You are on page 1of 56

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC


KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN

ĐỀ TÀI

HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG


XHCN VÀ LIÊN HỆ ĐẾN SỰ HOÀN THIỆN THỂ CHẾ VỀ GIẢI
QUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GẮN VỚI THỰC HIỆN TIẾN BỘ
VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở NƯỚC TA

LỚP: L06 - NHÓM: 16

HK221

GVHD: THS. NGUYỄN TRUNG HIẾU

SINH VIÊN THỰC HIỆN


% ĐIỂM ĐIỂM GHI
STT MSSV HỌ TÊN
BTL BTL CHÚ
1 2114298 Phạm Quang Nhật
2 2114906 Nguyễn Thị Kim Tho
3 2115298 Nguyễn Hiếu Vinh
4 2011615 Lê Trương Quốc Minh
5 2014326 Nguyễn Trương Đình Quý

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM HỌC 2021 -2022


BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

%
Mã số Nhiệm vụ được Điểm
STT Họ và tên Điểm Ký tên
SV phân công BTL
BTL
- Xây dựng kế hoạch,
chương trình tổng
thể; kiểm tra, giám
Phạm Quang Nhật
1 2114298 sát tiến độ thực hiện
(nhóm trưởng)
BTL
- Thực hiện phần mở
đầu và kết luận
Nguyễn Thị Kim - Thực hiện mục 2.2
2 2114906
Tho và 2.2.1 - Chương 2
- Thực hiện mục
2.2.2 - Chương 2
3 2115298 Nguyễn Hiếu Vinh
- Thực hiện tổng hợp
báo cáo word
Lê Trương Quốc
4 2011615 - Thực hiện mục 2.3
Minh
Nguyễn Trương
5 2014326 - Thực hiện chương 1
Đình Quý
Họ và tên nhóm trưởng: Phạm Quang Nhật.
Số ĐT: 0345946007 Email: nhat.phamquang@hcmut.edu.vn
Nhận xét của GV:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
.................................................................................................................................... ..........
.....

GIẢNG VIÊN NHÓM TRƯỞNG


(Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên)

Nguyễn Trung Hiếu Phạm Quang Nhật


MỤC LỤC

Trang
DANH MỤC VIẾT TẮT...............................................................................................1
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 2
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.........................................................................2
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................3
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................................3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................3
5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................................3
CHƯƠNG 1.................................................................................................................. 4
LÝ LUẬN VỀ HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM..................................................................................4
1.1. Các khái niệm cơ bản:........................................................................................4
1.2. Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở Việt Nam....................................................................................................4
1.3. Những nội dung của hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
Việt Nam:.................................................................................................................. 6
CHƯƠNG 2................................................................................................................ 10
HOÀN THIỆN THỂ CHẾ VỀ GIẢI QUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GẮN
VỚI THỰC HIỆN TIẾN BỘ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM...............10
2.1. Khái quát thể chế về giải quyết tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội......................................................................................................10
2.2. Thực trạng của thể chế về giải quyết tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội ở nước ta............................................................................11
2.2.1. Những thành tựu của thể chế về giải quyết tăng trưởng kinh tế gắn với thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội và nguyên nhân...............................................11
2.2.2.  Những mặt hạn chế của thể chế về giải quyết tăng trưởng kinh tế gắn với
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và nguyên nhân:......................................20
2.3. Phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy sự hoàn thiện của thể chế về giải
quyết tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở nước ta
trong thời gian tới....................................................................................................36
2.3.1. Phương hướng nhằm thúc đẩy sự hoàn thiện của thể chế đối với giải quyết
tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ở nước ta trong thời gian tới:
............................................................................................................................ 37
2.3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự hoàn thiện của thể chế đối với
giải quyết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ở nước ta trong
thời gian tới.........................................................................................................39
KẾT LUẬN................................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................46
DANH MỤC VIẾT TẮT

XHCN Xã Hội Chủ Nghĩa

CNXH Chủ Nghĩa Xã Hội

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phổ thông

BHYT Bảo hiểm y tế

BHXH Bảo hiểm xã hội

ASXH An sinh xã hội

1
MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

“Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự đột phá trong tư duy và
thực tiễn lãnh đạo sự nghiệp đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Đây là nhận định
của PGS.TS Đặng Quang Định - Viện trưởng Viện Triết học, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh về sự ra đời của khái niệm “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa”. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sản phẩm của thời kỳ Đổi
Mới, thay thế nền kinh tế kế hoạch bằng nền kinh tế hỗn hợp hoạt động theo cơ chế thị
trường. Qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, đất nước ta đã bước ra khỏi thời kỳ tập trung quan liêu, bao cấp và đạt
được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng như đưa Việt Nam thoát khỏi tình
trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, xây dựng
được cơ sở vật chất hạ tầng cần thiết để phục vụ cho nhu cầu phát triển đất nước. Tuy
đạt được nhiều thành tựu to lớn nhưng việc vận hành và phát triển kinh tế thị trường
định hướng XHCN ở Việt Nam trong thời gian qua còn gặp phải nhiều vướng mắc, bất
cập về thể chế, do đó cần tiếp tục hoàn thiện về thể chế để đáp ứng tốt yêu cầu của
công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. 
Qua từng giai đoạn phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm
đề ra những chủ trương để cân bằng mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội. Cụ thể là các đại hội Đảng gần đây đều xác định con
người vừa là trung tâm chiến lược, vừa là mục tiêu, động lực của phát triển; thực hiện
công bằng và tiến bộ xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển. Những thành
tựu trong phát triển kinh tế tạo điều kiện cho chúng ta phát triển về thể chất, trí tuệ,
đạo đức và có cuộc sống ngày càng hạnh phúc. Tuy vậy, việc thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội vẫn còn những điểm hạn chế như tình trạng phân hóa giàu nghèo,
chênh lệch mức sống ngày càng tăng, không ít giá trị văn hóa, đạo đức bị mai một,
xuống cấp… Để khắc phục những hạn chế, bất cập đó, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa sự
tiến bộ xã hội, chúng ta cần hoàn thiện thể chế để thực hiện tiến bộ và công bằng xã
hội trong từng bước phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước
ta. 

2
Dựa vào những phân tích trên, nhóm tác giả quyết định thực hiện nghiên cứu đề
tài “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và liên hệ đến sự hoàn
thiện thể chế về giải quyết tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội ở nước ta” cho Bài tập lớn môn học Kinh tế Chính trị Mác-Lênin.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
XHCN.
Phạm vị nghiên cứu: Thể chế về giải quyết giải quyết tăng trưởng kinh tế gắn
với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2011-2021.

3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Thứ nhất, làm rõ các khái niệm cơ bản, sự cần thiết và những nội dung của hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
Thứ hai, phân tích những thành tựu, hạn chế của thể chế về giải quyết tăng
trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Thứ ba, đưa ra những phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy sự hoàn thiện
của thể chế đối về giải quyết tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã
hội ở nước ta trong thời gian tới.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp
luận duy vật biện chứng và các phương pháp khác như trừu tượng hóa khoa học, phân
tích tổng hợp, thống kê mô tả.

5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 02
chương:
Chương 1: Lý luận về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
ở Việt Nam.
Chương 2: Hoàn thiện thể chế về giải quyết tăng trưởng kinh tế gắn với thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở Việt Nam. 
3
CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN VỀ HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH


HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM

1.1. Các khái niệm cơ bản: 

Mỗi nền kinh tế thị trường vừa có những đặc trưng tất yếu không thể thiếu của
nền kinh tế thị trường nói chung vừa có những đặc trưng phản ánh điều kiện lịch sử,
chính trị, kinh tế - xã hội của quốc gia đó. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là một kiểu nền kinh tế thị trường phù hợp với Việt Nam, phản ánh
trình độ phát triển và điều kiện lịch sử của Việt Nam.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành theo các
quy luật của thị trường, đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội
mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có sự điều tiết của Nhà
nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa phải bao hàm đẩy đủ
các đặc trưng chung vốn có của kinh tế thị trường nói chung, vừa có những đặc trưng
riêng của Việt Nam. Đây là kiểu mô hình kinh tế thị trường phù hợp với đặc trưng lịch
sử, trình độ phát triển, hoàn cảnh chính trị - xã hội của Việt Nam. Muốn thành công
phải do nhân dân nỗ lực xây dựng mới có thể đạt được.

1.2. Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng XHCN ở Việt Nam 

Thể chế và thể chế kinh tế:

 Thể chế

Thể chế là những quy tắc, luật pháp, bộ máy quản lý và cơ chế vận hành nhằm
điều chỉnh các hoạt động của con người trong một chế độ xã hội.

 Thể chế kinh tế

Thể chế kinh tế là hệ thống quy tắc, luật pháp, bộ máy quản lý và cơ chế vận
hành nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh
và các quan hệ kinh tế.
4
Theo đó, các bộ phận cơ bản của thể chế kinh tế bao gồm: hệ thống pháp luật về
kinh tế của nhà nước và các quy tắc xã hội được nhà nước thừa nhận; hệ thống các chủ
thể thực hiện các hoạt động kinh tế; các cơ chế; phương pháp, thủ tục thực hiện các
quy định và vận hành nền kinh tế

 Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 

Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hệ thống đường lối,
chủ trương chiến lược, hệ thống luật pháp, chính sách quy định xác lập cơ chế vận
hành, điều chỉnh chức năng, hoạt động, mục tiêu, phương thức hoạt động, các quan hệ
lợi ích của các tổ chức, các các chủ thể kinh tế nhằm hướng tới xác lập đồng bộ các
yếu tố thị trường, các loại thị trường hiện đại theo hướng góp phần thúc đẩy dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Lý do phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:

Thứ nhất, do thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chưa
đồng bộ.

Do mới được hình thành và phát triển, cho nên, việc tiếp tục hoàn thiện thể chế
là yêu cầu mang tính khách quan. Nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế thị trường
bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ khác nhằm giảm thiểu
các thất bại của thị trường, thực hiện công bằng xã hội. Do đó, cần phải xây dựng và
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường để phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt tiêu cực
và khuyết tật của nó.

Thứ hai, hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa
đầy đủ.

Thể chế kinh tế thị trường là sản phẩm của nhà nước, nhà nước với tư cách là
tác giả của thể chế chính thức nên đương nhiên là nhân tố quyết định số lượng, chất
lượng của thể chế cũng như toàn bộ tiến trình xây dựng và hoàn thiện thể chế cũng
như toàn bộ tiến trình xây dựng và hoàn thiện thể chế. Với bản chất Nhà nước pháp
quyền xã chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Trình độ và năng lực tổ chức và quản lý nền kinh tế thị trường của Nhà nước thể hiện

5
chủ yếu ở năng lực xây dựng và thực thi thể chế. Do vậy, Nhà nước phải xây dựng và
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường để thực hiện mục tiêu của nền kinh tế.

Thứ ba, hệ thống thể chế còn kém hiệu lực, hiệu quả, thiếu các yếu tố thị trường
và các loại thị trường.

Trên thực tế, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt
Nam còn nhiều khiếm khuyết, hệ thống thể chế vừa chưa đủ mạnh, vừa hiệu quả thực
thi chưa cao. Các yếu tố thị trường, các loại hình thị trường mới ở trình độ sơ khai. Do
đó, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là yêu
cầu khách quan.

1.3. Những nội dung của hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở Việt Nam:

Hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại
hình doanh nghiệp

Hoàn thiện thể chế về sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam cần thực hiện các nội dung sau:

Một là, thể chế hóa đầy đủ quyền tài sản (quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền
định đoạt và hưởng lợi từ tài sản) của Nhà nước, tổ chức và cá nhân. Bảo đảm công
khai, minh bạch về nghĩa vụ và trách nhiệm trong thủ tục hành chính nhà nước và dịch
vụ thông suốt; bảo đảm hiệu lực thực thi và bảo vệ có hiệu quả quyền sở hữu tài sản.

Hai là, tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đất đai, tài nguyên để huy động, phân bổ
và sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, khắc phục tình trạng sử dụng đất lãng phí.

Ba là, hoàn thiện pháp luật về quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên
nhiên.

Bốn là, hoàn thiện pháp luật về đầu tư vốn nhà nước, quản lý và sử dụng có
hiệu quả tài sản công; phân biệt rõ tài sản đưa vào kinh doanh và tài sản để thực hiện
chính sách xã hội.

Năm là, hoàn thiện thể chế về sở hữu trí tuệ theo hướng khuyến khích sáng tạo,
bảo đảm tính minh bạch và độ tin cậy, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. 

6
Sáu là, hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp dân sự theo
hướng thống nhất, đồng bộ. Phát triển hệ thống đăng ký các loại tài sản, nhất là bất
động sản.

Bảy là, xây dựng và thực thi pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch nâng
cao chất lượng, hiệu quả quản trị quốc gia.

Hoàn thiện thể chế phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh
nghiệp cần thực hiện các nội dung sau:

Một là, thực hiện nhất quán một chế độ pháp lý kinh doanh cho các doanh
nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế. Mọi doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế đều hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh
tranh lành mạnh theo pháp luật.

Hai là, hoàn thiện pháp luật về đầu tư, kinh doanh, bảo đảm đầy đủ quyền tự do
kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh của các chủ thể kinh tế đã được Hiến pháp quy định;
xóa bỏ các rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh.

Ba là, hoàn thiện thể chế về cạnh tranh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh; xử lý
dứt điểm tình trạng chồng chéo các quy định về điều kiện kinh doanh.

Bốn là, rà soát, hoàn thiện pháp luật về đấu thầu, đầu tư công và các quy định
pháp luật có liên quan, kiên quyết xóa bỏ các quy định bất hợp lý.

