You are on page 1of 35

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT


----------

BÀI THẢO LUẬN


KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

Tên đề tài: Nghiên cứu lý luận tích lũy của C.Mác và vận dụng vào

Việt Nam hiện nay

Nhóm thực hiện: Nhóm 7


Giảng viên: Võ Tá Tri
Lớp học phần: 2226RLCP1211

Hà Nội - 2022
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

STT HỌ TÊN NHIỆM VỤ


49 Thân Ngọc Mai Tìm nội dung chương II phần các biện pháp

50 Nguyễn Hữu Nam Chương I phần bản chất và ý nghĩa của tích lũy tư bản

51 Trần Duy Nam Chương I phần các khái niệm liên quan đến tích lũy tư
bản và bản chất của tích lũy tư bản
52 Lại Quỳnh Nga Làm powerpoint và tìm nội dung phần vai trò của vốn
đối với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa
53 Mai Vũ Yến Nga Tìm nội dung chương I phần các động cơ của tích lũy
và các nhân tố tác động
54 Nguyễn Thanh Nga Tìm nội dung chương I phần hệ quả của tích lũy tư bản

55 Lê Thu Ngân Làm word và tìm nội dung phần vai trò của vốn đối với
sự tăng trưởng kinh tế
56 Nguyễn Thị Thúy Ngân Làm powerpoint

103 Nguyễn Hải Yến Tìm nội dung chương II phần thực trạng và ảnh hưởng
của tích lũy vốn
ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
---------------------------------- Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------------------

BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM LẦN 1

Học phần : Kinh tế chính trị Mac-Lenin

Giáo viên giảng dạy : Võ Tá Tri

Đề tài thảo luận : Nghiên cứu lý luận tích lũy của C. Mác và vận dụng vào Việt Nam
hiện nay

Nhóm : 07

Thời gian thảo luận : 20h ngày 13 tháng 2 năm 2022

Địa điểm thảo luận : Nhóm chat riêng trên Google meet

Chủ trì : Thân Thị Ngọc Mai

Ghi biên bản : Mai Vũ Yến Nga

Nội dung thảo luận:

- Số lượng thành viên: đủ


- Nhóm trưởng phổ biến lại đề tài thảo luận
- Các thành viên trong nhóm đóng góp ý kiến để xây dựng đề cương sơ bộ
- Nhóm trưởng giao nhiệm vụ mỗi thành viên tự hoàn thiện đề cương riêng và
nộp lại vào ngày 20/2/2022

Thư ký Nhóm trưởng


Nga Mai
Mai Vũ Yến Nga Thân Thị Ngọc Mai
BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM LẦN 2

Học phần : Kinh tế chính trị Mac-Lenin

Giáo viên giảng dạy : Võ Tá Tri

Đề tài thảo luận : Nghiên cứu lý luận tích lũy của C. Mác và vận dụng vào Việt Nam
hiện nay

Nhóm : 07

Thời gian thảo luận : 20h ngày 22 tháng 2 năm 2022

Địa điểm thảo luận : Nhóm chat riêng trên Google meet

Chủ trì : Thân Thị Ngọc Mai

Ghi biên bản : Mai Vũ Yến Nga

Nội dung thảo luận:

- Thành viên nhóm tham gia đầy đủ


- Các thành viên đều đã nộp đề cương đúng hạn
- Nhóm trưởng và thư ký đã tổng hợp và đưa ra bản đề cương đầy đủ
- Các thành viên cùng góp ý và chỉnh sửa
- Hoàn thiện đề cương bản cuối cùng
Thư ký Nhóm trưởng
Nga Mai
Mai Vũ Yến Nga Thân Thị Ngọc Mai
BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM LẦN 3

Học phần : Kinh tế chính trị Mac-Lenin

Giáo viên giảng dạy : Võ Tá Tri

Đề tài thảo luận : Nghiên cứu lý luận tích lũy của C. Mác và vận dụng vào Việt Nam
hiện nay

Nhóm : 07

Thời gian thảo luận : 20h ngày 22 tháng 3 năm 2022

Địa điểm thảo luận : Nhóm chat riêng trên Google meet

Chủ trì : Thân Thị Ngọc Mai

Ghi biên bản : Mai Vũ Yến Nga

Nội dung thảo luận:

- Số lượng thành viên: đủ


- Nhóm trưởng phổ biến lại đề cương thảo luận chính thức sau khi nhận góp ý từ
giáo viên bộ môn
- Phân chia nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm
Thư ký Nhóm trưởng
Nga Mai
Mai Vũ Yến Nga Thân Thị Ngọc Mai
BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM LẦN 4

Học phần : Kinh tế chính trị Mac-Lenin

Giáo viên giảng dạy : Võ Tá Tri

Đề tài thảo luận : Nghiên cứu lý luận tích lũy của C.Mac và vận dụng vào Việt Nam
hiện nay

Nhóm : 07

Thời gian thảo luận : 20h ngày 12 tháng 4 năm 2022

Địa điểm thảo luận : Nhóm chat riêng trên Google meet

Chủ trì : Thân Thị Ngọc Mai

Ghi biên bản : Mai Vũ Yến Nga

Nội dung thảo luận:

- Số lượng thành viên: đủ


- Các thành viên trong nhóm xem Word, PowerPoint và thuyết trình thử góp ý
chỉnh sửa lần cuối cùng

Thư ký Nhóm trưởng


Nga Mai
Mai Vũ Yến Nga Thân Thị Ngọc Mai
MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................1

B. NỘI DUNG.....................................................................................................................4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LÝ LUẬN TÍCH LŨY TƯ BẢN CỦA C. MÁC. .4

1.1. Các khái niệm liên quan đến tích lũy tư bản......................................................4

1.2. Bản chất.................................................................................................................4

1.3. Động cơ.................................................................................................................. 6

1.4. Các nhân tố quyết định quy mô của tích lũy tư bản..........................................7

1.5. Hệ quả.................................................................................................................10

1.6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề tích lũy tư bản.........................................12

CHƯƠNG II: VẬN DỤNG LÝ LUẬN TÍCH LŨY TƯ BẢN CỦA C. MÁC VÀO
THỰC TIỄN VIỆT NAM HIỆN NAY...........................................................................14

2.1. Vai trò của tích lũy vốn......................................................................................14

2.2. Thực trạng tích lũy vốn ở Việt Nam hiện nay và tác động của quá trình tích
lũy vốn đến thực tiễn nền kinh tế................................................................................18

2.3. Các giải pháp thúc đẩy quá trình tích lũy vốn ở Việt Nam.............................24

C. LỜI KẾT....................................................................................................................... 28

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................29


A. LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đất nước ta trong quá trình hội nhập, phát triển năng động nhất từ trước đến nay và đã

đạt được nhiều thành tựu quan trọng cả về kinh tế, chính trị, xã hội, nâng cao vị thế đất nước

trên trường quốc tế. Đó là những thành quả rất đáng tự hào mà chúng ta có được nhờ sự lựa

chọn đúng đắn đường lối phát triển kinh tế thị thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự

vận dụng sáng tạo các phương pháp, nguyên lí cơ bản của phát triển kinh tế vào điều kiện

Việt Nam. Mà theo Mác việc tích lũy tư bản là những động lực này cuối cùng sẽ dẫn tới

thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa Cộng Sản. Chính từ nhận định đó ta thấy được nguồn vốn có

vai trò rất lớn đến phát triển đất nước của nước ta hiện nay. Mặc dù chúng ta có đường lối kế

hoạch đúng đắn để xây dựng và phát triển kinh tế, mà còn cần đến nguồn vốn rất lớn trong

việc tăng trưởng kinh tế. Vốn là cơ sở để tạo ra việc làm, tạo ra công nghệ tiên tiến tăng

năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển sản

xuất theo chiều sâu. Từ những lí do trên tôi chọn đề tài “Nghiên cứu lý luận tích lũy của

C.Mác và vận dụng vào Việt Nam hiện nay” làm đề tài thảo luận.

