You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA MARKETING

THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Đề tài: Những biến đổi của giai cấp công nhân hiện đại so với thế kỷ XIX. Liên hệ sự
biến đổi của giai cấp công nhân hiện nay.

Lớp HP: 2202HCMI0121


Nhóm 2
GVGD: ThS Đỗ Thị Phương Hoa

Hà Nội 03/2022

P a g e 1 | 15
DANH SÁCH NHÓM 2

STT Họ và tên Nhiệm vụ cụ thể Đánh giá ý thức, thái độ họp


nhóm và hoàn thành công việc
11 Nguyễn Thị Diệu Nội dung phần 2.3 Tốt

12 Vũ Thị Dịu Nội dung phần 2.1, Tốt


2.2, kết luận
13 Ngô Thế Đức Đề tài phụ, đặt câu Tốt
hỏi phản biện
14 Ngô Việt Dũng Thực hiện công Tốt
việc của thư ký
15 Vũ Thảo Dương Nội dung phần 1.1 Tốt

16 Nguyễn Thị Duyên Lời mở đầu, word, Tốt


kiểm tra nội dung
17 Hoàng Ngọc Thu Hằng Powerpoint Tốt

18 Phí Minh Hảo Đề tài phụ, đặt câu Tốt


hỏi phản biện
19 Nguyễn Trung Hiếu Nội dung phần 1.2 Tốt

20 Lương Thảo Hoa Thuyết trình Tốt

P a g e 2 | 15
ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
BBH số: 01 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
Hà Nội, ngày 02 tháng 03 năm 2022

BIÊN BẢN HỌP

I. THỜI GIAN BẮT ĐẦU: 19h tối ngày 02 tháng 03 năm 2022

II. ĐỊA ĐIỂM / HÌNH THỨC: Họp online qua GG Meet

III. THÀNH PHẦN THAM GIA:

1. Chủ tọa: Nguyễn Thị Duyên

2. Thư ký cuộc họp: Ngô Việt Dũng

3. Thành viên có mặt: Nguyễn Thị Diệu, Vũ Thị Dịu, Ngô Thế Đức, Vũ Thảo Dương,
Hoàng Ngọc Thu Hằng, Phí Minh Hảo, Nguyễn Trung Hiếu, Lương Thảo Hoa 

4. Thành viên vắng mặt: Không.

IV. NỘI DUNG CUỘC HỌP

1. Nội dung công việc: 

Nhóm trưởng cùng các thành viên trao đổi ý kiến, xây dựng dàn bài thảo luận

Chia công việc cho thành viên nhóm với 2 đề tài thảo luận : 1 đề tài chính, 1 đề tài phụ

Đề tài chính: Đề tài số 1:


Những biến đổi của giai cấp công nhân hiện đại so với thế kỷ XIX. Liên hệ sự biến đổi
của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay.

Đề tài phụ: Đề tài số 2


Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

2. Phân công công việc nhóm:

Thành viên Nhiệm vụ

P a g e 3 | 15
Nguyễn Thị Duyên Lời mở đầu, word, kiểm tra nội dung đề tài chính +
(Nhóm trưởng) đề tài phụ
Hoàng Ngọc Thu Hằng Phụ trách Powerpoint, kiểm tra nội dung

Vũ Thảo Dương Thực hiện đề tài chính: Nội dung phần 1 (1.1)

Nguyễn Trung Hiếu Thực hiện đề tài chính: Nội dung phần 1 (1.2)

Lương Thảo Hoa Thuyết trình

Vũ Thị Dịu Thực hiện đề tài chính: Nội dung phần 2 (2.1, 2.2) +
Kết luận
Nguyễn Thị Diệu Thực hiện đề tài chính: Nội dung phần 2 (2.3) - nội
dung chính
Ngô Thế Đức Thực hiện đề tài phụ, đặt câu hỏi phản biện (kèm
theo đáp án) nếu nhóm là nhóm phản biện

