You are on page 1of 57

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI


VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ
----------

ĐỀ TÀI: Phân tích ảnh hưởng của môi trường kinh doanh
tới hoạt động quản trị của doanh nghiệp NUTIFOOD

Giáo viên hướng dẫn : Đào Hồng Hạnh


Học phần : Quản trị học
Mã lớp học phần : 231_BMGM0111_14
Chuyên ngành : Tiếng Trung Thương Mại
Nhóm thực hiện : 11

- Hà Nội, 2023 –
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 11

STT Họ và tên MSV Đánh giá Xếp Ghi chú


loại
1 Nguyễn Thị Kiều Trang 22D107211 Tham gia làm việc nhóm A
khá đầy đủ (P). Hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao.
Tích cực đóng góp ý kiến.
2 Nguyễn Thu Trang 22D107212 Hoàn thành tốt nhiệm vụ A
được giao. Tích cực đóng
góp ý kiến. Tham gia làm
việc nhóm đầy đủ.

3 Vũ Thị Huyền Trang 22D107217 Hoàn thành tốt nhiệm vụ B+


được giao. Tham gia làm
việc nhóm đầy đủ.

4 Cao Khánh Trà 22D107218 Hoàn thành tốt nhiệm vụ A


được giao. Tích cực đóng
góp ý kiến. Tham gia làm
việc nhóm đầy đủ.

5 Phan Thị Hương Trà 21D120133 Hoàn thành tốt nhiệm vụ B+


được giao. Tích cực đóng
góp ý kiến. Tham gia làm
việc nhóm khá đầy đủ.
6 Vũ Nguyễn Ngọc Trâm 22D107219 Hoàn thành tốt nhiệm vụ B+
được giao. Tích cực tham
gia công việc nhóm nhưng
nộp chậm deadline.

7 Trần Thị Việt Trinh 22D107220 Hoàn thành tốt nhiệm vụ A NT


được giao. Tham gia làm
việc nhóm đầy đủ. Tích
cực tham gia công việc
nhóm.

8 Nguyễn Thị Thanh Trúc 22D107222 Hoàn thành tốt nhiệm vụ B+


được giao. Tham gia làm
việc nhóm đầy đủ.

9 Phạm Thị Thu Uyên 22D107227 Hoàn thành tốt nhiệm vụ A TK


được giao.
Tham gia làm việc nhóm
khá đầy đủ (P)
10 Lê Thị Thảo Vân 22D107229 Hoàn thành tốt nhiệm vụ B+
được giao. Tham gia làm
việc nhóm đầy đủ.

Trường Đại học Thương Mại CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tiếng Trung Thương Mại Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—— ——————

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM LẦN I


1. Thời gian: 15h ngày 25/09/2023
2. Hình thức: Họp online qua Google meet.
3. Thành viên tham gia buổi thảo luận: 10/10
- Vắng: 0
4. Nội dung buổi họp:
- Nhóm trưởng thông báo đề tài thảo luận cho các thành viên trong nhóm.
- Nhóm trưởng xây dựng đề cương chi tiết cho bài thảo luận.
- Thành viên nhận nhiệm vụ và thống nhất ý kiến theo đề cương chi tiết.
5. Tổng kết
Thông báo đến từng thành viên và nộp biên bản cho giảng viên với kết quả buổi họp
nhóm lần 1:
- Nhóm đã nắm bắt và nhận dàn ý bài thảo luận.
- Từng thành viên nhận nhiệm vụ, về nhà tìm tài liệu và triển khai đề tài được giao
theo đúng deadline.
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
STT Họ và tên Nhiệm Vụ Ghi
chú
1 Nguyễn Thị Kiều Trang Nội dung

2 Nguyễn Thu Trang Nội dung


3 Vũ Thị Huyền Trang Powerpoint
4 Cao Khánh Trà Nội dung
5 Phan Thị Hương Trà Thuyết trình
6 Vũ Nguyễn Ngọc Trâm Nội dung
7 Trần Thị Việt Trinh Xây dựng đề cương + Sửa bài + Nội dung NT
8 Nguyễn Thị Thanh Trúc Nội dung
9 Phạm Thị Thu Uyên Nội dung + Word TK
10 Lê Thị Thảo Vân Nội dung
6. Đánh giá chung
- Buổi họp sôi nổi, ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp
- Mọi người nắm bắt được công việc và tinh thần làm việc cao.

Thư kí Nhóm trưởng

Phạm Thị Thu Uyên Trần Thị Việt Trinh

Trường Đại học Thương Mại CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tiếng Trung Thương Mại Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—— ——————

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM LẦN II


1. Thời gian: 20h ngày 10/10/2023
2. Hình thức: Họp online qua Google meet.
3. Thành viên tham gia buổi thảo luận: 10/10
- Vắng: 0
4. Nội dung buổi họp:
- Thư ký nộp lại file tổng kết nội dung.
- Cả nhóm kiểm tra, rà soát và đóng góp ý kiến hoàn thiện nội dung.
5. Tổng kết
Thông báo đến từng thành viên và nộp biên bản cho giảng viên với kết quả buổi họp
nhóm lần 2:
- Nhóm đã nắm bắt thông tin.
- Hoàn thành nhiệm vụ được giao.
6. Đánh giá chung
- Buổi họp ghi nhận được nhiều ý kiến tích cực.
- Các thành viên tham gia đầy đủ.

Thư kí Nhóm trưởng

Phạm Thị Thu Uyên Trần Thị Việt Trinh


MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1
B. NỘI DUNG....................................................................................................................................2
I: Cơ sở lý thuyết..............................................................................................................................2
1.1. Môi trường kinh doanh.........................................................................................................2
1.1.1. Môi trường bên trong tổ chức........................................................................................2
1.1.2.Môi trường bên ngoài tổ chức.........................................................................................3
1.2. Hoạt động quản trị của doanh nghiệp..................................................................................6
1.2.1. Hoạch định chiến lược....................................................................................................7
1.2.2. Tổ chức............................................................................................................................7
1.2.3. Lãnh đạo..........................................................................................................................8
1.2.4. Kiểm soát.........................................................................................................................9
II. Giới thiệu công ty NutiFood.....................................................................................................10
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển........................................................................................10
2.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý kinh doanh.............................................................................11
2.3. Các sản phẩm và hoạt động kinh doanh chính..................................................................11
2.4. NutiFood trên thị trường quốc tế.......................................................................................13
III. Phân tích môi trường kinh doanh...........................................................................................15
3.1. Môi trường bên trong tổ chức.............................................................................................15
3.2. Môi trường bên ngoài tổ chức.............................................................................................17
3.2.1.Môi trường vĩ mô...........................................................................................................17
3.2.2 Môi trường vi mô (môi trường ngành).........................................................................21
IV. Phân tích hoạt động quản trị của NutiFood...........................................................................26
4.1. Hoạch định...........................................................................................................................26
4.1.1. Phân tích chiến lược kinh doanh của NutiFood....................................................26
4.1.2. Đánh giá chiến lược của công ty (SWOT)...................................................................28
4.2. Tổ chức.................................................................................................................................38
4.2.1. Phân tích cơ cấu tổ chức hiện tại của NutiFood.........................................................38
4.2.2. Đánh giá cơ cấu tổ chức hiện tại của Nutifood.............................................................40
4.3. Lãnh đạo...............................................................................................................................41
4.3.1. Phân tích chức năng lãnh đạo của nhà lãnh đạo NutiFood.......................................41
4.3.2. Đánh giá.........................................................................................................................43
4.4. Phân tích mức độ kiểm soát của NutiFood........................................................................44
4.4.1. Nội dung kiểm soát chung............................................................................................44
4.4.2. Đánh giá.........................................................................................................................46
V. Đề xuất giải pháp/bài học..........................................................................................................46
C. KẾT LUẬN.................................................................................................................................48
A. LỜI MỞ ĐẦU.

Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, khu vực
hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế đã làm cho môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp, các
ngành có sự thay đổi nhanh chóng cả về xu hướng và tốc độ. Sự thay đổi đó tác động rất lớn
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp do bất kì một doanh nghiệp nào
cũng phải tồn tại trong một môi trường kinh doanh nhất định. Môi trường kinh doanh có thể
mang đến cơ hội cũng như nguy cơ cho doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp muốn tồn tại và
phát triển cần phải phân tích môi trường kinh doanh.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích môi trường kinh doanh đối với mỗi
doanh nghiệp, vậy nên chúng em đã chọn đề tài:“ Phân tích tác động của môi trường kinh
doanh tới hoạt động quản trị của doanh nghiệp Nutifood ” để nghiên cứu làm rõ hơn vấn đề
này. Chúng em đã sử dụng phương pháp nghiên cứu căn cứ theo cách thức thu thập thông tin
bao gồm: phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp phi thực nghiệm để nghiên cứu đề
tài này. Nội dung của đề tài bao gồm 3 Phần chính: Phần 1: “Những vấn đề cơ bản về môi
trường kinh doanh và các hoạt động quản trị của công ty”. Phần này giúp chúng ta hiểu được
một số vấn đề của môi trường kinh doanh từ khái niệm, các yếu tố của môi trường kinh doanh
như môi trường bên trong và môi trường bên ngoài bao gồm: môi trường vĩ mô, môi trường vi
mô. Các hoạt động quản trị của doanh nghiệp như: hoạch định chiến lược, tổ chức, lãnh đạo,
kiểm soát. Phần 2: “Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh tới hoạt động quản trị của doanh
nghiệp Nutifood”. Phần này giúp ta hiểu rõ về lịch sử hình thành và quá trình của Nutifood,
tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược của công ty và hơn hết môi trường kinh doanh ảnh hưởng
như thế nào đến việc quản trị của một công ty thực tế trên thị trường và cụ thể ở đây là công
ty Nutifood. Phần 3: “Đề xuất giải pháp/ bài học”. Nội dung của phần này là một số bài học
được rút ra từ thành công của Nutifood, đồng thời cũng đề xuất một số giải pháp cho những
rủi ro mà Nutifood đang gặp phải. Dựa vào bài tiểu luận dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về
cách môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động quản trị của công ty Nutifood và cách
công ty này thích ứng với các yếu tố này để phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh của
mình. Môi trường kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản trị của các công ty nói
chung và của công ty Nutifood nói riêng. Để thành công, Nutifood phải đảm bảo rằng họ phải
hiểu và thích nghi với môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng như hiện nay, dự đoán
các tác động tiềm năng, và điều chỉnh chiến lược quản trị của họ một cách linh hoạt để tận
dụng cơ hội và giảm thiểu rủi ro.

1
B. NỘI DUNG

I: Cơ sở lý thuyết.

1.1. Môi trường kinh doanh.

1.1.1. Môi trường bên trong tổ chức.

- Nguồn tài chính:

Nguồn tài chính có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động quản trị. Tất cả các hoạt động và
quyết định quản trị đều phải có nguồn tài chính để thực hiện. Nguồn tài chính đầy đủ, dồi dào
sẽ tạo thuận lợi cho việc ra quyết định và triển khai các hoạt động của tổ chức, và ngược lại sẽ
gặp khó khăn, nhất là đối với doanh nghiệp, nếu thiếu không có nguồn lực tài chính mạnh sẽ
khó triển khai hiệu quả hoạt động kinh doanh, thậm chí thua lỗ, phá sản. Nguồn tài chính có
đầy đủ, dồi dào hay không phụ thuộc chủ yếu vào năng lực tạo và duy trì nguồn cung cấp vốn,
vào khả năng sử dụng hiệu quả đồng vốn.

- Cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ:

Các quyết định quản trị và triển khai các hoạt động của nhà quản trị phải dựa trên cơ sở cơ
sở vật chất và kỹ thuật hiện có, phải đảm bảo nhận thức đầy đủ và khai thác tiềm năng của cơ
sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ hiện có và có thể huy động. Cơ sở vật chất, kỹ thuật, công
nghệ yếu kém, lạc hậu sẽ khó khăn cho việc triển khai các hoạt động kinh doanh và quản trị.
Để thuận lợi cho các hoạt động quản trị, nhà quản trị cần có chiến lược và triển khai chiến
lược phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ phù hợp với chiến lược kinh doanh phát
triển của tổ chức.

- Nguồn nhân lực:

Trong các nguồn lực của tổ chức thi quan trọng nhất là nguồn nhân lực và thực chất quản
trị là quản trị con người. Nhà quản trị cần nhận thức đầy đủ tiềm năng, thế mạnh của con
người trong tổ chức, biết tạo điều kiện, môi trường và động lực để khai thác triệt để và phát
triển các tiềm năng, thế mạnh đó. Khác với các nguồn lực khác, để thu hút và sử dụng nguồn
nhân lực hiệu quả, nhà quản trị coi trọng việc xây dựng và phát triển văn hóa tổ chức, tạo
những nét đặc trưng, thế mạnh cho tổ chức trong hoạt động và quản trị. Lý luận và thực tiễn
đã khẳng định nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với sự thành bại
của một tổ chức. Do đó, để quản trị tổ chức thành công, nhà quản trị phải biết cách tạo ra, duy
trì, phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của tổ chức.

- Văn hóa tổ chức:


2
Văn hóa tổ chức được xem là nền tảng của hệ thống tổ chức thứ hai. Văn hóa tổ chức quy
định triết lý, các giá trị và chuẩn mực ứng xử... mà mọi thành viên trong tổ chức phải tuân thủ.
Văn hóa tổ chức được xây dựng tốt, tạo được những nét đặc trưng, phát huy được các giá trị
cốt lõi sẽ tạo nên sự cố kết vững chắc, tạo nên sức cạnh tranh đảm bảo sự tồn tại và phát triển
doanh nghiệp. Sâu hơn nữa, trong quá trình hoạt động nhà quản trị doanh nghiệp phải nhận
diện các điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp thông qua các yếu tố nội bộ của doanh
nghiệp xây dựng mục tiêu, chiến lược, kế hoạch, chính sách của doanh nghiệp, đảm bảo khai
thác và sử dụng hữu hiệu. Mặt khác, nhà quản trị phải thường xuyên hoàn thiện, tạo dựng,
duy trì và phát triển các yếu tố thuộc năng lực cốt lõi khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của
nó và khắc phục những điểm yếu.

1.1.2. Môi trường bên ngoài tổ chức.


a. Môi trường vĩ mô.
- Yếu tố kinh tế vĩ mô:

Tổng sản phẩm quốc nội: là chỉ số giá trị đo được bằng tiền của tất cả hàng hoá cuối cùng
sản xuất ra trong một quốc gia hoặc một lãnh thổ trong một thời gian nhất định.

+ Sự tăng giảm GDP ảnh hưởng đến tổng cầu từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu thị trường.

+ Từ nhu cầu tăng giảm của thị trường, nhà quản trị sẽ điều chỉnh hoạt động quản trị cho
phù hợp.

Thuế:

+ Khi thuế tăng dẫn đến chi phí sản xuất tăng lên, doanh nghiệp buộc phải tăng giá cả sản
phẩm, dịch vụ. Vì giá cả tăng nên cầu hàng hóa giảm gây khó khăn cho doanh nghiệp

+ Khi thuế giảm, chi phí sản xuất giảm, doanh nghiệp có thể giảm giá cả sản phẩm khiến
cầu hàng hóa tăng từ đó tạo thuận lợi và hiệu quả cho công việc kinh doanh.

+ Đối với mỗi hoàn cảnh, mỗi lĩnh vực,thuế suất áp dụng khác nhau đòi hỏi nhà quản trị
phải linh hoạt, nắm bắt thông tin và đưa ra những kế hoạch sản phẩm, thị trường đúng đắn.

Lãi suất và tỷ giá hối đoái:

+ Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến chi phí và giá thành sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là doanh
nghiệp thương mại quốc tế thông qua xuất nhập khẩu và đầu tư, qua chi phí nguyên liệu nhập
khẩu, thiết bị,…

+ Lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến đầu vào
và đầu ra của doanh nghiệp.

3
Lạm phát:

+ Làm chi phí đầu vào, giá cả tăng → làm giảm sức cạnh tranh.

+ Làm thu nhập của người dân thấp → giảm sức mua.

=> Hàng hoá khó tiêu thụ, có thể dẫn đến thua lỗ và phá sản.

Công việc và thu nhập:

+ Tình trạng công ăn việc làm và chính sách tiền lương của chính phủ có thể ảnh hưởng
đến việc mở rộng hay hạn chế việc sử dụng lao động và chi phí giá cả hàng hoá.

+ Tình trạng của thị trường lao động buộc nhà quản trị phải lựa chọn thuê lao động, mở
rộng hay hạn chế sử dụng lao động, quyết định áp dụng công nghệ với lao động lành nghề.

+ Chính sách tiền lương tối thiểu có thể gây áp lực hoặc tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp.

- Yếu tố chính trị:

+ Ổn định chính trị là điều kiện khách quan cần thiết cho phát triển đất nước.

+ Các chính sách, luật pháp của nhà nước đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tiễn sẽ thúc
đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

+ Mở rộng, hội nhập kinh tế thế giới có tác động định hướng chung đối với nền kinh tế và
doanh nghiệp, vừa tạo thuận lợi vừa gây rủi ro.

+ Các chính sách và luật có thể thay đổi để phù hợp với môi trường thực tiễn, và trong tình
hình đất nước, nền kinh tế đang hội nhập với thị trường quốc tế yêu cầu nhà quản trị phải nắm
bắt được thông tin kịp thời để từ đó đưa ra được hoạch định đúng đắn, phù hợp, kịp thời để
nắm bắt được thuận lợi và hạn chế những tác động xấu.

- Yếu tố văn hoá, xã hội:

+ Văn hoá, xã hội, phong tục, chuẩn mực đạo đức chi phối đến hành vi khách hàng, hành
động của người lao động, đến nhà cung ứng và đối thủ.

+ Xu hướng toàn cầu hoá dẫn đến sự đa dạng về văn hoá, lối sống yêu cầu nhà quản trị
phải đưa ra chiến lược và tổ chức hoạt động phù hợp.

- Yếu tố công nghệ, kỹ thuật:

+ Áp dụng công nghệ khoa học giúp doanh nghiệp nâng cao sản xuất, tăng năng suất lao
động, nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm thoả mãn nhu cầu ngày càng khắt khe của
thị trường về chất lượng sản phẩm, giá cả và phương thức phục vụ.

4
+ Việc ứng dụng công nghệ nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả sẽ tăng khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp.

+ Trong thời đại công nghệ bùng nổ, thời gian ứng dụng và chuyển giao công nghệ ngày
càng ngắn, vòng đời sản phẩm và công nghệ rút ngắn, bùng nổ Internet, xuất hiện ngày càng
nhiều công nghệ mới, vật liệu mới điều này tạo điều kiện thuận lợi vừa gây ra thách thức đối
với các doanh nghiệp, yêu cầu các doanh nghiệp phải có năng lực dự báo, phân tích, lựa chọn
và khai thác hiệu quả công nghệ.

- Yếu tố tự nhiên:

+ Yếu tố tự nhiên bao gồm đất nước, không khí,… đem lại nguồn lực cho con người, chi
phối đến lối sống, sinh hoạt của con người.

+ Các doanh nghiệp phải có kế hoạch khoa học hợp lý để khai thác môi trường hiệu quả
đồng thời bảo vệ môi trường và tài nguyên.

b. Môi trường vi mô (môi trường ngành).


