You are on page 1of 40

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH

THẢO LUẬN

HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH

Đề tài:

“Anh (chị) hãy xây dựng một chương trình du lịch 1 ngày thăm
nội thành Hà Nội (City tour) cho một đoàn khách người Nhật Bản
gồm 30 người ở độ tuổi trung niên.”

Mã lớp HP: 2324TEMG3011

Nhóm:10

GVHD: Ths Đỗ Thị Thu Huyền

0
DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT Họ và tên Mã sinh viên Nhiệm vụ Đánh giá

Chương 2 – Tốt, nộp bài


95 Phan Thu Trang 20D251051
2.2 đúng hạn.

Chương 2 – Tốt, nộp bài


96 Trần Thị Thuỳ Trang 20D251111
2.2 đúng hạn.

Chương 3 + Tốt, nộp bài


97 Trần Thuỳ Trang 20D251052
2.3 đúng hạn.

Chương 1 – Tốt, nộp bài


98 Đặng Quốc Tuấn 20D251102
1.1 đúng hạn.

Chương 2 – Tốt, nộp bài


99 Trần Thị Tú 20D251042
2.2 đúng hạn.

Chương 2 – Tốt, nộp bài


100 Lại Thị Thảo Vân 20D251112
2.1 đúng hạn.

Chương 3 + Tốt, nộp bài


101 Lư Thị Diệu Vân 20D251053
2.3 đúng hạn.

Lời mở đầu +
Tốt, nộp bài
102 Nguyễn Quang Vinh 20D251113 1.2 (Chương
đúng hạn.
1)

Tốt, nộp bài


103 Nguyễn Quang Vũ 20D251054 Powerpoint
đúng hạn.

Thuyết trình + Tốt, nộp bài


104 Trịnh Thị Lệ Xuân 20D251114
2.2 đúng hạn.

Kết luận, tổng


Trần Thị Hải Yến Tốt, nộp bài
105 20D251055 hợp chỉnh sửa
(Nhóm trưởng) đúng hạn.
nội dung
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

Thời gian: 13 giờ ngày 12 tháng 2 năm 2023.

Địa điểm: Phòng học G204 – Tòa G – Đại học Thương Mại.

Thành viên tham gia: 11 thành viên của nhóm tham gia đầy đủ.

Nội dung cuộc họp

- Nhóm trưởng phổ biến cho các thành viên trong nhóm nắm rõ nội dung cần làm
trong buổi họp.

- Cả nhóm thống nhất về bố cục và nội dung của outline. Sau đó các thành viên
trong nhóm đưa ra ý kiến về vấn đề lựa chọn điểm đến trong tour.

- Sau khi đã lựa chọn xong đề tài, nhóm trưởng đề xuất hướng đi phát triển nội
dung cho cả nhóm cùng tham khảo và đưa ra ý kiến bổ sung giúp hoàn thiện phần bố
cục nội dung.

Kết quả:

- Nhóm đã thống nhất được với nhau về bố cục của bài thảo luận, đồng thời chọn
điểm đến để làm chương trình du lịch 1 ngày là Hà Nội.

- Các thành viên nhận nhiệm vụ cụ thể và thời hạn nộp sản phẩm.

- Đánh giá chung: các thành viên trong nhóm tích cực tham gia xây dựng, đóng
góp ý kiến cho bài thảo luận của nhóm.

Cuộc họp kết thúc vào lúc 16 giờ 30 phút cùng ngày.

Hà Nội, ngày 12 tháng 2 năm 2023

Nhóm trưởng

Yến

Trần Thị Hải Yến


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................1
CHƯƠNG 1:..................................................................................................................2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH.........................2
1.1 Khái luận cơ bản....................................................................................................2
1.1.1 Doanh nghiệp lữ hành......................................................................................2
1.1.2 Chương trình du lịch........................................................................................3
1.2 Quy trình xây dựng chương trình du lịch...............................................................6
1.2.1 Phát triển chương trình và các yếu tố cấu thành chương trình du lịch............6
1.2.2 Xác định chi phí và tính giá bán chương trình du lịch....................................9
CHƯƠNG 2:................................................................................................................11
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH 1 NGÀY THĂM NỘI
THÀNH HÀ NỘI CHO MỘT ĐOÀN KHÁCH NGƯỜI NHẬT BẢN GỒM 30
NGƯỜI Ở ĐỘ TUỔI TRUNG NIÊN........................................................................11
2.1 Giới thiệu về đoàn khách người Nhật Bản gồm 30 người ở độ tuổi trung niên. .11
2.1.1 Đặc điểm đoàn khách....................................................................................11
2.1.2 Mục đích đi du lịch của đoàn khách..............................................................14
2.2 Xây dựng chương trình du lịch 1 ngày thăm nội thành Hà Nội cho một đoàn
khách người Nhật Bản gồm 30 người ở độ tuổi trung niên.......................................15
2.2.1 Phát triển chương trình du lịch và các yếu tố cấu thành................................15
2.2.2 Xác định chi phí và giá bán chương trình du lịch..........................................28
2.3 Đánh giá chung về thực trạng xây dựng chương trình du lịch 1 ngày thăm nội
thành Hà Nội cho một đoàn khách người Nhật Bản gồm 30 người ở độ tuổi trung
niên.............................................................................................................................30
2.3.1 Ưu điểm.........................................................................................................30
2.3.2 Hạn chế..........................................................................................................30
CHƯƠNG 3:................................................................................................................32
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH 1 NGÀY
THĂM NỘI THÀNH HÀ NỘI CHO MỘT ĐOÀN KHÁCH NGƯỜI NHẬT BẢN
GỒM 30 NGƯỜI Ở ĐỘ TUỔI TRUNG NIÊN........................................................32
KẾT LUẬN..................................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................35
LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, du lịch Việt Nam đang ngày càng phát triển, lượng khách quốc tế đến
cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết
đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa điểm
yêu thích của du khách quốc tế. Du lịch đang ngày càng nhận được sự quan tâm của
toàn xã hội. Chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch là những vấn đề nhận được
nhiều sự chú ý và quan tâm rộng rãi. Điều này đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp du
lịch, công ty lữ hành cần phải tìm hiểu nhu cầu, sở thích, thói quen tiêu dùng, trạng
thái tâm lý của khách hàng để đem đến sản phẩm thoả mãn nhu cầu của họ.

Trong những năm gần đây, tình hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng
sâu sắc. Mối quan hệ hợp tác được thực hiện sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có
ngành du lịch. Theo thống kê của Tổng cục du lịch, năm 2019 Việt Nam đón gần 1
triệu lượt khách Nhật Bản. Tuy nhiên do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid, du lịch nước
ta chính thức mở cửa trở lại vào tháng 3 năm 2022 và đón khoảng 120 nghìn lượt
khách Nhật Bản trong 10 tháng đầu năm 2022, đứng thứ 4 trong các thị trường gửi
khách hàng đầu của Việt Nam.
Những dữ liệu trên cho thấy Nhật Bản là thị trường quan trọng của Việt Nam. Từ
đó, việc xây dựng 1 chương trình du lịch phù hợp với thị trường khách Nhật Bản là
điều cần thiết để giúp doanh nghiệp mang tới cho khách hàng sản phẩm chất lượng
nhất để họ dễ dàng tìm hiểu, trải nghiệm và gây ấn tượng trong quá trình sử dụng.
Nắm bắt được nhu cầu và tìm hiểu được tâm lý khách hàng, nhóm 10 chúng em đã lựa
chọn đề tài: “Xây dựng một chương trình du lịch 1 ngày thăm nội thành Hà Nội
(City tour) cho 1 đoàn khách người Nhật Bản gồm 30 người ở độ tuổi trung niên.”
Để có một bài tiểu luận hoàn chỉnh, chúng em xin chân thành cảm ơn cô Đỗ Thị
Thu Huyền đã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ nhóm. Trong quá trình làm bài tiểu luận, nhóm
10 chúng em không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy chúng em rất mong nhận được
sự góp ý, đánh giá từ cô và các bạn.
Nhóm 10 xin chân thành cảm ơn!

1
CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH

1.1 Khái luận cơ bản

1.1.1 Doanh nghiệp lữ hành

Khái niệm

“Doanh nghiệp lữ hành (Tour Operation) được hiểu đầy đủ là tổ chức kinh tế có
tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn định, được đăng ký và cấp phép kinh doanh dịch vụ
lữ hành theo quy định của pháp luật nhằm mục đích lợi nhuận thông qua việc xây
dựng, bán và tổ chức thực hiện chương trình du lịch cho khách du lịch.”

Chức năng và vai trò

Chức năng: Doanh nghiệp lữ hành có 3 chức năng cơ bản sau

Chức năng thông tin: Doanh nghiệp lữ hành cần cung cấp thông tin cho hai
nhóm đối tượng, gồm khách du lịch và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Nội dung
thông tin gồm: Giá trị tài nguyên, tiền tệ, thời tiết, đặc điểm nhu cầu khách, khả năng
thanh toán,…

Chức năng sản xuất: Chức năng sản xuất của doanh nghiệp lữ hành thể hiện ở
việc doanh nghiệp lữ hành tổ chức nghiên cứu thị trường du lịch từ đó tiến hành tổ
chức sản xuất, thiết kế chương trình du lịch.

Chức năng thực hiện: Chức năng thực hiện được thể hiện qua việc doanh
nghiệp lữ hành tổ chức chương trình du lịch cho khách du lịch theo hợp đồng đã ký
kết.

Vai trò: Doanh nghiệp lữ hành có vai trò quan trọng đối với khách du lịch và
đối với nhà cung cấp dịch vụ du lịch.

Đối với khách du lịch: Thứ nhất, doanh nghiệp lữ hành có vai trò tư vấn thông
tin du lịch miễn phí giúp khách có lựa chọn phù hợp nhất trong chuyến đi. Thứ hai,
doanh nghiệp cung cấp trải nghiệm, tri thức, sự an toàn; giúp du khách tiết kiệm thời
gian, tiền bạc, công sức so với việc tự tổ chức chuyến đi. Chuyến du lịch trọn gói tạo
điều kiện cho mọi du khách tiếp cận, giao lưu, hiểu rõ về nhau hơn so với chuyến đi lẻ.

2
Đối với nhà cung cấp dịch vụ du lịch: Nhà cung cấp tiêu thụ được khối lượng
lớn sản phẩm dịch vụ du lịch qua doanh nghiệp lữ hành. Bên cạnh đó, nhà cung cấp
chủ động hơn trong các hoạt động kinh doanh, tiết kiệm được chi phí quảng bá, xúc
tiến sản phẩm đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ khi doanh nghiệp lữ hành có thị
trường khách thường xuyên và ổn định. Ngoài ra, nhà cung cấp có điều kiện tập trung
hơn vào hoạt động sản xuất vì đã chuyển bớt được rủi ro sang phía các doanh nghiệp
lữ hành.

Phân loại

Căn cứ vào đối tượng khách du lịch (phạm vi hoạt động)

- Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa.


- Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế.

Căn cứ vào chức năng hoạt động

- Doanh nghiệp lữ hành gửi khách.


- Doanh nghiệp lữ hành nhận khách.
- Doanh nghiệp lữ hành tổng hợp.

Căn cứ vào quy mô

- Doanh nghiệp lữ hành có quy mô nhỏ và vừa chia làm ba loại: Doanh nghiệp
siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.
- Doanh nghiệp lữ hành có quy mô lớn.

