You are on page 1of 50

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

ĐỀ TÀI
HÀNG HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH SẢN XUẤT LÚA GẠO
Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2020

LỚP: L09 - NHÓM: L091.2, HK211

GVHD: THS. VŨ QUỐC PHONG

SINH VIÊN THỰC HIỆN


% ĐIỂM ĐIỂM
STT MSSV HỌ TÊN GHI CHÚ
BTL BTL
1 1913151 Nguyễn Huỳnh Đức 20% Nhóm trưởng
2 1913126 Nguyễn Trần Đô 20%
3 2013007 Phan Đình Đức 20%
4 1913128 Phan Minh Đông 20%
5 1913165 Nguyễn Văn Đức 20%

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

Mã số Nhiệm vụ được
STT Họ Tên Ký tên
SV phân công
Phần mở đầu: Phạm
vi nghiên cứu; Mục
tiêu nghiên cứu; Kết
1 1913151 Nguyễn Huỳnh Đức
cấu đề tài; Chương 1:
1.1; Chương 2: 2.3.1,
2.3.2.
Phần mở đầu: Tính
cấp thiết của đề tài;
2 1913126 Nguyễn Trần Đô Chương 1: Phần 1.3;
Chương 2:Phần 2.2,
Phần kết luận.
Phần mở đầu:
Phương pháp nghiên
3 2013007 Phan Đình Đức
cứu; Chương 1: 2.1;
Chương 2: 2.4.
Phần mở đầu: Đối
tượng nghiên cứu,
4 1913128 Phan Minh Đông Mục tiêu nghiên cứu:
Chương 1: 1.2.1,
1.2.2: Chương 2: 2.5
Mục lục; Chương 1:
5 1913165 Nguyễn Văn Đức 1.2.3; Chương 2:
2.3.3, 2.3.4
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Chương 1: HÀNG HÓA ................................................................................................ 5

1.1 Khái niệm và hai điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá. ..........................5

1.1.1 Khái niệm hàng hóa. ....................................................................................5

1.1.2 Giá trị sử dụng. ............................................................................................5

1.1.3 Giá trị trao đổi. .............................................................................................6

1.1.4 Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa. ........................................6

1.2 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá. .................................................7

1.2.1 Lao động cụ thể. .....................................................................................7

1.2.2 Lao động trừu tượng. ............................................................................7

1.2.3. Ý nghĩa tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá. ...........................8

1.3 Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng
hóa. .............................................................................................................................. 9

1.3.1 Lượng giá trị hàng hóa. ...............................................................................9

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa. .......................10

Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH SẢN XUẤT LÚA GẠO Ở VIỆT
NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2020...................................................................13

2.1.Lịch sử hình thành & phát triển nghành sản xuất lúa gạo ở Việt Nam.......13

2.2. Thực trạng phát triển ngành sản xuất lúa gạo ở Việt Nam trong giai đoạn
2010 – 2020. ..............................................................................................................14

2.2.1 Thực trạng sản xuất lúa gạo. ....................................................................14

2.2.2 Chính sách của Nhà nước đối với ngành sản xuất lúa gạo. ...................19

2.2.3 Lý luận phát triển nông nghiệp bền vững đối với ngành sản xuất lúa
gạo.........................................................................................................................22

2.3 Nguyên nhân sự phát triển của ngành sản xuất lúa gạo................................ 25

1
2.3.1 Nguyên nhân về điều kiện tự nhiên. .........................................................25

2.3.2 Nguồn lao động sản xuất. ..........................................................................27

2.3.3 Công nghệ và công cụ sản xuất .................................................................28

2.3.4 Nguyên nhân thị trường ......................................................................30

2.4 Cơ hội và thách thức đối với ngành lúa gạo ở Việt Nam hiện nay. ..............40

2.5 Kiến nghị thúc đẩy sự phát triển của lúa gạo ở Việt Nam hiện nay.............42

KẾT LUẬN ..................................................................................................................44

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................45

2
PHẦN MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Lúa gạo là một trong những loại cây lương thực chính trên thế giới, đặc biệt là
với người dân Châu Á. Đối với Việt Nam, lúa gạo là nguồn lương thực chính, có vai
trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu và năng lượng
cho con người. Đối với một nước nông nghiệp như Việt Nam hiện nay thì lúa gạo vẫn
là một trong những cây trồng chủ yếu của nền nông nghiệp, có vị trí hết sức quan trọng
đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Bên cạnh đó Việt Nam cũng là một nước có thế
mạnh về sản xuất lúa gạo, là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế
giới vì thế lúa gạo vai trò lớn trong việc đóng góp vào kim gạch xuất khẩu của cả
nước, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Chung quy lại, lúa gạo là một loại sản phẩm
có vai trò vô cùng quan trọng đối với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang
phát triển như Việt Nam.

Trong giai đoạn từ năm 2010-2020, sản lượng gạo của Việt Nam tăng dần theo
thời gian nhưng giá trị thì có lúc tăng lúc giảm tùy theo nhu cầu của thị trường xuất
khẩu. Nhìn chung ngành sản xuất lúa gạo của Việt Nam đang phát triển không ngừng
qua từng năm, trong giai đoạn này thị sản lượng xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam luôn
nằm trong top đầu thế giới thế nhưng chất lượng gạo của Việt Nam so với một số nước
như Thái Lan… còn kém hơn. Trong giai đoạn này thì ngành sản xuất lúa gạo cũng
gặp nhiều khó khăn do các tác động của thiên tai như bão,lũ lụt, hạn hán, xâm nhập
mặn, ảnh hưởng của dịch bệnh… gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản lượng cũng như
chất lượng của lúa gạo ở nước ta. Để có cái nhìn rõ hơn về hoạt động sản xuất lúa gạo
của Việt Nam giai đoạn từ năm 2010 đến 2020, những khó khăn, cơ hội, tiềm năng gặp
phải trong giai đoạn này và những chính sách, kiến nghị đặt ra để giải quyết, phát triển
ngành sản xuất lúa gạo thì cần phải có một đề tài để nghiên cứu về vấn đề này. Vì
vậy, nhóm quyết định chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu của môn Kinh tế chính trị
Mác - Lênin.

2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Sản xuất lúa gạo.

3
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Không gian: Việt Nam (tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng
Duyên Hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long)

Thời gian: 2010 - 2020

4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Thứ nhất, phân tích khái niệm hàng hóa, tính hai mặt của lao động sản xuất hàng
hóa, lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa.

Thứ hai, giới thiệu lịch sử & phát triển của ngành sản xuất lúa gạo ở Việt Nam.

Thứ ba, phân tích thực trạng phát triển của ngành sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
hiện nay.

Thứ tư, đề xuất các kiến nghị phù hợp thúc đẩy sự phát triển của lúa gạo ở Việt
Nam hiện nay.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện đề tài này, nhóm chúng em đã dựa vào các phương pháp phân tích
tổng hợp, phương pháp thống kê.

6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 02
chương:

- Chương 1: HÀNG HÓA

- Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH SẢN XUẤT LÚA GẠO Ở VIỆT
NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2020.

4
Chương 1: HÀNG HÓA

1.1 Khái niệm và hai điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá.

1.1.1 Khái niệm hàng hóa.

Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người thông qua trao đổi, mua bán.

Sản phẩm của lao động là hàng hóa khi nhằm đưa ra trao đổi, mua bán trên thị
trường. Hàng hóa có thể ở dạng vật thể như lương thực , dụng cụ lao động,… hoặc ở
dạng vô định hình như dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ du lịch, dịch vụ chăm sóc sức
khỏe,….

Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị.

1.1.2 Giá trị sử dụng.

Khái niệm: Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa thoả mãn
nhu cầu nào đó của con người (để ăn, để mặc,…).

Đặc điểm:

- Bất cứ hàng hóa nào cũng có một hay một số công dụng nhất định. Chính công
dụng đó (tính có ích đó) làm cho hàng hóa có giá trị sử dụng.

- Cơ sở của giá trị sử dụng của hàng hóa là do những thuộc tính tự nhiên (lý, hoá
học) của thực thể hàng hóa đó quyết định.

- Giá trị sử dụng của hàng hóa được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển
của khoa học – kỹ thuật và của lực lượng sản xuất nói chung.

- Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng xã hội vì giá trị sử dụng của
hàng hóa không phải là giá trị sử dụng cho người sản xuất trực tiếp mà là cho người
khác, cho xã hội, thông qua trao đổi, mua bán.

- Một vật khi đã là hàng hóa nhất thiết phải có giá trị sử dụng nhưng không phải
bất cứ vật gì có giá trị sử dụng cũng là hàng hóa.

5
→ Đòi hỏi người sản xuất hàng hóa phải luôn luôn quan tâm đến nhu cầu của xã
hội, làm cho sản phẩm của mình đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

1.1.3 Giá trị trao đổi.

Muốn hiểu được giá trị của hàng hoá phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi
trước hết là một quan hệ về số lượng, là tỷ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại này được
trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác.

Ví dụ: 1 m vải = 5 kg thóc. Tức là 1 mét vải có giá trị trao đổi bằng 5 kg thóc.

Hai hàng hóa khác nhau (vải và thóc) có thể trao đổi được với nhau thì giữa
chúng phải có một cơ sở chung nào đó. Cái chung đó không phải là giá trị sử dụng của
chúng. Bởi vì giá trị sử dụng của vải là để mặc, hoàn toàn khác với giá trị sử dụng của
thóc là để ăn. Cái chung đó là: Cả vải và thóc đều là sản phẩm của lao động, đều có lao
động kết tinh trong đó.

Nhờ có cơ sở chung đó mà các hàng hóa có thể trao đổi được với nhau. Vì vậy,
người ta trao đổi hàng hóa cho nhau chẳng qua là trao đổi lao động của mình ẩn giấu
trong những hàng hóa ấy. Chính lao động hao phí để tạo ra hàng hóa là cơ sở chung
của việc trao đổi và nó tạo thành giá trị của hàng hóa.

→Vậy từ đó ta có khái niêm giá trị: Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của
người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.

- Giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi.

- Giá trị biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.

- Giá trị là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong kinh tế hàng hóa.

1.1.4 Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa.

Hai thuộc tính của hàng hóa có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất, vừa
mâu thuẫn với nhau. Trong đó giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi, còn giá
trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài.

- Mặt thống nhất thể hiện ở chỗ:

+ Hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hóa.

6
+ Một vật phải có đầy đủ hai thuộc tính này mới là hàng hóa. Nếu thiếu một
trong hai thuộc tính đó, vật phẩm sẽ không phải là hàng hóa.

- Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hóa thể hiện ở chỗ:

+ Thứ nhất, với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hóa không đồng nhất về
chất.

+ Thứ hai, tuy giá trị sử dụng và giá trị cùng tồn tại trong một hàng hóa, nhưng
quá trình thực hiện chúng lại tách rời nhau về cả mặt không gian và thời gian.

1.2 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá.

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hoá với lao động sản
xuất hàng hoá, C.Mác phát hiện ra rằng sở dĩ hàng hoá có hai thuộc tính là do lao động
của người sản xuất hàng hoá có tính hai mặt: mặt cụ thể và mặt trù tượng của lao động.

1.2.1 Lao động cụ thể.

Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề
nghiệp chuyên môn nhất định.

Mỗi lao động cụ thể có mục đích, đối tượng lao động, công cụ, phương pháp lao
động riêng và kết quả riêng. Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá.

Các loại lao động cụ thể khác nhau tạo ra những sản phẩm có giá trị sử dụng
khác nhau. Phân công lao động xã hội càng phát triển, xã hội càng nhiều ngành nghề
khác nhau, các hình thức lao động cụ thể càng phong phú đa dạng, càng có nhiều giá
trị sử dụng khác nhau.

1.2.2 Lao động trừu tượng.

Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá không kể
đến hình thức cụ thể của nó, đó là sự hao phí sức lao động nói chung của người sản
xuất hàng hoá về cơ bắp, thần kinh, trí óc.

Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hoá.

Giá trị hàng hoá là lao động trừu tượng của người sản xuất kết tinh trong hàng
hoá. Lao động trừu tượng là cơ sở để so sánh, trao đổi các giá trị sử dụng khác nhau.

7
Lao động cụ thể phản ánh tính chất tư nhân của lao động sản xuất hàng hoá bởi
việc sản xuất cái gì, như thế nào là việc riêng của mỗi chủ thể sản xuất.

Lao động trừu tượng phản ánh tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hoá,
bởi lao động mỗi người là một bộ phận của lao động xã hội, nằm trong hệ thống phân
công lao động xã hội. Do yêu cầu của mối quan hệ này, việc sản xuất và trao đổi hàng
hoá phải được xem là một thể thống nhất với lợi ích của người tiêu dùng. Lợi ích của
người sản xuất thống nhất với lợi ích của người tiêu dùng. Người sản xuất phải thực
hiện trách nhiệm xã hội đối với người tiêu dùng, người tiêu dùng đến lượt mình lại
thúc đẩy sự phát triển sản xuất. Mâu thuẫn giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng
xuất hiện khi sản phẩm của những người sản xuất hàng hoá riêng biệt tạo ra không phù
hợp với nhu cầu xã hội, hoặc khi mức hao phí lao động cá biệt cao hơn mức hao phí
mà xã hội có thể chập nhận được. Khi đó sẽ có một số hàng hoá không bán được.
Nghĩa là có một số hao phí lao động cá biệt không được xã hội thừa nhận. Mâu thuẫn
này tạo ra nguy cơ khủng hoảng tiềm ẩn.