Năm là, hoàn thiện thể chế về các mô hình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu
quả của các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, các đơn vị sự nghiệp, các nông lâm
trường.

Sáu là, tiếp tục hoàn thiện thể chế, thúc đẩy các thành phần kinh tế, các khu vực
kinh tế phát triển đồng bộ để góp phần xác lập trình độ phát triển dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh… Thúc đẩy hình thành và phát triển các tập đoàn kinh
tế tư nhân mạnh, có công nghệ hiện đại và năng lực quản trị tiên tiến. Hoàn thiện chính
sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bảy là, hoàn thiện thể chế thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài theo hướng
chủ động lựa chọn các dự án đầu tư nước ngoài có chuyển giao công nghệ tiên tiến và

7
quản trị hiện đại, có cơ sở nghiên cứu và phát triển công nghệ tại Việt Nam, có cam
kết liên kết, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, phù hợp
với định hướng cơ cấu lại nền kinh và các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế.
Trong quản lý và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cần phát
huy mặt tích cực có lợi cho đất nước; đồng thời kiểm tra, giám sát, kiểm soát, thực
hiện công khai, minh bạch, ngăn chặn, hạn chế mặt tiêu cực.

Hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị
trường

Một là, hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường.

Các yếu tố thị trường như hàng hóa, giá cả, cạnh tranh, cung cầu… cần phải
được vận hành theo nguyên tắc thể chế kinh tế thị trường. Muốn vậy, hệ thống thể chế
về giá, về thúc đẩy cạnh tranh, về chất lượng hàng hóa, dịch vụ… cần phải được hoàn
thiện để thúc đẩy sự hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường.

Hai là, hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ, vận hành thông suốt các loại
thị trường. Các loại thị trường cơ bản như thị trường hàng hóa, dịch vụ; thị trường vốn;
thị trường công nghệ; thị trường hàng hóa sức lao động…cần phải được hoàn thiện.
Đảm bảo sự vận hành thông suốt, phát huy tác động tích cực, cộng hưởng của các thị
trường đối với sự phát triển của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.

Hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm phát triển bền
vững; tiến bộ và công bằng xã hội và thúc đẩy hội nhập quốc tế

Xây dựng hệ thống thể chế để có thể kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế nhanh
và bền vững, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, tạo cơ hội cho mọi thành viên trong
xã hội tham gia bình đẳng và thụ hưởng công bằng thành quả từ quá trình phát triển.

Một là, tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh hệ thống pháp luật và các thể chế
liên quan đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Hai là, thực hiện nhất quán chủ trường đa phương hóa, đa dạng hóa trong hợp
tác kinh tế quốc tế, không để bị lệ thuộc vào một số ít thị trường. Nâng cao năng lực
cạnh tranh quốc gia, tiềm lực của các doanh nghiệp trong nước. Xây dựng và thực hiện
8
các cơ chế phù hợp với thông lệ quốc tế để phản ứng nhanh nhạy trước các diễn biến
bất lợi trên thị trường thế giới, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc, giữ vững môi trường
hòa bình, ổn định cho sự phát triển của đất nước.

Hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và hệ
thống chính trị

Xây dựng hệ thống thể chế đồng bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng,
vai trò xây dựng và thực hiện thể chế kinh tế của Nhà nước, phát huy vai trò làm chủ
của nhân dân trong hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Để phát triển thành công kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam phải phát huy được sức mạnh về trí tuệ, nguồn lực và sự đồng thuận của toàn dân
tộc. Muốn vậy cần phải nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò của Nhà nước và
phát huy vai trò của nhân dân.

9
CHƯƠNG 2

HOÀN THIỆN THỂ CHẾ VỀ GIẢI QUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ


GẮN VỚI THỰC HIỆN TIẾN BỘ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG PHÁT
TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM

2.1. Khái quát thể chế về giải quyết tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội

Ở hiện tại, Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển. Từ một nước
có nền kinh tế kém phát triển nhanh chóng thay đổi vươn lên đứng thứ 5 trong khu vực
ASEAN.

Trong suốt quá trình đổi mới phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú
trọng đến tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Về bản chất, phát triển
kinh tế trong chủ nghĩa xã hội hướng đến và bao hàm tiến bộ, công bằng xã hội. Tiến
bộ, công bằng xã hội không chỉ bị quy định bởi điều kiện, trình độ kinh tế mà nó còn
là mục tiêu hướng đến, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo đảm để kinh tế
phát triển lành mạnh, là nhân tố bảo đảm ổn định và lành mạnh xã hội, môi trường kể
cả xác lập ổn định tích cực của chính trị, là động lực đồng thời là mục tiêu của đổi mới
để phát triển đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Công bằng xã hội thể hiện bản chất
của chủ nghĩa xã hội, là một trong những giá trị mà sự nghiệp đổi mới và xây dựng
chủ nghĩa xã hội của chúng ta hướng tới.

Qua 35 năm đổi mới với 8 kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, từ các văn
kiện Đại hội và qua các Nghị quyết, Kết luận, Chỉ thị của Đảng, có thể thấy, tư duy lý
luận của Đảng về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội đã có những bước chuyển căn
bản so với thời kỳ trước đổi mới:

Thứ nhất, từ chỗ đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản sang thừa
nhận giá trị nhân loại của kinh tế thị trường và sáng tạo nên nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN, khẳng định đây là mô hình tất yếu để thực hiện tiến bộ và công bằng xã
hội trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Từ chỗ Đảng, Nhà nước bao cấp toàn
bộ trong giải quyết việc làm và thực hiện chính sách xã hội chuyển sang Nhà nước tạo
cơ chế để các giai cấp, tầng lớp, thành phần kinh tế, xã hội cùng tạo việc làm cũng như
10
giải quyết các vấn đề xã hội. Đây chính là sự kế thừa và phát triển sáng tạo tinh thần
Chính sách kinh tế mới của V.I. Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH.

Thứ hai, từ chủ trương tạo lập cơ cấu xã hội thuần nhất sang chủ trương xây
dựng xã hội đa dạng, trong đó, các giai tầng xã hội đều có quyền lợi, nghĩa vụ, trách
nhiệm chính đáng và cùng hướng theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”. Từ chỗ nhấn mạnh lợi ích tập thể, xem nhẹ lợi ích cá nhân sang giải
quyết hài hòa quan hệ lợi ích, nhất là các lợi ích thiết thân của cá nhân người lao động.
Từ chỗ phân phối bình quân, đơn điệu sang thực hiện đa dạng hình thức phân phối:
dựa vào kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, dựa vào mức đóng góp vốn và các nguồn
lực khác vào sản xuất kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội. Đây là sự vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về công bằng hợp lý trong CNXH: “Làm nhiều hưởng nhiều, làm
ít hưởng ít, không làm thì không được hưởng. Những người già yếu hoặc tàn tật sẽ
được Nhà nước giúp đỡ chăm nom”1...

Thứ ba, từ chỗ phủ nhận phân hóa giàu nghèo đi đến khuyến khích làm giàu
hợp pháp và tích cực xóa đói, giảm nghèo, xem đây là điều kiện cần thiết nhằm thực
hiện hệ mục tiêu của CNXH, trong đó có mục tiêu dân giàu và công bằng, văn minh.
Về điểm này, chủ nghĩa Mác-Lênin cũng đã luận chứng rằng, trong thời kỳ quá độ lên
CNXH và trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản, sẽ không tránh khỏi hiện tượng,
“người này vẫn lĩnh nhiều hơn người kia, người này vẫn giàu hơn người kia”2...

2.2. Thực trạng của thể chế về giải quyết tăng trưởng kinh tế gắn với thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở nước ta 

2.2.1. Những thành tựu của thể chế về giải quyết tăng trưởng kinh tế gắn với
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và nguyên nhân

2.2.1.1. Những thành tựu

1  Hồ Chí Minh: Toàn tập. (2011). Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội

2 C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập. (1995). Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội

11
Một là, tạo dựng môi trường pháp lý ngày càng thuận lợi để thực hiện tiến bộ,
công bằng xã hội, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong bối cảnh mới. Đảng đã lãnh đạo
Nhà nước xây dựng Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013 và hệ thống chính sách, pháp
luật ngày càng đầy đủ, đồng bộ, bảo đảm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Đây là
sự bảo đảm quan trọng về pháp lý để thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong điều
kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, phát triển kinh tế thị trường định hướng
XHCN và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Hình 1: Biểu đồ xếp hạng năng lực thể chế của Việt Nam 2007-2016. Nguồn
số liệu: Global Competitiveness Report - nhóm tự vẽ biểu đồ

Qua biểu đồ trên, nhóm tác giả nhận thấy các chỉ số xếp hạng năng lực thể chế
của nước ta có xu hướng giảm từ hạng 89 (năm 2007) xuống hạng 108 (năm 2016).
Điều này phần nào phản ánh những khó khăn về thể chế ảnh hướng đến khả năng đầu
tư và phát triển của các doanh nghiệp.

12
Hình 2: Xu hướng độc lập tư pháp của nền kinh tế G203 và ở các nền kinh tế
tiên tiến lớn. Nguồn: Global Competitiveness Report 2020

Chỉ số hiệu quả của khung pháp lý trong việc thách thức các quy định phản ánh
các doanh nghiệp tư nhân ở nước bạn dễ dàng thách thức các hành động hoặc quy định
của chính phủ thông qua hệ thống pháp luật như thế nào. Với mức 0 là cực kì khó và
100 là cực kì dễ dàng. Qua biểu đồ trên, nhóm tác giả nhận thấy mức độ hiệu quả của
chính sách kinh tế đối với các doanh nghiệp tư nhân ở nước ta vẫn chưa cao. Tuy vậy,
sự chênh lệch trong chỉ số hiệu quả của khung pháp lý giữa nước ta với các nước phát
triển nhóm G20 đang được thu hẹp. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy nước ta đang
trong quá trình hoàn thiện thể chế để hướng tới một chính sách hiệu quả, tạo điều kiện
tốt cho các doanh nghiệp phát triển.

Hai là, thực hiện gắn kết phát triển kinh tế với phát triển xã hội, tăng trưởng
kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội đã làm cho tính tích cực, năng
động của con người được khơi dậy, phát huy. Nhờ vậy, các giai tầng xã hội và các chủ
thể kinh tế tự do, tự chủ đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao thu nhập và chất
lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần. Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 6,9% của năm

3Wikipedia.
G20 là gì?.Truy cập từ https://vi.wikipedia.org/wiki/G20_(nh%C3%B3m_c%C3%A1c_n%E1%BB
%81n_kinh_t%E1%BA%BF_l%E1%BB%9Bn)

13
2001 xuống 2,2% năm 2017; tỷ lệ thiếu việc làm giảm hơn một nửa, từ 6,1% năm
2008 xuống 1,6% năm 2017. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình trong 35 năm qua
đạt khoảng 7%/năm. Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 22 lần, từ 159
USD/năm (1985) lên 3512 USD/năm (2020). Quy mô nền kinh tế của đất nước tăng từ
6,3 tỷ USD/năm (1989) lên 342 tỷ USD/năm (2020). Công tác xoá đói, giảm nghèo đạt
kết quả nổi bật được Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Việt Nam là
một trong 30 quốc gia đầu tiên trên thế giới và là nước đầu tiên ở châu Á áp dụng
chuẩn nghèo đa chiều. Tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm khoảng 1,5%; giảm từ 58% năm
1993 xuống còn 5,8% năm 2016 theo chuẩn nghèo của Chính phủ và dưới 3% năm
2020 theo chuẩn nghèo đa chiều. Đây là cơ sở, điều kiện có tính quyết định để thực
hiện hệ mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Hình 3: Thu nhập bình quân tháng của lao động các quý III, giai đoạn 2019-
2022 và quý II năm 2022. Nguồn: Tổng cục thống kê

So với cùng kỳ năm 2021, khi dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp ở
nhiều địa phương, thu nhập bình quân của người lao động quý III năm 2022 chứng
kiến tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, tăng 30,1%, tương ứng tăng khoảng 1,6 triệu đồng.
So với cùng kỳ năm 2019, trước khi dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam, đời sống
của người lao động đã trở lại trạng thái bình thường mới và được đảm bảo hơn, với thu
nhập bình quân của người lao động III năm 2022 tăng cao, tăng 14,5%, tương ứng tăng
khoảng 854 nghìn đồng.

14
Ba là, an sinh xã hội được thực hiện ngày càng tốt hơn. Hoạt động đền ơn, đáp
nghĩa và hỗ trợ xã hội được cả hệ thống chính trị quan tâm, đông đảo nhân dân hưởng
ứng. Cả nước có 9,2 triệu người có công và đã có 95,4% người có công 4 được hưởng
đúng, đầy đủ chế độ chính sách; 96% gia đình người có công đạt mức sống trung bình
trở lên so với địa phương nơi cư trú 5. Trong đại dịch Covid-19, Nhà nước dành nhiều
nguồn lực, biện pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn, như giảm, giãn
thuế, phí, lệ phí; giảm giá điện, nước, dịch vụ viễn thông; khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi
suất tín dụng...

Hình 4: Quy mô hộ gia đình, số người trong độ tuổi lao động và tỷ lệ phụ
thuộc 2010 – 2021. Nguồn: Tổng cục thống kê

Ngược lại với xu hướng giảm của quy mô hộ gia đình và số người trong độ tuổi
lao động thì tỷ lệ phụ thuộc tăng nhẹ trong giai đoạn 2010-2021, từ 0,55 năm 2010 đến
0,71 năm 2021.