Môi trường vi mô gồm các yếu tố, lực lượng, thể chế… nằm bên ngoài tổ chức mà nhà
quản trị khó kiểm soát được, nhưng chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và kết quả
hoạt động của tổ chức.
- Khách hàng:

Doanh nghiệp cần tạo được sự tín nhiệm của khách hàng, đây có thể xem là tài sản quý giá
của doanh nghiệp. Muốn vậy, phải xem “khách hàng là thượng đế”, phải thỏa mãn nhu cầu và
thị hiếu của khách hàng hơn các đối thủ cạnh tranh. Muốn đạt được điều này doanh nghiệp
phải xác định rõ các vấn đề sau:

+ Xác định rõ khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.

+ Xác định nhu cầu và hành vi mua hàng của khách hàng bằng cách phân tích các đặc tính
của khách hàng thông qua các yếu tố như : yếu tố mang tính địa lý (vùng, miền…), yếu tố
mang tính xã hội, dân số (lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ, thu nhập, tín ngưỡng….); Hoặc
phân tích thái độ của khách hàng qua các yếu tố như : yếu tố thuộc về tâm lý (động cơ, thói
quen, sở thích, phong cách, cá tính, văn hoá…), yếu tố mang tính hành vi tiêu dùng (tìm kiếm
lợi ích, mức độ sử dụng, tính trung thành trong tiêu thụ…).

- Nhà cung ứng:

Các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, máy móc thiết bị …) của một doanh nghiệp được
quyết định bởi các nhà cung cấp.

5
Để cho quá trình hoạt động của một doanh nghiệp diễn ra một cách thuận lợi, thì các yếu tố
đầu vào phải được cung cấp ổn định với một giá cả hợp lý, muốn vậy doanh nghiệp cần phải
tạo ra mối quan hệ gắn bó với các nhà cung ứng hoặc tìm nhiều nhà cung ứng khác nhau cho
cùng một loại nguồn lực.

- Đối thủ cạnh tranh:


+ Đối thủ cạnh tranh trực tiếp:

Tìm hiểu và phân tích về các đối thủ cạnh tranh hiện tại có một ý nghĩa quan trọng đối với
các doanh nghiệp, bởi vì sự hoạt động của các đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động và kết quả của doanh nghiệp. Thường phân tích đối thủ qua các nội dung sau: Mục
tiêu của đối thủ? Nhận định của đối thủ về doanh nghiệp chúng ta? Chiến lược của đối thủ
đang thực hiện? Những tiềm năng của đối thủ? Các biện pháp phản ứng của đối thủ? … Ngoài
ra cần xác định số lượng đối thủ tham gia cạnh tranh là bao nhiêu? Đặc biệt cần xác định rõ
các đối thủ lớn là ai và tỷ suất lợi nhuận của ngành là bao nhiêu?

+ Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn bao gồm các đối thủ tiềm ẩn (sẽ xuất hiện trong tương lai) và
các đối thủ mới tham gia thị trường, đây cũng là những đối thủ gây nguy cơ đối với doanh
nghiệp. Để đối phó với những đối thủ này, doanh nghiệp cần nâng cao vị thế cạnh tranh của
mình, đồng thời sử dụng những hàng rào hợp pháp ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngoài như :
duy trì lợi thế do sản xuất trên quy mô lớn, đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra nguồn tài chính lớn,
khả năng chuyển đổi mặt hàng cao, khả năng hạn chế trong việc xâm nhập các kênh tiêu thụ,
ưu thế về giá thành mà đối thủ không tạo ra được và sự chống trả mạnh mẽ của các đối thủ đã
đứng vững.

- Các cơ quan hữu quan:

Doanh nghiệp trong quá trình hoạt động luôn chịu sự quản lý, tác động của các cơ quan
hữu quan như chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý thị trường, hải quan, thuế vụ,
công an và các cơ quan khác thực thi các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Các tổ chức
xã hội, nghề nghiệp, các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cơ quan truyền thông đại
chúng,... cũng vừa là tổ chức tạo ra thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp song cũng có
thể tạo ra áp lực mà doanh nghiệp phải tính đến trong quá trình hoạt động.

1.2. Hoạt động quản trị của doanh nghiệp.

Về cơ bản, có thể lý giải quản trị doanh nghiệp theo hai khía cạnh sau đây:

6
- Quản trị doanh nghiệp là hệ thống tất cả những điều lệ, chính sách giúp điều hành và
quản lý doanh nghiệp.
- Quản trị doanh nghiệp hướng đến việc cân đối lợi ích của nhiều bên có liên quan như cổ
đông, cơ quan của nhà nước, các đối tác kinh doanh, nhân viên, khách hàng, môi trường, cộng
đồng và toàn xã hội.
- Quản trị doanh nghiệp cũng được xem là một quá trình của sự tác động liên tục và mang
tính chất tổ chức, có mục đích từ phía chủ doanh nghiệp tới tập thể những người lao động
trong doanh nghiệp đó.

Quá trình này sẽ sử dụng một cách có hiệu quả tiềm năng, cũng như các cơ hội để thực
hiện hoạt động sản xuất – kinh doanh trong doanh nghiệp đạt được hiệu quả và những mục
tiêu đã được đề ra theo đúng quy định và thông lệ trong xã hội.

1.2.1. Hoạch định chiến lược.

Quản trị doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm xác định mục tiêu và hoạch định ra chiến lược
để đạt tới mục tiêu cho doanh nghiệp.

Chức năng hoạch định đóng vai trò như việc xác định phương hướng phát triển cũng như
dự đoán các khả năng có thể xảy ra, đồng thời lên kế hoạch dự trù cho chúng.

Khi thực hiện chức năng hoạch định chiến lược, các nhà quản trị phải:

- Nắm rõ bối cảnh kinh doanh của thị trường bên ngoài doanh nghiệp.
- Hiểu được tình hình hoạt động trong doanh nghiệp.
- Xây dựng mục tiêu.
- Xác định các nguồn lực cần có và trách nhiệm của các bên liên quan.
- Chỉ rõ các công việc chi tiết được thực hiện trong phạm vi nguồn lực và thời gian sẵn có
và điều kiện để hoàn thành được các mục tiêu đã đặt ra.

1.2.2. Tổ chức.

Chức năng tổ chức thể hiện chủ yếu qua ba mảng sau:

- Tổ chức bộ máy và xây dựng kết cấu doanh nghiệp với các cấp bậc, thứ tự, vị trí; trong
đó mô tả rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm và phúc lợi của mỗi vị trí.
- Tiến hành phân công nhân sự, phân công công tác và phân bố nguồn lực cho các phòng
ban trong công ty. Việc phân bổ này cần diễn ra theo cấp độ từ lớn đến nhỏ: công ty – phòng
ban – nhóm – cá nhân.
- Tiến hành xây dựng và ban hành chính sách, các cơ chế phối hợp trong doanh nghiệp để
đảm bảo toàn bộ các hoạt động được thực hiện một cách hiệu quả nhất.

7
1.2.3. Lãnh đạo.

Lãnh đạo là gây ảnh hưởng đến nhân viên hay tổ chức để họ hoàn thành một cách tự
nguyện các mục tiêu của tổ chức.

Nhà lãnh đạo sẽ gây ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức để từ đó họ tự nguyện, nỗ lực,
hoàn thành các mục tiêu của nhà lãnh đạo hay tổ chức.

Lãnh đạo hiệu quả giúp khơi dậy các nguồn tiềm năng vô tận của cá nhân, tập thể. Giúp
cho nhân viên nâng cao năng lực bản thân, hoàn thiện các phẩm chất và tạo động lực cho họ
làm việc.

Về nguyên tắc, nhà lãnh đạo cần có: Sáng tạo, chuyên môn kỹ thuật, kĩ năng quản lý, tầm
nhìn, tập trung tình huống, duy trì tinh thần làm việc nhân viên, xây dựng mối quan hệ tốt,
làm gương, cân nhắc và thận trọng đưa ra quyết định và hành động,…

- Phong cách lãnh đạo và lựa chọn phong cách lãnh đạo của nhà quản trị:

+ Theo cách thức sử dụng quyền lực: Phong cách chuyên quyền, phong cách dân chủ,
phong cách tự do

+ Theo hướng quan tâm đến công việc và con người: Hệ thống 1,2,3,4.

Để đạt được hiệu quả của lãnh đạo, điều căn bản là nhà quản trị không chỉ phải chẩn đoán
chính xác tình huống, mà còn cần lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp.

- Tiếp cận về quyền lực và sự gây ảnh hưởng: Quyền lực là cần thiết và quan trọng đối với
nhà quản trị. Cùng với kiểu loại sử dụng quyền lực như nhà quản lý chiều lòng cấp dưới, nhà
quản lý dùng quyền lực cá nhân, nhà quản lý vì tổ chức.
- Tiếp cận về đặc điểm phẩm chất: nhà lãnh đạo cần có nỗ lực, ước muốn lãnh đạo, thật thà
và chính trực, tự tin, thông minh, kiến thức công việc.
- Tiếp cận về hành vi: Nhóm cấu trúc khởi xướng và nhóm sự quan tâm.
- Tiếp cận tình huống: lãnh đạo truyền cảm hứng, định hướng công việc và bù đắp cho nhân
viên những khả năng thực thi còn thiếu và sự thiếu động cơ.
- Một số tiếp cận hiện đại: lãnh đạo uy tín và lãnh đạo nhìn xa trông rộng.
- Động cơ: Nhà quản trị cần tìm hiểu và tạo động cơ cho cấp dưới.
- Quản trị nhóm:
Các nhà quản trị thường thuộc một số nhóm như Nhóm điều khiển, Nhóm theo nhiệm vụ -
công việc, Nhóm có cùng sở hữu hay lợi ích, nhóm bạn bè, nhóm đặc biệt, tổ nhóm tự quản.
- Quản trị xung đột: Xử lý xung đột đòi hỏi phải nhận thức được đúng nguyên nhân để xử lý
kịp thời.

8
1.2.4. Kiểm soát.

Kiểm soát là quá trình đo lường kết quả thực hiện, so sánh với các tiêu chuẩn, phát hiện
sai lệch và nguyên nhân, tiến hành điều chỉnh nhằm làm cho kết quả cuối cùng phù hợp với
mục tiêu đã được xác định.

Kiểm soát là một hệ thống phản hồi quan trọng đối với công tác quản trị. Các nhà quản trị
thông qua kiểm soát nắm được thực trạng tổ chức, những vấn đề trọng tâm cần giải quyết
nhằm giải quyết kịp thời.

Về nguyên tắc, phải đảm bảo tính chiến lược và hiệu quả, đúng lúc đúng đối tượng và
công bằng. Công khai, chính xác, hiện thực, khách quan. Linh hoạt và có độ đa dạng hợp lý.

- Các loại kiểm soát gồm:

+ Theo thời gian tiến hành kiểm soát: Kiểm soát trước, kiểm soát trong, kiểm soát sau.
+ Theo tần suất các cuộc kiểm soát: Kiểm soát định kỳ, kiểm soát đột xuất.
+ Theo mức độ tổng quát của nội dung kiểm soát: Kiểm soát toàn bộ, kiểm soát bộ phận,
kiểm soát cá nhân.
+ Theo đối tượng kiểm soát: Cơ sở vật chất kỹ thuật, con người, thông tin, tài chính.
- Quy trình kiểm soát:

Xác định các tiêu chuẩn của kiểm soát: Tiêu chuẩn và mục tiêu tùy thuộc vào mục tiêu đã
định. Tiêu chuẩn và dấu hiệu thường xuyên gồm tiêu chuẩn cùng quan sát tổng hợp hoặc trách
nhiệm, xác định mức chuẩn, sử dụng tiêu chuẩn định tính.

- Đo lường kết quả hoạt động:

Yêu cầu: Hữu ích, độ tin cậy cao, không lạc hậu, tiết kiệm.

Các phương pháp đo lường hiệu quả: Quan sát các dữ kiện, sử dụng các dấu hiệu báo
trước, quan sát trực tiếp và tiếp xúc cá nhân, dự báo, điều tra.

- So sánh với tiêu chuẩn kiểm soát:

So sánh kết quả hoạt động với tiêu chuẩn nhắm sớm phát hiện ra sai lệch giữa kết quả với
tiêu chuẩn, tìm nguyên nhân và sửa chữa sự sai lệch đó.

- Tiến hành điều chỉnh:

Sau đo lường và so sánh kết quả với tiêu chuẩn kiểm soát, tiến hành điều chỉnh là bước
cuối cùng nhằm điều chỉnh, hướng mọi thứ đi đến những trạng thái mong đợi.

9
II. Giới thiệu công ty NutiFood.

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển.

NutiFood là công ty sản xuất sữa và thực phẩm chức năng được thành lập vào năm 2000
tại Việt Nam. Công ty được thành lập bởi bà Trần Thị Lệ, một nhà khoa học dinh dưỡng và
chuyên gia về sữa mẹ. Từ lúc bắt đầu NutiFood có ba nhóm sản phẩm chính bao gồm: nhóm
bột dinh dưỡng ăn dặm, nhóm sữa bột dinh dưỡng và nhóm thực phẩm dinh dưỡng cao năng
lượng. Mang trong mình trọng trách lớn là đem lại nguồn dinh dưỡng cao cho người tiêu
dung, NutiFood đã không ngừng lắng nghe ý kiến của khách hàng và cải thiện sản phẩm của
mình, NutiFood đã được người tiêu dùng Việt bình chọn vào Top 5 Chất lượng cao hàng hóa
Việt nam từ năm 2001.

Trong quá trình phát triển, NutiFood đã đầu tư vào công nghệ sản xuất hiện đại và nghiên
cứu khoa học để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao và an toàn cho người tiêu dùng. Công ty
cũng đã xây dựng một hệ thống phân phối rộng khắp cả nước và mở rộng thị trường xuất khẩu
sang nhiều quốc gia trên thế giới.

Hiện nay, NutiFood đã trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất
sữa và thực phẩm chức năng tại Việt Nam, với nhiều sản phẩm được yêu thích và tin dùng bởi
người tiêu dùng.

Năm 1989: Tiêu biểu với sản phẩm Enalaz – thực phẩm nuôi ăn qua ống thông dạ dày đầu
tiên tại Việt Nam, hỗ trợ điều trị bệnh nhân nặng tại tất cả các bệnh viện trên toàn quốc với
giá thành chỉ bằng 1/10 sản phẩm đầu vào sản phẩm ngoại tuyến.

Năm 2000: Thành lập Công ty cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm (tên cũ).

Năm 2002-2005: Tham gia các hoạt động thiện nguyện như “Vì phụ nữ nghèo và bệnh
tật”, “Đồng hành chống nguy hiểm tiểu đường”, “Vì tương lai Việt”,…

Năm 2008: NutiFood trở thành Công ty Cổ phần đại chúng và IPO thành công trên thị
trường chứng khoán.

Năm 2012: Công ty CP Thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm đổi tên thành công ty 2CP
Thực phẩm Dinh dưỡng NutiFood và thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu, bao bì sản
phẩm.

Năm 2013: Ký hợp đồng hỗ trợ tài dinh dưỡng toàn diện cho Học Viện Hoàng Anh Gia
Lai- Arsenal – JMG, tài trợ dinh dưỡng cho đội bóng bóng U19 Việt Nam thi đấu quốc tế.

10
29/06/2015: Công bố kết quả nghiên cứu thị trường của Tổ chức Nielson: GrowPLUS+
của NutiFood là sản phẩm bán chạy số 1 tại Việt Nam trong phân khúc sữa dành cho trẻ suy
dinh dưỡng.

27/10/2022: NutiFood được tạp chí hàng đầu về lĩnh vực kinh doanh – Forbes Việt Nam
bình chọn trong top 25 Thương hiệu F&B dẫn đầu năm 2022. Đây là giải thưởng được tạp chí
Forbes Việt Nam tổ chức thường niên nhằm vinh danh 25 doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh
vực F&B với giá trị thương hiệu mạnh và có độ nhận biết cao đối với người tiêu dùng.

Các chứng nhận và danh hiệu nổi bật:

- Top 100 thương hiệu Sao Vàng Đất Việt do các cơ quan ban ngành, đoàn thể TW & Hội
Doanh nghiệp trẻ VN kết hợp với công ty Kiểm toán Quốc tế tổ chức bình chọn, xét tuyển.

- Top Hàng VN Chất Lượng Cao ngành hàng thực phẩm liên tục từ 2001 đến 2013 do báo
Sài gòn Tiếp thị & Hội DN hàng VN Chất Lượng Cao tổ chức từ bình chọn của người tiêu
dùng toàn quốc.

- Top 5 các thương hiệu sữa có thị phần lớn nhất VN từ điều tra thị trường do Công ty
ACNielsen thực hiện.

- Top 500 thương hiệu lớn nhất VN do Phòng thương mại & Công nghiệp VN kết hợp với
cơ quan nghiên cứu thị trường tổ chức đánh giá và xét chọn.

“ Giải pháp dinh dưỡng của chuyên gia”- khẩu hiệu hào hùng của NutiFood, là kim chỉ
nam cho các hoạt động phát triển mô hình sữa Việt Nam. Công ty cổ phần thực phẩm dinh
dưỡng NutiFood đang không ngừng hoàn thiện và phát triển. Hiện nay, NutiFood đã và đang
có mặt trên tất cả 64 tỉnh thành của Việt Nam.

2.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý kinh doanh.

- Tầm nhìn: “Trở thành công ty hàng đầu về thực phẩm dinh dưỡng, phát triển bền vững dựa
trên những lợi ích của người tiêu dùng”.

- Sứ mệnh: Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng chuyên sâu cho mọi lứa tuổi, bệnh lý của khách
hàng, góp phần hoàn thiện về trí tuệ và thể chất của người tiêu dùng.

- Triết lí kinh doanh: Am hiểu bức xúc về dinh dưỡng của cộng đồng là nền tảng cho việc
nghiên cứu và phát triển Tiên phong cung cấp các giải pháp về khoa học dinh dưỡng sức
khỏe. ấy phát triển bền vững, trách nhiệm với cộng đồng và hài lòng khách hàng là trọng tâm.

2.3. Các sản phẩm và hoạt động kinh doanh chính.

a. Các sản phẩm chính.

11
Sữa NutiGrow: Đây là sản phẩm sữa dành cho trẻ em từ 1 đến 10 tuổi, được bổ sung các
chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Sản phẩm có nhiều loại với các
hương vị khác nhau như socola, vani, dâu tây, trà xanh, hạt sen...

Sữa NutiFood Mom: Đây là sản phẩm sữa dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú, giúp
cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé. Sản phẩm có nhiều loại với các hương vị khác
nhau như socola, vani, dâu tây, trà xanh, hạt sen...

Sữa NutiFood NutiGo: Đây là sản phẩm sữa dành cho người lớn tuổi, giúp bổ sung canxi
và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Sản phẩm có nhiều loại với các hương vị khác
nhau như socola, vani, dâu tây, trà xanh, hạt sen...

Sữa NutiFood NutiGrow Plus: Đây là sản phẩm sữa dành cho trẻ em từ 6 đến 12 tuổi, giúp
tăng cân và phát triển chiều cao. Sản phẩm có nhiều loại với các hương vị khác nhau như
socola, vani, dâu tây, trà xanh, hạt sen...

Sữa NutiFood NutiSure: Đây là sản phẩm sữa dành cho người bị suy dinh dưỡng hoặc cần
bổ sung dinh dưỡng, giúp tăng cân và cải thiện sức khỏe. Sản phẩm có nhiều loại với các
hương vị khác nhau như socola, vani, dâu tây, trà xanh, hạt sen...

