You are on page 1of 28

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Thảo luận học phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh

VẤN ĐỀ 1: NHỮNG HOẠT ĐÔNG THỰC TIỄN VÀ LÝ


LUẬN CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI KỲ TỪ CUỐI
NĂM 1920 ĐẾN ĐẦU NĂM 1930.

Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Minh Nguyệt

Nhóm: 7

Lớp học phần: 2121HCMI0111

HÀ NỘI- T3/2021
Danh sách thành viên nhóm 7.

Họ và tên Công việc Nhận xét thái độ,


ý thức làm bài
61. Phạm Phương Linh Phân tích hoạt động thực tiễn của Thái độ và chất
Hồ Chí Minh lượng bài làm tốt,
nộp bài đúng thời
gian quy định
62. Nguyễn Thị Loan Mở đầu+ Kết luận: Vấn đề 1 Thái độ tốt và chất
lượng bài làm tuy
phải sửa 1 lần
nhưng đã nhanh
chóng sửa lại
63. Cao Văn Long Phân tích hoạt động lý luận: Vấn Thái độ và chất
đề 1 lượng bài làm tốt
nộp bài đúng thời
gian quy định
64. Tô Thành Long Bối cảnh lịch sử thế giới và Việt Thái độ và chất
Nam lúc bấy giờ: Vấn đề 1 lượng bài làm tốt,
nộp bài đúng thời
gian quy định
65. Phạm Thị Lụa (Nhóm Tại sao đây là thời kỳ hình thành Thái độ và chất
trưởng) những nội dung cơ bản tư tưởng lượng bài làm tốt,
Hồ Chí Minh về cách mạng Việt nộp bài đúng thời
Nam?: Vấn đề 1+ Phân chia công gian quy định
việc cho các thành viên.
66. Phạm Thị Ngọc Mai Phân tích được nội dung tư tưởng Thái độ và chất
Hồ Chí Minh về đạo đức: vai trò, lượng bài làm tốt,
chuẩn mực, các nguyên tắc xây nộp bài đúng thời
dựng đạo đức: Vấn đề 2 gian quy định
67. Trịnh Thị Ngọc Mai Mở đầu+ Kết luận: Vấn đề 2+ Thái độ và chất
Làm powerpoint lượng bài làm tốt,
nộp bài đúng thời
gian quy định
68. Ngô Hoài Nam Thực trạng đạo đức của sinh viên Thái độ và chất
trường Đại học Thương mại: Vấn lượng bài làm tốt,
đề 2+ Làm powerpoint nộp bài đúng thời
gian quy định
69. Nguyễn Thị Lâm Nga Giải pháp nhằm nâng cao đạo đức Thái độ và chất
cho sinh viên trường Đại học lượng bài làm tốt,
Thương mại trong giai đoạn hiện nộp bài đúng thời
nay+ Thư kí gian quy định
70. Đỗ Thị Ngân Thực trạng đạo đức của sinh viên Thái độ và chất
trường Đại học Thương mại: Vấn lượng bài làm tốt,
đề 2+ Thuyết trình nộp bài đúng thời
gian quy định
MỤC LỤC

MỤC LỤC.........................................................................................................................3
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................4
I. Phân tích hoạt động thực tiễn và lý luận của Hồ Chí Minh trong thời kỳ cuối năm 1920
đến đầu năm 1930..............................................................................................................5
1. Bối cảnh lịch sử thế giới và Việt Nam trong thời kì cuối năm 1920 đến đầu năm
1930................................................................................................................................ 5
1.1. Hoàn cảnh quốc tế tác động đến Việt Nam...........................................................5
1.2. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam.......................5
2. Phân tích hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh.......................................................10
2.1. Thời kì ở Pháp (Giai đoạn từ 1921 đến trước ngày 13/6/1923)..........................10
2.2. Thời kì ở Liên Xô (Giai đoạn từ ngày 13/6/1923 đến trước tháng 11/1924)......10
2.3. Thời kì ở Trung Quốc (Giai đoạn từ tháng 11/1924 đến tháng 11/1927)............11
2.4. Những năm 1928-1929.......................................................................................11
3. Phân tích hoạt động lý luận.......................................................................................12
3.1. Bản án chế độ thực dân Pháp..............................................................................13
3.2. Đường Kách mệnh..............................................................................................14
3.3. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (1930).................................................................18
3.4. Những tác phẩm tiêu biểu khác..........................................................................20
4. Tại sao đây là thời kỳ hình thành những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về
cách mạng Việt Nam?...................................................................................................22
4.1. Hình thành tư tưởng về con đường cách mạng giải phóng dân tộc.....................23
4.2. Hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ cách mạng thuộc địa và cách
mạng chính quốc, cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới...............................25
4.3. Hình thành tư tưởng về Đảng Cộng sản, cán bộ cách mạng muốn thành công
trước hết cần phải có Đảng lãnh đạo.........................................................................25
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 27
MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề
cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng
xã hội chủ nghĩa, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác Lênin
vào điều kiện cụ thể của nước ta; đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời
đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Tư tưởng ấy là
tư tưởng thống nhất lý luận và thực tiễn, thống nhất giữa tính Đảng và tính khoa học
được hình thành bởi bác Hồ vĩ đại. Chính con người nhận thức được nguyên nhân thất
bại của các phong trào đấu tranh, sớm ý thức và mong muốn đi tìm con đường cứu nước
mới. Trần Dân Tiên trong Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch đã ghi
lại: “Ở tuổi mười lăm, người thiếu niên ấy đã sớm hiểu biết và đau xót trước cảnh thống
khổ của đồng bào. Lúc bấy giờ, anh đã có ý chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào.
Anh đã tham gia công tác bí mật, nhận công việc liên lạc. Anh khâm phục các cụ Phan
Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu, nhưng không hoàn
toàn tán thành cách làm của một người nào”.
Cuộc hành trình và thời gian sống ở nhiều nước thuộc địa, phụ thuộc, những nhâṇ thức
về đời sống và nguyện vọng của nhân dân lao động ở các nước mà Người đã tới là cơ sở
thực tiễn để Người đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa cộng sản (CNCS) một cách
tự nguyện, tự giác. Trong những năm từ 1920-1930, Người luôn luôn đấu tranh hết mình
vì cộng sản vì nước nhà thân yêu. Có thể nói đây là giai đoạn bác Hồ của chúng ta hình
thành nên tư tưởng về cách mạng Việt Nam.
Việc nghiên cứu giai đoạn hình thành phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh từ 1920 – 1930 là
yêu cầu tất yếu trong quá trình tìm hiểu về Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí
Minh nói riêng. Đó chính là lý do cũng là nội dung của bài Thảo Luận này, với tiêu đề:
“Những hoạt động thực tiễn và lý luận của Hồ Chí Minh trong thời kì từ cuối năm 1920
đến đầu năm 1930”.
I. Phân tích hoạt động thực tiễn và lý luận của Hồ Chí Minh trong thời kỳ cuối năm
1920 đến đầu năm 1930

1. Bối cảnh lịch sử thế giới và Việt Nam trong thời kì cuối năm 1920 đến đầu năm
1930

1.1. Hoàn cảnh quốc tế tác động đến Việt Nam


- Các nước đế quốc thắng trận phân chia lại thế giới, thiết lập một trật tự thế giới mới
theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn.
- Chiến tranh thế giới đã tàn phá, làm cho các nước tư bản gặp nhiều khó khăn, nước
Pháp thiệt hại nặng nề.
- Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các
nước phương Đông và phong trào công nhân ở các nước phương Tây.
- Các đảng Cộng sản lần lượt ra đời. Quốc tế Cộng sản được thành lập.
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam:
 Mục đích: bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra và khôi phục địa vị kinh tế của
nước Pháp trong thế giới tư bản chủ nghĩa.
 Về chính trị: tiếp tục thi hành chuyên chế, mọi quyền hành đều nằm trong tay thực
dân Pháp và tay sai. Bộ máy cảnh sát, mật thám, nhà tù tiếp tục được củng cố đến tận các
hương thôn để xâm nhập, kiểm soát các làng xã. Đồng thời, chúng cũng thi hành vài cải
cách chính trị – hành chính để đối phó với biến động ở Đông Dương.
 Về văn hoá, giáo dục: Hệ thống giáo dục được mở rộng gồm các cấp tiểu học, trung
học, cao đẳng, đại học. Tuy vậy, trường học được mở hết sức nhỏ giọt; Cơ sở xuất bản,
in ấn ngày càng nhiều, có hàng chục tờ báo bằng chữ Quốc ngữ và chữ Pháp, nhằm phục
vụ cho công cuộc khai thác và thống trị ở Đông Dương. Các trào lưu tư tưởng, khoa học,
kĩ thuật, văn hóa phương Tây xâm nhập mạnh vào Việt Nam.
1.2. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam
1.2.1. Chuyển biến về kinh tế

- Nền kinh tế tư bản thực dân tiếp tục được mở rộng và trùm lên nền kinh tế phong kiến
Việt Nam.
- Cơ cấu kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến, song chỉ mang tính chất cục bộ; chủ yếu
vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, ngày càng bị cột chặt vào kinh tế Pháp.
1.2.2. Chuyển biến về giai cấp xã hội

- Sự phân hóa giai cấp xã hội Việt Nam diễn ra sâu sắc hơn.

 Địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa thành ba bộ phận tiểu địa chủ, trung địa chủ
và đại địa chủ. Một bộ phận trung, tiểu địa chủ có ý thức chống đế quốc và tay sai. Bộ
phận đại địa chủ thường được Pháp sử dụng trong bộ máy cai trị.
 Giai cấp nông dân chiếm đại đa số trong xã hội Việt Nam (khoảng 90%), bị bị bần
cùng hóa không lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc Pháp và tay sai rất gay
gắt. Đây là một động lực của cách mạng.
 Giai cấp tiểu tư sản gồm chủ xưởng, những người buôn bán nhỏ, học sinh, sinh
viên, trí thức… tăng nhanh về số lượng, có ý thức dân tộc dân chủ, chống thực dân Pháp
và tay sai. Đặc biệt bộ phận trí thức, học sinh, sinh viên rất hăng hái tham gia các cuộc
đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc.
 Giai cấp tư sản ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phân hóa thành hai bộ phận
tư sản mại bản và tư sản dân tộc, trong đó tư sản dân tộc Việt Nam là lực lượng có
khuynh hướng dân tộc và dân chủ.
 Giai cấp công nhân ra đời trước Chiến tranh thế giới thứ nhât, ngay trong cuộc khai
thác thuộc địa của Pôn Đume với số lượng khoảng 10 vạn, sau chiến tranh tăng lên 22
vạn (1929). Công nhân Việt Nam bị thực dân và tư sản áp bức bóc lột, có quan hệ gắn bó
tự nhiên với nông dân, được kế thừa truyền thông yêu nước, sớm chịu ảnh hưởng của trào
lưu cách mạng vô sản, nhanh chóng vươn lên thành động lực mạnh mẽ theo khuynh
hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.
- Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc
Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phản động. Sự phân hóa giai cấp, mâu thuẫn xã
hội và tác động của trào lưu cách mạng thế giới, nhất là Cách mạng tháng Mười Nga đã
thúc đẩy phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam ngày càng phát triển.
1.2.3. Nhận xét

- Sự biến đổi về kinh tế, nhất là sự biến đổi cơ cấu kinh tế quyết định sự biến đổi về xã
hội, nhất là sự phân hoá giai cấp ngày càng sau sắc, làm cho xã hội Việt Nam có đầy đủ
những giai cấp của một xã hội hiện đại.
- Những giai cấp mới là cơ sở vật chất để tiếp thu những tư tưởng mới vào Việt Nam (kể
cả tư tưởng tư sản và tư tưởng vô sản), làm cho phong trào dân tộc Việt Nam mang
những màu sắc mới mà các phong trào yêu nước trước kia không thể nào có được.
- Những giai cấp mới cùng những hệ tư tưởng mới làm xuất hiện hai khuynh hướng tư
sản và vô sản. Cả hai khuynh hướng đều cố gắng vươn lên giải quyết nhiệm vụ giành độc
lập dân tộc do lịch sử đặt ra. Đó chính là cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo duy nhất
đối với cách mạng Việt Nam. Đây là đặc điểm lớn nhất của phong trào yêu nước Việt
Nam trong thời gian 1919-1930.

 Phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1930

- Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng với tinh thần dân tộc, dân chủ, chống đế quốc và chống
phong kiến, giai cấp tư sản Việt Nam đã bước lên vũ đài chính trị với một phong trào yêu
nước sôi nổi, rộng lớn, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với những hình thức đấu
tranh phong phú.
 Hoạt động yêu nước của tư sản và tiểu tư sản từ năm 1919 đến năm 1925
 Hoạt động của tiểu tư sản

+ Năm 1923, một số thanh niên yêu nước hoạt động ở Quảng Châu – Trung Quốc, trong
đó có Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu… lập ra tổ chức Tâm tâm xã. Năm 1924, Phạm Hồng
Thái thực hiện mưu sát Toàn quyền Đông Dương Méc-lanh ở Sa Diện (Quảng Châu), tuy
không thành công, nhưng đã khích lệ tinh thần đấu tranh của nhân dân, nhất là tầng lớp
thanh niên yêu nước.
+ Ở trong nước, tầng lớp tiểu tư sản trí thức sôi nổi đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ;
thành lập một số tổ chức chính trị (như Phục Việt, Hưng Nam, Việt Nam nghĩa đoàn,
Thanh niên cao vọng), xuất bản nhiều tờ báo tiến bộ (bằng tiếng Pháp có: An Nam Trẻ,
Người nhà quê, Chuông rè, báo bằng tiếng Việt: Hữu Thanh, Đông Pháp thời báo…).
Một số nhà xuất bản như Nam đồng thư xã (Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gòn), Quan
hải tùng thư (Huế)…đã phát hành nhiều sách tiến bộ.
+ Một số phong trào đấu tranh chính trị như cuộc đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu
(1925), truy điệu và để tang Phan Châu Trinh, đòi thả nhà yêu nước Nguyễn An Ninh
(1926). Ngoài ra, tiểu tư sản Việt Nam còn tiến hành những hoạt động văn hoá tiến bộ,
tuyên truyền tư tưởng tự do dân chủ và cổ vũ lòng yêu nước. Càng về sau, phong trào của
tiểu tư sản càng bị phân hoá mạnh, có bộ phân đi sâu hơn nữa vào khuynh hướng tư sản,
có bộ phận chuyển dần sang khuynh hướng vô sản.

 Hoạt động của tư sản:

+ Từ năm 1919, tư sản Việt Nam tổ chức tẩy chay hàng Hoa Kiều, vận động “chấn hưng
nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”.
+ Năm 1923, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì đấu tranh chống độc quyền cảng Sài
Gòn và xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì.
+ Năm 1923, một số tư sản và đại địa chủ ở Nam Kì thành lập Đảng Lập hiến, đưa ra một
số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ, nhằm tranh thủ quần chúng.

 Ngoài ra còn có nhóm Nam phong và nhóm Trung Bắc tân văn hoạt động ở Bắc Kì,
mở các cuộc vận động đòi tự do đi lại, tự do ngôn luận, tự do buôn bán.

- Việt Nam Quốc dân đảng (1927 – 1930)


 Sự ra đời

+ Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, trào lưu dân chủ tư sản tiếp tục ảnh hưởng vào Việt
Nam, đặc biệt là chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn, tác động đến một bộ phận tư sản
dân tộc và tiểu tư sản Việt Nam.
+ Trên cơ sở hạt nhân là nhà xuất bản Nam Đồng thư xã, ngày 25/12/1927, Nguyễn Thái
Học, Phó Đức Chính, Phạm Tuấn Tài thành lập Việt Nam Quốc dân đảng. Đây là tổ chức
đại diện cho tư sản dân tộc theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.

 Tôn chỉ mục đích:

+ Khi mới thành lập, đảng chưa có chính cương rõ ràng mà chỉ nêu chung chung là
“trước làm dân tộc cách mạng, sau làm thế giới cách mạng”.Năm 1928, đảng nêu lên chủ
nghĩa của đảng là “chủ nghĩa xã hội dân chủ”. Mục đích của Đảng là đoàn kết lực lượng
để đẩy mạnh cách mạng dân tộc, xây dựng nền dân chủ trực tiếp, giúp đỡ các dân tộc bị
áp bức.
+ Bản chương trình hành động của Đảng (1929) nêu nguyên tắc tư tưởng là “Tự do –
Bình đẳng Bác ái”, chương trình gồm 4 thời kỳ, thời kỳ cuối cùng là bất hợp tác với
Chính phủ Pháp và triều đình nhà Nguyễn; cổ động bãi công, đánh đuổi giặc Pháp, đánh
đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.
+ Việt Nam quốc dân đảng chủ trương tiến hành “cách mạng bằng sắt và máu”.

 Thành phần: trí thức, học sinh, giáo viên, công chức, những người làm nghề tự do,
một số thân hào ở nông thôn, một số binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

 Tổ chức cơ sở trong quần chúng rất ít, địa bàn hoạt động chỉ bó hẹp trong một số
tỉnh ở Bắc kỳ, ở Trung kỳ và Nam kỳ không đáng kể.

 Hoạt động:

+ Tháng 2/1929, Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức ám sát trùm mộ phu Ba danh ở Hà
Nội. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố, lực lượng của Đảng và quần chúng bị tổn thất
nặng nề. Trước tình thế đó, những cán bộ lãnh đạo quyết định thực hiện cuộc bạo động
cuối cùng với ý tưởng “không thành công cũng thành nhân”.
+ Cuộc khởi nghĩa Yên Bái nổ ra ngày 9/2/1930, trung tâm là thị xã Yên Bái, ở một số
nơi có những hoạt động phối hợp như Phú Thọ, Sơn Tây, Hải Dương, Thái Bình, Hà
Nội…, nhưng cuối cùng bị quân Pháp phản công và dập tắt.
+ Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại kéo theo sự tan rã hoàn toàn của Việt Nam quốc dân
đảng, chấm dứt vai trò lịch sử của giai cấp tư sản Việt Nam trong phong trào giải phóng
dân tộc Việt Nam.

 Phong trào theo khuynh hướng vô sản

- Phong trào công nhân

 Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong lần khai thác thuộc địa lần thứ nhất của
Pháp, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ngày càng tăng về số lượng. Dưới ảnh
hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, phong trào công nhân ngày càng phát triển
thep phương hướng từ “tự phát” sang “tự giác”.

 1919-1925: Đã nổ ra 25 cuộc đấu tranh, tiêu biểu:

+ Năm 1922, có các cuộc bãi công của công nhân và viên chức các cơ sở công thương tư
nhân ở Bắc Kì và công nhân các lò nhuộm ở Sài Gòn – Chợ Lớn.
+ Năm 1924 có các cuộc bãi công của công nhân các nhà máy dệt, rượu, xay xát ở Nam
Định, Hà Nội, Hải Dương.
+ Tháng 8 – 1925, thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn bãi công, không chịu sửa
chữa chiến hạm Misơlê của Pháp trước khi chiến hạm này chở lính sang đàn áp phong
trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc. Lần đầu tiên trong cuộc đấu tranh này đã xuất
hiện ý thức giai cấp, ý thức chính trị và tinh thần đoàn kết quốc tế.
+ Về tổ chức, năm 1920, có tổ chức Công hội bí mật do Tôn Đức Thắng sáng lập ở Sài
Gòn.

 1926 – 1929:

+ Tháng 6 – 1925, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập. Thông qua
những hoạt động của tổ chức này, phong trào công nhân ngày càng phát triển mạnh.
+ Trong hai năm 1926 – 1927, nổ ra khoảng 20 cuộc bãi công, sôi nổi nhất là phong trào
công nhân đồn điền.
+ Năm 1928, sau khi có chủ trương “vô sản hoá”, nhiều cán bộ của Hội Việt Nam Cách
mạng thanh niên đã đi vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, cùng sinh hoạt và lao động với
công nhân để tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp
công nhân, làm cho phong trào công nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.
+ Trong hai năm 1928 – 1929, có khoảng 40 cuộc bãi công của công nhân nổ ra từ Bắc
chí Nam, nhất là ở các trung tâm kinh tế, chính trị.
+ Về tổ chức: Tại nhiều nhà máy, xí nghiệp, sự lãnh đạo của tổ chức Hội Việt Nam cách
mạng thanh niên hay Tân Việt cách mạng đảng được mở rộng. Công hội Nam Kì đã bắt
liên lạc với Tổng liên đoàn lao động Pháp để tranh thủ sự ủng hộ quốc tế đối với phong
trào công nhân Việt Nam.
+ Điều đáng chú ý là trong phong trào, những khẩu hiệu kinh tế được kết hợp chặt chẽ
với các khẩu hiệu chính trị; có sự liên kết của công nhân nhiều nhà máy, nhiều địa
phương, nhiều ngành kinh tế.

- Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (1925-1929)

 Sự thành lập

+ Sau chiến tranh thế giới thứ nhất có nhiều thanh niên trí thức, tiểu tư sản yêu nước sang
Trung Quốc hoạt động cứu nước, tuy nhiên họ chưa có phương hướng chính trị đúng
đắn, vì thế họ rất cần được trang bị về lý luận cách mạng.
+ Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc), liên lạc
với những người Việt Nam yêu nước. Tại đây Người chọn một số thanh niên tích cực
trong Tâm tâm xã để tổ chức thành nhóm Cộng sản đoàn (2/1925).
+ Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Đây là
một tổ chức yêu nước có khuynh hướng cộng sản, một bước chuẩn bị có ý nghĩa quyết
định về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

 Tôn chỉ mục đích: tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, đánh đổ đế quốc để
giải phóng dân tộc.

 Hoạt động:

+ Xây dựng hệ thống tổ chức ở khắp nơi trong nước. Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Tổng
bộ, xuống kì bộ, cơ sở là chi bộ. Năm 1928, Hội có gần 300 hội viên, năm 1929 có 1700
hội viên.
+ Mở các lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ. Hội phái người về trong nước đưa
những người yêu nước sang Quảng Châu (Trung Quốc) dự các lớp huấn luyện chính trị
của Nguyễn Ái Quốc. Đa số là học sinh, sinh viên, trí thức Việt Nam yêu nước. Họ học
làm cách mạng, học cách hoạt động bí mật. Sau khi dự các lớp huấn luyện này, một số
được gửi đi học ở Liên Xô, một số khác vào học ở trường Quân sự Hoàng Phố, còn phần
lớn trở về nước hoạt động.
+ Tuyên truyền lí luận cách mạng giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản trong
nhân dân Việt Nam, thông qua báo Thanh niên và tác phẩm Đường kách mệnh, góp phần
quan trọng vào việc chuẩn bị điều kiện về tư tưởng chính trị cho sự thành lập Đảng Cộng
sản. Cuối năm 1928, sau khi có chủ trương “vô sản hoá” nhiều cán bộ của hội đã đi sâu
vào các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền… cùng lao động và sống với công nhân để tuyên
truyền cách mạng.
+ Đấu tranh trong nội bộ để thành lập Đảng Cộng sản: Trước sự phát triển của phong trào
công nhân và phong trào yêu nước, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản.
Trong nội bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã diễn ra cuộc đấu tranh, dẫn đến
sự phân hóa tích cực, hình thành nên hai tổ chức cộng sản: Đông Dương cộng sản đảng
(6-1929) và An nam cộng sản đảng (8-1929).

2. Phân tích hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh

2.1. Thời kì ở Pháp (Giai đoạn từ 1921 đến trước ngày 13/6/1923)
Trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, từ năm 1921 đến 1923, Nguyễn Ái Quốc say
mê nghiên cứu lý luận của Lê-nin, Đường lối của Quốc tế Cộng sản trên tất cả các vấn đề
đấu tranh cách mạng, đặc biệt là vấn đề dân tộc và thuộc địa, đồng thời tham gia tích cực
mọi hoạt động thực tiễn nhằm thực hiện lý luận và các Nghị quyết của Quốc tế Cộng sản.
 Ngày 26-6-1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số nhà yêu nước của các thuộc địa Pháp
đã thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa. Xét theo chương trình và Điều lệ của nó, Hội liên
hiệp thuộc địa là hình thức liên minh của các dân tộc bị áp bức lần đầu tiên xuất hiện
trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và là một hình thức có một không hai ra đời tại
trung tâm của chính quốc gia đang thống trị họ. Hình thức này chỉ ra đời sau năm 1920,
tức là sau khi Quốc tế Cộng sản có những văn kiện về các vấn đề dân tộc và thuộc địa.
Đặc biệt, Đại hội III Quốc tế Cộng sản họp từ 22-6 đến 12-7- 1921 tại Mátxcơva đã coi
sách lược lập Mặt trận thống nhất là phương pháp chủ yếu để mở rộng ảnh hưởng của
Đảng Cộng sản trong quần chúng. Đến Đại hội IV Quốc tế Cộng sản diễn ra từ ngày 5-11
đến 5- 12-1922, đề cương về Mặt trận thống nhất công nhân do Ban Chấp hành Quốc tế
Cộng sản soạn thảo được xác nhận. Sự ra đời của tổ chức mang tính chất mặt trận sơ khai
này là kết quả của những cuộc vận động tích cực của Nguyễn Ái Quốc, của sự đồng tình
ủng hộ của những người macxit chân chính để đưa lý luận của Quốc tế Cộng sản vào
thực tiễn đấu tranh.
Với nỗ lực của Ban chấp hành Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa, đặc biệt là của Nguyễn
Ái Quốc, ngày 1-4-1922, báo Le Paria (Người cùng khổ) - cơ quan ngôn luận của Hội
được xuất bản nhằm đoàn kết, tổ chức và hướng dẫn phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc ở các nước thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc là linh hồn của tờ báo, vừa là chủ nhiệm, kiêm
chủ bút, thủ quỹ, báo xuất bản bằng tiếng Pháp nhưng ở trang đầu còn có tên báo bằng
chữ Ả Rập và chữ Hán. Ở đâu Người cũng hoạt động với tư cách một chiến sĩ quốc tế
kiên cường, không phải chỉ trên lời nói mà bằng hành đôṇg cu ̣thể, có hiêụ quả. Người
viết nhiều bài báo về tình cảnh nông dân Bắc Phi, Trung Quốc và Việt Nam. Người tố
cáo những thủ đoạn thực dân để biến nông dân thành nô lệ với hai bàn tay trắng. Ngoài
ra, Người còn viết bài cho hàng loạt tờ báo khác (Nhân đạo, Tạp chí Nhân dân, Giải
phóng…). Nhiều bài báo của Nguyễn Ái Quốc đã được đưa vào tác phẩm “Bản án chế độ
thực dân Pháp”, xuất bản tại Paris năm 1925. Đây là một công trình nghiên cứu về bản
chất của chủ nghĩa thực dân, góp phần thức tỉnh và cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa
đứng lên tự giải phóng. Cũng từ đây, tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc càng nổi tiếng và có
tầm ảnh hưởng lớn.
2.2. Thời kì ở Liên Xô (Giai đoạn từ ngày 13/6/1923 đến trước tháng 11/1924)
Ngày 13/6/1923, Người rời nước Pháp sang Liên Xô, làm việc tại Quốc tế Cộng sản.
Tháng 10/1923, tại Hội nghị Quốc tế Nông dân lần thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc được
bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân và là đại biểu duy nhất của nông dân thuộc địa được
cử vào Đoàn Chủ tịch của Hội đồng.
Người đi dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản ở Mát-xcơ-va từ ngày 17- 6 đến ngày 8-7-
1924. Trong Đại hội này, Nguyễn Ái Quốc đã đọc tham luận về hoạt động của Ban Chấp
hành Quốc tế Cộng sản, vấn đề dân tộc và thuộc địa và vấn đề ruộng đất. Đại hội đã cử
Nguyễn Ái Quốc làm Ủy viên Ban Phương đông Quốc tế Cộng sản. Trong thời gian ở
Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc tranh thủ viết bài cho các báo: Nhân đạo, Đời sống công nhân,
Sự thật, Người cùng khổ… Các bài báo tập trung nói về các vấn đề liên quan đến giai cấp
công nhân, đến cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở các thuộc địa, mối quan hệ giữa
cách mạng vô sản ở chính quốc và cách mạng thuộc địa. Qua các tác phẩm của Nguyễn
Ái Quốc, nhiều văn kiện của Quốc tế Cộng sản được chuyển về Đông Dương. Như vậy,
có thế nói, con đường đưa chủ nghĩa Mác- Lênin từ Mát-xcơ-va, từ Quốc tế Cộng sản đã
được khai thông mà Người khai mở con đường đó chính là Nguyễn Ái Quốc.
2.3. Thời kì ở Trung Quốc (Giai đoạn từ tháng 11/1924 đến tháng 11/1927)
Để mở rộng tầm ảnh hưởng của mình, Quốc tế Cộng sản thành lập những trung tâm
truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin cho các nước phương Đông trong đó có Quảng Châu-
Trung Quốc. Trong một buổi tiếp thân mật Nguyễn Ái Quốc, đồng chí Manuinxki- ủy
viên Đoàn Chủ tịch Quốc tế Cộng sản đã thông báo quyết định của Quốc tế Cộng sản cử
Nguyễn Ái Quốc tới Quảng Châu công tác nhằm xúc tiến mọi điều kiện để xây dựng một
tổ chức cộng sản ở Đông Dương và giúp đỡ các đại biểu cách mạng ở các nước Đông
Nam Á. Quảng Châu lúc này là trung tâm cách mạng của Trung Quốc. Tháng 11/1924,
Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc), làm việc trong đoàn cố vấn Bôrôđin
của Chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Trung Hoa Dân quốc.
Tháng 6/1925, Người thành lập Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng, trực tiếp mở các
lớp huấn luyện cán bộ. Hội này phái người về nước vận động và đưa thanh niên sang
Quảng Châu đào tạo. Cho tới 1927, hội mở được 3 khoác gần 10 lớp huấn luyện, đào tạo
75 hội viên do chính Bác đứng lớp giảng dạy. Hội đã đào tạo ra nhiều cán bộ cách mạng
xuất sắc: Tổng Bí thư Trần Phú, Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, …
Năm 1925, Người xuất bản báo “Thanh niên”, tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt
Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam, chuẩn bị cho việc thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được tập hợp và in thành
tác phẩm Đường Cách mệnh, được xuất bản vào năm 1927.
Tất cả những hoạt động này đều được Nguyễn Ái Quốc báo cáo về Bộ Phương Đông
Quốc tế Cộng sản, như trong bức thư đề ngày 22-12-1924 viết: “Tôi đã tổ chức được ở
đây vài ba người Đông Dương mà tôi hy vọng có thể làm được một số việc”. Như vậy,
Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức được đường dây liên lạc với trong nước và Quốc tế Cộng
sản.
2.4. Những năm 1928-1929
Hè năm 1927, Người rời Trung Quốc đi Liên Xô, sau đó đi Đức (tháng 11/1927) rồi bí
mật sang Pháp, đến nước Bỉ dự cuộc họp của Đại hội đồng liên đoàn chống đế quốc
(tháng 12/1927), rồi quay lại Đức, đi Thụy Sỹ, sang Italia.
Năm 1928, sau Đại hội VI, nhiều văn kiện của Đại hội được đưa vào Việt Nam, trong đó
có bản Đề cương về cách mạng giải phóng dân tộc được xem là một tài liệu có tác dụng
chỉ đạo thiết thực đối với Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội - tiền thân của
Đảng Cộng sản Việt Nam sau này.  Đề cương cho rằng: cách mạng vô sản có thể thắng
lợi trước tiên ở một vài nước. Các nước lạc hậu, khi giai cấp vô sản giành được chính
quyền, có thể bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa với điều kiện là có sự giúp đỡ
của nhà nước chuyên chính vô sản và phong trào công nhân quốc tế… Ở những nước
thuộc địa và phụ thuộc, có thể làm cách mạng phản đế, phản phong, thiết lập chuyên
chính vô sản khi cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới đã thắng lợi.  Thời gian này (từ
tháng 7/1928 đến tháng 11/1929), Người sang hoạt động trong phong trào yêu nước
tại Xiêm (Thái Lan) – cơ sở thứ 2 Người chuẩn bị sau Quảng Châu. Một lý do không
kém phần quan trọng là phòng Nam A của Quốc tế Cộng sản vừa mới được thành lập đặt
trụ sở tại Băng Cốc và đang đợi Nguyễn Ái Quốc. Chính Quốc tế Cộng sản đã tạo điều
kiện thuận lợi cho Nguyễn Ái Quốc bằng việc hợp thức hóa vai trò của Nguyễn Ái Quốc
trong Quốc tế Cộng sản, thích hợp với những công việc đang cần được tiếp tục xúc tiến
của Người.
 Đến đầu năm 1929, các đảng viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân rã một
cách sâu sắc về đường lối chính trị. Sau Đại hội toàn quốc, Hội Việt Nam Thanh niên
Cách mạng đã họp tại Hương Cảng (Trung Quốc) ngày 1/5/1929 Hội Việt Nam Thanh
niên Cách mạng giải tán. Với sự truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin về Việt Nam, phong
trào cách mạng trong nước đã phát triển mạnh mẽ, đưa đến sự ra đời của 3 tổ chức cộng
sản vào cuối năm 1929. Ngày 17/6/1929 Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập.
Tháng 8/1929, An Nam Cộng sản Đảng được thành lập. Sau khi thành lập hai đảng phê
phán và chia rẽ nhau. Tháng 9 năm 1929, bộ phận đảng viên tiên tiến Đảng Tân Việt
thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng Liên đoàn hoạt động chủ yếu tại Trung kỳ. Theo
dõi sát sao tình hình cách mạng đang diễn ra ở Đông Dương, ngày 27-10-1929, Quốc tế
Cộng sản đã gửi cho những người cộng sản Việt Nam một Chỉ thị về việc thành lập một
Đảng Cộng sản thống nhất ở Đông Dương: “Nhiệm vụ quan trọng hơn hết và tuyệt đối
cần kíp của tất cả những người cộng sản Đông Dương là sáng lập một đảng cách mạng
của giai cấp vô sản… Đảng ấy phải là một đảng độc nhất”. Vấn đề đặt ra lúc này là cần
một người có đầy đủ uy tín trong công việc trọng đại này. Và một lần nữa, Nguyễn Ái
Quốc xuất hiện đúng lúc để thực hiện Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản. Ngày 23/12/1929
Nguyễn Ái Quốc đã từ Xiêm tới Trung Quốc. Người triệu tập đại biểu của Đông
Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng họp tại Hồng Kông (Trung Quốc)
ngày 6/1/1930 để tiến hành hợp nhất. Ngày 3/2/1930, dưới sự chủ trì của đồng chí
Nguyễn Ái Quốc tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc), Hội nghị hợp nhất các tổ
chức Cộng sản đã nhất trí thành lập một đảng thống nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng
Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam.
Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản có ý nghĩa như là một Đại hội thành lập Đảng.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lê-
nin, với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời chứng tỏ sự trưởng thành về nhận thức chính trị của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động Việt Nam, chấm dứt thời kỳ bế tắc về đường lối, khủng hoảng về lãnh
đạo của cách mạng Việt Nam.
3. Phân tích hoạt động lý luận
Thời kỳ từ cuối năm 1920 đến đầu năm 1930 là thời kỳ hình thành những nội
dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam. Đây là thời kỳ
mục tiêu, phương hướng cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam từng bước được cụ thể
hóa, thể hiện rõ trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Và
đây chính là thời kỳ hình thành con đường cơ bản tư tưởng về con đường cách mạng Việt
Nam. Nguyễn Ái Quốc viết nhiều bài tố cáo chủ nghĩa thực dân, tố cáo sự thối nát, mục
rỗng, ăn hại của chính quyền nhà Nguyễn, đề cập đến cuộc cách mạng giải phóng dân
tộc; mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc,
khẳng định cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa là một bộ phận của cách mạng vô sản
thế giới. Các tác phẩm lý luận quan trọng nhất của Người thời kỳ này có thể kể đến như:
Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường cách mệnh (1927), Cương lĩnh đầu tiên của
Đảng (1930).