Bốn là, công tác giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt được nhiều
thành tựu. Quy mô giáo dục phát triển, cơ sở vật chất được nâng cao, chất lượng đào
tạo từng bước đáp ứng yêu cầu về nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng
nhân tài cho sự phát triển đất nước nhanh và bền vững. Tỷ lệ người biết chữ trong độ

4 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. (2021). Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội

5 Đinh Thế Huynh, Phùng Hữu Phú, Lê Hữu Nghĩa, Vũ Văn Hiền, Nguyễn Viết Thông (Đồng chủ biên).
(2015). 30 năm đổi mới và phát triển ở Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội

15
tuổi 15-60 ở Việt Nam đạt 97,85%, trong đó nhóm tuổi 15-35 đạt 99,3%, tính đến năm
2020. Trong 8 năm qua, các địa phương đã xóa mù chữ cho trên 300.000 người ở độ
tuổi 15-60. Số phụ nữ biết chữ đạt tỷ lệ cao, giúp chỉ số cân bằng giới gần đạt được sự
cân bằng tuyệt đối6. Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở (Tổng điều tra) năm 2019
cho thấy, tỷ lệ đi học chung của cấp tiểu học là 101,0%; cấp THCS là 92,8% và THPT
là 72,3%. So với năm 2009 đã tăng lên đáng kể, tỷ lệ đi học chung của bậc tiểu học là
102,6%; bậc THCS là 89,0%; bậc THPT là 62,5%; tỷ lệ đi học đúng tuổi bậc tiểu học
là: 95,5%; bậc THCS là 82,6%; bậc THPT là 56,7% 7. Năm 2016, ước tính tỷ lệ nam
giới biết chữ là 96,6% trong khi tỷ lệ này ở nữ giới đã lên tới 93,5% và dự kiến đến
năm 2030, khoảng cách này sẽ càng thu hẹp. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cũng có xu
hướng tăng đều qua các năm. Như vậy, tăng trưởng kinh tế đã được song hành với sự
cải thiện về vốn con người trong thời gian qua.

Hình 5: Số cơ sở khám, chữa bệnh và chỉ số phát triển. Nguồn: Tổng cục
thống kê

6
Thanh Hằng. (18/06/2021). Hơn 97% người Việt biết chữ. Truy câp từ https://vnexpress.net/hon-97-nguoi-viet-
biet-chu-4296185.html
7 Thu Hòa. (22/12/2020). Thành tựu giáo dục và đào tạo qua kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019.

Truy cập từ https://consosukien.vn/tha-nh-tu-u-gia-o-du-c-va-da-o-ta-o-qua-ke-t-qua-to-ng-die-u-tra-dan-so-va-


nha-o-nam-2019.htm

16
Năm là, kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ
môi trường. Giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi
trường luôn có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Tăng trưởng là điều kiện của phát
triển, của tiến bộ, đó là tiền đề về vật chất - kinh tế để thực hiện công bằng và bảo vệ
môi trường. Một xã hội có nền kinh tế phồn vinh, giàu có phải là một xã hội đạt được
và duy trì được sức tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Ở nước ta trong thời
gian qua, nhất là từ khoảng 10 năm trở lại đây có nhiều chuyển biến tích cực, đã đem
lại những thành công đáng kể. Thực hiện quan điểm gắn tăng trưởng kinh tế với tiến
bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường trong suốt 35 năm qua, nền kinh tế Việt
Nam luôn đạt được tăng trưởng dương, với mức tăng trưởng trung bình khoảng 7%
mỗi năm. Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 1990 chỉ là 6,4 tỷ USD,
nhưng đến năm 2020 đã ở mức 342,7 tỷ USD, trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong
ASEAN.

Sáu là, trong thời gian qua, Việt Nam đã có những nỗ lực rất mạnh mẽ trong
việc đảm bảo bình đẳng giới thông qua các luật, chiến lược và chính sách về bình đẳng
giới. Điển hình là Hiến pháp; Luật Bình đẳng giới; Luật Lao động; Luật Bầu cử đại
biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ;
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở
năm 2019 (Tổng điều tra) của Tổng cục Thống kê cho thấy, nữ giới chiếm đến 47,3%
lực lượng lao động chính của cả nước. Tính đến tháng 10/2019, có khoảng trên 285,6
nghìn doanh nghiệp do nữ doanh nhân đứng đầu, chiếm 24% tổng số doanh nghiệp cả
nước. Tỷ lệ nữ giới biết chữ trong độ tuổi từ 15-60 đạt 97,33%, tỷ lệ nữ thạc sỹ đạt
54,25%, tỷ lệ tiến sỹ đạt 30,8%. Tại cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu
hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã được tổ chức thành công tốt đẹp
với tỷ lệ 30,26% nữ đại biểu Quốc hội (tỷ lệ cao nhất kể từ khóa V tới nay) và gần
30% nữ tham gia hội đồng nhân dân các cấp8.

8
Châu Anh. (07/04/2022). Quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam trong thúc đẩy bình đẳng giới. Truy cập từ
https://www.qdnd.vn/xa-hoi/cac-van-de/quyet-tam-manh-me-cua-viet-nam-trong-thuc-day-binh-dang-gioi-
690841
17
2.2.1.2. Nguyên nhân

Đầu tiên, quan trọng nhất là nhờ hệ thống quan điểm lý luận mới được Đảng
thực hiện một cách nghiêm ngặt với mục tiêu đã đặt ra về tiến bộ và công bằng xã hội.
Xây dựng thể chế bảo đảm thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, an sinh, an toàn xã hội
và bảo đảm an ninh con người theo tinh thần “Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, đồng
thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhân
và tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết các vấn đề xã hội” 9. Bảo đảm hài hòa
các quan hệ lợi ích; quyền lợi và nghĩa vụ; cống hiến và thụ hưởng để xây dựng cộng
đồng “xã hội dân chủ, kỷ cương, đồng thuận, công bằng, văn minh”.

Thứ hai, chính sách xã hội được đặt ngang hàng với chính sách kinh tế; đồng
bộ, tương thích với trình độ kinh tế và khả năng nguồn lực trong từng thời kỳ. Chính
sách xã hội đúng đắn vì con người là động lực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Bởi vậy, phải “kết hợp chặt chẽ, hợp lý phát triển kinh tế với phát triển văn hóa,
xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính
sách; phát triển hài hòa đời sống vật chất và đời sống tinh thần...”

Thứ ba, an sinh xã hội được thực hiện theo tiến bộ và công bằng xã hội cần
được tập trung trong phát triển văn hóa, con người. Do đó, nhà nước đã xây dựng nền
văn hóa tiên tiến, con người Việt Nam phát triển toàn diện. Xây dựng môi trường văn
hóa, đạo đức lành mạnh; ngăn chặn sự xuống cấp về văn hóa, đạo đức; xây dựng các
cơ chế, chính sách để gắn kết chặt chẽ xây dựng văn hóa với thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội; phát triển văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ tư, theo quan điểm của Đảng, chăm sóc sức khỏe nhân dân, là một trong
những nhiệm vụ quan trọng, là ưu tiên hàng đầu trong mọi hoạt động của Đảng và Nhà
nước ta. Để thực hiện được mục tiêu: “Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, nâng cao
sức khỏe, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi, góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực, hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng
bộ từ Trung ương đến cơ sở và thói quen giữ gìn sức khỏe của nhân dân, đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, trong các kỳ Đại hội
và trong Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 23-5-2005 về công tác bảo
9
Văn kiện Đảng toàn tập. (2007). Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội
18
vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Đảng ta đã nhấn mạnh: Nhà
nước cần quy hoạch tổng thể phát triển ngành y tế Việt Nam đến năm 2020, định
hướng cho lộ trình phát triển ngành y tế Việt Nam. Quan điểm này của Đảng đã được
quán triệt và cụ thể hóa trong Quyết định số 122/QĐ-TT ngày 10-01-2013 về Chiến
lược Quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020,
tầm nhìn 2030, trong đó đã chỉ rõ: Sức khỏe là vốn quý của mỗi con người và của toàn
xã hội, đầu tư cho việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng là đầu tư cho phát triển kinh tế -
xã hội; hướng tới xây dựng hệ thống y tế công bằng - hiệu quả - phát triển; bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng là trách nhiệm của Nhà nước nhưng đồng
thời cũng là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình, của mỗi lực lượng kinh tế - xã
hội và của cả cộng đồng10.

Thứ năm, để thúc đẩy việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, cần đẩy mạnh việc
giáo dục, tuyên truyền về mối quan hệ này tạo sự thống nhất cao trong Đảng, sự đồng
thuận cao trong xã hội vì đây là mối quan hệ liên quan đến toàn bộ đời sống xã hội,
đến mọi người và mọi giai tầng xã hội. Phải nhận thức rõ, mối quan hệ này không chỉ
đề cập tới quyền lợi và nghĩa vụ về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, mà còn đề cập
đến quan niệm tư tưởng, ý thức chủ thể và tố chất văn hoá của người dân. Vì thế, nó
phải trở thành nhận thức của toàn dân và dựa vào sự nỗ lực phấn đấu của tất cả mọi
thành viên trong xã hội.

Thứ sáu, những nỗ lực và kết quả là minh chứng cho quyết tâm mạnh mẽ của
Việt Nam trong thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ với một chiến lược
rõ ràng, phù hợp với thực tiễn quốc gia. Xã hội phát triển cần có sự lao động và cống
hiến của mỗi người trong đó. Nên cần có sự bình đẳng với nhau, và bình đẳng giới
không thể thiếu. Thực tế, Việt Nam đã đạt nhiều kết quả đáng trân trọng về thúc đẩy
bình đẳng giới, được đánh giá là một trong những quốc gia có khung pháp lý về bình
đẳng giới khá tiến bộ, đồng thời, việc thực hiện bình đẳng giới trong thực tiễn cũng đạt
được những kết quả tích cực. Có được những hành công này là do Đảng ta đã vận

10
Thanh Quý. (03/11/2016). Quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng hệ thống y tế chăm sóc sức
khỏe nhân dân. Truy cập từ http://www.danvan.vn/Home/Nganh-y-te-voi-cong-tac-dan-van/4434/Quan-diem-
cua-Dang-va-Nha-nuoc-ve-viec-xay-dung-he-thong-y-te-cham-soc-suc-khoe-nhan-dan
19
dụng đúng đắn và sáng tạo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ
và thực hiện bình đẳng giới. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
soạn thảo và được Hội nghị thành lập Ðảng (tháng 2/1930) thảo luận, thông qua. Tuy
ngắn gọn, chỉ có 282 chữ, nhưng Chánh cương cũng đã đặc biệt nhắc đến nội dung
“Thực hiện nam nữ bình quyền”. Những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam thực
hiện nhiều bước đột phá về nhận thức và hành động, đạt được nhiều thành tựu quan
trọng về bình đẳng giới. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia xóa bỏ
khoảng cách giới nhanh nhất trong vòng 20 năm qua. Việt Nam cũng đã đạt được
những thành quả hết sức cơ bản về bình đẳng giới11.

2.2.2.  Những mặt hạn chế của thể chế về giải quyết tăng trưởng kinh tế gắn
với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và nguyên nhân:

2.2.2.1. Những mặt hạn chế:

Tình trạng phân hóa giàu nghèo dẫn đến chênh lệch mức sống, bất bình đẳng
về thu nhập:

Công bằng xã hội là bảo đảm sự “ngang bằng” giữa người với người trong mối
quan hệ giữa cống hiến với hưởng thụ, quyền lợi và nghĩa vụ, vinh dự với trách nhiệm.
Thực tế phát triển của lịch sử nhân loại, công bằng xã hội là vấn đề mang tính lịch sử,
được quy định bởi chế độ xã hội cụ thể. Mỗi xã hội đều đưa ra chuẩn mực riêng về
công bằng xã hội, tùy theo tính chất giai cấp nhất định.

Sự chênh lệch thu nhập phần nào được thể hiện qua chỉ số HDI, Chỉ số phát
triển con người (Human Development Index - HDI) là chỉ số so sánh, định lượng về
mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các quốc gia trên thế
giới. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia.

CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 -
202012

11
Lê Anh. (08/03/2021). Để thực hiện bình đẳng giới thực sự hiệu quả. Truy cập từ
https://dangcongsan.vn/cung-ban-luan/de-thuc-hien-binh-dang-gioi-thuc-su-hieu-qua-575914.html

12
Tổng cụ thống kê. (2021). Báo cáo chỉ số phát triển con người của Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Truy cập
từ https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2022/03/HDI_report_V15-official-version.pdf
20
HDI và các Chỉ số thành phần của cả nước

Trong giai đoạn 2016 - 2020, kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và sự phát
triển con người nói riêng đạt được những thành tựu quan trọng. Chỉ số tổng hợp HDI
đã tăng từ 0,682 năm 2016 lên 0,687 năm 2017; 0,693 năm 2018; 0,703 năm 2019 và
0,706 năm 2020. So với năm trước, HDI năm 2017 tăng 0,005 với tốc độ tăng 0,73%;
2018 tăng 0,006 và tăng 0,87%; 2019 tăng 0,10 và tăng 1,44%; 2020 tăng 0,003 và
tăng 0,43%. Tính chung những năm 2016 - 2020 tăng 0,024 với tốc độ tăng 3,52%;
bình quân mỗi năm tăng 0,87%. UNDP đã phân chia HDI thành 4 nhóm: (i) Nhóm 1 là
nhóm đạt rất cao với HDI ≥ 0,800; Nhóm 2 đạt cao với 0,700 ≤ HDI < 0,800; Nhóm 3
đạt mức trung bình với 0,550 ≤ HDI < 0,700; Nhóm 4 đạt thấp với HDI < 0,550. Theo
tiêu chuẩn này, HDI của cả nước đã từ nhóm trung bình những năm 2016 - 2018 lên
nhóm cao trong năm 2019 - 2020. Thứ hạng HDI của Việt Nam tăng từ vị trí 118 năm
2016; 119 năm 2017 và 118 năm 2018 lên vị trí 117 năm 2019 trong tổng số 180 quốc
gia, vùng lãnh thổ thế giới.