Phí Minh Hảo Thực hiện đề tài phụ, đặt câu hỏi phản biện (kèm
theo đáp án) nếu nhóm là nhóm phản biện
Ngô Việt Dũng Thực hiện công việc của thư ký

V. KẾT LUẬN CUỘC HỌP 

- Deadline:

+ Cả nhóm hoàn thiện công việc trước 22h 09/03/2022

+ Hằng hoàn thành powerpoint trước 22h 15/03/2022

- Các thành viên trong nhóm sẽ tham gia phần phản biện và đặt câu hỏi để nhóm trưởng
chấm điểm căn cứ vào sự tích cực của mỗi cá nhân.

VI. THỜI GIAN KẾT THÚC: Hà Nội, 21h ngày 02 tháng 03 năm 2022.

THƯ KÝ CHỦ TỌA


MỤC LỤC
Dũng Duyên
MỞ ĐẦU........6
Ngô Việt Dũng Nguyễn Thị Duyên
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................6

P a g e 4 | 15
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................6

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..............................................................................6

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu...........................................................6

NỘI DUNG........................................................................................................................ 7

PHẦN 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ GIAI CẤP CÔNG
NHÂN VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN HIỆN ĐẠI SO VỚI
THẾ KỶ XIX.................................................................................................................7

1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp công nhân........................7

1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về giai cấp công nhân.......................7

1.1.2. Khái niệm giai cấp công nhân........................................................................7

1.1.3. Đặc điểm của giai cấp công nhân..................................................................9

1.2. Sự biến đổi của giai cấp công nhân hiện đại so với thế kỷ XIX.......................9

1.2.1. Những điểm tương đồng, tương đối ổn định của GCCN hiện nay so với thế
kỷ XIX............................................................................................................................
9

1.2.2. Những biến đổi và khác biệt của GCCN hiện đại so với thế kỳ XIX.............11

PHẦN 2: LIÊN HỆ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM
HIỆN NAY................................................................................................................... 12

2.1. Khái niệm giai cấp công nhân Việt Nam..........................................................12

2.2. Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay.....................................13

2.3. Sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay..................................14

KẾT LUẬN..................................................................................................................... 15

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

P a g e 5 | 15
Giai cấp công nhân là một bộ phận đặc biệt trong lịch sử con người nói
chung, trong xã hội tư bản nói riêng. Khái niệm phản ánh về giai cấp công nhân
cũng là một bộ phận quan trọng trong chủ nghĩa duy vật lịch sử, học thuyết giá trị
thặng dư và trong chủ nghĩa xã hội khoa học.
Sự biến đổi của giai cấp công nhân nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề lý luận
và thực tiễn cần được nghiên cứu làm sáng tỏ. Vì vậy nên nhóm em sẽ cố gắng
thực hiện tốt đề tài: “Những biển đối của giai cấp công nhân hiện nay so với thế kỉ
XIX. Sự biến đối và nội dung thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Việt Nam hiện nay.”
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích
Từ góc nhìn triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử phân tích, làm rõ
những biến đổi của giai cấp công nhân hiện nay so với thế kỉ XIX, đồng thời nêu
được sự biến đối và nội dung thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Việt Nam hiện nay.
b. Nhiệm vụ
Để đạt được những mục tiêu trên, bài thảo luận tập trung làm rõ một số nội
dung sau:
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp công nhân và sự biến đổi
của giai cấp công nhân hiện nay.
- Giai cấp công nhân Việt Nam và việc thực hiện sứ mệnh lịch sử hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
c. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sự biến đổi của giai cấp công nhân.
- Phạm vi nghiên cứu: Sự vận động của khái niệm giai cấp công nhân từ thế kỉ
XIX đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Bài thảo luận dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu xã hội - giai cấp, về giai cấp công nhân và giai
cấp công nhân Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, nhóm em lựa chọn sử dụng

P a g e 6 | 15
phương pháp kết hợp phân tích - tổng hợp, lịch sử - logic, diễn dịch - quy nạp,
so sánh - đối chiếu, trừu tượng hóa, khái quát hóa trên cơ sở đó đưa ra nhận xét
và kết luận.