3.1. Bản án chế độ thực dân Pháp


Bản án chế độ thực dân Pháp gồm 12 chương, trong đó có một số bài đã đăng trên
báo Le Paria. Nội dung của tác phẩm không chỉ tố cáo tội ác của chủ nghĩa đế quốc Pháp
đối với dân tộc Việt Nam cũng như với các thuộc địa khác trên các mặt chính trị, kinh tế,
văn hoá, xã hội mà điều quan trọng là đã nêu lên những luận điểm cơ bản về vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa.

Trước hết, Bản án chế độ thực dân Pháp làm rõ mối quan hệ mật thiết giữa cách
mạng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc, khẳng định cách mạng thuộc địa là
một bộ phận không thể tách rời của cách mạng vô sản thế giới. Luận điểm ấy được diễn
đạt rất sinh động: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô
sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết
con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì
cái vòi còn lại kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống và
cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra". Khối liên minh của các dân tộc thuộc địa phương Đông
"sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản".

Người không chỉ nêu rõ mối quan hệ biện chứng giữa cách mạng thuộc địa, cách
mạng vô sản ở chính quốc, mà còn chỉ rõ nhiệm vụ của giai cấp vô sản ở chính quốc là
phải đoàn kết, ủng hộ triệt để cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản và nhân dân
các nước thuộc địa không phải chỉ bằng lời nói mà phải bằng hành động cách mạng cùng
nhau tiêu diệt kẻ thù chung.

Bản án chế độ thực dân Pháp vạch rõ đối tượng cách mạng, lực lượng cách mạng
và giai cấp lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc; đặt rõ vấn đề giành độc lập dân tộc
phải đi đôi với sự nghiệp thống nhất Tổ quốc, khẳng định sự nghiệp đánh đổ chủ nghĩa đế
quốc, giải phóng dân tộc là sự nghiệp của quần chúng nhân dân ở các nước thuộc địa và
phụ thuộc; cuộc cách mạng giải phóng dân tộc phải đi theo con đường của Cách mạng
Tháng Mười Nga, đi theo đường lối của Quốc tế Cộng sản. Cuối tác phẩm, Nguyễn Ái
Quốc còn giới thiệu về Trường Đại học phương Đông và thư gửi thanh niên Việt Nam.

Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc thể hiện tinh thần
cách mạng tiến công, tư tưởng cách mạng triệt để. Tác phẩm đã làm sáng tỏ thêm quan
điểm của Lênin về chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm phong phú thêm chủ nghĩa Lênin về
vấn đề dân tộc và thuộc địa. Đó là đóng góp quý báu của Nguyễn Ái Quốc vào quá trình
truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào các thuộc địa của đế quốc Pháp nói chung và là sự
chuẩn bị về tư tưởng và chính trị cho việc thành lập một chính đảng cách mạng ở Việt
Nam.

3.2. Đường Kách mệnh


Đường Kách mệnh hàm chứa những tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh, trong đó học
thuyết Mác-Lênin được Người đưa vào Việt Nam theo cách của riêng mình thật giản dị,
dễ hiểu, làm cho lý luận Mác-Lênin đến với Việt Nam như hạt giống tốt gặp mảnh đất
mầu mỡ đã được chuẩn bị sẵn sàng. Đường Kách mệnh được coi là ngọn đuốc soi đường
của cách mạng Việt Nam. Đúng như Người đã viết: “Văn chương và hy vọng sách này
chỉ ở trong hai chữ: Cách mệnh? Cách mệnh?! Cách mệnh !!!”.

Đường Kách mệnh tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã
giảng tại lớp Huấn luyện chính trị trong những năm 1925-1927, do Bộ tuyên truyền
của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông ấn hành và bí mật được chuyển về trong
nước theo nhiều ngả đường khác nhau (1927-1930). Trong bối cảnh Việt Nam đang
khủng hoảng trầm trọng về đường lối cách mạng, về phương pháp cách mạng và đặc biệt
hơn là sự khủng hoảng về tổ chức cách mạng, hơn nữa, trong khi phong trào cách mạng
của các dân tộc thuộc địa phát triển, hướng theo khẩu hiệu của Lênin vĩ đại: “Vô sản tất
cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại!”, và ở Việt Nam với chính sách đàn áp
hà khắc của thực dân Pháp: dư luận bị bưng bít thông tin, nhân dân bị đầu độc bởi văn
hoá thực dân, thì những nội dung quan trọng của Đường Kách mệnh góp phần trang bị
cho nhân dân tư tưởng mới của thời đại, đưa thế giới hội nhập với Việt Nam và đưa cách
mạng Việt Nam hoà nhập cùng dòng chảy chung của cách mạng thế giới, càng trở nên có
ý nghĩa lớn lao.

Đường Kách mệnh đề cập trước tiên vấn đề Tư cách người cách mạng: Trong mục
này, thông qua 23 điều răn, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Người cách mạng phải rèn luyện đạo
đức cách mạng. Đảng Cộng sản - Bộ tham mưu tối cao của dân tộc chỉ kiên cường và
hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình khi được trang bị lý luận cách mạng tiên tiến, và
bao gồm những con người có trí tuệ, có đạo đức cách mạng và trung kiên nhất. Đánh giá
cao vai trò, vị trí của đạo đức, coi đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng, liên
quan đến sự thành bại của cách mạng, với một quan niệm mới, Hồ Chí Minh đã đưa vào
nội dung đạo đức cách mạng bao hàm những vấn đề cơ bản về nhân sinh quan, thế giới
quan cách mạng, về ý thức và phương pháp tư tưởng của giai cấp công nhân.

Hồ Chí Minh đã coi việc giáo dục đạo đức cách mạng là một trong những nguyên tắc cơ
bản, nhằm xây dựng những con người cách mạng chân chính, tiến tới xây dựng một Đảng
cách mạng chân chính của giai cấp công nhân Việt Nam. Đây cũng là một bài học quan
trọng hàng đầu đối với tổ chức tiền thân của Đảng - Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên, vì số đông lớp cán bộ khi đó, thuộc thành phần tiểu tư sản trí thức. Có đạo đức cách
mạng, những thanh niên tiểu tư sản trí thức đó, mới tiếp thu được tinh thần và bản chất
của chủ nghĩa Mác Lênin, mới tự nguyện phấn đấu, quyết tâm hy sinh suốt đời cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Có thể nói, việc lấy tiêu chuẩn đạo đức
làm một trong hai tiêu chuẩn (đức và tài) của người cán bộ cách mạng, người đảng viên
cộng sản, ngay từ khi chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng
Cộng sản Việt Nam là một sáng tạo độc đáo, mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh.