1.2.3 Ý nghĩa tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá.

Việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hỏa có ý nghĩa rất to
lớn về mặt lý luận, nó đem đến cho lý thuyết lao động sản xuất một cơ sở khoa học
thực sự giúp ta giải thích được hiện tượng phức tạp diễn ra trong thực tế, như sự vận
động trái ngược khi khối lượng của cá vật chất ngày càng tăng lên, đi liền với khối
lượng giá trị của nó giảm xuống hay không thay đổi.

Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, phản ánh tính chất tư nhân và tính
chất xã hội của người sản xuất hàng hóa.

Trong nền kinh tế hàng hóa, sản xuất cái gì và sản xuất như thế nào là việc riêng
của mỗi người. Họ là người sản xuất độc lập, lao động của họ vì vậy có tính chất tư
nhân.

Đồng thời, lao động của mỗi người sản xuất hàng hóa, nếu xét về mặt hao phí
sức lực nói chung, tức lao động trừu tượng, thì nó luôn là một bộ phận của lao động xã
hội thống nhất, nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên lao động trừu tượng
là biểu hiện của lao động xã hội.

8
Trong nền sản xuất hàng hóa, lao động tư nhân và lao động xã hội không phải là
hai lao động khác nhau, mà chỉ là hai mặt đối lập của một lao động thống nhất. Giữa
lao động tư nhân và lao động xã hội có mâu thuẫn với nhau. Đó là mâu thuẫn cơ bản
của "sản xuất hàng hóa". Mâu thuẫn này biểu hiện ở chỗ:

- Sản phẩm do người sản xuất hàng hóa tạo ra có thể không ăn khớp hoặc không
phù hợp với nhu cầu của xã hội.

- Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất có thể cao hơn hay thấp hơn hao
phí lao động mà xã hội có thể chấp nhận.

- Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là mầm mống của mọi mâu
thuẫn trong nền sản xuất hàng hóa. Chính vì những mâu thuẫn đó mà sản xuất hàng
hóa vừa vận động phát triển, lại vừa tiềm ẩn khả năng khùng hoảng "sản xuất thừa".

- Nhờ phát hiện ra tính chất 2 mặt của lao động sản xuất hàng hoá đã giúp C.Mác
thành công trong việc xây dựng lí luận chính trị:

- Xác định được chất của giá trị là do lao động trừu tượng kết tinh, biểu hiện
quan hệ xã hội và là một phạm trù lịch sử.

- Xác định được lượng của giá trị: là lượng lao động trung bình hay thời gian
lao động xã hội cần thiết.

- Xác định được hình thái biểu hiện của giá trị. Hình thái phát triển từ thấp tới
cao, từ hình thái đơn giản đến hình thái mở rộng, hình thái chung và cuối cùng là hình
thái tiền.

- Xác định được quy luật giá trị: Đây là quy luật cơ bản của sản xuất hàng hoá.
Quy luật này đồi hỏi người sản xuất và trao đổi hàng hoá phải đảm bảo thời gian lao
động xã hội cần thiết.

1.3 Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa.

1.3.1 Lượng giá trị hàng hóa.

Giá trị của hàng hóa là do lao động xã hội, trừu tượng của người sản xuất ra hàng
hóa kết tinh trong hàng hóa. Vậy lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động đã hao
phí để tạo ra hàng hóa.

9
Lượng lao động đã hao phí được tính bằng thời gian lao động. Thời gian lao
động phải được xã hội chấp nhận, không phải là thời gian lao động của đơn vị sản xuất
cá biệt, mà là thời gian lao động xã hội cần thiết.

Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị
sử dụng nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội với trình độ thành thạo
trung bình, cường độ lao động trung bình.

Trong thực hành sản xuất, người sản xuất thường phải tích cực đổi mới, sáng tạo
nhằm giảm thời gian hao phí lao động cá biệt tại đơn vị sản xuất của mình xuống mức
thấp hơn mức hao phí trung bình cần thiết. Khi đó sẽ có được ưu thế trong cạnh tranh.

Xét về mặt cấu thành, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa được sản xuất ra bao
hàm: hao phí lao động quá khứ (chứa trong các yếu tố vật tư, nguyên nhiên liệu đã tiêu
dùng để sản xuất ra hàng hóa đó) + hao phí lao động mới kết tinh thêm.

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa.

Lượng giá trị trong một đơn vị giá trị hàng hóa được đo lường bởi thời gian lao
động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó, cho nên, về nguyên tắc, những nhân
tố nào ảnh hưởng đến lượng thời gian hao phí xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn
vị hàng hóa tất sẽ ảnh hưởng tới lượng giá trị của đơn vị hàng hóa. Có những nhân tố
chủ yếu sau:

Một là, năng suất lao động.

Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số
lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số lượng thời gian hao phí
để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

Năng suất lao động tăng lên sẽ làm giảm lượng thời gian hao phí lao động cần
thiết trong một đơn vị hàng hóa. Do vậy,năng suất lao động tăng lên, sẽ làm cho lượng
giá trị trong một đơn vị hàng hóa sẽ giảm xuống. “Như vậy là đại lượng giá trị của một
hàng hóa thay đổi theo tỷ lệ thuận với lượng lao động thể hiện trong hàng hóa đó và tỷ
lệ nghịch với sức sản xuất của lao động”1

1
Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin, Nxb,Chính trị quốc gia Hà Nội.

10
Vì vậy, trong thực hành sản xuất, kinh doanh cần chú ý, để có thể giảm hao phí
lao động cá biệt, cần phải thực hiện các biện pháp để góp phần tăng năng suất lao
động.

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động gồm: i) trình độ khéo léo trung
bình của người lao động; ii) mức độ phát triển của khoa học và trình độ áp dụng khoa
học vào quy trình công nghệ; iii) sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất; iv) quy mô
và hiệu suất của tư liệu sản xuất; v) các điều kiện tự nhiên.

Khi xem xét về mối quan hệ giữa tăng năng suất với lượng giá trị của một đơn vị
hàng hóa, cần chú ý thêm về mối quan hệ giữa tăng cường độ lao động với lượng giá
trị của một đơn vị hàng hóa.

Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động trong
sản xuất.

Tăng cường độ lao động là tăng mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao
động. Trong chừng mực xét riêng vai trò của cường độ lao động, việc tăng cường độ
lao động làm cho tổng số sản phẩm tăng lên. Tổng lượng gái trị của tất cả các hàng
hóa gộp lại tăng lên. Song, lượng thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản
xuất một đơn vị hàng hóa không thay đổi. Do chỗ, tăng cường độ lao động chỉ nhấn
mạnh tăng mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động thay vì lười biếng mà
sản xuất ra số lượng hàng hóa ít hơn.

Tuy nhiên, trong điều kiện trình độ sản xuất hàng hóa còn thấp, việc tăng cường
độ lao động cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo ra số lượng các giá trị sử
dụng nhiều hơn, góp phần thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội. Cường độ lao động
chịu ảnh hưởng của các yếu tố sức khỏe, thể chất, tâm lý, trình độ tay nghề thành thạo
của người lao động, công tác tố chức, kỷ luật lao động…Nếu giải quyết tốt những vấn
đề này thì người lao động sẽ thao tác nhanh hơn, thuần thục hơn, tập trung hơn, do đó
tạo ra nhiều hàng hóa hơn.

Hai là, tính chất phức tạp của lao động.

Căn cứ vào mức độ phức tạp của lao động mà chia thành lao động đơn giản và
lao động phức tạp.

11
Lao động đơn giản là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một cách hệ
thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được.

Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua một quá
trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn
nhất định.

Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra
nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn. Lao động phức tạp là lao động giản đơn
được nhân bội lên. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để cả nhà quản trị và người lao
động xác định mức thù lao cho phù hợp với tính chất của hoạt động lao động trong quá
trình tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội.

12
Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH SẢN XUẤT LÚA GẠO Ở VIỆT
NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2020

2.1.Lịch sử hình thành & phát triển nghành sản xuất lúa gạo ở Việt Nam.

a) Nguồn ngốc lúa gạo Việt Nam.

Lúa vốn là một loài cây hoang dã, tổ tiên của nó là một loài cây dại thuộc chi
Oryza trên siêu lục địa Gondwana, xuấn hiện cách ngày nay khoảng 130 triệu năm về
trước và phát tán rộng khắp các châu lục bởi quá trình phân tách lục địa.Trải qua nhiều
năm quá trình tiến hóa đã cho ra nhiều giống lúa có đặc điểm riêng biệt. Cây lúa Việt
Nam, phổ biến nhất chính là loài lúa nước, có nguồn gốc từ Đông Nam Á, cách đây
khoảng 10000 năm nó đã được con người nơi đây thuần chủng và đem vào canh tác,
trở thành nguồn lương thực chính cho nhiều quốc gia trên thế giới. Như vậy có thể nói
Việt Nam chính là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước, đưa khu vực
Đông Nam Á trở thành trung tâm nông nghiệp đầu tiên của thế giới loài người với sự
phát triển mạnh mẽ của cây lúa tạo ra nguồn lương thực dồi dào. Tên khoa học của lúa
nước là Oryza sativa thuộc họ Lúa (Poaceae), ở Việt Nam vẫn thường gọi đơn giản là
lúa hoặc lúa nước.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử kể từ khi được con người thuần chủng và gieo
trồng đến nay, cây lúa luôn là cây lương thực chủ đạo. Trong xã hội công nghiệp hiện
đại ngày nay, lúa gạo là nguồn cung cấp năng lượng sống cho hơn nửa phân loại trên
trái đất. Lúa mãi mãi sẽ vẫn là cây trồng chiến lược của nhiều quốc gia, nhất là các
quốc gia Đông Nam Á. Đối với Việt Nam, cây lúa đã in dấu ấn sâu sắc lên toàn bộ đời
sống xã hội.Đặc tính của nền văn minh nông nghiệp lúa nước đã hun đúc cho người
Việt một nếp sống hài hòa, thuần hậu, gần gũi với thiên nhiên nhưng cũng rất anh
hùng và quả cảm.

b) Quá trình hình thành & phát triển.

Vào năm 1987 tổ chức nghiên cứu nông học đông dương đã có những thí nghiệm
về canh tác, tuyển chọn giống lúa được thực hiện trong giai đoạn này.

13
Ở miền bắc, ba trại thi nghiệm của Sở nông nghiệp Hà Nội được thành lắm vào
năm 1904 nghiên cứu nông nghiệp để phục vụ xuất khẩu các cây kỹ nghệ ( Dumont,
1995 ).

Viện khoa học Đông Dương được thành lập tại Sài Gòn vào năm 1919, sau đó trở
thành Viện khảo cứu Nông học, trong đó phòng thì nghiệm di truyền và tuyển chọn
Lúa nhằm cải thiện chất lượng của lúa gạo qua:

- Tuyển chọn cơ giới quạt lúa, sàng lọc và máy phân loại theo tỷ trọng.

- Tuyển chọn theo gia phả.

- Thí nghiệm tính thi nghi với địa phương.

- Tạo giống lúa mới.

Từ năm 1924 -1975, Viện khoa học Đông Dương trở thành Viện khảo cứu Nông
– Lâm Đông Dương và sau đó đổi tên là Viện khảo cứu Nông Học. Sau 1975 đến nay
là Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam.

Hiện nay có rất nhiều Viện nghiên cứu, các trường, các trung tâm…Nông dân
tiên tiến tham gia chọn tạo và sản xuất giống lúa như Viện khoa học kỹ thuật Nông
nghiệp Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu lúa lai, Viện cây lương thực và cây thực
phẩm, Viện di truyền Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Hà Nội, Viện khoa học kỹ
thuật Nông nghiệp miền Nam, Trường đại học Cần Thơ, Trường Đại học An Giang,
Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long…

2.2. Thực trạng phát triển ngành sản xuất lúa gạo ở Việt Nam trong giai đoạn
2010 – 2020.

2.2.1 Thực trạng sản xuất lúa gạo.

Lúa gạo được xem là loại cây trồng và mùa vụ chính quan trọng nhất ở Việt
Nam. Sự hình thành và phát triển sản xuất lúa gạo ở nước ta có lịch sử truyền thống
lâu đời và có ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
giai đoạn từ năm 2010 -2015, nhìn chung sản lượng, diện tích đất gieo trồng và năng
suất lúa gạo tăng đều qua các năm qua một phần do điều kiện sản xuất gặp nhiều thuận
lợi, thiên tai ít ảnh hưởng tới sản xuất lúa gạo. Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020,

14
sản xuất lúa phải đối mặt với nhiều khó khăn, điều kiện sản xuất không mấy thuận lợi,
nhiều thách thức như thiên tai, biến đổi khí hậu, sâu bệnh, đại dịch toàn cầu. Mặt khác
do việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất và mục đích sử dụng đất nông nghiệp vào năm
2019 nên làm cho diện tích đất gieo trồng lúa gạo bị sụt giảm đáng kể qua từng năm
nhưng nhờ áp dụng những biện pháp kĩ thuật canh tác tốt, tăng năng suất, do đó năng
suất lúa giai đoạn này vẫn đạt được ở mức cao, thậm chí cao hơn giai đoạn trước đó,
cho nên sản lượng lúa giai đoạn 2016-2020 có giảm qua từng năm nhưng không đáng
kể, vẫn nằm trong mức cao. Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia sản xuất lúa
gạo hàng đầu trên thế giới.