NỘI DUNG

PHẦN 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ GIAI CẤP CÔNG
NHÂN VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN HIỆN ĐẠI SO VỚI THẾ
KỶ XIX
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp công nhân
1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về giai cấp công nhân
Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội, hình thành và phát triển cùng với quá
trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại; họ lao động bằng phương thức công nghiệp
ngày càng hiện đại và gắn liền với quá trình sản xuất vật chất hiện đại, là đại biểu cho
phương thức sản xuất mang tính xã hội hóa ngày càng cao. Họ là người làm thuê do
không có tư liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao động để sống và bị giai cấp tư sản bóc lột
giá trị thặng dư, vì vậy lợi ích cơ bản của họ đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản.
Đó là giai cấp có sứ mệnh phủ định chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới.
1.1.2. Khái niệm giai cấp công nhân
C. Mác và Ph. Ăngghen đã sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ giai cấp công
nhân như giai cấp vô sản; giai cấp vô sản hiện đại; giai cấp công nhân hiện đại; giai cấp
công nhân đại công nghiệp... Đó là những cụm từ đồng nghĩa để chỉ giai cấp công nhân -
con đẻ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất
tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại. Ngoài ra, các ông còn dùng những thuật ngữ
có nội dung hẹp hơn để chỉ các loại công nhân trong các ngành sản xuất khác nhau, trong
những giai đoạn phát triển khác nhau của công nghiệp như: công nhân khoáng sản, công
nhân công trường thủ công, công nhân công xưởng, công nhân nông nghiệp...
Dù diễn đạt bằng những thuật ngữ khác nhau, song giai cấp công nhân được các
nhà kinh điển xác định theo hai phương diện cơ bản:
a) Về phương diện kinh tế - xã hội:
- Là sản phẩm và là chủ thể của nền sản xuất đại công , giai cấp công nhân là những
người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất
công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao. Họ lao động bằng phương thức

P a g e 7 | 15
công nghiệp ngày càng hiện đại với những đặc điểm nổi bật: sản xuất bằng máy móc,
lao động có tính chất xã hội hóa, năng suất lao động cao và tạo ra những tiền đề của
cải vật chất cho xã hội mới.
- Mô tả quá trình phát triển của giai cấp công nhân, C. Mác và Ph. Ăngghen chỉ rõ:
“Trong công trường thủ công và trong nghề thủ công, người công nhân sử dụng
công cụ của mình, còn trong công xưởng thì người công nhân phải phục vụ máy
móc”. Theo C. Mác và Ph. Ăngghen, công nhân công nghiệp công xưởng là bộ phận
tiêu biểu cho giai cấp công nhân hiện đại.
- Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, các ông nhấn mạnh: “Các giai cấp
khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai
cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp” và “công nhân cũng
là một phát minh của thời đại mới, giống như máy móc vậy... Công nhân Anh là đứa
con đầu lòng của nền công nghiệp hiện đại”.
b) Về phương diện chính trị - xã hội
- Từ lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân còn là sản phẩm xã hội
của quá trình phát tư bản chủ nghĩa, một xã hội có “điều kiện tồn tại dựa trên cơ sở
chế độ làm thuê”. Trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, “giai cấp vô sản là giai
cấp những công nhân làm thuê hiện đại, vì mất các tư liệu sản xuất của bản thân, nên
buộc phải bán sức lao động của mình để sống”.
- C. Mác và Ph. Ăngghen chỉ rõ, đó là giai cấp của những người lao động không có sở
hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Họ phải bán sức lao động cho nhà tư bản và
bị chủ tư bản bóc lột giá trị thặng dư. Đối diện với nhà tư bản, công nhân là những
người lao động tự do, với nghĩa là tự do bán sức lao động của mình để kiếm sống.
Chính điều này khiến cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp đối kháng với giai
cấp tư sản. “Những công nhân ấy, buộc phải tự bán mình để kiếm ăn từng bữa một,
là một hàng hóa, tức là một món hàng đem bán như bất cứ món hàng nào khác, vì
thế, họ phải chịu hết mọi sự may rủi của cạnh tranh, mọi sự lên xuống của thị trường
với mức độ như nhau”.
- Mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là mâu thuẫn giữa lực
lượng sản xuất xã hội hóa ngày càng rộng lớn với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
dựa trên chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.