Đường Kách mệnh xác định rõ mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, khẳng định con
đường cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Đó là quan điểm cốt lõi của chủ
nghĩa Mác - Lênin về con đường cách mạng Việt Nam, con đường: Độc lập dân tộc gắn
liền với CNXH. Tác phẩm nêu rõ cách mạng Việt Nam phải làm thành hai giai đoạn trên
một nền tảng chung: Cách mạng dân tộc (quốc gia) và cách mạng xã hội chủ nghĩa (quốc
tế). Mục đích của cuộc cách mạng thứ nhất là giải phóng dân tộc. Mục đích, đối tượng,
tên gọi, lực lượng của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam được chỉ ra rất cụ
thể, đó là: “Bọn cường quyền này bắt dân tộc kia làm nô lệ như Pháp với An Nam. Đến
khi dân nô lệ ấy chịu không nổi nữa, tỉnh ngộ lên, đoàn kết lại, biết rằng thà chết được tự
do hơn sống làm nô lệ, đồng tâm hiệp lực đánh đuổi tụi áp bức mình đi; ấy là dân tộc
cách mệnh”. Cùng với việc chỉ ra tên gọi của các cuộc cách mệnh (Tư bản cách mệnh,
Dân tộc cách mệnh, Giai cấp cách mệnh), Hồ Chí Minh nhấn mạnh, trước hết chúng ta
phải tập trung vào nhiệm vụ “dân tộc cách mệnh” để “giành lấy quyền tự do bình đẳng
của dân nước mình” và khẳng định: Cuộc cách mạng thứ nhất (dân tộc cách mệnh) chuẩn
bị những tiền đề cho cuộc cách mạng thứ hai (thế giới cách mệnh) về chính trị, tổ chức,
kinh tế, văn hoá.

Đối tượng của “dân tộc cách mệnh” là đánh đổ chính quyền thuộc địa của Pháp.
Chủ thể là toàn dân tộc, lấy quần chúng công nông làm nền tảng, vì công nông là những
người bị tư bản áp bức “cho nên công nông là người chủ cách mệnh”, còn “học trò, nhà
buôn nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông; 3 hạng ấy chỉ là
bầu bạn cách mệnh của công nông thôi”. Làm rõ vấn đề lực lượng cách mạng và mối liên
minh chiến lược giữa công nhân - nông dân và bầu bạn của họ trong khi thực hiện nhiệm
vụ “dân tộc cách mệnh”, Đường Kách mệnh đã tập hợp được tất cả những người Việt
Nam yêu nước vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Điều này đã được lịch sử cách
mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong 82 năm qua chứng
minh là hoàn toàn đúng đắn.
Đường Kách mệnh nhấn mạnh vai trò quan trọng hàng đầu của Đảng - nhân tố
quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam và việc lựa chọn mô hình nhà nước
trong tương lai: Trên cơ sở nhận thức sâu sắc bản chất của thời đại mới, về nhiệm vụ và
sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, về vai trò của những nhân tố đảm bảo cho cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc theo quỹ đạo của cách mạng vô sản đi đến thắng lợi cuối cùng,
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ
chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng
có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy.
Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt... Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa
nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa
Lênin” . Cùng với những định hướng cụ thể về mục đích, đối tượng, nhiệm vụ, lực lượng
và tổ chức tiền phong lãnh đạo cuộc cách mạng, Đường Kách mệnh cũng đồng thời nêu
rõ vấn đề mô hình nhà nước trong tương lai khi cách mạng thành công, theo tinh thần:
“Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách
mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế
mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc”.

Đường Kách mệnh khẳng định cách mạng giải phóng dân tộc phải đi theo con
đường của cách mạng tháng Mười Nga với một phương pháp cách mạng mới: Đó là, để
tiến hành một cuộc cách mạng mà khi chính quyền được thành lập là của dân chúng số
nhiều, Hồ Chí Minh đã hướng về một cuộc cách mệnh “đến nơi”, đó là, cách mạng Nga
cũng dạy chúng ta rằng: “Muốn cách mệnh thành công thì dân chúng (công nông) làm
gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất”. Như vậy, cùng
với việc nhận thức được mối quan hệ chặt chẽ giữa yêu cầu giải phóng dân tộc và giải
phóng con người là nhu cầu của thời đại và nắm bắt được tinh thần của học thuyết Mác -
Lênin để giải quyết một cách triệt để nhu cầu ấy, Hồ Chí Minh đã đứng trên lập trường
của giai cấp vô sản, để giải phóng dân tộc và giải phóng con người bằng một cuộc cách
mạng vô sản và bước phát triển tiếp theo là xây dựng CNXH.

Nhận thức chính trị này đã đưa Hồ Chí Minh đến với định hướng cơ bản về con
đường giải phóng dân tộc Việt Nam theo quỹ đạo cách mạng vô sản và thiết lập một thể
chế quyền lực thuộc về nhân dân theo mô hình nhà nước Xô - Viết. Đó chính là con
đường: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, để đi tới xã hội cộng sản chủ nghĩa. Như
vậy, khác với cuộc cách mạng vô sản ở các nước chính quốc: giai cấp công nhân giải
phóng mình, đi tới (giúp đỡ) giải phóng các dân tộc bị áp bức và sau đó là giải phóng
nhân loại, theo Hồ Chí Minh, khi tiến hành Dân tộc cách mệnh để giành lại độc lập cho
Tổ quốc và tự do cho nhân dân, cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa đã
giải quyết được một phần của nhiệm vụ giải phóng giai cấp, tạo cơ sở để đi tới giải phóng
giai cấp hoàn toàn.

Không dừng lại ở đó, Đường Kách mệnh còn đồng thời chỉ ra phương pháp cách
mạng: vận động quần chúng, tổ chức đấu tranh cách mạng, cách thức xây dựng các tổ
chức quần chúng, v.v.. và thông qua đó tuyên truyền, giảng giải lý luận chủ nghĩa cho
dân hiểu, để mọi người đồng chí, đồng đích, đồng lòng. Thông qua việc nêu rõ vai trò và
cách thức tổ chức Công hội, Dân cày và Hợp tác xã, Đường Kách mệnh nhấn mạnh rằng:
muốn tập hợp lực lượng của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và đi
lên CNXH, nhất định và không thể không tổ chức, phát huy vai trò của các tổ chức quần
chúng đó. Quần chúng tạo nên nguồn sức mạnh của Đảng và nếu không tập hợp, huy
động được nguồn sức mạnh vô địch đó, Đảng sẽ không thể lãnh đạo cách mạng đi đến
thành công được và điều này đã được tiến trình cách mạng Việt Nam chứng minh một
cách sinh động.

Đường Kách mệnh xác định cách mạng Việt Nam nằm trong dòng chảy của cách mạng
thế giới: Theo đó, thông qua việc trình bày lịch sử Đệ nhất quốc tế, Đệ nhị quốc tế, Đệ
tam quốc tế (Quốc tế cộng sản), phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa Đệ nhất quốc
tế, Đệ nhị quốc tế với Đệ tam quốc tế; thực hiện khẩu hiệu của Đệ tam quốc tế: “Vô sản
giai cấp và các dân tộc bị áp bức trong thế giới liên hợp lại!”, yêu cầu các Đảng cộng sản
“phải hết sức giúp dân thuộc địa làm cách mạng” và đặt riêng một Ban chuyên nghiên
cứu và giúp đỡ cho cách mạng bên Á Đông (Ban Phương Đông Quốc tế Cộng
sản), Đường kách mệnh giáo dục cho các chiến sĩ cách mạng Việt Nam về chủ nghĩa
quốc tế vô sản, và kết luận: “Xem những việc ấy thì đủ biết rằng An Nam muốn cách
mệnh thành công, thì tất phải nhờ Đệ tam quốc tế”. Chỉ rõ mối quan hệ mật thiết giữa
cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới, vấn đề đoàn kết dân tộc, giai cấp và quốc tế
trong cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam, Hồ Chí Minh mở rộng tầm tư tưởng của
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam bằng quan điểm chủ nghĩa yêu nước chân
chính không thể tách rời chủ nghĩa quốc tế vô sản và khẳng định: “Cách mệnh An Nam
cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm cách mệnh trong thế giới đều là
đồng chí của nhân dân An Nam cả”. Ngoài ra, Đường Kách mệnh cũng giới thiệu về lịch
sử, tổ chức của: Phụ nữ quốc tế, Công nhân quốc tế, Cộng sản thanh niên quốc tế, Quốc
tế giúp đỡ (tổ chức Giúp đỡ của công nhân quốc tế), Quốc tế cứu tế đỏ, đồng thời khẳng
định đó là nơi quy tụ, tập hợp và phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng của Quốc tế
cộng sản.

Trong cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã soạn thảo nhiều văn kiện lịch sử quan trọng,
nhưng có thể khẳng định rằng Đường Kách mệnh là một trong số các tác phẩm, mà
những ý tưởng hàm chứa trong đó, không chỉ được thực tiễn chứng minh là đúng đắn,
độc đáo, sáng tạo mà còn có sức sống mãnh liệt, có sức lay động sâu xa trái tim hàng
triệu triệu người. Không chỉ đem đến cho những người cách mạng Việt Nam trong những
năm 20-30 của thế kỷ XX những vấn đề cốt lõi của học thuyết Mác – Lênin- ánh sáng tư
tưởng của thời đại, 85 năm sau, dù thế giới đã nhiều đổi thay, thì những nội dung Đường
Kách mệnh nêu ra, vẫn mang hơi thở của dân tộc và thời đại. Đó là con đường phát triển
của nhân loại; là độc lập dân tộc và CNXH; là xây dựng một chính Đảng trong sạch vững
mạnh về cả chính trị, tư tưởng và tổ chức, làm cho hệ thống lý luận của học thuyết Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi
hành động của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta...
3.3. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (1930).
Mùa xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước ngoặt lịch sử
trọng đại trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Tháng 2/1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì
hội nghị hợp nhất và thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Người trực tiếp thảo văn kiện
“Chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng”Với Cương lĩnh chính trị đúng đắn,
Đảng đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam vượt qua bao ghềnh thác, khó khăn, giành từ thắng
lợi này đến thắng lợi khác. Cho đến nay, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng vẫn giữ
nguyên giá trị, vẫn là ngọn cờ dẫn lối cho cách mạng Việt Nam tiến bước trên con đường
mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc đã lựa chọn.

Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng thể hiện cô đọng các luận điểm
cách mạng cơ bản, đánh giá chính xác tính chất xã hội Việt Nam thuộc địa và chỉ rõ mâu
thuẫn cơ bản, chủ yếu là giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc thực dân xâm lược;
xác định đường lối phát triển, chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam được thực
hiện bằng sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Chánh cương phân tích, đánh giá khái quát những đặc điểm quan trọng nhất của
kinh tế công nghiệp, nông nghiệp của nước Việt Nam thuộc địa; tính chất độc quyền khai
thác thuộc địa của thực dân Pháp với những hậu quả tiêu cực cản trở sự phát triển độc lập
về kinh tế của Việt Nam. Chánh cương chỉ rõ:  “Tư bản bản xứ đã thuộc tư bản Pháp, vì
tư bản Pháp hết sức ngăn trở sức sinh sản làm cho công nghệ bản xứ không thể mở mang
được. Còn về nông nghiệp một ngày một tập trung đã phát sinh ra lắm khủng hoảng,
nông dân thất nghiệp nhiều”; phân tích rõ vị trí, vai trò của tư bản bản xứ: “Vậy tư bản
bản xứ không có thế lực gì không nên nói cho họ đi về phe đế quốc được, chỉ bọn đại địa
chủ mới có thế lực và đứng hẳn về phe đế quốc chủ nghĩa nên chủ trương làm tư sản dân
quyền c.m và thổ địa c.m để đi tới xã hội cộng sản”.

Về phương diện xã hội, Chánh cương khái quát mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, kinh
tế, bảo đảm quyền con người, quyền công dân là được tự do, nam nữ bình quyền, phổ
thông giáo dục...

Chánh cương xác định rõ phương hướng phát triển của cách mạng Việt Nam là tiến
lên chủ nghĩa cộng sản mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội.

Sách lược vắn tắt của Đảng khẳng định: “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai
cấp, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh
đạo được dân chúng”. Chủ trương của Đảng là : “thu phục cho được đại bộ phận dân cày
và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa c.m đánh trúc bọn đại địa chủ và phong
kiến”.

Đảng chủ trương xây dựng khối đoàn kết rộng rãi các giai cấp, các tầng lớp nhân
dân yêu nước và các tổ chức cách mạng, chỉ đánh đổ những lực lượng và đảng phái phản
cách mạng: “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên,
Tân Việt, v.v.) để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung
tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản c.m thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm
cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản c.m (Đảng Lập hiến,v.v.) thì phải
đánh đổ”. Cương lĩnh chính trị của Đảng chỉ rõ giai cấp lãnh đạo và lực lượng chính,
động lực chủ yếu của sự nghiệp cách mạng Việt Nam là: “Trong cuộc cách mạng tư sản
dân quyền, vô sản giai cấp và nông dân là hai động lực chánh, nhưng vô sản có cầm
quyền lãnh đạo thì cách mạng mới thắng lợi được”.

Về phương pháp cách mạng: sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để đánh đổ
đế quốc, phong kiến. Việc nêu lên phương pháp cách mạng bạo lực thể hiện sự thấm
nhuần và tiếp thu tư tưởng cách mạng bạo lực và khởi nghĩa vũ trang của chủ nghĩa Mác
- Lênin. Con đường phát triển chỉ có thể là cách mạng chứ không thể là cải lương, thỏa
hiệp.

Về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, Cương lĩnh nêu rõ:  “...trong
khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước An Nam độc lập, phải đồng thời tuyên truyền và
thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp
Pháp”. Đồng thời, Cương lĩnh cũng xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của
cách mạng thế giới. Cách mạng Việt Nam gắn liền với cách mạng thế giới, đề cao vấn đề
đoàn kết quốc tế là sự kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của giai
cấp công nhân, lợi ích dân tộc và lợi ích toàn nhân loại tiến bộ đang đấu tranh để giải
phóng khỏi ách áp bức, bất công trên thế giới.

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định được những nội dung cơ bản
nhất của cách mạng Việt Nam. Sự đúng đắn của Cương lĩnhđược khẳng định qua thực
tiễn đấu tranh cách mạng và xây dựng đất nước trong suốt 85 năm qua:

Một là, Cương lĩnh xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản của cách mạng tư sản dân
quyền (sau này gọi là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân) là chống đế quốc, chống
phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng. Xuất phát từ chế độ thuộc
địa nửa phong kiến, Cương lĩnh đã phân tích mối quan hệ gắn bó giữa hai nhiệm vụ cơ
bản là chống đế quốc và chống phong kiến gắn bó chặt chẽ với nhau nhưng trước hết phải
đánh đổ đế quốc, “làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập”. Đây là cơ sở để giải
phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Chỉ có độc lập tự do của đất
nước mới đủ điều kiện để thực hiện quyền con người, quyền công dân.

Hai là, chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc được xây dựng từ Cương lĩnh chính trị
đầu tiên là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt cách mạng Việt Nam trong cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân đến xây dựng đất nước theo định hướng XHCN hiện nay. Tư tưởng này
thể hiện rõ trong Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng về các lực lượng cách
mạng. Những lực lượng như tiểu tư sản, trí thức, trung, tiểu địa chủ đều được Đảng chủ
trương tập hợp, đoàn kết lại trong lực lượng cách mạng do công nông làm nòng cốt.

Chủ nghĩa yêu nước là nền tảng cơ sở cho sự thống nhất trong khác biệt nhằm tập hợp
lực lượng, tạo ra sức mạnh tổng hợp của một đất nước tiềm lực kinh tế, quân sự không
lớn, người không đông, lại phải đối mặt với các thế lực đế quốc đầu sỏ. Hiện nay, khi tình
hình Biển Đông không bình yên, chủ quyền biển, đảo đang bị đe dọa, hơn bao giờ hết
việc phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tranh thủ sức mạnh quốc tế là yếu tố quyết định để
bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

Ba là, xác định rõ sứ mệnh lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cùng với Chánh
cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng, Hội nghị thông qua Điều lệ vắn tắt và Lời kêu
gọi nhân dịp thành lập Đảng. Các văn kiện này chỉ rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng
của giai cấp vô sản; Đảng được tổ chức ra để dìu dắt giai cấp vô sản lãnh đạo quần chúng
lao khổ đấu tranh giải phóng toàn thể anh chị em bị áp bức, bóc lột “để tiêu trừ tư bản đế
quốc chủ nghĩa, làm cho thực hiện xã hội cộng sản”.

Với cương lĩnh chính trị đúng đắn, ngay từ khi ra đời Đảng đã trở thành lực lượng
lãnh đạo, tập hợp xung quanh mình toàn thể dân tộc làm cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí
Minh khẳng định: “Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng thiết tha của đại đa số
nhân dân ta là nông dân. Vì vậy, Đảng đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng to
lớn chung quanh giai cấp mình. Còn các đảng phái của các giai cấp khác thì hoặc bị phá
sản, hoặc bị cô lập. Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta - Đảng của giai cấp công nhân -
không ngừng củng cố và tăng cường”. Dưới ánh sáng soi đường của Cương lĩnh Đảng ta
đã dẫn dắt toàn dân tộc vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi mục tiêu
giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và đang trên đường xây dựng nước Việt Nam giàu,
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

3.4. Những tác phẩm tiêu biểu khác


 Tố cáo sự thối nát, mục rỗng, ăn hại của chính quyền nhà Nguyễn (đả kích vua
Khải Định ở Pari)

Năm Mậu Tuất 1922, Khải Định ra châu dụ "Hoàng đế sẽ xuất dương sang thăm mẫu
quốc đại Pháp bảo hộ, để chúc mừng mẫu quốc về sự thắng trận (chiến tranh thế giới lần
thứ nhất) và tỏ rõ sự giao hảo với Đại Pháp hơn 100 năm nay". Đây là ông vua đầu tiên
trong 12 đời vua triều Nguyễn xuất ngoại và sự kiện hy hữu này đối với Pháp là một dịp
quảng bá cho công cuộc chinh phục và khai hóa thuộc địa của chúng ở Đông Dương
đúng dịp Pháp tổ chức hội chợ Pa-ri.

Sang Pháp, Khải Định đem theo cả Đông cung thái tử Vĩnh Thụy, con nuôi nhà vua cùng
đi. Khải Định nói với quần thần: "Tấm lòng ghi ân nhớ nghĩa của quả nhân với nước Pha
Lăng rất nặng, rất sâu, nên quả nhân đã trái hẳn cái tục di truyền nghìn năm cũ mà khởi
giá ra khỏi nước nhà, ngự đến Pha Lăng để cảm tạ một nước rất đáng tôn kính. Quả
nhân đưa Đông cung thái tử đi là để thác cho nước Pháp giáo dục và cốt là để sau này
cái vận mệnh 2 nước Pháp-Việt được gắn bó với nhau như một vậy!".

Chuyến đi tội lỗi của Khải Định đã làm dấy lên nhiều hoạt động lật tẩy trò phản dân hại
nước của tên vua bù nhìn do các nhà yêu nước thực hiện ngay tại Pa-ri. Sau hơn một
tháng lênh đênh trên biển cả, ngày 24-6-1922, Khải Định đã đến Pa-ri tráng lệ và vào bái
kiến tổng thống Millerand ngay.
Nhưng từ 6 ngày trước đó-ngày 18-6-1922 cũng tại Pa-ri, vở kịch "Le Dragon de
bambou" (Con rồng tre), do Nguyễn Ái Quốc sáng tác đã được công diễn tại Gacso-Câu
lạc bộ ngoại ô-Club de Faubourg-nơi Nguyễn Ái Quốc thường xuyên đến sinh hoạt.

"Con rồng tre", nghe thì đơn giản, nhưng nội dung lại đậm màu sắc chính trị, đả kích bọn
bù nhìn bán nước Nam triều. Đó là những đoạn gốc tre xù xì, thân hình cong queo, quặt
quẹo nhưng lại có những người mê chơi đồ cổ, đem về gọt đẽo, tỉa tót thành một con
rồng. (Khải Định tuổi Khỉ, 1884, làm vua năm Rồng, 1916). Nó trở thành đồ chơi, là một
con rồng nhưng thật ra chỉ là một đoạn gốc tre vô dụng, xấu xí, xù xì, nhưng lại rất hãnh
diện, tự phụ, tự hào vì nó có tên, hình dáng con rồng. Tuy vậy nó vẫn là vật vô tri vô giác
và... vô dụng, chỉ đáng quẳng vào bờ, bụi bên đường.