Thực trạng sản xuất lúa gạo ở Việt nam giai đoạn 2010-2020 qua từng năm:

- Năm 2010: Mặc dù hầu hết các địa phương đều phải đối mặt với hạn hán, thiếu
nước tưới đầu năm, lũ lụt ở các tỉnh miền Trung trong quý III, sâu bệnh diễn biến phức
tạp gây thiệt hại nặng ở một số tỉnh, nhưng tính chung cả nước năm 2010 sản xuất lúa
cả ba vụ đều được mùa. Sản lượng lúa năm 2010 tăng khá so với năm 2009 do tăng cả
năng suất và diện tích gieo trồng. Diện tích gieo cấy lúa cả năm ước đạt 7.513,7 nghìn
ha, tăng 76,5 nghìn ha (+1,0%), năng suất lúa cả năm ước đạt 53,2 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha
(+1,6%) so với năm trước, sản lượng lúa ước tính đạt 39,99 triệu tấn.

- Năm 2011: Mặc dù lũ lụt đã ảnh hưởng đến một số địa phương miền Trung và
Đồng bằng Sông Cửu Long, nhưng nhìn chung sản xuất lúa năm 2011 có nhiều thuận
lợi. Diện tích gieo cấy lúa cả năm ước đạt 7.651,4 nghìn ha, tăng 162,0 nghìn ha
(+2,2%), năng suất lúa cả năm ước đạt 55,3 tạ/ha, tăng 1,9 tạ/ha (+3,6%) dẫn đến sản
lượng lúa năm 2011 ước tính đạt 42,32 triệu tấn, tăng khá ở hầu hết các địa phương.

- Năm 2012: Nhìn chung sản xuất lúa trong năm 2012 có nhiều thuận lợi về thời
tiết và nhờ mức lũ thấp hơn nhiều so với dự báo, nên các chỉ tiêu về diện tích và năng
suất các vụ lúa đều tăng so với vụ trước. Diện tích gieo cấy lúa cả năm ước đạt 7.753,2
nghìn ha, tăng 98 nghìn ha (+1,3%), năng suất ước đạt 56,3 tạ/ha, tăng 0,9 tạ/ha
(+1,7%) đưa sản lượng lúa cả năm ước tính đạt 43.65 triệu tấn, tăng 1,26 triệu tấn,
tăng 3% so với vụ trước.

- Năm 2013: Nhìn chung sản xuất lúa trong năm 2013 không có nhiều thuận lợi
như năm trước, nên năng suất và sản lượng các vụ lúa đều giảm so với vụ trước, mặc

15
dù diện tích các vụ lúa đều tăng. Tổng diện tích gieo cấy lúa cả năm ước đạt gần 7,9
triệu ha, tăng hơn 138 nghìn ha, năng suất ước đạt 55,8 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha đưa sản
lượng lúa cả năm đạt 44,1 triệu tấn, tăng 338 nghìn tấn so với năm trước.

- Năm 2014: Sản xuất lúa cả năm (gộp cả 4 vụ lúa sản xuất trong năm) của cả
nước năm 2014, sơ bộ đạt kết quả như sau: Tổng diện tích gieo trồng đạt hơn 7,8 triệu
ha, năng suất bình quân đạt 57,4 tạ/ha, sản lượng đạt 44,84 triệu tấn; so với kết quả
năm trước diện tích lúa cả năm giảm 96,8 nghìn ha (-1,2%), năng suất tăng 1,7 tạ/ha
(3,1%), sản lượng tăng 80,4 vạn tấn (1,8%). Các tỉnh miền Bắc, diện tích gieo trồng
đạt hơn 2,51 triệu ha, năng suất đạt 55,4 tạ/ha, sản lượng đạt 13,94 triệu tấn; so với vụ
trước diện tích tăng 0,9 nghìn ha, năng suất tăng 1,7 tạ/ha, sản lượng tăng hơn 420
nghìn tấn. Các tỉnh miền Nam, diện tích gieo trồng đạt 5,29 triệu ha, năng suất bình
quân đạt 58,4 tạ/ha, sản lượng đạt gần 30,9 triệu tấn; diện tích giảm 97,7 nghìn ha (-
1,8%), năng suất tăng 1,8 tạ/ha (3,1%), sản lượng tăng 383 nghìn tấn (1,3%).

- Năm 2015: Tính chung, sản xuất lúa cả năm 2015 vẫn đạt khá, tăng nhẹ về diện
tích, năng suất và sản lượng. Diện tích gieo trồng lúa đạt 7,83 triệu ha, tăng 18,7 nghìn
ha (+0,2%); năng suất ước đạt 57,7 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha (+0,3%), do vậy sản lượng ước
đạt gần 45,22 triệu tấn, tăng 241 nghìn tấn (+0,5%) so 2014. Các tỉnh miền Bắc, diện
tích gieo trồng đạt gần 2,5 triệu ha, năng suất đạt 55,6 tạ/ha, sản lượng đạt 13,87 triệu
tấn; so với vụ trước diện tích giảm 22,5 nghìn ha (-0,9%), năng suất tương đương như
năm trước, sản lượng giảm 126,9 nghìn tấn (-0,8%). Các tỉnh miền Nam, diện tích gieo
trồng đạt 5,33 triệu ha, năng suất bình quân đạt 58,7 tạ/ha, sản lượng đạt hơn 31,3 triệu
tấn; so với vụ trước diện tích tăng 32,3 nghìn ha (+0,8%), năng suất tăng 0,1 tạ/ha
(+0,4%), sản lượng tăng 266,9 nghìn tấn (+1,1%).

- Năm 2016: Tính chung, sản xuất lúa cả năm 2016 sụt giảm cả về diện tích và
năng suất so với năm 2015, đặc biệt là khu vực phía Nam. Diện tích gieo trồng lúa đạt
7,8 triệu ha, giảm 0,5%; năng suất ước đạt 56 tạ/ha, giảm 2,8%, là mức giảm năng suất
mạnh so với bình quân hàng năm; do vậy sản lượng ước đạt 43,6 triệu tấn, giảm 3,3%
so năm 2015. Các tỉnh miền Bắc, diện tích gieo trồng đạt gần 2,5 triệu ha, năng suất
đạt 55,9 tạ/ha, sản lượng đạt 13,87 triệu tấn; so với vụ trước diện tích 0,7%, năng suất
tăng 0,6%, sản lượng giảm nhẹ 0,1%. Các tỉnh miền Nam, diện tích gieo trồng đạt 5,3

16
triệu ha, năng suất bình quân đạt 56 tạ/ha, sản lượng đạt 29,7 triệu tấn; so với vụ trước
diện tích giảm 0,4%, năng suất giảm 4,4%, sản lượng giảm 4,8%.

- Năm 2017: Sản lượng lúa cả năm 2017 ước tính đạt 42,84 triệu tấn, giảm 318,3
nghìn tấn so với năm 2016 do cả diện tích và năng suất đều giảm so với năm trước.
Diện tích lúa cả năm 2017 ước tính đạt 7,72 triệu ha, giảm 26,1 nghìn ha so với năm
2016; năng suất lúa cả năm đạt 55,5 tạ/ha, giảm 0,2 tạ/ha.

- Năm 2018: Diện tích lúa cả năm 2018 ước tính đạt 7,57 triệu ha, giảm 134,8
nghìn ha so với năm trước; năng suất lúa ước tính đạt 58,1 tạ/ha, tăng 2,6 tạ/ha. Mặc
dù diện tích lúa giảm nhưng năng suất tăng cao nên sản lượng lúa cả năm 2018 ước
tính đạt 43,98 triệu tấn, tăng 1,24 triệu tấn so với năm 2017.

- Năm 2019: Sản xuất lúa gạo năm 2019 gặp nhiều khó khăn do hạn hán, nắng
nóng kéo dài ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng. Việc chuyển đổi cơ cấu
sản xuất và mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong năm 2019 đã làm diện tích lúa cả
năm ước đạt 7,47 triệu ha, giảm 102,2 nghìn ha so với năm 2018; năng suất lúa ước
đạt 58,2 tạ/ha, tương đương với năng suất của năm 2018, sản lượng lúa ước tính đạt
43,45 triệu tấn, giảm 596,8 nghìn tấn.

- Năm 2020: Từ đầu năm đến nay, trước diễn biến phức tạp của thời tiết và tình
hình sản xuất kinh doanh bị đình trệ do dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên toàn cầu đã
khiến cho ngành nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng phải đối mặt với
không ít khó khăn và thách thức, bên cạnh đó còn phải đối mặt với điều kiện thời tiết
hạn hán, nắng nóng kéo dài và xâm nhập mặn. Tuy nhiên, nhờ chủ động các phương
án ứng phó phù hợp, cùng những nỗ lực trong tái cơ cấu nông nghiệp nên sản xuất lúa
gạo của Việt Nam năm 2020 đã đạt được kết quả tích cực, đánh dấu một năm với
nhiều thắng lợi. Diện tích lúa năm 2020 ước tính đạt 7,28 triệu ha, giảm 192 nghìn ha
so với năm trước do chuyển đổi cơ cấu sản xuất và mục đích sử dụng đất; năng suất
lúa ước tính đạt 58,7 tạ/ha, tăng 0,5 tạ/ha do diện tích gieo trồng giảm nên sản lượng
lúa ước tính đạt 42,69 triệu tấn.

17
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ năng suất lúa gạo đạt được trong giai đoạn 2010-2020

Nguồn: Bộ NN & PTNT

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ diện tích gieo trồng và sản lượng lúa gạo giai đoạn
2010-2020

Nguồn: Bộ NN & PTNT

18
2.2.2 Chính sách của Nhà nước đối với ngành sản xuất lúa gạo.

Nhà nước đã có những chính sách phù hợp, kịp thời đối với sản xuất lúa gạo
trong giai đoạn 2010-2020 nên dù sản xuất lúa gạo giai đoạn này gặp phải nhiều thách
thức, thiên tai, dịch bệnh nhưng ngành sản xuất lúa gạo vẫn đạt được những thành
công, năng suất, sản lượng lúa gạo vẫn đạt được mức cao.

Những chính sách được ban hành liên quan đến phát triển ngành sản xuất lúa gạo
như:

- Chính sách hỗ trợ nông dân bảo vệ và phát triển đất trồng lúa: Chính sách hỗ
trợ nông dân bảo vệ và phát triển đất lúa được thể hiện trong Nghị định 42/2012/NĐ-
CP ngày 5/11/2012 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa tại các vùng trồng lúa trên cả
nước và Thông tư 205/2012/TT-BTC ngày 23/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện Nghị định 42/2012/NĐ-CP. Theo đó các hình thức hỗ trợ như:

+ Hỗ trợ sản xuất lúa hàng năm là 500.000 đồng/ha/năm đối với lúa trồng trên
đất chuyên trồng lúa nước và 100.000 đồng/ha/năm với lúa trồng trên đất khác trừ đất
lúa nương tự phát.

+ Hỗ trợ vật tư nông nghiệp (từ 50%-70% chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật) theo mức độ thiệt hại của lúa do thiên tai dịch bệnh.

+ Hỗ trợ 70% chi phí khai hoang; hỗ trợ giống lúa (100% giống lúa trên đất khai
hoang và 70% giống lúa sản xuất trên đất chuyển từ đất khác sang đất trồng lúa).

- Chính sách về khuyến khích, phát triển liên kết trong sản xuất lúa gạo: Nhằm
khuyến khích liên kết giữa các tác nhân và đầu tư cho sản xuất nông nghiệp quy mô
lớn, ngày 25 tháng 10 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã kí quyết định số 62/2013-
QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu
thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Theo quyết định này, các chính sách ưu đãi, hỗ
trợ đầu tư phát triển sản xuất quy mô lớn đối với doanh nghiệp gồm: ưu đãi về tiền sử
dụng đất, tiền thuê đất, ưu tiên tham gia thực hiện hợp đồng xuất khẩu nông sản hoặc
chương trình tạm trữ của Chính phủ; hỗ trợ một phần kinh phí cơ sở hạ tầng trong dự
án, hỗ trợ kinh phí đào tạo nông dân sản xuất trong dự án), đối với tổ chức đại diện của
nông dân (ngoài các ưu đãi như trên còn có hỗ trợ một phần chi phí thực tế về thuốc

19
BVTV, công lao động, tiền thuê máy…); đối với nông dân, các hỗ trợ tập trung vào
việc tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, chi phí cây giống, lưu kho tại doanh
nghiệp.

- Chính sách hỗ trợ sản xuất lúa gạo để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do
thiên tai, dịch bệnh: “Nghị định số 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về cơ chế,
chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do
thiên tai, dịch bệnh; theo đó Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí giống cây trồng, hoặc
một phần chi phí sản xuất ban đầu (không phải đền bù thiệt hại); thực hiện hỗ trợ kịp
thời, trực tiếp bằng tiền hoặc bằng giống cây đảm bảo chất lượng, phù hợp với điều
kiện sinh thái và thực tế của địa phương. Các mức hỗ trợ đối với diện tích lúa thuần bị
thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000
đồng/ha; diện tích mạ lúa thuần bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha; thiệt
hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha; diện tích lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ
trợ 3.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha; diện tích mạ
lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ
15.000.000 đồng/ha.”2

- Chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo và giá “định hướng”: Chính sách giá sàn
được ban hành nhằm xác lập mức giá có lợi cho người nông dân và mức giá sàn này
thay đổi theo thời gian. Theo Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 23/9/2012 về an ninh
lương thực, để khuyến khích người nông dân giữ đất trồng lúa, Chính phủ phải đảm
bảo giá cổng trại sẽ mang lại mức lợi nhuận ít nhất là 30% cho người trồng lúa. Giá
lúa định hướng do Bộ Tài chính ấn định dựa trên chi phí sản xuất do UBND các tỉnh
cung cấp, có tham vấn Bộ NN&PTNT. Nghị định này cũng quy định khi giá thị trường
bằng hoặc cao hơn giá lúa định hướng thì Chính phủ sẽ không can thiệp. Ngược lại,
khi giá lúa thấp hơn giá định hướng, Bộ NN&PTNT sẽ chịu trách nhiệm chính, cùng
phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước và VFA đề xuất
Thủ tướng xem xét và đưa ra các giải pháp cụ thể để giữ giá thị trường mặt hàng gạo
không thấp hơn giá lúa định hướng đồng thời đảm bảo xuất khẩu gạo đạt hiệu quả cao.