Thực phẩm chức năng NutiFood NutiHealth: Đây là các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng như
viên uống canxi, viên uống sắt, viên uống vitamin và khoáng chất. Sản phẩm được sản xuất
với các thành phần tự nhiên và an toàn cho sức khỏe.

Ngoài ra, NutiFood còn sản xuất các sản phẩm khác như nước ép trái cây, sữa chua và các
sản phẩm dinh dưỡng khác.

b. Hoạt động kinh doanh của công ty.

Để hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh của NutiFood, chúng ta có thể xem xét các thông
tin chi tiết về lịch sử, sản phẩm, quy trình sản xuất, chứng nhận chất lượng và chiến lược mở
rộng kinh doanh của công ty.

Lịch sử của NutiFood: NutiFood được thành lập bởi ông Lê Nguyên Hòa và bà Trần Thị
Lệ. Ban đầu, công ty chỉ sản xuất sữa bột cho trẻ em, nhưng sau đó đã mở rộng hoạt động
kinh doanh của mình sang sản xuất các sản phẩm chức năng và các sản phẩm chăm sóc sức
khỏe khác.

Sản phẩm của NutiFood: NutiFood sản xuất các sản phẩm chức năng như sữa tăng cân, sữa
giảm cân, sữa bổ sung dinh dưỡng, sữa cho trẻ em và sản phẩm chăm sóc sức khỏe khác.
Công ty cũng sản xuất các sản phẩm sữa bột cho trẻ em, bao gồm sữa bột cho trẻ sơ sinh và
sữa bột cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi.

12
Quy trình sản xuất của NutiFood: NutiFood có một quy trình sản xuất chất lượng cao và
đảm bảo an toàn thực phẩm. Công ty sử dụng các nguyên liệu tốt nhất và các quy trình sản
xuất tiên tiến để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Trang trại Bò sữa NutiMilk được xây dựng
với tổng diện tích lên đến 1.000 héc-ta với hơn 7.000 bò sữa và bê con được nuôi dưỡng và
chăm sóc tại cao nguyên Gia Lai. Các chuyên gia, bác sĩ của Trang trại đã hợp tác với Viện
nghiên cứu dinh dưỡng NutiFood tại Thủy Điển để đưa ra khẩu phần ăn đảm bảo cho bò sữa.

Chứng nhận chất lượng của Nutifood: NutiFood đã đạt được nhiều chứng nhận chất lượng
quốc tế, bao gồm ISO 22000, HACCP và GMP. Các chứng nhận này đảm bảo rằng công ty
đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao nhất trong quá trình sản xuất và cung cấp các sản phẩm
an toàn và chất lượng cho khách hàng.

c. Doanh thu.
Năm 2016 và 2017, doanh thu thuần của NutiFood Việt Nam lần lượt đạt 671 tỷ đồng và
818,6 tỷ đồng, lãi thuần ở mức 195 tỷ đồng và 221 tỷ đồng, tương ứng với biên lợi nhuận gần
30%.
Năm 2018, doanh thu thuần của NutiFood đạt 1.248 tỷ đồng, lãi thuần ở mức 542 tỷ đồng,
tương ứng với biên lợi nhuận 43% hay cứ hơn 2 đồng doanh thu thì NutiFood lại thu về 1
đồng lợi nhuận.
Năm 2019, doanh thu thuần của NutiFood Việt Nam đạt 678,8 tỷ đồng, tăng 7% so với
năm trước; lãi thuần ở mức 93,6 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của NutiFood
Việt Nam đạt 1.289 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 806 tỷ đồng.

Chiến lược mở rộng kinh doanh của NutiFood: NutiFood đã mở rộng hoạt động kinh
doanh của mình sang nhiều quốc gia khác nhau, bao gồm các nước trong khu vực Đông Nam
Á và Trung Quốc. Công ty cũng đã đầu tư vào các dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm
mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Với mức vốn điều lệ chỉ ở mức 150 tỷ đồng, chủ sỡ hữu doanh nghiệp Nutifood đã đưa
mức vốn lên đến 2.100 tỷ đồng vào cuối năm 2021. Mức tài sản cũng tang lên đến 2.900 tỷ
đồng.

Nutifood là một công ty sản xuất thực phẩm chức năng và sữa bột cho trẻ em tại Việt Nam,
có một quy trình sản xuất chất lượng cao và đảm bảo an toàn thực phẩm, và đã đạt được nhiều
chứng nhận chất lượng quốc tế. NutiFood đã mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang
nhiều quốc gia khác nhau và đầu tư vào các dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới để
đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

13
2.4. NutiFood trên thị trường quốc tế.

Nutifood hiện nay được biết đến là một thương hiệu sữa nổi tiếng và hàng đầu của Việt
Nam. Sau khi đã có một vị thể ổn định trong nước, NutiFood đã không ngừng nắm bắt các cơ
hội để đưa chất lượng sữa Việt nâng tầm quốc tế.

Ngày 18/01/2018, NutiFood chính thức ký hợp đồng với Công ty Delori xuất khẩu những
mặt hàng đầu tiên vào thị trường Mỹ. Delori quyết định phân phối sản phẩm sữa bột pha sẵn
dành cho trẻ biếng ăn Pedia Plus do NutiFood sản xuất vào hơn 300 siêu thị tại bang
California.

Ngày 11/09/2018, NutiFood ký hợp đồng hợp tác với Tập đoàn Backahill (Thụy Điển) đầu
tư sản xuất các sản phẩm sữa, thực phẩm dinh dưỡng organic ở Thụy Điển cung cấp cho thị
trường Việt Nam, cũng như châu Âu và châu Á.

Với những quyết định chiến lược đầu tư thông minh và đúng đắn, từ đó đưa ra những lựa
chọn những đối tác ưu tú nhất mà nhiều năm qua tăng trưởng về doanh thu của NutiFood ổn
định ở mức 20% - 40%, doanh thu năm 2018 đạt hơn 11.000 tỷ đồng. Các sản phẩm sữa của
NutiFood không chỉ đứng vững ở thị trường nội địa, còn được xuất khẩu đến nhiều thị trường
như Campuchia, Myanmar, Lào, Trung Quốc, Mỹ…

Ông Trần Thanh Hải cho biết, theo ông năm 2018 là cột mốc đánh giá bước ngoặt vươn
tầm thế giới của NutiFood.

Sau Mỹ và Thụy Điển vào ngày 10/01/2019, NutiFood đã ký hợp tác với Tập đoàn Asahi
(Nhật Bản) thành lập liên doanh Asahi - NutiFood để phân phối các sản phẩm dinh dưỡng trẻ
em chuẩn Nhật Bản mang thương hiệu Wakodo vào Việt Nam.

Đến năm 2022, NutiFood đã thành công lấy được chứng nhận Halal cho loạt sản phẩm:
NuVi, Super Juice, NutiZen, Cà phê Ông Bầu… nhờ vào đó đã thuận lợi mở cánh cửa liên kết
đến thị trường các nước Hồi giáo. Đây là một bước tiến mới trong kế hoạch vươn tầm để trở
thành công ty thực phẩm dinh dưỡng hàng đầu châu Á của Nutifood. Theo thống kê toàn thế
giới cho biết hiện có gần 2 tỷ người Hồi giáo, chiếm khoảng 25% dân số thế giới và con số
này sẽ còn tiếp tục tăng lên 30% cho đến năm 2025. Bởi vậy nên, Hồi giáo sẽ là một thị
trường đầy tiềm năng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn được hợp tác phát triển.

Dự kiến trong năm nay, NutiFood sẽ triển khai xuất sản phẩm sang Indonesia, Singapore,
Brunei và Tây Phi - các thị trường coi trọng quan niệm Halal.

14
Bên cạnh chứng nhận Halal, NutiFood cũng đã nhiều lần để lại ấn tượng sâu sắc khi chinh
phục các chứng nhận quốc tế về quản lý chất lượng như ISO, GMP và đặc biệt là thành công
tiến vào thị trường Mỹ khó tính với chứng nhận FDA.

Tháng 7/2022, NutiFood được Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải (HSBC), Tập đoàn
bảo hiểm tín dụng thuộc Chính phủ Ý (SACE) thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay nước
ngoài không ràng buộc trị giá 31 triệu USD với thời hạn 5 năm, hỗ trợ chi phí vốn và vốn lưu
động của NutiFood bao gồm khoản đầu tư vào kho bãi mới và thay thế bốn dây chuyền chiết
rót hiện có trong hoạt động sản xuất sữa.

Mới đây, NutiFood đã M&A thành công Cawells - công ty thực phẩm bổ sung uy tín Thụy
Điển với danh mục 120 sản phẩm phục vụ mọi đối tượng từ trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ
đến người luyện tập thể thao…. Điều này không những giúp NutiFood chính thức bước chân
vào lĩnh vực thực phẩm bổ sung mà còn giúp công ty sở hữu nguồn khách hàng có sẵn tại các
quốc gia như Thụy Điển, Na Uy, Ấn Độ, Trung Quốc và các quốc gia Hồi giáo tại Trung
Đông (UAE, Kuwait, Bahrain, Saudi Arabia, Ai Cập...) của Cawells.

Hiện nay, các sản phẩm của NutiFood đã phủ sóng khắp 15 quốc gia trên toàn thế giới, với
mục tiêu hướng đến tiếp tục “phủ sóng” mạnh mẽ trên đà phát triển trong thời gian sắp tới và
trở thành “con rồng châu Á” trong lĩnh vực thực phẩm dinh dưỡng hàng đầu châu lục.

III. Phân tích môi trường kinh doanh.

3.1. Môi trường bên trong tổ chức.

a. Nguồn tài chính.

Tính toán tài chính của các công ty thuộc NutiFood: tại ngày 31/12/2018, tổng tài sản của
NutiFood Bình Dương đạt 6.255 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 1.904 tỷ đồng. Tính đến cuối
năm 2019, tổng tài sản của NutiFood Việt Nam đạt 1.289 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 806
tỉ đồng. Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản của NutiFood Cao Nguyên đạt 821 tỷ đồng vốn chủ
sở hữu tăng nhẹ lên mức 683 tỷ đồng. Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản của Asahi-NutiFood
đạt 217 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 154 tỷ đồng. Tính đến hết quý 3/2020, tổng tài sản
của CPA đạt 162 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu gần 107 tỷ đồng.

=> Điểm mạnh: Nguồn lực tài chính dồi dào, tạo tiền đề phát triển doanh nghiệp.

b. Cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ.

- Cơ sở vật chất:

Nhà máy sữa NutiFood Bình Dương được thiết kế và xây dựng trên mặt bằng có diện tích
12.000 m2, với tổng công suất 50.000 tấn sữa bột/năm. Áp dụng GMP Food (Hệ thống Thực
15
hành tốt sản xuất thực phẩm) theo tiêu chuẩn của WHO/FAO. Nhà máy sữa NutiFood Hà
Nam với quy mô 10 ha, tổng vốn đầu tư 1.600 tỷ đồng, có công suất chế biến 200 triệu lít và
31.000 tấn sữa bột mỗi năm áp dụng GMP Food (Hệ thống Thực hành tốt sản xuất thực
phẩm) theo tiêu chuẩn của WHO/FAO. NutiFood Sweden AB bao bọc xung quanh với
khoảng 2.500 nông trại đạt tiêu chuẩn organic, có giá trị đầu tư gần 20 triệu USD (giai đoạn
1), với tổng công suất 15.000 tấn mỗi năm (bao gồm 5.000 tấn sữa bột công thức cho trẻ sơ
sinh và 10.000 tấn bột). Trang trại Bò sữa NutiMilk tích rộng trên 1.000 héc-ta, là ngôi nhà
xanh của hơn 7.000 bò sữa và bê con. Máy móc, thiết bị sản xuất hiện đại nhập khẩu từ Đức,
Hà Lan, 1 Cơ sở tại 283 Đ.Hoàng Diệu, Phường 6, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.

=>Điểm mạnh: Cơ sở vật chất nhà máy được đầu tư quy mô lớn hiện đại đảm bảo tiêu
chuẩn quốc tế.

=> Điểm yếu: Quy mô trang trại bò trong nước chưa đủ lớn để đáp ứng sản xuất.

- Công nghệ và kỹ thuật:

Hệ thống dây chuyền thiết bị hiện tính tự động gần như tuyệt đối theo công nghệ
Đức,Thụy Điển...Thiết lập một hệ thống báo cáo, phân tích và đánh giá dựa trên các thông tin
cập nhật từ phần mềm ERP và phần mềm quản lý kỹ thuật, bảo trì CMMS. Các nguồn nước,
khí, nhiệt độ môi trường, chất thải…đều được kiểm soát chặt chẽ và lưu lại hồ sơ để quản lý,
quy trình sản xuất khép kín từ chọn lọc kiểm tra nguyên liệu đầu vào cho đến khi vận chuyển
đến nhà phân phối sản phẩm, với hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn GMP, HACCP,
ISO 22.000 và dưới sự giám sát chất lượng của ABS-QE Mỹ.

=> Điểm mạnh: Công nghệ kỹ thuật hiện đại được vận hành, kiểm soát đảm bảo được chất
lượng của sữa.

c. Nguồn nhân lực.

Có chương trình đào tạo cho công nhân viên khi mới vào làm việc và chương trình định kỳ
cho tất cả phòng ban nhằm duy trì nhận thức về an toàn vệ sinh thực phẩm và nâng cao trách
nhiệm cá nhân cùng hiệu suất làm việc. Xây dựng đội ngũ nhân sự cấp cao trẻ, nhiệt huyết
trưởng thành từ các công ty đa quốc gia. Nhân sự của NutiFood được đào tạo chuyên môn có
nhiều kiến thức, kinh nghiệm và uy tín trong ngành y tế và lĩnh vực nghiên cứu thực phẩm
dinh dưỡng, chăm sóc, tham vấn sức khỏe cho cộng đồng.Với hơn 50 chuyên gia đầu ngành
toàn thế giới cùng nghiên cứu các tinh hoa công nghệ thành tựu khoa học tiên tiến, hơn 20
năm kinh nghiệm của NutiFood trong việc thấu hiểu thể trạng đặc thù của người Việt để mang
đến những giải pháp dinh dưỡng dành riêng cho người Việt, 5 Hiệp hội Y khoa tham gia
nghiên cứu, đào tạo và huấn luyện để nâng chuẩn công tác dinh dưỡng tại Việt Nam.
16
=>Điểm mạnh: Nguồn nhân công đông đảo được đào tạo bài bản, đội ngũ nghiên cứu có
chuyên môn cao.

e. Văn hóa tổ chức.

Nutifood xây dựng "môi trường làm việc tốt nhất châu Á" bằng nền tảng văn hóa doanh
nghiệp vững vàng, có bản sắc và được đúc kết, chắt lọc suốt hơn 20 năm phát triển.

Với triết lý kinh doanh đặt ra ngay từ những ngày đầu tiên thành lập "Mỗi sản phẩm làm ra
nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng bức thiết của cộng đồng", các nhân viên NutiFood đều
cảm nhận được giá trị những đóng góp của mình để phục vụ tốt nhất cho bản thân, gia đình và
cộng đồng. Tinh thần này giúp nhân viên tự hào với công việc đang làm và gắn bó hơn với
công ty, đồng thời là "kim chỉ nam" giúp họ đưa ra những quyết định đúng đắn trong công
việc.

Văn hóa "cho đi" được lan tỏa rộng rãi từ ban lãnh đạo công ty đến đội ngũ nhân viên, tạo
nên nền tảng vững chắc giúp NutiFood quản trị nhân sự hiệu quả, gắn kết mọi người cùng
hướng đến mục tiêu chung.

Đặc biệt trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát, khi nhiều doanh nghiệp thu hẹp quy mô
và chi phí hoạt động, NutiFood không những không cắt giảm nhân sự mà còn duy trì chế độ
khen thưởng vào dịp cuối năm cho cán bộ nhân viên dù công ty gặp rất nhiều khó khăn do
Covid-19. Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, ban lãnh đạo NutiFood đã nhận được
sự đồng thuận cao từ các cấp lãnh đạo trong việc không nhận tăng lương theo định kỳ,
nhường toàn bộ ngân sách này cho việc điều chỉnh lương nhân viên nhằm động viên, khuyến
khích và nuôi dưỡng nhiệt huyết của thế hệ kế cận đồng thời chia sẻ những khó khăn do
Covid-19.

3.2. Môi trường bên ngoài tổ chức.

3.2.1. Môi trường vĩ mô.

a. Yếu tố kinh tế.


- Cơ hội:

+ Thị trường sữa ở Việt Nam đang là một thị trường có tiềm năng lớn bởi quy mô dân số
lớn, tỷ lệ GDP Tỷ lệ tăng trưởng GDP 6-8%/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng
14.2%/năm, kết hợp với xu thế cải thiện thiện sức khỏe và tầm vóc của người Việt Nam khiến
cho nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa luôn giữ mức tăng trưởng cao.

+ Do ảnh hưởng của dịch bệnh và tình hình khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp phải
chịu những gánh nặng về chi phí và giá cả khiến lượng sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu sữa suy

17
giảm. Tuy nhiên sang quý 3 năm 2023, thị trường sữa đang có những chuyển biến mới, tạo cơ
hội cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển:

+ Nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc giảm, khiến chi phí sản xuất giảm theo,
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sữa ghi nhận biên lợi nhuận gộp được phục hồi trong năm
2023, khi áp lực từ chi phí nguyên vật liệu giảm bớt. Đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp
NutiFood vực dậy sau khi chịu áp lực chi phí nguyên liệu tăng.

+ Theo dự báo của VIRAC (Vietnam Industry Research And Consultancy), quy mô thị
trường sữa dự kiến sẽ tăng trưởng từ 613,96 tỷ USD ở năm 2023 lên 840 tỷ USD vào năm
2028, với CAGR là 6.47% trong giai đoạn dự báo (2023-2028). Đây là dấu hiệu tốt để
Nutifood thực hiện các chiến lược mới nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và đạt hiệu quả kinh
doanh.

+ Năm 2023, giá sữa nguyên liệu dự báo sẽ quay về vùng giá của năm 2021, tạo điều kiện
kích cầu cho thị trường sữa. Đây là cơ hội để Nutifood nắm bắt được thị trường và khách
hàng.

- Thách thức:

+ Áp lực giá nguyên liệu đầu vào khiến nhiều doanh nghiệp sữa trong và ngoài nước bị suy
giảm sản lượng. Giá sữa nguyên liệu trên thế giới lại đang tăng 60% khiến các doanh nghiệp
trong nước lao đao, phải thực hiện tăng giá và tìm cách cân đối chi phí. Theo báo cáo tổng
hợp, trong 6 tháng đầu năm, giá nguyên liệu sữa tại châu Âu đã 2 lần lập đỉnh mới lên mức
5.100 euro/tấn và tại khu vực Nam Mỹ là 4.300 USD/tấn. So với cùng kỳ 2022, năm nay Việt
Nam đã đẩy mạnh hơn nhập khẩu sữa nguyên liệu từ Mỹ.

+ Tình trạng xuất khẩu giảm mạnh. Do tình hình dịch bệnh và khủng hoảng kinh tế kéo
dài. Nhu cầu nhập khẩu của các thị trường nước ngoài giảm mạnh. Theo báo cáo tổng hợp,
kim ngạch nhập khẩu của thị trường sữa và sản phẩm từ sữa trong 4 tháng đầu năm 2023 đạt
406,39 triệu USD, giảm khoảng 9,7% so với 4 tháng đầu năm 2022. Bên cạnh đó, nhập khẩu
sữa và sản phẩm sữa từ thị trường Mỹ lại giảm mạnh 59,4% so với 4 tháng đầu năm 2022. Chỉ
đạt ở mức 32,81 triệu USD, chiếm 8,1% tổng lượng nhập khẩu. Nhập khẩu từ Australia của
thị trường sữa Việt Nam cũng giảm mạnh tới 48,8%, chỉ đạt 17,66 triệu USD, chiếm 4,4%.
Ngoài ra tình hình nhập khẩu từ một số thị trường khác như: từ Pháp đạt 18,22 triệu USD,
chiếm 4,5%, tăng 22,7% và Thái Lan đạt 18,03 triệu USD, chiếm 4,44%, giảm 19,4%.

+ Khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường đầu vào cũng gây tác động lớn đến doanh
nghiệp sữa nói chung và NutiFood nói riêng. New Zealand là thị trường cung cấp nguyên liệu
lớn nhất của Việt Nam nhưng do dịch bệnh dẫn đến tình trạng thiếu lao động khiến cho sản
18
lượng bị hạn chế và giảm xuất khẩu. Trước tình hình đó, NutiFood phải khó khăn để tìm
nguồn cung ứng thay thế.

b. Yếu tố chính trị.


- Cơ hội:

+ Ngày 6/1/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp
chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải
thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023.

+ Ngày 14/4/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2023/NĐ-CP, thực thi chính sách
tiền tệ và tài khóa linh hoạt, đặc thù, phù hợp với diễn biến và thực tiễn tình hình kinh tế trong
nước, khu vực và thế giới.Theo chính sách tài khoá mới, nhà nước cho phép giãn hoãn thuế,
tiền thuê đất, giảm một số thuế, phí với tổng quy mô gói hỗ trợ khoảng 198,4 nghìn tỷ đồng.
Đồng thời, Chính phủ cũng gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng (thuế VAT), thuế thu
nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm
2023. Bên cạnh đó, Ngành Tài chính đã khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, tiến hành hoàn thuế
VAT, giảm bớt một phần khó khăn về vốn cho doanh nghiệp. Đây là một sự hỗ trợ lớn đối với
doanh nghiệp Nutifood trước tình hình thị trường sữa biến động do ảnh hưởng của khủng
hoảng kinh tế.

+ Từ ngày 1/7/2023 Nghị quyết giảm 2% thuế VAT được Quốc hội thông qua có tác động
trực tiếp làm tăng tổng cầu tiêu dùng của nền kinh tế, khơi thông thị trường tiêu thụ, giải
quyết lượng hàng tồn kho, nợ đọng vốn, hỗ trợ doanh nghiệp từng bước phục hồi, mở rộng
sản xuất, đảm bảo ổn định việc làm cho người lao động. Điều này giúp NutiFood có thể điều
chỉnh chiến lược kinh doanh và giảm áp lực về chi phí sản xuất.

+ Các hiệp định thương mại và quan hệ ngoại giao giúp các doanh nghiệp có cơ hội thâm
nhập vào thị trường mới và tháo gỡ khó khăn trong vấn đề suy giảm xuất khẩu đến các thị
trường lớn.

- Thách thức:

+ Cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ucraina là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng
hoảng lương thực ở các quốc gia Châu Âu và khủng hoảng kinh tế. Điều này tác động trực
tiếp đến tình hình thị trường sữa ở Việt Nam và sự bất ổn định về giá cả của nguyên liệu đầu
vào.

+ Hội nhập quốc tế vừa tạo cơ hội mới cho doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng gây ra
thách thức cho các doanh nghiệp. Các hiệp định thương mại đặt ra các quy định và yêu cầu
khắt khe đối với các bên tham gia nhằm nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và thúc đẩy
19
các nguyên tắc cơ bản của phát triển bền vững. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn này nhằm đảm
bảo nền kinh tế Việt Nam hoạt động hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu của chuỗi cung ứng toàn
cầu. Do đó, các doanh nghiệp phải đối mặt với những thiệt hại do sức ép cạnh tranh. Đây là
một khó khăn lớn đối với doanh nghiệp NutiFood khi vừa chịu áp lực cạnh tranh vừa khó
khăn trong việc thâm nhập thị trường mới.

c. Yếu tố văn hoá, xã hội.


- Cơ hội:

+ Thị trường Việt Nam có quy mô dân số lớn xếp thứ 15 trên thế giới, tỷ lệ sinh tự nhiên là
2,1 (2023), cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ dân số dưới 15 tuổi chiếm 25,2%. Đây là tiềm năng lớn cho
doanh nghiệp sữa trong thị trường Việt Nam.

+ Người dân Việt Nam đang ngày càng quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe. Đây
là cơ hội cho doanh nghiệp sữa xúc tiến thúc đẩy hoạt động kinh doanh.

+ Vấn đề dinh dưỡng người cao tuổi đang ngày càng được chú trọng. Đây là một cơ hội tốt
đối với sản phẩm dành cho người già của NutiFood. Đây là thế mạnh và là cơ hội cho doanh
nghiệp đi theo một hướng riêng biệt so với các doanh nghiệp khác.

- Thách thức:

+ Yêu cầu của xã hội về vấn đề sản xuất xanh và sạch, thân thiện với môi trường khiến các
doanh nghiệp phải thay đổi sản xuất và công nghệ để theo kịp xu hướng thị trường. Đâu là
một khó khăn lớn đối với doanh nghiệp NutiFood khi vừa gặp khó khăn về tài chính vừa phải
thay đổi phương thức sản xuất.

d. Yếu tố công nghệ.


- Cơ hội:

+ Nhiều sản phẩm công nghệ sản xuất mới ra đời giúp tăng năng suất, hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp.

+ Sự bùng nổ của cách mạng công nghệ 4.0 tạo ra sản phẩm công nghệ chất lượng cao
không chị giúp thúc đẩy, cải thiện hoạt động sản xuất và kinh doanh còn giúp hiệu quả hoạt
động tổ chức, quản lý của doanh nghiệp. Tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp khắc phục các
khó khăn trong quá trình vận hành tổ chức.

+ Quá trình hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp đem đến cho doanh nghiệp
NutiFood cơ hội được tiếp cận công nghệ mới và ứng dụng công nghệ vào sản xuất.

- Thách thức:

20
+ Quy tắc nghiêm ngặt về vấn đề bản quyền công nghệ của hiệp định thương mại khiến
doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc sử dụng và quản lý công nghệ.

+ Trình độ lao động Việt Nam còn thấp, thiếu các chuyên gia về công nghệ để giúp doanh
nghiệp ứng dụng tối đa sản phẩm công nghệ vào quá trình sản xuất và hoạt động.

+ Chi phí công nghệ đắt đỏ là rào cản lớn đối với các doanh nghiệp còn đang gặp khó khăn
về tài chính do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế như NutiFood.

e. Yếu tố tự nhiên.
- Cơ hội:

+ Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới, thuận lợi cho việc tạo môi trường chăn nuôi
bò sữa và sản xuất sản phẩm về sữa.

+ Đặc điểm địa lý thuận lợi khi có nhiều cao nguyên, nhiều đồi cỏ cung cấp thức ăn cho
chăn nuôi bò.

- Thách thức:

+ Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đang phá hủy cân bằng hệ sinh thái của Việt
Nam khiến việc chăn nuôi gặp nhiều bất lợi.

+ Yêu cầu về diện tích đất lớn cho việc chăn nuôi bò và chi phí để cải tạo môi trường.

3.2.2 Môi trường vi mô (môi trường ngành).

a. Khách hàng.

- Khách hàng của công ty NutiFood là một tập hợp những cá nhân, tổ chức… có nhu cầu
sử dụng sản phẩm hay phân phối sản phẩm của công ty. Mối quan hệ của ngân hàng với
khách hàng là mối quan hệ hai chiều tạo điều kiện cho nhau cùng tồn tại và phát triển.

- Phân loại khách hàng của công ty NutiFood:

+ Khách hàng là người tiêu dùng trực tiếp sản phẩm của công ty, có nhu cầu sử dụng và
mong muốn được thỏa mãn nhu cầu đó của mình.

+ Khách hàng là tổ chức: là những nhà phân phối, nhà bán buôn, bán lẻ, đại lý của công ty,
sử dụng sản phẩm của công ty để làm chức năng phân phối lại sản phẩm.

- Khi cung cấp sữa cho thị trường thì công ty phải chịu nhiều sức ép từ khách hàng đặc biệt:

+ Sức ép về giá cả:

Cuộc sống ngày càng phát triển, người dân càng có thêm nhiều sự lựa chọn trong việc mua
sắm hàng hóa, thực phẩm… Bên cạnh đó, mức thu nhập là có hạn, người tiêu dùng luôn muốn

21
mua được nhiều sản phẩm với chi phí bỏ ra là ít nhất nên giá cả của hàng hóa luôn là mối
quan tâm lớn nhất của người tiêu dùng. Người tiêu dùng luôn có xu hướng muốn mua hàng
giá rẻ nhưng chất lượng tốt.

Do đó, Công ty NutiFood phải liên tục đổi mới về công nghệ, khoa học kỹ thuật để tại ra
sản phẩm với giá thành ngày càng tốt để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Đồng thời, Nutifood cũng phải đa dạng hóa các loại sản phẩm của mình trên thị trường cũng
như thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng.

+ Sức ép về chất lượng:

Đời sống của con người ngày càng được nâng cao, sức khỏe là một trong những vấn đề
quang trọng nhất mà người tiêu dùng quan tâm, gia tăng nhận thức về các sản phẩm dinh
dưỡng đặc biệt những sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như sữa và các sản phẩm từ sữa. Vì vậy,
NutiFood phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng từng đối tượng khách hàng để có thể đáp ứng tốt
nhất cho những mong muốn của khách hàng.

b. Nhà cung ứng.

Xây dựng các chiến lược lâu dài và bền vững đối với các nhà cung cấp trong và ngoài luôn
là mục tiêu chính của NutiFood nhằm đảm bảo được nguồn cung nguyên liệu thô ổn định về
chất lượng với giá cả cạnh tranh và nguồn cung cấp dây chuyền máy móc sản xuất hiện đại,
đạt tiêu chuẩn.

- Nguồn nguyên liệu sữa đầu vào của công ty NutiFood bao gồm:

+ Nguồn nguyên liệu nhập khẩu:

Nguyên liệu sữa đầu vào của NutiFood đều nhập khẩu từ Úc, New Zealand, Châu Âu…..
Do đó giá nguyên liệu sữa tăng giảm phụ thuộc vào cán cân cung cầu trên thế giới. Trong khi
nhu cầu tiêu dùng trên thế giới ngày càng tăng cao, nguồn cung trong những năm gần đây
thường xuyên bị mất mùa do thiên tai. Chính vì lẽ đó sự bất đông giá nguyên liệu đầu vào
luôn tạo áp lực lên giá thành sản phẩm đồng thời gây ko ít khó khăn cho NutiFood trong việc
hoạch định chiến lược về giá cũng như các hoạch định về doanh thu, lợi nhuận.

+ Nguồn nguyên liệu tự chủ:

Nutifood có nhiều vùng nguyên liệu chuẩn cao, sạch và tự nhiên như Trang Trại Bò Sữa
Chuẩn Quốc Tế, Nông trường cà phê CADA, Nông trường Sâm Ngọc Linh…. đặc biệt
Nutifood đã hợp tác cùng tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đầu tư nuôi bò sữa và xây dựng nhà
máy. Hiện tổng đàn bò thịt và bò sữa là 236.000 con trong đó có 120.000 con bò sữa . Việc

22
đầu tư chăn nuôi bò sữa để chủ động nguồn nguyên liệu góp phần làm giảm mức độ ảnh
hưởng của giá sữa trên thế giới tới hoạt động của công ty.

- Nghiên cứu khoa học: Từ sự ra đời viện nghiên cứu Dinh dưỡng Hồ Chí Minh (NRI) đến
nỗ lực thành lập viện nghiên cứu dinh dưỡng NutiFood Thụy Điển (NNRIS), NutiFood là nơi
quy tụ đội ngũ chuyên gia hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới, chính chính là minh chứng cho
sự quyết tâm và cam kết mạnh mẽ của NutiFood trong việc xây dựng nền tảng kiến thức vững
chắc, nhằm phát triển các dòng sản phẩm đáp ứng sát sao nhu cầu dinh dưỡng của cộng đồng.

- Máy móc tại các nhà máy của NutiFood đều được lấy từ các quốc gia có trình độ khoa
học kỹ thuật phát triển cao như Nhật Bản, Đức, Thụy Điển. Nhờ đó, sản phẩm đầu ra đều đạt
được các chứng nhận quan trọng quốc tế về tiêu chí chất lượng như ISO 9001, FDA, HACCP,
GMP.

⇒ Vì vậy nên chất lượng sản phẩm của NutiFood được khách hàng đánh giá cao, tin dùng.
Tuy nhiên do nguyên liệu sản xuất, và các công nghệ máy móc sản xuất của NutiFood đều
được nhập khẩu và thực hiện theo quốc tế nên tập đoàn phụ thuộc khá lớn và chịu áp lực cao
về sức ép cạnh tranh từ các nhà cung cấp giá sữa nguyên liệu tăng khiến cho các chi phí sản
xuất tăng, giá thành sản phẩm cũng tăng.

c. Đối thủ cạnh tranh.

- Đối thủ trực tiếp:

Hiện nay ngành sữa Việt Nam có khoảng 72 công ty sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sữa,
chưa kể có hàng trăm tổng đại lí phân phối sữa. Trong đó Vinamilk chiếm lĩnh gần một nửa
thị trường sữa Việt Nam với thị phần 49% tiếp đến là Dutch Lady chiếm 25% , thị phần còn
lại chia cho các doanh nghiệp khác( Nestle, Nutifood, Hanoi Milk, Mộc Châu…).

NutiFood với triết lý kinh doanh mang đậm tính nhân văn hướng về cộng đồng đã và đang
phát triển mạnh với sự ủng hộ không ngừng của tiêu dùng. NutiFood là một trong số rất ít
công ty có danh mục sản phẩm rộng rãi đáp ứng được nhu cầu đa dạng và phong phú của
người tiêu dùng.Theo kết quả nghiên cứu thị trường của Công ty ACNielsen tháng 4/2007,
NutiFood là 1 trong 5 công ty( top 5) dẫn đầu trên thị trường sữa dinh dưỡng tại Việt Nam
bên cạnh Vinamilk, Dutch Lady, Abbott, Mead Johnson. Cụ thể là thị phần sữa bột nguyên
kem NutiFood đứng thứ 2 sau Dutch Lady + thị phần sữa đặc trị đứng thứ 2 sau Abbott.

Theo thống kê của Euromonitor, tổng quy mô thị trường sữa Việt Nam năm 2019 đạt
121.000 tỷ đồng, tăng 8,9% so với năm trước. Lượng tiêu thụ sữa uống và sữa chua tăng
trưởng vượt trội (tăng 9,9% và tăng 11,6% theo sản lượng), trong khi sữa bột và sữa đặc tăng
trưởng lần lượt 2,1% và 2,7%. Vinamilk đang đứng đầu phân khúc sữa bột với thị phần 40,6%
23
nhưng đã gặp không ít khó khăn do các đối thủ nhỏ hơn như NutiFood, Dutch Lady và TH
true Milk, VitaDairy tung ra các sản phẩm mới. Cụ thể, dù theo sau Vinamilk ở phân khúc sữa
bột nhưng nhờ sản phẩm đặc thù, kết hợp với mức giá trung bình thấp hơn 10 - 15% so với
đối thủ, NutiFood và VitaDairy đang dần có được thị phần tăng trưởng tốt trên thị trường sữa
bột. Bên cạnh đó, các hãng sữa quốc tế như Abbott, Frieslandcampina, Mead Johnson, Nestle
và nhiều hãng sữa nhỏ hơn khác đều có năng lực tốt về marketing và nghiên cứu, phát triển
sản phẩm.

- Đối thủ gián tiếp:

Đối thủ gián tiếp là những đối thủ cung cấp sản phẩm không giống nhau. Tuy nhiên có thể
đáp ứng nhu cầu của hoặc giải quyết vấn đề khách hàng tốt nhất. Vì thế, không phải đối thủ
nào cung cấp sữa tươi, sữa tiệt trùng cho người già trẻ em mới là đối thủ của NutiFood. Mà là
những đối thủ có sản phẩm thay thế khách đáp ứng được mong muốn người tiêu dùng. Các
đối thủ cạnh tranh gián tiếp rõ nhất của NutiFood mà bạn có thể thấy là:

+ Vinasoy: Khi Phân tích đối thủ cạnh tranh của sữa NutiFood gián tiếp không thể bỏ qua
vinasoy. Vinasoy công ty sữa đậu nành Việt Nam được thành lập năm 1997 và chuyên cung
cấp các dòng sữa dưỡng chất được sản xuất từ đậu nành. Vinasoy hiện đang là công ty dẫn
đầu ngành sữa đậu trên thị trường Việt Nam chiếm hơn 84% thị phần. Hơn 20 năm hoạt động,
Vinasoy đã có những bước phát triển vượt bật, cho ra các dòng sữa fami được người tiêu dùng
ưa chuộng. Tuy không cung cấp dòng sữa tươi, sữa bột tiệt trùng như NutiFood, nhưng
vinasoy đã đáp ứng thị hiếu người dùng rất tốt, là một sản phẩm thay thế tuyệt vời.

+ Nestlé: “ Good Food, Google Life - là cam kết của chúng tôi mỗi ngày, ở khắp mọi nơi -
nhằm nâng cao cuộc sống người tiêu dùng thông qua việc cung cấp các lựa chọn thực phẩm
và đồ uống tốt cho sức khỏe” . Là câu slogan, giá trị sản phẩm mà Nestlé muốn đưa đến người
tiêu dùng. Một số dòng sản phẩm của Nestlé là: bánh kẹo, bánh ngũ cốc ăn sáng, cà phê, kem,
nước uống đóng chai, sản phẩm dinh dưỡng y học, sữa nước Nestlé và sữa chua Nestlé
Yogurt, sản phẩm dinh dưỡng công thức, thực phẩm cho trẻ nhỏ,.... Nổi bật nhất vẫn là dòng
sữa Milo đang được rất nhiều người yêu thích phù hợp cho cả người lớn và trẻ em. Khách
hàng có thể lựa chọn các dòng sản phẩm của Nestlé để thay thế khi mua sản phẩm NutiFood.

- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:

Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng hay tiềm ẩn là những từ khác nhau để chỉ một đối thủ có khả
năng gia nhập và cạnh tranh trong một thị trường cụ thể song hiện tại chưa gia nhập. Đối với
ngành sữa, bạn sẽ thấy đối thủ của NutiFood tiềm ẩn chính là: các cửa hàng kinh doanh sửa
nhỏ lẻ, sữa tươi thiên nhiên, trà sữa, nước ngọt.... Hoặc các xe bán sản phẩm dinh dưỡng

24
ngoài lề đường, cung cấp nhiều sản phẩm sữa hoặc sản phẩm thay thế sữa để tiếp cận thúc đẩy
khách hàng sử dụng sản phẩm. Tuy là đối tượng tiềm ẩn nhưng lại cướp đi một lượng khách
hàng tiềm năng và đe dọa khá lớn đến doanh thu của NutiFood.