Căn cứ vào các tiêu chí phân loại doanh nghiệp lữ hành khác

- Theo hình thức sở hữu, doanh nghiệp lữ hành được phân chia làm các loại:
Doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp
tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Theo sản phẩm, doanh nghiệp lữ hành bao gồm các loại: Doanh nghiệp kinh
doanh chương trình du lịch, đại lý lữ hành.

1.1.2 Chương trình du lịch

Khái niệm

3
Chương trình du lịch (Tour) là sản phẩm đặc trưng và cơ bản nhất của doanh
nghiệp lữ hành. Theo luật du lịch (2017): “Chương trình du lịch là văn bản thể hiện
lịch trình dịch vụ và giá bán được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ điểm
xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi.”

Đặc điểm

Chương trình du lịch là một loại hình sản phẩm dịch vụ nên mang đầy đủ các
đặc điểm của sản phẩm dịch vụ nói chung. Đó là:

- Tính vô hình: Chương trình du lịch không có hình thù, kiểu dáng cụ thể;
khách du lịch chỉ có thể cảm nhận dịch vụ khi bỏ tiền mua và trực tiếp trải nghiệm
dịch vụ.
- Tính không tách rời: Quá trình sản xuất và tiêu dùng không có sự tách biệt về
không gian và thời gian. Chương trình du lịch không sản xuất trước, chỉ khi có nhu cầu
của khách hàng, chương trình mới có thể được sản xuất và tổ chức thực hiện.
- Tính không đồng nhất: Là sự không đồng nhất về chất lượng dịch vụ do chất
lượng chương trình du lịch phụ thuộc chủ yếu vào trình độ, kỹ năng, thái độ, tâm lý
phục vụ của con người; ngoài ra còn do sự khác biệt về độ dài tour, lịch trình tour…
- Tính không lưu kho: Tính không lưu kho thể hiện ở chỗ hôm nay không bán
được thì ngày mai vĩnh viễn mất đi, không thể dự trữ như các sản phẩm hàng hoá.

Bên cạnh các đặc điểm chung, chương trình du lịch còn có một số đặc trưng
khác

- Tính tổng hợp: Chương trình du lịch là sản phẩm dịch vụ tổng hợp, bao gồm
nhiều loại dịch vụ khác nhau do nhiều nhà cung cấp khác nhau cung ứng
- Tính kế hoạch: Tính kế hoạch của chương được thể hiện ở chỗ chương trình
đã sắp xếp dự kiến trước lịch trình, điểm đến và các dịch vụ cung cấp cho một chuyến
đi du lịch. Việc tổ chức chương trình du lịch sẽ được thực hiện theo kế hoạch sắp đặt
trước.
- Tính linh hoạt: Mặc dù được thiết kế sẵn và đưa ra chào bán cho khách hàng,
tuy nhiên các yếu tố cấu thành có thể thay đổi theo thỏa thuận giữa khách hàng với
doanh nghiệp lữ hành trên cơ sở thống nhất giữa hai bên trong trường hợp nhất định.

4
- Tính đa dạng: Căn cứ vào cách thức thiết kế và tổ chức chương trình du lịch;
sự phối hợp các yếu tố cấu thành chương trình du lịch; phạm vi không gian và thời
gian tổ chức chương trình du lịch;...mà có thể tạo ra rất nhiều chương trình du lịch
khác nhau.
- Tính phụ thuộc: Chất lượng và giá bán chương trình du lịch của doanh nghiệp
lữ hành phụ thuộc vào chất lượng và giá dịch vụ của nhà cung cấp.
- Tính dễ bị sao chép: Do việc kinh doanh chương trình du lịch không đòi hỏi
kỹ thuật tinh vi; mặt khác dung lượng vốn đầu tư ban đầu thấp, quá trình sản xuất gắn
liền với tiêu dùng, vì vậy chương trình du lịch dễ dàng bị sao chép.
- Tính thời vụ cao: Chương trình du lịch thường có tính thời vụ cao, thể hiện ở
chỗ chúng luôn có sự biến động vì tiêu dùng và sản xuất du lịch phụ thuộc nhiều và rất
nhạy cảm với những thay đổi của các yếu tố môi trường vĩ mô.
- Tính rủi ro: Khách du lịch thường có cảm nhận rủi ro khi mua chương trình du
lịch vì không thể thử dịch vụ trước nhưng vẫn phải chấp nhận mức giá và thanh toán
trước khi tiêu dùng. Các rủi ro gồm: sản phẩm, thân thể, tài chính, tâm lý, thời gian....

Phân loại

Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ

- Chương trình du lịch nội địa


- Chương trình du lịch quốc tế, bao gồm 2 dạng: Chương trình du lịch quốc tế
đến và chương trình du lịch quốc tế ra nước ngoài.

Căn cứ vào phạm vi thời gian

- Chương trình du lịch một ngày.


- Chương trình du lịch ngắn ngày (độ dài tour từ 7 ngày trở lại).
- Chương trình du lịch dài ngày (độ dài tour tử trên 7 ngày đến dưới 1 năm).

Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh

- Chương trình du lịch chủ động.


- Chương trình du lịch bị động.
- Chương trình du lịch kết hợp.

Căn cứ vào mức giá chào bán

5
- Chương trình du lịch theo mức giá trọn gói.
- Chương trình du lịch theo mức giá dịch vụ cơ bản.
- Chương trình du lịch theo mức giá từng phần (giá tự chọn).

Căn cứ vào mục đích chuyến đi

- Chương trình du lịch nghỉ ngơi, giải trí, chữa bệnh.


- Chương trình du lịch theo chuyên đề (văn hóa, lịch sử,...).
- Chương trình du lịch công vụ MICE (hội họp, triển lãm).
- Chương trình du lịch tôn giáo tín ngưỡng.
- Chương trình du lịch thể thao, khám phá, mạo hiểm.
- Chương trình du lịch sinh thái.
- Chương trình du lịch kết hợp học tập, chữa bệnh…

1.2 Quy trình xây dựng chương trình du lịch

1.2.1 Phát triển chương trình và các yếu tố cấu thành chương trình du lịch

Quá trình phát triển chương trình và các yếu tố cấu thành chương trình du lịch
được thực hiện theo thứ tự 9 bước:

Bước 1: Lên ý tưởng chương trình du lịch

Tùy thuộc vào mỗi loại hình du lịch gắn với nhóm thị trường khách mục tiêu
nhất định doanh nghiệp du lịch cần nên ý tưởng cho chương trình du lịch đó để phát
triển một chương trình du lịch hoàn chỉnh. Ý tưởng về một chương trình du lịch mới
có thể được phòng thị trường đề xuất hoặc theo ý kiến từ nhà quản trị, gợi ý của khách
hàng thông qua điều tra du khách, họăc xuất phát từ khuyến cáo của các cơ quan quản
lý,...

Bước 2: Lựa chọn sơ bộ

Phòng Thị trường sẽ nghiên cứu phân tích và đánh giá tiềm năng của các ý
tưởng để từ đó quyết định lựa chọn và phát triển một ý tưởng chương trình du lịch. Ý
tưởng được lựa chọn cần thỏa mãn hai điều kiện cơ bản sau:

- Chương trình du lịch phải đảm bảo bù đắp đủ chi phí kinh doanh và mang lại
lợi nhuận cần thiết cho doanh nghiệp: Doanh nghiệp phải nghiên cứu, phân tích, dự
báo số lượng khách tham gia, số chuyến đi có thể thực hiện mức giá thành và giá bán
6
có thể chấp nhận được. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần dự tính sơ bộ mức chi phí
giá thành chương trình du lịch để ước tính giá bán có lãi, trên cơ sở đó phân tích xem
mức giá bán ước tính có cạnh tranh được không và khách hàng có thể chấp nhận được
không?
- Chương trình du lịch có khả năng tổ chức và kinh doanh: Chương trình du lịch
có giá trị có khả năng thu hút và hấp dẫn khách hàng, mức chi phí và giá thành hợp lý
mang lại lãi suất cho đơn vị tổ chức đảm bảo đầy đủ việc xin thị thực nhập cảnh cho
khách đảm bảo an ninh hàng không đảm bảo tổ chức y tế, bảo hiểm, làm theo các quy
định về du lịch được ban hành,...

Bước 3: Nghiên cứu ban đầu

Tiến hành những nghiên cứu ban đầu nhằm thu thập dữ liệu cần thiết để có thể
cân nhắc về hành trình dự kiến, các tuyến điểm du lịch, các hoạt động tham quan giải
trí, các nhà cung cấp và các dịch vụ ăn nghỉ dự kiến. Các phương pháp có thể sử dụng:

- Điều tra khách hàng: Nghiên cứu các ý kiến dựa trên nghiên cứu nhu cầu của
khách hàng về các tuyến điểm, hoạt động và chương trình du lịch yêu thích. Từ
đó, doanh nghiệp lữ hành có kết quả điều tra đảm bảo độ tin cậy.
- Nghiên cứu các chương trình du lịch tương tự trong danh mục sản phẩm của
đối thủ cạnh tranh: Từ chương trình du lịch tương tự của đối thủ cạnh tranh, doanh
nghiệp có thể rút kinh nghiệm và tạo sự khác biệt cho chương trình của mình.
- Xin hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước các văn phòng đại diện du lịch
quốc gia và địa địa phương tại nước sở tại: Doanh nghiệp du lịch có thể liên hệ xin hỗ
trợ cung cấp các thông tin cần thiết liên quan tới hành trình tour từ những đơn vị cơ
quan quản lý nhà nước nhằm tạo dựng chương trình du lịch phù hợp.

Bước 4: Cân nhắc tính khả thi

Từ các dữ liệu thông tin đã được điều tra doanh nghiệp có thể tổ chức các cuộc
họp để cân nhắc tính chính xác và phù hợp của chương trình du lịch mới được đề ra.
Nếu dữ liệu tích cực và khả quan nhà quản trị cấp cao có thể hoàn toàn đưa ra ý kiến
phát triển chương trình du lịch mới

Bước 5: Khảo sát thực địa

7
Việc khảo sát thực địa giúp doanh nghiệp lữ hành có những dữ liệu chính xác
và đầy đủ hơn về điểm đến. Các phương thức thực hiện:

- Khảo sát không liên hệ trước: khảo sát không báo trước tại các đơn vị cung
cấp dịch vụ. Đảm bảo tính chính xác và không ảnh hưởng tới việc tổ chức thực hiện
chương trình du lịch sau này với những tình huống bất ngờ phát sinh.
- Khảo sát có liên hệ trước: khảo sát đã báo trước với doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ thông báo rõ ràng về mục đích và thời gian khảo sát để không mất nhiều thời
gian tuy nhiên sẽ dễ thu về những dữ liệu đã bị biên tập trước.