2 Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu

2.1. Mục đích

- Tìm hiểu sâu hơn về tích lũy tư bản và những thay đổi trong bối cảnh hiện nay.

- Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế Việt Nam trong quá trình công nghiệp

hóa, hiện nay hóa theo đường lối chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước

ta.

2.2. Nhiệm vụ
1
- Đưa ra những lập luận đúng đắn để chỉ rõ vai trò của tích lũy tư bản

- Vận dụng những lý luận vào nền kinh tế Việt Nam.

2.3. Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu trong phạm vi nền kinh tế ở Việt Nam

3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp biện chứng duy vật

- Phương pháp chủ nghĩa duy vật lịch sử

- Phương pháp phân tích tổng hợp

4 Ý nghĩa của đề tài

- Thấy được tầm quan trọng của tích lũy tư bản đến sự phát triển kinh tế. Đồng

thời thấy được vốn là cơ sở để thúc đẩy tạo ra việc làm, công nghệ mới để phát

triển đất nước.

5 Kết cấu đề tài

- Gồm 4 phần:

+ Phần mở đầu

+ Phần nội dung

+ Phần kết luận

+ Phần tài liệu tham khảo

- Gồm 2 chương:

+ Chương I: Cơ sở lý thuyết lí luận tích lũy tư bản của C. Mác

+ Chương II: Vận dụng lý luận tích lũy tư bản của C. Mác vào thực tiễn Việt Nam

hiện nay

2
B. NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LÝ LUẬN TÍCH LŨY TƯ BẢN CỦA C. MÁC

1.1. Các khái niệm liên quan đến tích lũy tư bản

1.1.1 Giá trị thặng dư

Giá trị thặng dư là mức độ dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị

nhà tư bản chiếm không, giá trị thặng dư là nguồn gốc hình thành lên thu nhập của các nhà

tư bản và các giai cấp bóc lột trong chủ nghĩa tư bản.

Sản xuất ra giá trị thặng dư chỉ là quá trình tạo ra giá trị được kéo dài quá cáiđiểm mà

ở đó giá trị sức lao động do nhà tư bản trả được hoàn lại bằng vật ngang giá mới.

1.1.2 Tư bản

Tư bản là quan hệ sản xuất của xã hội hay một giá trị để tạo ra giá trị thặng dư bằng

cách bóc lột công nhân làm thuê. Trong đó nhà tư bản với những nắm giữ trong khả năng chi

phối thị trường cùng với các giá trị thặng dư. Thông qua việc sử dụng chúng gắn với tư liệu

sản xuất. Người công nhân bán hàng hóa sức lao động mang đến thu nhập thể hiện qua tiền

lương.

1.1.3 Tích lũy tư bản

Tích lũy tư bản, trong kinh tế chính trị Mác - Lênin là việc biến một bộ phận giá trị

thặng dư trở lại thành tư bản, còn trong các lý luận kinh tế học khác, nó đơn giản là sự hình

thành tư bản. Bài này đề cập đến tích lũy tư bản theo lý luận của kinh tế chính trị Mác -

Lênin

3
1.2. Bản chất

1.2.1 Bản chất xuất phát từ lợi ích nhà tư bản mong muốn

Tích luỹ tư bản là biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm (tư bản mới).

Các giá trị thông qua đầu tư sẽ mang đến các giá trị mới được sinh ra. Nếu xét ở thời điểm

này, nó được xem là tư bản mới. Nhưng khi sử dụng nó để thực hiện đầu tư, nó lại đóng vai

trò là tích lũy tư bản. Thông thường, các giá trị thặng dư sẽ được sử dụng một phần để tham

gia vào các tích lũy mới.

Nhà tư bản mong muốn giàu lên với các nắm giữ lớn hơn cho giá trị thặng dư. Cho nên

nhu cầu trong đầu tư luôn được thể hiện. Trong tính chất sản xuất hay kinh doanh, họ mua

giá trị từ hàng hóa sức lao động của công nhân. Từ đó tiến hành công việc để tìm kiếm giá

trị từ hàng hóa được tạo ra. Cũng chính các tính toán đó mà sau khi trừ các chi phí ban đầu,

họ vẫn nhận về cho mình những giá trị thặng dư.

1.2.2 Tính liên tục và tái sản xuất

Các lợi ích ổn định có thể được tìm kiếm khi sản xuất hay kinh doanh được tiến hành

ổn định. Nhà tư bản với nhu cầu trong tiêu dùng hay tích lũy cũng không dừng lại. Do đó mà

tái sản xuất là bản chất của tích lũy tư bản.

Tái sản xuất là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại không ngừng. Tính chất thực hiện

hoạt động bên cạnh các lợi thế và tiềm năng mà nhà tư bản xác định. Đồng thời, với tham

vọng tìm kiếm lợi ích, nhà tư bản cũng xây dựng chiến lược cho việc mở rộng quy mô. Điều

này thể hiện với các đổi mới trong dây chuyền sản xuất, bằng việc thay thế các tư liệu sản

4
xuất phù hợp. Các nhân công cũng cần thiết đáp ứng tiêu chí lao động ngày càng cao. Nó

giúp cho các giá trị trả cho tiền lương được thực hiện hiệu quả. Từ đó mà giá trị thặng dư có

thể kiếm về cho nhà tư bản là lớn hơn.

Hình thức tiến hành của chủ nghĩa tư bản là tái sản xuất mở rộng. Trong tính chất sản

xuất quan tâm đến nhiều yếu tố lâu dài và bền vững. Đây có thể là các yếu tố tác động trực

tiếp hoặc gián tiếp đến thặng dư. Tuy nhiên đều mang đến hiệu quả và thuận lợi cho nhà tư

bản khi thu hút được nhiều nhu cầu hơn, bao gồm:

+ Tái sản xuất ra của cải vật chất, quan hệ sản xuất. Mang đến các đảm bảo cho nhu cầu

ổn định và phát triển của con người. Trong đó còn làm mới phù hợp và hiệu quả cho

việc thu về giá trị thặng dư

+ Tái sản xuất sức lao động của con người. Thông qua các máy móc hiện đại thay thế

sức lao động. Cũng như khai thác về trình độ kỹ thuật nhiều hơn. Nhờ vậy mà sức lao

động được sử dụng hiệu quả và đảm bảo hơn.