- Các lợi thế của NutiFood so với các đối thủ cạnh tranh là:
+ Danh mục sản phẩm đa dạng và mạnh;
+ Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp;
+ Quan hệ bền vững với các nhà cung cấp, đảm bảo nguồn sữa đáng tin cậy;
+ Năng lực nghiên cứu và phát triển theo định hướng thị trường;
+ Kinh nghiệm quản lý tốt được chứng minh bởi kết quả hoạt động kinh doanh bền vững;
+ Thiết bị và công nghệ sản xuất đạt chuẩn quốc tế;

⇒ Vì vậy NutiFood cần phải phát huy những điểm mạnh của mình so với đối thủ và hạn
chế những điểm yếu để có thể tăng được thị phần trong nước và xâm nhập thị trường trên thế
giới.

d. Các cơ quan hữu quan.

- Các cơ quan chính phủ:

+ Vì đây là mặt hàng dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, nên khi
nhập khẩu các doanh nghiệp sẽ phải tự công bố sản phẩm, đăng ký kiểm dịch. Đồng thời, phải
đảm bảo các điều kiện vệ sinh thực phẩm bằng cách kiểm tra VSATTP của Bộ Y tế.

+ Khi nhập khẩu các sản phẩm sữa bột về Việt Nam, các doanh nghiệp sẽ phải chi trả cho
2 khoản thuế bắt buộc là thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.

+ Thuế VAT của mặt hàng sữa bột là 10 %.

+ Thuế suất nhập khẩu ưu đãi của sữa bột theo quy định hiện hành là 3 – 7,5% (tùy thuộc
vào từng mã HS của sản phẩm).

Theo Bộ Tài chính, trong bối cảnh Việt Nam xuất siêu sang Mỹ, nhằm cân bằng cán cân
thương mại với Mỹ, cơ quan này trình Chính phủ giảm thuế suất các mặt hàng sữa từ 2 – 5%,
cụ thể: Mặt hàng sữa công thức cho trẻ em, sản phẩm dinh dưỡng y tế giảm thuế suất MFN từ
10% xuống 7%; Chế phẩm thực phẩm dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giảm từ 15% xuống
10%; Sản phẩm dinh dưỡng y tế khác giảm từ 10% xuống 7%.

- Các nhóm áp lực:

Hiệp hội sữa Việt Nam cũng đề nghị giảm thuế nhập khẩu mặt hàng sữa bột từ 5% xuống
3% vì sẽ góp phần giảm giá sữa, tạo điều kiện mọi đối tượng nâng cao sức khỏe, cải thiện tầm
vóc Việt, đa dạng hóa nguồn nguyên liệu, tăng tính cạnh tranh. Đồng thời đề nghị nghiên cứu
25
giảm thuế các mặt hàng chế phẩm thực phẩm dùng cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ và sản phẩm
dinh dưỡng y tế khác do đây là mặt hàng thiết yếu phục vụ đối tượng trẻ em, người già và
người bệnh, giảm bớt áp lực, chi phí chăm sóc, điều trị…

Với thành tích chiếm 22% thị phần, chênh lệch gấp 1,77 lần doanh nghiệp xếp kế tiếp,
NutiFood đã vinh dự nhận danh hiệu Nhãn hiệu Sữa trẻ em số 1 Việt Nam từ Hiệp hội sữa
Việt Nam.

⇒ Các tổ chức ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp vì vậy
nhà quản trị cần nhận ra những nhóm áp lực này để phát triển tốt nhất năng lực của họ.

IV. Phân tích hoạt động quản trị của NutiFood.

4.1. Hoạch định.

4.1.1. Phân tích chiến lược kinh doanh của NutiFood.

a. Chiến lược kinh doanh áp dụng chiến lược chi phí thấp.

Trên thị trường sữa Việt Nam, NutiFood có nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ như Nestlé ,
Vinamilk, TH TrueMilk,.. Để đưa ra một chính sách giá tốt nhất, NutiFood luôn nghiên cứu
về chi phí giá, giá thành, giá bán, chất lượng sản phẩm của đối thủ bởi người tiêu dùng thường
so sánh giá của những sản sản phẩm cùng loại để quyết định mua sản phẩm; ngoài ra công ty
còn phân tích và dự đoán thái độ phản ứng của đối thủ trước chính sách giá của mình, chủ
động có những giải pháp đối phó, đưa ra chính sách giá cả hợp lý.
Các dòng sữa của NutiFood có mức giá bình dân; giá bán của các sản phẩm NutiFood
thông thường thấp hơn 5-7% giá bản của các sản phẩm tương tự của Vinamilk hay TH True
Milk.
b. Chiến lược kinh doanh tập trung vào chất lượng sản phẩm.
NutiFood phát triển dựa trên mục tiêu là chất lượng sản phẩm và hướng tới cộng đồng, điều
này thể hiện ở slogan: “ Giải pháp dinh dưỡng của chuyên gia.
NutiFood đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tại các khu CN Mỹ Phước, Bình Dương, với
hệ thống dây chuyền thiết bị hiện đại … đảm bảo vệ sinh môi trường an toàn thực phẩm. Các
nguồn nước, khí nhiệt độ môi trường, chất thải,.. đều được kiểm soát chặt chẽ, quy trình sản
xuất khép kín từ chọn lọc kiểm tra nguyên liệu đầu vào cho đến khi vận chuyển đến nhà phân
phối…
Chính vì vậy mà NutiFood vẫn vững vàng và khẳng định được vị thế trong cuộc khủng
hoảng về chất lượng sữa như “ sữa nhiễm melamine”, sữa nhiễm khuẩn Clostridium
Botulinum”…
c. Chiến lược tập trung vào sự khác biệt.
26
Thứ nhất, khác biệt về giá( đã nêu trên) và trọng lượng sản phẩm. Để có thể tiếp cận sâu
hơn với khách hàng có thu nhập thấp, các sản phẩm của NutiFood có thêm loại 20g với giá rẻ.
Thứ hai, tạo sự đặc thù cho thương hiệu: Nếu như Vinamilk định vị “ chất lượng quốc tế”
để nhắc nhở người tiêu dùng Việt thấy Vinamilk là công ty duy nhất xuất khẩu sữa sang hơn
10 nước trên thế giới thì NutiFood định vị là “ Vì tương lai Việt” để khẳng định sản phẩm sữa
thuần Việt nhất.
Thứ ba, sự khác biệt trong truyền thông với slogan “ Giải pháp dinh dưỡng của chuyên
gia”. Hiệu ứng “ chuyên gia” cũng đã làm gia tăng niềm tin của người tiêu dùng đến sản
phẩm. Chương trình truyền thông của NutiFood luôn mang tính đạo đức hướng đến cộng
động, đến tương lai trẻ em Việt Nam.
d. Chiến lược kinh doanh của NutiFood đề cao đào tạo nhân sự.
Nhân viên ở mọi cấp độ đều được đào tạo đủ các kiến thức, kỹ năng cần thiết theo yêu cầu
của từng công việc, Các khóa đào tạo chuyên môn, kỹ năng cũng như các buổi đào tạo thực tế
được NutiFood tổ chức thường xuyên.
e. Chiến lược kinh doanh nâng cao tiếp thị và bán hàng.
Sử dụng các phương tiện quảng cáo truyền thống: báo chí, tạp chí và đài phát thanh để
quảng bá sản phẩm. Tập trung vào kênh phân phối truyền thống như phân phối sản phẩm đến
các cửa hàng, siêu thị.
- Quảng cáo trên truyền hình: NutiFood sử dụng các chương trình phố biến như chương
trình giải trí, tin tức, thể thao để đưa sản phẩm của họ đến với khách hàng. Các chương trình
quảng cáo trên các đài VTV, HTV và các đài địa phương. Trong chương trình quảng bá trên
truyền hình, mẫu quảng cáo NutiFood đã tạo ra nhiều cảm xúc sâu lắng do đề cập dịu dàng về
tình mẫu tử trong câu chuyện kể về vị bác sĩ dinh dưỡng, bằng hình ảnh chiếc máy xay sinh tố
giúp cứu sống hàng ngàn bệnh nhi trong giai đoạn đất nước khó khăn. NutiFood đã thuyết
phục người tiêu dùng đồng cảm với một công ty “được xây dựng bằng tình thương vô tận cho
các em nhỏ” với thông điệp hết sức nhân văn tới người tiêu dùng Việt Nam: “Trước khi là
một chuyên gia, chúng tôi nhìn cuộc sống bằng trái tim của những người làm cha, làm mẹ”.
- Quảng cáo trên tạp chí và báo: Đăng lên các tạp chí và báo phổ biến thể thu hút sự chú ý.
- Quảng cáo ngoài trời: NutiFood đặt bảng quảng cáo ở những vị trí đắc địa, nhiều người
qua lại như đường phố, bến xe, sân bay và các khu trung tâm mua sắm.
Thực hiện các chương trình bán hàng về nông thôn có đội ngũ tư vấn về dinh dưỡng.
Đẩy mạnh giới thiệu sản phẩm về các vùng quê, đưa sản phẩm đến với người dân Việt
Nam.
Tham gia quảng bá tại các gian hàng, hội chợ: Hàng Việt Nam chất lượng cao,... ;Tổ chức
các Hội thảo khoa học, giới thiệu sản phẩm mới: NutiFood đã đưa ra thị trường các sản phẩm
27
dành cho trẻ em suy dinh dưỡng, biếng ăn trong đó ngũ cốc dinh dưỡng và sữa bột pha sẵn đã
được người tiêu dùng đón nhận rất nồng nhiệt thông qua các chương trình hội thảo khoa học
và giới thiệu sản phẩm mới góp phần nâng cao giá trị và uy tín cho thương hiệu NutiFood.
Quan hệ cộng đồng (PR): Xuất phát từ triết lý kinh doanh “Mỗi sản phẩm làm ra nhằm đáp
ứng nhu cầu dinh dưỡng của cộng đồng, góp phần vào sự phát triển thể chất của người Việt
Nam”, các hoạt động Marketing, từ thiện cộng đồng của công ty luôn được người tiêu dùng
ủng hộ nhiệt tình. NutiFood đã tổ chức các sự kiện khuyến mãi và các hoạt động tiếp thị để
tăng cường quan hệ khách hàng và giới thiệu sản phẩm của họ như: Cuộc đi bộ từ thiện đầu
tiên ở Việt Nam “ Vì phụ nữ nghèo và bệnh tật” tổ chức thành công tại thành phố Hồ Chí
Minh với hơn 4000 người tham dự năm 2002. Theo sau là các phong trào: “Đồng hành chống
hiểm họa tiểu đường”, góp Quỹ từ thiện “Hỗ trợ dinh dưỡng bệnh nhân nghèo” huy động
thành công hơn 20.000 người tham gia năm 2003 ; “Đêm giao thừa” năm 2004; “ Vì tương lai
Việt” huy động hơn 3,1 tỷ đồng góp vào Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam; “Ngày uống sữa Thế
giới”; “Ngày hội trẻ thơ”,... và nhiều hoạt động khác.
NutiFood quảng cáo đã chạm được vào trái tim người tiêu dùng và đồng cảm với họ trong
những vấn đề bức thiết của cuộc sống, xã hội lúc này. Chiến lược truyền thông và tài trợ đúng
kênh đã giúp cho thương hiệu sữa này gây dựng được hình ảnh rất đẹp trong mắt người tiêu
dùng.

4.1.2. Đánh giá chiến lược của công ty (SWOT).

a. Strengths (Điểm mạnh).


- Khởi đầu từ sự tận tâm, lớn mạnh cùng hoài bão.

Nghiên cứu khoa học dinh dưỡng luôn được biết đến như là thế mạnh cạnh tranh của
NutiFood xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển. Từ sự ra đời Viện nghiên cứu Dinh
dưỡng Hồ Chí Minh đến nỗ lực thành lập Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng NutiFood tại Thụy
Điển (NARIS), nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới chính là
minh chứng cho sự quyết tâm và cam kết mạnh mẽ của NutiFood trong việc xây dựng nền
tảng kiến thức vững chắc, định hướng phát triển sản phẩm giúp hoàn thiện thể trạng, nâng tầm
vóc người Việt Nam.

- Đầu tư và phát triển công nghệ sản xuất hiện đại.

Thấu hiểu tầm quan trọng của công nghệ sản xuất hiện đại trong việc tạo ra các sản phẩm
chất lượng, an toàn cho sức khỏe và giữ lại hàm lượng dinh dưỡng tối đa, Nutifood luôn dành
những khoản đầu tư lớn cho các dây chuyền thiết bị tại nhà máy. Cụ thể, tại 6 nhà máy ở Việt
Nam và 1 nhà máy ở Thụy Điển, hệ thống máy móc đều được nhập khẩu từ các quốc gia có
trình độ khoa học kỹ thuật phát triển cao như: Nhật Bản, Đức, Thụy Điển. Nhờ đó, sản phẩm
28
đầu ra đều đạt được các chứng nhận quan trọng quốc tế về tiêu chí chất lượng như ISO 9001,
FDA, HACCP,...

Để có được những sản phẩm đạt chất lượng cao, NutiFood luôn mạnh dạn đầu tư hệ thống
máy móc hiện đại từ Đức, Thuỷ Điện, Nhật Bản, tất cả vì lợi ích của người tiêu dùng.

Tính đến thời điểm hiện tại, NutiFood sở hữu 6 nhà máy lớn với hệ thống các dây chuyền
hiện đại hàng đầu thế giới tại Hưng Yên, Gia Lai, Bình Dương… Đầu tháng 6 năm 2019,
Nutifood chính thức vận hành nhà máy tại Thuỷ Điện mang tên NutiFood Sweden AB, các
nhà máy của NutiFood đều áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nghiêm ngặt đạt tiêu chuẩn
GMP thực phẩm ISO 9001, ISO 2000, được giám sát và chứng nhận bởi tổ chức uy tín thế
giới ABS QE Hoa Kỳ. Hiểu rằng sản phẩm chất lượng phải được tạo nên từ con người chất
lượng, Nutifood đã cố gắng không ngừng đế xây dựng một môi trường làm việc hiệu quả cho
đội ngũ nhân viên của mình. NutiFood đầu tư xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO
14001:2015 bộ tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường, OHSAS 18001:2017 về hệ thống
sức khỏe và an toàn nghề nghiệp.

Năm 2017, NutiFood đã đưa vào khai thác dây chuyền tiệt trùng khử đây là công nghệ
hàng đầu thế giới và duy nhất ở các công ty sữa Đông Nam Á. Nhà máy NutiFood cũng đã
được tổ chức kiểm nghiệm độc lập Michelson Laboratories - Hoa Kỳ kiểm nghiệm và đại tiêu
chuẩn FBA - một tiêu chuẩn chất lượng và nghiêm ngặt nhất để có thể nhập khẩu sản phẩm
vào thị trường Hoa Kỳ.

- Đầu tư và phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Bên cạnh đầu tư sản xuất, NutiFood còn mạnh dạn đầu tư phát triển nông nghiệp công
nghệ cao với tổng diện tích 2000 ha đất nông nghiệp để phát triển vùng nguyên liệu cà phê tại
Đắk Lắk và nhiều sản phẩm nông nghiệp khác. Đầu tư gần 1000 tỷ đồng phát triển trang trại
bò sữa tại cao nguyên Gia Lai với mong muốn tạo ra nguồn nguyên liệu sạch và hữu cơ giúp
nâng cao giá trị nông sản Việt.

- Thương hiệu sữa cho trẻ em số 1 Việt Nam.

Nhờ sự cộng hưởng của năng lực cốt lõi về nghiên cứu dinh dưỡng với sức mạnh của công
nghệ sản xuất tiên tiến, NutiFood tiên phong giới thiệu những giải pháp sức khỏe cho cộng
đồng như: sữa đặc trị đầu tiên dành cho trẻ biếng ăn, sản phẩm dinh dưỡng đầu tiên cho bệnh
nhân tiểu đường…. Điển hình như thương hiệu EnPlus dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh nhân
cần phục hồi sau bệnh sau phẫu thuật, Diabetcare cho người bị bệnh đái tháo đường, NuCalci
giúp phòng ngừa loãng xương, Pedia Plus cho trẻ biếng ăn, NutiFood cho trẻ béo phì, Riso
Opti Gold giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và ngăn ngừa táo bón, Nuti IQ cho trẻ thông minh,
29
Nuvita Grow giúp trẻ cao lớn vượt trội, đặc biệt là Nutifood Grow Plus cho trẻ suy dinh
dưỡng và thấp còi nhiều năm liền là nhãn hiệu số một trong ngành hàng sữa bột trẻ em tại
Việt Nam.

Bên cạnh đó, NutiFood còn đẩy mạnh phát triển các dòng sản phẩm dinh dưỡng hàng
ngày như Sữa tươi 100%, sữa tiệt trùng, sữa chua, sữa đậu nành, cacao lúa mạch, cà phê sữa,
ngũ cốc dinh dưỡng. Chất lượng tốt, thơm ngon và có hiệu quả thật sự đã giúp Nutifood xây
dựng niềm tin và chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng Việt Nam.

- Nâng cao chất lượng dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Với slogan mới là “giải pháp dinh dưỡng của chuyên gia”, Nutifood đã tập trung chủ lực
vào các sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt như các loại sữa đặc trị dành cho người bệnh ăn
qua ống thông dạ dày, người bệnh tiểu đường, trẻ biếng ăn, người béo phì. Điều này giúp
Nutifood tránh được áp lực cạnh tranh trên thị trường sữa vốn đang rất khốc liệt đặc biệt là
không phải đối đầu với các ông lớn trong ngành sữa. Với tiền sử lợi thế về các nghiên cứu về
ứng dụng lâm sàng của trung tâm dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh, Nutifood đầu tư rất
mạnh và nghiên cứu phát triển sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt. Việc đầu tư này luôn chiếm
12% - 15% lợi nhuận mỗi năm của Nutifood. Sứ mệnh của Nutifood đặt ra là mỗi sản phẩm
đều phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng chuyên biệt cho từng lứa tuổi và các bệnh lý khác nhau,
đóng góp vào sự phát triển thể chất toàn diện của người Việt Nam.

Giá trị thương hiệu của Nutifood hiện nay đã được nâng tầm, không chỉ là một công ty
cung cấp các sản phẩm sữa đơn thuần, Nutifood còn là chuyên gia dinh dưỡng trong các lĩnh
vực đời sống, một thương hiệu gắn bó với cộng đồng. Từ những chuyến đi gặp gỡ các nhà
phân phối, họ đã tận mắt nhìn thấy các cô cậu bé 8 tuổi nhưng thể trạng thấp còi, chiều cao
chỉ ngang đứa trẻ 4 tuổi. Từ đó đội ngũ Nutifood nghiên cứu dòng sản phẩm đặc trị cho trẻ
Việt Nam mắc chứng suy dinh dưỡng, với mong ước góp phần giúp thế hệ tương lai của Việt
Nam cao lớn, khỏe mạnh, thông minh. Từ đó, doanh nghiệp nghiên cứu cho ra đời sản phẩm
sữa đặc trị cho trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi “Grow Plus” vào năm 2012 sau 5 năm nghiên
cứu. Khi sản phẩm vừa ra đời, đã được các bà mẹ đón nhận, doanh số từ vài trăm tỷ đạt đến
hàng ngàn tỷ chỉ trong 4 năm. Đầu năm 2017 công ty nghiên cứu thị trường Nielsen chứng
nhận “Grow Plus” là nhãn hàng đứng đầu về thị phần sản lượng của phân khúc sữa đặc trị
dành cho trẻ em trong ngành sữa bột trên toàn quốc năm 2016.

Do định hướng chiến lược, trong 3 năm liền từ 2016 đến 2018, sản phẩm Grow Plus dành
cho trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi liên tục đứng đầu Việt Nam trong ngành sữa, đồng thời
sữa bột pha sẵn của Nutifood cũng liên tục đứng đầu thị phần sản lượng tại Việt Nam

30
- Xây dựng và kiến tạo vùng nguyên liệu bền vững.