Mặc dù có sự gia tăng, nhưng HDI của Việt Nam vẫn thấp hơn mức bình quân
chung của các quốc gia Đông Nam Á. Năm 2016 thấp hơn 0,026; 2017 thấp 0,023;
2018 thấp 0,021 và đến năm 2019 vẫn còn thấp hơn 0,003. Trong những năm 2016 -
2019, HDI của Việt Nam chưa có sự cải thiện thứ hạng trong khu vực, luôn ở vị trí
7/11 quốc gia Đông Nam Á; chỉ xếp trên Ti-mo Lét-xtê, Lào, Căm-pu-chia và Mi-an-
ma; thấp thua Xin-ga-po, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Phi-li-pin và In-đô-nê-xi-a.

21
Hình 6: HDI của Việt Nam và các nước Đông Nam Á năm 2016 – 2019.
Nguồn: Tổng cục thống kê

Trong đó, thành phần chỉ số thu nhập:

Chỉ số thu nhập được tính từ GNI theo sức mua tương đương bình quân đầu
người. Báo cáo này sử dụng sức mua tương đương tính bằng đô la Mỹ (USD - PPP).
Tham chiếu hệ số PPP 2017 của ICP tính cho 176 nền kinh tế thế giới năm 2017, trong
đó có Việt Nam, Tổng cục Thống kê đã tính được GNI bình quân đầu người bằng đô la
Mỹ của cả nước năm 2016 là 6211,1 USD; 2017 là 6634,0 USD; 2018 là 7279,2 USD;
2019 là 7842,0 USD và đạt 8132,0 USD trong năm 2020. Tính ra, GNI bình quân đầu
người theo USD - PPP năm 2020 của cả nước bằng 130,93% năm 2016, bình quân mỗi
năm trong những năm 2016 - 2020 tăng 6,97%; trong đó, năm 2017 tăng 6,81%; năm
2018 tăng 9,73%; năm 2019 tăng 7,73% và năm 2020 tăng 3,70%. Mặc dù tăng trưởng
cao nhưng GNI bình quân đầu người tính theo đô la Mỹ năm 2017 của Việt Nam mới
bằng 30,0% mức bình quân chung của khu vực Đông Nam Á; 2018 bằng 33,3%; 2019
bằng 34,9%. Trong những năm 2016 - 2020, GNI bình quân đầu người tính theo USD
- PPP của Việt Nam chỉ cao hơn Mi-an-ma, Ti-mo Lét-xtê và Căm-pu-chia. Chỉ tiêu
này năm 2019 của Xin-ga-po đạt 88155 USD, gấp 11,2 lần Việt Nam; Bru-nây đạt
63965 USD, gấp 8,2 lần; Ma-lai-xi-a đạt 27607 USD, gấp 3,0 lần; Thái Lan đạt 17784
USD, gấp 2,3 lần; In-đô-nê-xi-a đạt 11459 USD gấp 1,5 lần; Phi-li-pin đạt 9778 USD,
gấp 1,2 lần. Từ GNI bình quân đầu người, đã tính được Chỉ số thu nhập của cả nước
năm 2016 đạt 0,624; 2017 đạt 0,634; 2018 đạt 0,648; 2019 đạt 0,659 và năm 2020 đạt
22
0,664. So với năm trước, Chỉ số thu nhập năm 2017 tăng 1,6%; 2018 tăng 2,2%; 2019
tăng 1,7%; 2020 tăng 0,76%. Tính chung 4 năm 2016 - 2020, Chỉ số thu nhập cả nước
tăng 6,4%, bình quân mỗi năm tăng gần 1,6%, gấp trên 2 lần tốc độ tăng bình quân
chung của khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, Chỉ số thu nhập năm 2017 của Việt Nam
mới bằng 87,8% Chỉ số thu nhập bình quân chung của khu vực; năm 2018 bằng
89,3%; 2019 bằng 89,9%. Chỉ số thu nhập của Việt Nam những năm vừa qua chỉ cao
hơn Mi-an-ma, Ti-mo Lét-xtê và Cam-pu-chia; tương đương Lào và thấp hơn Xin-ga-
po, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a và Phi-li-pin.

Hình 7: Tổng hợp động thái HDI và các chỉ số thành phần của cả nước giai
đoạn 2016 – 2020. Nguồn: Tổng cục thống kê

HDI và các Chỉ số thành phần của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương

Thành tựu chung là hầu hết các địa phương đều có HDI năm 2020 cao hơn năm
2016. Một số địa phương đạt được HDI tăng cao như: Bắc Giang tăng 0,04 (Từ 0,674
năm 2016 lên 0,714 năm 2020); Bình Định tăng 0,038 (Từ 0,664 lên 0,702); Hải
Phòng tăng 0,037 (Từ 0,745 lên 0,782); Cần Thơ tăng 0,036 (Từ 0,683 lên 0,719); Trà
Vinh tăng 0,035 (Từ 0,637 lên 0,673). Đáng chú ý là, trong những năm vừa qua, nhiều
địa phương có HDI thấp nhưng tốc độ tăng đạt cao hơn địa phương có HDI cao nên
khoảng cách chênh lệch HDI giữa các địa phương thu hẹp dần. Năm 2020, HDI bình
quân của 10 địa phương đạt mức cao nhất là 0,773, tăng 2,71% so với năm 2016; trong
khi đó, HDI bình quân của 10 địa phương có mức thấp nhất là 0,626, tăng 5,02%; gấp
1,85 lần tốc độ tăng bình quân của 10 địa phương đạt mức cao nhất. Do vậy, mức
chênh lệch HDI bình quân 10 địa phương đạt cao nhất so với 10 địa phương có mức
thấp nhất đã giảm từ 26,38% năm 2016 xuống còn 23,61% năm 2020. Đối chiếu với
tiêu chuẩn phân nhóm của UNDP, trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của

23
cả nước, những năm 2016 - 2020 không địa phương nào có HDI được xếp vào Nhóm
1, là nhóm đạt mức rất cao với HDI ≥ 0,800; đồng thời cũng không có địa phương nào
thuộc Nhóm 4, là nhóm có mức thấp nhất với HDI < 0,550. Năm 2016, HDI của Lai
Châu thấp nhất, nhưng vẫn đạt 0,553; năm 2017 và năm 2018 là Hà Giang với 0,562
và 0,565; 2019 và năm 2020 lại thuộc về Lai Châu với 0,576 và 0,582, cao hơn hẳn
ngưỡng tối thiểudâ 0,550 theo tiêu chuẩn của UNDP. Tất cả các địa phương trên địa
bàn cả nước đều có HDI thuộc 2 nhóm, bao gồm: Nhóm 3, là nhóm đạt mức trung bình
và Nhóm 2, là nhóm đạt mức cao. Sự chuyển dịch số địa phương từ Nhóm 3 lên Nhóm
2 tăng dần qua từng năm càng phản ánh rõ xu hướng tăng HDI của các địa phương.
Nhóm 2 tăng từ 13 địa phương năm 2016 lên 14 địa phương năm 2017; 18 địa phương
năm 2018; 21 địa phương năm 2019 và 24 địa phương năm 2020. 15 Xu hướng HDI
tăng dần qua các năm còn có thể quan sát tại 5 điểm với khoảng cách giữa các điểm
tương ứng với 25% tổng số địa phương trong danh sách xếp hạng 63 địa phương. Nếu
xếp HDI các địa phương theo thứ tự từ mức tối đa đến mức tối thiểu, 5 điểm này bao
gồm: (i) Điểm địa phương đạt mức tối đa, tương ứng với thứ hạng 1; (ii) Điểm 25%
địa phương với thứ hạng 16; (iii) Điểm 50% địa phương vị trí giữa với thứ hạng 32;
(iv) Điểm 75% địa phương với thứ hạng 47; (v) Điểm địa phương ở mức tối thiểu với
thứ hạng 63. Kết quả cho thấy, tất cả các địa phương được chọn tại 5 điểm đều có HDI
năm 2020 cao hơn 2016. HDI năm 2020 tại điểm địa phương đạt mức tối đa là 0,799,
bằng 102,44% năm 2016; điểm 25% địa phương đạt 0,719, bằng 105,27%; điểm 50%
địa phương đạt 0,690, bằng 104,39%; điểm 75% địa phương đạt 0,664, bằng 104,24%;
điểm địa phương có mức tối thiểu với 0,582, bằng 105,24%.

Hình 8: Động thái HDI của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai
đoạn 2016 – 2020 tại 5 điểm quan sát. Nguồn: Tổng cục thống kê

24
Trong đó, chỉ số thu nhập: Trên cơ sở GRDP theo giá hiện hành, Báo cáo đã
tính GRDP quy đổi bình quân đầu người theo USD - PPP của các địa phương giai
đoạn 2016 - 2020. Kết quả tính toán được cho thấy, GRDP quy đổi bình quân đầu
người năm 2020 của tất cả các địa phương đều tăng so với năm 2016. GRDP quy đổi
bình quân đầu người năm 2020 của một số địa phương đã tăng ở mức cao, gấp trên 1,5
lần năm 2016: Hải Phòng gấp 1,74 lần; Ninh Thuận gấp 1,70 lần; Thanh Hóa gấn 1,66
lần; Quảng Ninh gấp 1,61 lần; Lào Cai gấp 1,57 lần… Trong khi đó, xu hướng tăng
GRDP quy đổi bình quân đầu người của một số địa phương có dấu hiệu chững lại.
Năm 2020 so với 2016, Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ tăng 8,51% với tốc độ tăng bình quân
mỗi năm 2,06%; Đà Nẵng tăng 17,23%, bình quân mỗi năm tăng 4,05%; Bình Dương
tăng 22,06%, bình quân mỗi năm tăng 5,12%. Động thái và thực trạng Chỉ số thu nhập
của các địa phương trong những năm 2016 - 2020 tương tự như GRDP quy đổi bình
quân đầu người với một số địa phương đạt Chỉ số thu nhập cao (Bà Rịa - Vũng Tàu,
Bình Dương, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh). Khoảng cách giữa các
địa phương đạt mức cao với các địa phương có Chỉ số thu nhập thấp chênh lệch khá
lớn. Chỉ số thu nhập của Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2016 gấp 1,54 lần Lai Châu; năm
2017 gấp 1,49 lần; năm 2018 gấp 1,51 lần; năm 2019 gấp 1,52 lần; năm 2020 gấp 1,45
lần. Tuy nhiên, do GRDP quy đổi bình quân đầu người của các địa phương được tính
trên cơ sở chuyển đổi GRDP với cùng hệ số, không loại trừ được sự khác biệt về thu
nhập ròng của lao động thường trú và thu nhập sở hữu từ bên ngoài giữa các địa
phương nên những địa phương có đầu tư lớn từ các địa phương khác trong nước hoặc
từ nước ngoài thường có Chỉ số thu nhập cao hơn các địa phương khác, tính so sánh
giữa các địa phương bị hạn chế.

25
Hình 9: GRDP quy đổi bình quân đầu người của nhóm 5 địa phương đạt cao
nhất và nhóm 5 địa phương có mức thấp nhất giai đoạn 2016 – 2020. Nguồn: Tổng
cục thống kê

Kết quả tính toán và phân tích HDI cả nước những năm 2016 - 2020 cho thấy,
nhờ đạt được sự gia tăng liên tục qua các năm, Việt Nam đã từ Nhóm các nước có HDI
trung bình năm 2018 và những năm trước đó, gia nhập Nhóm đạt mức cao trong những
năm 2019 - 2020. HDI tăng từ 0,682 năm 2016 lên 0,687 năm 2017; 0,693 năm 2018;
0,703 năm 2019 và 0,706 năm 2020. Theo đó, thứ hạng của Việt Nam trong Danh sách
các quốc gia, vùng lãnh thổ thế giới đã tăng từ vị trí 118 năm 2018 lên vị trí 117 năm
2019 và có thể còn tiếp tục cải thiện trong năm 2020, khi UNDP cập nhật Bảng xếp
hạng.

Bên cạnh kết quả đạt được, thực trạng HDI của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020
bộc lộ một số vấn đề cần xử lý, khắc phục. Mức độ tăng và tốc độ tăng HDI của cả
nước và hầu hết các địa phương đều thấp. Năm 2020, HDI cả nước đạt 0,706, chỉ tăng
0,024 so với năm 2016 với tốc độ tăng bình quân mỗi năm 0,9%. HDI của một số địa
phương, trong đó có các thành phố lớn, các trung tâm công nghiệp, dịch vụ có dấu
hiệu chững lại. Sự đóng góp của các Chỉ số thành phần vào cấu thành HDI đều thấp,
đặc biệt là Chỉ số giáo dục. Những năm 2016 - 2020, HDI của Việt Nam mới đạt mức
bình quân của khu vực, xếp thứ 7/11 quốc gia Đông Nam Á. HDI giữa các địa phương
có sự chênh lệch lớn và khoảng cách chênh lệch chậm được thu hẹp.

26
Ở nước ta, thống kê đáng tin cậy cho thấy số người có tài sản trên 1 triệu đô la
Mỹ đang tăng đáng kể từ 170 người vào năm 2011, hai năm sau đã lên 195 người với
tổng tài sản khoảng 20 tỉ đô la Mỹ và Việt Nam được xếp thứ 13 ở châu Á với mức
tăng số lượng người giàu có trong năm qua là 14,7%. Mặt trái của hiện tượng này là sự
bất công cả về thu nhập lẫn tài sản thủ đắc, là cản ngại của quá trình cải cách, là nỗi
nhức nhối và bất mãn của số đông người, là vấn đề mà hệ thống chính trị phải giải
quyết.