P a g e 8 | 15
- Mâu thuẫn cơ bản này thể hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn về lợi ích giữa giai cấp
công nhân và giai cấp tư sản. Lao động sống của công nhân là nguồn gốc của giá trị
thặng dư và sự giàu có của giai cấp tư sản cũng chủ yếu nhờ vào việc bóc lột được
ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư.
- Mâu thuẫn đó cho thấy tính chất đối kháng không thể điều hoà bàn giai cấp công
nhân (giai cấp vô sản) với giai cấp tư sản trong phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa và trong chế độ tư bản chủ nghĩa.
1.1.3. Đặc điểm của giai cấp công nhân
Nghiên cứu giai cấp công nhân (giai cấp vô sản) từ phương diện kinh tế - xã hội và
chính trị - xã hội trong chủ nghĩa tư bản, C. Mác và Ph. Ăngghen đã không những đưa lại
quan niệm khoa học về giai cấp công nhân mà còn làm sáng tỏ những đặc điểm quan
trọng của nó với tư cách là một giai cấp cách mạng có sứ mệnh lịch sử thế giới. Có thể
khái quát những đặc điểm chủ yếu của giai cấp công nhân bao gồm:
- Lao động bằng phương thức công nghiệp: Đây là đặc điểm nổi bật của giai cấp công
nhân với đặc trưng công cụ lao động là máy móc, tạo ra năng suất lao động cao, quá
trình lao động mang tính chất xã hội hóa.
- Đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến: Do cấp công nhân
là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp, là chủ thể của quá trình sản xuất vật
chất hiện đại và quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội hiện đại.
- Có tính tổ chức, kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác và tâm lý lao động công nghiệp,
có tinh thần cách mạng triệt để: Những phẩm chất đặc biệt này được nền sản xuất đại
công nghiệp và phương thức sản xuất tiên tiến rèn luyện .
1.2. Sự biến đổi của giai cấp công nhân hiện đại so với thế kỷ XIX
1.2.1. Những điểm tương đồng, tương đối ổn định của GCCN hiện nay so với thế kỷ XIX
- Lực lượng GCCN vẫn là lực lược sản xuất chính của xã hội, chủ thể của quá trình sản
xuất công nghiệp mang tính XHH ngày càng cao
Giai cấp công nhân là sản phẩm của cách mạng công nghiệp, ra đời và phát triển
gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền đại công nghiệp; trực tiếp hay gián tiếp vận
hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa
cao. Giai cấp công nhân là sản phẩm của nền đại công nghiệp.
Giai cấp công nhân là sản phẩm của nền công nghiệp hiện đại, lực lượng đại
biểu cho sự phát triển của lực lượng sản xuất tiến bộ, cho xu hướng tiến bộ của