Không chỉ dũng cảm sáng tác và tổ chức công diễn vở kịch "Con rồng tre" tại Pa-ri 6
ngày trước khi Khải Định đến đây để tiếp tục tiếp bước vua cha bán nước cầu vinh,
Nguyễn Ái Quốc còn viết bài "Lời than vãn của Bà Trưng Trắc" đăng báo Nhân
đạo đúng ngày Khải Định đến Pa-ri, bài "Sở thích đặc biệt" đăng báo Người cùng
khổ ngày 1-8-1922, bài "Kính gửi đức ông Khải Định", "Hoàng đế Annam", "Vĩnh biệt
WC" đăng trên báo Jourual du Peuple ngày 9-8-1922 trước khi Khải Định từ biệt mẫu
quốc 2 ngày trở về cố hương.

Truyện ngắn “Lời than vãn của Bà Trưng Trắc” của Nguyễn Ái Quốc, nội dung kể lại
giấc mơ kỳ lạ của “thiên tử” (vua Khải Định). Trong mơ, vị Hoàng đế của nước An Nam
thuộc Pháp đã được gặp Bà Trưng Trắc - người anh hùng dân tộc đã đánh đuổi quân xâm
lược phương Bắc đầu thế kỷ thứ I. Thông qua lời nhân vật Trưng Trắc, tác giả vạch trần
thân phận tôi tớ của Khải Định và hậu quả tai hại của chuyến đi Pháp: “Có thấy không,
con! Chẳng thể bao giờ trong niên giám nước mi lại có một vua Nam nào chịu làm tôi tớ
như mi, lại có một cuộc ngự giá tuần du nào thảm hại đến mức này… Mi sắp tâng bốc
công ơn vô ngần và tưởng tượng của nền văn minh đã thâm nhập sơn hà xã tắc của mi
bằng mũi nhọn của lưỡi lê và bằng họng súng ca-nông”.

Nguyễn Ái Quốc lại tiếp tục “chất vấn” khá gay gắt về những hành vi của Khải Định
trong thời gian ở trên đất Pháp bằng bài viết “Thư gửi Khải Định” đăng trên báo Le
Journal de peuple. Nếu như ở phần mở đầu bài viết, Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh mục
đích của chuyến đi không mấy hay ho của Khải Định: “Ngài đã đến - hay nói cho đúng
hơn là người ta đã đưa Ngài đến, coi như một món hàng thuộc địa và có thể trưng bày ở
Hội chợ” thì ở đoạn cuối, tác giả không quên châm biếm, mỉa mai và dự báo kết cục thảm
hại của chuyến “Tây du” đầy tốn kém nhưng vô ích này: “Vĩnh biệt... người đồng hương!
Một khi mà những đợt sóng biển vô tình đã lấp kín vết đi của con tàu Ngài ngồi thì nước
Pháp sẽ quên Ngài, cũng như Ngài sẽ không còn nhớ chút gì về những người Pháp nữa”.

“Vi hành” là truyện ngắn được viết bằng tiếng Pháp, đăng trên báo Nhân Đạo, số ra
ngày 19/2/1923. Người đã tạo ra trong thiên truyện một tình huống nhầm lẫn rất độc đáo,
rất hài hước để dựng lên hình ảnh hết sức mỉa mai và lố bịch về “đấng hoàng thượng
Khải Định” trong chuyến “vi hành” sang Pháp, dưới con mắt của những người dân Pari
đang háo hức những trò giải trí mới lạ. Trên một chuyến tàu điện ngầm, đôi thanh niên
người Pháp nhầm lẫn tác giả là Khải Định vi hành. Tưởng rằng tác giả không biết tiếng
Pháp nên họ tha hồ quan sát, bình phẩm chân tướng Khải Định. Dưới mắt họ, Khải Định
là một ông vua rẻ mạt và diện mạo xấu xí, quê mùa đến những điệu bộ, hành vi lố bịch,
tầm thường, thấp kém. Tác giả cũng liên tưởng đến những hành vi của đấng minh quân
Âu, Á và đặc biệt ghi lại những hành động tức cười khác của chính phủ Pháp. Người
cũng mỉa mai bọn mật thám đã theo dõi, rình rập những người Việt Nam ở Pháp một
cách nhiệt tình như những tùy tùng đi hộ giá đấng quân vương.

 Đôi nét về tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

Trong tập “Truyện kí Nguyễn Ái Quốc” có truyện ngắn “Những trò lố hay là Va-
ren và Phan Bội Châu”. Truyện ngắn được viết ngay sau khi nhà cách mạng Phan Bội
Châu bị bắt cóc (18-6-1925) ở Trung Quốc giải về giam ở Hỏa Lò và sắp bị xử án, còn
Va-ren thì chuẩn bị sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương sau khi Toàn quyền cũ là
Méc-lanh bị nhà cách mạng Phạm Hồng Thái giết hụt tại Sa Diện( Trung Quốc) phải về
nước. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là câu chuyện về cuộc gặp gỡ giữa
Va-ren, tên toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ và Phan Bội Châu, hiện là một người tù
bị bắt giam vì hoạt động Cách mạng. Trong cuộc gặp gỡ tại nhà tù giam giữ Phan Bội
Châu, Va-ren ra sức dùng lời lẽ dụ dỗ người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu phản bội dân
tộc, làm tay sai cho Pháp. Những với tinh thần dân tộc, ý chí Cách mạng của mình, Phan
Bội Châu đã đáp trả Va-ren bằng thái độ dửng dưng, khinh bỉ thậm chí là nhổ vào mặt tên
toàn quyền Đông Dương ấy.

4. Tại sao đây là thời kỳ hình thành những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh
về cách mạng Việt Nam?
Trong 5 giai đoạn phát triển đó, giai đoạn 1921 đến 1930 giữ một vai trò đặc biệt quan
trọng với vai trò đặc biệt quan trọng với 10 năm hoạt động sôi nổi nhất, quyết liệt nhất
của Hồ Chí Minh. Bởi nếu nội dung chính của Tư tưởng Hồ Chí Minh “là một hệ thống
quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam” thì
giai đoạn này chính là giai đoạn hình thành những tư tưởng đó.

Người từng hoạt động với cương vị Trưởng tiểu ban Đông Dương trong Ban nghiên cứu
thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp, tham dự Đại hội I và II của Đảng. Từ năm 1923 đến
1924, Người đến và lưu lại Liên Xô, tận mắt chứng kiến những thành tựu về mọi mặt của
nhân dân Liên Xô, sau đó vào học lớp bồi dưỡng tại trường Đại học Phương Đông.
Người được bầu vào Đoàn chủ tịch Quốc tế nông dân. Năm 1924, Hồ Chí Minh tham dự
Đại hội V Quốc tế Cộng sản, được cử làm Ủy viên Bộ Phương Đông, phụ trách cục
Phương Nam. Sau đó, Người còn lần lượt tham dự Đại hội Quốc tế Thanh niên, Quốc tế
Cứu tế đỏ, Quốc tế Công hội đỏ. Việc được tham dự các Hội nghị quốc tế lớn, học tập lý
luận trong trường học cũng như quan sát thực tiễn cách mạng Liên Xô có ảnh hưởng rất
lớn đến việc định hình quan điểm cách mạng của Hồ Chí Minh.

Những nội dung cơ bản hình thành trong giai đoạn này:
4.1. Hình thành tư tưởng về con đường cách mạng giải phóng dân tộc
Hình thành tư tưởng về con đường cách mạng giải phóng dân tộc: Những nội dung tư
tưởng hình thành trong giai đoạn này đúc kết ở những hoạt động thực tiễn của Hồ Chí
Minh và chủ yếu ở các tác phẩm: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường kách
mệnh (1927), và các tác phẩm tập hợp trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
(1930)… Các bài đăng trên báo Người cùng khổ(xuất bản năm 1922) của Hội liên hiệp
các dân tộc thuộc địa, Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp, Đời sống công nhân của Tổng
liên đoàn lao động Pháp…

Các tác phẩm có tính chất lý luận nói trên đều chứa đựng những nội dung cơ bản sau:

4.1.1. Về mục tiêu cách mạng

Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đường cách mạng vô
sản và là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. Giải phóng dân tộc phải gắn liền
với giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai cấp công nhân, phải kết hợp độc lập
dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Như chúng ta đã biết, Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu
nước với một xuất phát điểm duy nhất là lòng yêu nước nồng nàn. Ngưới muốn ra nước
ngoài, “ xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào mình”. “
Không có gì quý hơn độc lập tự do”, một trong những tư tưởng lớn của Hồ Chí
Minhtrong cách mạng Việt Nam vả của cả nhân loại. Độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân
dân- tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành mục tiêu hàng đầu của cách mạng Việt Nam.
Sau khi Người đọc trên báo Nhân đạo của Đảng xã hội Pháp “Luận cương về vấn đề dân
tộc và thuộc địa” của Leenin, Người hoàn toàn tin theo Leenin, ủng hộ Quốc tế III. Đó
cũng là cơ sở cho quyết định lịch sử của Hồ Chí Minh 5 tháng sau đó, tháng 12 năm
1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp họp tại Tua, Người đã bỏ phiếu tán thành người cộng
sản Việt Nam đầu tiên. Người đã đi từ Chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác- Leenin.

Hồ Chí Minh khẳng định: “Bây giờ chủ nghĩa nhiều, học thuyết nhiều những chủ nghĩa
chân chính nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác- Leenin”. Người viết:” Muốn giải
phóng dân tộc không còn con đường khác là con đường cách mạng vô sản.” Chỉ có chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những
người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.

Từ đó, Hồ Chí Minh ra sức tuyên truyền Chủ nghĩa Mác- Lenin vào trong nước, thành
lập Đảng cộng sản để lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thành công.

4.1.2. Về bản chất cách mạng

Cách mạng thuộc địa trước hết là một cuộc “dân tộc cách mệnh”, đánh đuổi đế quốc xâm
lược, giành lại độc lập tư do. Đây là một cách nhìn nhận, đánh giá hết sức đúng đắn của
chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước, tìm hiểu về các nước
thuộc địa ở chính quốc, Người đã nhìn ra mâu thuẫn cơ bản của một xã hội thuộc địa , đó
là mâu thuẫn dân tộc. Khát vọng lớn lao nhất của người dân là được độc lập và tự do. Vì
thế, trước hết phải thực hiện cuộc dân tộc cách mệnh để đánh đuổi ngoại xâm, thành lập
chính quyền do nhân dân làm chủ. Đó là vừa là tiền đề vừa là điều kiện tiên quyết để tiến
hành đấu tranh giai cấp giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị.