Không dừng lại ở đó, hành trình của Nutifood vẫn đang được viết tiếp với những dấu ấn
của sự bứt phá. Một trong số đó chính là nỗ lực kiến tạo vùng nguyên liệu sạch và tốt tự
nhiên, vốn là yếu tố quan trọng cho chất lượng sản phẩm vượt trội. Tất cả chỉ nhằm mang đến
cho người tiêu dùng ở mọi độ tuổi những sản phẩm thơm ngon, và sự lựa chọn tốt nhất cho
sức khỏe.

Doanh nghiệp sữa Việt Nam đầu tiên Thành lập Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng ở nước
ngoài, ứng dụng tiến bộ khoa học hiện đại thế giới để phát triển thể trạng cho người Việt
Nam. Nông trường bò sữa đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có được nguồn sữa tươi chuẩn
cao quốc tế 3.5g đạm – 4.0g béo. Lần đầu tiên mang sữa New Zealand 100% bò ăn cỏ tự
nhiên - một trong những dòng sữa tốt nhất thế giới về phục vụ người Việt Nam. Hồi sinh nông
trường CADA huyền thoại hơn 100 năm lịch sử, với hạt cà phê có phẩm chất thượng hạng
không một nơi nào có được. Đánh thức quốc bảo Sâm Ngọc Linh, một trong những loại sâm
có hàm lượng Saponin cao nhất thế giới, gấp 2 lần sâm từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản.
Tiên phong phát triển sản phẩm đặc trị đầu tiên dành cho trẻ thấp còi tại Việt Nam. Tiên
phong phát triển sản phẩm sữa dinh dưỡng đầu tiên cho trẻ em béo phì tại Việt Nam. Tiên
phong phát triển sản phẩm đặc trị đầu tiên dành cho người tiểu đường tại Việt Nam. Thành
công phát triển sản phẩm sữa, nước uống, sữa chua ăn có thạch đầu tiên tại Việt Nam. Thành
công sản xuất sản phẩm Jelly trong bao bì ECOCLEAN đầu tiên trên thế giới.

- Tiên phong trong nhiều hoạt động:

Không chỉ kinh doanh bằng tâm sáng, luôn hướng về lợi ích người tiêu dùng, Nutifood
còn tham gia tài trợ nhiều dự án dinh dưỡng cộng đồng. Thành lập học viện bóng đá và đạo
tạo ươm mầm các tài năng thể thao làm bệ phóng cho nền thể thao nước nhà phát triển vươn
xa ra đấu trường khu vực và thế giới. Tham gia đề án 641 của Chính phủ về phát triển tầm
vóc, thể lực người Việt Nam; tư vấn chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, công nhân tại các
nhà máy, khu công nghiệp; sẻ chia yêu thương cho những hoàn cảnh khó khăn với nhiều hoạt
động từ thiện.

Năm 2019, Nutifood chính thức khởi động hành trình vì một Việt Nam thoát khỏi suy
dinh dưỡng, thấp còi đến với trẻ em cùng với sự tham gia của nhiều ca nghệ sĩ nổi tiếng. Hành
trình đã đi qua 12 tỉnh thành từ Nam ra Bắc phục vụ hơn 1 triệu ly sữa đặc trị mỗi ngày cho
trẻ suy dinh dưỡng thấp còi và chậm tăng cân.

31
Tháng 1/2018, Nutifood được cấp chứng nhận FDA của Hoa Kỳ và ký kết hợp tác với
Delori để xuất khẩu sản phẩm đặc trị PediaPlus vào thị trường Mỹ - là thị trường cực kỳ khắt
khe, cũng là nơi sản sinh ra dòng sữa biếng ăn và đang thống trị toàn cầu.

Tháng 1/2019, công bố liên doanh với Asahi Nhật Bản - tập đoàn sở hữu thương hiệu thức
ăn trẻ em số 1 tại Nhật Bản.

Tháng 3/2019, Nutifood ký kết hợp tác thành lập liên doanh với golf thủ huyền thoại thế
giới Greg Norman và cũng là đại sứ du lịch của Việt Nam để giới thiệu cà phê và văn hoá
Việt Nam ra thế giới.

Tháng 5/2019, Nutifood tiếp tục xuất khẩu sản phẩm dinh dưỡng thứ 2 vào Mỹ: sữa chua
uống tiệt trùng với gần 2 triệu sản phẩm.

Ngày 8/5/2019, Nutifood vinh dự có buổi gặp gỡ với công chúa kế vị Thuỵ Điển -
Victoria Ingrid Alice Desiree trong chuyến thăm chính thức Việt Nam nhân kỷ niệm 50 năm
thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 nước.

Tháng 5/2019, tại Stockholm (Thuỵ Điển) với sự chứng kiến của 2 Thủ tướng Việt Nam
và Thuỷ Điện, Nutifood chính thức đưa vào vận hành nhà máy sữa Nutifood Sweden AB và
Nutifood được xem là công ty sữa lớn đầu tiên của Việt Nam đầu tư vào Thuỵ Điển.

- Hệ thống phân phối rộng khắp.

Nutifood hiểu rằng ngoài việc tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt thì việc mở rộng hệ thống
phân phối, đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng là điều vô cùng quan trọng. Hiện
tại hệ thống phân phối của Nutifood trải rộng khắp 63 tỉnh thành trên khắp cả nước với 5
trung tâm phân phối, hơn 200 nhà phân phối cùng với sự hỗ trợ của hơn 100000 cửa hàng bán
lẻ, trên 500 bệnh viện, cơ sở y tế... Chiến lược Marketing của Nutifood cũng tập trung vào
nhiều kênh để người tiêu dùng có thể dễ dàng mua được sản phẩm của thương hiệu. Kênh bán
lẻ: đây là kênh phân phối chủ yếu của toàn công ty. Kênh các cửa hàng, siêu thị: Sản phẩm
của Nutifood đã có mặt trên khắp các siêu thị trên toàn quốc như Coopmart, Metro, Go,
Citimart… Đây là kênh bán hàng rất quan trọng hiện nay và thời gian tới khi mà các cửa hàng
tiện lợi đang phát triển rất nở rộ .Kênh bán hàng trực tiếp tại trường học: Nutifood hiện đang
thực hiện việc bán hàng trực tiếp đến trên 7000 trường học từ thành thị đến nông thôn. Đội
bán hàng trực tiếp tại các trường học được đào tạo chính quy và bài bản không những đem lại
cho các trường học những sản phẩm chất lượng cao mà còn giúp tư vấn những vấn đề cơ bản
cho các em để góp phần nâng cao thể chất và trí tuệ cho tương lai.

b. Weaknesses (Điểm yếu).


- Bê bối truyền thông.
32
Ngày 2/3/2018, tại một trường tiểu học và mầm non tại Đồng Nai, 73 em học sinh (trong
đó có 3 em là học sinh mầm non) nhập viện trong tình trạng đau bụng, nôn mửa vì ngộ độc
nghi uống sữa Nutifood. Trả lời báo chí, bác sĩ Nguyễn Văn Hữu - Chi cục trưởng Chi cục
VSATTP tỉnh Đồng Nai cho biết, theo báo cáo ban đầu từ huyện, sau khi trường cho các em
uống sữa học đường thì xảy ra đau bụng, nôn ói nên các giáo viên đã cho các em nhập viện
cấp cứu, theo dõi.ông Lê Công Quang, Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Tân Phú
thông tin thêm, sữa mà các học sinh đã uống và bị ngộ độc là sữa nhãn hiệu Nutifood được
đưa vào chương trình sữa học đường. Vụ việc này đã khiến dư luận xôn xao.

- Chất lượng sữa gây tranh cãi.

Cuối tháng 5/2016, khách hàng V.N.B (Hưng Yên) mua 1 thùng sữa Grow Plus của
Nutifood, có dung tích 110ml/hộp, vỏ đỏ; sản xuất ngày 12/12/2015, hết hạn ngày
12/08/2016 cho con trai 26 tháng uống và nghỉ bị tiêu chảy do biến chất bất thường. Khi lấy
kéo cắt hộp sữa con trai đã uống và một vài hộp còn nguyên để kiểm tra bên trong, gia đình
anh vô cùng hốt hoảng bởi tất cả số hộp sữa mà gia đình anh cắt ra kiểm tra đều trong tình
trạng vón cục, có vị chua, mùi “ vô cùng khủng khiếp”. Nutifood sau đó đã cử nhân viên đến
lấy mẫu thử về để… tự kiểm nghiệm rồi công bố ‘Kết quả đạt, chưa phát hiện hư hỏng vi
sinh’. Liệu có khách quan hay không khi Nutifood tự kiểm nghiệm sản phẩm của chính mình
rồi đưa ra kết luận?

Hay như trường hợp một phụ huynh tên H.T có mua cho con hai thùng sữa Grow Plus +
dạng nước, hộp giấy (sản phẩm dành cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi của nhãn hàng
Nutifood), khi cháu uống xong thì có biểu hiện nôn mửa, đi ngoài ra máu. Tá hỏa nên gia đình
đã đưa cháu đến điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh. Tại đây, bác sĩ kết luận cháu bị
viêm đường ruột. Nghi ngờ do con mình uống sữa Nutifood, chị H.T bóc một hộp sữa ra thì
phát hiện tình trạng sữa bị phù, vón cục. Quá bức xúc nên chị H.T đã gọi điện cho công ty sữa
Nutifood. Phía đại diện công ty đã xác minh vụ việc, gọi điện xin lỗi gia đình vì sự cố nói
trên. Và rất nhiều trường hợp khác liên quan đến sản phẩm sữa của Nutifood cũng bị khách
hàng phát hiện là có mùi lạ, vón cục, nổi váng… nặng hơn là ảnh hưởng đến sức khỏe của
người tiêu dùng.

Bởi thế, người tiêu dùng đang cảm thấy hoang mang khi một thương hiệu lớn như vậy mà
lại để xảy ra nhiều sự cố đáng tiếc. Chất lượng sản phẩm sữa của Nutifood có thực sự đảm
bảo như cam kết của hãng? Thiết nghĩ, cần sự vào cuộc của cơ quan chức năng cũng như
Nutifood cần có câu trả lời rõ ràng để người tiêu dùng có thể an tâm sử dụng sản phẩm.

c. Opportunities (Cơ hội).


- Tiềm năng thị trường sữa tại Việt Nam.
33
+ Kinh tế của Việt Nam hiện nay ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng được
nâng cao. Bên cạnh đó nhu cầu về dinh dưỡng nhằm nâng cao sức khỏe và phát triển giống
nòi cũng theo đó được người ta chú ý nhiều hơn.

+ Có rất nhiều phương pháp nhằm bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, sử dụng sữa bột là một
trong những phương pháp phổ biến và hiệu quả được người sử dụng tin dùng. Thông qua đó
giúp cho thị trường sữa bột tại Việt Nam trở nên sôi động, đồng thời thúc đẩy sự xuất hiện
nhiều hơn của các mẫu mã sữa bột khác nhau, giúp cho người dùng có thêm những sự lựa
chọn đa dạng.

+ Sản xuất sữa trong nước tại Việt Nam không thể bắt kịp với nhu cầu gia tăng trong nước.
Từ năm 2001 – 2014, sản xuất sữa trong nước tăng trưởng 26,6%/năm, đạt 456.400 tấn năm
2013, chỉ đủ đáp ứng 28% nhu cầu trong nước và đạt 549.500 tấn vào năm 2014. Hai mảng
chính dẫn dắt sự tăng trưởng của toàn ngành sữa trong nước và cũng là 2 mặt hàng quan trọng
nhất là sữa nước và sữa bột.

+ Riêng tổng giá trị trường của 2 mảng này đã chiếm gần 3/4 giá trị thị trường, trong đó,
giá trị sữa bột chiếm 45% và sữa nước 30%. Năm 2015 vừa qua cũng ghi nhận mức sản lượng
sản xuất sữa các loại này cao nhất từ trước đến nay.

+ Tính chung giai đoạn 2010-2015, sản lượng sản xuất sữa tươi tăng trung bình 16%/năm,
từ mức 520,6 triệu lít năm 2010 lên 1.093 triệu lít năm 2015; Sữa bột có lượng sản xuất đã trở
lại đà tăng sau năm 2014 bị giảm, đạt 97,3 nghìn tấn, tăng 19,5% so với năm 2013, sản lượng
sản xuất sữa bột tăng trung bình 10,5%/năm, từ mức 58,9 ngàn tấn năm 2010 lên mức 97,1
ngàn tấn năm 2015.

+ Tháng 6/2016, sản lượng sữa tươi ước đạt 99,1 triệu lít; tăng 1,3% so với tháng 5 trước
đó. Tính chung 6 tháng đầu năm 2016, sản lượng sữa tươi ước đạt 553,1 triệu lít; tăng 4% so
với cùng kỳ năm 2015. 6 tháng đầu năm nay, lượng sản xuất 2 mặt hàng sữa này cũng đều cao
hơn cùng kỳ năm ngoái, báo hiệu một năm tiếp tục tăng trưởng về sản lượng.

+ Tốc độ tăng trưởng của thị trường sữa những năm gần đây tuy có chững lại do một số
yếu tố khách quan, nhưng sẽ phát triển bền vững trở lại. Thị trường sữa Việt Nam vẫn còn
nhiều dư địa tăng trưởng khi tiêu thụ bình quân đầu người vẫn còn khoảng cách khá xa với
các nước lân cận (23,2kg mỗi người hằng năm so với 31,7 kg ở Thái Lan và 43,7kg ở Hàn
Quốc).

+ Mỗi năm vẫn có xấp xỉ một triệu trẻ em chào đời. Thêm vào đó, nhận thức về việc chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe ngày càng cao, đặc biệt ở lứa tuổi từ trung niên trở lên – đối tượng ổn
định hơn về kinh tế cũng là một động lực tăng trưởng lớn cho ngành sữa .
34
+ Một xu hướng đang thịnh hành hiện nay là sự tiện lợi. Ngoài sự phát triển của các kênh
mua sắm tiện lợi như siêu thị, trang bán hàng trực tuyến, định dạng sản phẩm cũng phải tiện
lợi hơn cho người dùng. Ví dụ như việc tăng trưởng đột phá của sữa công thức pha sẵn dành
cho trẻ nhỏ ngày càng lấn dần sữa bột công thức là một ví dụ điển hình cho xu hướng tiện lợi
trong ngành sữa.

- Người Việt Nam ngày càng ưa chuộng hàng ‘nội’.

+ Một nghiên cứu gần đây của Công ty Đo lường toàn cầu Nielsen chỉ rõ, sau dịch Covid-
19, có 76% người tiêu dùng Việt Nam chuộng hàng nội địa, đặc biệt là những sản phẩm đã có
thương hiệu, bảo đảm chất lượng và tốt cho sức khỏe.

+ Theo thống kê từ Bộ Công Thương, đến nay, hàng Việt đã chiếm tỷ lệ cao (trên 90%)
trong các cơ sở phân phối của doanh nghiệp trong nước; tại các hệ thống siêu thị nước ngoài ở
Việt Nam, tỷ lệ này chiếm từ 60 – 96%. Đối với kênh bán lẻ truyền thống, tỷ lệ hàng Việt tại
chợ, cửa hàng tiện lợi chiếm từ 60% trở lên.

+ Hàng Việt từ lâu đã len lỏi đến từng ngõ ngách, thôn, bản, làng xã và các gia đình người
Việt. Từ sự thân quen, gần gũi đã trở thành niềm tin, không ít người tiêu dùng đã chọn hàng
Việt Nam là số 1 trong giỏ hàng hóa mua sắm của cá nhân và gia đình.

+ Về phía doanh nghiệp, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
đã dần làm thay đổi nhận thức, tâm lý của các doanh nghiệp cung ứng cũng như người tiêu
dùng về hàng xuất xứ trong nước và quyết định lựa chọn. Hàng Việt ngày càng chiếm được
niềm tin của khách hàng do có nguồn gốc, nhãn hiệu rõ ràng và chất lượng không kém hàng
ngoại.

+ Hơn nữa, trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa ưu tiên
hàng trong nước, việc vận động ủng hộ hàng cứu trợ những nơi bị phong tỏa, cách ly cũng
được sử dụng hàng Việt, với mong muốn hỗ trợ cộng đồng các doanh nghiệp, đồng thời gắn
trách nhiệm của đơn vị sản xuất với sức khỏe người tiêu dùng. Cùng với đó, việc giúp đỡ tiêu
thụ hàng hóa, nhất là nông sản của địa phương, lan tỏa rộng khắp khiến người tiêu dùng quan
tâm sử dụng hàng Việt nhiều hơn.

d. Threats (Thách thức).


- Sự cạnh tranh gay gắt.

+ Thị phần sữa bột phần lớn do các doanh nghiệp nước ngoài như Abbott,
Frieslandcampina Vietnam và Mead Johnson nắm giữ do người tiêu dùng Việt Nam vẫn sẵn
sàng trả giá cao cho thương hiệu sữa ngoại. Trong khi đó, đối với mặt hàng sữa nước, ngoài

35
Vinamilk chiếm trên 50% thị phần, còn có sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp khác như TH
True Milk, Nutifood, IDP, Hanoi Milk,...

+ Ở phân khúc sản phẩm giá trị cao là sữa bột, các doanh nghiệp sữa của Việt Nam lép vế
so với các Công ty ngoại. Thống kê năm 2013 của hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor
International, các hãng ngoại chiếm khoảng 75% thị phần sữa bột, dẫn đầu là Abbott, tiếp
theo là Mead Johnson, Dutch Lady, Dumex, Nestlé. Chỉ duy nhất niềm tự hào của Việt Nam,
Công ty Vinamilk, có đủ khả năng cạnh tranh với thị phần xấp xỉ 25%.

+ Trong phân khúc quan trọng khác là sữa nước (sản phẩm chủ lực của ngành sữa), các
Công ty Việt Nam đang tạm thời chiếm ưu thế với gần 50% thị phần trong tay Vinamilk. Bên
cạnh đó, ưu thế về chi phí và thời gian bảo quản cũng đang giúp các Công ty Việt Nam làm
chủ thị trường trong nhiều nhóm sản phẩm liên quan đến sữa khác như sữa thanh trùng, sữa
chua, sữa đặc có đường, với hàng loạt các thương hiệu nội địa như Vinamilk, TH True Milk,
Mộc Châu, Ba Vì, Dalatmilk, Lothamilk, Vixumilk.

- Chăn nuôi bò sữa là ngành đòi hỏi kỹ thuật, chuyên môn, sự đầu tư lớn:

+ Tuy nhiên, trên thực tế hơn, 95% số bò sữa ở nước ta được nuôi phân tán trong các nông
hộ với quy mô nhỏ lẻ, thiếu chuyên nghiệp. Người dân không được hướng dẫn bài bản về kỹ
thuật chăn nuôi, biện pháp phòng trừ bệnh tật. Quá trình tích tụ ruộng đất tại các khu quy
hoạch và đất trồng cây làm thức ăn cho bò sữa gặp nhiều khó khăn. Công tác xử lý môi
trường trong chăn nuôi chưa phù hợp với tốc độ phát triển quy mô tổng đàn; trình độ kỹ
thuật chăn nuôi bò sữa của người dân còn hạn chế, còn tư tưởng bảo thủ, chủ quan chăm sóc,
nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho bò sữa, dẫn tới chi phí đầu tư tăng cao, năng suất và chất
lượng sữa bò tươi chậm được cải thiện. Ngoài ra còn khó khăn về khí hậu, khí hậu nhiệt đới
gió mùa, nóng, ẩm độ cao, áp lực về phòng chống dịch bệnh từ môi trường bên ngoài đối với
bò sữa là rất lớn.