2
Thư Viện Pháp Luật, (09/01/2017), Nghị Định về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục
sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, Truy cập từ: https://thuvienphapluat.vn/

20
- Để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong việc sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo
trong cả nước nói chung và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, thời gian
qua, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách tín dụng phục vụ
phát triển nông nghiệp, nông thôn như: “Ngày 4/3/2019, NHNN ban hành Văn bản số
1289/NHNN-TD về việc tiếp tục đẩy mạnh cho vay thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ lúa gạo
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Thống đốc
NHNN tại Hội nghị thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ lúa, gạo vùng Đồng bằng sông Cửu
Long và Hội nghị ngành ngân hàng cho vay thúc đẩy sản xuất tiêu thụ lúa, gạo khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long, được tổ chức trong ngày 26/02/2019, Thống đốc
NHNN yêu cầu các đồng chí Chủ tịch Hội đồng quản trị/Tổng giám đốc các NHTM và
Giám đốc NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
thực hiện các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp phục
vụ sản xuất, tiêu thụ lúa gạo.”3

- Chính sách tái cơ cấu ngành sản xuất lúa gạo: “Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã ban hành Quyết định số 1898/QĐ-BNN-TT ngày 23/5/2016 về việc phê
duyệt Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030 và triển khai đề án sản 2 phẩm quốc gia “Sản phẩm lúa gạo Việt Nam chất lượng
cao, năng suất cao” đến năm 2020, với mục tiêu: i) Nghiên cứu chọn tạo các giống lúa
mới có năng suất, chất lượng cao, có giá bán cao; đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp xây
dựng các dự án phát triển liên kết sản xuất, tiêu thụ, xây dựng “cánh đồng lớn”, vùng
nguyên liệu lúa hàng hóa chất lượng cao quy mô lớn. ii) Xây dựng vùng nguyên liệu
lúa, tăng cường thực hiện sản xuất lúa theo hướng GAP, tập huấn nông dân ghi chép
sổ tay sản xuất lúa; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật giảm giá thành, tăng chất lượng lúa
gạo với các giải pháp 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, quản lý nước và tưới tiết kiệm, sử
dụng phân bón hợp lý, cân đối để chủ động cạnh tranh với việc tiêu thụ lúa trên thị
trường xuất khẩu trong tương lai. iii) Đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất lúa gạo từ
khâu làm đất, gieo cấy đén thu hoạch, các biện pháp phơi sấy, tồn trữ phù hợp với từng

3
Tạp chí tài chính, (30/04/2019), Cho vay thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long, Truy
cập từ: https://tapchitaichinh.vn/

21
vùng. Đây là một trong những khâu quan trọng làm giảm chi phí sản xuất, giảm thất
thoát và nâng cao phẩm chất lúa gạo, nâng cao lợi nhuận của người trồng lúa.”4

2.2.3 Lý luận phát triển nông nghiệp bền vững đối với ngành sản xuất lúa gạo.

Việt Nam là quốc gia đang phát triển, có nhiều ưu thế vượt trội so với các quốc
gia phát triển nông nghiệp trong khu vực để phát triển ngành sản xuất lúa gạo, mở
rộng thị trường, gia tăng tích lũy vốn phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Do đó, sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng lúa gạo trên thị trường không chỉ
có ý nghĩa kinh tế đơn thuần mà luôn gắn liền với sự ổn định kinh tế, chính trị - xã hội
trong suốt quá trình phát triển của đất nước.

Xét trong mối tương quan với các ngành sản xuất vật chất khác, sản xuất nông
nghiệp nói chung, sản xuất lúa gạo nói riêng có mức sinh lời thấp hơn so với các
ngành công nghiệp và dịch vụ; lại luôn phải chịu tác động rủi ro từ nhiều phía (cả về tự
nhiên và thị trường…). Vì vậy, việc sản xuất lúa gạo không phải là lĩnh vực hấp dẫn
các quốc gia đầu tư phát triển. Trong khi đó, quy mô dân số trên trái đất không ngừng
gia tăng; cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng ở
nhiều quốc gia đang phát triển làm cho diện tích đất canh tác bị thu hẹp, gây sức ép
lớn về sản xuất – kinh doanh lúa gạo cũng như an ninh lương thực ở từng quốc gia,
khu vực và toàn thế giới. Gia tăng sản lượng, năng xuất và chất lượng lúa gạo là một
đòi hỏi tất yếu khách quan trong tiến trình phát triển bền vững của đất nước.

Sản xuất lúa gạo có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và đời sống của nông dân
nước ta. Trong quá trình đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đẩy mạnh phát
triển nông nghiệp, trong đó, ngành sản xuất lúa gạo được coi là có khả năng cạnh tranh
trên thế giới, được khuyến khích phát triển.

Các chiến lược phát triển bền vững ngành sản xuất lúa gạo:

- Nâng cao nhận thức của tất cả các cấp, các ngành về yêu cầu cần thiết, khắt khe
về sản xuất lúa gạo trong thương mại quốc tế nói. Từ nhiều năm nay, nhận thức của
người nông dân về sản xuất lúa gạo đáp ứng thương mại quốc tế trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế chưa đầy đủ. Nông dân thường ít được trang bị tri thức về những

4
Bộ NN & PTNT, (29/12/2020), Trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, Truy cập
từ: https://www.mard.gov.vn/

22
yêu cầu kỹ thuật trồng, chăm sóc lúa để tạo ra những hạt lúa xuất khẩu có chất lượng
đáp ứng thị trường khu vực và thế giới. Dường như đây chỉ là công việc chung của
Nhà nước, mà trực tiếp là các doanh nghiệp - Hiệp hội xuất khẩu lúa gạo VFA. Trong
khi vấn đề này cần được xem xét một cách toàn diện, tổng thể của tất cả các chủ thể
tham gia vào việc phát triển thị trường lúa gạo Việt Nam.

- Thực hiện quy hoạch vùng sản xuất lúa chuyên canh, giữ vững diện tích trồng
lúa hàng hóa, đảm bảo nguồn cung lúa gạo ổn định, uy tín và chất lượng cao. Quy
hoạch vùng sản xuất lúa chuyên canh là công việc vô cùng quan trọng, bởi thông qua
đó có thể dự báo được nguồn cung lúa gạo một cách khách quan, không bị động trong
phát triển thị trường mặt hàng lúa gạo nội địa và ngoài nước. Trong quy hoạch ngành
hàng này cần tính tới việc sản xuất và tiêu thụ gạo ở tất cả các loại thị trường kể cả dễ
tính và khó tính; chủ động nguồn cung hàng lúa gạo đa dạng, phong phú. Việc phân
chia vùng sản xuất trồng lúa là khá rõ ràng. Các vùng đồng bằng, nhất là vùng đồng
bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là hai vùng sản xuất lúa gạo chủ lực
phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên việc triển khai thực hiện vùng
lúa cao sản và đặc sản theo quy hoạch còn chậm trễ; thậm chí không tuân thủ nghiêm
quy hoạch đã hoạch định, làm giảm tính chủ động trong nguồn cung mặt hàng lúa gạo,
nhất là gạo đặc sản. Trong điều kiện đẩy nhanh công nghiệp hóa, phát triển nhanh đô
thị, diện tích đất trồng lúa giảm rất đáng kể theo từng năm thì việc luật pháp hóa, hành
chính hóa, khuyến khích và tạo mọi điều kiện để thực hiện tốt quy hoạch vùng sản
xuất lúa gạo hơn bao giờ hết phải đặt lên vị trí hàng đầu.

- Tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật một cách đồng
bộ, hiện đại và hiệu quả cao, đảm bảo vững chắc cho việc nâng cao sức cạnh tranh mặt
hàng lúa gạo trên thị trường thế giới. Hạ tầng kinh tế - kỹ thuật phục vụ sản xuất lúa
gạo bao gồm hệ thống các công trình thủy nông tưới, tiêu nước; hệ thống máy móc
thiết bị phục vụ thu hoạch, bảo quản, chế biến lúa gạo; hệ thống kho chứa lúa gạo đảm
bảo không hao hụt về số lượng, phẩm cấp hạt gạo… “Việc phát triển hệ thống kết cấu
hạ tầng kinh tế - kỹ thuật là một quá trình lâu dài và không đơn giản. Ở Việt Nam, sản
xuất lúa gạo tuy đã được phân vùng nhưng sản xuất lúa chủ yếu vẫn từ hộ nông dân và
rất phân tán; kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật tuy từng bước được xây dựng nhưng
thiếu tính đồng bộ, kỹ thuật lạc hậu, và quan trọng hơn, đó là chưa một cơ quan, tổ

23
chức nào đứng ra làm chủ trong xây dựng kết cấu hạ tầng. Nông dân vẫn tự lo là chủ
yếu, nhất là trong khâu bảo quản. Ở Thái Lan, việc tạo ra hạ tầng kinh tế - kỹ thuật
phục vụ công tác xuất khẩu mặt hàng lúa gạo được Nhà nước làm “bà đỡ”, nhất là các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Các doanh nghiệp Thái Lan hình thành
các kho chứa lúa lớn ở tất cả những nơi sản xuất lúa gạo nông dân không phải trực tiếp
lo kho chứa; hệ thống máy xay xát đồng bộ, hiện đại được vận hành tốt, tạo ra những
hạt gạo có phẩm cấp cao; tỷ lệ hạt gãy do xay xát thấp...”5

- Nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ phục vụ sản xuất lúa gạo. Để công tác
nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh, ứng dụng công nghệ cao, hiện đại vào sản xuất
lúa cần phải thực hiện nghiên cứu một cách cơ bản, hiệu quả về giống lúa, điều kiện
khí hậu, tính chất lý hóa của đất đai mỗi vùng, miền; kết hợp với việc triển khai, tập
huấn ngoài đồng ruộng, đưa khoa học – công nghệ đến với người nông dân gần hơn,
sát với sản xuất hơn. Tăng cường vốn đầu tư cho khoa học – công nghệ; thực hiện đi
tắt và đón đầu trong việc tạo giống lúa mới, công nghệ chế biến mới … thông qua đó,
nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng lúa gạo Việt Nam, đảm bảo phát triển vững
chắc thị trường lúa gạo nước nhà trong những năm tiếp theo.

- Thực hiện hiệu quả mối liên kết kinh tế giữa nhà nước - nhà nông - nhà khoa
học - nhà doanh nghiệp, tạo thành sức mạnh tổng thể nâng cao tiềm lực sản xuất lúa
gạo góp phần tạo nên sức cạnh tranh mặt hàng lúa gạo Việt Nam trên thị trường lúa
gạo thế giới. Nông dân là người trực tiếp sản xuất lúa gạo đang rất cần có sự chung
tay, giúp sức của nhiều nhà: Nhà khoa học (các Viện nghiên cứu, các trường đại học,
các khu công nghệ cao …) trong việc nâng cao tiềm lực sản xuất và chế biến gạo, tạo
ra những giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng kháng bệnh cao;
nhà doanh nghiệp cung ứng vốn đầu tư để mua các yếu tố đầu vào (phân bón, thuốc trừ
sâu…) phục vụ sản xuất lúa chất lượng cao, hình thành các kho chứa, bãi tập kết hàng
hóa đảm bao không giảm phẩm cấp, chất lượng hạt gạo khi sơ chế; Nhà nước trong
việc ban hành các chính sách hỗ trợ, chẳng hạn chính sách trợ cấp, trợ giá khi sản xuất
lúa gạo gặp rủi ro về thiên nhiên, về thị trường tiêu thụ …

5
Tạp chí Cộng Sản, (17/05/2010), Phát triển bền vững ngành lúa gạo Việt Nam, Truy cập từ:
https://tapchicongsan.org.vn/

24
2.3 Nguyên nhân sự phát triển của ngành sản xuất lúa gạo.

2.3.1 Nguyên nhân về điều kiện tự nhiên.

Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương ven biển Thái Bình
Dương với 3 mặt giáp đất liền, 1 mặt giáp biển Đông. Sở hữu chiều dài 1650km từ
điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) và trải dài từ vĩ tuyến 8° 30′ –
23° 22′ Bắc nên sẽ không lạ khi Việt Nam sở hữu địa hình rất đa dạng : đồi núi, đồng
bằng, bờ biển, thềm lục địa. Tuy không chiếm diện tích lớn nhưng đồng bằng lại là
nơi giúp cho Việt Nam vươn lên trở thành nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới.
Nổi bật nhất là hai đồng bằng : đồng bằng Bắc Bộ (lưu vực sông Hồng, rộng 16.700
km2),đồng bằng Nam Bộ (lưu vực song MêKong, rộng 40.000 km2)nằm ở hai đầu đất
nước, sở hữu diện tích tương đối rộng lớn kèm theo độ phì nhiêu mà các con sông lớn
bồi đắp đã trở thành điều kiện thuận lợi để hình thành 2 vựa lúa lớn nhất đất nước.