P a g e 9 | 15
phương thức sản xuất; là giai cấp có tinh thần triệt để cách mạng; là giai cấp có tính tổ
chức và kỉ luật cao; là giai cấp có bản chất quốc tế. Giai cấp công nhân trở thành lực
lượng sản xuất cơ bản và là giai cấp quyết sự tồn tại xã hội hiện đại và tạo cơ sở vật
chất kỹ thuật cho CNXH.
- Công nghiệp hóa vẫn là cơ sở khách quan để phát triển mạnh mẽ giai cấp công nhân.
Sự phát triển của giai cấp công nhân với sự phát triển của kinh tế có tỷ lệ thuận.
Công nghiệp hóa là quá trình chuyển dịch của nền kinh tế nông nghiệp sang nền
kinh tế công nghiệp. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi toàn diện
các hoạt động kinh tế xã hội từ sản xuất sử dụng lao động thô sơ, thủ công đơn giản,
sang sản xuất công nghiệp với phương pháp tiên tiến, công nghiệp hiện đại làm tăng
năng suất lao động. Công nghiệp hóa là cuộc cách mạng được thực hiện ở trên khắp
thế giới với 2 loại mô hình cơ bản đó là:
+ Công nghiệp hóa truyền thống
+ Công nghiệp hóa kiểu mới
Công nghiệp hóa truyền thống đã xuất hiện và kết thúc từ giữa thế kỷ XX. Hiện
nay, quá trình công nghiệp hóa kiểu mới đang được tiếp tục tiến hành. Chiến lược
công nghiệp hóa kiểu mới hướng đến việc gắn kết với yêu cầu của nền kinh tế mới, rút
ngắn thời gian thực hiện và đảm bảo phát triển bền vững. Công nghiệp hóa vẫn là cơ
sở khách quan để giai cấp công nhân hiện đại phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và
chất lượng.
- Ở các nước TBCN, GCCN vẫn còn bị GCTS bóc lột giá trị thặng dư.
Cũng giống như thế kỷ XIX, ở các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay, công nhân
vẫn bị giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản bóc lột giá trị thặng dư. Quan hệ sản xuất
bản chủ nghĩa với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa sản sinh ra tình trạng bóc
lột này vẫn tồn tại. Thực tế đó cho thấy, xung đột về lợi ích cơ bản giữa giai cấp tư sản
và giai cấp công nhân (giữa tư bản và lao động) vẫn tồn tại, vẫn là nguyên nhân cơ
bản, sâu xa của đấu tranh giai cấp trong xã hội hiện đại ngày nay
- Phong trào cộng sản và công nhân hiện nay vẫn là lực lượng đi đầu trong cuộc đấu
tranh dân sinh dân chủ tiến bộ xã hội, họ vẫn là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh
xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn
1.2.2. Những biến đổi và khác biệt của GCCN hiện đại so với thế kỳ XIX
- Tăng nhanh về số lượng, thay đổi mạnh về cơ cấu

P a g e 10 | 15
Trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, công nhân hiện đại cũng tăng nhanh về số lượng, thay đổi lớn về cơ
cấu trong nền sản xuất hiện đại. Cơ cấu xã hội, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu thu nhập
giữa các bộ phận công nhân rất khác nhau trên phạm vi toàn cầu cũng như trong mỗi
quốc gia.
- Xu hướng tri thức hóa và trí thức hóa công nhân do cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ 4
Giai cấp công nhân hiện nay đang có xu hướng tri thức hóa trong bối cảnh cách
mạng khoa học - công nghệ và kinh tế tri thức có những bước tiến dài. Khoa học đạt
được nhiều thành tựu, đổi mới công nghệ với chu kỳ ngắn và nhanh; cùng với cạnh
tranh khốc liệt trên thị trường thế giới đã khiến cho lực lượng sản xuất, sức lao động
của công nhân phải thường xuyên trí tuệ hóa, tri thức hóa... Kinh tế tri thức là một
trình độ mới của sản xuất hiện đại trong đó vai trò của tri thức, công nghệ ở một số
lĩnh vực sản xuất đang tỏ rõ vị thế quan trọng. “Tri thức là một động lực cơ bản cho
việc gia tăng năng suất lao động và cạnh tranh toàn cầu. Nó là yếu tố quyết định trong
quá trình phát minh, sáng kiến, và tạo ra của cải xã hội”.
Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 càng làm cho trình độ học vấn, chuyên
môn kỹ thuật của công nhân được nâng cao. Một điều hiển nhiên là, để làm chủ những
công cụ hiện đại mà cách mạng 4.0 mang lại thì đòi hỏi công nhân phải không ngừng
học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt để đáp ứng được đòi hỏi của dây chuyền sản
xuất hiện đại. Ở một khía cạnh khác, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, trình
độ phát triển của giáo dục đào tạo cũng ngày càng cao, giúp GCCN hiện đại có đủ tri
thức, năng lực sáng tạo và khả năng làm chủ công nghệ cao để tự giải phóng mình và
tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới – xã hội XHCN. Về số lượng của giai
cấp công nhân, cuộc cách mạng 4.0 đe dọa lao động kỹ năng thấp do bị thay thế bằng
robot tự động và trí tuệ nhân tạo, nên thực sự trong một dây chuyền sản xuất, một nhà
máy xí nghiệp cụ thể, số lượng công nhân có giảm. Nhưng nhìn tổng thể sẽ làm cho số
lượng công nhân tăng lên một cách tuyệt đối vì tạo ra nhiều việc làm hơn là những
việc làm mất đi do có cuộc cách mạng này.
- Xu hướng “trung lưu hóa" gia tăng
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, chủ nghĩa tư bản đã có một số điều chỉnh nhất
định về phương thức quản lý, các biện pháp điều hòa mâu thuẫn xã hội. Một bộ phận