4.1.3. Về xác định và tập hợp lực lượng.

Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đối với các dân tộc thuộc địa, Nguyễn Ái
Quốc chỉ rõ: trong nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân là lực lượng đông đảo nhất, bị đế
quốc, phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề nhất, vì vậy phải thu phục và lôi kéo được nông
dân, phải xây dựng khối liên minh công nông làm động lực cách mạng: “công nông là
gốc của cách mệnh; còn học trò nhà buôn nhỏ, điều chủ nhỏ… là bầu bạn cách mệnh của
công nông”. Do vậy, Người xác định rằng, cách mạng “là việc chung của cả dân chúng
chứ không phải là việc của một hai người”. Đồng thời xác định được lực lượng cách
mạng: phỉa đoàn kết công nhân, nông dân- đây là lực lượng cơ bản, trong đó giai cấp
công nhân lãnh đạo; đồng thời chủ trương đoàn kết tát cả các giai cấp, các lực lượng tiến
bộ, yêu nước để tập trung chống đề quốc và tay sai. Do vậy, Đảng “phải thu phục cho
được đại bộ phận giai cấp mình”, “phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày,… hết
sức liên lạc với tiểu tư sản, tri thức, trung nông… để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp.
Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản
cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập”. Đây là cơ sở của tư
tưởng chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết rộng rãi các giai
cấp, các tầng lớp nhân dân yêu nước và các tổ chức yêu nước và cách mạng.

Có thể đánh giá đây là quan điểm thể hiện tầm cao của tư tưởng Hồ Chí Minh. Người đã
nhận ra được sức mạnh của khối đại đoàn kết các dân tộc từ khi còn rất sớm. Điều này
cho thấy được tài năng sáng suốt của Người.

4.1.4. Về xác định phương pháp đấu tranh

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, của cả dân tộc đại đoàn kết. Vì vậy,
cần phải tập hợp, giác ngộ và từng bước tổ chức quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao.
Đây là quan điểm cơ bản đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc về nghệ thuật vận động quàn
chúng và tiến hành đấu tranh cách mạng.

Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và rút ra kinh nghiệm lịch sử từ các vị tiền bối. Người luôn
khâm phục, đánh giá cao các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu,
Phan Châu Trinh… đều là những vị anh hùng dân tộc, yêu nước thương dân nhưng
Người không tán thành cách làm của các vị.

- Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu nước Pháp thực hiện cải lương. Người nhận ra điều
đó là sai lầm, chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương.

- Phan Bội Châu hy vọng Nhât giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm, chẳng
khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”

- Hoàng Hoa Thám còn thực tế hơn, vì trực tiếp đấu tranh chống Pháp. Nhưng ông
còn nặng cốt cách phong kiến.
Vì thế, Người nhận ra chỉ có con đường bạo lực của quần chúng nhân dân và phải dựa
vào mình “đem sức ta giải phóng ta”, chứ không thể ỷ lại, trông chờ vào sức mạnh bên
ngoài. Đó là nhận thức đúng đắn đem lại nền độc lập cho nước ta ngày nay.

4.2. Hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ cách mạng thuộc địa và cách
mạng chính quốc, cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
Cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có quan hệ khăng khít với nhau.
Nhưng cách mạng thuộc địa không lệ thuộc vào cách mạng ở chính quốc mà có tính chủ
động, độc lập. Cách mạng giải phóng dân tộc có khả năng giành thắng lợi trước cách
mạng vô sản ở chính quốc và giúp cho cách mạng ở chính quoocstrong nhiệm vụ giải
phóng hoàn thành. Nhân dân Việt Nam hoàn toàn có thể chủ động đứng lên, “đem sức ta
giải phóng ta”. Không ỷ lại chờ đợi cách mạng chính quốc.

Năm 1921, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi ấy đang hoạt động ở Pháp đã cùng một số nhà cách
mạng của Angieria, Tuynidi, Maroc… thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa. Hội
đã ra báo Người cùng khổ rồi bí mật chuyển về thực địa. Qua đó, truyền bá chủ nghĩa
Mác và các tư tưởng của Hội. Tiếp đó, năm 1925, Hồ Chí Minh lại thành lập Hội Liên
hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông tại Trung Quốc.

Ngoài ra, trong thời kỳ hoạt động ở Pháp, ở Anh, ở Liên Xô, Trung Quốc… Người cũng
thường đi sâu vào phong trào công nhân, thợ thuyền của các địa phương đó. Chính hoạt
động thực tiễn đã giúp cho Hồ Chí Minh có được sự cảm thông, và Người dễ dàng tiếp
nhận và hưởng ứng tinh thần của Quốc tế cộng sản “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại”.

Trong quá trình soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng năm 1930 cũng như
suốt quãng thời gian lãnh đạo về sau, Hồ Chí Minh đều khẳng định cách mạng Việt Nam
là một bộ phận của cách mạng thế giới, và Người yêu cầu phải đoàn kết chặt chẽ cùng vô
sản thế giới, nhất là vô sản Pháp.

Sự kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành
nguồn lực to lớn tạo nên những thắng lợi thần kỳ của quân và dân ta trong kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

4.3. Hình thành tư tưởng về Đảng Cộng sản, cán bộ cách mạng muốn thành công
trước hết cần phải có Đảng lãnh đạo.
Người chỉ ra Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định hàng đầu đưa cách mạng Việt Nam
đến thắng lợi. Đảng Cộng sản Việt Nam là giai cấp công nhân, đội tiên phong của giai
cấp công nhân, mang bản chất của giai cấp công nhân. Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác-
Lenin “làm cốt”, phải dựa vào lý luận cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác- Lenin.
Đồng thời, phải có đội ngũ cán bộ sẵn sàng hy sinh, chiến đấu vì lý tưởng của Đảng, vì
lợi ích và sự tồn vong của dân tộc, vì lý tưởng giải phóng giai cấp công nhân và nhân
loại.

Năm 1925, Hồ Chí Minh sáng lập “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên” (tiền thân của
Đảng Cộng sản Việt Nam) với tôn chỉ “trước làm cách mạng quốc gia, sau làm cách
mạng quốc tế”. Cùng với đó, Người mở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu- Trung Quốc
để đào tạo cán bộ. Các bài giảng của Người được tập hợp và in thành cuốn “Đường kách
mệnh” năm 1927. Đó là những bước chuẩn bị của Hồ Chí Minh cho sự ra đời của Đảng
Cộng sản Việt Nam, cngx là quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng
sản và tư tưởng Hồ Chí Minh về người cán bộ cách mạng. Ngày 3 tháng 2 năm 1930, tại
Cửu Long thuộc Hương Giang, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, nhằm giải quyết
những mâu thuẫn đang có giữa những người cộng sản Đông Dương, Người thống nhất ba
tổ chức đảng cộng sản thành Đảng Cộng Sản Việt Nam.

4.4. Phát triển tư tưởng yêu nước

4.4.1. Tố cáo chế độ thực dân Pháp

Trong thời kỳ 1921 đến 1930, Hồ Chí Minh đã viết nhiều bài đăng các báo Người Cùng
Khổ (xuất bản năm 1922) của Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, nhân đạo của Đảng
Cộng sản Pháp, Đời sống nhân dân của Tổng liên đoàn lao động Pháp… Qua đó, Người
đã vạch trần những âm mưu thâm độc của chủ nghĩa thực dân, tố cáo những tội ác mà
thực dân Pháp đã thực hiện ở Đông Dương đặc biệt là năm 1927, Người xuất bản “ Bản
án chế độ thực dân của Pháp” là một lời buộc tội mạnh mẽ. Người đưa ra luận điểm nổi
tiếng: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có hai vòi, một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở
chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản các nước thuộc địa”. Vậy nên,
“nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta đồng thời cắt đứt cả hai vòi. Nếu người ta
chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật vẫn
tiếp tục sống và cái vòi vừa bị đứt vẫn mọc ra”. Từ đó, Người vạch trần bản chất chủ
nghĩa thực dân là “ăn cướp” và “giết người”. Vì vậy, chủ nghĩa thực dân không chỉ là kẻ
thù của các dân tộc bị áp bức, mà đồng thời là kẻ thù của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động toàn thế giới.

4.4.2. Tố cáo sự thối nát, mục rỗng, ăn hại của chính quyền nhà Nguyễn

Thời kỳ này, Người viết những tác phẩm văn học hết sức lý thú như:

 Vi hành
 Con người biết mùi hun khói
 Những lời than vãn của bà Trưng Trắc
 .....
KẾT LUẬN
Với 10 năm hoạt động sôi nổi, từ năm 1920 đến 1930, cùng với sự phát triển mạnh mẽ
của phong trào vô sản trên thế giới, sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân
tộc trong nước, Hồ Chí Minh đã hoạt động rất tích cực, sôi nổi. Được sự giúp đỡ nhiệt
tình của các đồng chí, bạn bè, Người đã nhận thức và hiểu được các quy luật vận động và
phát triển của phong trào cách mạng trong nước và thế giới, từ đó Người tiếp cận với ánh
sáng Chủ nghĩa Mác – Lênin, sáng lập nên Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Người đi từ người yêu nước chân chính đến
người cộng sản. Trong quá trình ấy, các tư tưởng cơ bản về cách mạng Việt Nam của Hồ
Chí Minh hình thành và phát triển. Những tư tưởng ấy được chính Người vận dụng và rèn
rũa, trong đó có rất nhiều điểm sáng tạo với Chủ nghĩa Mác Lênin. Và ngày nay, sau gần
một thế kỷ, những tư tưởng ấy vẫn sáng chói và soi đường cho chúng ta bước tiếp.

Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác – Lê-nin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho sự
phát triển vững chắc của dân tộc Việt Nam. Trên cơ sở đó, Đảng ta mới xác định đúng
đắn lập trường, quan điểm, đề ra cương lĩnh chính trị, hoạch định đường lối, chủ trương,
phương pháp cách mạng và phương châm chỉ đạo thực tiễn; đề ra những nguyên lý và tổ
chức thực tiễn công tác xây dựng Đảng. Tuy nhiên, sự phát triển biện chứng của chủ
nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng đòi hỏi chúng ta cần tiếp tục nghiên
cứu làm rõ đồng thời bổ sung phát triển thêm những nội dung tư tưởng mới nhằm đáp
ứng yêu cầu của thực tiễn đang thay đổi từng ngày từng giờ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. “Dự thảo Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh”


2. “Bản án chế độ thực dân Pháp”
3. “Đường cách mệnh”
4. “Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam”
5. “SGK Ngữ Văn lớp 11, Bộ GD&ĐT
6. Ths Nguyễn Thị Bình, “Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Quốc tế Cộng sản”,
7. “Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
8. Ths Mai Lệ Huyền, “Nguyễn Ái Quốc và chặng đường 30 năm tìm đường cứu nước”.

You might also like