+ Tái sản xuất môi trường sống của con người. Phản ánh với các điều kiện sống được

nâng cao. Bên cạnh việc sử dụng và khai thác, tác động đến mô trường. Khắc phục

những tác động đến môi trường mang đến tính chất xanh, sạch, đẹp.

1.3. Động cơ

Động cơ thúc đẩy tích lũy và tái sản xuất mở rộng là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ

nghĩa tư bản – quy luật giá trị thặng dư. Để thực hiện mục đích đó các nhà tư bản không

5
ngừng tích lũy để mở rộng sản xuất, xem đó là phương tiện căn bản để tăng cường bóc lột

công nhân làm thuê và làm giàu cho bản thân. 

Mặt khác, cạnh tranh buộc các nhà tư bản phải không ngừng làm cho tư bản của mình

tăng lên bằng cách tăng nhanh tư bản tích luỹ. Có thể nói, tích lũy tư bản chiếm một vị trí

then chốt góp phần làm cho sản xuất tư bản phát triển mạnh mẽ, tăng thêm lợi ích kinh tế lớn

cho các nhà tư bản. Và ngược lại, nếu không nhanh chóng tích lũy tốt các nhà tư bản sẽ sớm

bị đào thải ra khỏi thị trường, phá sản sẽ chỉ là chuyện sớm muộn.

1.4. Các nhân tố quyết định quy mô của tích lũy tư bản

          Với khối lượng giá trị thặng dư nhất định, quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào tỷ lệ

phân chia giữa tích lũy tiêu dùng. Nếu nhà tư bản sử dụng khối lượng giá trị thặng dư vào

việc tiêu dùng cá nhân nhiều thì khối lượng giá trị thặng dư dành cho tích lũy sẽ ít đi và

ngược lại. Tích lũy của chế độ tư bản chủ nghĩa nhằm mục đích thu thêm nhiều giá trị thặng

dư: sản xuất quy mô mở rộng đồng nghĩa quy mô bóc lột sẽ càng tăng. Thêm vào đó, để trụ

vững giữa thương trường cạnh tranh gay gắt đòi hỏi nhà tư bản cần không ngừng mở rộng

quy mô sản xuất.   

        Nếu tỷ lệ giữa tích lũy và tiêu dùng đã được xác định thì quy mô tích lũy tư bản phụ

thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. Có 4 nhân tố quyết định khối lượng giá trị thặng dư: 

1.4.1 Tỷ suất tích lũy (Mức độ khai thác sức lao động)

Để nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối,

thay vì thuê thêm nhân công, cải tiến kỹ thuật thì nhà tư bản lại sử dụng các biện pháp cắt

6
giảm tiền công. C.Mác từng giả định rằng sự trao đổi giữa công nhân và nhà tư bản là sự trao

đổi ngang giá, tức là tiền công bằng giá trị sức lao động. Nhưng trong thực tế, công nhân

không chỉ bị nhà tư bản chiếm đoạt lao động thặng dư mà còn bị chiếm đoạt một phần lao

động tất yếu. 

Thêm vào đó, người lao động còn phải tăng ca và tăng cường độ lao động. Thời gian

làm việc bị tận dụng một cách triệt để cùng với số lượng công việc khổng lồ khiến cho

những người nô lệ bị “hút cạn” sức lực.

1.4.2 Tỷ suất giá trị tiêu dùng (Trình độ năng suất lao động xã hội)

Năng suất lao động tăng làm cho giá trị tư liệu sinh hoạt giảm xuống, giá trị sức lao

động giảm sẽ góp phần giúp:

Tiết kiệm nguồn lực lao động cùng với đó là chi phí mà các nhà tư bản cần chi cho số

lượng nô lệ cũng giảm. Nhờ đó mà có thể tiết kiệm được một khoản tiền khá lớn tạo thuận

lợi cho các vấn đề tích lũy, tiêu dùng.

Quy mô của tích lũy không chỉ được quyết định bởi khối lượng giá trị thặng dư, mà

còn bởi khối lượng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, do khối lượng giá trị thặng dư có thể

chuyển hóa thành. Nhờ đó, năng suất lao động tăng sẽ làm tăng thêm các yếu tố vật chất của

tư bản, do vậy làm tăng quy mô tích lũy.

Thêm vào đó, năng suất lao động cao cũng có nghĩa rằng các lao động sống được sử

dụng trong quá khứ vẫn có thể tái hiện dưới hình thái có ích mới, sản xuất càng nhiều, quy

mô càng lớn. 

7
Như vậy, năng suất lao động chính là vô cùng quan trọng có yếu tố quyết định tới quy

mô tích lũy

1.4.3 Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng (Sử dụng máy

móc hiệu quả)

Theo C. Mác, máy móc sử dụng toàn bộ tính năng của nó, song giá trị chỉ được tính

dần vào giá trị sản phẩm qua khấu hao. Có nghĩa rằng vì trong quá trình sản xuất, tất cả các

bộ phận cấu thành máy móc đều tham gia vào quá trình sản xuất và dần bị hao mòn, do đó

giá trị máy móc được chuyển từng phần vào sản phẩm, tạo nên sự chênh lệch giữa tư bản sử

dụng và tư bản tiêu dùng. Sau mỗi chu kỳ như thế, máy móc vẫn hoạt động toàn bộ, nhưng

giá trị bản thân nó đã giảm dần do tính khấu hao để chuyển vào giá trị sản phẩm. 

Hệ quả: mặc dù giá trị bị khấu hao, song tính năng hay giá trị sử dụng vẫn nguyên như

cũ, việc máy móc phục vụ không công đó chẳng khác gì lực lượng tự nhiên. Sự phục vụ

không công đó cũng được lao động sống nắm lấy và làm cho chúng hoạt động. Đồng thời, sự

lớn lên không ngừng của quỹ khấu hao trong khi chưa cần thiết phải đối mới tư bản cố định

cũng trở thành nguồn tài chính có thể sử dụng cho mở rộng sản xuất

Không những vậy, lực lượng sản xuất xã hội càng phát triển, máy móc càng hiện đại,

phần giá trị của nó chuyển vào sản phẩm trong từng thời gian hoạt động càng ít. Từ đó khiến

sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng ngày càng lớn. Tư bản cũng nhờ thế

lợi dụng được những thành tựu lao động quá khứ càng nhiều

1.4.4 Quy mô của tư bản ứng trước (Đại lượng tư bản ứng trước)

8
Với mức bóc lột không đổi, thì khối lượng giá trị thặng dư do khối lượng tư bản khả

biến quyết định. Do đó, quy mô của tư bản ứng trước, nhất là bộ phận tư bản khả biến càng

lớn, thì khối lượng giá trị thặng dư bóc lột càng lớn, do đó tạo điều kiện tăng thêm quy mô

của tích lũy tư bản

Từ sự nghiên cứu bốn nhân tố quyết định quy mô của tích lũy tư bản có thể rút ra nhận

xét chung là để tăng quy mô tích lũy tư bản, cần khai thác tốt nhất lực lượng lao động xã hội,

tăng năng suất lao động, sử dụng triệt để công suất của máy  móc, thiết bị và tăng quy mô

vốn đầu tư ban đầu.

