái bản lần thứ 3
năm 2014.
2. Giới thiệu Công ty Acecook Việt Nam truy xuất từ:
https://acecookvietnam.vn/thong-tin-cong-ty/
3. Lịch sử hình thành Công ty Acecook Việt Nam truy xuất từ:
https://acecookvietnam.vn/lich-su-hinh-thanh/
4. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi truy xuất từ :
https://acecookvietnam.vn/tam-nhin-su-menh/
5. Thông tin chi nhánh và nhà máy truy xuất từ
https://acecookvietnam.vn/chi-nhanh/
6. Quy trình sản xuất
https://acecookvietnam.vn/mi-an-lien/quy-trinh-san-xuat-3/
7. Ưu điểm và nhược điểm sản xuối khối lớn
https://congnghiepviet.com.vn/uu-diem-va-nhuoc-diem-cua-san-xuat-hang-loat.htm
8. Bài luận về quy trình sản xuất mì ăn liền của Acecook Việt Nam
https://docs.google.com/presentation/d/17yYSgzcI0dvuHhuUKT54-
lSnaEvTkrEMD_xZGAaqMk0/htmlpresent?fbclid=IwAR0UXHsKZvo_i0uzQ_mU9hpnxlUp
CwwtC-V4GprGwcRt3ZTQVIjb0eqYSbA
9. Nguyên nhân gây lãng phí tồn kho và phương pháp giải quyết
https://www.itgvietnam.com/nguyen-nhan-lang-phi-ton-kho-va-phuong-phap-giai-
quyet/?fbclid=IwAR0h5cK9kYpVeP0iZ8icTfD7EN7BvwzkFzMyA8xyWqaNqWZfAayPbN
h9zrk
10. Một số kiến nghị nâng cao năng lực tài chính công ty
https://123docz.net/document/640375-mot-so-kien-nghi-va-giai-phap-nang-cao-nang-luc-tai-
chinh-cua-cong-ty-co-phan-
vinamilk.htm?fbclid=IwAR22LYu08rLvdHjvc2Xe2vTGjkJTSGzIWVOzVxK5Sf9gidzE6Lk
yTA39Seg

32

You might also like