P a g e 11 | 15
công nhân đã tham gia vào sở hữu một lượng tư liệu sản xuất của xã hội thông qua chế
độ cổ phần hóa. Về mặt hình thức, họ không còn là “vô sản” nữa và có thể được
“trung lưu hóa" về mức sống, nhưng về thực chất, ở các nước tư do không chiếm được
tỷ lệ sở hữu cao nên quá trình sản xuất và phân chia lợi nhuận vẫn bị phụ thuộc vào
những cổ đông lớn. Việc làm và lao động vẫn là nhân tố quyết định mức thu nhập, đời
sống của công nhân hiện đại. Quyền định đoạt quá trình sản xuất, quyền quyết định cơ
chế phân phối lợi nhuận vẫn thuộc về giai cấp tư sản.
Cần hiểu rằng, khi sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất vẫn tồn
tại thì những thành quả của khoa học và công nghệ, trình độ kinh tế tri thức và những
điều chỉnh về thể chế quản lý kinh tế và xã hội... trước tiên vẫn là công cụ để bóc lột
giá trị thặng dư. Giai cấp công nhân vẫn bị bóc lột nặng nề bởi các chủ thể mới trong
toàn cầu hóa như các tập đoàn xuyên quốc gia, nhà nước của các nước tư bản phát
triển...
- Ở các nước XHCN giai cấp công nhân đã trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng
thông qua đội tiên phong là đảng cộng sản
Từ khi nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ra đời Nhà nước Xô Viết, giai cấp
công nhân và đội tiền phong của mình đã trở thành giai cấp lãnh đạo giành chính
quyền và xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa ở các quốc gia đi lên chủ nghĩa xã hội:
ở Liên Xô và Đông Âu trước đây và ở các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay (Việt Nam,
Trung Quốc,...)
PHẦN 2: LIÊN HỆ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM
HIỆN NAY
2.1. Khái niệm giai cấp công nhân Việt Nam
Tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Đảng ta đã xác định:"
Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm
những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản
xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất
công nghiệp."
2.2. Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
- Ra đời trước giai cấp tư sản và phát triển chậm.
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời vào đầu thế kỉ XX, là giai cấp trực tiếp đối kháng
với tư bản thực dân Pháp và bè lũ tay sai của chúng. Giai cấp công nhân Việt Nam phát