“Hệ thống được xem là tốt khi có khả năng phân bổ hợp lý tài nguyên và quyền
lực để có thể tạo ra giá trị cao nhất, và điều quan trọng là hệ thống ấy phải có khả
năng giới hạn quyền lực bằng công cụ quản lý là luật pháp, qua đó hạn chế đào thêm
hố sâu của sự phân hóa giàu nghèo.”

Công bằng xã hội là việc phân bổ tài nguyên đúng người đúng việc để với ưu
thế vận tốc ban đầu được giao. Những người tạo nên những giá trị gia tăng cho xã hội
sẽ được hưởng công lao xứng đáng với thành quả mang lại – đó là sự công bằng.
Nhưng trên thực tế ở nước ta hiện nay, vẫn còn xuất hiện và tồn tại “làm theo năng
lực, hưởng theo nhu cầu”, việc này chỉ càng làm cho sự phân hóa giàu nghèo trở nên
sâu sắc, đi ngược lại với chính sách công bằng xã hội mà ta đang hướng tới.

Việc chênh lệch thu nhập ngày càng cao cũng dần làm cho mục tiêu công bằng
xã hội ngày càng xa vời. Sự khác biệt về thu nhập dẫn đến sự khác biệt rõ ràng về chất
lượng sống giữa nhóm giàu với nhóm nghèo. Biểu hiện của sự phân hóa giàu nghèo
cũng có thể thấy ở cả lĩnh vực y tế - tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh giữa các tỉnh miền núi và
các thành phố cũng có sự cách biệt lớn.

Trong thời kỳ còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều quan hệ sản xuất, điều
kiện cơ may xã hội đối với mỗi người, mỗi gia đình, mỗi vùng lãnh thổ khác nhau, vì
thế sự phân hóa giàu nghèo là khó tránh khỏi, là điều bình thường của xã hội. Chúng ta
không thể tùy tiện can thiệp hay xóa bỏ được sự phân hóa giàu nghèo theo ý chủ quan
của mình. Sự giàu có hợp pháp cũng làm cho nền kinh tế phát triển với năng suất lao
động cao, tăng phúc lợi xã hội cho người dân, góp phần tạo nên sự phồn vinh, hưng
thịnh của đất nước. Vì vậy, khoảng cách giàu nghèo trong một giới hạn nhất định có
thể là hợp lý. “Sự phân hóa giàu nghèo ở đây không phải là biểu hiện của sự vi phạm
27
công bằng xã hội, mà lại chính là biểu hiện của việc công bằng xã hội đang được lập
lại”.

Sự phân hóa giàu nghèo về lâu dài sẽ làm cho người dân bức xúc, làm giảm tính
gắn kết xã hội, làm gia tăng các vụ khiếu kiện, xung đột gây mất ổn định xã hội. Phân
hóa giàu nghèo còn dẫn đến những hệ quả tiêu cực là: nội bộ cán bộ, đảng viên tự diễn
biến theo chiều hướng tiêu cực, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh chính trị nội
bộ; bộ máy nhà nước hoạt động kém hiệu lực; các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước bị vô hiệu hóa và bị làm sai lệch; sự lãnh đạo của Đảng suy yếu. Điều đó tạo
điều kiện cho các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình", làm
giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng và đe dọa sự tồn vong của chế độ xã hội
chủ nghĩa mà chúng ta đang từng bước xây dựng.

Dưới góc độ kinh tế, sự phân hóa giàu nghèo có thể trở thành yếu tố kìm hãm
sự tăng trưởng và phát triển kinh tế (nếu đó là sự làm giàu không chính đáng). Vì tình
trạng bất bình đẳng trong thu nhập ngày càng trở nên trầm trọng sẽ khiến tăng trưởng
kinh tế không thể ổn định.

Dưới góc độ xã hội, phân hóa giàu nghèo ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh xã
hội; làm gia tăng tệ nạn xã hội, các loại tội phạm.

Xét về khía cạnh đạo đức, sự phân hóa giàu nghèo làm cho một số người định
hướng lệch lạc các giá trị chuẩn mực đạo đức, lối sống của xã hội. Cùng với việc đẩy
mạnh kinh tế thị trường có sự gia tăng triết lý sống “mạnh được yếu thua, khôn sống
mống chết” và dục vọng chạy theo đồng tiền, bất chấp tình nghĩa.

Phân hóa giàu nghèo còn gây ra sự phân tầng đẳng cấp trong xã hội. Như vậy,
càng nghèo đói, chậm phát triển thì sự bất bình đẳng xã hội càng lớn hơn. Và càng
không phải cứ đẩy mạnh kinh tế thị trường thì khoảng cách giữa nhóm hộ giàu và
nhóm hộ nghèo sẽ được xóa bỏ; mà trái lại, kinh tế thị trường càng tự do thì càng đẩy
nhanh sự cách biệt giàu nghèo.

Tỷ lệ thất nghiệp cao:

Thất nghiệp tăng đồng nghĩa là lực lượng lao động xã hội không được huy động
vào hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên; là sự lãng phí lao động xã hội- nhân tố cơ

28
bản để phát triển kinh tế- xã hội. Thất nghiệp tăng lên cũng có nghĩa nền kinh tế đang
suy thoái- suy thoái do tổng thu nhập quốc gia thực tế thấp hơn tiềm năng; suy thoái
do thiếu vốn đầu tư (vì vốn ngân sách bị thu hẹp do thất thu thuế, do phải hỗ trợ người
lao động mất việc làm…) Thất nghiệp tăng lên cũng là nguyên nhân đẩy nền kinh tế
đến “bờ vực” của lạm phát.

Người lao động bị thất nghiệp sẽ dẫn đến mất nguồn thu nhập. Do đó, đời sống
bản thân người lao động và gia đình họ sẽ khó khăn. Điều đó ảnh hưởng đến khả năng
tự đào tạo lại để chuyển đổi nghề nghiệp, trở lại thị trường lao động; con cái họ sẽ khó
khăn khi đến trường; sức khoẻ họ sẽ giảm sút do thiếu kinh tế để bồi dưỡng, để chăm
sóc y tế…Có thể nói, thất nghiệp “đẩy” người lao động đến bần cùng, đến chán nản
với cuộc sống, với xã hội; dẫn họ đến những sai phạm đáng tiếc. Phần nào góp phần
làm cho sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc.

Thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã hội không ổn định; hiện tượng lãn công, bãi
công, biểu tình đòi quyền làm việc, quyền sống… tăng lên; người lao động mất việc sẽ
khiến họ chán nản, sa ngã vào những thứ tiêu cực xã hội như trộm cắp, cờ bạc, nghiện
hút, mại dâm…; sự ủng hộ của người lao động đối với nhà cầm quyền cũng bị suy
giảm. Từ đó, có thể có những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đến biến động về chính
trị.

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của khu vực thành thị quý IV năm 2020
mặc dù giảm so với quý III nhưng vẫn ở mức cao nhất so với cùng kỳ trong 10 năm trở
lại đây13

Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV năm 2020 là gần 1,2 triệu
người, giảm 60,1 nghìn người so với quý trước và tăng 136,8 nghìn người so với cùng
kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV năm 2020 là 2,37%,
giảm 0,13 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,33 điểm phần trăm so với cùng
kỳ năm trước. Tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 3,68%, giảm 0,32 điểm phần trăm so
với quý trước và tăng 0,78 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Đại dịch Covid-

13
Tổng cục và thống kê. (06/01/2021). Thông Cáo Báo Chí Tình Hình Lao Động Việc Làm Quý IV Và Năm
2020. Truy cập từ https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/thong-cao-bao-chi-tinh-hinh-
lao-dong-viec-lam-quy-iv-va-nam-2020/
29
19 đã làm tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị quý IV năm
2020 cao nhất so với cùng kỳ trong vòng 10 năm qua.

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2020 là 2,48%, cao hơn 0,31 điểm
phần trăm so với năm 2019; tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) năm 2020
là 7,10%. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động khu vực thành thị là 3,88%, tăng
0,77 điểm phần trăm. Dù tăng cao hơn năm trước nhưng tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi
khu vực thành thị năm 2020 đã không vượt quá 4,0%, đạt mục tiêu như Quốc hội đề ra
tại Nghị quyết số 85/2019/QH-14 về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2020.
Chỉ tiêu này cùng với chỉ tiêu tăng trưởng GDP và các chỉ tiêu cân đối vĩ mô khác có
thể được xem là bằng chứng quan trọng về thành công của Chính phủ trong nỗ lực
thực hiện mục tiêu kép: vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội.

Tỷ lệ thất nghiệp theo thống kê năm 201914

Hình 10: Tỷ lệ thất nghiệp theo giới tính, thành thị, nông thôn và vùng kinh
tế - xã hội. Nguồn: Tổng cục thống kê

Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất thuộc về nhóm lao động có trình độ cao đẳng
(3,19%), tiếp đến là nhóm có trình độ đại học (2,61%). Nhóm có tỷ lệ thất nghiệp thấp
hơn lại là những lao động trình độ thấp hơn như trung cấp (1,83%), sơ cấp (1,3%) và
không có trình độ chuyên môn kỹ thuật (1,99%). Riêng đối với nhóm có trình độ trên
đại học, do nhu cầu cao về trình độ chuyên môn trong thời kỳ đổi mới nên có tỷ lệ thất
nghiệp thấp nhất (chỉ 1,06%). Các số liệu cũng cho thấy, hầu như ở các trình độ

14
Thu Hiền. (22/07/2020). Thất nghiệp ở Việt Nam – Vài nét thực trạng. Truy cập từ https://consosukien.vn/that-
nghiep-o-viet-nam-vai-net-thuc-trang.htm

30
chuyên môn kỹ thuật tỷ lệ thất nghiệp ở nữ giới luôn cao hơn so với nam giới, đặc biệt
đối với nhóm lao động có trình độ sơ cấp (có tỷ lệ 4,57%).

Hình 11: Tỷ lệ thất nghiệp theo giới tính, thành thị, nông thôn và trình độ
chuyên môn kỹ thuật. Nguồn: Tổng cục thống kê

Theo Kết quả TĐTDS&NO 2019, những người thất nghiệp thường có độ tuổi
khá trẻ; Hầu hết nguồn thất nghiệp có độ tuổi từ 15-54 tuổi (chiếm tới 91,7% tổng số
người thất nghiệp của cả nước); trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của nam giới từ 15-54 tuổi
cao hơn nữ giới trong cùng độ tuổi, tương ứng là 92,6% tổng số nam giới thất nghiệp
và 90,9% tổng số nữ giới thất nghiệp. Người trong độ tuổi từ 25-54 tuổi có tỷ lệ thất
nghiệp cao nhất, chiếm gần một nửa tổng số lao động thất nghiệp của cả nước
(47,3%); và thực trạng này ở khu vực thành thị lên tới 52,7% và ở khu vực nông thôn
là 42,9%.

Điều đáng nói là Kết quả Tổng điều tra cũng chỉ ra rằng, đối với tỷ lệ lao động
thất nghiệp theo trình độ tốt nhất đạt được, người thất nghiệp có trình độ từ cao đẳng
trở lên chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động thất nghiệp (18,9%) trong khi người
thất nghiệp chưa được đào tạo hoặc chỉ được đào tạo ngắn hạn (bao gồm: Sơ cấp,
trung cấp) chiếm tỷ trọng thấp hơn rất nhiều (6,6%).

31
Hình 12: Tỷ lệ lao động thất nghiệp theo giới tính, tuổi và thành thị, nông
thôn. Nguồn: Tổng cục thống kê

Bình quân GDP đầu người ở nước ta còn thấp:

Hình 13: GDP Việt Nam giai đoạn 2010-202015. Nguồn: The World Bank

15
The World Bank. Truy cập từ https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.KD.ZG?
end=2021&locations=VN&start=2010
32
Đại dịch Covid 19 là nguyên nhân chính làm cho GDP nước ta sụt giảm mạnh
trong 3 năm gần đây (2019 là 7.2 – 2020 là 2.9 – 2021 là 2.6).

Trong ấn phẩm “Động thái và thực trạng kinh tế – xã hội Việt Nam 5 năm
2016-2020” của Tổng cục Thống kê (2021), GDP bình quân đầu người của Việt Nam
theo giá hiện hành tuy có tăng qua các năm, nhưng vẫn không đạt so với mục tiêu đặt
ra vào năm 2020. Hiện nay, Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm nước có thu nhập trung
bình thấp, năm 2019 GDP bình quân đầu người xếp thứ 120/187 quốc gia và vùng lãnh
thổ, chỉ ngang bằng mức GDP bình quân đầu người của Malaysia năm 1993; Thái Lan
năm 2003; Indonesia năm 2010; Trung Quốc năm 2009 và Hàn Quốc thập niên 90 của
thế kỷ trước.16

2.2.2.2. Nguyên nhân:

Một là, Đô thị hóa và quá trình phát triển đô thị là xu thế tất yếu của tất cả các
quốc gia trên thế giới, trong đó có nước ta. Đô thị hóa có các tác động không nhỏ đến
sinh thái và kinh tế khu vực. Dưới tác động đô thị hóa, tâm lý và lối sống của người
dân thay đổi. Đô thị hóa góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thay đổi sự phân bố dân cư. Các đô thị không chỉ là
nơi tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động mà còn là nơi tiêu thụ sản
phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao,
cơ sở kĩ thuật hạ tầng cơ sở hiện đại có sức hút đầu tư mạnh trong nước và nước ngoài.
Tuy nhiên, đô thị hóa làm sản xuất ở nông thôn bị đình trệ do lao động chuyển đến
thành phố. Thành thị phải chịu áp lực thất nghiệp, quá tải cho cơ sở hạ tầng, ô nhiễm
môi trường sống, an ninh xã hội không đảm bảo, các tệ nạn xã hội ví dụ như thiếu việc
làm sẽ nảy sinh ra nhiều vấn đề xã hội.