Bước 6: Lập hành trình

Dựa trên những dữ liệu đã có sẵn doanh nghiệp sẽ lập hành trình chương trình
du lịch liên quan trực tiếp tới việc tổ chức thực hiện; bao gồm:

- Hành trình cho khách du lịch: Nêu rõ lịch trình và chương trình chi tiết các
ngày các điểm tham quan, các hoạt động dịch vụ và trải nghiệm trong chương trình,
giúp cho du khách chủ động và nắm rõ các kế hoạch cá nhân trong chuyến đi. Lịch
trình phải không quá dày đặc, phù hợp với tâm sinh lý của khách, đa dạng các hoạt
động trải nghiệm, an toàn,...
- Hành trình cho hướng dẫn viên: Chương trình bao gồm đầy đủ các hoạt động
của hướng dẫn viên, bổ sung thêm các lưu ý, nắm bắt và có phương án chủ động, để
quản lý đoàn khách hiệu quả đảm bảo thực hiện chương trình theo đúng tiến độ.
- Hành trình cho lái xe: Hành trình nêu rõ các tuyến đường các điểm dừng đỗ,
thời gian trên cung đường đi, giúp lái xe chủ động chuẩn bị các điều kiện cá nhân và
phương tiện vận chuyển, đảm bảo cho chất lượng phục vụ đoàn khách.
- Hành trình cho nhà cung cấp dịch vụ du lịch: Hành trình lưu ý rõ thời gian
phục vụ, lịch trình đến và đi của đoàn khách khi sử dụng các hoạt động cung cấp dịch
vụ.

Bước 7: Hợp đồng với các đối tác cung cấp dịch vụ

Sau khi hoàn tất lịch trình mới, doanh nghiệp phải tổ chức ký kết hợp đồng với
các doanh nghiệp đối tác cung cấp dịch vụ trong chương trình du lịch của mình. Đại
diện hai bên cần có buổi làm việc chính thức thỏa thuận những điều khoản quan trọng
trong hợp đồng cam kết hợp tác lâu dài để phát triển và có chữ ký/dấu xác nhận.

8
Bước 8: Thử nghiệm chương trình du lịch

Để đảm bảo chương trình du lịch sẽ phù hợp với khách hàng doanh nghiệp du
lịch cần đưa chương trình du lịch vào thử nghiệm để đánh giá chính xác hơn về
chương trình. Việc thử nghiệm chương trình cần tiến hành theo đúng hành trình đã dự
kiến, có người quan sát, phân tích, thảo luận và dự báo lần cuối về tính khả thi của
chương trình sửa đổi hoặc thay đổi một số nội dung khi cần thiết nhằm tăng khả năng
sinh lợi của chương trình.

Bước 9: Quyết định đưa chương trình du lịch vào kinh doanh

Sau khi đã có kết quả khảo sát thực nghiệm doanh nghiệp cần tổ chức họp bàn
và nhà quản trị cấp cao đưa ra quyết định quan trọng cuối cùng: Có đưa chương trình
du lịch vào thực hiện hay không? Nếu chương trình du lịch mới đã có những điều
chỉnh hoàn thiện và phương án khắc phục hợp lý, nhà quản trị cấp cao hoàn toàn có thể
tự tin để quyết định đưa chương trình du lịch vào kinh doanh. Ngược lại, nhà quản trị
cần phải đưa ra quyết định dừng phát triển chương trình du lịch mới.

1.2.2 Xác định chi phí và tính giá bán chương trình du lịch

Quy trình xác định chi phí và tính giá bán chương trình du lịch được thực hiện
theo trình tự 7 bước như sau:

Bước 1: Xác định tất cả các khoản mục chi phí liên quan đến chương trình du
lịch

Các chi phí liên quan có thể là chi phí vận chuyển, chi phí lưu trú, chi phí ăn
uống, chi phí mua vé tham quan, chi phí hướng dẫn viên, chi phí quản lý, chi phí
quảng cáo…

Bước 2: Phân loại chi phí làm hai nhóm là chi phí cố định và chi phí biến đổi

Chi phí cố định: Là những chi phí không thay đổi theo số lượng khách tham gia
vào chương trình du lịch. Bao gồm: Chi phí quản lý, chi phí quảng cáo, chi phí dịch vụ
hướng dẫn du lịch, chi phí vận chuyển,...

9
Chi phí biến đổi: Là những khoản mục chi phí biến đổi theo số lượng khách
tham gia vào chương trình du lịch. Bao gồm: Chi phí lưu trú, chi phí ăn uống, bảo
hiểm, chi phí mua vé tham quan, chi phí vận chuyển,...

Bước 3: Tính mức chi phí cố định bình quân tại điểm hòa vốn và chi phí biến
đổi của khách tham gia chương trình du lịch

Chi phí cố định bình quân tại điểm hòa vốn là mức chi phí cố định được xác
định bình quân cho mỗi khách tham gia trong chương trình du lịch tại điểm doanh
nghiệp hòa vốn. Công thức xác định:

- FCĐBĐ: Mức chi phí cố định bình quân của một khách trong
chương trình du lịch.
FCĐBĐ = FCĐ / QHV - FCĐ: Tổng mức chi phí cố định trong chương trình du lịch.
- QHV: Tổng số khách tham gia chương trình du lịch tại điểm
hòa vốn.

Chi phí biến đổi thường được tính toán theo mỗi khách tham gia chương trình
du lịch. Công thức xác định:

- FBĐ: Mức chi phí biến đổi của một khách du lịch.
n - FBĐi: Chi phí biến đổi thứ i phát sinh trong chương trình du lịch
FBĐ = ∑ F BĐi
i=1 đối với một khách du lịch.
- n: Số lượng chi phí biến đổi phát sinh trong chương trình.

Bước 4: Tính mức chi phí cơ bản bình quân của một khách tham gia chương
trình du lịch

Mức chi phí cơ bản bình quân của một khách tham gia chương trình du lịch là
giá bình quân theo mỗi khách tham gia chương trình du lịch. Công thức:

- FBQ: Mức chi phí cơ bản bình quân của khách tham gia
chương trình du lịch.
FBQ = FCĐBĐ+ FBĐ = Z
- Z: Giá thành bình quân của một khách tham gia chương
trình.

Bước 5: Tính mức lợi nhuận bình quân dự kiến và mức giá bán chương trình du
lịch dự kiến

10
- Ldự kiến: Lợi nhuận bình quân dự kiến của chương trình du
Ldự kiến= Z * L’dự kiến lịch.
- L’dự kiến: Tỷ lệ lợi nhuận dự kiến của chương trình du lịch.

Mức giá bán chương trình du lịch dự kiến được xác định bằng công thức:

- Pdự kiến: Giá bán chương trình du lịch dự kiến (chưa bao gồm
Pdự kiến = Z + Ldự kiến
thuế VAT)

Bước 6: So sánh mức giá bán chương trình du lịch dự kiến với mức ngân quỹ
dự kiến của khách du lịch tiềm năng để điều chỉnh mức giá bán với số khách tham gia
thành lập đoàn (nếu cần thiết)

Ngân quỹ dự kiến của khách du lịch là khả năng thanh toán dự kiến của khách
du lịch tiềm năng cho chương trình du lịch. Nếu mức giá bán dự kiến và mức ngân quỹ
dự kiến của khách du lịch tiềm năng cân bằng thì doanh nghiệp lữ hành không cần
thiết điều chỉnh giá bán dự kiến. Nếu chênh lệch thì doanh nghiệp cần rà soát điều
chỉnh lại một số yếu tố cấu thành chương trình du lịch để đảm bảo giá bán có tính cạnh
tranh hơn.

Bước 7: Tính thuế VAT và mức giá bán chương trình du lịch bao gồm thuế
VAT

Thuế VAT là thuế giá trị gia tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh trong
quá trình từ sản xuất lưu thông cho đến tiêu dùng.

- P: Mức giá bán chương trình du lịch bao gồm thuế


P = Pdự kiến + Thuế VAT VAT
- Thuế VAT = Pdự kiến * Tỷ lệ thuế VAT

11
CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH 1 NGÀY


THĂM NỘI THÀNH HÀ NỘI CHO MỘT ĐOÀN KHÁCH NGƯỜI NHẬT
BẢN GỒM 30 NGƯỜI Ở ĐỘ TUỔI TRUNG NIÊN

2.1 Giới thiệu về đoàn khách người Nhật Bản gồm 30 người ở độ tuổi trung niên

2.1.1 Đặc điểm đoàn khách


Nhật Bản là thị trường khách du lịch đầy tiềm năng tại Việt Nam. Theo thống
kê của Tổng cục du lịch, giai đoạn 2015-2019, khách Nhật Bản đến Việt Nam tăng 1,4
lần, từ 671 nghìn lượt (năm 2015) lên 952 nghìn lượt ( năm 2019), mức tăng bình quân
đạt 9,1%/năm. Tính riêng 2 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đã đón 162 nghìn lượt
khách Nhật Bản, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2019. Theo thông tin từ Trung tâm
ASEAN - Nhật Bản, lượng khách lớn nhất của thị trường Việt Nam là những người
đàn ông trung niên (26,5%), kế đến là đàn ông lớn tuổi (13,2%), sau đó là phụ nữ lớn
tuổi (11,8%), phụ nữ trung niên (10,3%), đàn ông đã kết hôn (9,6%)... Vì lý do này, rất
nhiều công ty lữ hành tập trung phục vụ phân khúc trung niên của thị trường Nhật, vì
họ có nhiều thời gian và tiền bạc để du lịch.

Nguồn: Tổng cục du lịch

Đặc điểm tâm lý khách trung niên Nhật Bản

Khách trung niên Nhật đi du lịch với tâm lý thoải mái: Du khách ở độ tuổi này
là những người đã từng trải, có sự nghiệp, có gia đình, con cái. Họ có thể để con cái ở
12
nhà để có thời gian đi du lịch riêng với nhau mà không phải vướng bận việc chăm lo
cho chúng bởi lúc này con cái họ đã đủ lớn, có thể tự chăm sóc cho mình.

Thời gian đi du lịch linh hoạt: Với nhiều thời gian rảnh rỗi, họ không nhất thiết
phải du lịch vào dịp nghỉ lễ tết với chi phí đắt đỏ và đông đúc, hay nghiên cứu đi vào
dịp nghỉ hè của con. Họ có thể đi du lịch bất cứ khi nào muốn, đi vào những dịp thấp
điểm để đến những điểm du lịch hấp dẫn. Tuy nhiên với nhu cầu đề cao sự an toàn, du
khách Nhật thường lựa chọn đi theo tour có sẵn trong khoảng thời gian ngắn.

Tính tự tôn dân tộc cao: Do có tính tự tôn dân tộc cao nên khi đi bất cứ đâu trên
thế giới, những vị khách trung niên Nhật Bản chỉ thích nói tiếng Nhật. Những cơ sở
lưu trú (và những điểm đến du lịch nói chung) với nhân viên cư xử hòa nhã, thân thiện
và có khả năng sử dụng tiếng Nhật, luôn được du khách Nhật ưa thích.

Ham học hỏi: Khách du lịch Nhật Bản thường có xu hướng thỏa mãn sự tò mò
của mình thông qua việc tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của các điểm đến. Họ có sở thích
tìm hiểu những địa điểm nổi tiếng nơi họ đến và dành thời gian nghiên cứu tỉ mỉ trước.
Do vậy những điểm đến có thể thu hút khách trung niên Nhật là những điểm đến nơi
có bề dày lịch sử, truyền thống văn hóa hoặc những điểm lưu trữ các dấu tích lịch sử,
văn hóa như bảo tàng, nhà lưu niệm, nhà truyền thống… Hiện nay khách du lịch trung
niên Nhật Bản có xu hướng ở lại một điểm đến lâu hơn thay vì đi thăm nhiều nơi nhất
có thể, và họ muốn ‘trải nghiệm’ hơn là chỉ quan sát lối sống và thành phố nước ngoài.