1.5. Hệ quả

1.5.1 Làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản 

Về mặt giá trị, giá tư bản ứng trước được chia thành 2 phần: giá trị tư bản bất biến và

giá trị tư bản khả biến. Và tỷ lệ giữa số lượng giá trị tư bản bất biến và số lượng giá trị tư

bản khả biến để sảu xuất gọi là cấu tạo giá trị của tư bản

Về hình thái hiện vật, cấu tạo của tư bản gồm tư liệu sản xuất (máy móc, nhà xưởng,

nguyên, nhiên liệu) và sức lao động. Khi đó, cấu tạo kỹ thuật của tư bản chính là tỷ lệ giữa

khối lượng tư liệu sản xuất với số lượng lao động cần thiết.

Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị được quyết định bởi cấu tạo kỹ thuật và

phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản (ký hiệu là c/v)

Tích lũy làm tăng cấu tạo kỹ thuật do các nhà tư bản tăng đầu tư vào máy móc công

9
nghệ kỹ thuật, giúp tăng năng suất lao động xã hội và phát triển sản xuất, nhưng lại vô hình

chung làm tăng tình trạng người lao động thất nghiệp.

Cấu tạo hữu cơ luôn có xu hướng tăng do cấu tạo kỹ thuật cũng vận động theo xu

hướng tăng về lượng

1.5.2 Làm tăng tích tụ và tập trung tư bản

Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá trị

thặng dư

Tích tụ tư bản làm tăng quy mô tư bản cá biệt đồng thời làm tăng quy mô tư bản xã

hội do giá trị thặng dư được biến thành tư bản phụ thêm

VD: Công ty a mở rộng quy mô sản xuất

Tập trung tư bản là sự tăng lên của quy mô tư bản các biệt mà không làm tăng quy mô

tư bản xã hội do hợp nhất các tư bản cá biệt vào một chỉnh thể tạo thành một tư bản cá biệt

lớn hơn

VD: Công ty A có tư bản đầu tư là 500 triệu hợp tác với công ty B có tư bản đầu tư 300

triệu sẽ tạo thành công ty AB có tư bản đầu tư là 800 triệu

Có thể thấy rằng tích tụ tư bản làm cho tư bản cá biệt và tư bản xã hội tăng lên. Còn tập

trung tư bản chỉ làm cho tư bản cá biệt tăng quy mô còn tư bản xã hội không thay đổi.

=> Tích tụ và tập trung tư bản đều góp phần tạo tiền đề để có thể thu được nhiều giá

trị thặng dư hơn cho người mua hàng hóa sức lao động

10
1.5.3 Làm tăng chênh lệch giữa thu nhập của nhà tư bản với thu nhập của người lao động

làm thuê cả tuyệt đối lẫn tương đối

C. Mác đã nhận thấy một thực tế rằng trong toàn bộ nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, thu

nhập mà các nhà tư bản có được gấp rất nhiều lần so với tiền công của người lao động làm

thuê và gọi đó là sự bần cùng hóa người lao động

Bần cùng hóa giai cấp công nhân làm thuê biểu hiện dưới hai hình thái:

+ Bần cùng hóa tương đối: Cùng với đà tăng trưởng lực lượng sản xuất, phần sản phẩm

phân phối cho giai cấp công nhân làm thuê tuy có tăng tuyệt đối nhưng lại giảm

tương đối so với phần dành cho giai cấp tư sản.

VD: Sau chu kỳ sản xuất, thu nhập của giai cấp tư bản tăng 7% còn giai cấp công

nhân tăng 3%. Mặc dù thu nhập của giai cấp công nhân tăng tuyệt đối nhưng lại có sự

chênh lệch lớn đối vs giai cấp tư bản, gây ra sự phân hóa giàu nghèo.

+ Bần cùng hóa tuyệt đối: thể hiện sự sụt giảm tuyệt đối về mức sống của giai cấp công

nhân làm thuê, thường xuất hiện đối với bộ phận giai cấp công nhân làm thuê đang

thất nghiệp và với toàn bộ giai cấp công nhân làm thuê trong các điều kiện kinh tế

khó khăn, đặc biệt là trong khủng hoảng kinh tế.

VD: Lương của người nông dân là không đổi tuy nhiên trong thời kỳ lạm phát cao

xảy ra, giá trị của đồng tiền giảm sút, số tiền lương vốn đủ để tiêu dùng 1 tháng thì

giờ không còn được như vậy nữa. 

1.6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề tích lũy tư bản

11
1.6.1 Ý nghĩa về mặt lý luận

Nguồn gốc duy nhất của tư bản chủ nghĩa chính là giá trị thặng dư và tư bản tích lũy sẽ

chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ tư bản. Đúng theo C. Mác đã nói, tư bản ứng trước chỉ là

một giọt nước trong dòng sông của tích lũy và trong quá trình tái sản xuất lãi (m) cứ đập vào

vốn, vốn càng lớn thì sẽ lớn theo.

Quá trình tích lũy tư bản làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng hóa bị biến

thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa. Và trong sản xuất hàng hóa giản đơn, sự trao đổi

giữa lực lượng sản xuất hàng hóa theo nguyên tắc ngang giá về cơ bản sẽ không dẫn tới

người này chiếm đoạt lao động không công của người kia. Ngược lại, nền sản xuất tư bản

chủ nghĩa sẽ dẫn đến kết quả là nhà tư bản không những chiếm đoạt một phần lao động của

công nhân mà sẽ là người sở hữu hợp pháp lao động không công đó.

1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đối với các doanh nghiệp hiện nay, việc vận dụng quy luật của tích lũy tư bản vào

trong huy động vốn và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả là vô cùng quan trọng và cần

thiết. Trên thực tế, các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa thể cạnh tranh một cách sòng

phẳng với các doanh nghiệp nước ngoài phần vì tiềm lực kinh tế chưa đủ mạnh phần vì chưa

thực sự chưa có chiến lược và chiến thuật phù hợp.

Tích lũy tư bản đem đến bài học về sử dụng vốn hiệu quả. Doanh nghiệp cũng cần phải

tiết kiệm sao cho hợp lý, việc xây dựng cơ sở sản xuất và thiết bị cũng cần phải được tính

toán kỹ càng. Nếu như vội vàng đưa ra quyết định đầu tư không hợp lý sẽ gây ra lãng phí,

12
thất thoát tài sản. Yêu cầu đối với doanh nghiệp đó là phải phân bố một cách hợp lý giữa tiêu

dùng và tích lũy.  

Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần khai thác tối đa các nguồn lực, đây là điều kiện tiên

quyết cho quá trình tích lũy vốn của doanh nghiệp. Nội dung này đòi hỏi doanh nghiệp phải

linh hoạt sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước. Do đó doanh nghiệp phải có cơ

chế, giải pháp huy động vốn một cách hợp lý.

CHƯƠNG II: VẬN DỤNG LÝ LUẬN TÍCH LŨY TƯ BẢN CỦA C. MÁC VÀO

THỰC TIỄN VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Vai trò của tích lũy vốn

2.1.1 Đối với sự tăng trưởng kinh tế

2.1.1.1 Thế nào là tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản

lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI)

trong một thời gian nhất định.

Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 2 quá trình: sự tích lũy tài sản (như vốn, lao động

và đất đai) và đầu tư những tài sản này có năng suất hơn. Tiết kiệm và đầu tư là trọng tâm,

nhưng phải có tiết kiệm mới có thể đầu tư, và đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng

trưởng. Chính sách chính phủ, thể chế, sự ổn định chính trị và kinh tế, đặc điểm địa lý,

nguồn tài nguyên thiên nhiên, và trình độ y tế và giáo dục, tất cả đều đóng vai trò nhất định

ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

13
2.1.1.2 Vai trò của vốn đối với sự tăng trưởng kinh tế

Vốn có vai trò quyết định trong việc tạo ra mọi của cải vật chất cho xã hội và tiến bộ xã

hội nó là nhân tố vô cùng quan trọng để thực hiện quá trình ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ

thuật phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu và đẩy mạnh tốc độ kinh tế nhờ đó đời

sống nhân dân ngày càng một nâng cao, các nguồn lực về con người tài nguyên được khai

thác hiệu quả hơn từ đó tác động mạnh đến cơ cấu kinh tế của đất nước được chuyển dịch

nhanh chóng theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Thành quả của những quốc gia phát triển nhanh trên thế giới đã khẳng định một điều

rằng tích tụ và tập trung vốn có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình tăng trưởng và

phát triển kinh tế quốc gia. Đó là động lực, cơ sở cho sự thăng tiến của cả nền kinh tế, từ đó

mở ra những hướng đi mới cho các ngành, các lĩnh vực hoạt động có hiệu quả hơn. Ở Việt

Nam, vấn đề vốn càng trở nên quan trọng hơn, chỉ có trên cơ sở một lượng đầu tư mạnh, với

lượng vốn lớn mới có thể xây dựng một nền công nghiệp hiện đại có kĩ thuật cao ngang tầm

các nước phát triển, khai thác hiệu các nguồn tài nguyên đất nước.

      Khái niệm vốn trong nước đó là toàn bộ những yếu tố cần thiết để cấu thành quá trình

sản xuất kinh doanh, được hình thành nên từ các nguồn lực kinh tế và sản phẩm thặng dư

được tích lũy qua các thời kì.

      Vốn hiểu theo nghĩa hẹp đó là tiềm lực tài chính của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp,

và mỗi quốc gia. Còn hiểu theo nghĩa rộng vốn là tổng thể nguồn nhân lực, chất xám, tài

nguyên... Vì thế, việc tích tụ và tập trung vốn nói chung là cực kỳ cần thiết cho sự phát triển

của Việt Nam trong hiện tại và tương lai.

14
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tích tụ và tập trung vốn rất chặt chẽ. Sự tăng

trưởng vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của tích tụ và tập trung. Khi nền kinh tế đạt tăng

trưởng cao, mức sống người dân thay đổi, doanh thu xí nghiệp tăng lại tạo điều kiện tích lũy

tăng. Ngược lại quá trình tích tụ và tập trung hiệu quả trở thành đòn bẩy cho sự tăng trưởng

kinh tế. Tích tụ và tập trung vốn càng nhiều, thì quy mô vốn đầu tư càng lớn hoạt động kinh

tế diễn ra được nhanh chóng. Do đó, con đường tích lũy vốn trong nước có hiệu quả là bài

toán cần tháo gỡ để tăng tốc nền kinh tế Việt Nam. Khi nào các nguồn lực: tiền bạc, của cải,

đất đai, tài nguyên, trí tệu con người ... được tập trung tối đa vào dòng chảy của đầu tư để

sản sinh ra những dòng lợi nhuận mới cao gấp nhiều lần số vốn ban đầu, thì khi đó mỗi

doanh nghiệp hay cả quốc gia chúng ta mới có thể đạt được những bước hát triển vượt bậc

về kinh tế. Vốn là nhân tố vô cùng quan trọng để thực hiện quá trình ứng dụng tiến bộ khoa

học kĩ thuật, phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng

kinh tế. Nhờ đó, đời sống nhân dân ngày một nâng cao, các nguồn lực về con người, tài

nguyên và các mối bang giao cũng được khai thác có hiệu quả hơn.

Từ đó, tác động mạnh mẽ đến cơ cấu kinh tế của đất nước được chuyển dịch nhanh

chóng theo hướng công nghiệp hóa – hiên đại hóa, tạo ra nền kinh tế có các ngành công

nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ lệ cao và hướng mạnh ra xuất khẩu. Chính điều đó sẽ tạo nên một

nền kinh tế có tốc độ nhanh và ổn định.

Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng như thế nào trong nhưng thập niên sắp tới tùy thuộc

vào khả năng áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật, cải tiến máy móc mà cơ sở của nó là quá

trình tích luy vốn.

15
2.1.2 Đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế,

trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo. Tập trung tháo gỡ mọi vướng mắc, xoá bỏ mọi trở lực

để khơi dậy nguồn lực to lớn trong dân, cổ vũ các nhà kinh doanh và mọi người dân ra sức

làm giàu cho mình và cho đất nước. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để thu hút tốt hơn

và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài. Nội lực là quyết định, ngoại lực là quan

trọng, gắn kết với nhau thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước. Quan điểm trên đã

khẳng định vai trò tích lũy với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta bắt đầu từ kế hoạch 5 năm lần thứ

nhất 1960 - 1964 do đại hội đảng toàn quốc lần III đề ra. Quá trình này có thể được chia

thành hai thời kỳ:

+ Từ 1960 - 1985: công nghiệp hóa được tiến hành trong điều kiện cơ chế kinh tế

tập trung quan liêu, bao cấp.

+ Từ 1986 đến nay: công nghiệp hóa gắn liền với quản lý của nhà nước theo định

hướng chủ nghĩa xã hội.