P a g e 12 | 15
triển chậm vì nó sinh ra và lớn lên ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến, dưới ách thống
trị của thực dân Pháp.
- Sớm thể hiện là lực lượng chính trị tiên phong lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp.
Tuy số lượng giai cấp công nhân Việt Nam khi ra đời còn ít, những đặc tính của
công nhân với tư cách là sản phẩm của đại công nghiệp chưa thực sự đầy đủ, lại sinh
trưởng trong một xã hội nông nghiệp còn mang nhiều tàn dư của tâm lý tiểu nông
nhưng giai cấp công nhân Việt Nam sớm được tôi luyện trong đấu tranh Cách mạng
chống thực dân, đế quốc nên đã trưởng thành nhanh chóng về ý thức chính trị giai cấp,
sớm giác ngộ lý tưởng, mục tiêu cách mạng, tức là giác ngộ sứ mệnh lịch sử của giai
cấp mình, nhất là khi Đảng ra đời.
Giai cấp công nhân đã tự thể hiện mình là lực lượng chính trị tiên phong để lãnh
đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải quyết mâu thuẫn cơ bản giữa Việt Nam
với đế quốc thực dân và phong kiến thống trị, mở đường cho sự phát triển của dân tộc
trong thời đại cách mạng vô sản. Giai cấp công nhân Việt Nam không chỉ thể hiện đặc
tính Cách mạng của mình ở ý thức giai cấp, lập trường chính trị mà còn thể hiện tinh
thần dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, với dân tộc,
có truyền thống yêu nước, đoàn kết và bất khuất chống xâm lược.
- Gắn bó mật thiết với các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội.
Lợi ích của giai cấp công nhân và lợi ích của dân tộc gắn chặt với nhau, tạo
thành động lực thúc đẩy đoàn kết giai gắn liền với đoàn kết dân tộc trong mọi thời kỳ
đấu tranh cách mạng.
Đại bộ phận công nhân Việt Nam xuất thân từ nông dân và các tầng lớp lao
động khác, cùng chung lợi ích, cùng chung nguyện vọng và khát vọng đấu tranh cho
độc lập tự do để giải phóng dân tộc và phát triển đất nước. Hướng đích là chủ nghĩa xã
hội nên giai cấp công nhân có mối liên hệ tự nhiên, chặt chẽ với giai cấp nông dân và
các tầng lớp lao động trong xã hội.
Kết luận
 Những đặc điểm trên bắt nguồn từ lịch sử hình thành và phát triển giai cấp công
nhân Việt Nam với cơ sở kinh tế- xã hội và chính trị ở đầu thế kỉ XX.
 Ngày nay, những đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam đã có sự biến đổi
do tác động của tình hình kinh tế- xã hội trong nước và những tác động của tình

P a g e 13 | 15
hình quốc tế và thế giới. Đội tiên phong của giai cấp công nhân là Đảng Cộng sản
đã có một quá trình trưởng thành, trở thành Đảng cầm quyền duy nhất ở Việt Nam,
đang nỗ lực tự đổi mới, tự chỉnh đốn để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của Đảng, làm cho Đảng ngang tầm nhiệm vụ.
2.3. Sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
- Tăng nhanh về số lượng và chất lượng,là giai cấp đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh
công nghiệp hoá,hiện đại hoá,gắn với phát triển kinh tế tri thức,bảo vệ tài nguyên và
môi trường.
Trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế Việt Nam đã tiếp nhận những
thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến của thế giới, đổi mới dây chuyền sản xuất
hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hoá. Theo đó, lẽ tất yếu -
giai cấp công nhân - lực lượng vận hành dây chuyền sản xuất ấy cũng phải có trình độ
khoa học tương ứng. Điều này đang làm cho giai cấp công nhân nước ta được nâng
cao về trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp, hình thành tác phong và kỷ luật lao
động hiện đại. Tuy nhiên, mặt trái cũng chứa đựng những tác động khó lường làm
giảm tính tích cực chính trị của một bộ phận công nhân, ảnh hưởng đến vai trò tiên
phong của giai cấp công nhân nước ta.
- Giai cấp công nhân hiện nay đa dạng về cơ cấu nghề nghiệp,có mặt trong mọi thành
phần kinh tế nhưng đội ngũ công nhân trong khu vực kinh tế nhà nước là tiêu
biểu,đóng vai trò nòng cốt,chủ đạo.
Giai cấp công nhân nước ta hiện nay còn có sự đa dạng về ngành nghề. Bên cạnh
công nhân lao động trong các ngành nghề truyền thống,xuất hiện ngày càng đông bộ
phận công nhân làm việc trong các ngành nghề mới như: dịch vụ tài chính, ngân hàng,
bảo hiểm, kiểm toán, tư vấn, tin học, kỹ thuật,… Theo số liệu thống kê, hiện nay cơ
cấu giai cấp công nhân nước ta theo các ngành kinh tế là: công nhân làm việc trong
các ngành công nghiệp chiếm 46,1%; ngành xây dựng chiếm 15%; ngành thương mại,
dịch vụ chiếm 25,9%; ngành vận tải chiếm 4,7%; các ngành khác chiếm 8,3%.
- Công nhân tri thức là lực lượng lao động chủ đạo.
Công nhân tri thức nắm vững khoa học-công nghệ tiên tiến và công nhân trẻ được
đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp,có học vấn,văn hoá,được rèn luyện trong thực tế
sản xuất và thực tiễn xã hội là lực lượng chủ đạo trong cơ cấu giai cấp công
nhân,trong lao động và phong trào công đoàn.Cách mạng khoa học - công nghệ đã làm