Hình 2.1 : Bản đồ hành chính nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Nguồn: Địa Lý Việt Nam- Wikipedia

Việt Nam nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới gió mùa, sở hữu bờ
biển dài nên biển Đông cũng gây ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiệt đới gió mùa
ẩm của đất liền. Khí hậu Việt Nam có sự phân hóa rõ rệt dọc theo chiều dài và phân
hóa theo chiều cao của từng vùng lãnh thổ. Tại các vùng đồng bằng, khí hậu nhiệt đới

25
gió mùa đem lại nhiệt độ trung bình cao, độ ẩm cao, mưa nhiều tạo điều kiện cho việc
phát triển ngành nông nghiệp lúa nước. Thuận lợi là thế nhưng không ngoại lệ khi
Việt Nam vẫn phải chịu những bất lợi do thiên tai gây ra như bão, lũ lụt, hạn hán,….

Tài nguyên đất ở Việt Nam rất đa dạng, có độ phì, thuận lợi cho phát triển Nông,
Lâm nghiệp. Theo báo cáo quy hoạch sử dụng đất trồng lúa đến năm 2020, từ năm
2010-2020 diện tích gieo trồng lúa giảm từ 7,48 triệu ha (2010) xuống còn 7,27 triệu
ha( sơ bộ năm 2020), tuy diện tích gieo trồng lúa có giảm nhưng sản lượng lúa nhìn
chung lại tặng mạnh từ 40 triệu tấn (2010) lên đến 45 triệu tấn (2015). Các năm sau đó
thì sản lượng lúa liên tục biến động do nhiều nguyên nhân khác nhau ( COVID-19 là
nguyên nhân chính cho việc sản lượng lúa sụt bị giảm từ cuối 2019 đến năm 2020).

Hình 2.2 :Bảng số liệu Diện tích và sản lượng lúa cả năm chia theo Giá trị và
Chỉ số phát triển (2010-2020)

Nguồn: Tổng cục thống kê

Tuy nhiên, theo Bộ NNPTNT, những năm gần đây cùng với tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đất trồng lúa ngày càng giảm (trung bình mỗi năm
nước ta mất 59000ha diện tích đất trồng lúa) do phải dành diện tích cho phát triển công
nghiệp, kết cấu hạ tầng và đô thị hóa. Việc biến mất của mỗi ha đất trồng lúa có thể
ảnh hưởng đến 10-13 lao động. Hậu quả khoảng 53% hộ dân bị mất đất trồng lúa thiệt
hại về tài chính, trong đó có 34% hộ mức sống bị giảm sút đáng kể. Đây là những ý
kiến của ông Suresh Babu, Giám đốc chương trình IFRRI đưa ra tại hội thảo An ninh

26
lương thực Việt Nam. Ông Suresh Babu cũng cho rằng mặc dù kinh tế Việt Nam đã
trải qua các năm phát triển và tăng trưởng mạnh nhưng có thể Việt Nam vẫn phải đối
diện với nạn đói. Mặc dù là nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo nhưng
hiện Việt Nam vẫn có khoảng 1 triệu người, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sống
không đủ lương thực, khoai sắn vẫn là món ăn hàng ngày của họ. Quá trình đô thị hoá,
công nghiệp hoá ở Việt Nam đã và đang góp phần làm thu nhỏ diện tích “bờ xôi ruộng
mật ” của người nông dân nói riêng và quốc gia nói chung. Nhiều diện tích đất trồng
lúa đã bị khai hoá một cách ồ ạt mà không hề báo cáo lên chính phủ. Để gìn giữ đất đai
phục vụ cho nhu cầu lương thực trong nước và xuất khẩu ngay từ hôm nay rất cần có
những việc cần làm ngay. Theo như ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục trồng trọt
thì an ninh lương thực là vấn đề cấp quốc gia cần được ưu tiên

Ngoài ra Việt Nam còn có mạng lưới sông ngòi dày đặc (2.360 con sông dài trên
10km) không những đem lại lượng phù sa khổng lồ, nguồn nước để tưới tiêu cho các
ruộng lúa, mà còn giúp rửa đất chua, đất phèn, cải thiện đất một cách hiệu quả. Tóm
lại, thiên nhiên đã tạo cho chúng ta rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành
sản suất lúa gạo. Tuy nhiên người nông dân Việt Nam cũng cần phải trang bị những
kiến thức cũng như không ngừng nghiên cứu, đề ra các biện pháp tiến bộ hơn để có thể
sử dụng thật hiệu quả những gì mà điều kiện tự nhiên mang tới cho chúng ta.

2.3.2 Nguồn lao động sản xuất.

Từ năm 2010 – 2020 lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đang có xu
hướng giảm dần. Nguyên nhân là do phần lớn người trong độ tuổi lao động muốn có
nguồn thu nhập cao và ổn định nên họ đã tìm các công việc tại các nhà máy, xí
nghiệp, các công ty dịch vụ,.. những công việc này không những đem lại nguồn thu
nhập ổn định mà còn có những phúc lợi tốt hơn so với việc làm nông. Việc thiếu hụt
này đã đẩy chi phí thuê nhân công lao động tăng cao hơn so với lúc trước, đặc biệt vào
lúc cao điểm mặc dù giá đã tăng cao nhưng không thuê được nhân công lao động gây
ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất đáng kể. Chi phí lao động tăng cao dẫn tới xu hướng
người nông dân thường cho thuê đất của mình hoặc thay vào đó là trồng các loại cây
ăn quả đem lại lợi nhuận cao và tham gia vào hoạt động sản xuất khác. Điều này đem

27
lại cho họ nhiều lợi ích và thu nhập ổn định hơn so với việc quanh năm làm đồng án-
công việc khổ cực và thường gặp những khó khăn bất ngờ.

2.3.3 Công nghệ và công cụ sản xuất.

Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp, sản xuất và xuất khẩu Lúa gạo
là trụ cột sinh kế cho hơn 70% dân số nông thôn. Theo Công Ước Khung của Liên
Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, nông nghiệp chiếm tới 33% tổng lượng phát thải khí
nhà kính (KNK), trong đó sản xuất lúa gạo chiếm xấp xỉ 50%. Để giải quyết thách
thức này, Đề án AgResults đã thiết kế Dự án AVERP nhằm xác định phương pháp tiếp
cận mới giúp giảm phát thải KNK, tăng năng suất lúa và nhân rộng các phương pháp
hiệu quả nhất cho hàng ngàn Nông hộ.

Dự án “Sản xuất lúa bền vững và giảm phát thải khí nhà kính AgResults”
(AVERP) xây dựng, thử nghiệm và nhân rộng các công nghệ, công cụ và phương pháp
tiên tiến với mục tiêu giảm phát thải KNK trong quá trình canh tác và sản xuất Lúa
gạo, góp phần nâng cao sinh kế, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Dự án sử dụng “cơ chế kéo” – một cơ chế thưởng bằng tiền dựa trên kết quả – để hỗ
trợ các tác nhân trong chuỗi ngành hàng Lúa gạo vượt qua các rào cản thị trường và
đạt mục tiêu giảm phát thải KNK. Dự án được thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Bình
thuộc Đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn 2016 – 2021.

Các gói công nghệ này cũng giảm khoảng 15% chi phí vật tư cho các Nông hộ do
sử dụng hiệu quả vật tư đầu vào. Qua 5 năm triển khai tại Thái Bình, ngoài các lợi ích
kép về phát triển kinh tế, bảo vệ tài nguyên môi trường và tăng cường liên kết trong
chuỗi giá trị lúa gạo, các kết quả được kiểm định của Dự án cũng đóng góp vào các đề
xuất cơ chế chính sách, lồng ghép vai trò của Doanh nghiệp vào thực hiện và nhân
rộng chuyển giao các công nghệ sản xuất lúa bền vững cho Đồng bằng sông Hồng nói
riêng và Việt Nam nói chung.

Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu
Long:

- ÐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung thế mạnh về lúa gạo
lớn nhất của cả nước. Những năm gần đây, nhờ ứng dụng hiệu quả khoa học và công

28
nghệ (KH-CN) vào sản xuất nông nghiệp, vùng này có bước phát triển vượt bậc so với
các vùng, miền khác trong cả nước. Thành công nổi bật của ÐBSCL là tạo được giống
lúa cực sớm (các giống OMCS) với thời gian sinh trưởng ngắn, tránh được lũ, bảo toàn
đồng lúa không bị thất thoát. Việc tăng nhanh diện tích sản xuất lúa đông xuân, hè thu
bằng giống lúa cực sớm là yếu tố quan trọng để tăng năng suất, sản lượng lúa toàn
vùng. Trước đây, hai triệu ha đất canh tác một vụ, năng suất hai tấn/ha, cả ÐBSCL chỉ
đạt khoảng bốn triệu tấn lúa, đến năm 2009 đạt hơn 20,63 triệu tấn lúa hàng hóa.
Giống lúa cực sớm được đánh giá là thành công nhất của Viện lúa ÐBSCL.

- Không những tăng nhanh về sản lượng, mà chất lượng lúa gạo ở vùng này
không ngừng tăng. Ðể có được hạt gạo chất lượng, phải nói đến công nghệ hạt giống.
ÐBSCL đã có những bước tiến đáng kể trên lĩnh vực này. Cách đây năm năm, hạt
giống tốt (giống xác nhận) chỉ có 20%, đến nay hơn 40% diện tích sử dụng giống xác
nhận. Năng suất lúa bình quân hiện nay ở ÐBSCL khoảng 5,38 tấn/ha, đứng đầu khu
vực ASEAN. Các loại lúa đặc sản có chất lượng cao như IR64, OM 1490, VN 95-20,
MTC 250, ST, lúa nàng thơm Chợ Ðào, Jasmine... phục vụ xuất khẩu ngày càng mở
rộng, chiếm tỷ trọng lớn về diện tích, sản lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường
trong nước và xuất khẩu. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang cho biết,
nhờ chuyển giao, ứng dụng hiệu quả chương trình ba giảm, ba tăng trong sản suất lúa
đã giúp tỉnh tăng nhanh diện tích. Hiện giá lúa đang tăng cao, thương lái mua lúa tươi
tại ruộng từ 5.500 đến 6.000 đồng/kg. Nhờ trúng mùa, trúng giá lúa vụ ba, nông dân ở
An Giang nói riêng, ÐBSCL nói chung rất phấn khởi.Ước tính, sau khi trừ chi phí,
nông dân trồng lúa còn lời 20 đến 25 triệu đồng/ha.

Giải pháp khoa học công nghệ trong hoạt động sản xuất lúa gạo:

- Trước những thách thức lớn đó, việc ứng dụng các thành tựu khoa học và công
nghệ vào quá trình sản xuất lúa gạo có thể coi là xu hướng tất yếu. Thế kỷ 21 đã chứng
kiến nhiều thành công lớn của việc ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp nói
chung và ngành sản xuất lúa gạo nói riêng ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như
Israel, Mỹ, Hà Lan, Đức, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc,… Qua đó, có thể thấy,
khoa học công nghệ thực sự là giải pháp then chốt giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất,

29
từ đó tạo ra sản phẩm chất lượng với năng suất cao ngay cả trong những điều kiện bất
lợi.

- Nhận thấy được tầm quan trọng của khoa học công nghệ trong việc phát triển
nền nông nghiệp lúa nước của quốc gia, Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo Bộ Khoa học và
Công nghệ kết hợp với các Bộ – ngành khác thực hiện các Chương trình Khoa học và
Công nghệ quốc gia nhằm hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới khoa học công nghệ trong quy
trình sản xuất lúa gạo, từ đó góp phần giảm thiểu tối đa tác động từ những thách thức
bên ngoài. Trọng tâm của các chương trình này hiện nay chủ yếu hướng đến giảm
thiểu tối đa tác động của biến đổi khí hậu tới các hoạt động sản xuất lúa gạo.

Dự án:

- Một số dự án trong Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia tập trung hỗ trợ
nghiên cứu hướng đến việc lai tạo các giống lúa mới có khả năng chống chịu những
bất lợi từ ngoại cảnh. Trong các dự án nổi bật của chương trình, phải kể đến dự án
“Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến chọn tạo giống lúa thuần chống chịu mặn-
hạn thích nghi với điều kiện canh tác lúa vùng nhiễm mặn thuộc Đồng bằng sông Cửu
Long” do Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long chủ trì, thành công tạo được sáu giống
lúa chống chịu được điều kiện môi trường khắc nghiệt. Bên cạnh đó, dự án “Đánh giá
hiện trạng, năng lực công nghệ và nhu cầu đổi mới công nghệ trong tạo giống và sản
xuất lúa lai tại miền Bắc và duyên hải miền Trung” do Công ty Cổ phần Giống cây
trồng Trung Ương chủ trì đã xây dựng được bản đồ công nghệ chọn tạo giống lúa đầu
tiên cho ngành nông nghiệp quốc gia. Ngoài ra, một số dự án nổi bật khác của chương
trình có thể kể đến như: dự án “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ chỉ thị phân tử và
chỉnh sửa hệ gen trong chọn tạo giống lúa năng suất, chất lượng, chống chịu sâu bệnh
và bất lợi ngoại cảnh” do Công ty giống cây trồng Thái Bình chủ trì; dự án “Nghiên
cứu phát triển các nguồn Gen lúa thích ứng với biến đổi khí hậu”; dự án “Ứng dụng
công nghệ tiên tiến và mô hình liên kết để sản xuất lúa gạo theo chuỗi giá trị tại Đồng
bằng sông Cửu Long” do Công ty Cổ phần công nghệ cao Trung Thạnh chủ trì…..