Hiện nay, chúng ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa tuy tình hình thế giới đã

khác trước, nền kinh tế xã hội của đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng nhưng nước ta vẫn

còn nghèo, chậm phát triển thì vấn đề tích lũy vốn và sử dụng vốn cho công nghiệp hóa, hiện

đại hóa là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Cần nói rõ thêm trong đường lối công nghiệp

hóa, hiện đại hóa từ trước đến nay Đảng ta luôn chủ trương tự chủ tự lực cách sinh xây

dựng, phát triển kinh tế công nghiệp, tích lũy vốn từ nội bộ nền kinh tế.
16
Sau nhiều thập kỷ xây dựng và phát triển kinh tế, nhất là sau hơn 10 năm đổi mới, nền

kinh tế nước ta có những khởi sắc, tốc độ tăng trưởng khá, sản xuất phát triển, có tích lũy từ

nội bộ, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Đảng ta nhận định nước ta đã có những tiền

đề cần thiết để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một nước nông nghiệp,

Đảng ta xác định nguồn vốn lớn cho công nghiệp hóa ở nước ta là tích lũy từ nông nghiệp.

Với hơn 80% dân số sống bằng nông nghiệp và đây là thị trường rộng lớn, lâu dài của công

nghiệp, nguồn cung cấp lương thực và nhân lực cho sự phát triển công nghiệp. Sự phát triển

của tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhẹ sẽ thu hút lao động xã hội, giải quyết việc làm

nâng cao đời sống nhân dân và tạo ra nguồn vốn để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa

trước mắt cũng như lâu dài.

Các ngành kinh tế mang ý nghĩa xương sống như điện lực, dầu khí, giao thông vận tải,

dệt may, chế biến, …đang dần được phát huy tác dụng, tạo nguồn vốn tích lũy lớn để chúng

ta tiếp tục sự nghiệp CNH-HDH nền kinh tế đất nước.

Các nguồn lợi thu được từ các ngành kinh tế mới như du lịch, dịch vụ, khai thác, …

cũng là nguồn vốn cần tập trung để xây dựng phát triển các công trình kinh tế công nghiệp

phục vụ cho sự nghiệp CNH-HDH đất nước theo một kế hoạch định hướng thống nhất của

Nhà nước.

CNH-HDH là sự nghiệp của toàn dân do dân và vì dân. Nếu trước đây khi tiến hành

công nghiệp hóa, trong quan niệm và trong chỉ đạo, điều hành và thực hiện mức tập trung

chủ yếu vào các đơn vị kinh tế quốc doanh thì giờ đây CNH-HDH phải do toàn dân làm.

17
Trong đó, kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể giữ vai trò chủ đạo làm nòng cốt. Do vậy, vấn

đề tích lũy vốn cho công nghiệp hóa cũng phải xuất phát từ quan điểm mới đó.

2.2. Thực trạng tích lũy vốn ở Việt Nam hiện nay và tác động của quá trình tích lũy

vốn đến thực tiễn nền kinh tế

2.2.1 Thực trạng tích lũy vốn ở Việt Nam hiện nay

Trong hơn 35 năm đổi mới vừa qua, Việt Nam từ nền kinh tế với cơ chế kế hoạch hóa

tập trung bao cấp đã vươn lên thuộc vào nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và

trên thế giới (năm 2021, Việt Nam đứng thứ 5 về GDP trong khu vực Đông Nam Á). Tuy

nhiên để giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và hơn thế nữa, nền kinh tế sẽ phụ

thuộc rất nhiều vào việc tích lũy và huy động vốn. 

Trước năm 1986, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế có hai hình thức sở hữu, hai loại

hình kinh tế chủ yếu là xí nghiệp quốc doanh và tập thể, chỉ có một ít là loại hình kinh tế cá

thể, chưa có kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nên quá trình tích lũy vốn

còn gặp rất nhiều trở ngại. Nhà nước can thiệp quá sâu vào nền kinh tế dẫn đến việc tổ chức

doanh nghiệp không thể phát huy hết khả năng của mình, nhiệm vụ tích tụ và tập trung vốn

không đạt được hiệu quả. Nguồn vốn viện trợ của nước ngoài lại chứa đựng nhiều yếu tố

chính trị nên không phát huy được hết khả năng vốn có. 

Chỉ sau khi đổi mới năm 1986, cùng với việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường

định hướng XHCN, chính sách mở cửa, ngoại giao mềm dẻo, các kênh huy động vốn trở nên

phong phú linh hoạt hơn. 


18
Theo thống kê giai đoạn 1996-2000, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội là 394,1

ngàn tỷ đồng, tăng 66,7% so với 1991-1995. Tỷ trọng vốn đầu tư xã hội giai đoạn này chiếm

trong GDP bình quân là 28,6% năm. Tích lũy nội bộ của nền kinh tế từ mức không đáng kể

đã tăng lên 25% GDP. Từ 2000 tốc độ lại tiếp tục tăng cụ thể: năm 2001- 2006 chiếm 28,2%

so với tỷ lệ đóng góp của vốn đầu tư là 52,7%; năm 2007 tốc độ tăng trưởng tín dụng là

53,9%, gấp 3,1 lần tốc độ tăng GDP theo giá thực tế; 2008 tăng 39,6%, 2009 tăng 34,8%,

2010 tăng 37,5% năm. Kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ tăng tương đối khá, đưa nước

ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có mức thu nhập

trung bình.

Tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) giai đoạn

2011-2020 cho thấy việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển được đẩy mạnh, đầu

tư khu vực ngoài nhà nước tăng nhanh và chất lượng, hiệu quả được cải thiện.

Vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2011-2020 đạt gần 15 triệu tỷ đồng (tương đương 682

tỷ USD), tăng bình quân 10,6%/năm, trong đó vốn ngân sách nhà nước  và trái phiếu chính

phủ là 3,1 triệu tỷ đồng (144 tỷ USD), chiếm 20,8% tổng đầu tư xã hội… Vốn đầu tư của

khu vực ngoài nhà nước trong nước chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng đầu tư xã hội,

tăng từ 36,1% năm 2010 lên 45,7% năm 2020. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh;

đã thu hút được nhiều dự án quy mô lớn, công nghệ cao. Tổng số vốn đăng ký giai đoạn

19
2011-2020 đạt trên 278 tỷ USD; vốn thực hiện đạt 152,3 tỷ USD, tăng gần 6,9%/năm, chiếm

22,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội…

Đặc biệt, từ đầu năm 2020 đến cuối năm 2021, đại dịch Covid-19 vẫn đang bùng phát,

ảnh hưởng nặng nề và lan rộng trên khắp toàn cầu, dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế thế

giới nghiêm trọng chưa từng có trong nhiều thập kỷ. Cùng với đó, thiên tai, lũ lụt trên diện

rộng đã gây ra thiệt hại nặng nề và người và tài sản góp phần cản trở sự phát triển của doanh

nghiệp, của nền kinh tế. Vì vậy, tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2021 so với năm 2020 tuy

có tăng nhưng mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua.

Báo cáo từ Tổng cục Thống kê cho biết vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện

hành năm 2021 tăng 3,2% so với năm 2020. Tuy nhiên, báo cáo này đánh giá kết quả trên là

khả quan trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trong nước và trên thế giới.