P a g e 14 | 15
thay đổi rất lớn nền sản xuất nhân loại, từ công cụ lao động đến đối tượng lao động, từ
cách thức sản xuất đến phương thức quản lý. Công nghệ thông tin, công nghệ sinh
học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ điện tử, điều khiển học,... đang là những nhân
tố cốt lõi trong nền kinh tế tri thức. Thực tế đã cho thấy, trong điều kiện phát triển
kinh tế tri thức nước nào có khả năng sáng tạo ra công nghệ mới, ứng dụng nhanh và
hiệu quả những thành tựu khoa học - công nghệ, thì nước đó sẽ thành công trong việc
đi tắt đón đầu, chớp lấy thời cơ trong chiến lược phát triển.
- Đứng trước thời cơ phát triển nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức.
Trong môi trường kinh tế-xã hội đổi mới,trong đà phát triển mạnh mẽ của cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư,giai cấp công nhân Việt Nam đứng trước thời cơ
phát triển và những thách thức trong nguy cơ phát triển.Sự biến đổi về việc làm và đời
sống, giai cấp công nhân có nhiều cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống ngày
càng được cải thiện, nhưng đồng thời có nhiều khó khăn, thách thức đặt ra đối với
công nhân nước ta khi hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
- Để thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam trong bối cảnh hiện
nay,cùng với việc xây dựng phát triển giai cấp công nhân lớn mạnh,hiện đại,phải đặc
biệt coi trọng công tác xây dựng,chỉnh đốn Đảng,làm cho Đảng lãnh đạo,cầm quyền
thực sự trong sạch,vững mạnh.Đó là điểm then chốt để thực hiện thành công sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam.
KẾT LUẬN
Giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất và cách mạng nhất. Từ khi Đảng Cộng
sản ra đời, giai cấp công nhận ngày càng khẳng định được vai trò tiên phong trong việc
lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải quyết mâu thuẫn giai cấp. Có thể thấy
giai cấp công nhân Việt Nam luôn trung thành với chủ nghĩa Mác- Lênin, với Đảng Cộng
sản, với lý tưởng, mục tiêu cách mạng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Ngày nay, tình
hình trong nước và trên thế giới đang có sự biến đổi mạnh mẽ, giai cấp công nhân đã có
một quá trình trưởng thành, nỗ lực tự đổi mới, tự chỉnh đốn để nâng cao năng lực lãnh
đạo, thực hiện tốt nội dung sứ mệnh của mình.

P a g e 15 | 15

You might also like