2.3.4 Nguyên nhân thị trường.

a) Thị trường trong tình hình đại dịch 2020.

30
Sản xuất:

- Diện tích gieo trồng, thu hoạch:

+ Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tính đến ngày 15/6, diện tích gieo cấy lúa
đông xuân cả nước đạt 3.006,7 nghìn ha, bằng 99,4% vụ đông xuân năm trước, trong
đó các địa phương phía Bắc đạt 1.086,6 nghìn ha, bằng 99%; các địa phương phía
Nam đạt 1.920,1 nghìn ha, bằng 99,7%. Theo báo cáo sơ bộ, năng suất lúa đông xuân
của cả nước ước tính đạt 68,3 tạ/ha, tăng 2,6 tạ/ha so với vụ đông xuân năm trước

+ Các địa phương trên cả nước đã xuống giống được 1.846,2 nghìn ha lúa hè thu,
bằng 105,6% cùng kỳ năm trước, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt
1.448,7 nghìn ha, bằng 104,7%. Đến nay có 147,7 nghìn ha diện tích lúa hè thu sớm tại
vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã cho thu hoạch, chiếm 10,2% diện tích xuống
giống.

- Tình hình sâu, dịch bệnh, thời tiết:

+ Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (NNPTNT) vào cuối tháng 4:

• Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 2.991 ha (tăng 416 ha so với kỳ trước, giảm
3.853 ha so với cùng kỳ năm trước), phòng trừ 2.554 ha.

• Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 15.962 ha (tăng 2.740 ha so với kỳ trước,
giảm 3.108 ha so với cùng kỳ năm trước), phòng trừ trong kỳ 10.056 ha.

• Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 2.536 ha (tăng 580 ha so với kỳ trước,
tăng 1.120 ha so với cùng kỳ năm trước), diện tích phòng trừ trong kỳ 1.181 ha.

• Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 5.527 ha (giảm 805 ha so với kỳ trước,
giảm 7.801 ha so với cùng kỳ năm trước), diện tích phòng trừ trong kỳ 5.012 ha.

Tiêu thụ:

- Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 6 cả nước xuất khẩu
436.140 tấn gạo, tương đương 241,61 triệu USD, giá trung bình 554 USD/tấn, giảm
mạnh 30,4% về lượng và giảm 28,7% về kim ngạch so với tháng 5/2021 nhưng tăng

31
nhẹ 2,4% về giá. So với tháng 6/2020 giảm 3,2% về lượng nhưng tăng 6,3% kim
ngạch và tăng 9,8% về giá.

- Tháng 6, xuất khẩu gạo sang hầu hết thị trường chủ đạo sụt giảm mạnh so với
tháng 5, trong đó xuất khẩu sang Philippines giảm mạnh gần 35% cả về lượng và kim
ngạch, đạt 150.735 tấn, tương đương 78,79 triệu USD; Bờ Biển Ngà giảm mạnh 92%
cả về lượng và kim ngạch, đạt 5.184 tấn, tương đương 3,2 triệu USD; Malaysia giảm
37,6% về lượng và giảm 39% kim ngạch, đạt 14.544 tấn, tương đương 7,48 triệu USD.

- Tính chung cả 6 tháng đầu năm 2021 lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt gần
3,03 triệu tấn (giảm 14% so với 6 tháng đầu năm 2020), thu về gần 1,65 tỷ USD
(giảm 4%), giá trung bình đạt 544,4 USD/tấn (tăng 11,7%).

Hình 2.3 : KHỐI LƯỢNG và GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU GẠO TRONG 5
THÁNG ĐẦU NĂM 2021

Nguồn: Bộ NN&PTNT

- Đáng chú ý, trong 6 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu gạo sang thị trường
Malasysia giảm rất mạnh so với cùng kỳ năm 2020, giảm 55,9% về lượng, giảm
45,4% về kim ngạch nhưng tăng mạnh 23,7% về giá, đạt 151.104 tấn, tương đương
80,13 triệu USD, giá 530,3 USD/tấn, chiếm 5% trong tổng lượng và tổng kim ngạch.
Ngược lại, xuất khẩu sang Bangladesh lại tăng rất mạnh 11.181% về lượng, tăng
14.100% kim ngạch, tăng 24,8% về giá, đạt 52.808 tấn, tương đương 31,94 triệu USD,
giá 604,8 USD/tấn.

Hình 2.4: BA THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU GẠO TỪ VIỆT NAM NHIỀU
NHẤT TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2021

32
Nguồn: Bộ NN&PTNT

Diễn biến giá:

- Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long nhìn chung đang thấp hơn so với
cùng kỳ năm trước khoảng 500-600 đồng/kg. Theo Bộ Công Thương, giá lúa gạo tại
Đồng bằng sông Cửu Long trong tuần từ 2/8 đến ngày 6/8 ổn định vào đầu tuần; giữa
tuần giá lúa giảm từ 50-300 đồng/kg sau đó cuối tuần tăng nhẹ. Cụ thể, giá lúa
IR50404 dao động trong khoảng 4.400 đồng/kg, giảm so với cùng kỳ năm trước từ
900-1.300 đồng/kg. Giá lúa OM9577 và OM9582 trong khoảng 5.600-5.800 đồng/kg,
thấp hơn cùng kỳ năm trước 1.000 đồng/kg.

- Đối với giá gạo trong nước, nguồn cung nội địa tiếp tục tăng khi nông dân các
tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu thu hoạch lúa vụ Hè thu. Giá gạo NL IR 504
mới tăng lên mức 7.700 đồng/kg; gạo TP IR 504 ở mức 8.500 đồng/kg. Giá tấm 7.300
đồng/kg và cám vàng 7.550 đồng/kg. Giá gạo thường 11.000-12.000 đồng/kg; Gạo sóc
Thái 17.000 đồng/kg; Gạo nàng nhen 20.000 đồng/kg. Gạo thơm Đài Loan 20.000
đồng/kg; Gạo Nhật 17.000 đồng/kg

- Lúa nếp vỏ tươi (An Giang) : 4.200 - 4.300đ/kg Lúa nếp vỏ khô: 6.600 -
6.800đ/kg Lúa Đài thơm 8: 6.200 - 6.300đ/kg Lúa OM 5451: 5.500 - 5.700đ/kg Lúa IR
50404: 5.100 - 5.400đ/kg Lúa Nhật: 7.500 - 7.600đ/kg.

b) Thị trường tiêu thụ lúa gạo giai đoạn 2010 – 2019.

Diễn biến thị trường:

33
- Ngay từ những ngày đầu năm 2010, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã ký
được nhiều hợp đồng mới. Ðến nay, các doanh nghiệp đã ký hợp đồng bán 2,38 triệu
tấn gạo với mức giá 480 - 664,9 USD/tấn. Giá gạo nguyên liệu loại 1 hiện khoảng
7.650 đồng/kg, giá gạo nguyên liệu loại 2 khoảng 7.450 đồng/kg tùy từng địa phương.
Cùng với giá lúa gạo đang tăng cao, việc xuất khẩu gạo được dự báo là khả quan, chắc
chắn sẽ góp phần tăng thêm thu nhập cho người nông dân.

- Năm 2015 giá gạo xuất khẩu có một sóng giảm giá tiếp diễn từ quý III/2014
kéo dài từ đầu năm 2016 trung tuần tháng 9, và một đợt sóng tăng giá từ trung tuần
tháng 9 tới đầu tháng 11.

- Tính chung trong năm 2015, giá gạo trung bình thế giới đã giảm khoảng 11%
(khoảng 45 USD/tấn), từ 431 USD/tấn xuống 389 USD/tấn. Nguồn cung dồi dào và
nội tệ của những nước xuất khẩu chủ chốt giảm giá là những lý do chính khiến giá gạo
xuất khẩu năm qua sụt giảm.

Hình 2.5: TỶ GIÁ TIỀN TỆ CỦA MỘT SỐ NƯỚC XUẤT KHẨU GẠO
CHỦ CHỐT GIAI ĐOẠN 2014-2015.

Nguồn: Bộ NN&PTNT

- Nguyên nhân khiến giá giảm liên tiếp trong vòng một năm tính tới quý III/2015
là bởi nguồn cung dồi dào, nhất là ở những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới,
trong khi nhu cầu nhập khẩu thấp. Khách hàng chỉ mua những hợp đồng nhỏ. Nhiều
khách hàng truyền thống nỗ lực theo đuổi chính sách tự cung tự cấp nên kiềm chế
không mua vào.

34
- Nội tệ của các nước xuất khẩu lớn giảm giá cũng là một trong những nguyên
nhân khiến giá gạo xuất khẩu giảm, bởi khách hàng có lý do ép giá. Với riêng Việt
Nam, việc tiền đồng giảm giá ít hơn so với tiền baht Thái và tiền rupee Ấn Độ là một
trong những nguyên nhân khiến cho giá gạo Việt trở nên đắt hơn so với hai đối thủ
cạnh tranh này.

- Nhưng bắt đầu từ cuối tháng 9, thị trường sôi động trở lại khi Philippines mở
thầu mua 750.000 tấn gạo, một trong những dấu hiệu cho thấy giai đoạn khó khăn nhất
trong năm đã qua.

- Việc El Nino gây khô hạn và ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng lúa đã khiến
các nước nhập khẩu không thể trì hoãn việc nhập khẩu lâu hơn nữa, nên quyết định
mua vào, nhất là khi giá gạo đang rẻ.

Hình 2.6: CHỈ SỐ GIÁ GẠO TRẮNG THẾ GIỚI (USD/TẤN)

Nguồn: Oryza

- Gạo 5% tấm của Việt Nam giá giảm nhẹ từ mức 375-380 USD/tấn (FOB cảng
Sài Gòn) trong tuần cuối tháng 11 xuống 375-378 USD/tấn tuần cuối tháng 12 (giảm
khoảng 2-5 USD/tấn), trong khi gạo 25% tấm giá giảm từ 362-365 USD/tấn xuống
355 USD/tấn. Trong vòng một năm qua, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã giảm
khoảng 20 USD/tấn (khoảng 6%).

- Sau khi chạm mức thấp nhất 8 năm vào cuối tháng 8, giá gạo xuất khẩu của
Việt Nam tăng trở lại cuối quý III khi ký được hợp đồng bán 450.000 tấn gạo cho
Philippines, và tiếp tục tăng sau khi ký được hợp đồng bán 1 triệu tấn cho Indonesia,

35
và hiện vẫn duy trì ở mức cao bởi nguồn cung hạn hẹp khi vụ cũ đã thu hoạch xong
còn vụ mới phải chờ tới tháng 2 năm sau, và các nhà xuất khẩu đang tích cực thực hiện
các hợp đồng lớn đã ký với khách hàng Indonesia và Philippines.

Hình 2.7 : DIỄN BIẾN GIÁ GẠO 5% TẤM CỦA 3 NƯỚC THÁI LAN,
VIỆT NAM, ẤN ĐỘ VÀ PAKISTAN

Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam VFA

- Trên thị trường trong nước, giá lúa gạo biến động theo xu hướng giá xuất khẩu.
Thời điểm giá thấp nhất trong năm là vào cuối tháng 9, nhưng đã hồi phục sau đó, và
giá cuối năm 2015 gần như ổn định so với một năm trước đó.

Diễn biến giá gạo các nước ASIAN:

- Gạo 5% tấm của Campuchia tăng khoảng 10 USD/tấn trong vòng một tháng
qua, nhưng cũng giảm khoảng 35 USD/tấn so với một năm trước. Hiện loại 5% tấm có
giá 430 USD/tấn.

- Gạo 5% tấm của Myanmar giá hiện khoảng 415 USD/tấn, tăng khoảng 5
USD/tấn so với một tháng trước do năng suất thấp và nhu cầu cao từ phía khách hàng
Trung Quốc.

- Gạo Thái Lan tháng 12 giảm giá do thiếu vắng nhu cầu mới trong khi đồng baht
tiếp tục giảm giá mà các kho dự trữ còn rất nhiều. Gạo 5% tấm của Thái Lan hiện ở
mức 345 – 355 USD/tấn, , FOB Bangkok, giảm 10 USD/tấn so với mức 360 – 365
USD/tấn hồi cuối tháng 11, và giảm khoảng 55 USD/tấn so với cuối năm 2014.

- Gạo Ấn Độ giá tăng nhẹ do lo ngại sản lượng giảm vì hiện tượng El Nino khiến
lượng mưa trong mùa thấp hơn mức trung bình. Gạo 5% tấm xuất khẩu của Ấn Độ giá
tăng khoảng 10% trong vòng một tháng, lên 360 USD/tấn hiện nay. Giá gạo nội địa tại

36
Ấn Độ cũng tăng nhẹ khoảng 1% lên trung bình 2.614,61 rupee/tạ trong tháng 11, dù
vẫn thấp hơn khoảng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.

- Bộ Thương mại ước tính xuất khẩu trong cả năm 2015 sẽ đạt mục tiêu 10 triệu
tấn, nhưng kim ngạch xuất khẩu sẽ giảm xuống 4,85 tỷ USD, thấp hơn so với mục tiêu
5,1 tỷ USD, chủ yếu là do giá gạo xuất khẩu giảm.