Một trong những vấn đề xã hội nảy sinh từ vấn đề đô thị hóa là chênh lệch thu
nhập, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng. Sự phân hóa này có thể thấy rõ giữa
các khu vực thành thị và nông thôn, giữa các nhóm thu nhập trong xã hội, giữa các
vùng kinh tế, giữa các địa phương,… số người giàu đang giàu lên nhanh và là nhóm
người thiểu số sở hữu nhiều của cải, vật chất trong xã hội. Sự chênh lệch giàu nghèo sẽ
16
Kinh tế và dự báo. (08/02/2022). Phát triển kinh tế gắn với công bằng xã hội: Một số vấn đề đặt ra và đề xuất
giải pháp. Truy cập từ https://kinhtevadubao.vn/phat-trien-kinh-te-gan-voi-cong-bang-xa-hoi-mot-so-van-de-dat-
ra-va-de-xuat-giai-phap-21288.html
33
dẫn tới sự bất bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ đô thị như nhà ở, việc làm, giáo dục, y
tế, cấp điện, môi trường.

Công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra nhanh chóng trong một thời gian ngắn đã
có những đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp phát triển kinh tế của cả nước, tuy
nhiên một mặt cũng làm cho sự phân hóa giàu nghèo diễn ra giữa các tầng lớp dân cư,
đặc biệt là người dân sống tại khu vực nông thôn, địa phương có tốc độ đô thị hóa
nhanh do: Mất đi kế sinh nhai của người dân chủ yếu làm nông nghiệp khi trình độ
không đáp ứng được nhu cầu làm việc tại các khu công nghiệp do chưa được đào tạo
kịp thời, tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập giữa nhóm người có thu nhập cao và
nhóm người có thu nhập thấp.

34
Hình 14: Thu nhập bình quân đầu người một tháng giai đoạn 2010-2020. Nguồn:
Tổng cục thống kê

Bất bình đẳng trong thu nhập còn được thể hiện qua khoảng cách về thu nhập
giữa giữa các nhóm thu nhập, đặc biệt là nhóm người nghèo nhất (nhóm 1) và nhóm
người giàu nhất (nhóm 5). Trong giai đoạn 2010-2020, thu nhập của tất cả các nhóm
dân cư đều tăng, khoảng cách về thu nhập giữa nhóm 1 và nhóm 5 tăng từ 9,2 lần năm
2010 tăng lên 10,2 lần năm 2019, năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh đã làm ảnh
hưởng không nhờ tới thu nhập của người làm công, ăn lượng và do tác động của một
số chính sách hỗ trợ thiếu đói trong người dân do ảnh hưởng dịch bệnh nên mức chênh
lệch này giảm còn 8,1 lần. Chênh lệch giàu nghèo nhìn rõ hơn trên góc độ chênh lệch
về giá trị tuyệt đối giữa các nhóm thu nhập, năm 2010 chênh lệch giữa nhóm thu nhập
thấp nhất (nhóm 1) và thu nhập cao nhất (nhóm 5) là 3 triệu đồng, đến năm 2019
chênh lệch này tăng lên gấp 3 lần năm 2010 là 9,1 triệu đồng, năm 2020 mức chênh
lệch này tuy có giảm nhưng khoảng cách vẫn lớn ở mức gần 8,1 triệu đồng.

Như vậy, đô thị hóa đã có những đóng góp lớn cho phát triển kinh tế khi khu
vực đô thị trong những năm qua đã thể hiện rõ vai trò là đầu tàu phát triển kinh tế – xã
hội của các vùng và cả nước, đóng góp phần lớn vào tốc độ tăng GDP, chiếm tỷ trọng
chi phối trong thu ngân sách nhà nước, xuất khẩu và sản phẩm công nghiệp. Tuy
nhiên, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng cũng kéo theo những mặt hạn chế tác
35
động chưa tốt đến một số vấn đề xã hội, đòi hỏi các cấp, ngành địa phương cần có
những giải pháp tổng thể, kịp thời để đáp ứng được quá trình đô thị hóa, đảm bảo vừa
tăng trưởng kinh tế vừa đảm bảo giữ vững ổn định và công bằng xã hội.

Hai là, chênh lệch giàu nghèo ở nước ta tăng lên là tất yếu do sự chuyển đổi cơ
chế từ kế hoạch tập trung quan liêu và chế độ bao cấp bình quân hiện vật sang cơ chế
thị trường. Cơ chế này đã loại bỏ dần tính bình quân bao cấp, khuyến khích làm giàu
bằng việc phát huy các nguồn lực về vốn, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, sức
lao động, kinh nghiệm làm ăn...

Ba là, do cơ chế chính sách chưa thoả đáng: trung ương cũng như địa phương
chưa có chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng thoả đáng, nhất là các vùng núi cao, vùng sâu,
vùng căn cứ kháng chiến cũ, thiếu các chính sách đồng bộ như: chính sách ưu đãi,
khuyến khích sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục
đào tạo, văn hoá cũng như chuyển giao công nghệ, tổ chức chưa tốt việc chăm lo của
cộng đồng xã hội đối với người nghèo.

Bốn là, hiện nay nước ta đang trên con đường phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa do đó có những người đã nhanh chóng tiếp thu những tri
thức, khoa học tiến bộ, họ thích ứng nhanh chóng với sản xuất kinh doanh và các
nghành dịch vụ. Cuộc sống của bộ phận này được cải thiện những khoản thu của họ
không những đủ để chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày mà còn để mua sắm tài sản cố
định để nâng cao mức sống hoặc tích lũy để mở rộng sản xuất. Vì vậy mức sống của
họ ngày càng cao. Còn một số bộ phận không chạy theo được sự thay đổi của xã hội
thì ngày càng tụt sâu dưới đáy xã hội.

Năm là, Vì tay nghề thấp nên lao động Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu
mới, tính chuyên nghiệp chưa cao. Việc kỹ năng không đáp ứng yêu cầu và sự thiếu
phối hợp giữa hệ thống đào tạo và giáo dục, các nhu cầu thị trường LĐ và quan niệm
lạc hậu về vai trò và trách nhiệm giới. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề rất thấp, chỉ
khoảng 26%. Lao động của chúng ta đúng là dồi dào thật nhưng vẫn không tìm được
việc làm, hoặc có việc làm nhưng không ổn định một phần do trình độ chưa đáp ứng
được yêu cầu. Do đó, lao động vẫn trong tình trạng bán chuyên nghiệp, công việc chắp
vá, không ổn định.
36
Theo thống kê, cả nước hiện có 1.915 cơ sở dạy nghề (CSDN) trong đó có
1.218 CSDN công lập (chiếm 64%), bao gồm: 262 trường dạy nghề, 251 trường ĐH,
CĐ, TCCN và 803 cơ sở khác có dạy nghề. Trong đó đáng chú ý là khoảng 355 CSDN
thuộc các doanh nghiệp. Trong những năm qua, bình quân mỗi năm các trường nghề
thuộc doanh nghiệp đào tạo khoảng 90.000 đến 100.000 học sinh nghề dài hạn và hàng
trăm ngàn học sinh hệ ngắn hạn. Tuy nhiên, thực tế hiệu quả của công tác dạy nghề
vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Bằng chứng là, hầu hết các doanh nghiệp FDI khi đầu
tư vào Việt Nam đều gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động, nhất là lao động có
tay nghề. Hay như các doanh nghiệp xuất khẩu lao động luôn phải “loay hoay” với các
đơn hàng tuyển dụng lao động có tay nghề.17

2.3. Phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy sự hoàn thiện của thể chế
về giải quyết tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở
nước ta trong thời gian tới

Bước vào thời kỳ đổi mới, trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, để bảo đảm vừa tăng trưởng kinh tế vừa thực hiện công bằng xã hội, Đảng
ta chủ trương phân phối theo lao động. Đến Đại hội Đảng lần thứ VII (năm 1991),
nguyên tắc phân phối đã được bổ sung hoàn thiện và xác định: phân phối theo kết quả
lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh là chính. Đến Đại hội IX (năm 2001), Đảng
tiếp tục bổ sung: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối
chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng
góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã
hội”. Đây là nguyên tắc phân phối công bằng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn công cuộc đổi mới hơn 35 năm qua
cho thấy, việc thực hiện các nguyên tắc phân phối ngày càng công bằng này đã kích
thích mọi người, mọi nguồn lực tham gia sản xuất, kinh doanh, đó là một trong những
nguyên nhân quan trọng dẫn đến tăng trưởng kinh tế nhanh. Đây chính là ưu việt về sự
thực hiện công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam hiện nay.

17
Dân Kinh Tế. Nguyên nhân của thất nghiệp ở Việt Nam. Truy cập từ https://www.dankinhte.vn/nguyen-nhan-
cua-that-nghiep-o-viet-nam/
37
2.3.1. Phương hướng nhằm thúc đẩy sự hoàn thiện của thể chế đối với giải
quyết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ở nước ta trong thời gian
tới:

Hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội
trong từng bước, từng chính sách phát triển và bảo vệ môi trường. Thực hiện và cụ thể
hóa quan điểm của Đại hội X, Nghị quyết Trung ương 6 nêu 3 nhóm giải pháp sau:

Một là: Khuyến khích làm giàu đi đôi với xóa đói giảm nghèo

Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, Đại hội lần thứ XI của
Đảng đã đề ra định hướng cơ bản: “Nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của
nhân dân. Tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các
dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội. Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo
phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hoá các nguồn lực và phương thức để bảo đảm giảm
nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn.
Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có thu nhập trung bình khá
trở lên. Có chính sách và các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hoá giàu nghèo,
giảm chênh lệch về mức sống giữa nông thôn với đô thị”

Hai là: Xây dựng một hệ thống bảo hiểm xã hội đa dạng và linh hoạt, phù hợp
với yêu cầu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bảo đảm an sinh xã hội là chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Đảng, Nhà
nước ta trong quá trình lãnh đạo, điều hành đất nước. Trong hệ thống an sinh xã hội,
BHXH, BHYT là trụ cột chính, ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng, một
công cụ đắc lực của Nhà nước nhằm mục đích chăm lo, bảo vệ và phát triển con người,
vì sự tiến bộ và công bằng xã hội. Nói cách khác, an sinh xã hội là một trong những
yếu tố quan trọng để phát triển bền vững, đồng thời là vấn đề mang tính cấp bách cho
sự ổn định chính trị của mỗi quốc gia, khu vực. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, BHXH, BHYT ngày càng giữ vai trò đắc lực
trong việc góp phần bảo đảm công bằng xã hội và phát triển xã hội một cách bền vững.

Ba là: Tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về bảo vệ môi trường.

38
Mối quan hệ giữa giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội, bảo vệ môi trường có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau, vừa
thống nhất lại vừa mâu thuẫn nhau:
Thống nhất thể hiện ở chỗ, tăng trưởng kinh tế là cơ sở và điều kiện vật chất để
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. Phải có tăng trưởng kinh tế
nhanh và bền vững, mới có điều kiện vật chất để thực hiện tốt công cuộc giảm nghèo,
nâng cao mức sống dân cư, đảm bảo bình đẳng và công bằng xã hội, đầu tư cho bảo
vệ, nuôi dưỡng, nâng cao chất lượng môi trường sinh thái. Ngược lại, thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sẽ tạo ra động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
nhanh và bền vững. Bởi vì thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường
sinh thái sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư, phát triển con người, phát triển
giáo dục, đào tạo, đảm bảo bình đẳng và công bằng xã hội… sẽ tạo ra nguồn nhân lực
chất lượng cao, thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ, thúc đẩy, khuyến khích đổi
mới, sáng tạo, phát huy sáng kiến. Đây chính là những động lực chính cho tăng trưởng
kinh tế nhanh và bền vững.

Trên cơ sở tổng kết 35 năm công cuộc đổi mới đất nước, 30 năm thực hiện
Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
(2011-2020) đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-
2025), Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định mục tiêu, phương hướng đến năm 2030 và
tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, có các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp
mang tính chiến lược về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đều được thể
hiện trong những mục riêng với nhiều nội dung mới; đặc biệt nhấn mạnh việc giải
quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ bền vững môi trường, chủ
động giám sát, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường…

Từ các phương hướng trên, để thực hiện xác lập sự gắn kết giữa tăng trưởng với
tiến bộ và công bằng xã hội, kinh tế thị trường định hướng XHCN đòi hỏi sự gắn kết
hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội. Quá trình này yêu cầu
sự tham gia của tất cả các cấp, các ngành, đặc biệt là các cấp chính quyền địa phương
cũng như nhân dân. Muốn vậy, trước hết phải gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế

39
với phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân
dân. Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, bình đẳng, bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ hài
hòa trong huy động các nguồn lực phát triển địa phương. Thuận lợi hóa các quy trình
thực hiện thụ hưởng thành quả phát triển cho nhân dân.