Giao tiếp lịch sự, tế nhị, thận trọng và kín đáo: những du khách Nhật được
mệnh danh là một trong những du khách dễ mến và tốt nhất thế giới vì họ có thái độ
niềm nở và lịch sự với mọi người xung quanh, ý thức giữ gìn vệ sinh, họ luôn nghe
theo hướng dẫn viên và cúi đầu kính cẩn như một bản năng. Khi giao tiếp với người
Nhật Bản thì việc nhìn thẳng vào mặt đối phương là điều cấm kị, họ thường tìm một
vật trung dung để nhìn. Đặc biệt họ là những người luôn đúng giờ.

Thích khám phá ẩm thực: họ dễ bị thu hút bởi những món ăn nổi tiếng nhất của
địa phương. Họ tò mò và rất hứng thú trong việc thưởng thức các hương vị ẩm thực
đặc biệt và khác lạ ở các điểm đến du lịch. Hơn thế nữa, họ còn rất thích thú tìm hiểu
và học hỏi về nguồn gốc, cách thức chế biến và những giá trị ẩn chứa đằng sau vẻ bề
ngoài của ẩm thực ở nơi đến. Khi đến Việt Nam, món ăn ngon không thể thiếu của

13
những vị khách trung niên là phở (Udon) và nem rán (Harumaki). Khi đi du lịch, tuỳ
theo sở thích cá nhân, có người uống rượu, có người uống bia, nước trái cây…Du
khách Nhật đặc biệt yêu thích Trà Đạo, khi phục vụ những vị khách trung niên cần lưu
ý đến tính thẩm mỹ trong trình bày món ăn vì họ là những người yêu thích sự tinh tế.

Yêu cầu cao về sự tiện nghi, thuận tiện, sạch sẽ, an toàn: An ninh và an toàn -
chính trị ổn định luôn yếu tố tối thượng được người Nhật đặt lên hàng đầu khi lựa
chọn các điểm đến du lịch. Tùy mức thu nhập họ có thể sử dụng các dịch vụ tại các
khách sạn cao cấp để được tận hưởng những trải nghiệm tốt nhất. Họ thích những
khách sạn cao cấp hoặc khách sạn nhỏ nhưng đẹp, yên tĩnh, sạch sẽ, an toàn và có
vườn cây bao quanh. Họ yêu cầu phòng tắm phải có bồn tắm và nước thật nóng để
ngâm mình. Tại các nhà hàng, cơ sở lưu trú và vệ sinh công công, du khách nhật luôn
quan tâm tới vấn đề vệ sinh và sự sạch sẽ của khăn ăn, khăn tắm, đồ ăn, dụng cụ ăn, ga
trải giường, phòng tắm, toilet…

Đặc điểm tiêu dùng khách trung niên Nhật Bản

Du khách trung niên Nhật Bản có khả năng chi trả cao: Khách du lịch Nhật
Bản nằm trong nhóm khách có khả năng chi trả cao nhất thế giới. Theo JNTO, trung
bình người Nhật Bản chi tiêu trên 2.900 USD cho một chuyến đi du lịch nước ngoài,
gấp 1,5 lần khách Âu – Mỹ; gấp 2 lần khách Thái Lan, Hàn Quốc; gấp 8 lần khách
Trung Quốc. Họ dành phần lớn chi tiêu vào dịch vụ lưu trú, vận chuyển, tiếp sau đó là
mua sắm và ăn uống.
Chất lượng sản phẩm được đặt lên hàng đầu: Đối với khách trung niên Nhật,
nếu chất lượng kém có thể phải bồi thường và họ sẽ không bao giờ quay trở lại. Vì vậy
họ thường đề ra các tiêu chuẩn về độ bền và chất lượng cho hàng hóa và chúng phải là
hàng có thương hiệu, họ cũng quan tâm đến các dịch vụ sau bán, có yêu cầu rất cao đối
với sản phẩm du lịch: an toàn, vệ sinh, kết hợp mua sắm, du lịch quanh năm không có
tính thời vụ. Họ có xu hướng tiêu dùng đa sắc, hiện đại và độc đáo bởi tính dân tộc.
Ưa mua sắm: Các sản phẩm được người Nhật ưa chuộng thường là hàng thủ
công mỹ nghệ, mây tre, hàng thêu, thổ cẩm, tơ tằm...Khi đến Việt Nam, đặc biệt là
những phụ nữ trung niên thường thích những món quà có màu sắc tinh tế, hoa văn nhẹ
nhàng. Họ thường mua những mặt hàng thêu dệt của người Chăm, những chiếc váy lụa
màu lam, áo khoác thêu hay những chiếc túi nhỏ xinh xắn, dễ thương.
14
2.1.2 Mục đích đi du lịch của đoàn khách
Du lịch, nghỉ dưỡng: Đối với những vị khách trung niên Nhật Bản, du lịch là
một cơ hội để nghỉ ngơi, giảm stress và tạm thời rời xa cuộc sống thường ngày, ngắm
nhìn ‘thiên nhiên’, tham gia vào các hoạt động thể thao và giải trí. Khi đi du lịch, họ
muốn tìm hiểu những điều mới, nhưng trong phạm vi an toàn.

Tham quan, khám phá, tìm hiểu và trải nghiệm: Do sở thích ham học hỏi của
người Nhật nói chung và khách trung niên Nhật nói riêng nên họ lựa chọn đi du lịch
với mục đích tìm hiểu, khám phá những nền văn hoá khác nhau, thưởng thức ẩm thực
và hoà mình vào văn hoá vùng miền nơi họ đặt chân đến. Theo một Công ty nghiên
cứu du lịch Nhật Bản cho biết: Có tới 82% khách Nhật thích tham quan các công trình
kiến trúc, lịch sử của Việt Nam.

Ngoài ra, những vị khách trung niên lựa chọn đi du lịch với mục đích thăm
người thân hoặc những mục đích khác nhau: họ đi du lịch với mục đích đi thăm những
người thân, bạn bè hay những chiến hữu đã xa cách nhiều năm.

2.2 Xây dựng chương trình du lịch 1 ngày thăm nội thành Hà Nội cho một đoàn
khách người Nhật Bản gồm 30 người ở độ tuổi trung niên

2.2.1 Phát triển chương trình du lịch và các yếu tố cấu thành

Bước 1. Lên ý tưởng chương trình du lịch

Đoàn khách trong chương trình du lịch này là khách Nhật Bản ở độ tuổi trung
niên (khoảng từ 45 đến 65 tuổi), họ thay đổi trạng thái cuộc sống sang một lối sống tận
hưởng hơn, họ sẵn sàng chi tiêu để mua được sự an tĩnh và thoải mái. Họ có những
nhu cầu riêng để phù hợp với chuyến đi và lứa tuổi của mình: Một tour du lịch vừa
sức, lịch trình cân bằng là điều vô cùng cần thiết để có thể đảm bảo cho sức khỏe của
họ trong suốt cuộc hành trình. Những tour du lịch nhẹ nhàng đảm bảo yếu tố an toàn,
điểm đến thân thiện, có bề dày lịch sử, hoặc những điểm đến nổi bật về ẩm thực, tự
nhiên sẽ là ưu tiên đối với những du khách này. Đặc biệt với nhóm khách ở tuổi trung
niên, họ thường có các yêu cầu cao về y tế và chăm sóc sức khỏe.

15
Dựa vào những đánh giá trên về thị trường khách mục tiêu, công ty du lịch
10Group đã lên ý tưởng cho chương trình du lịch cho đoàn cho một đoàn 30 khách
Nhật Bản ở độ tuổi trung niên là chương trình du lịch một ngày tham quan “City
Tour”- Loại hình du lịch có thể được ưa chuộng là du lịch văn hóa. Một số ý tưởng về
điểm đến được đưa ra được đưa ra là: Hà Nội, Ninh Bình, Đà Nẵng, Hội An. Đây đều
là những ý tưởng du lịch hướng tới những địa điểm nổi tiếng đáp ứng được tối đa nhu
cầu của du khách trung niên Nhật Bản.

Bước 2. Lựa chọn sơ bộ

Từ những ý tưởng trên, phòng Thị trường của công ty đã tiến hành nghiên cứu,
phân tích và đánh giá tiềm năng của mỗi ý tưởng chương trình du lịch để đưa ra quyết
định lựa chọn và phát triển ý tưởng chương trình du lịch. Dựa theo hai điều kiện cơ
bản là chương trình du lịch đảm bảo bù đắp chi phí kinh doanh và chương trình du lịch
có khả năng tổ chức và kinh doanh, công ty đã quyết định lựa chọn ý tưởng “Chương
trình du lịch một ngày tham quan – City Tour Hà Nội” để phát triển thành chương
trình du lịch.

- Chương trình du lịch phải đảm bảo bù đắp đủ chi phí kinh doanh và mang lại
lợi nhuận cần thiết cho doanh nghiệp
Các chi phí sơ bộ cho một chuyến đi có thể kể đến: chi phí vận chuyển tương
đối phù hợp: Giá thuê xe máy để đi di chuyển trong nội thành Hà Nội suốt chuyển du
lịch tầm 300.000 – 600.000 đồng/ xe/ ngày; Chi phí thuê ô tô (phù hợp với số lượng
đoàn 30 người) khoảng 2.500.000 đồng - 3.500.000 đồng/ngày. Khoản phí bình quân
cho một bữa ăn tại nhà hàng dao động từ 250.000 đồng - 500.000 đồng/người (tùy
thuộc vào nhà hàng mà giá cả sẽ khác nhau). Ngoài ra còn có các chi phí như: chi phí
nước uống, chi phí bảo hiểm du lịch, hướng dẫn viên hay là giá vé tại các điểm thăm
quan về văn hóa, tự nhiên tại Hà Nội.... Vì vậy ước tính ban đầu về giá bán có lãi dựa
trên đoàn khách trung niên 30 người là 1 triệu đồng/khách. Nếu xét về mức chi tiêu,
khách trung niên Nhật Bản nằm trong nhóm có khả năng chi trả cao, du khách Nhật
tiêu trung bình 132,6 USD mỗi ngày (khoảng 3 triệu đồng) thì mức giá 1 triệu
đồng/khách là hợp lý, đảm bảo du khách sẵn sàng chi trả, chương trình du lịch một

16
ngày thăm nội thành Hà Nội có tính khả thi cao để đưa vào thiết kế, bán và tổ chức
thực hiện.