- Gạo Pakistan giá tăng khá mạnh trong vòng một tháng qua bởi nhu cầu gạo xuất
khẩu gia tăng khi giá gạo nước này rẻ nhất khu vực. Loại 5% tấm giá tăng khoảng 15
USD/tấn lên 335 USD/tấn hiện nay. Tuy nhiên, so với một năm trước đây, giá hiện
vẫn thấp hơn khoảng 40 USD/tấn (khoảng 11%).

Hình 2.8: GIÁ LÚA GẠO NGUYÊN LIỆU TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG (đồng/kg)

Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam VFA

Cung – cầu:

- Nguồn cung lúa gạo tại châu Á – vựa lúa thế giới – năm 2015 nhìn chung dồi
dào khi tồn trữ của chính phủ Thái Lan và Ấn Độ dù giảm song vẫn còn ở mức rất cao
và các nước xuất khẩu lớn khác cũng dư dả nguồn cung. Các nước nhập khẩu truyền
thống tiếp tục nỗ lực vì mục tiêu sản xuất đủ gạo bằng các sách hỗ trợ tích cực và thiết
thực, bảo vệ diện tích trồng lúa, giảm hậu quả của hạn hán.

37
- Tuy nhiên, thời tiết bất thường đã xảy ra ở nhiều nơi. Thái Lan, Ấn Độ,
Indonesia và cả Philippines đều bị hạn hán nặng nề do El Nino.

- Về nhu cầu, nhu cầu yếu trong suốt 3 quý đầu năm bởi không có hợp đồng nào
lớn, và một số khách hàng có tâm lý chờ đợi giá giảm thấp trước khi mua vào. Nhưng
thời tiết diễn biến thất thường đã khiến những khách hàng truyền thống như Indonesia
và Philippines đều tích cực mua gạo trong những tháng cuối năm 2015, để ngăn ngừa
lạm phát giá trong nước. Và đây là lý do chính khiến cho giá hồi phục mạnh trong quý
IV.

- Thị trường xuất khẩu lúa gạo:

+ Vụ Đông - Xuân ở ĐBSCL có thể bị ảnh hưởng bởi khô hạn kéo dài do El
Nino khiến nhiều diện tích đất ở ĐBSCL bị nhiễm mặn. Mức nước ở ĐBSCL hiện
thấp nhất kể từ 1926, và tình trạng nhiễm mặn có thể trầm trọng thêm trong vài tháng
tới. Vụ thu hoạch tới sẽ diễn ra vào khoảng tháng 2 năm sau mới cho thu hoạch (vụ
Đông xuân ở ĐBSCL), tức là từ nay tới đó nguồn cung sẽ khan hiếm.

+ Xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2015 ước đạt gần 6,7 triệu tấn và 2,85 tỷ
USD, tăng 5,8% về khối lượng nhưng giảm 2,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014,
theo số liệu của Bộ NN&PTNT. Khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm so với
cùng kỳ liên tục trong 10 tháng đầu năm 2015, chỉ tăng so với cùng kỳ vào tháng 11 và
tháng 12 năm 2015. Giá xuất khẩu bình quân đạt khoảng 410,56 USD/tấn (FOB), giảm
7% so với 441,38 USD/tấn cùng kỳ năm trước.

Hình 2.9: XUẨT KHẨU GẠO VIỆT NAM TRUNG BÌNH HÀNG THÁNG
& GIÁ FBO TRUNG BÌNH

Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam

38
+ Châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của gạo Việt Nam, chiếm trên
70%.

+ Theo giới chuyên gia, giá xuất khẩu gạo giảm do các đơn hàng gạo chủ yếu là
loại 25% tấm và 5% tấm giá trị thấp từ Indonesia và Philippines, mặc dù xuất khẩu gạo
thơm đang có xu hướng tăng.

+ Dòng gạo cao cấp Việt Nam đang ngày càng chiếm ưu thế với mức giá liên tục
tăng. Xuất khẩu gạo chất lượng cao trong 9 tháng đầu năm 2015 tăng 17% so với cùng
kỳ năm 2014, đạt 1,2 triệu tấn, chiếm 26% trong tổng khối lượng gạo xuất khẩu trong
giai đoạn này. Lợi nhuận mà dòng sản phẩm cao cấp mang lại hấp dẫn hơn nhiều so
với hàng phổ thông và cấp thấp.

+ Dòng sản phẩm gạo dược liệu (gạo có hàm lượng dinh dưỡng cao) cũng hút
hàng. Thực tế cho thấy một bộ phận người VN có điều kiện kinh tế cũng có nhu cầu ăn
gạo cao cấp, gạo dược liệu giàu dinh dưỡng. Trang Tuoitre đưa tin, khách hàng châu
Âu tìm đến tận ruộng đặt mua lúa dinh dướng với giá rất cao.

- Cảnh báo, dự báo:

+ Giá gạo xuất khẩu trên thị trường châu Á sẽ có xu hướng giảm nhẹ trong
khoảng 1-2 tháng đầu năm 2015 trong bối cảnh giao dịch trầm lắng đầu năm bởi hầu
hết những khách hàng có nhu cầu đã tiến hành mua trước kỳ nghỉ cuối năm.

+ Tại Việt Nam, sẽ có ít nhu cầu mua mới trong thời gian ngắn sắp tới, bởi giá
hiện đang cao và nguồn cung không còn nhiều.

+ Sang năm 2016, xuất khẩu gạo dự báo sẽ bớt khó khăn hơn năm 2015 bởi sản
lượng dự báo giảm do thời tiết, kéo theo dự trữ sụt giảm.

+ Dự báo sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2015-2016 đạt 491,5 triệu tấn, giảm
nhẹ so với 494,2 triệu tấn năm 2014-2015. Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết bất lợi và
giá không hấp dẫn khiến diện tích gieo cấy chỉ đạt 161,1 triệu ha, trong khi năng suất
bình quân dự đoán đạt 4,6 tấn/ha.

+ FAO ước tính sử dụng gạo toàn cầu niên vụ 2015-2016 đạt 498,2 triệu tấn, tăng
1,1% so với 492,7 triệu tấn năm 2014-2015 do lượng gạo sử dụng làm lương thực tăng

39
5,3 triệu tấn lên 401,5 triệu tấn. FAO cũng dự đoán tiêu thụ gạo theo đầu người năm
2015-2016 đạt 54,6 kg..

2.4 Cơ hội và thách thức đối với ngành lúa gạo ở Việt Nam hiện nay.

Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu, từ khi Việt Nam có
mặt trên bản đồ lúa gạo thế giới nước ta đã định vị và giữ vai trò không thể thiếu trong
nên kinh tế lúa gạo và lương thực thế giới, ngành lúa gạo Việt Nam đã vượt qua nhiều
thử thách và đứng trước cơ hội rất lớn.

a) Cơ hội.

Trong chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020, sản
lượng lúa sẽ duy trì ở mức 41 triệu tấn và 3,9 triệu ha lúa đến năm 2020. Với sản
lượng như vậy, Việt Nam sẽ có thể duy trì lượng gạo xuất khẩu trên 5 triệu tấn/năm
mà vẫn đảm bảo lương thực cho hơn 90 triệu dân trong thập niên tới.

Theo thống kê của bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA,2000):

Hình 2.10: Biểu đồ thị phần xuất khẩu gạo thế giới (2000)

Nguồn: Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ(USDA,2000)

Như chúng ta thấy từ đầu những năm 2000, Nước ta đã chiếm 18% trong tổng thị
phần gạo xuất khẩu trên thế giới. Nhưng hiện này tình thế đã thay đổi, Trung Quốc
đang phải nhập khẩu gạo từ Việt Nam, Mỹ và Ấn Độ giảm lượng gạo xuất khẩu, Thái
Lan tập trung xuất khẩu gạo đặc sản có chất lượng cao… như vậy Việt Nam ta đứng
trước những thuận lợi và cơ hội:

- Tăng lượng gạo xuất khẩu.

- Giữ giá xuất khẩu ở mức cao & cạnh tranh.

40
- Tăng lương ngoại tệ thu được từ xuất khẩu gạo để tái đầu tư cơ sở hạ tầng nông
thôn, cơ sở chế biến lúa gạo và cơ giới hóa sản xuất lúa.

- Nâng cao lợi tức để khuyến khích nông dân giữ đất trồng lúa.

Việt Nam ta đã có nhiều chính sách và các nước đi để giúp nghành sản xuất lúa
gạo từng ngày phát triển và đó là việc kí kết hiệp định với nhiều đối tác như hiệp định
Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership Agreement –
TPP), tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization – WTO)… như vậy
Việt Nam tiếp tục đứng trước ngưỡng cửa cửa cơ hội.

- Cơ hội được tự việc cắt giảm giá thế quan tạo động lực cho sản phẩm gạo của
Việt Nam mở rộng thị trường tiêu thụ với giá cạnh tranh ở các nước trên thế giới.

- Tạo cơ hội cho Việt Nam tiếp cận các thị trường quan trọng như châu Mỹ.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.

b) Thách thức.

Phải nói rằng ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam đã và đang đứng trước nhiều cơ
hội thuận lợi. Tuy nhiên, không ít những khó khăn thử thách đang chờ đợi chúng ta:

- Thách thức khá lớn đối với nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành lúa
gạo nói riêng là biến đổi khí hậu, yếu tố tự nhiên nan giải này đã, đang và sẽ tác động
mạnh mẽ. Theo nhiêu nhiều chuyên gia dự báo về biến đổi khí hậu, ở Đồng bằng Sông
Cửu Long, tổng lượng mưa đến năm 2030 sẽ giảm 20%, mưa trễ hơn 2 tuần và lũ sẽ
đến sớm hơn 2 tuần (Lê Anh Tuấn,2011) và nếu nước biển dâng thêm thì Bến Tre sẽ
mất 50% diện tích đất, Long An ( mất 49%), Tiền Giang (mất 32,7%), như vậy diện
tích lúa chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

- Nhu cầu tiêu thụ gạo của các nước đang có xu hướng giảm dần. Trước năm
1970, gạo là lương thực chính chiếm 38,2% luợng calori tiêu thụ hàng ngày của hộ gia
đình Châu Á nhưng đến năm 2007, lượng gạo chiếm chỉ còn 29,3% (giảm 1% mỗi
năm trong giai đoạn 1990-2007)

- Chi phí sản xuất lúa gạo ở Việt Nam tương đối cao. Ở vựa lúa vùng đồng bằng
sông Cửu Long, trong vụ lúa Hè Thu 2010, chi phí phân bón bình quân là 4,1 triệu

41
đồng/ha (khoảng 200 USD/ha), biến động từ 1,5 – 9,3 triệu đồng/ha, chiếm 27-30%
tổng chi phí sản xuất lúa. Chi phí thuốc bảo vệ thực vật chiếm 17-20% tổng chi phí sản
xuất (bình quân 2,6 triệu đồng/ha, khoảng 130 USD/ha). Sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật trong thâm canh lúa đã và đang gây ô nhiễm nặng nề môi trường đất và nước ở 2
đồng bằng sông Cửu Long & sông Hồng. Tổng chi phí thuê lao động và máy móc là
6,9 triệu đồng/ha/vụ (khoảng 380 USD/ha). Tổng chi phí sản xuất 1 vụ lúa khoảng 15
triệu đồng/ha (750 USD/ha) và giá thành bình quân 3,2 triệu đồng/tấn lúa (khoảng 160
USD).

2.5 Kiến nghị thúc đẩy sự phát triển của lúa gạo ở Việt Nam hiện nay.

Qua phân tích thực trạng việc sản xuất lúa gạo của Việt Nam trong giai đoạn
2010-2020, nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách phát triển ngành sản xuất lúa gạo để
vừa có thể đảm bảo vấn đề an ninh lương thực, gia tăng năng suất và chất lượng để
gạo, tạo đầu ra ổn định để việc tiêu thụ trong nước và xuất khẩu có giá trị cao tăng lợi
nhuận để người nông dân có thể tái sản xuất bền vững. Cùng với những cơ hội và
thách thức trong thời đại hội nhập toàn cầu đòi hỏi nhà nước cần có những chính sách
tăng cường và tháo gỡ những vướng mắt tồn đọng để ngành lúa gạo Việt Nam có thể
tiến xa hơn trên thị trường trong và ngoài nước, sau đây là những kiến nghị để thúc
đẩy sự phát triển của lúa gạo Việt Nam hiện nay:

- Nhanh chóng hỗ trợ công nhận quyền sáng tạo và sở hữu, phát triển thương
hiệu cho những giống lúa và gạo mới cho những tập thể, cá nhân đặc biệt là những loại
gạo ngon được công nhận và đánh cao trên trường Quốc tế. Trong thời buổi hội nhập
thì quyền tác giả và sở hữu là vô cùng quan trọng đặc biệt là đối với lúa gạo và những
sản phẩm từ gạo của nước ta có sản lượng xuất khẩu và chất lượng thuộc hàng đầu thế
giới thì việc này rất quan trọng cho việc phát triển thương hiệu Quốc gia và bảo vệ
người sản xuất.