2.3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự hoàn thiện của thể chế đối
với giải quyết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ở nước ta trong
thời gian tới     

Phương hướng 1: Khuyến khích làm giàu đi đôi với xóa đói giảm nghèo

Thực tiễn những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đã có những
chính sách, giải pháp tương đối đồng bộ, hiệu quả tập trung giải quyết vấn đề xoá đói,
giảm nghèo và hạn chế phân hoá giàu nghèo mang tầm quốc gia được quốc tế ủng hộ
và đánh giá cao. Thông qua các chương trình xoá đói giảm nghèo, hàng triệu hộ gia
đình, hàng chục triệu người thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giàu; góp phần hạn chế
phân hoá giàu nghèo, thực hiện công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội. Vì vậy, để
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xoá đói, giảm nghèo, góp phần hạn chế phân
hoá giàu nghèo, trong thời gian tới cần tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau:

Một là, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong việc
khuyến khích làm giàu, đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo, hạn chế phân hoá giàu nghèo.
Tập trung triển khai đồng bộ các chương trình xoá đói, giảm nghèo nhất là ở vùng sâu,
vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; bảo đảm tính bền vững kể cả trước mắt và lâu dài
trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hai là, phát huy tối đa nội lực, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong
xoá đói, giảm nghèo và hạn chế phân hoá giàu nghèo. Việc Việt Nam trở thành các
nước có thu nhập trung bình đang đặt ra những thách thức mới, nguồn hỗ trợ của thế
giới cho nước nghèo sẽ không còn, “bẫy trung bình” sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phát
triển và khả năng xoá đói, giảm nghèo của đất nước... Do đó, nguồn lực để chi cho
việc xoá đói, giảm nghèo sẽ chủ yếu phụ thuộc vào nội lực, từ sức mạnh của nhân dân,
sức mạnh của đất nước. Việc phát huy nội lực, tranh thủ, phát huy tối đa các nguồn lực
của từng cá nhân và của cộng đồng là vô cùng quan trọng cần được quan tâm nhằm

40
nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xoá đói, giảm nghèo, hạn chế phân hoá giàu
nghèo trong điều kiện mới.

Ba là, có chủ trương, biện pháp tích cực, đúng đắn, công khai, minh bạch để
giải quyết vấn đề đói nghèo, hạn chế phân hoá giàu nghèo với những nội dung, hình
thức mới. Điểm khác biệt là đói nghèo ở nông thôn thường nhận được sự chia sẽ của
người thân, gia đình, dòng họ, cộng đồng làng xóm. Còn ở đô thị, do đặc điểm đời
sống đô thị nên việc nhận dạng, đánh giá về đói nghèo rất phức tạp; hơn nữa khoảng
cách giàu nghèo ở đô thị lại rất lớn, do đó việc thực hiện các biện pháp trợ giúp có
nhiều khó khăn, bài toán giàu - nghèo ở đô thị sẽ khó giải hơn. Đòi hỏi phải tiếp tục
sửa đổi, hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ
giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên
trong xã hội, nhất là các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương, vượt qua khó khăn hoặc các
rủi ro trong đời sống.

Để xoá đói, giảm nghèo bền vững, hạn chế phân hoá giàu nghèo, ngoài sự quan
tâm lãnh đạo của Đảng, Nhà nước còn phải có sự tham gia của cả cộng đồng, trong đó
có sự chia xẻ, đóng góp của người giàu và sự vươn lên của chính người nghèo, hộ gia
đình nghèo. Trong điều kiện hiện nay, làm tốt công tác xoá đói, giảm nghèo, hạn chế
phân hoá giàu nghèo là góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội dân chủ, công bằng, văn minh

Phương hướng 2: Xây dựng một hệ thống bảo hiểm xã hội đa dạng và linh hoạt,
phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trong bối cảnh hiện nay, việc tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và đảm bảo hệ
thống an sinh xã hội bền vững, đảm bảo quyền lợi cho mọi người dân là rất quan
trọng. Rất nhiều vấn đề mới và khó liên quan đến an sinh xã hội đang đặt ra cấp thiết,
cần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng và hoàn thiện chiến lược, chính
sách an sinh xã hội trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế. Trên thực tế, không ít công dân, các tổ chức, doanh nghiệp
vẫn còn gượng ép khi tham gia BHXH, BHYT, bởi họ chưa thực sự hiểu sâu sắc ý
nghĩa, vai trò của hai chính sách này. Bên cạnh đó, thông tin về BHXH, BHYT đã
được đăng tải đều đặn trên tất cả các loại hình báo chí với nhiều hình thức thể hiện
41
khác nhau, nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Nội dung truyền thông
về lĩnh vực này chưa thực sự hấp dẫn; những hạn chế tiêu cực trong thực thi chính
sách BHXH, BHYT vẫn chưa có điều kiện phân tích chuyên sâu và liên tục về nguyên
nhân, hậu quả; một số tin, bài chưa thực sự khách quan, gây hiệu ứng xã hội không tốt;
một số thông tin mà báo chí phản ánh còn đôi chỗ cho thấy cách nhìn nhận vấn đề của
các phóng viên chưa đủ thấu đáo, đôi khi chỉ nhìn mặt bất cập trước mắt mà không đặt
mục tiêu cho việc củng cố, xây dựng niềm tin của độc giả, của xã hội vào chính sách
lên trên hết và trước hết, dẫn đến thông tin chưa đầy đủ, đa chiều, làm suy giảm lòng
tin của người dân về chính sách, làm ảnh hưởng đến công tác xây dựng, hoạch định và
triển khai chính sách của các bộ ngành, chức năng…

Thực tế trên đòi hỏi công tác truyền thông về BHXH, BHYT cần phải được đổi
mới, sáng tạo hiệu quả, nhằm đưa các chính sách đi vào cuộc sống. Sự chính xác, kịp
thời, sắc sảo, thuyết phục, kể cả việc sử dụng các thuật ngữ chuyên môn liên quan đến
BHXH, BHYT là hết sức cần thiết; cần có thêm những kênh truyền thông chuyên biệt,
hiệu quả về BHXH, BHYT cho từng đối tượng khác nhau. Mặt khác, mỗi cơ quan báo
chí cần xây dựng đội ngũ cộng tác viên là các chuyên gia về an sinh xã hội để có một
góc nhìn sâu sắc, đánh giá sắc sảo và sự phân tích chính xác về vai trò của BHXH,
BHYT với sự phát triển của đất nước. Các cơ quan báo chí và nhà báo cần hợp tác chặt
chẽ với các cơ quan thực thi chính sách về BHXH, BHYT, xây dựng và mở rộng các
kênh tương tác giữa cơ quan báo chí và công chúng báo chí về lĩnh vực BHXH,
BHYT.

Thường trực Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam luôn ý thức rõ ỹ nghĩa và tầm
quan trọng của công tác truyền thông về lĩnh vực BHXH, BHYT. Do đó luôn có
những lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho các phóng viên, nhà báo, tạo cơ hội để
các cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan báo chí,
các nhà báo cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao hơn nữa hiệu quả truyền
thông, làm chuyển biến nhận thức của toàn dân đối với hệ thống chính sách BHXH,
BHYT, góp phần vào sự phát triển bền vững đất nước.

Từ thực tiễn thời gian qua, một số nội dung trọng tâm cần được các cơ quan báo
chí tập trung trong thời gian tới:

42
Thứ nhất, tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của BHXH, BHYT, BH thất
nghiệp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Thứ hai, tích cực trao đổi, cập nhật thông tin về BHXH, BHYT để có thêm
những tư liệu, kiến thức về lĩnh vực này, từ đó sáng tạo ra các tác phẩm có hiệu ứng xã
hội cao, với những cách thức chuyển tải chính sách sinhg động, linh hoạt và hấp dấn
hơn nữa; song song đó cần tiếp tục nhìn nhận một cách khách quan và phân tích chỉ rõ
một số bất cập, sai sót còn gặp trong tác nghiệp báo chí và tác hại có việc thông tin sai
sự thật, thiếu khách quan, gây ảnh hưởng gián tiếp tới việc củng cố niềm tin của nhân
dân, NLĐ với các chính sách an sinh xã hội nhân văn của đất nước.

Thứ ba, Bộ Luật Hình sự năm 2015 được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ
họp thứ 10 và được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14, trong đó lần đầu tiên
quy định hình sự hóa với các hành vi trốn đóng, chiếm đoạt tiền BHXH, BHYT,
BHTN; thể hiện bước phát triển mới nhằm bảo vệ tối ưu hơn nữa quyền lợi an sinh
thiết thân của người lao động, hướng tới việc bảo đảm quyền an sinh xã hội của mọi
công dân. Do đó, thời gian tới, các cơ quan báo chí, nhất là các nhà báo, phóng viên
phụ trách lĩnh vực này cần tích cực truyền thông sâu rộng những nội dung này, nhằm
giảm thiểu tỷ lệ trốn đóng, nợ đóng BHXH, BHYT cho người lao động của các đơn vị,
doanh nghiệp; góp phần hạn chế tình trạng lợi dụng, trục lợi quỹ BHXH, BHYT, BH
thất nghiệp từ các bên liên quan.

Thứ tư, các nhà báo, phóng viên cần đề cao trách nhiệm, nghĩa vụ công dân,
thực hiện nghiêm Luật Báo chí năm 2016 và 10 Điều quy định đạo đức nghề nghiệp
người làm báo; không ngừng nâng cao chất lượng thông tin về BHXH, BHYT trên báo
chí; lấy mục tiêu truyền thông xây dựng chính sách an sinh xã hội bền vững của đất
nước, nhằm đảm bảo quyền lợi an sinh thiết thân cho nhân dân và người lao động làm
kim chỉ nam trong việc tác nghiệp.

Thứ năm, tới đây, Hội Nhà báo Việt Nam sẽ ban hành Quy chế sử dụng mạng
xã hội đối với hội viên Hội Nhà báo. Các nhà báo, phóng viên cần thực hiện nghiêm
túc Quy chế này, sử dụng có hiệu quả các tài khoản mạng xã hội của cá nhân trong
việc truyền thông chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước nói chung và chính

43
sách, pháp luật BHXH, BHYT nói riêng với mục tiêu vì sự phát triển bền vững hệ
thống an sinh xã hội Quốc gia, vì sự phát triển phồn vinh đất nước.

Tin tưởng rằng, với trách nhiệm và nhiệt huyết của các bạn trong công tác
thông tin, truyền thông BHXH, BHYT sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân
về hệ thống an sinh xã hội; tiếp tục củng cố, khẳng định tầm quan trọng của chính sách
BHXH, BHYT là hết sức cần thiết trong đời sống nhân dân và người lao động; góp
phần hoàn thiện mục tiêu BHXH, BHYT toàn dân, đặc biệt là giai đoạn hiện nay khi
toàn Đảng, toàn dân đang tập trung đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.

Phương hướng 3: Tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về bảo vệ môi
trường.

Về cơ bản, đến nay, hệ thống chính sách pháp luật về BVMT tương đối đầy đủ
và đồng bộ, có những quy định cụ thể và chi tiết đối với từng ngành, từng lĩnh vực; tạo
hành lang pháp lý cần thiết cho công tác quản lý nhà nước về BVMT trong giai đoạn
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thúc đẩy hội nhập kinh tế và quốc tế. Tuy
nhiên, qua 8 năm  triển khai trong thực tế, một số văn bản hướng dẫn thi hành Luật
BVMT 2005 đã bộc lộ một số bất cập, chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đòi hỏi
phải sớm có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Từ những yêu cầu thực tiễn, Quốc hội
đã lập kế hoạch xây dựng Luật BVMT sửa đổi nhằm từng bước hoàn thiện hành lang
pháp lý về BVMT, phù hợp với điều kiện  phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong
giai đoạn mới.

Theo Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến, nhằm góp phần hoàn thiện chính sách, pháp
luật về BVMT, trên cơ sở  8 năm thi hành Luật BVMT 2005 và học hỏi kinh nghiệm
quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất 9 giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện
chính sách, pháp luật về BVMT, cụ thể: 

1. Cần thiết phải lập quy hoạch môi trường làm căn cứ để lồng ghép các nội
dung BVMT trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, ngăn chặn giảm
thiểu các tác động xấu tới môi trường

44
2. Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường
(ĐTM)

3. Cam kết BVMT và kế hoạch BVMT đối với các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ phát sinh chất thải sản xuất

4. Tăng cường bảo vệ các thành phần môi trường gồm bảo vệ môi trường
nước song, các nguồn nước khác đất và không khí.

5. Tăng cường bảo vệ môi trường làng nghề cụ thể về trách nhiệm của các hộ
gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại các làng nghề và nâng cao
trách nhiệm của UBND cấp xã, huyện, tỉnh đối với BVMT làng nghề

6. Tăng cường quản lý chất thải 

7. Nâng cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước về BVMT

8. Xác định quyền hạn và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội, xã hội – nghề
nghiệp và cộng đồng dân cư

9. Chú trọng nguồn lực cho BVMT.

45
KẾT LUẬN

Trong bối cảnh thế giới và trong nước, thời gian tới sẽ xuất hiện nhiều biến
động khó lường khi căng thẳng xung đột địa chính trị, khủng bố, chiến tranh thương
mại, biến đổi khí hậu… diễn biến phức tạp; cùng với đó là những yêu cầu đặt ra trong
hội nhập quốc tế, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trở thành những thách thức lớn đối
với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Vì vậy, Đảng đã coi việc hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là một mục tiêu tiên quyết cần phải hoàn
thành. Mục tiêu này gồm những nội dung: “Hoàn thiện thể chế về sở hữu các thành
phần kinh tế”, “Hoàn thiện thể chế phát triển các thành phần kinh tế”, “Hoàn thiện thể
chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường”, “Hoàn thiện thể
chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm phát triển bền vững” và “Hoàn thiện thể
chế, đẩy mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và hệ thống chính trị”

Phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và bảo đảm công bằng xã hội vừa là
mục tiêu, vừa là nhiệm vụ của nước ta trên bước đường hội nhập quốc tế. Hiện tại,
thực tiễn đã chứng minh cho sự đúng đắn của mục tiêu này bằng những thành tựu rõ
rệt như thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 22 lần, tỉ lệ người biết chữ trong
khoảng 15-35 tuổi đạt 99,3%, nữ giới chiếm đến 47,3% lực lượng lao động chính của
cả nước. Những thành tựu đạt được phần lớn là nhờ hệ thống quan điểm lý luận được
Đảng thực hiện một cách nghiêm ngặt, các chính sách xã hội được đặt ngang hàng với
chính sách kinh tế từ đó tạo ra sự đổi mới về mặt tư duy trong công tác thực hiện. Mặc
dù vậy, còn tồn tại những mặt hạn chế như tình trạng phân hóa giàu nghèo, tỷ lệ thất
nghiệp cao. Nguyên nhân phần nhiều do tốc độ đô thị hóa nhanh nhưng cũng có phần
vì cơ chế chính sách chưa theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế.