- Chương trình du lịch có khả năng tổ chức và kinh doanh


Việc lựa chọn chương trình du lịch một ngày thăm nội thành Hà Nội hoàn toàn
có khả năng thu hút du khách trung niên Nhật Bản bởi nó đáp ứng được tối đa những
nhu cầu của họ. Hà Nội là thủ đô, đồng thời là trung tâm chính trị, văn hóa và du lịch
quan trọng của Việt Nam, có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, có hệ
thống hồ đẹp, tạo nên giá trị cảnh quan rất riêng của Hà Nội như: Lăng Chủ tịch Hồ
Chí Minh, Chùa Một Cột, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hồ
Hoàn Kiếm,... Du khách tới Hà Nội có thể di chuyển bằng nhiều loại phương tiện khác
nhau: ô tô, xe máy, xe đạp, và đặc biệt là xích lô – một phương tiện mang đậm nét Hà
Nội xưa luôn ghi lại những ấn tượng khó quên trong lòng du khách. Theo các đại diện
của Nhật Bản, du lịch Việt Nam có sức hấp dẫn với du khách Nhật Bản bởi sự phong
phú về di sản văn hóa, ẩm thực, phong cảnh thiên nhiên và di tích lịch sử, tình hình
kinh tế và chính trị luôn ổn định, kiểm soát và phòng ngừa tốt các yếu tố về dịch bệnh.
Bên cạnh đó, các thủ tục và yêu cầu của Việt Nam dành cho khách Nhật Bản đến nói
riêng rất dễ dàng, đảm bảo các yêu cầu về thời hạn visa và công văn xác nhận được
phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Bước 3. Nghiên cứu ban đầu

Công ty đã tiến hành những nghiên cứu ban đầu bằng việc nghiên cứu các
chương trình du lịch tương tự của các đối thủ cạnh tranh để thu thập dữ liệu cần thiết
cho việc xây dựng chương trình du lịch của mình. Dưới đây là chương trình du lịch
tiêu biểu mà công ty đã nghiên cứu để rút kinh nghiệm cho chương trình của mình:

“Chương trình tour du lịch Hà Nội 1 ngày của công ty Travel Group”

Sáng 08h00 - 08h30: Xe đón Quý khách tại các khách sạn, bắt đầu cho chuyến
thăm quan thủ đô Hà Nội (Hanoi City tour).

09h00 - 11h00: Quý khách tham quan:

- Chùa Trấn Quốc

17
- Thăm Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh một phức hợp bao gồm: Lăng
Chủ tịch Hồ Chí Minh; Nhà sàn Bác Hồ; Chùa Một Cột; Bảo tàng Hồ Chí Minh.

11h00 - 11h30: Quý khách tham quan Bảo tàng Dân tộc học.
Trưa 11h30 - 13h00: Quý khách đi ăn trưa tại nhà hàng, nghỉ ngơi.
Chiều 13h00 - 16h00: Quý khách tiếp tục đi thăm quan Văn Miếu Quốc Tử
Giám, Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
16h00 - 16h30: Kết thúc chương trình, xe ô tô đưa Quý khách trở lại khách sạn.
Hướng dẫn viên chia tay và hẹn gặp lại quý khách.

Từ việc nghiên cứu chương trình du lịch của đối thủ, công ty tiến hành đánh giá
ưu nhược điểm về chương trình du lịch của đối thủ để rút kinh nghiệm.

- Ưu điểm: Hầu hết doanh nghiệp đều lựa chọn những điểm đến du lịch hấp dẫn, không
thể bỏ lỡ khi đến Hà Nội như: Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Dân tộc học, Văn
Miếu Quốc Tử Giám, Hồ Hoàn Kiếm…Bên cạnh đó, những điểm đến đều rất thuận tiện cho
việc tổ chức các hoạt động mang giá trị văn hóa, lịch sử dành cho khách đoàn. Phương tiện
vận chuyển mà doanh nghiệp này lựa chọn chủ yếu là ô tô thuận lợi cho việc di chuyển trong
suốt hành trình.
- Nhược điểm: Các doanh nghiệp trên chưa khai thác được hết tiềm năng của điểm đến
trong tour du lịch của mình, chưa xây dựng những chương trình trải nghiệm, thưởng thức
các sản phẩm nghệ thuật dân gian và các điểm đến mang đậm dấu ấn lịch sử hào hùng của
dân tộc.

Tổng kết lại những đánh giá trên, công ty tiến hành xem xét và đưa ra những ý tưởng
mới cho chương trình du lịch của mình như đưa thêm các hoạt động thưởng thức các nghệ
thuật dân gian, trải nghiệm khám phá những chiến tích lịch sử, các điểm tham quan cho
chương trình du lịch của mình bởi du khách cho tour du lịch này là đoàn khách trung niên
Nhật Bản gồm 30 người để tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh và phù hợp
hơn với nhu cầu, tâm lý của khách.

Bước 4. Cân nhắc tính khả thi

18
Sau khi lên được chương trình tour 1 ngày, công ty lữ hành tham khảo giá của
đối thủ, tham khảo giá các dịch vụ như khách sạn, ăn uống, phương tiện đi lại… để
đưa ra mức chi phí phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng đồng thời vẫn đảm
bảo giá cạnh tranh với các doanh nghiệp. Từ các nghiên cứu và lựa chọn sơ bộ đầu
tiên, doanh nghiệp lữ hành xác định các thông tin đầy đủ hơn về chương trình du lịch
dự kiến và ước tính một số các khoản chi phí quan trọng trong chuyến đi:

Địa điểm lựa chọn để xây dựng chương trình


- Lăng chủ tịch HCM
- Nhà sàn
- Chùa Một Cột
- Bảo tàng Hồ Chí Minh
- Nhà tù Hỏa Lò
- Hồ Hoàn Kiếm, Đền Ngọc Sơn
- Nhà hát múa Rối

Sau khi thu thập và tìm hiểu các địa điểm đã tiến hành dự tính lại giá thành tour
với mức doanh thu và lợi nhuận thu được tính trong khoảng 10-15%.

Loại hình phương tiện lựa chọn: xe ô tô 35 chỗ


Chi phí dự kiến:
- Sử dụng xe ô tô: khoảng từ 2.500.000 - 3.000.000/ngày
- Chi phí dịch vụ hướng dẫn viên: 500.000 đồng
- Chi phí bữa ăn (Nhà hàng Quán ăn ngon): 250.000 - 400.000/người
- Vé thắng cảnh: vé vào Lăng, Bảo tàng, Nhà tù Hỏa Lò, Đền Ngọc Sơn):
300.000 đồng - 400.000 đồng/người
- Chi phí khác (quảng cáo, bán, quản lý hành chính,...): khoảng 1.000.000 đồng
- 2.000.000 đồng
- Tiền bảo hiểm du lịch: 15.000 đồng - 20.000 đồng/người/ngày

→ Theo dự tính thì doanh nghiệp cần tổ chức 10 chuyến đi mới bắt đầu có lãi,
với những số liệu ở trên tính sơ bộ thì giá tour nằm trong khoảng từ 800.000 đến
1.000.000 (bao gồm cả các chi phí tổ chức và thực hiện chương trình du lịch), là mức
giá khá hợp lý. Đây là một kết quả khả thi so với mức chi tiêu của du khách Nhật Bản
19
đặc biệt là khách trung niên Nhật Bản là nhóm khách có mức chi trả khá cao, vậy nên
giám đốc của 10Group quyết định tiếp tục phát triển ý tưởng chương trình du lịch.

Bước 5. Khảo sát thực địa

Công ty đã tiến hành những cuộc khảo sát thực tế với các nhà cung cấp dịch vụ
du lịch bằng cả hai phương thức khảo sát không liên hệ trước và khảo sát có liên hệ
trước nhằm có được hiệu quả khảo sát thực địa tốt nhất, thu thập được những thông
tin, dữ liệu chính xác nhất để đảm bảo được chất lượng chương trình du lịch của mình
và tránh những rủi ro không đáng có. Công ty đã thực hiện khảo sát đối với nhà hàng
Quán Ăn Ngon và nhận được những kết quả, đánh giá khả quan:

- Nhà hàng Quán Ăn Ngon: Nhà hàng nằm ở số 18 Phan Bội Châu, phường Cửa
Nam, quận Hoàn Kiếm chỉ cách Lăng Bác chỉ 2km, không gian nhà hàng đẹp mắt,
thoáng đãng, mát mẻ, nhiều cây xanh, có những dãy bàn dài rất thuận tiện cho việc tổ
chức ăn uống cho đoàn đông khách. Thực đơn rất phong phú, đa dạng, không chỉ phục
vụ những món ăn đậm đà hương vị truyền thống của Việt Nam và đặc biệt khách hàng
có thể nhìn trực tiếp nhân viên chế biến món ăn. Thời gian chuẩn bị phục vụ đồ ăn đồ
uống cho khách nằm trong khoảng năm đến mười phút, không quá lâu, phù hợp với
thời gian đoàn khách có thể ổn định chỗ ngồi. Chất lượng nhân viên phục vụ tại đây
khá tốt, thân thiện, hòa đồng với khách.
- Nhà xe Vio Trans: Vio Trans ra đời với mục đích và tôn chỉ hàng đầu là khai
thác tối đa sức mạnh của công nghệ số và cung cấp dịch vụ thuê xe một phong cách
phục vụ chuyên nghiệp, đáp ứng mọi nhu cầu. Nhà xe luôn chuẩn bị sẵn sàng các loại
xe phục vụ cho các tour du lịch, chất lượng xe khá tốt, chỗ ngồi sạch sẽ, nhân viên lái
xe của công ty có đủ bằng cấp và đã có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, thân thiện,
hòa đồng, đảm bảo mang tới trải nghiệm tốt cho khách.

Bước 6. Lập hành trình

* Hành trình cho du khách

20
HÀNH TRÌNH THAM QUAN NỘI THÀNH HÀ NỘI (CITY TOUR) 1 NGÀY
CHO ĐOÀN KHÁCH NHẬT BẢN GỒM 30 NGƯỜI Ở ĐỘ TUỔI TRUNG
NIÊN

Thời gian: 01 ngày – ô tô

Hà Nội - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước, một trung
tâm du lịch của đất nước Việt Nam. Lịch sử của Hà Nội gắn liền với công cuộc xây
dựng và bảo vệ tổ quốc của dân tộc ta, nơi này đã sinh ra nền văn hóa dân gian với
nhiều câu chuyện truyền thuyết, nhiều câu ca dao, tục ngữ, nhiều lễ hội dân gian và cả
những vị anh hùng được ca ngợi, các di tích văn hóa vật thể và phi vật thể được công
nhận. Hà Nội đẹp ở mọi góc nhìn, hãy đến Hà Nội để cảm nhận được hết vẻ đẹp cũng
như con người nơi đây.

7h15 – 7h45: Xe và hướng dẫn viên chuẩn bị và đón đoàn khách tại khách sạn Pan
Pacific Hanoi.

7h45 – 8h: Đoàn khách lên xe di chuyển đến Lăng Bác.

8h - 11h: Đoàn dừng chân tại Lăng Chủ tịch. Quý khách tham quan Lăng Chủ tịch
Hồ Chí Minh – nơi an nghỉ của người cha già dân tộc. Tại đây, quý khách tham quan tổ hợp
bao gồm:

- Nhà sàn Bác Hồ, nơi Bác sống và làm việc trong những năm từ 1958 đến 1969.
- Chùa Một Cột, một kiến trúc nhỏ được xây dựng trên một trụ cột nằm giữa một hồ
nước vuông cũng là một biểu tượng của Hà Nội.
- Bảo tàng Hồ Chí Minh, là một bảo tàng vào loại lớn nhất của Việt Nam. Bảo tàng
tập trung chủ yếu vào việc trưng bày những hiện vật, tư liệu về cuộc đời và con
người Hồ Chí Minh.

11h - 11h30: Quý khách tập trung lên xe di chuyển đến nhà hàng Quán Ăn Ngon
dùng bữa trưa.

11h30 - 13h: Ăn trưa và nghỉ ngơi tại nhà hàng Quán Ăn Ngon - nhà hàng với những
món ăn Việt Nam.

21
13h - 13h15: Quý khách tập trung điểm danh lên xe, bắt đầu di chuyển đến điểm đến
tiếp theo: Nhà tù Hỏa Lò.