Mặt khác, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã ghi nhận sự phục hồi cả về vốn

đăng ký mới và vốn tăng thêm, qua đó cho thấy nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tin tưởng vào

môi trường đầu tư Việt Nam.

Cụ thể, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành năm 2021 đạt 2,9 triệu tỷ

đồng và tăng 3,2% so với năm trước; trong đó vốn khu vực Nhà nước đạt 714.000 tỷ đồng,

chiếm 25% tổng vốn và giảm 3% so với năm trước. Khu vực ngoài Nhà nước đạt 1,7 triệu tỷ

đồng, bằng gần 60% và tăng 7% đồng thời khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt

458.000 tỷ đồng, bằng 16% và giảm 1%.

20
2.2.2 Tác động của quá trình tích lũy vốn đến thực tiễn nền kinh tế

Không nằm ngoài những quy luật tác động của quá trình tích lũy tư bản, Quá trình tích

lũy tư bản đã dẫn đến những hệ quả kinh tế mang tính quy luật ở nước ta.

2.2.2.1 Quá trình mở rộng sản xuất

Trước đổi mới, mô hình kinh tế hiện vật với cơ chế quản lí kế hoạch hóa tập trung,

quan liêu, bao cấp đã kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển, dẫn đến sự trì trệ và khủng

hoảng. Do đó đổi mới mô hình kinh tế là điểm mấu chốt trong đổi mới quan hệ tổ chức, và

quản lí sản xuất ở Việt Nam.

Sau đổi mới với xu thế toàn cầu hóa, sự chuyển giao và hòa nhập quốc tế về khoa học,

công nghệ đã khiến nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ. Những công cụ lao động đơn

giản đã được thay thế bằng dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại. Sự lao động tay chân của

con người dần được thay thế bằng lao động trí óc. Sự thay đổi đó đã làm cho năng suất lao

động tăng vượt bậc, khi lượng sản phẩm làm ra ngày càng nhiều và chất lượng cao. Nhờ quá

trình tích lũy vốn thay thế quá trình sản xuất nhỏ lẻ thành quá trình sản xuất lớn hớn. Như ở

nước ta nông nghiệp đóng vai trò quan trọng, nên việc mở rộng sản xuất nông nghiệp là cần

thiết và đạt nhiều thành tựu. Từ đó nông nghiệp đạt được các thành tựu kim ngạch xuất khẩu

các mặt hàng nông lâm thủy sản đạt 15 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng từ 4,0% tăng lên 4,5%.

GDP nông nghiệp tăng rõ 3,3% lên 3,5%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nông thôn đạt 7,8% -

8% / năm.

2.2.2.2 Sự hình thành các tập đoàn kinh tế

21
Trong hầu hết các chính sách phát triển kinh tế của mình, Nhà nước đều thể hiện quan

điểm hình thành các tập đoàn kinh tế mũi nhọn và đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Theo đó một số tổng công ty nhà nước trong một số lĩnh vực mũi nhọn sẽ được đổi thành

các tập đoàn kinh tế. Trên thực tế năm 2006 và đầu năm 2007, tám tập đoàn kinh tế quốc gia

trong các lĩnh vực mũi nhọn Bưu chính – Viễn thông, Than – Khoáng sản, dầu khí, điện lực,

Công nghiệp tàu thủy, dệt may, cao su, tài chính – bảo hiểm đã được thành lập. Đây là

những tổng công ty có quy mô mạng lưới thành viên có quan hệ mật thiết, liên doanh và hợp

tác với nhiều đối tác.

Tuy nhiên trong quá trình thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước đã xuất hiện sự lúng

túng trong giải quyết các vấn đề cụ thể khi xây dựng đề án. Các vấn đề nảy sinh đó là mối là

mối quan hệ và liên kết giữa các đơn vị trong tập đoàn, cơ chế thực hiện liên kết, cơ cấu tổ

chức bộ máy quản lý, thương hiệu của tập đoàn, quy mô vốn điều lệ và các vấn đề khác để

xác lập tập đoàn. Ngay như vị trí pháp lí của tập đoàn vẫn còn ý kiến khác nhau như tập

đoàn có hay không có tư cách pháp nhân, đăng kí hay không đăng kí, có hay không có bộ

máy quản lý riêng. Các tập đoàn và tổng công ty đang nắm giữ khoảng 75% tài sản cố định

quốc gia, khoảng 60% tổng tín dụng ngân hàng trong nước và tổng vốn vay nước ngoài

nhưng chỉ tạo ra khoảng 40% tổng sản phẩm trong nước tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở

hữu của các đơn vị này 17%, 28,8% thu ngân sách. Tính đến cuối 2007, tổng vốn sở hữu của

các tập đoàn và tổng công ty đã tăng 18%, tổng tài sản tăng 26%. Bên cạnh các tập đoàn

kinh tế nhà nước còn có các tập đoàn kinh tế tư nhân như FPT, Kinh Đô, Hòa Phát, Hoàng

Anh Gia Lai, Vincom, Trung Nguyên, ... Các tập đoàn kinh tế tư nhân cũng góp phần làm

làm thúc đẩy nền kinh tế phát triển và làm tăng GDP quốc doanh của Việt Nam
22
2.2.2.3 Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội

So với 20 năm trước Việt Nam có nửa tổng số dân sống dưới mức nghèo khổ, nay cả

nước chỉ còn khoảng 10% tổng số hộ nghèo và hầu hết không còn hộ đói. Tuy đạt được

những hệ quả tích cực, nhưng tỉ lệ nghèo và quy mô số người nghèo ở Việt Nam còn lớn.

Theo số liệu thống kê nhà nước vùng đồng bằng sông Hồng có khoảng 1,23 triệu người,

vùng trung du và miền núi phía Bắc có 2,76 triệu người, vùng Bắc Trung bộ và duyên hải

miền Trung có 3,21 triệu người, vùng tây nguyên có khoảng trên 1 triệu người, vùng Đông

Nam Bộ có gần 213.000 người và vùng DBSCL có trên 1,84 triệu người.

Hiện nay hệ số chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam cao hơn nhiều nước đã trải qua thời

kì dài phát triển kinh tế thị trường. Nhìn chung cơ chế thị trường của chúng ta còn mới mẻ vì

thể cần có biện pháp khắc phục nếu không tình trạng này sẽ ngày càng tăng.

2.3. Các giải pháp thúc đẩy quá trình tích lũy vốn ở Việt Nam

2.3.1 Giải quyết đúng đắn mối quan hệ tích lũy – tiêu dùng

Vì mục tiêu của xã hội XHCN là không ngừng tái sản xuất mở rộng, tăng thêm sản

phẩm xã hội, nâng cao mức sống của người dân lao động mà chúng ta cần phải xác định cho

được giữa tích lũy và quỹ tiêu dùng.

Tương quan giữa lích lũy và tiêu dùng được coi là tối ưu khi sử dụng được các tài sản

hiện có, thực hiện được mức tích lũy vốn có để đảm bảo phát triển sản xuất với tốc độ cao và

ổn định mà cuối cùng vẫn đảm bảo tăng tiêu dùng và tích lũy không đến mức cao nhất.