Để khắc phục những hạn chế nêu trên và đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển kinh
tế gắn với thực hiện tiến bộ và bảo đảm công bằng xã hội, Đảng đã có phương hướng
và giải pháp cụ thể về hoàn thiện thể chế trong từng bước phát triển của nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN đặc biệt là lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, phát triển bền
vững và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội đảm bảo quyền lợi cho mọi người dân. Có
như vậy, nước ta mới sớm hoàn thành được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh” như mong muốn lúc sinh thời của chủ tịch Hồ Chí Minh.
46
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Thị Thu Hường & Trần Thị Khánh Vân. (2021). Giáo trình kinh tế
chính trị Mác-Lê nin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị). NXB
Chính trị quốc gia sự thật.

2. Lý Thị Huệ. (2014). Phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam hiện nay – Thực trạng
và hệ lụy. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5(78)

3. Lê Anh. (08/03/2021). Để thực hiện bình đẳng giới thực sự hiệu quả. Truy
cập từ https://dangcongsan.vn/cung-ban-luan/de-thuc-hien-binh-dang-gioi-thuc-su-
hieu-qua-575914.html

4. Phạm Văn Linh. (06/08/2020). Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay. Truy cập từ
https://tcnn.vn/news/detail/%2048145/Moi-quan-he-giua-phat-trien-kinh-te-voi
%20thuchien-tien-bo-va-cong-bang-xa-hoi-o-Viet-%20Nam-hien-nay.html

5. Lê Văn Lợi. (21/01/2022). Tăng trưởng kinh tế gắn liền với thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường nhằm phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Truy cập từ https://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/tang-truong-kinh-te-gan-lien-voi-
thuc-hien-tien-bo-va-cong-bang-xa-hoi-bao-ve-moi-truong-nham-phat-trien-nhanh-va-
ben-vung-dat-nuoc.html

6. Lê Văn Lợi. (12/10/2021). Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội trong thời kỳ đổi mới. Truy cập từ
http://www.lyluanchinhtri.vn/home/index.php/anh-chinh/item/3727-dang-cong-san-
viet-nam-lanh-dao-thuc-hien-tien-bo-va-cong-bang-xa-hoi-trong-thoi-ky-doi-moi.html

7. Phan Trọng Hào. (05/12/2019). Sự phát triển lý luận của Đảng về mối quan
hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã
hội. Truy cập từ https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/su-phat-trien-ly-luan-cua-
dang-ve-moi-quan-he-giua-tang-truong-kinh-te-voi-phat-trien-van-hoa-thuc-hien-tien-
bo-125669

8. Đoàn Thế Hanh. (19/07/2021). Phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ và công
bằng xã hội. Truy cập từ
47
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/823675/phat-
trien-kinh-te-di-doi-voi-tien-bo-va-cong-bang-xa-hoi.aspx

9. Thanh Hằng. (18/6/2021). Hơn 97% người Việt biết chữ. Truy cập từ
https://vnexpress.net/hon-97-nguoi-viet-biet-chu-4296185.html

10. Ngô Tuấn Nghĩa. (11/12/2021). Hoàn thiện thể chế phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng. Truy cập từ
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/3899-hoan-thien-the-che-phat-
trien-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-theo-tinh-than-dai-hoi-xiii-cua-
dang.html

11. Vũ Văn Phúc. (30/09/2015). Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Truy cập từ
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/gioi-thieu-van-kien-
dang/tiep-tuc-hoan-thien-the-che-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-o-
nuoc-ta-935

12. Lê Văn Thơi. (08/02/2022). Phát triển kinh tế gắn với công bằng xã hội:
Một số vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp. Truy cập từ https://kinhtevadubao.vn/phat-
trien-kinh-te-gan-voi-cong-bang-xa-hoi-mot-so-van-de-dat-ra-va-de-xuat-giai-phap-
21288.html

13. Đặng Văn Thi. (23/03/2015). Quan điểm của Đảng, nhà nước về xóa đói,
giảm nghèo trong giai đoạn hiện nay. Truy cập từ
http://hocvienchinhtribqp.edu.vn/index.php/bai-bao-khoa-hoc/quan-diem-cua-dang-
nha-nuoc-ve-xoa-doi-giam-ngheo-trong-giai-doan-hien-nay.html

14. Cao Nguyên. (22/09/2021). Quan điểm, định hướng của Đảng về bảo vệ
môi trường. Truy cập từ https://tuyengiao.vn/dua-nghi-quyet-cua-dang-vao-cuoc-
song/quan-diem-dinh-huong-cua-dang-ve-bao-ve-moi-truong-135696

15. Thanh Quý. (03/11/2016). Quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc xây
dựng hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân. Truy cập từ
http://www.danvan.vn/Home/Nganh-y-te-voi-cong-tac-dan-van/4434/Quan-diem-cua-
Dang-va-Nha-nuoc-ve-viec-xay-dung-he-thong-y-te-cham-soc-suc-khoe-nhan-dan

48
RUBRICS ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN BÀI TẬP
LỚN/TIỂU LUẬN

*** SP1033_HK221 ***


TÊN MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
TÊN GIẢNG VIÊN: TH.S NGUYỄN TRUNG HIẾU LỚP: L06,
NHÓM: 16
A. Phần 1: Đánh giá thực hiện BTL của nhóm

Tiêu Tốt Khá Trung bình Kém

chí C.L.O

đánh 8,5 - 10 7,0 – 8,4 4,0 – 6,9 0 – 3,9

giá

(1) Trình bày (1) Trình bày (1) Trình bày (1) Trình bày
đúng quy tương đối đúng nhưng vẫn chưa đúng quy
định về văn đúng, còn một còn nhiều lỗi định về văn bản
Hình bản khoa học vài sai sót nhỏ quy định về văn khoa học đã
thức, và đã được những quy bản khoa học đã được hướng dẫn
hướng dẫn định về văn được hướng dẫn
cấu trúc bản khoa học
C.L.O.1.1 đã được
bài tập
hướng dẫn
lớn
(2) Cấu trúc (2) Cấu trúc (2) Cấu trúc các (2) Cấu trúc các
(25%) các phần cân các phần khá phần tương đối phần chưa cân
đối cân đối, còn cân đối, còn vài đối
một phần phần chưa cân
chưa cân đối đối

2,5 điểm 2,13 – 2,5 1,8 – 2,1 1,0 – 1,75 0,0 – 0,95

(3) Nêu nội (3) Nội dung (3) Thiếu trên


(3) Nêu nội
dung khá đầy còn thiếu theo 50% nội dung
dung đầy đủ,
đủ, rõ ràng yêu cầu; kiến thức theo
Năng lực C.L.O.1.2 phong phú
theo yêu cầu; yêu cầu;
tư duy, theo yêu cầu;

phân tích (4) Các luận (4) Có đưa ra (4) Thiếu hoàn
(4) Các luận
49
cứ đưa ra đầy những luận cứ toàn những luận
cứ đưa ra
đủ, rõ ràng, nhưng còn thiếu cứ khi trình bày,
đầy đủ, rõ
cần thiết, chỉ nhiều luận cứ phân tích;
ràng, cần
mắc một vài cần thiết;
thiết;
lỗi;
(5) Phân tích (5) Phân tích và (5) Không phân
(5) Phân tích
và đánh giá đánh giá thực tích được thực
và đánh giá
đúng thực trạng khá đầy đủ trạng;
đúng đắn
trạng, còn một khía cạnh, còn
thực trạng;
số điểm chưa nhiều điểm chưa
phù hợp; phù hợp;
(6) Lập luận (6) Lập luận (6) Lập luận (6) Không có lập
rất vững chặt chẽ, còn khá về những luận khi phân
chắc những một số ít sai thuận lợi và khó tích những thuận
thuận lợi và sót về những khăn hoặc lợi và khó khăn
và sáng khó khăn thuận lợi và những cơ hội và hoặc những cơ
tạo hoặc những khó khăn hoặc thách thức, hội và thách
cơ hội và những cơ hội nhưng còn một thức;
(60%) thách thức; và thách thức; số sai sót quan
trọng về tư duy;
(7) Đưa ra (7) Đưa ra (7) Đưa ra (7) Không hề
những giải những giải những giải pháp đưa ra được
pháp đúng pháp đúng nhưng còn một những giải pháp
trọng tâm, trọng tâm, vài điểm chưa cho vấn đề
thuyết phục, nhưng còn đúng trọng nghiên cứu.
khoa học. một vài điểm tâm,chưa thuyết
chưa thuyết thuyết phục và
phục và khoa khoa học.
học.
6,0 điểm 5,1đ – 6,0đ 4,2đ – 5,04đ 2,4đ – 4,15đ 0,0đ – 1,15đ

(8) Nộp bài (8) Nộp bài (8) Nộp bài trễ (8) Nộp bài trễ
đúng hạn trễ hạn 01 hạn 02 ngày hạn trên 02 ngày
ngày
Thời gian (9) Chuẩn bị (9) Có chuẩn (9) Có chuẩn bị (9) Chuẩn bị
thực hiện sẳn sàng mọi bị nhưng có nhưng có thiếu không đầy đủ
thứ thiếu sót sót
&
(10) Phối (10) Có phối (10) Ít phối hợp (10) Không có
phương C.L.O.1.3 hợp nhóm hợp trong trong nhóm khi sự phối hợp
pháp làm tốt, có sự nhóm nhưng thực hiện BTL trong nhóm khi
chia sẻ và hỗ có vài chỗ thực hiện BTL
việc trợ nhau chưa hỗ trợ
trong thực nhau trong
(15%) hiện BTL thực hiện BTL
(11) Nhóm (11) Nhóm có (11) Ít có thực (11) Không có
phối hợp tốt, phối hợp hiện sự chia sẻ, sự chia sẻ, thống
thực hiện sự nhưng còn vài thống nhất và hỗ nhất và hỗ trợ

50
chia sẻ, chỗ chưa chia trợ nhau trong nhau trong việc
thống nhất sẻ, hỗ trợ việc giải quyết giải quyết vấn đề
và hỗ trợ nhau trong vấn đề của BTL của BTL
nhau trong giải quyết vấn
việc giải đề của BTL
quyết vấn đề
của BTL
1,5 điểm 1,27 – 1,5 1,05 – 1,26 0,6 – 1,00 0,0 – 0,75

ĐIỂM BÀI ĐIỂM BÀI * NHẬN XÉT ĐỂ CẢI TIẾN CHO NHÓM
TẬP LỚN TẬP LỚN CỦA - Về Kiến thức:
CỦA NHÓM NHÓM DO
- Về Kỹ năng:
TỰ ĐÁNH GIẢNG VIÊN
GIÁ ĐÁNH GIÁ - Về Thái độ:

10 - Vấn đề khác:

STT Điểm đánh giá Điểm do nhóm tự Điểm do giáo viên


GHI CHÚ
(C.L.O) đánh giá đánh giá
1 C.L.O.1.1 2,5
2 C.L.O.1.2 6,0
3 C.L.O.1.3 1,5
4 TỔNG ĐIỂM ĐẠT
10,0
ĐƯỢC

B. Phần 2: Đánh giá cá nhân làm việc nhóm trong quá trình thực
hiện BTL

51
(Nhóm tự họp thảo luận đánh giá lẫn nhau. Điểm của mỗi thành viên được qui
đổi theo tỷ lệ % đóng góp của thành viên đó từ điểm của nhóm)
1. Qui định tham gia họp nhóm: tối đa 40%
- Tham gia đầy đủ: 40% - Vắng họp 1 lần: 30% - Vắng họp
2 lần: 20% - Vắng họp trên 2 lần: 0%
2. Qui định nộp sản phẩm được giao: tối đa 40%
- Nộp sản phẩm đúng hạn: 40% - Nộp sản
phẩm trễ hạn 1 ngày: 30%
- Nộp sản phẩm trễ hạn 2 ngày: 20% - Nộp sản
phẩm trễ hạn trên 2 ngày: 0%
3. Qui định tham gia giải quyết vấn đề, đóng góp ý kiến cải tiến: tối đa 20%
- Đóng góp đạt hiệu quả: 20% - Có quan tâm đóng góp: 10%
- Không quan tâm: 0%

Tỷ lệ phần
Điểm do
MSSV trăm điểm do
Họ Tên nhóm đánh Chữ ký
nhóm đánh
giá
giá
2114298 Phạm Quang Nhật 100% 10
2114906 Nguyễn Thị Kim Tho 100% 10
Nguyễn Hiếu Vinh 100% 10
2115298

Lê Trương Quốc Minh 100% 10


2011615

Nguyễn Trương Quý 100% 10


2014326 Đình

52

You might also like