+ Thêm vào đó, người nuôi bò hoàn toàn thụ động trước các tác động kinh tế, xã hội khác
ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chăn nuôi như việc tăng giá của con giống, thức ăn đầu vào
hay chi phí đầu ra cho sản phẩm sữa thu hoạch.

+ Trong năm 2009, sản xuất sữa nguyên liệu từ đàn gia súc trong nước chỉ mới đáp ứng
được khoảng 20-30% tổng mức tiêu thụ sữa. Ở Việt Nam, chỉ có 5% của tổng số bò sữa được
nuôi tập trung ở trang trại, phần còn lại được nuôi dưỡng bởi các hộ gia đình ở quy mô nhỏ lẻ.

+ Đến cuối năm 2009, có 19.639 nông dân chăn nuôi bò sữa với mức trung bình là 5,3 con
bò mỗi trang trại. Hậu quả là các sản phẩm sữa của Việt Nam là một trong những đắt nhất trên
thế giới. Chi phí trung bình của sữa ở Việt Nam là USD1.40/litre, so với USD 1.30/litre ở
36
New Zealand và Philippines, USD 1.10-1.20/litre tại Úc và Trung Quốc, và USD 0.90/litre ở
Anh, Hungary và Brazil, theo công bố của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor.

+ Để xây dựng một hệ thống chăn nuôi bò sữa đạt chuẩn, doanh nghiệp phải đầu tư một số
vốn rất lớn. Hơn nữa, muốn đáp ứng yêu cầu thị trường, các doanh nghiệp trong ngành sữa
phải nhập khẩu công nghệ, nguyên liệu, thiết bị từ nước ngoài do kỹ thuật trong nước còn hạn
chế ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm, doanh thu của doanh nghiệp.

+ Các công ty sữa phụ thuộc vào sữa bột nhập khẩu hơn là sản xuất sữa tươi trong nước.
Sản xuất sữa phải đối mặt với sự mất cân bằng cung và cầu khi đàn bò sữa trong nước chỉ đáp
ứng khoảng 20-30% tổng nhu cầu sữa trên toàn quốc. Sự phụ thuộc nhiều vào thị trường nước
ngoài đối với nguyên liệu đầu vào tạo ra một nguy cơ chèn ép lợi nhuận do biến động giá của
các sản phẩm sữa nhập khẩu.

+ Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN & PTNT), Việt Nam nhập khẩu
72 phần trăm của tổng sản phẩm sữa trong năm 2009, bao gồm 50 phần trăm sữa nguyên liệu
và 22 phần trăm sữa thành phẩm.

- Vấn đề chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm đang là mối lo ngại của người tiêu dùng
hiện nay:

+ Ngày nay, người tiêu dùng xem trọng giá trị của chất lượng hơn là sự tự tin tưởng đối với
các nhà sản xuất trong nước, và trong mọi trường hợp giá cả chưa hẳn đã là nhân tố quyết
định trong sự lựa chọn của người tiêu dùng. Chất lượng đã thay thế giá cả và điều đó đúng với
cả công nghiệp, dịch vụ và nhiều thị trường khác. Không chỉ có vậy, quan điểm về chất lượng
sản phẩm đã thay đổi từ “sản phẩm không khiếm khuyết” đến “sản phẩm đáp ứng đầy đủ các
nhu cầu”. quan điểm đó cùng sự dị biệt ngày càng tăng trong mỗi đối tượng khách hàng làm
cho thị trường ngày càng đa dạng và khó tính. Hầu hết các doanh nghiệp có tiềm lực nền tảng
lâu đời và trình độ quản lý cao thường rất chú ý đến quy trình quản trị chất lượng. Chính điều
đó tạo cho họ những sản phẩm đỉnh cao, khiến khách hàng nghiêng về phía họ trong chọn lựa
sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh không hề nhỏ trên thị trường.

+ Do thiếu tiêu chí đánh giá cộng với quy trình kiểm định chất lượng sữa lỏng lẻo, nhiều
loại sữa không rõ bao bì nhãn mác vẫn được bày bán một cách công khai.

+ Vụ việc như sữa có Melamine, sữa có chất lượng thấp hơn so với công bố…, khiến cho
các hoạt động tiêu thụ sữa gặp khó khăn, ảnh hưởng đáng kể tới các doanh nghiệp sản xuất
sữa.

37
- Tâm lý “sính ngoại” của người Việt cũng tác động tiêu cực đến số lượng tiêu thụ của các
sản phẩm sữa Việt Nam. Hiện nay các sản phẩm sữa trong nước chỉ chiếm 30% thị phần nội
địa:

+ Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Verig cho rằng vẫn có những rào cản
khiến người tiêu dùng Việt chưa thực sự sử dụng hàng Việt.

+ “Nhiều người Việt có tâm lý “sính ngoại”, ưa chuộng sản phẩm sản xuất ở nước ngoài
ngay cả khi cùng một loại sản phẩm được sản xuất nội địa với chất lượng tương đương và giá
còn nhẹ nhàng hơn. Không khó để nhận ra tâm lý sính ngoại khi bước vào siêu thị quan sát
người mua đồ may mặc, mỹ phẩm và thực phẩm”.Tâm lý sính ngoại dường như đã ăn sâu vào
tiềm thức của nhiều người.

4.2. Tổ chức.

4.2.1. Phân tích cơ cấu tổ chức hiện tại của NutiFood.

a. Sơ lược về tổ chức và nhân sự của công ty.

- Cơ cấu tổ chức của công ty Nutifood có thể bao gồm các bộ phận sau:

1) Ban Giám đốc: Ban Giám đốc là cơ quan quản lý cao nhất trong công ty, có trách
nhiệm đưa ra quyết định chiến lược và giám sát hoạt động tổng thể của công ty.
2) Phòng Kinh doanh: Phòng này chịu trách nhiệm phát triển và quản lý hoạt động kinh
doanh của công ty Nutifood, bao gồm việc tiếp cận thị trường, bán hàng và quảng cáo.
3) Phòng Nghiên cứu và Phát triển: Phòng này đảm nhận nhiệm vụ nghiên cứu và phát
triển sản phẩm mới, cải tiến công nghệ và đảm bảo sự đổi mới trong sản phẩm của công ty.
4) Phòng Sản xuất: Phòng này chịu trách nhiệm quản lý quy trình sản xuất, đảm bảo chất
lượng sản phẩm và tối ưu hóa hiệu suất sản xuất.
5) Phòng Tài chính: Phòng này chịu trách nhiệm quản lý tài chính, kế toán và báo cáo tài
chính của công ty.
6) Phòng Quản lý Nhân sự: Phòng này đảm nhận công việc liên quan đến quản lý nhân
sự, tuyển dụng, đào tạo và chính sách phúc lợi cho nhân viên của công ty.
7) Phòng Cung Ứng: Phòng này là nơi thực hiện các công việc liên quan đến việc quản
lý, và điều hành chuỗi cung ứng của công ty.
8) Phòng Quan Hệ Y tế: chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa công ty
và các bên liên quan khác như bệnh viện, nhà cung cấp, các tổ chức y tế khác và cộng đồng.
9) Phòng QA (Quality Assurance): Phòng này là nơi thực hiện các công việc liên quan
đến việc đảm bảo chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ.

38
10) Phòng Kỹ Thuật: Là phòng có trách nhiệm thiết lập, vận hành và quản trị toàn hệ
thống kỹ thuật của một doanh nghiệp.

Cơ cấu tổ chức của Công ty Thực phẩm Dinh dưỡng NutiFood

- Ban lãnh đạo của Nutifood gồm:

+ Chủ tịch HĐQT – Bà Trần Thị Lệ

+ Tổng Giám đốc kiêm thành viên HĐQT – Ông Lê Trung Thành

+ Thành viên hội đồng quản trị – Ông Lê Nguyên Hòa

+ Thành viên hội đồng quản trị – Bà Phạm Thị Ngọc Tịch

+ Thành viên hội đồng quản trị – Ông Trần Kim Thành

Nutifood có các phòng ban chuyên môn, phụ trách các hoạt động kinh doanh, nghiên cứu
và phát triển, sản xuất, tài chính và nhân sự của công ty. Mỗi phòng ban có một trưởng phòng,
trực thuộc tổng giám đốc và báo cáo cho HĐQT. Các phòng ban cũng có sự hợp tác và tương
tác với nhau để đảm bảo sự hiệu quả và đổi mới trong hoạt động của công ty.

Nutifood có các chi nhánh và đại lý trên toàn quốc, phân phối các sản phẩm sữa và dinh
dưỡng của công ty đến người tiêu dùng. Các chi nhánh và đại lý có một ban giám đốc địa
phương, trực thuộc phòng kinh doanh và báo cáo cho tổng giám đốc. Các chi nhánh và đại lý
cũng có sự hỗ trợ từ các phòng ban khác trong việc quảng bá thương hiệu và chăm sóc khách
hàng.

39
b. Các yếu tố tác động tới cơ cấu tổ chức của Nutifood.

- Mục tiêu và chiến lược kinh doanh: Cơ cấu tổ chức của Nutifood phải phù hợp với định
hướng phát triển “Chuyên Gia Dinh Dưỡng” của công ty, bao gồm việc đầu tư mạnh mẽ vào
nghiên cứu phát triển sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt, tiếp cận thị trường trong và ngoài
nước, và xây dựng thương hiệu uy tín và chất lượng. Điều này đòi hỏi cơ cấu tổ chức phải có
sự phân quyền rõ ràng, cụ thể và chính xác cho các bộ phận và cá nhân trong công ty, đảm
bảo sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận, và quản lý và kiểm soát các hoạt động của tổ
chức.

- Công nghệ và đổi mới: Công nghệ và đổi mới là những yếu tố quan trọng để Nutifood
duy trì sự cạnh tranh và phát triển trong ngành sữa và dinh dưỡng. Điều này ảnh hưởng đến
cơ cấu tổ chức của Nutifood bởi vì công ty phải có một bộ phận nghiên cứu và phát triển
mạnh mẽ, có khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, cải tiến công nghệ và đảm bảo
sự đổi mới trong sản phẩm của công ty. Ngoài ra, công ty cũng phải có một bộ phận sản xuất
hiện đại, có thể quản lý quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tối ưu hóa hiệu
suất sản xuất.

- Môi trường kinh doanh: Môi trường kinh doanh là những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến
hoạt động của Nutifood, bao gồm các yếu tố như khách hàng, đối thủ, nhà cung cấp, nhà
nước, xã hội và văn hóa. Điều này ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức của Nutifood bởi vì công ty
phải có khả năng thích ứng với những thay đổi và yêu cầu của môi trường kinh doanh. Ví dụ,
công ty phải có một bộ phận kinh doanh linh hoạt, có thể tiếp cận thị trường trong và ngoài
nước, bán hàng và quảng cáo hiệu quả . Công ty cũng phải có một bộ phận quản lý nhân sự
chuyên nghiệp, có thể tuyển dụng, đào tạo và chính sách phúc lợi cho nhân viên của công ty.

4.2.2. Đánh giá cơ cấu tổ chức hiện tại của Nutifood.

Cơ cấu tổ chức của Nutifood có tính phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh của
công ty, bởi vì nó phản ánh được định hướng phát triển “Chuyên Gia Dinh Dưỡng” của công
ty, tạo điều kiện cho các bộ phận và cá nhân trong công ty hoạt động hiệu quả và đổi mới
trong ngành sữa và dinh dưỡng .

Cơ cấu tổ chức của Nutifood có tính linh hoạt và thích ứng với môi trường kinh doanh, bởi
vì nó cho phép công ty có khả năng tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu
và yêu cầu của khách hàng, và tạo ra sự khác biệt và ưu thế cạnh tranh so với các đối thủ.

Cơ cấu tổ chức của Nutifood có tính đơn giản và rõ ràng, bởi vì nó chỉ gồm hai cấp quản lý
là HĐQT và tổng giám đốc, giảm thiểu sự phân tán quyền lực và trách nhiệm, và tăng cường
sự giao tiếp và tương tác giữa các bộ phận trong công ty.
40
4.3. Lãnh đạo.

4.3.1. Phân tích chức năng lãnh đạo của nhà lãnh đạo NutiFood.

Người đã gắn bó, dẫn dắt NutiFood từ những ngày đầu tiên công ty còn trứng nước tới thời
điểm hiện tại, NutiFood đã khẳng định được vị thế của mình tại quốc gia và vươn ra ngoài thế
giới, không ai khác chính là nữ doanh nhân thành đạt: Bà Trần Thị Lệ.

Bà được biết đến như là một “nữ tướng” đã thành công trong việc đánh thức một tập đoàn
“đang ngủ quên” - NutiFood để giờ đây có những thành tích, tầm cỡ đáng nể. Đặc biệt trong
năm qua, bà đã được vinh danh và bình chọn là một trong những nữ doanh nhân quyền lực
nhất Châu Á tên tạp chí Forbes.

Hồ sơ Doanh nhân: Bà Trần Thị Lệ

- Năm sinh: 1973

- Quê quán: Bình Định

- Học vấn: Cử nhân Đại học Y khoa

- Chức vụ: Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm (NutiFood)

Quá trình sự nghiệp:

Vốn xuất thân là một bác sĩ, có được trình độ hiểu biết nền tảng y khoa, điều kiện tiếp cận
đối với lĩnh vực sức khỏe cũng như cái tâm hết lòng vì người tiêu dùng. Suốt nhiều năm, bà
cho biết bản thân chỉ ngủ chưa đến 5 tiếng vì ban ngày vừa sản xuất vừa bán sữa dinh dưỡng,
đêm lại cắp sách đi học quản trị doanh nghiệp, marketing,...

Sau cơ duyên làm trợ lý giám đốc điều hành của NutiFood, năm 2000, bà được mời về làm
giám đốc và trực tiếp điều hành công ty. Lúc bấy giờ công ty vẫn còn nhỏ, song bà vẫn nuôi
hi vọng đưa thương hiệu ra tầm cỡ quốc tế, cho dù bản thân chưa biết nhiều về kinh doanh.

Bà đã thay đổi tên Đồng Tâm thành NutiFood, việc thay đổi tên bắt nguồn từ tham vọng
của vị CEO này, trong đó Nuti - viết tắt của Nutrition (dinh dưỡng) và Food (thực phẩm).

Năm 2003, từng bước trở thành cổ đông lớn nhất của NutiFood, đây cũng là lúc bà Lệ
chính thức trở thành Tổng giám đốc.

Năm 2007, dưới sự điều hành của nữ doanh nhân, công ty tăng trưởng phi mã, trung bình
237% mỗi năm và từ một cơ sở nhỏ lẻ, doanh số công ty đã chạm mốc 500 tỷ đồng.

Năm 2008, bà Lệ vì một số lý do đã giao lại quyền điều hành cho một doanh nhân khác.
Tuy nhiên những tham vọng quá lớn và quyết định sai lầm dẫn đến NutiFood phải gánh chịu

41
hậu quả mà 5 năm sau mới có thể khôi phục lại. Từ đây, nữ doanh nhân được mời trở lại về
công ty để tham gia gây dựng lại từ đầu.

Từ năm 2009 trở đi, công ty có dấu hiệu khắc phục dần được những hậu quả để lại từ quyết
định trước. Thậm chí lấy lại dần được vị thế và lòng tin của người tiêu dùng trên thị trường
sữa.

Năm 2013, công ty hoàn toàn đứng vững trong thị trường sữa Việt, đồng thời còn có doanh
nhân kỳ cứu Trần Thanh Hải - chồng bà Lệ, về làm chủ tịch hội đồng quản trị.

Năm 2016 - 2018, sản phẩm của NutiFood liên tục đứng đầu về chất lượng cũng như uy
tín, được nhận nhiều sự ủng hộ.

Năm 2019-2021, NutiFood đứng trước sự đe dọa của dịch Covid - 19, tuy nhiên vị CEO
của công ty vẫn có những nước đi đúng đắn và chính sách hiệu quả để không phải chịu nhiều
thiệt hại.

Năm 2022 đến nay, NutiFood thực hiện ước mơ tham vọng bước chân ra thị trường nước
ngoài, hợp tác với các đối tác ngoại quốc nhằm tăng vị thế và phát triển.

- Biến cố năm 2008:

Không may, chiến lược sai lầm cộng hưởng với sự suy giảm của thị trường tài chính đã
ảnh hưởng trực tiếp đến NutiFood. khiến công ty thua lỗ nặng 147 tỷ đồng, hàng tung ra thị
trường không bán được, dẫn đến tồn kho, các bộ nhân viên buộc phải nghỉ chờ việc, tiền mặt
thiếu, gần hết vốn điều lệ.

Sau đó NutiFood đề nghị bà Lệ quay lại điều hành công ty, trong tình huống khó khăn,
toàn bộ nhân sự cốt cán đều rời đi, công nhân thì ăn lương chờ việc và đặc biệt 150 nhà phân
phối,đối tác đều muốn chấm dứt hợp tác, bà Lệ vẫn quả quyết tin tưởng vào sự trở lại của
NutiFood. “Lúc đó, tình huống bắt tôi phải suy nghĩ và tự động viên mình, đến mức này rồi
không thể nào xuống được thêm nữa thì phải lên thôi.” Nữ doanh nhân chia sẻ.

Trong suốt 5 năm sau đó, bà Lệ thuyết phục toàn bộ cán bộ công nhân viên đồng cam cộng
khổ, gắng sức làm việc ngày đêm. Bà chia sẻ tầm nhìn cho họ và những kế hoạch lập ra trong
tương lai: “Tôi chia sẻ hiện trạng, tầm nhìn và cách vực dậy công ty với các nhân sự chủ chốt.
Có người ủng hộ nhưng cũng có người không tin. Một số nhân sự cấp cao không những
không có chung tầm nhìn mà còn làm nản lòng mọi người, tôi đành chia tay họ và chiêu dụ
người phù hợp”.

42
Tuy nhiên đối với những người không có chung tầm nhìn với bản thân, bà vẫn sẵn sàng
chia tay những nhân sự cốt cán để chiêu mộ thêm nhân lực mới có thể đồng hành trên chặng
đường mới.

Lúc đó, bà Lệ đã thay đổi cấu trúc điều hành trong công ty bao gồm 4 vị trí giám đốc tài
chính. marketing, bán hàng và nhân sự. Đội ngũ quản lý mới đồng lòng, làm việc ngày đêm
không về nhà.

Để đảm bảo được chuỗi cung ứng, nữ CEO đi khắp Bắc - trung - nam để gặp trực tiếp các
nhà phân phối, đối tác để nói chuyện với họ. Bà xin nhà cung cấp thêm thời hạn ba tháng hợp
tác, nếu sau đó không có hiệu quả thì chia tay. Nhờ sự quyết tâm cũng như con người với cái
tâm chính trực, kiên định, mà khoảng 100 nhà phân phối đồng ý tiếp sức hỗ trợ. Những mặt
hàng tồn đọng của nhà cung cấp, NutiFood hứa sẽ giải quyết trong vòng 1 năm và cùng với sự
trợ giúp từ nhà cung cấp và ngân hàng, NutiFood giữ được chữ tín.