- Phát triển mô hình cung ứng và tiêu thụ tập trung, nâng cao năng lực liên kết
ngang và dọc cho các hợp tác xã trong sản xuất, tiêu thụ lúa gạo, đẩy mạnh phát triển
các cánh đồng lúa lớn để tạo điều kiện ứng dụng công nghệ tiên tiến vào khâu sản xuất
và liên kết với các doanh nghiệp cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

42
- Nghiên cứu và đầu tư phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng từ lúa gạo (sữa
gạo, gạo đóng gói, trà gạo, yaourt, các thực phẩm dưỡng chất từ gạo…). Thực tiễn cho
thấy rằng việc chỉ sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu gạo thô sẽ không mang lại giá trị cao
bằng các sản phẩm chế biến từ gạo, không những thế việc này sẽ gây mất đa dạng các
sản phẩm từ ngành gạo và thiếu tính sáng tạo và cạnh tranh trên trường Quốc tế.

- Tổ chức mạng lưới sản xuất và cung cấp giống lúa cho các hộ sản xuất lúa, đặc
biệt cho các hộ tham gia cánh đồng lúa lớn

- Phát triển các tổ chức/đơn vị/trung tâm cung cấp dịch vụ kỹ thuật và dịch vụ
phát triển kinh doanh để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh cho các tác nhân tham
gia trong chuỗi giá trị và đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng giao thông và thương mại

- Nghiên cứu về giống, áp dụng các quy trình thực hành nghiên cứu cần thiết để
tạo ra các sản phẩm “nông nghiệp tốt” theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap.

- Các mặt hàng nông nghiệp nói chung và lúa gạo nói riêng phụ thuộc rất nhiều
vào điều kiện tự nhiên. Những năm gần đây thời tiết diễn biến thất thường, khí hậu ấm
lên toàn cầu đe dọa đến nền sản xuất lúa gạo của nước ta đặc biệt là khu vực đồng
bằng Sông Cửu Long tình trạng hạn hán và thiếu nước ngọt ngày càng hiện hữu nhiều
hơn nên việc lên phương án gia cố đê điều, hồ lớn tích trữ nước ngọt để đối phó với
biến đổi khí hậu là việc hết sức cần thiết.

- Đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ và
dịch bệnh Covid-19 hoành hành ảnh hưởng ngiêm trọng đến chuỗi cung ứng toàn cầu
ngành sản xuất lúa gạo nói riêng đứng trước những thách thức mới vì thế nông nghiệp
Việt Nam cần tiếp tục tái cơ cấu, tận dụng công nghệ trong cách mạng công nghiệp
4.0, đồng thời thu hút đầu tư doanh nghiệp cả trong và ngoài nước, các hiệp định
thương mại tự do để kết nối tốt hơn với đầu cuối của xuất khẩu; nâng tầm trong chuỗi
cung ứng, tăng hàm lượng giá trị gia tăng và nâng cao khả năng cạnh tranh của nông
sản Việt. Hỗ trợ ngành nông nghiệp nâng cao năng lực tuân thủ tiêu chuẩn, chất lượng
của các chủ thể trong chỗi giá trị để tiếp cận và đa dạng hoá thị trường toàn cầu. Phát
triển ứng dụng nông nghiệp điện tử, bao gồn công nghệ số trong sản xuất, thương mại,
khuyến nông và truy xuất nguồn gốc.

43
KẾT LUẬN

Tóm lại, trong giai đoạn từ 2010 đến 2020, tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
có phần tăng trưởng đáng kể trong khoảng 5 năm đầu, một phần do người dân, doanh
nghiệp gặp nhiều điều kiện thuận lợi trong sản xuất, mặt khác do ít bị ảnh hưởng bởi
thiên tai, dịch bệnh. Khoảng thời gian những năm sau đó, tình hình sản xuất lúa gạo ở
nước ta sụt giảm liên tục qua từng năm về nhiều mặt như diện tích đất gieo trồng, sản
lượng thu hoạch được,... nguyên nhân là do sản xuất lúa gạo giai đoạn này gặp nhiều
khó khăn, điều kiện sản xuất không mấy thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp,
thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long; sâu
bệnh; do việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất và mục đích sử dụng đất nông nghiệp đã làm
cho diện tích gieo trồng bị thu hẹp; chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19. Một dấu hiệu
đáng mừng là mặc dù diện tích đất trồng và sản lượng có sụt giảm nhưng năng suất thu
hoạch lúa gạo đạt được vẫn tăng đều qua từng năm chứng tỏ trình độ sản xuất, ứng
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất của người dân hay doanh nghiệp đã được nâng
lên, Nhà nước đã có những chính sách, hỗ trợ phù hợp. Để sản xuất lúa gạo phát triển
một cách bền vững, hiện đại nhằm mang lại đời sống kinh tế - xã hội ổn định cho
người dân, sản xuất lúa gạo có phẩm chất tốt để xuất khẩu đóng góp vào kim ngạch
xuất khẩu của đất nước; đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và nâng cao giá trị của
lúa gạo Việt Nam trên thế giới thì Chính phủ cần có những biện pháp phù hợp, kịp
thời, phối hợp với người dân và doanh nghiệp trong sản xuất lúa gạo nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng và sản lượng thu hoạch được.

Trên cơ sở kết quả của việc nghiên cứu thực nghiệm, bài viết đã hoàn thành mục
tiêu nghiên cứu được đề ra ban đầu. Phân tích rõ được khái niệm hàng hóa, tính hai
mặt của lao động sản xuất hàng hóa, lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng
giá trị của hàng hóa; giới thiệu bao quát về lịch sử phát triển của ngành sản xuất lúa
gạo; phân tích thực trạng phát triển ngành sản xuất lúa gạo ở Việt Nam trong giai đoạn
từ 2010 đến 2020. Qua đó đã nêu ra được các kiến nghị phù hợp để thúc đẩy sự phát
triển bền vững của ngành sản xuất lúa gạo ở Việt Nam hiện nay và trong tương lai sắp
tới.

44
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2006), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Tạp chí Cộng Sản, (17/05/2010), Phát triển bền vững ngành lúa gạo Việt Nam,
Truy cập từ: https://tapchicongsan.org.vn/tin-tieu-diem-10-06/-/2018/1588/phat-
trien-ben-vung-nganh-lua-gao-viet-nam.aspx
4. Bộ NN & PTNT, (29/12/2020), Trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp thứ 10,
Quốc hội khóa XIV, Truy cập từ:
https://www.mard.gov.vn/VanBan/VanBan/9187-BNN-TT-291220.pdf
5. Bộ NN & PTNT, (24/12/2010), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tháng 12 và
cả năm 2010 ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Truy cập từ:
https://www.mard.gov.vn/ThongKe/Lists/BaoCaoThongKe/Attachments/48/Baoca
o_T12%20_2010_fc.pdf
6. Bộ NN & PTNT, (25/12/2011), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tháng 12 và
cả năm 2011 ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Truy cập từ:
https://www.mard.gov.vn/ThongKe/Lists/BaoCaoThongKe/Attachments/60/Baoca
o_12_2011_f.pdf
7. Bộ NN & PTNT, (25/12/2012), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tháng 12 và
cả năm 2012 ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Truy cập từ:
https://www.mard.gov.vn/ThongKe/Lists/BaoCaoThongKe/Attachments/72/baoca
o_12_2012_f.pdf
8. Bộ NN & PTNT, (25/12/2013), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tháng 12 và
cả năm 2013 ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Truy cập từ:
https://www.mard.gov.vn/ThongKe/Lists/BaoCaoThongKe/Attachments/84/Baoca
o_12_2013.pdf
9. Bộ NN & PTNT, (25/12/2014), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tháng 12 và
cả năm 2014 ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Truy cập từ:

45
https://www.mard.gov.vn/ThongKe/Lists/BaoCaoThongKe/Attachments/96/Baoca
o_12_2014.pdf
10. Bộ NN & PTNT, (25/12/2015), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tháng 12 và
cả năm 2015 ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Truy cập từ:
https://www.mard.gov.vn/ThongKe/Lists/BaoCaoThongKe/Attachments/108/Baoc
ao_T12_2015.pdf
11. Bộ NN & PTNT, (23/12/2016), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tháng 12 và
cả năm 2016 ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Truy cập từ:
https://www.mard.gov.vn/ThongKe/Lists/BaoCaoThongKe/Attachments/120/Baoc
ao_T12_2016.pdf
12. Bộ NN & PTNT, (25/12/2017), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tháng 12 và
cả năm 2017 ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Truy cập từ:
https://www.mard.gov.vn/ThongKe/Lists/BaoCaoThongKe/Attachments/132/Baoc
ao_T12_2017.pdf
13. Tạp chí tài chính, (14/01/2019), Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2018,
Truy cập từ: https://tapchitaichinh.vn/bao-cao-va-thong-ke-tai-chinh/san-xuat-
nong-lam-nghiep-va-thuy-san-nam-2018-302011.html
14. Con số sự kiện, (22/12/2020), Sản xuất lúa gạo năm 2020- Thành công trong khó
khăn và một số kinh nghiệm từ thực tế triển khai, Truy cập từ:
http://consosukien.vn/sa-n-xua-t-lu-a-ga-o-nam-2020-tha-nh-cong-trong-kho-
khan-va-mo-t-so-kinh-nghie-m-tu-thu-c-te-trie-n-.html
15. Thư Viện Pháp Luật, (09/01/2017), Nghị Định về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản
xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh,
Truy cập từ: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-dinh-
02-2017-ND-CP-chinh-sach-ho-tro-khoi-phuc-san-xuat-nong-nghiep-vung-thiet-
hai-thien-tai-dich-benh-337032.aspx
16. Tạp chí tài chính, (30/04/2019), Cho vay thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ lúa gạo Đồng
bằng sông Cửu Long, Truy cập từ: https://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/cho-vay-
thuc-day-san-xuat-tieu-thu-lua-gao-khu-vuc-dong-bang-song-cuu-long-
306007.html

46
17. Thông tin thị trường nông sản, (21/02/2017), Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp,
Truy cập từ: http://thitruongnongsan.gov.vn/vn/tID22682_Chinh-sach-ho-tro-
doanh-nghiep.html
18. Diện tích trồng lúa năm 2017, (01/05/2021), Diện tích trồng lúa của Việt Nam
năm 2017, diện tích và sản lượng lúa tại Việt Nam 2000, Truy cập từ:
https://lingocard.vn/dien-tich-trong-lua-cua-viet-nam-nam-2017/
19. Tổng cục thống kê, Diện tích và sản lượng lúa cả năm, Truy cập từ:
https://www.gso.gov.vn
20. Tia sáng, (24/11/2020), Phát triển nông nghiệp Việt Nam : kiến nghị một số giải
pháp, Truy cập từ: https://tiasang.com.vn/-dien-dan/Phat-trien-nong-nghiep-Viet-
Nam-Kien-nghi-mot-so-giai-phap-26671
21. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô,
(18/06/2021), Chiến lược phát triển ngành hàng lúa gạo tỉnh Vĩnh Long, Truy cập
từ: https://tailieu.vn/doc/chien-luoc-phat-trien-nganh-hang-lua-gao-tinh-vinh-long-
2458705.html
22. Cổng thông tin điện tử Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, (11/12/2020),
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trong bối cảnh tác động của
COVID-19: Cơ hội và thách thức, Truy cập từ:
https://www.mard.gov.vn/Pages/nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-viet-nam-
trong-boi-canh-tac-dong-cua-covid-19-co-hoi-va-thach--.aspxl
23. Tạp chí công thương, (12/06/2020), Những giải pháp đấy mạnh xuất khẩu cho
ngành Lúa gạo Việt Nam, Truy cập từ: https://tapchicongthuong.vn/bai-
viet/nhung-giai-phap-day-manh-xuat-khau-cho-nganh-lua-gao-viet-nam-
72189.html
24. Đỗ Thị Bích Thuỷ, Phòng Thông tin, Thư viện và Xúc tiến Thương mại – VIOIT,
Xuất khẩu gạo Việt Nam cơ hội và thách thức, Truy cập từ:
http://vioit.org.vn/vn/chien-luoc-chinh-sach/xuat-khau-gao-viet-nam--co-hoi-va-
thach-thuc-4396.4050.html
25. Thông Tấn Xã Việt Nam, (04/06/2016), Gia Nhập TTP, Việt Nam được hưởng lợi
nhất, Truy cập từ : http://baochinhphu.vn/Viet-Nam-va-CPTPP/Gia-nhap-TPP-
Viet-Nam-duoc-huong-loi-nhat/247398.vgp

47
26. Lê Anh Tuấn, (2011). Tác động của biến đổi khí hậu đến vùng ĐBSCL. Đại học
Cần Thơ.
27. Hồ Cao Việt, (2010). Tầm nhìn chiến lược trước cơ hội và thách thức.
28. Trần Thị Thu Trang, (22/12/2020), Vụ Thống kê Tổng hợp và Phổ biến thông tin
thống kê – TCTK, Truy cập từ: http://consosukien.vn/sa-n-xua-t-lu-a-ga-o-nam-
2020-tha-nh-cong-trong-kho-khan-va-mo-t-so-kinh-nghie-m-tu-thu-c-te-trie-n-
.htm
29. Nguồn: Báo Chính Phủ, (07/08/2021), Gỡ khó cho sản xuất, tiêu thụ lúa gạo ở
Đồng Bằng sông Cửu Long, Truy cập từ: https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-
trong-nuoc/go-kho-cho-san-xuat-tieu-thu-lua-gao-dbscl.html
30. K.Duyên, (15/06/2021), Tổng quan bức trang phát triển vùng Đồng bằng sông
Cửu Long giai đoạn 2010-2019, Truy cập từ:
http://songoaivu.tiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin?/tong-quan-buc-tranh-phat-trien-
vung-ong-bang-song-cuu-long-giai-oan-2010-2019/31490179

48

You might also like