BUỔI CHIỀU: NHÀ TÙ HỎA LÒ – HỒ HOÀN KIẾM – NHÀ HÁT MÚA RỐI

13h15 - 15h15: Khách đến tham quan Nhà tù Hỏa Lò. Di tích Nhà tù Hỏa Lò được
mệnh danh “địa ngục trần gian” ngay giữa lòng Hà Nội. Đến với Di tích Nhà tù Hỏa Lò, du
khách sẽ được trải nghiệm những hình ảnh tái hiện thực cảnh mà tù nhân chính trị từng bị tra
tấn. Du khách được chứng kiến cuộc sống khắc nghiệt mà những cựu tù chính trị phải chịu
đựng. Những câu chuyện được tái hiện qua nhiều hoạt cảnh kết hợp cùng âm thanh, ánh
sáng và hệ thống tiếng động chân thực đã đánh thức mọi cung bậc cảm xúc của du khách.

15h15 - 15h50: Quý khách tập trung, điểm danh lên xe, bắt đầu di chuyển đến Hồ
Hoàn Kiếm.

15h50 - 17h: Quý khách đặt chân đến điểm tiếp theo là Hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là
Hồ Gươm, quý khách sẽ được tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc của Tháp Rùa, đền
Ngọc Sơn. Đền Ngọc Sơn - nằm trên đảo Ngọc của Hồ Hoàn Kiếm, như một viên ngọc sáng
long lanh giữa lòng hồ. Đền được xây dựng từ thế kỷ 19, là nơi thờ thần Văn Xương Đế
Quân và đức thánh Trần Hưng Đạo. Với kiến trúc hình chữ Tam, Đền Ngọc Sơn thể hiện rõ
nét sự hòa hợp về tôn giáo qua hàng nghìn năm văn hiến, xứng danh một điển hình tuyệt tác
về không gian và kiến trúc.

17h – 17h20: Bắt đầu di chuyển đến điểm cuối cùng của chương trình du lịch, quý
khách thưởng thức tiết mục nghệ thuật rối nước tại nhà hát Múa rối Thăng Long nằm đối
diện Hồ Gươm. Múa rối nước-nghệ thuật cổ truyền dân tộc của Việt Nam, đây chính là “đặc
sản” tinh thần vô cùng hấp dẫn bởi múa rối nước chỉ có duy nhất tại Việt Nam. Nơi đây đã
diễn ra hơn 2000 màn biểu diễn rối nước cực kỳ công phu.

Trước khi buổi biểu diễn bắt đầu (10’), đoàn khách nhận vé chuẩn bị vào xem múa
rối.

17h20 – 18h: Đoàn khách ổn định chỗ ngồi bắt đầu “hòa mình” vào không gian nghệ
thuật xưa, với mái đình của làng quê Việt, tận mắt xem những chú rối nước biểu diễn hết sức
điêu luyện, công phu.
22
18h: Kết thúc hành trình Tour du lịch Hà Nội 1 ngày. HDV đưa đoàn về khách sạn và
trả khách kết thúc một ngày tham quan vui vẻ bổ ích.

Trong tour bao gồm:


 Xe ô tô máy lạnh 35 chỗ đưa đón theo chương trình.
 01 bữa ăn tiêu chuẩn 350.000 đồng/khách/bữa tại nhà hàng với các món đặc sản địa
phương, bao gồm cả đồ uống.
 Nước uống 02 chai/người.
 Vé tham quan một chiều các điểm đến có trong chương trình.
 Hướng dẫn viên nhiệt tình, kinh nghiệm, thông thạo tiếng Nhật Bản.
 Bảo hiểm du lịch ở mức bồi thường tối đa 100.000.000 VNĐ/người/vụ .
Trong tour không bao gồm:
 10% thuế giá trị gia tăng (VAT).
 Tiền tip cho hướng dẫn viên.
 Các chi phí cá nhân khác và các chi phí tham quan ngoài chương trình.
Những lưu ý chung:
 Lịch trình và thời gian có thể thay đổi tùy vào điều kiện thực tế nhưng vẫn đảm bảo đủ
những địa điểm tham quan du lịch.
 Về trang phục:
 Buổi sáng: Mặc trang phục lịch sự, gọn gàng, sạch sẽ, trang nghiêm.
 Buổi chiều: Có thể mặc trang phục thoải mái để tham quan Nhà tù Hỏa Lò
 Đi nhẹ nói khẽ giữ gìn vệ sinh cảnh quan môi trường, chấp hành các quy định chung của
đơn vị quản lý điểm đến.
 Vui lòng có mặt tại sảnh khách sạn ít nhất 15 phút trước giờ đưa đón.
 Vui lòng mang theo CMND/hộ chiếu có ảnh để đối chiếu khi cần thiết.
 Nên mang giày đi bộ, ô (dù) hoặc mũ nón và thuốc uống cá nhân.

* Hành trình cho hướng dẫn viên

BUỔI SÁNG: LĂNG BÁC – NHÀ SÀN BÁC HỒ - CHÙA MỘT CỘT – BẢO TÀNG
HỒ CHÍ MINH

23
7h15: Hướng dẫn viên có mặt tại khách sạn Pan Pacific Hanoi để tổ chức đoàn khách
(Chuẩn bị các phương tiện, liên hệ trước để nhận diện và đón đoàn; kiểm tra sĩ số đoàn
khách, trao đổi thông tin với trưởng đoàn, làm quen với đoàn khách, thông báo lịch trình
trong ngày và liên hệ với tài xế ô tô để nắm bắt tình hình…).

7h45: Liên hệ kiểm tra lại với bên ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc đã
đăng kí để chuẩn bị cho đoàn thăm lăng, Nhà sàn Bác Hồ, Chùa Một Cột, Bảo tàng Hồ Chí
Minh.

Lưu ý: các ngày thứ 2 và thứ 6 Lăng Bác đóng cửa nên chỉ đứng thăm quan từ bên
ngoài.

8h - 11h: Hướng dẫn viên dẫn đoàn tham quan và giới thiệu các điểm: Lăng Bác, Nhà
sàn Bác Hồ, Chùa Một Cột, Bảo tàng Hồ Chí Minh.

11h: Tập trung, điểm danh khách và dẫn khách ra xe.

11h15: Liên hệ với nhà hàng (trên xe) thông báo lại thời gian đoàn khách đến để nhà
hàng có thể chuẩn bị bữa trưa cho đoàn khách một cách nhanh nhất, tốt nhất.

11h30: Sắp xếp cho khách ăn và nhắc nhở về lịch trình buổi chiều.

BUỔI CHIỀU: NHÀ TÙ HOẢ LÒ – HỒ HOÀN KIẾM – NHÀ HÁT MÚA RỐI

12h50: Sau khi dùng bữa trưa tại nhà hàng, nghỉ ngơi, liên hệ với lái xe chuẩn bị chở
đoàn khách.

13h: Điểm danh, tập trung khách, đưa khách lên xe đi tham quan điểm đến Nhà tù
Hỏa Lò

13h15: Hướng dẫn viên lấy vé và phát vé cho đoàn khách. Dặn dò khách thời gian kết
thúc trải nghiệm và tập trung ra xe đi đến điểm đến tiếp theo. Bắt đầu dẫn khách đi tham
quan, giới thiệu và thuyết minh cho khách.

15h15: Tập trung điểm danh đoàn. Đưa đoàn lên xe và tiếp tục dẫn khách tham quan
điểm đến tiếp theo là Hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ Gươm, Đền Ngọc Sơn.

24
15h50: Đoàn khách đặt chân đến Hồ Hoàn Kiếm, hướng dẫn viên giới thiệu và dẫn
khách đi tham quan một số điểm nổi bật sau đó cho khách tham quan tự do và lưu ý tập
trung tại điểm đã hẹn trước vào lúc 17h để bắt đầu di chuyển đến Nhà hát Múa rối.

17h: Hướng dẫn viên dẫn khách đến điểm đến cuối cùng của chương trình du lịch là
nhà hát Múa rối Thăng Long nằm đối diện Hồ Gươm. Liên hệ lấy vé và phát vé (đã đặt
trước) và mời du khách bắt đầu thưởng thức.

18h: Hướng dẫn viên đưa đoàn trở lại khách sạn, chia tay và hẹn gặp lại đoàn khách
trong những chuyến hành trình tiếp theo. Kết thúc hành trình Tour du lịch Hà Nội 1 ngày
tham quan vui vẻ bổ ích.

Lưu ý cho hướng dẫn viên:

- Trước ngày diễn ra chuyến đi cần liên hệ với đoàn khách lưu ý về trang phục.
- Đảm bảo đón đúng, đủ số lượng khách trong đoàn đầu chương trình và trong suốt các
chặng dừng tại các điểm đến.
- Cần chú ý về vấn đề sức khỏe cho du khách vì đây là đoàn khách trung niên, có tuổi,
đồng thời mang theo một số loại thuốc cơ bản cần thiết, sẵn sàng các số điện thoại
của các cơ sở y tế trong khu vực để liên hệ khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.
- Chuẩn bị hoạt động hoạt náo trên xe để tạo bầu không khí vui vẻ cho chuyến đi.
- Chuẩn bị cho mình những kiến thức về các điểm đến để giới thiệu cho khách.

* Hành trình cho lái xe

7h15: Kiểm tra các thiết bị, độ an toàn di chuyển trên tuyến đường của xe, chuẩn bị
trước các dụng cụ dự phòng, sửa chữa,...Có mặt tại khách sạn Pan Pacific Hanoi (tọa lạc
trên đường Thanh Niên thuộc quận Ba Đình) để đón đoàn khách.

7h45: Xuất phát từ khách sạn Pan Pacific Hanoi (đường Thanh Niên, Ba Đình) đến
Lăng Chủ tịch (8 Hùng Vương, Điện Biên, Ba Đình).

10h45: Sau khi du khách tham quan xong, xe chờ, đón du khách và đi đến nhà hàng
Quán Ăn Ngon (18 Phan Bội Châu, Hoàn Kiếm) để ăn trưa.

12h45: Dọn dẹp, chuẩn bị sắp xếp xe để đưa khách đến điểm đến Nhà tù Hoả Lò.
25
15h: Sắp xe, chuẩn bị sẵn sàng đưa khách đến Hồ Hoàn Kiếm (quận Hoàn Kiếm, tp
Hà Nội) hay còn gọi là Hồ Gươm, Đền Ngọc Sơn.

17h45: Chuẩn bị xe đón khách tại nhà hát Múa rối Thăng Long. Kết thúc hành trình,
đưa khách trở lại khách sạn. Chào tạm biệt khách.

* Hành trình cho nhà cung cấp dịch vụ du lịch

 Nhà xe Vio Trans

7h15: Nhà xe đưa 1 xe 35 chỗ ngồi có mặt tại khách sạn Pan Pacific Hanoi, kiểm tra
kỹ càng chỗ ngồi, các thiết bị trong xe, đảm bảo an toàn cho đoàn khách, sắp xếp hành lý
cho đoàn khách.

7h45: Xe xuất phát từ khách sạn Pan Pacific Hanoi tới Lăng Chủ tịch.

10h45: Xe đến đón du khách và đi đến Nhà Hàng Quán Ăn Ngon.

12h45: Xe đưa khách đến điểm đến Nhà tù Hoả Lò.

15h: Xe đưa khách đến Hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ Gươm, Đền Ngọc Sơn.

17h45: Xe đợi khách, đưa khách trở lại khách sạn.