Về vấn đề không có tiền mặt, NutiFood không còn chi phí cho Marketing, tinh thần đội
ngũ Marketing sụt giảm trầm trọng. Tuy nhiên, bà Lệ đã áp dụng chính sách lương thưởng
dựa vào năng suất lao động, truyền cảm hứng và tạo sự tự tin cũng như động cơ làm việc cho
cán bộ công nhân viên. Đồng thời tìm hiểu nghiên cứu lý do để khách hàng lựa chọn sản
phẩm của NutiFood mà không cần chi cho marketing. Bà sẵn lòng dùng 3 tháng chi phí
Marketing cho năm sau để dùng luôn vào thời điểm đó.

Kết quả, công ty đã giảm lỗ nhanh chóng và huề vốn tại tháng thứ 3. Sau đó là những tiến
triển tích cực của công ty. Mọi công sức và nỗ lực được đền đáp sau những 7-8 năm vất vả, từ
kinh nghiệm này bà khuyên các nhà lãnh đạo chia sẻ thẳng thắn với nhân viên về các tầm nhìn
chiến lược cụ thể trong từng giai đoạn.

Bà khẳng định, nếu chính sách đúng đắn và thấu tình đạt lý thì người lao động sẽ hiểu,
người quản lý sẽ không cắn rứt lương tâm. Do đó các doanh nghiệp cần tỉnh táo lựa chọn và
đặt ra nhiều phương án xử lý kỹ lưỡng trong tương lai.

4.3.2. Đánh giá.

Nữ doanh nhân Trần Thị Lệ không chỉ có cái tâm cái tầm, mà còn có những phẩm chất của
một nhà lãnh đạo thành công. Phong cách làm việc quyết đoán, có tầm nhìn bao quát và xa,
đưa ra được những quyết định chủ chốt hiệu quả. Đồng thời có sự quản lý chặt chẽ, quan tâm
tới sức khỏe nhân viên, áp dụng các chính sách làm việc trong nội bộ công ty, cũng như đầu
tư có hiệu quả , đặt ra những chiến lược hữu ích góp phần hướng tới mục tiêu mà công ty để
ra với triết lý kinh doanh “phục vụ vì lợi ích cộng đồng.”

43
Những khó khăn xảy đến với NutiFood là những nốt trầm, song cũng là những cơ hội để
học hỏi từ những vấp ngã để trưởng thành và đứng vững hơn trên thị trường. Bà Lệ đáp ứng
đầy đủ những nguyên tắc của nhà lãnh đạo, phong cách phù hợp và tập trung xử lý tình huống
vô cùng chắc chắn và quyết đoán.

Đối với nhân viên, bà Lệ là người tiên phong luôn đi đầu làm gương và sẵn lòng đồng cam
cộng khổ cùng với nhân viên của mình. Là tấm gương đầy ngưỡng mộ và có được niềm tin
vững chắc của cả NutiFood lẫn những nhà phân phối và đối tác trong và ngoài nước.

4.4. Phân tích mức độ kiểm soát của NutiFood.

Quá trình hội nhập diễn ra mạnh mẽ, môi trường kinh doanh trở nên khốc liệt, chính vì
điều này các doanh nghiệp sẽ phải đối diện với rất nhiều khó khăn, đặc biệt đó là sự cạnh
tranh về giá cả, về dịch vụ, về mặt hàng…. Để tồn tại, phát triển và nâng cao năng lực cạnh
tranh để đứng vững trên thị trường thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải kiểm soát tốt hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình.

Bên cạnh đó, mục tiêu chiến lược của các doanh nghiệp hiện nay là nâng cao giá trị của các
cổ đông, để làm được điều đó thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải kiểm soát tốt chi phí mới có
thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Công ty cổ phần thực phẩm
dinh dưỡng NutiFood cũng đang trên đà phát triển để đạt được mục tiêu chiến lược đó. Chính
vì điều này đòi hỏi công ty phải hoàn thiện hệ thống kiểm soát hoạt động.

Là doanh nghiệp hoạt động trong ngành sữa, hiện nay ngành này đang chịu áp lực của rất
nhiều công ty sữa nhập khẩu từ nước ngoài. Trong môi trường cạnh tranh như vậy, để có thể
đứng vững trên thị trường và tiếp tục phát triển luôn là mối quan tâm hàng đầu của Nutifood.
Vì vậy, để có thể có những quyết định đúng đắn, đúng hướng thì thông tin về kết quả cũng
như thành quả hoạt động phải chính xác và nhanh chóng.

Để đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội và phù hợp với điều kiện kinh doanh buộc
các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để tăng sức cạnh tranh. Muốn duy trì sự tăng trưởng
và phát triển, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện chính sách đổi mới, trong đó hoàn thiện hệ
thống kiểm soát hoạt động là một trong những nội dung rất được các công ty quan tâm.

4.4.1. Nội dung kiểm soát chung.

Quý công ty coi chất lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu nên đã áp dụng rất nhiều biện
pháp và quản lý chặt chẽ các biện pháp đó để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ngay từ khi đưa
vào hoạt động, Nhà máy NutiFood Bình Dương đã đạt tiêu chuẩn GMP Food (Hệ thống Thực
hành tốt sản xuất thực phẩm). Đồng thời, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, nhà máy đang
duy trì việc tuân thủ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 và hệ thống an toàn
44
thực phẩm theo ISO 22000, dưới sự giám sát quản lý và đảm bảo bởi Tổ chức ABS-QE Hoa
Kỳ.

Trên cơ sở đó, nhà máy luôn duy trì và thực hiện nghiêm ngặt các quy trình, quy định kiểm
tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào ngay từ nhà cung cấp đến khi nhập kho, bảo quản và
suốt quá trình sử dụng chế biến tạo ra sản phẩm trong chuỗi hoạt động sản xuất tại nhà máy.

Trong quá trình sản xuất, bán thành phẩm và thành phẩm được kiểm tra tại từng công đoạn
đảm bảo theo quy trình chuẩn của ISO 22000 với các điểm kiểm soát tới hạn có các kế hoạch
HACCP tương ứng nhằm kiểm soát, ngăn chặn các mối nguy liên quan.

Thành phẩm theo từng ca, từng ngày sản xuất, từng lô hàng sản xuất đều được lưu mẫu,
kiểm tra tại phòng thí nghiệm trước khi xuất bán ra thị trường.

Các thiết bị đo kiểm của nhà máy đều được hiệu chuẩn, kiểm định định kỳ phù hợp tiêu
chuẩn về đo lường sản phẩm. Máy móc, thiết bị dây chuyền sản xuất luôn được chăm sóc, bảo
trì định kỳ với sự hỗ trợ của các chuyên gia nhà cung cấp thiết bị Tetra Pak (Thụy Điển) và
Combibloc (Đức).

Nhà máy rất chú trọng việc tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên có chất lượng.
NutiFood luôn có chương trình đào tạo cho công nhân viên khi mới vào làm việc và chương
trình định kỳ cho tất cả phòng ban nhằm duy trì nhận thức về an toàn vệ sinh thực phẩm và
nâng cao trách nhiệm cá nhân cùng hiệu suất làm việc.

Vấn đề đào tạo là chưa đủ, nhà máy còn áp dụng một số công cụ hỗ trợ nhằm duy trì hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9001, GMP, HACCP và ISO 22000, đó là chương trình
5S/Keizen. Phần mềm quản lý bảo trì tài sản CMMS EcoMaint nhằm giúp bộ phận kỹ thuật
quản lý tốt và khai thác hiệu quả các thiết bị máy móc, công cụ, dụng cụ trong toàn nhà máy.

Để đánh giá đúng tình hình chất lượng, năng suất và an toàn thực phẩm, nhà máy còn thiết
lập một hệ thống báo cáo, phân tích và đánh giá dựa trên các thông tin cập nhật từ phần mềm
ERP và phần mềm quản lý bảo trì tài sản CMMS. EcoMaint , Các báo cáo, phân tích và đánh
giá này được nhà máy tổ chức họp xem xét định kỳ hàng tuần, theo từng chu kỳ (4 tuần), theo
quý và hàng năm. Dựa trên các báo cáo phân tích và đánh giá này sau mỗi lần xem xét, nhà
máy rút kinh nghiệm, đưa ra các nguyên nhân khách quan và chủ quan của các vấn đề chưa
đạt yêu cầu hoặc vấn đề gì cần cải tiến nhằm tìm ra các giải pháp phù hợp giúp nhà máy duy
trì và nâng cao năng suất, chất lượng và an toàn thực phẩm.

- Khi áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng trên, họ đã có những lợi ích như: các hoạt
động trong hệ thống ổn định; chất lượng sản phẩm ổn định và được cải tiến thường xuyên nên
chất lượng ngày càng tăng; nhân viên tại các phòng ban tương tác và phối hợp rất nhịp nhàng.
45
- Ngay từ khi xây dựng, cả 2 dự án NutiFood Cao Nguyên (Gia Lai), NutiFood Việt Nam
(Hà Nam) đều áp dụng GMP Food (Hệ thống Thực hành tốt sản xuất thực phẩm) theo tiêu
chuẩn của WHO/FAO ngay từ giai đoạn thiết kế công trình. Đồng thời theo tiến độ dự án xây
dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP Hà Lan.

Sau khi đưa vào hoạt động sẽ đồng nhất hệ thống quản lý chất lượng của tất cả các nhà
máy trên thông qua việc thực hiện và chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả tuân
thủ với các tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và ISO 22000:2005 và tiêu chuẩn quản lý của
NutiFood trong mọi hoạt động.

4.4.2. Đánh giá.

Mức độ kiểm soát của NutiFood là vô vùng chặt chẽ trong từng khâu và lĩnh vực kinh
doanh, nhân sự, máy móc để cho ra sản phẩm chất lượng nhất. Đảm bảo được về mặt thông
tin, đảm bảo tính chiến lược hiệu quả, nắm bắt gọn lẹ tình trạng của bản thân, đúng lúc đúng
đối tượng và công bằng, minh bạch. Chính xác, quyết đoán, hiện thực, khách quan. Linh hoạt
và đồng thời có độ đa dạng hợp lý. Các quy trình kiểm soát của NutiFood rất khoa học, vì đã
có những kinh nghiệm và uy tín đối với đối tác và thị trường nước ngoài. NutiFood đã đi theo
tiến trình chuẩn, kỹ càng và trên hết còn có cái tâm, nền tảng y khoa của đội ngũ bác sĩ.

Các phương thức kiểm soát hiện đại, chính sách tốt và phù hợp. Nêu bật được sự chuyên
nghiệp trong công tác đảm bảo uy tín chất lượng của sản phẩm và công ty. Là doanh nghiệp
nổi tiếng trên mảng chăm sóc sức khỏe và tham gia đóng góp và phục vụ cộng đồng, thực
phẩm dinh dưỡng an toàn sạch sẽ của người Việt. NutiFood đã không làm thất vọng bất kỳ cá
nhân hay tập thể nào.

Sự kiểm soát có ảnh hưởng tích cực nhờ có không chỉ khâu đánh giá đo lường hết sức tỉ mỉ
thận trọng, bám sát thực tế mà còn có sự hỗ trợ, nỗ lực của nhân sự. Góp phần đem lại cái
nhìn rõ ràng hơn về hướng đi và xây dựng chuẩn bị kỹ lưỡng về các tình huống có thể xảy ra
trong tương lai.

V. Đề xuất giải pháp/bài học.

Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập người dân ngày càng tăng đã dẫn
đến sự thay đổi trong nhu cầu, cơ cấu và thị hiếu, hành vi mua sắm của người tiêu dùng toàn
cầu, cùng với đó cũng thay đổi những nét văn hoá trong tiêu dùng, mua sắm. Do đó trong xây
dựng chiến lược, kế hoạch và tổ chức các hoạt động doanh nghiệp cần phải tính đến đầy đủ
các yếu tố trên, phải coi sân chơi doanh nghiệp là “toàn cầu”, phải tính toán, dự báo đầy đủ,
chính xác, kịp thời những cơ hội và thách thức từ sân chơi này. Hội nhập cũng dẫn đến nhà
quản trị có thể phải làm việc trong môi trường đa văn hoá của những người lao động đến từ
46
vùng miền, quốc gia khác nhau. Các nhà quản trị cần phải có những điều chỉnh thích hợp
trong quản trị nhân lực, trong xây dựng văn hoá và bầu không khí làm việc, tinh thần doanh
nghiệp trong môi trường kinh doanh. Ngoài ra, các nhà quản trị của doanh nghiệp phải luôn
sẵn sàng đương đầu với sự tác động của môi trường luôn thay đổi, đó là những thay đổi về
chính trị, luật pháp, kinh tế, xã hội, văn hoá, các điều kiện tự nhiên, tiến bộ khoa học - công
nghệ, sức ép của toàn cầu, hội nhập, cạnh tranh ngày càng tăng cùng với những hình thức
phương pháp và thủ thuật mới, sự thay đổi nhanh chóng của nhu cầu, thị hiếu, hành vi mua
của khách hàng…Những thay đổi này có thể dẫn đến những cơ hội và rủi ro không lường
trước, do đó nhà quản trị của tổ chức phải nghiên cứu môi trường, nhận diện, đánh giá cơ hội
và rủi ro để tận dụng cơ hội, giảm thiểu rủi ro, đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp thích ứng
với môi trường. Đối với những rủi ro nêu trên, NutiFood cần có những giải pháp như sau:

- Lắng nghe khách hàng, đặt mình vào khách hàng, thăm dò ý kiến của khách hàng; Đẩy
mạnh mở rộng các sàn thương mại, mở rộng sự chọn lựa cho khách hàng; Chăm sóc và đảm
bảo quyền lợi cho khách hàng;
- Cần có nhà lãnh đạo nhạy bén, tầm nhìn xa, nghiên cứu sâu về thị trường để xây dựng
doanh nghiệp vững mạnh;
- Chú trọng các khâu sản xuất, cung ứng, vận chuyển, tiếp thị, bán hàng và dịch vụ;
- Trau dồi kỹ năng nhà quản trị, trình độ nhân lực,...; Giữ vững và tiếp tục duy trì sự phát
triển văn hoá doanh nghiệp; Doanh nghiệp hợp tác sáng tạo với các doanh nghiệp khác để cho
ra những sản phẩm và dịch vụ đột phá;
- Đẩy mạnh truyền thông sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội như Tik Tok,
Facebook,...
- Chú trọng thêm vào đầu tư nguồn nguyên liệu tự chủ ( trang trại, máy móc trang thiết bị,
sản xuất, bảo quản sản phẩm,...) để không bị phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài.

C. KẾT LUẬN.

Môi trường kinh doanh là tổng hợp các yếu tố, các điều kiện có ảnh hưởng trực tiếp hay
gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp . Môi trường kinh doanh luôn thay
đổi, vận động theo nhiều chiều hướng khác nhau, đa dạng và phức tạp. Vì vậy, môi trường
kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp đặc biệt đối với hoạt động quản trị. Hoạt
động quản trị được hiểu là hoạt động cần thiết được thực hiện khi con người kết hợp với nhau
trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu theo cách có hiệu quả, hiệu suất cao thông qua hoạt
động hoạt định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát.

47
Hoạt động quản trị của công ty Nutifood bị ảnh hưởng bởi môi trường kinh doanh bao
gồm: chiến lược kinh doanh, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát. Chiến lược kinh doanh của công ty
Nutifood gồm: chiến lược kinh doanh áp dụng chiến lược chi phí thấp, chiến lược kinh doanh
tập trung vào chất lượng sản phẩm, chiến lược tập trung vào sự khác biệt, chiến lược kinh
doanh của Nutifood đề cao đào tạo nhân sự, chiến lược kinh doanh nâng cao tiếp thị và bán
hàng. Chúng em cũng nhận thấy cơ cấu tổ chức của Nutifood có tính phù hợp với các chiến
lược trên, có tính linh hoạt và thích ứng với môi trường kinh doanh nhưng hết sức đơn giản và
rõ ràng. Doanh nghiệp được lãnh đạo bởi bà Trần Thị Lệ- một “nữ tướng” đã thành công
trong việc đánh thức một tập đoàn “đang ngủ quên” - Nutifood để giờ đây có những thành
tích, tầm cỡ đáng nể. Đặc biệt trong năm qua, bà đã được vinh danh và bình chọn là một trong
những nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á tên tạp chí Forbes. Mức độ kiểm soát của
Nutifood là vô cùng chặt chẽ trong từng khâu, từng lĩnh vực. Các quy trình kiểm soát cũng rất
khoa học, chính xác bởi sự dày dặn kinh nghiệm trên thương trường kinh doanh sữa.

Qua công trình nghiên cứu này, chúng em cũng đã rút ra được một số bài học từ những
thành công của Nutifood trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh, kế hoạch, tổ chức hoạt
động,... và đề xuất một số giải pháp cho những rủi ro mà Nutifood vẫn đang gặp phải như đẩy
mạnh nguồn nguyên liệu tự chủ, phát triển văn hóa doanh nghiệp, mở rộng thêm truyền thông
sản phẩm,....

Tổng kết lại, môi trường kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động quản trị của doanh
nghiệp Nutifood. Môi trường kinh doanh thay đổi làm cho Nutifood cũng phải biến đổi về tất
cả mọi mặt để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nhờ đó, Nutifood đã có được sự phát triển ổn
định và tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh của mình trong tương lai. Khởi đầu bằng sự
tận tâm lớn lơn bằng hoài bão luôn là câu châm ngôn của Nutifood.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Quản trị học (2019), nhà xuất bản Hà Nội.
2. Trang web chính thức của Nutifood https://www.nutifood.com.vn/
3. Trần Anh, “Nutifood dần trở thành đối thủ đáng gờm của Vinamilk trên thị trường
sữa bột” (2018)
https://theleader.vn/nutifood-dan-tro-thanh-doi-thu-dang-gom-cua-vinamilk-tren-thi-
truong-sua-bot-1530248148288.htm
4. “Ăn nên làm ra như NutiFood” (2020)
https://viettimes.vn/an-nen-lam-ra-nhu-nutifood-post140179.html
5. “NutiFood chủ động xây dựng nguồn nguyên liệu chất lượng cao”

48
https://vnexpress.net/nutifood-chu-dong-xay-dung-nguon-nguyen-lieu-chat-luong-cao-
4157074.html
6. “Chiến lược Marketing của Nutifood: Giải pháp dinh dưỡng hàng đầu” (2023)
https://happy.live/chien-luoc-marketing-cua-nutifood-giai-phap-dinh-duong-hang-dau-
phan-1/
7. “NutiFood ký hợp đồng xuất khẩu sữa đi Mỹ” (2018)
https://baovephapluat.vn/thong-tin-doanh-nhan-doanh-nghiep/nutifood-ky-hop-dong-
xuat-khau-sua-di-my-49046.html
8. “Nutifood hợp tác cùng tỷ phú Thụy Điển sản xuất sữa” (2018)
https://www.sggp.org.vn/nutifood-hop-tac-cung-ty-phu-thuy-dien-san-xuat-sua-
post491650.html
9. “NutiFood tăng tốc hợp tác, vươn tầm quốc tế” (2019)
https://www.sggp.org.vn/nutifood-tang-toc-hop-tac-vuon-tam-quoc-te-
post505994.html
10. “Tổng quan tình hình thị trường sữa ở Việt Nam” (2023)
https://viracresearch.com/thi-truong-sua-2023-tong-quan-va-trien-vong/.
11. “Tìm hiểu sơ đồ tổ chức công ty Nutifood’’
https://accgroup.vn/so-do-to-chuc-cong-ty-nutifood
12. “Bạn đã biết gì về công ty sữa Nutifood Việt Nam”
https://laodongdongnai.vn/cong-ty-nutifood-1640313811

49

You might also like