23
Tỉ lệ cụ thể giữa tích lũy và tiêu dùng phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội và trình

độ phát triển của lực lượng sản xuất trong xã hội, việc sử dụng hợp lý các nguồn vật tư, lao

động và các yếu tố khác… Đồng thời, chúng ta phải không ngừng khuyến khích tất cả mọi

người dân ra sức tiết kiệm, tích lũy. Tỉ lệ giữa tích luỹ và tiêu dùng không chỉ đơn thuần là

tỷ lệ về kinh tế mà là thể hiện đường lối chính sách của Đảng trong từng thời kỳ nhất định

2.3.2 Tăng cường tích lũy vốn trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài

2.3.2.1 Tăng cường tích lũy vốn trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Có nhiều giải pháp để tăng cường tích lũy vốn trong nước nhưng giải pháp hàng đầu là

nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn này sẽ đóng vai trò quan trọng để giải quyết

các nhu cầu chi của nhà nước về chi thường xuyên, chi cho đầu tư và phát triển công nghiệp.

Vì vậy, nâng cao hiệu quả tích lũy, tích tụ và tập trung vốn qua ngân sách nhà nước là hết

sức cấp bách và có ý nghĩa thực tiễn lớn lao.

Biện pháp thứ hai để tăng cường tích lũy vốn là thông qua các tổ chức tín dụng và ngân

hàng. Đây là hai hình thức tích lũy vốn có hiệu quả tương đối cao do có thể thu hút được vốn

nhàn rỗi trong nhân dân. Để thực hiện được ngày càng tốt nghiệp vụ của mình, một mặt ngân

hàng cần phải tự đổi mới phương thức phục vụ khách hàng mở rộng các hình thức tiết kiệm

qua bưu điện, cải tiến các thủ tục và đảm bảo an toàn bí mật và ổn định cho tiền gửi của

khách hàng. Đồng thời, chính phủ cũng cần có biện pháp nâng cao lãi suất nhằm thu hút

ngày càng nhiều vốn nhàn rỗi trong nhân dân.

24
Biện pháp thứ ba, biện pháp mới được áp dụng tại nước ta hiện nay là thu hút vốn

thông qua thị trường chứng khoán. Đây là hình thức tích tụ và tập trung vốn rất có hiệu quả

đang được các nước phát triển trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên để có thể phát triển thị

trường chứng khoán chúng ta cần tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp, đặc biệt là doanh

nghiệp nhà nước và đồng thời phát triển hệ thống các ngân hàng thương mại. Thị trường

chứng khoán là một hình thức của thị trường vốn, nếu thị trường chứng khoán hoạt động tốt

thì nó sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế.

2.3.2.2 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Ngoài nguồn vốn tích lũy trong nước thì hiện nay, khi nền kinh tế mở cửa hội nhập với

kinh tế thế giới, một nguồn vốn có vai trò đặc biệt quan trọng khác là nguồn vốn đầu tư nước

ngoài cần được chú trọng. Vì vậy chúng ta cần có những biện pháp để thu hút vốn đầu tư

nước ngoài, đặc biệt là vốn đầu tư của các nước phát triển. Để thực hiện được chiến lược này

cần có nhiều biện pháp đồng thời của chính phủ. Trong đó biện pháp quan trọng nhất là cải

thiện môi trường đầu tư thích ứng với điều kiện cạnh tranh mới, tạo sức hấp dẫn cho các nhà

đầu tư.

2.3.3 Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn

Để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, trước hết chúng ta phải xác định rõ từng đối tượng

được cấp vốn, từ đó phân bố nguồn vốn một cách hợp lý cho các ngành nhằm tạo ra hiệu quả

sử dụng vốn cao hơn. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, chính phủ không nên cấp vốn

25
toàn bộ mà nên tiền hành cổ phần hóa doanh nghiệp, nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ có trách

nhiệm hơn với hợp đồng vốn của mình và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Việc đồng vốn có được sử dụng hiệu quả hay không một phần lớn phụ thuộc vào yếu tố

con người. Vì thế cần phải có một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ năng lực và trách

nhiệm cao. Đồng thời nhà nước cũng phải xem xét lại mô hình tổ chức quản lý, chú ý đến

đào tạo đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho họ để họ phát huy mọi năng lực của

mình. Đặc biệt, trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt nguồn vốn FDI trong khu vực cũng như

trên thế giới thì việc thiết lập một cơ chế tổ chức gọn nhẹ có hiệu quả cũng tạo ra khả năng

cạnh tranh lớn

26
C. LỜI KẾT

Với một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đất nước ta đang ở trong giai đoạn

phát triển mạnh mẽ và năng động nhất từ trước tới nay. Sự phát triển của nền kinh tế cũng

tạo ra áp lực về tăng quy mô vốn cho nền kinh tế. Vì vậy việc nghiên cứu tích luỹ tư bản và

việc vận dụng lí luận đó vào thực tiễn Việt Nam là rất quan trọng và cần thiết. Quá trình

CNH-HĐH đất nước đạt được thành công trước hết phải có vốn lớn.

Từ những thực tiễn trên ta thấy được tích lũy tư bản có vai trò rất lớn đến nền kinh tế

nước ta, để đạt được những thành tựu thì trước hết phải đưa ra những thực trạng và giải pháp

đúng đắn cho nền kinh tế thông qua những cơ sở lí luận. Đồng thời thấy được tầm quan

trọng của vốn đối với sự phát triển kinh tế của đất nước và khẳng định nguồn vốn là cơ sở để

tạo việc làm, mở rộng công nghệ thúc đây tăng trưởng %GDP cho nền kinh tế. Đó chính là

con đường dẫn đến sự thành công của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, khẳng định tính đúng

đắn của chính sách mở cửa, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, sớm

đạt mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

27
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://www.google.com/amp/s/www.vietnamplus.vn/von-dau-tu-toan-xa-hoi-thuc-
hien-nam-2021-dat-29-trieu-ty-dong/754700.amp

https://www.google.com/amp/s/www.vietnamplus.vn/von-dau-tu-toan-xa-hoi-
thuc-hien-nam-2021-dat-29-trieu-ty-dong/754700.amp

https://m.tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/phat-trien-kinh-te-xa-hoi-giai-doan-
20112020%C2%A0va-dinh-huong-cho-giai-doan-toi-331908.html

https://www.qdnd.vn/chinh-tri/dua-nghi-quyet-cua-dang-vao-cuoc-song/tu-lieu-
van-kien/du-thao-bao-cao-tong-ket-thuc-hien-chien-luoc-phat-trien-kinh-te-xa-
hoi-10-nam-2011-2020-xay-dung-chien-luoc-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-10-nam-
2021-2030-641415

https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/10/tinh-hinh-kinh-te-
xa-hoi-viet-nam-muoi-nam-2001-2010/

28

You might also like