 Nhà hàng Quán Ăn Ngon:

11h: Nhà hàng liên hệ lại với đoàn đặt bàn trước, xác nhận thông tin số lượng khách,
xác nhận menu các món theo yêu cầu và thông tin thời gian dự kiến đoàn sẽ đến (đúng giờ/
sớm hơn/ muộn hơn giờ đặt) để chuẩn bị phục vụ khách.

Số lượng khách: 30 khách


Set menu:
1. Bánh xèo tôm thịt: 155.000đ
2. Phở cuốn: 120.000đ
3. Bò nướng Quán Ăn Ngon: 225.000đ
4. Gỏi ngó sen tôm thịt: 148.000đ
5. Cá lăng nướng muối ớt: 365.000đ

26
6. Lẩu riêu cua bắp bò: 420.000đ
7. Cơm rang thập cẩm: 125.000đ
8. Tôm sú hấp nước dừa: 240.000đ
9. Chè sương sa hạt lựu: 35.000đ
10. Đồ uống: 45.000đ/người

11h30: Đoàn khách đến dùng bữa. Nhà hàng check nhanh với hướng dẫn viên về các
thông tin một lần nữa, và bắt đầu lên món phục vụ khách như đã đặt trước.

Bước 7. Hợp đồng với các đối tác cung cấp dịch vụ

Sau khi tìm hiểu, chọn lựa được các nhà cung cấp dịch vụ lí tưởng và lên được
lịch trình chi tiết cho chương trình du lịch, công ty tiến hành tổ chức ký hợp đồng với
các đối tác cung cấp dịch vụ trong chương trình của mình, chính là nhà hàng Quán Ăn
Ngon và nhà xe Vio Trans. Hợp đồng ghi rõ các điều khoản cơ bản như giá cả, chất
lượng, số lượng, thời gian phục vụ, thanh toán, chiết khấu,...mà hai bên đã thương
lượng và chấp thuận.

- Hợp đồng với nhà hàng Quán Ăn Ngon: Nhà hàng phải đảm bảo cung cấp
đúng, đủ phần ăn cho đoàn khách và hướng dẫn viên, sẵn sàng phục vụ khách khi
khách tới nơi (11h30), cam kết các món ăn được phục vụ luôn đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm. Đồng thời, công ty phải thanh toán đầy đủ cho nhà hàng có hóa đơn rõ
ràng giữa 2 bên cung ứng và sử dụng món tại nhà hàng
- Hợp đồng với nhà xe Vio Trans: Nhà xe phải đảm bảo cung cấp một xe 35 chỗ
với mức giá 3.000.000đ/ngày, chất lượng tốt, ghế ngồi sạch sẽ, có các thiết bị đầy đủ
tiện nghi. Lái xe có đầy đủ giấy tờ, giấy phép lái xe đạt yêu cầu, thông thạo các tuyến
đường. Nhà xe phải kiểm tra xe trước khi chở khách để đảm bảo tránh tình trạng xe
hỏng hóc giữa đường; đảm bảo đúng lịch trình, thời gian đưa đón khách để chương
trình du lịch diễn ra theo đúng kế hoạch mà công ty lữ hành đã làm việc trước đó.
Doanh nghiệp phải đảm bảo khách giữ gìn nội thất trong xe, thanh toán đầy đủ chi phí
thuê xe.

Bước 8. Thử nghiệm chương trình du lịch

27
Trước khi quyết định đưa tour du lịch vào kinh doanh chính thức, ban lãnh đạo
đại diện các phòng ban sẽ có chuyến tham gia trải nghiệm các dịch vụ nhà hàng, dịch
vụ ăn uống, thực đơn cung cấp cho khách theo đúng kế hoạch và thời gian hành trình
đã dự kiến cho khách du lịch để có những đánh giá chính xác hơn về chương trình.
Trong quá trình tham gia tour, đại diện các phòng ban sẽ quan sát, phân tích quá trình
thử nghiệm chương trình có những phát hiện mới, ảnh hưởng nhiều đến khả năng thỏa
mãn nhu cầu của du khách, tính khả thi trong tổ chức, đánh giá xem tour này có khả thi
và sinh ra lợi nhuận ổn. Sau ngày trải nghiệm thì thấy chương trình tour như thế này có
hợp lý về thời gian và giá cả.

Bước 9. Quyết định đưa chương trình du lịch vào kinh doanh

Dựa trên những khảo sát, thực nghiệm tại các tuyến điểm và qua các buổi họp
bàn của nội bộ doanh nghiệp du lịch và giữa doanh nghiệp du lịch với nhà cung cấp
dịch vụ, nhận thấy có những đánh giá tích cực, nhóm nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện
các chương trình và có những điều chỉnh phù hợp với khách trong độ tuổi 45 - 65 tuổi.
Bên cạnh đó các chương trình du lịch mà nhóm nghiên cứu và thử nghiệm chủ yếu tập
trung vào sự trải nghiệm của du khách với văn hoá, lịch sử nên khá là phù hợp với đối
tượng là người trung niên - những người đam mê khám phá và tìm tòi sự mới lạ. Do
đó, tour du lịch này mở ra hoàn toàn phù hợp và có tính khả thi cao và doanh nghiệp
du lịch quyết định đưa chương trình du lịch vào kinh doanh.

2.2.2 Xác định chi phí và giá bán chương trình du lịch.

Dựa vào lịch trình tour 1 ngày thăm nội thành Hà Nội với số lượng khách là 30
người, xác định chi phí và giá bán chương trình du lịch như sau:

Bước 1: Liệt kê các chi phí

- Chi phí thuê xe: 3.000.000 đồng/ngày.


- Chi phí ăn uống: 350.000 đồng/người.
- Phí bảo hiểm du lịch: 15.000đồng/người/ngày.
- Vé tham quan Lăng Bác: 25.000 đồng/người.
- Vé tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh: 40.000 đồng/người.

28
- Vé tham quan Nhà tù Hoả Lò: 30.000 đồng/người.
- Vé tham quan đền Ngọc Sơn: 30.000 đồng/người.
- Vé xem múa rối: 200.000 đồng/người.
- Chi phí dịch vụ hướng dẫn viên du lịch: 800.000đồng/ngày.
- Tiền nước uống: 10.000 đồng/người/2 chai.
- Chi phí khác (quảng cáo, bán, quản lý hành chính…): 1.300.000 đồng.

Bước 2: Phân loại chi phí

Chi phí cố định:

- Chi phí thuê xe: 3.000.000 đồng/ngày (bao gồm 1 xe 35 chỗ đầy đủ tiện nghi).
- Chi phí dịch vụ hướng dẫn viên du lịch: 800.000đồng/ngày.
- Chi phí khác (quảng cáo, bán, quản lý hành chính…): 1.300.000 đồng.

Chi phí biến đổi:

- Chi phí ăn uống: 350.000 đồng/người.


- Chi phí tham quan: 325.000 đồng/người. Chi phí tham quan bao gồm:

 Vé tham quan Lăng Bác: 25.000 đồng/người


 Vé tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh: 40.000 đồng/người
 Vé tham quan Nhà tù Hoả Lò: 30.000 đồng/người
 Vé tham quan đền Ngọc Sơn: 30.000 đồng/người
 Vé xem múa rối: 200.000 đồng/người
- Tiền nước uống: 10.000 đồng/người/2 chai
- Phí bảo hiểm du lịch: 15.000đồng/người/ngày

Bước 3: Tính mức chi phí cố định bình quân tại điểm hòa vốn và chi phí biến
đổi của khách tham gia chương trình du lịch

Mức chi phí cố định bình quân của 1 khách trong chương trình du lịch:

FCĐBĐ = FCĐ / QHV = (3.000.000 + 800.000 + 1.300.000)/30 = 170.000 (đồng)

29
Chi phí biến đổi của 1 khách du lịch:

n
FBĐ = ∑ F BĐi = 350.000+325.000+15.000+10.000 = 700.000 đồng/người
i=1

Bước 4: Mức chi phí cơ bản bình quân của một khách du lịch

FBQ = FCĐBQ + FBĐ = 170.000 + 700.000= 870.000 đồng/người = Z

Bước 5: Tính mức lợi nhuận bình quân dự kiến và mức giá bán chương trình du
lịch dự kiến (Với mức lợi nhuận dự kiến là 15%)

Mức bình quân lợi nhuận dự kiến:

Ldự kiến = Z * L’dự kiến = 870.000 * 15% = 130.500 đồng/người

Mức giá bán chương trình dự kiến (chưa bao gồm thuế VAT):

P = Z + Ldự kiến = 870.000 + 130.500 = 1.000.500 đồng/người

→ Giá bán tour là 1.000.500 đồng/người.

2.3 Đánh giá chung về thực trạng xây dựng chương trình du lịch 1 ngày thăm nội
thành Hà Nội cho một đoàn khách người Nhật Bản gồm 30 người ở độ tuổi trung
niên

2.3.1 Ưu điểm

Xây dựng chương trình du lịch có quy trình giúp giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp:
Xây dựng một chương trình du lịch đảm bảo thành công và được du khách đón nhận không
hề dễ dàng; nó đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng từ phía doanh nghiệp. Khi xây dựng tour du
lịch có quy trình 9 bước rõ ràng giúp 10Group xác định đúng hướng đi, đúng thị trường
khách mục tiêu, giảm thiểu tối đa những rủi ro như: Không tiếp cận được nguồn khách, thua
lỗ….

Nghiên cứu và khảo sát thị trường khách kỹ càng: Ngay từ bước đầu tiên lên ý tưởng
cho chương trình du lịch, 10Group đã khảo sát, tìm hiểu rõ ràng nhu cầu, mục đích và mong
muốn của nhóm khách trung niên Nhật Bản để lựa chọn các điểm đến phù hợp với lứa tuổi
30
và thị hiếu của khách để đáp ứng được mong muốn của du khách; tạo nên ấn tượng tốt, tăng
thêm cơ hội lựa chọn của du khách với doanh nghiệp cho những chuyến đi lần sau.

Chương trình du lịch có lợi thế cạnh tranh: Sau khi nghiên cứu ban đầu tại bước 3,
nhận ra được nhược điểm trong chương trình du lịch của các đối thủ cạnh tranh còn gặp
phải, 10Group đã khắc phục khi thiết kế chương trình du lịch bao gồm hoạt động trải nghiệm
nghệ thuật cho du khách trung niên Nhật, tạo lợi thế cạnh tranh cao so với các chương trình
du lịch trên thị trường. Tại chương trình du lịch của 10Group, du khách không chỉ đơn thuần
đi tham quan tại điểm đến mà được trực tiếp thưởng thức nghệ thuật sân khấu dân gian
truyền thống của Việt Nam là múa rối nước- đây cũng là hoạt động yêu thích và phù hợp với
thị hiếu của du khách trung niên Nhật. Từ đó góp phần quảng bá nền văn hóa đặc sắc của
nước ta với bạn bè quốc tế, đặc biệt là với thị trường Nhật Bản.

Có sự chọn lọc điểm đến, các nhà cung ứng dịch vụ phù hợp: Khâu chọn lọc, đánh
giá điểm đến cũng như các nhà cung ứng dịch vụ ở bước 4 và bước 5 được tiến hành kỹ
càng, tỉ mỉ. Những điểm đến được lựa chọn có khoảng cách gần nhau và nằm trong trung
tâm thủ đô Hà Nội, giúp thuận tiện cho việc di chuyển trong quá trình tham gia tour của du
khách, đặc biệt là du khách trung niên. Đồng thời đảm bảo hợp đồng chặt chẽ với nhà cung
cấp dịch vụ tại bước 7 để tối ưu hóa nhất trong việc cung cấp dịch vụ trong chuyến đi.Tour
xây dựng bao gồm những điểm đến mang đậm bản sắc văn hóa, lịch sử của Việt Nam. Điều
này không chỉ giúp du khách hiểu và cảm nhận được nét đẹp văn hóa, nét riêng của đất nước
Việt Nam mà còn giúp truyền tải, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người Việt Nam đến với
nước bạn. Không chỉ vậy, doanh nghiệp có sự lựa chọn các nhà cung ứng dịch vụ có kinh
nghiệm lâu năm trong cung ứng dịch vụ vận chuyển và ăn uống, phù hợp với tour du lịch
đảm bảo đem lại chất lượng cho du khách.

Chương trình du lịch mang tính an toàn cao, lịch trình phân bổ hợp lý: Việc xây
dựng tour tại bước 6 luôn đảm bảo sự an toàn của khách là vấn đề thiết yếu, luôn quan tâm
đến sức khỏe của khách hàng, có bảo hiểm du lịch cho du khách và trang bị một số thiết bị y
tế cần thiết phòng trường hợp khẩn cấp xảy ra, đảm bảo vấn đề an toàn cho du khách tốt
nhất, giúp du khách tránh trường hợp bị lừa mua phải vé với giá thành cao hoặc vé không
hợp lệ. Bên cạnh đó, chương trình du lịch có sự sắp xếp phân bổ thời gian cân đối giữa việc
tham quan và nghỉ ngơi khá hợp lý, rõ ràng. Thời gian tham quan nhiều giúp du khách khám

31
phá trọn vẹn từng điểm đến đông thời xen kẽ là những khoảng thời gian giúp du khách nghỉ
ngơi hồi sức sau các điểm tham quan tránh bị quá sức.

2.3.2 Hạn chế

Giá thành cao so với mặt bằng chung: Theo khảo sát, chi phí tour du lịch 1 ngày
thăm nội thành Hà Nội của các doanh nghiệp lữ hành chỉ tốn khoảng 700.000 - 800.000
đồng/người trong khi đó mức giá của 10Group sau khi xác định chi phí và giá bán chương
trình du lịch là 1.000.500 đồng sẽ khiến du khách cân nhắc hơn khi lựa chọn dịch vụ.

Điểm đến du lịch được lựa chọn còn một số vấn đề về môi trường du lịch: Lựa chọn
điểm đến du lịch Hà Nội tại bước 2 bên cạnh những ưu điểm về lịch sử, văn hoá, ẩm thực
còn tồn tại những hạn chế về tình trạng chặt chém giá cả, chèo kéo khách hàng, tắc nghẽn
giao thông, ồn ào, hàng chờ dài trong những ngày cao điểm tại những điểm đến nổi tiếng của
Hà Nội…

Vấn đề vệ sinh tại điểm đến: Đối với du khách Nhật họ cực kỳ chú trọng vấn đề vệ
sinh tuy nhiên tại các điểm tham quan ở Hà Nội vấn đề vệ sinh còn kém. Đường phố còn xảy
ra tình trạng nhiều rác thải, ý thức bảo vệ môi trường du lịch chưa cao, vẫn xảy tình trạng xả
rác bừa bãi không đúng nơi quy định. Điều này tạo nên ấn tượng không tốt đối với du khách
về hình ảnh du lịch đất nước Việt Nam, đặc biệt là du khách Nhật Bản.

Hạn chế trong việc lựa chọn hướng dẫn viên: Công tác thử nghiệm chương trình du
lịch ở bước 8 mới chỉ dừng lại ở việc trải nghiệm các dịch vụ ăn uống, tham quan nhưng
chưa đánh giá dịch vụ hướng dẫn viên du lịch. Đối với du khách trung niên Nhật Bản, việc
tìm hiểu kiến thức đóng vai trò rất quan trọng trong trải nghiệm chương trình du lịch, chính
vì vậy, hướng dẫn viên - người truyền tải kiến thức đến cho du khách cần được chú trọng để
đem lại trải nghiệm tốt nhất. Tuy nhiên, trong quá trình thử nghiệm chương trình lại chưa có
sự đánh giá, tuyển chọn hướng dẫn viên phù hợp cho đoàn khách rất dễ gây ra nhiều vấn đề
như hướng dẫn viên thiếu kinh nghiệm thực tế, thiếu kiến thức, khả năng giao tiếp tiếng
Nhật của hướng dẫn viên chưa thực sự đảm bảo, gây ảnh hưởng rất lớn đến chương trình du
lịch.

32
Một số vấn đề phát sinh trong quá trình tham gia tour của du khách: thời tiết xấu; du
khách gặp vấn đề sức khỏe trong quá trình tham gia chương trình du lịch; du khách muốn
dừng chân tại điểm đến lâu hơn,....

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH 1


NGÀY THĂM NỘI THÀNH HÀ NỘI CHO MỘT ĐOÀN KHÁCH NGƯỜI
NHẬT BẢN GỒM 30 NGƯỜI Ở ĐỘ TUỔI TRUNG NIÊN

Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch: Việc nâng cao chất lượng dịch vụ giúp khẳng
định giá trị của tour để du khách cảm thấy xứng đáng với mức giá mà họ đã bỏ ra. Áp dụng
hệ thống tiêu chí để đánh giá chất lượng chương trình du lịch dành riêng cho đối tượng
khách trung niên Nhật Bản. Những tiêu chí này dựa trên hệ thống tiêu chí cơ bản để đánh giá
chất lượng chương trình du lịch là tiêu chí tiện lợi; tiêu chí tiện nghi; tiêu chí lịch sự, chu
đáo; tiêu chí an toàn. Hệ thống tiêu chí này mang tính bao quát các khía cạnh của một
chương trình du lịch, 10Group cần dựa trên yêu cầu của đối tượng khách trung niên Nhật
Bản để thiết kế thang đo, nội dung bên trong linh hoạt hơn.

Tăng cường an ninh, an toàn du lịch: Doanh nghiệp lữ hành nên kiến nghị với Sở du
lịch thành phố về việc thành lập lực lượng an ninh du lịch chuyên nghiệp, có tính nghiệp vụ
cao đảm bảo ngăn chặn được những vấn đề tệ nạn xã hội, những nguy hiểm, tiêu cực đối với
sự an toàn của du trong toàn bộ quá trình tham gia. Lực lượng cảnh sát này phải có yêu cầu
cao về ngoại ngữ, có thái độ hòa nhã, thân thiện với du khách, yêu cầu nghiệp vụ cao hơn,
khả năng quan sát nhạy bén, xử lý tình huống nhanh chóng, được trang bị trang phục, phù
hiệu, vũ khí riêng, phương tiện riêng, bố trí tại tuyến đường và điểm du lịch có nhiều du
khách tham quan. Bên cạnh đó, cần khuyến nghị nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng phục vụ
du lịch (đường xá, bãi đỗ xe, điểm dừng chân…).

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường du lịch: Doanh nghiệp nên tăng
cường tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường du lịch trước tiên là cho đội ngũ
nhân viên tại chính doanh nghiệp, sau đó là người dân và khách du lịch; tổ chức chiến dịch
bảo vệ môi trường du lịch, tạo nên môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp.

33
Xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên chính thức: Công ty cần xây dựng đội ngũ hướng
dẫn viên chính thức, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra trình độ nghiệp vụ của hướng
dẫn viên bằng cách tham gia quá trình thử nghiệm chương trình du lịch để lựa chọn hướng
dẫn viên phù hợp với từng đối tượng khách hàng cụ thể. Bên cạnh đó, công ty cần nâng cao
kỹ năng, kiến thức chuyên môn cho hướng dẫn viên bằng những cuộc chia sẻ kinh nghiệm,
thi xếp hạng hướng dẫn của công ty, thi hướng dẫn viên giỏi để hướng dẫn viên tự trang bị,
trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng.

Xây dựng phương án dự phòng: Công ty cần xây dựng những phương án dự phòng
cho mọi tình huống có thể xảy ra trong chương trình du lịch (linh hoạt lịch trình khi gặp thời
tiết xấu, đảm bảo vấn đề sức khoẻ của du khách bằng cách tìm hiểu vấn đề sức khỏe của du
khách trước khi khách tham gia chương trình du lịch cũng như trang bị đầy đủ các thiết bị y
tế dự phòng, và các phương án cho trường hợp khẩn cấp - liên hệ các cơ quan chức năng và
các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời giải quyết…). Việc lên hợp đồng kỹ càng với du khách,
rõ ràng mọi điều khoản về thời gian, hành trình tour và linh hoạt hỗ trợ du khách tốt nhất có
thể sẽ tạo ra tiền đề cho một chuyến đi thành công.

KẾT LUẬN

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng cao,
nhu cầu đi du lịch theo tour của người dân ngày càng tăng. Điều này dẫn đến cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp lữ hành ngày càng gay gắt để thu hút du khách lựa chọn
chương trình du lịch của mình. Vì thế, việc xây dựng chương trình du lịch cho thị
trường khách hàng mục tiêu có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng các chiến lược
phù hợp nhằm thu hút du khách đến du lịch.

Nhật Bản là thị trường khách đầy tiềm năng, luôn đứng trong top đầu thị trường
gửi khách đến Việt Nam, đặc biệt là đối tượng khách trung niên Nhật. Do vậy, thị
trường này cần nghiên cứu những chương trình du lịch phù hợp lịch để thu hút, góp
phần gia tăng lượng khách du lịch đến Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, đáp
ứng mục tiêu về kinh tế trong Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam tầm nhìn đến

34
năm 2030 về lượng khách quốc tế đạt từ 10,0 – 10,5 triệu và doanh thu về du lịch từ 18
– 19 tỷ USD.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kết quả nghiên cứu thực trạng “Xây dựng một
chương trình du lịch 1 ngày thăm nội thành Hà Nội (City tour) cho 1 đoàn khách
người Nhật Bản gồm 30 người ở độ tuổi trung niên”, chúng tôi đề xuất một số giải
pháp nhằm cải thiện việc xây dựng chương trình du lịch để phù hợp với đối tượng
khách trung niên Nhật Bản như: Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; Tăng cường an
ninh, an toàn du lịch; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường du lịch; Xây
dựng đội ngũ hướng dẫn viên chính thức; Xây dựng phương án dự phòng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Anh, N.T. (2009). Tâm lý du khách (Đại học Văn Hoá).


2. Lành, T.T. (2014). Nâng cao chất lượng chương trình du lịch thị trường
khách Mỹ của các công ty lữ hành TNHH một thành viên trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh.
3. M. (2021, June 9). Những đặc điểm tâm lý của khách du lịch Nhật Bản hiện
đại.
4. TITC. (2022, November 17). Việt Nam và Nhật Bản họp bàn thúc đẩy hợp
tác du lịch, tăng cường trao đổi khách hai bên.
5. Nguyen, T. T. (2022, August 11). Research the strengths of the Japanese
tourism industry compared to the Vietnamese tourism industry in.

35
6. You, X., O’Leary, J. T., Morrison, A. M., & Hong, G. (2000). A Cross-
Cultural Comparison of Travel Push and Pull Factors. International Journal of
Hospitality & Tourism Administration, 1(2), 1–26.

36

You might also like